Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Vận dụng kiến thức địa lý tự nhiên đại cương lớp 10 và THCS để giải quyết một số vấn đề của địa lý tự việt nam lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lãnh thổ Việt Nam là một bộ phận của Trái Đất. Vì vậy sự hình thành và
phát triển của tự nhiên Việt Nam đều dựa trên các nguyên lí của các quy luật tự
nhiên thế giới. Vì vậy, địa lí tự nhiên đại cương là nền tảng khoa học cơ bản của
môn địa lí. Ngay từ khi học môn Địa Lí ở bậc học THCS các em học sinh đã từng
bước tiếp cận với các khái niệm, đặc điểm, quy luật của nhân tố tự nhiên. Tuy
nhiên chưa áp dụng cụ thể và chi tiết vào một bộ phân lãnh thổ nào đó.Nhận thức
được điều này trong quá trình giảng dạy địa lí tôi đã vận dụng kiến thức địa lí tự
nhiên đại cương ở lớp 10 cùng với những nội dung ở bậc học THCS để giải thích
các vấn đề tự nhiên Việt Nam giúp học sinh tìm hiểu rõ bản chất các vấn đề một
cách dễ hiểu và có thể lí giải được một số đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt
Nam.
Trong chương trình địa lí ở bậc THPT thì địa lí tự nhiên đại cương được đưa
vào giảng dạy ở chương trình lớp 10. Địa lí tự nhiên Việt Nam đưa vào giảng dạy
ở chương trình lớp 12. Vì vậy nếu học sinh không nắm vững chương trình địa lí
tự nhiên đại cương thì sẽ không lí giải được các vấn đề của tự nhiên Việt Nam.
Nhận thấy đây là một phương pháp dạy học hay và hiệu quả nên bản thân tôi
đã suy nghĩ, tìm tòi và ứng dụng phương pháp này vào dạy học môn Địa lí lớp 12,
luyện thi Đại học và Bồi dưỡng học sinh giỏi.Kết quả bước đầu đã giúp các em
hiểu rõ hơn về một số đặc điểm tự nhiên Việt Nam, lí giải một số hiện tượng tự
nhiên thường gặp từ đó tạo ra hứng thú và sự tự tin khi các em học môn Địa lí.
Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài: “Vận dụng kiến thức địa li
tự nhiên đại cương lớp 10 và bậc THCS để giải quyết một số vấn đề của tự
nhiên ở Địa li 12”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Vận dụng kiến thức địa lí tự nhiên đại cương trong giảng dạy địa lí tự nhiên
lớp 12 nhằm giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, nhớ bài lâu hơn và hiểu rõ bản
chất của vấn đề từ đó sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THPT.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 12- Trường THPT Triệu Sơn


4. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học


Do đặc thù của phần Địa lí tự nhiên Việt Nam rất khó nên khi giảng dạy
giáo viên nên vận dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau như: đàm thoại gợi
mở, hoạt động cặp/nhóm, dạy học theo dự án, hướng dẫn học sinh phân tích hình
ảnh, bản đồ tư duy, atlat...
1.1. Những điểm cần lưu y
Muốn có kết quả cao nhất khi đọc bản đồ, cần chú ý các điểm sau:
- Đọc và phân tích được các yếu tố cơ bản của bản đồ, lược đồ: tỉ lệ bản đồ,
các phương pháp biểu hiện bản đồ, đặc điểm của kí hiệu bản đồ…
- Đọc chú giải bản đồ để nhận biết các kí hiệu bản đồ, để thể hiện các đối
tượng trên bản đồ.
- Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ (đọc cái gì, đọc để làm gì,
thu nhận những kiến thức gì), từ đó tập trung vào những thông tin cần thiết nhất,
tránh nhầm trang lược đồ, nhầm đối tượng cần xác định.
- Đọc bản đồ phải theo trình tự từ khái quát đến chi tiết. Trước tiên phải đọc
tổng thể những nét chung, sau đó đi dần vào xem xét các chi tiết cục bộ.
1.2. Các phương pháp khai thác bản đồ, lược đồ
Khi phân tích, khai thác bản đồ thường sử dụng các phương pháp khác
nhau như phương pháp mô tả, phương pháp đồ giải, phương pháp so sánh, đối
chiếu, phương pháp đo đạc trên bản đồ.
*Phương pháp mô ta là phương pháp phân tích trên cơ sở đọc bản đồ, qua
đó thu nhận những khái niệm về tính chất và sự phân bố các đối tượng, hiện
tượng trên bản đồ. Phương pháp mô tả chủ yếu là phân tích về mặt định tính để
phát hiện những khác biệt, đặc điểm phân bố và những mối liên hệ của các đối
tượng. Mô tả theo trình tự từ tổng thể đến cục bộ, từ chung đến riêng, từ khái quát
đến chi tiết rồi đưa ra những nhận xét, kết luận.
Ví dụ như khi mô tả đặc điểm của một trạm khí hậu cần làm rõ: tên trạm,

độ cao, chế độ nhiệt, chế độ mưa của trạm; khi phân tích sự phân hóa lượng mưa
Việt Nam thì phải khái quát được đặc điểm chung của mưa (bản đồ lượng mưa
TB năm), phân hóa mưa theo độ cao, theo mùa (các bản đồ mưa thành phần)...
*Phương pháp phân tích kí hiệu và mối liên hệ giữa các đối tượng trên ban
đồ, atlat: là phương pháp sử dụng các kí hiệu, ước hiệu của các đối tượng thể
hiện trên bản đồ để xác định đặc điểm của đối tượng và mối quan hệ của đối
tượng khí hậu trên bản đồ. Ví dụ mối quan hệ của địa hình chắn gió liên quan đến


lượng mưa; độ cao địa hình tới nhiệt độ và lượng mưa tại các trạm, hoạt động của
bão...
* Cần có phương pháp so sánh, đối chiều giữa các đối tượng, hiện tượng
địa lí trên ban đồ, hay so sánh đối chiếu giữa các ban đồ với nhau….để giúp việc
khai thác bản đồ có hiệu quả hơn: sử dụng các trang hình thể với khí hậu, sinh vật
với khí hậu, đất với khí hậu... kết hợp với các sơ đồ để học sinh khai thác kiến
thức tốt hơn.
Đối với atlat trang khí hậu, cần cho học sinh khai thác tốt các đặc điểm
chung của khí hậu thông qua các lược đồ nhiệt và mưa, sự phân hóa các vùng,
miền khí hậu, phân hóa theo độ cao, đông – tây thông qua các trạm khí hậu; hoạt
động của bão thông qua kí hiệu...
Như vậy, trong quá trình học tập,ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia cần sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau và vận dụng linh hoạt các phương pháp đó,
nhất là khai thác bằng atlat, bản đồ, sơ đồ.
2. Phương tiện dạy học :
Sử dụng tranh, ảnh, video...
PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.1. Cơ sở ly thuyết
Việc tiếp cận với môn địa lí tự nhiên là khó khăn đối với người học. Các sự
vật, hiện tượng tự nhiên luôn có mối quan hệ biện chứng. Người học phải nắm

vững các qui luật tự nhiên thì mới giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách đấy
đủ nhất.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Chương trình môn Địa lí ở trường THPT đã được sắp xếp một cách khoa
học. Học sinh được học phần địa lí đại cương năm lớp 6 và lớp 10, địa lí Việt
Nam ở lớp 8,9 sau đó mới tiếp cận và đi sâu tìm hiểu chương trình địa lí ở lớp 12.
Tuy nhiên trong thực tiễn giảng dạy, hầu như các em học sinh đã quên các kiến
thức địa lí đại cương, đặc biệt là kiến thức địa lí tự nhiên đại cương vì theo các
em nó khó nhớ và khó hiểu,thậm chí khó tưởng tượng nên khi học các kiến thức
địa lí tự nhiên Việt Nam các em cảm thấy khó tiếp thu. Và đặc biệt là địa lí tự


nhiên đại cương ít có hình ảnh minh họa dẫn tới các em khó hình dung ra sự vật,
hiện tượng.
Đối với các em học sinh ôn thi học sinh giỏi( nội dung ôn tập là chương
trình Địa lí lớp 10 và 11) và luyện thi đại học thì đề tài này thực sự có ý nghĩa đối
với các em. Nó giúp các em nhớ lâu kiến thức, hiểu rõ vấn đề và giải thích các
vấn đề về địa lí tự nhiên một cách đầy đủ nhất.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
2.1. Thực trạng về hứng thú học tập của học sinh khi học phần địa lí tự
nhiên Việt Nam
Ở trường THPT Triệu Sơn,tôi sử dụng phiếu điều tra về hứng thú học tập của học
sinh lớp 12A14-1, 12C14 ở phần địa lí tự nhiên Việt Nam (lưu ý phiếu điều tra không ghi tên
người được điều tra để đảm bảo yếu tố khách quan) và nhận được kết quả như sau:

Lớp 12A14-1
Lớp 12C14
SL
%

SL
%
Rất thich
6
12,7
7
15,6
Bình thường
19
40,5
18
40
Không thich
22
46,8
20
40
Tổng
47
100
45
100
Qua bảng điều tra ta thấy số lượng học sinh rất thích học phần địa lí tự nhiên là
rất ít. Còn lại đa số học sinh được điều tra cảm thấy bình thường hoặc không
thích học địa lí ở nội dung này.
Mức độ hứng thú

2. 2. Nguyên nhân của thực trạng trên
Trước những kết quả trên tôi đã giành thời gian tìm hiểu những nguyên
nhân, từ đó đề ra những biện pháp để khắc phục việc học sinh chán học địa lí.

Qua tìm hiểu ở 2 lớp 12A14-1 và 12C14 tôi nhận thấy một số nguyên nhân chủ
yếu: phần địa lí tự nhiên là phần học khô khan,buồn tẻ, thiếu hình ảnh minh họa
sinh động; học sinh đa số theo khối A nên không dành nhiều thời gian học môn
phụ; phương pháp dạy học còn khô khan, buồn tẻ, dung lượng kiến thức tự nhiên
nhiều bài còn dài trong khi phân phối chương trình chỉ dạy 1 tiết/bài. Điều này
dẫn tới nhiều nội dung vẫn chưa được nhấn mạnh… Vì vậy, nhiều học sinh cảm
thấy không thích học phần địa lí tự nhiên.
3. VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG ĐÊ
GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 12


3.1. VẤN ĐỀ PHẠM VI LÃNH THỔ
A. Tìm hiểu lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn gồm
mấy bộ phận và giới hạn của từng bộ phận?
- Kiến thức lớp 12:Gồm 3 phần( vùng đất, vùng biển, vùng biển và vùng
trời) riêng vùng biển có 5 bộ phận, vị trí của từng bộ phận.Tuy nhiên không
có hình ảnh minh họa
- Kiến thức địa lí lớp 8: có hình ảnh minh họa cho các bộ phận vùng
biển


Đường cơ sở của Việt Nam, và các bộ phận hợp thành vùng biển.


Vùng biển nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa
+ Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
+ Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam
có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới được xác định bởi các đường song song cách đều
đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan.

Đó chính là đường biên giới quốc gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực
hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí. Trong vùng này nhà nước ta có
quyền thực hiện các các biện pháp để đảm bảo an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế
quan,các quy định về y tế, môi trường, nhập cư…
+ Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng tiếp liền với lãnh hải, hợp với lãnh hải thành
vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đưởng cơ sở. Ở vùng này, nhà nước ta có chủ
quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt đường ống dẫn dầu, dây
cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được hoạt động tự do về hàng hải,
hàng không theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1992.
+ Thềm lục địa: là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục
địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa.Có độ độ
sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm
dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt
Nam.
3.2. VẤN ĐỀ 1: ĐỊA HÌNH
3.2.1 Địa hình với tác động của ngoại lực:


a. Giải thích vì sao địa hình nước ta là địa hình của miền nhiệt đới ẩm
gió mùa?
b. Kiến thức địa lí tự nhiên đại cương: Dùng kiến thức địa lí tự nhiên đại
cương lớp 10 (phần tác động ngoại lực) để giải thích.
- Ngoại lực là lực có nguồn gốc bên ngoài, trên bề mặt trái đất. Nguồn năng
lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời. Tác
nhân ngoại lực là các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió mưa…), các dạng nước (nước
chảy, nước ngầm, sóng biển), sinh vật (động, thực vật) và con người.
- Ở Việt Nam do nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên các tác động do
ngoại lực: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ diễn ra rất mạnh mẽ.
- Quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi: nền nhiệt ẩm cao với một mùa

mưa và một mùa khô xen kẽ thúc đẩy quá trình xâm thực mạnh mẽ, bề mặt địa
hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn rữa trôi… Hơn nữa do địa hình ¾ là đồi núi bị cắt
xẻ, hẻm vực, khe sâu phủ cùng với lớp phủ thực vật bị tàn phá đã làm cho đất bị
bào mòn rữa trôi, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá, những hiện tượng đất trượt, đá lở
thành những nón phóng vật tích tụ dưới chân núi. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
đẩy nhanh tốc độ hòa tan và phá hủy đá vôi tạo thành địa hình caxto với các hang
động, suối cạn, thung khô, các đồi đá vôi sót ở vùng núi đá vôi: CO 2 + H2O
H2CO3; CaCO3 + H2CO3  Ca(HCO3)2

(canxi cacbonat). Khí hậu đã làm sâu

sắc hơn, rõ nét hơn tính chất trẻ của địa hình đồi núi Việt Nam do Tân kiến tạo để
lại. Có thể nói quá trình xâm thực bào mòn do tác động của dòng nước là quá
trình địa mạo đóng vai trò chủ yếu tạo nên hình thái của địa hình đồi núi nước ta
hiện nay. Vì vậy để hạn chế xói mòn đất ở miền núi cần phải tích cực trồng rừng
phủ xanh đất trống, đồi trọc để hạn chế dòng chảy, bảo vệ lớp đất mặt khỏi bị rữa
trôi.
- Bồi tụ nhanh ở miền đồng bằng: Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn
mạnh ở miền núi là sự bồi tụ, mở mang nhanh các đồng bằng hạ lưu sông. Điển
hình là rìa phía Đông Nam đồng bằng sông Hồng và rìa Tây Nam đồng bằng sông
Cửu Long lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
3.2.2 Địa hình với tác động của nội lực:
a. Hãy giải thích và chứng minh rằng: “Việt Nam là đất nước nhiều đồi
núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp”.
b. Kiến thức địa lí tự nhiên đại cương:
Đây là kiến thức liên quan tới nội lực tác động đến địa hình bề mặt trái đất.
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng bên trong trái đất.


- Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất thông qua các vận động

nâng lên hay hạ xuống của vỏ trái đất, làm cho các lớp đất đá bị uốn nếp đứt gãy.
- Như vậy địa hình Việt Nam là một bộ phận của lớp vỏ trái đất nên có mối
liên hệ mật thiết lịch sử phát triển của tự nhiên thế giới.
- Phần này được giảm tải nên chỉ cần học sinh biết được đất nước ta đồi núi
chiếm ưu thế và địa hình bị cắt xẻ mạnh, có nhiều hướng núi.
3.3. VẤN ĐỀ 3: KHÍ HẬU
3.3.1. Tính chất nhiệt đới
a. Giải thích và chứng minh: “Vì sao khí hậu nước ta mang tính chất
nhiệt đới”?
b. Kiến thức địa lí tự nhiên đại cương
- Dùng kiến thức địa lí tự nhiên đại cương để giải thích vùng nội chí tuyến
trong năm mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần ở bất kì địa phương nào.
Do vị trí địa lí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc
với điểm cực Bắc nằm gần chí tuyến Bắc (23023’B) và điểm cực Nam nằm cách
xích đạo không xa (8034’B). Vì thế nền nhiệt cao và lượng bức xạ lớn.
- Chứng minh tính chất nhiệt đới: Nhiệt độ trung bình năm vượt tiêu chuẩn
khí hậu nhiệt đới từ 220-270C (trừ vùng núi). Tổng số giờ nắng tùy nơi dao động
từ 1400-3000 giờ/năm. Tổng nhiệt độ hoạt động lớn từ 8000-10000 0C. Lượng bức
xạ lớn trung bình từ 120-140 Kcalo/cm2/năm, cân bằng bức xạ luôn dương.
Trong biến trình nhiệt của một năm ở miền Bắc chỉ có một tối đa, một tối
thiểu. Miền Nam có 2 tối đa, 2 tối thiểu.
3.3.2. Tính chất ẩm:
a.Giải thích “Tại sao cùng vĩ độ với các nước Tây Á, Bắc Phi tuy nhiên
Việt Nam lại có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều, trong khi các nước trên lại
có khí hậu nhiệt đới khô nóng”.
b. Kiến thức địa lí tự nhiên đại cương:
- Những vùng nằm sâu trong lục địa nếu không có gió từ đại dương thổi vào
thì mưa rất ít. Ở đây mưa chủ yếu do ngưng kết từ ao, hồ, sông và rừng cây bốc
lên tạo thành mưa. Ở các khu vực Tây Á, Bắc Phi nằm sâu trong lục địa nên
lượng mưa nhận được trong năm thấp <500 mm/ năm. Ở đây khí hậu nhiệt đới

khô (Tc)
- Miền có gió mùa, nằm gần biển thì mưa nhiều. Vì trong năm có nữa năm là
gió từ đại dương thổi vào lục địa. Ngoài ra các khối khí đi qua vùng biển nóng ẩm
nên tạo ra lượng mưa lớn: Em, TBg, Tm, dãi hội tụ nội chí tuyến (CIT). Việt Nam
nằm trong khu vực gió mùa châu Á, nằm tiếp giáp với vùng biển rộng lớn, đường
bờ biển dài 3260 km. Vì vậy trong năm nước ta nhận được lượng mưa và độ ẩm
lớn (1500-2000 mm và độ ẩm >80%). Khí hậu Việt Nam là nhiệt đới ẩm (Tm).


- Ngoài ra còn do phần diện tích vùng biển thuộc Việt Nam gấp hơn 3 lần
diện tích lục địa; hướng của địa hình tạo thuận lợi cho gió từ biển dễ dàng xâm
nhập vào đất liền và phần phía tây lãnh thổ.
3.3.3. Tính chất gió mùa:
a. Giải thích nguyên nhân và biểu hiện của gió mùa Việt Nam.
b. Kiến thức địa lí tự nhiên đại cương:
Trước hết cần nắm được khái niệm gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng gió
ở hai mùa có chiều ngược nhau.
- Nguyên nhân hình thành gió mùa khá phức tạp, chủ yếu do sự nóng lên và
lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. Từ đó có sự thay đổi các
vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương.
-Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á nên chịu tác động của gió mùa
điển hình châu Á.
- Dựa vào bản đồ và hình vẽ để miêu tả hoạt động của gió mùa:
Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây
nam thổi vào nước ta.




Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo

hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ
và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới
Việt – Lào, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi
là gió Lào).
Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí
tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.

+ Khi vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường
gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên
nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9
cho Trung Bộ.
* Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối
khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng Đông Bắc hay gọi là gió mùa Đông Bắc.








Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa Đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa
Đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn.
Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh
hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.
Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi
theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và
Tây Nguyên là mùa khô.



+ Gió mùa mùa đông:


Hinh 9.1. Gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam Á

Hinh 9.2. Gió mùa mùa hạ ở khu vực Đông Nam Á

* Các khối không khí hoạt động luân phiên tạo nên gió mùa mùa hạ:
- Khối không khí chí tuyến vịnh Ben Gan (TBg)


Khối không khí này hình thành vào đầu mùa hạ ở bắc Ấn Độ Dương (vào
đầu mùa hạ do hoạt động mạnh của hạ áp Ấn Độ - Iran hút hơi ẩm từ Ấn Độ
Dương vào, hình thành gió TBg). Do có nguồn gốc từ biển nên nóng ẩm, nhiệt độ
>250C, độ ẩm riêng lên tới 19 – 21g/kg, độ ẩm tương đối khoảng 85% và thường
gây mưa dông nhiệt.Tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình nên lượng mưa khác
nhau: Gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, gây hiệu ứng phơn cho Đông
Trường Sơn, có khi ảnh hưởng mạnh tới Tây Bắc và tận Đồng Bằng Bắc Bộ.
Nhưng nơi có biểu hiện rõ nét nhất và mạnh nhất là Bắc Trung Bộ (ta thường gọi
là gió Lào). Thời gian hoạt động của gió Lào vào đầu mùa hạ (Tháng V đến tháng
VIII), thổi từng cơn, yếu thì thường 2 – 3 ngày, mạnh có thể tới 15 ngày và cường
độ mạnh nhất thường từ 11 đến 15h. Khi gió Lào hoạt động, nhiệt độ có thể lên
tới 390C thậm chí có đợt lên tới hơn 400C, độ ẩm không khí giảm xuống còn 45%
hoặc thấp hơn, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
- Khối không khí xích đạo ẩm (Em)
Nguồn gốc: Bản chất là gió tín phong Nam Bán cầu vượt xích đạo đi lên,
khi vượt qua xích đạo thì chệch hướng thành Tây Nam. Đây chính là gió mùa Tây
Nam chính thức của nước ta.
Hoạt động mạnh vào giữa và cuối mùa hạ (tháng 6 - 9 và tháng 10 trở lại vị

trí Nam Bán cầu).
Đặc điểm: nóng, ẩm, gây thời tiết mưa lớn, kéo dài, trời mát. Khối khí này
có tầng ẩm rất dày do tác dụng của hội tụ và thăng lên của không khí trên dải hội
tụ nhiệt đới.
Khối khí Em hoạt động rất mạnh ở miền Nam hơn miền Bắc do đường hội
tụ nhiệt đới ở phía Nam dài hơn từ tháng 6 đến tháng 10, còn ở Đồng bằng Bắc
bộ thì Em hoạt động mạnh nhất vào tháng 8 gây thời tiết mưa ngâu.
Gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu
gây mưa mùa hạ cho 2 miền Nam, Bắc và mưa mùa thu đông cho Trung Bộ. Do
áp thấp Bắc Bộ khơi sâu nên gió mùa mùa hạ di chuyển theo hướng Đông Nam
vào Bắc bộ tạo gió mùa đông nam mùa hạ ở miền Bắc Bắc bộ
Như vậy: Trên nền nhiệt đới chung cả nước, hoạt động gió mùa chia thành
2 khu vực:
- Miền Bắc: Có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- Miền Nam: Có 2 mùa mưa, khô rõ rệt; không có mùa đông lạnh.


- Duyên Hải Miền Trung và Tây nguyên: Có sự đối lập về mùa mưa, khô:
Khi Tây Nguyên là mùa mưa thì Đông Trường Sơn chịu hiệu ứng Fơn (đầu mùa
hạ), khi Đông Trường Sơn mưa vào thu đông thì Tây Nguyên lại là mùa khô sâu
sắc.
3.3.4. Khí hậu chịu chi phối của các nhân tố khác
a. Phân tích các nhân tố dẫn đến sự phân hóa đa dạng của khí hậu
nước ta. Chứng minh rằng khí hậu nước ta phân hóa đa dạng.
b. Kiến thức địa lí tự nhiên đại cương:
Khí hậu là sự tác động rất nhiều nhân tố. Trong đó có các nhân tố chính: sVị
trí địa lí, vĩ độ, hoàn lưu khí quyển, địa hình, mặt đệm và con người.
- Vị trí địa lí: Mỗi lãnh thổ nằm ở các vị trí khác nhau nên khí hậu ở mỗi
lãnh thổ là khác nhau. Vì vậy, vị trí địa lí mang tính tổng hợp và bao gồm nhiều
các yếu tố khác tạo thành.

- Vĩ độ địa lí: Do trái đất hình cầu nên góc nhập xạ ở mỗi vĩ độ là khác nhau.
Vĩ độ thấp nhiệt độ cao, vĩ độ cao nhiệt độ thấp. Biên độ nhiệt thì ngược lại.
- Hoàn lưu khí quyển: Trên trái đất có nhiều đới gió khác nhau: gió mùa, gió
Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông cực là những đới gió mang tính hành tinh.
Ngoài ra còn có các đới gió mang tính địa phương: Gió đất, gió biển, gió phơn.
Các loại gió này có tính chất, đặc điểm, nguồn gốc khác nhau. Vì vậy, lãnh thổ
nào chịu tác động của một hoặc vài loại gió thì đều làm cho khí hậu khác nhau.
- Địa hình: Đây là nguyên nhân quan trọng chi phối chế độ nhiệt, ẩm của
một lãnh thổ. Bởi vì nhiệt độ, độ ẩm phân hóa theo độ cao, độ dốc và hướng sườn
núi.
- Yếu tố mặt đệm và con người: Đây là hai yếu tố thứ yếu nhưng ngày càng
có ý nghĩa làm biến đổi khí hậu. Mặt đệm chính là các thảm thực vật. Nếu như
lớp phủ thực vật được duy trì tốt thì khí hậu được điều hòa và ngược lại. Con
người là nhân tố ngày càng tác động đến khí hậu và làm cho khí hậu trái đất của
chúng ta biến đổi theo chiều hướng xấu.
3.4. VẤN ĐỀ 4: SÔNG NGÒI (THỦY VĂN)
3.3.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:
a. Hãy phân tích vai trò của các nhân tố tạo nên sự phân hóa sông ngòi
của nước ta?


b. Kiến thức địa lí tự nhiên đại cương:
Sự phân hóa sông ngòi là tác động tổng hợp của rất nhiều nhân tố như: chế
độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, địa thế, thực vật và hồ đầm.
Ở Việt Nam ta loại trừ nhân tố băng tuyết (vì nước ta ở vùng khí hậu nóng)
còn lại tất cả các nhân tố trên đều tác động đến sự phân hóa sông ngòi ở Việt
Nam.
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ nước sông:
+ Nguồn cung cấp nước của sông ngòi nước ta chủ yếu là nước mưa nên
chế độ nước sông hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm.

Nhìn chung, sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô nhưng do mùa mưa
ở các vùng nước ta khác nhau nên thời gian lũ của các sông cũng không giống
nhau.
+ Đồng thời, do sự phân hóa sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô nên có sự
chênh lệch về lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn, tháng lũ và tháng kiệt. Ví dụ:
Sông Hồng (Bắc Bộ) mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, đỉnh lũ vào tháng 8. Trong
khi đó sông Đà Rằng (Trung Bộ) có lũ từ tháng 9 đến tháng 12, đỉnh lũ vào tháng
11. Còn sông Cửu Long (Nam Bộ) có lũ từ tháng 7 đến tháng 12, đỉnh lũ vào
tháng 10.
Địa hình (Địa thế): Đây là nhân tố quan trọng trong việc tác động tới tốc
độ dòng chảy, qui định hướng của sông.
+ Địa hình nước ta ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi nên sông ngòi phần lớn
chảy qua miền địa hình đồi núi.
+ Cấu trúc địa hình nước ta hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng
cung nên sông ngòi nước ta chủ yếu chảy theo hướng trên.
+ Địa hình nước ta có sự tương phản giữa đồng bằng và miền núi nên dòng
chảy sông ngòi có sự thay đổi đột ngột khi chảy từ thượng lưu xuống hạ lưu.
- Địa chất: tính chất thấm nước của nham thạch, của lớp vỏ phong hóa, tính
chất dễ hòa tan của đá vôi có ảnh hưởng đến hình thái lưu vực và đặc điểm thủy
chế của sông.
+ Sông chảy qua vùng đá kết tinh cứng thì thung lũng hẹp sâu, lắm thác
ghềnh.
+ Sông chảy tại vùng đá vôi có sườn cao, vách đứng, mật độ sông suối thưa
< 0,5km/km2.
- Các nhân tố như: thực vật, hồ đầm có tác dụng điều hòa dòng chảy. Ví dụ:
thủy chế sông Cửu Long điều hòa hơn sông Hồng do tác dụng của Biển Hồ tại
Campuchia.


3.5. Vấn đề 5. Các nhân tố hình thánh đất:

a. Hãy giải thích nguyên nhân của sự phân hóa đất (thổ nhưỡng) ở nước
ta.
b. Kiến thức địa lí tự nhiên đại cương:
Đất được hình thành do tác động đồng thời của 6 nhân tố chính như: đá mẹ,
khí hậu, sinh vật, địa hình thời gian và con người.
Ở Việt Nam đất cũng đều chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố
trên. Đồng thời chúng ta còn đánh giá thêm vai trò của sông ngòi (thủy văn) trong
việc hình thành đất ở nước ta.
Đá mẹ: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định cấu trúc, tính
chất lí, hóa của đất. Ở nước ta đá mẹ rất phong phú, có thể chia làm 3 nhóm
chính: Nhóm đá mẹ axit, nhóm bazơ, nhóm bồi tích phù sa.
+ Nhóm đất feralit từ đá axit: có thành phần cơ giới nhẹ, thoáng khí và thấm
nước tốt nhưng giữ nước và chất dinh dưỡng kém, đất thường chua.
+ Nhóm đất feralit từ đá bazơ: Có thành phần cơ giới nặng, kém thấm nước
và khí nhưng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt.
+ Đất được bồi tụ phù sa: có đặc điểm chung là vụn bở, có nhiều khoáng
nguyên sinh như: thạch anh, mica, canxit.
Địa hình: thông qua tác động lại các nguyên tố địa hóa và điều kiện nhiệt ẩm
theo yếu tố địa hình (đỉnh, sườn, chân) và nhất là độ cao địa hình.
+ Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao < 500m chiếm khoảng
70% và > 2000m chỉ chiếm 1%. Do vậy sự phân hóa đất theo độ cao khác nhau.
+ Ở vùng núi thấp quá trình feralit diễn ra mạnh, đất feralit chiếm diện tích
lớn (khoảng 65% diện tích đất tự nhiên).
+ Từ độ cao 500-600m đến 1600-1700m nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng quá
trình feralit yếu đi, quá trình tích lũy mùn tăng lên (đất mùn feralit)
+ Từ 1600-1700m, quanh năm mây mù, lạnh, ẩm, quá trình feralit chấm dứt
hoàn toàn, có đất mùn thô trên núi cao (đất mùn alit trên núi cao).
Khí hậu: Đây là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình hình thành đất ở
Việt Nam. Vì chính khí hậu quyết định chiều hướng và cường độ diễn biến của
quá trình hình thành lớp vỏ phong hóa và thổ nhưỡng.

+ Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua chế độ
nhiệt, ẩm. Do nước ta khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm phân hóa đa dạng nên thổ
nhưỡng nước ta có sự phân hóa theo qui luật địa đới và phi địa đới.
+ Ngoài ra khí hậu còn ảnh hưởng gián tiếp thông qua giới sinh vật.
- Sinh vật: Quá trình hình thành đất ở Việt Nam diễn ra với cường độ mạnh
chính là do sự phong phú của thảm thực vật.


Cùng với sự đa dạng của kiểu rừng là sự đa dạng của các loại đất ở Việt
Nam. Ví dụ dưới rừng kín thường xanh có tầng đất dày, ẩm, mùn khá nhiều. Dưới
rừng thưa có tầng đất mỏng, khô, ít mùn.
- Thủy văn: Ảnh hưởng của thủy văn đến thổ nhưỡng chủ yếu thông qua tác
động của nước chảy, nước ngầm và nước đọng.
+ Nước chảy đã xói mòn mạnh mẽ đất đai nếu không có lớp phủ thực vật
bảo vệ.
+ Đối với đất phù sa thì nước của các dòng sông lớn, lòng đào sâu xuống tới
lớp đá gốc thường chứa nhiều bazơ do đó đất phì nhiêu (ví dụ sông Hồng). Đối
với các sông suối nhỏ, lòng sông nằm hẹp trong phạm vi lớp vỏ phong hóa feralit
chua nghèo, đất thường chua và kém phì nhiêu. Tại vùng duyên hải, ảnh hưởng
của nước biển và nước ngầm mặn đã tạo nên đất phèn, mặn.
- Con người: Ở Việt Nam đất đai đã được con người khai thác từ lâu đời nên
ảnh hưởng của con người cũng rất lớn.
+ Tích cực: cải tạo, mở mang đất nông nghiệp (cải tạo đất phèn, đất mặn lấn
biển, bón phân cải tạo đất bạc màu…) Quá trình hình thành lúa nước là sự thể
hiện rõ nhất tác động của con người trong việc cải biến đất đai ở Việt Nam.
+ Tiêu cực: phá rừng, đốt nương làm rẫy khiến cho đất đai bị xói mòn, rữa
trôi, diện tích đất trống đồi núi trọc gia tăng.
3.6. VẤN ĐỀ 6: CÁC QUI LUẬT CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
3.6.1. Qui luật địa đới
a. Giải thích và chứng minh rằng thiên nhiên nước ta có sự phân hóa

theo vĩ độ (theo Bắc - Nam).
b. Kiến thức địa lí tự nhiên đại cương:
* Giải thích:
- Qui luật địa đới là sự thay đổi có qui luật của tất cả các thành phần địa lí và
cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực).
- Nguyên nhân: Do Trái đất hình dạng cầu và bức xạ mặt trời. Dạng hình
cầu của trái đất làm cho góc chiếu của tia sáng mặt trời đến bề mặt trái đất (góc
nhập xạ) thay đổi từ Xích đạo về hai cực, do đó lượng bức xạ mặt trời cũng thay
đổi theo. Chính lượng bức xạ mặt trời thay đổi theo hướng giảm dần từ Xích đạo
về hai cực đã làm cho các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí thay đổi theo.


- Lãnh thổ Việt Nam kéo dài trên 15 vĩ độ. Phía Bắc gần chí tuyến Bắc, phía
Nam cách Xích đạo không xa nên cả nước tuy cùng trong vùng nhiệt đới nhưng
thiên nhiên có sự khác nhau từ Bắc vào Nam đặc biệt là khí hậu.
- Nước ta nằm trong khu vực chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa nhất là gió
mùa Đông Bắc. Chính sự giảm sút của khối không khí lạnh di chuyển xuống phía
Nam đã làm sâu sắc hơn sự khác biệt của thiên nhiên theo vĩ độ.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc-Nam
là do sự thay đổi của khí hậu (cụ thể là khác nhau về nhiệt và biên độ nhiệt).
* chứng minh:
+ Sự phân hóa của chế độ nhiệt, ẩm, hoàn lưu theo chiều Bắc – Nam
- Nguyên nhân: Dưới sự tác động của các nhân tố tác động kể trên, đặc biệt là
gió mùa Đông Bắc và bức chắn địa hình đã tạo ra sự phân hóa sâu sắc của khí hậu
theo chiều Bắc - Nam.
- Biểu hiện: Chia làm hai miền khí hậu, phía Bắc và phía Nam
- Phạm vi mỗi miền: Ranh giới phân chia đó là vĩ tuyến 160B (dãy Bạch Mã).
* Miền khí hậu phía Bắc với đặc trưng: Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận chí
tuyến, có mùa đông lạnh, do ảnh hưởng của yếu tố gió mùa đông bắc và vị trí gần
chí tuyến bắc.

+ Chế độ nhiệt: Có sự hạ thấp đáng kể của nhiệt độ vào mùa đông. Tháng I
hầu như các địa phương từ Bạch Mã trở ra Bắc đều có nhiệt độ <15 0C, dao động
nhiệt độ cao > 100C; biến trình nhiệt năm có 1 cực đại và 1 cực tiểu do khoảng
cách 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau.
+ Phân mùa trong chế độ nhiệt và mưa: Khí hậu có sự phân mùa thành 2 mùa
rõ rệt: Mùa đông lạnh, rét buốt có 3 tháng nhiệt độ <18 0C, biểu hiện rõ nhất ở
Miền núi và Đông bắc Bắc Bộ; mùa hạ nóng từ tháng 5 đến tháng 9, với đặc điểm
nóng, mưa nhiều.
+ Chế độ gió: Mùa đông, chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa ĐB, gió tín
phong BBC hoạt động quanh năm, nhưng về mùa đông bị lấn át bởi các đợt gió
mùa ĐB. Mùa hạ chịu tác động của gió mùa mùa hạ, đặc biệt một số khu vực chịu
tác động của gió phơn khô nóng (gió Tây Nam vượt núi cao).
* Miền khí hậu phía Nam với đặc trưng: Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận Xích
đạo do vị trí gần xích đạo.


+ Chế độ nhiệt: Nền nhiệt cao và khá ổn định. Tháng I hầu như các địa
phương từ Đà Nẵng trở vào đều có nhiệt độ >20 0C, dao động nhiệt độ thấp 3 50C; biến trình nhiệt năm có 2 cực đại và 2 cực tiểu do khoảng cách 2 lần Mặt
Trời lên thiên đỉnh xa nhau.
+ Phân mùa: Khí hậu có sự phân mùa thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa
khô. Biểu hiện mùa khô sâu sắc nhất là ở Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung
Bộ (sau vĩ tuyến 140B)
Bảng 3: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm
Địa điểm

Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung
bình tháng I (oC) tháng VII (oC)
bình năm (oC)

Lạng Sơn


13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7


Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

Tp. Hồ Chí Minh
25,8
3.6.2.Qui luật địa ô:

27,1

27,1

a. Giải thích và chứng minh thiên nhiên nước ta phân hóa theo Đông–
Tây.
b. Kiến thức địa lí tự nhiên đại cương:

* Giải thích:


- Qui luật phi địa đới là qui luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân
bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
- Nguyên nhân tạo nên qui luật phi địa đới là do nguồn năng lượng bên trong
trái đất. Nguồn năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt trái đất thành lục
địa, đại dương và địa hình núi cao.
- Qui luật địa ô là sự thay đổi có qui luật của các thành phần tự nhiên và

cảnh quan theo kinh độ. Nguyên nhân tạo nên qui luật địa ô là do sự phân bố đất
liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hóa từ Đông sang Tây,
càng vào trung tâm lục địa tính chất lục địa của khí hậu càng tăng. Ngoài ra còn
do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.
- Lãnh thổ nước ta được chia làm 3 bộ phận: Vùng biển và thềm lục địa,
vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
- Nguyên nhân của sự phân hóa Đông – Tây ở Việt Nam là do ảnh hưởng
của gió mùa cùng với đặc điểm địa hình (hướng chắn của các dãy núi, địa hình
thấp dần theo hướng Tây Bắc-Đông Nam).
+ Dãy Hoàng Liên Sơn là rào chắn về địa hình tạo ra sự khác biệt về tự
nhiên giữa Tây Bắc và Đông Bắc Bộ.
+ Dãy Trường Sơn tạo ra sự khác biệt giữa Đông Trường Sơn với Tây
Trường Sơn (đặc biệt là giữa Đông Trường Sơn ở Trung và Nam Trung Bộ với
Tây Nguyên).
Như vậy, sự phân hóa Đông Tây của khí hậu nước ta phản ánh sự ảnh hưởng
của biển ngày càng giảm khi càng vào sâu trong đất liền (trừ ven biển Ninh
Thuận, Bình Thuận).
* chứng minh:
Sự phân hoá Đông – Tây là do ảnh hưởng của Biển Đông và các yếu tố địa
hình gây nên.
Biểu hiện rõ nét nhất là ở Hoàng Liên sơn và khu vực Trường Sơn.
* Khu Hoàng Liên Sơn: Dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất
Việt Nam, chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam khoảng 180Km. Dãy núi
này đã ngăn cách vùng núi phía Băc thành hai phần: Tây Bắc và Đông Bắc tách
biệt nhau về đặc điểm khí hậu, nó làm suy yếu và biến tính gió mùa mùa đông
làm cho Tây Bắc có nền nhiệt cao hơn Đông Bắc.


Tây Bắc: Nền nhiệt cao hơn, nếu bỏ qua yếu tố đai cao thì Tây Bắc có nền
nhiệt tương đương với BTB, tuy nhiên vẫn chịu tác động của gió mùa mùa đông.

Tần suất ảnh hưởng của GMMĐ là ít hơn do dãy HLS chắn gió. Mùa đông ở đây
đến muộn nhưng kết thúc sớm, mùa hạ đến sớm và kéo dài. Tây Bắc còn chịu ảnh
hưởng của hiệu ứng phơn về mùa hạ.
Đông Bắc: do có các cánh cung đón gió nên đây là vùng có khí hậu lạnh
nhất cả nước, tần suất hoạt động của gió mùa đông bắc rất mạnh, nền nhiệt vào
mùa đông bị hạ thấp. Biên độ nhiệt độ cao, có 3 tháng mùa đông lạnh. Nhiều địa
phương có hiện tượng tuyết rơi vào mùa đông, luợng mưa phùn nhiều hơn Tây
Bắc nên mùa khô bớt sâu sắc hơn.
* Khu vực Trường Sơn:
Có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên và Đông Trường
Sơn: Tây nguyên mưa vào đầu mùa hạ do gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh
Ben gan mang ẩm đến; còn Đông Trường Sơn là mùa khô và chịu ảnh hưởng của
phơn khi gió ẩm vượt qua địa hình núi cao bị biến tính. Khi Đông Trường Sơn là
mùa mưa (Thu – Đông do tác động của gió tín phong BBC kết hợp với ảnh hưởng
của địa hình đón gió, bão…) thì Tây Nguyên là mùa khô sâu sắc.
3.6.3.Qui luật đai cao:

Do nước ta chủ yếu là đồi núi nên nhiệt độ có sự giảm theo chế độ đoản nhiệt
6oC/1000m, hình thành các đai khí hậu theo độ cao: Dưới 600 – 700 m là đai
nhiệt đới gió mùa chân núi, trên 600 - 700m đai khí hậu cận nhiệt trên núi, trên
2400- 2600 khí hậu núi cao.


Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: do tác động của gió mùa và vị trí nên giới hạn
độ cao của đai này có sự khác biệt giữa miền bắc và miền nam: Miền Bắc đến độ
cao 600 – 700m, miền Nam tới 900 – 1000m. Nhiệt độ trung bình năm cao >25
0
C, mưa khá lớn, nền nhiệt tương đối ổn định, độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ hơi khô
đến ẩm ướt.
Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: tiếp theo đai nhiệt đới gió mùa đến độ cao

2600m. Khí hậu tương đối mát mẻ, không có tháng nào quá 250C, lượng mưa lớn.
Đại ôn đới gió mùa núi cao: từ 2600m trở lên (chỉ có ở khu vực HLS). Nhiệt
độ thấp <150C, mùa đông dưới 50C, trời lạnh gió mạnh và có mưa lớn.
Hướng và độ cao địa hình còn chi phối là xuất hiện nhiều trung tâm mưa khác
nhau: Nơi có địa hình cao, sườn đón gió như Trung Bộ, Hoàng Liên Sơn, vùng
núi Nam Châu Lãnh... mưa nhiều; các trung tâm mưa ít mằn ở sườn khuất gió
hoặc những vùng chịu hiệu ứng phơn hoặc vùng có địa hình song song với hướng
gió: Lạng Sơn, Mường Xén( Nghệ An), Phan Giang - Ninh Thuận, Bình Thuận....
*Phân hoá theo mùa
Do tác động của các yếu tố hoàn lưu gió mùa, địa hình, vị trí địa lí… đã tạo ra
sự phân mùa khác nhau giữ miền Bắc và miền Nam. Do sự tác động của hoàn lưu
khí quyển nên miền Bắc có sự phân chia thành một mùa Đông lạnh, có mưa phùn
và mùa hạ nóng mưa nhiều; Miền Nam phân chia thành mùa khô và mùa mưa sâu
sắc, không có mùa đông lạnh.
* Phân hóa thành các kiểu khí hậu khác nhau
Ở nước ta hiện nay, dưới sự tác động của nền nhiệt và tương quan nhiệt ẩm,
nước ta có 11 kiểu khí hậu:
- Kiểu á xích đạo khô
- Kiểu á xích đạo hơi khô
- Kiểu á xích đạo hơi ẩm
- Kiểu á xích đạo ẩm
- Kiểu nhiệt đới khô
- Kiểu nhiệt đới hơi khô
- Kiểu nhiệt đới hơi ẩm
- Kiểu nhiệt đới ẩm
- Kiểu á nhiệt đới hơi ẩm ở vùng núi thấp


- Kiểu á nhiệt đới ẩm ở vùng núi trung bình
- Kiểu ôn đới ẩm ướt trên núi cao

3.6.4.Tính thất thường của khí hậu Việt Nam:
Khí hậu nước ta không ổn định mà có tính thất thường, biểu hiện:
* Thất thường trong các mùa:
- Có năm gió mùa đông bắc đến sớm, hoạt dộng mạnh thì nước ta có mùa
đông rét đậm, kéo dài. Có năm ở miền Nam có hiện tượng trời lạnh.
- Có năm gió mùa đông bắc đến muộn, hoạt động yếu thì chúng ta sẽ có nắng
sớm, thất thường hơn.
- Có năm gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh: mưa nhiều, lũ lớn
- Có năm gió mùa Tây Nam hoạt động yếu: hạn hán vào mùa hạ.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc của mùa nóng và lạnh cũng không đồng nhất,
dao động sớm hoặc muộn hơn trị số trung bình khoảng 12 – 29 ngày.
* Chế độ nhiệt:
- Là sự dao động nhiệt giữa các tháng trong mùa đông (nhiệt độ tháng 1 lạnh
nhất có thể nóng hoặc lạnh hơn trị số trung bình từ 3- 6 o C, ví dụ ở Lạng Sơn
nhiệt độ trung bình tháng 1 là 13,7 o nhưng năm 1930 tháng 1 nhiệt độ giảm 78oC.Tuy vậy, ở khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ sự chênh lệch này thấp hơn,
chỉ khoảng 1 – 20C
- Sự dao động nhiệt giữa năm nóng nhất và lạnh nhất so với trị số trung bình
làm cho có năm rét sớm có năm rét muộn.Ví dụ Lạng Sơn tháng 1 nhiệt độ cao
nhất 31oC, vào năm 1931 nhiệt độ thấp nhất -2,1o năm 1963. Tháng 6 nhiệt độ lớn
nhất là 37o năm 1949, nhiệt độ thấp nhất 6oC năm 1922.
* Chế độ mưa: diễn ra trên phạm vi toàn lãnh thổ thể hiện ở sự biến động
lượng mưa hàng năm, từng tháng, có năm mưa nhiều, năm ít.
Ví dụ ở Lạng Sơn năm mưa nhiều nhất là 2059mm; năm mưa ít nhất là 756
mm. Ở Tp. Hồ Chí Minh và Huế các con số lần lượt là 2718/1553 và 4349/1822.
Trong cùng một vùng có sự khác biệt về lượng mưa: Rạch Giá 9 năm liền
mưa lớn nhưng ở Trà vinh 8 năm liên lục không mưa.
Với tính chất thất thường đã gây khó khăn cho sản xuất, trở ngại lớn cho
việc quy định thời vụ và công tác phong chống bão lũ.



Kết luận: mặc dù phần khoa học tự nhiên đại cương nói chung và tự nhiên
Việt Nam nói riêng rất khó để học sinh hiểu rõ bản chất, đặc điểm và nhớ lâu,
nhưng kết quả thực nghiêm ban đầu tại những lớp tôi giảng dạy cho thấy, khi kết
hợp kiến thức tự nhiên đại cương vào tự nhiên việt nam đã giúp nhiều học sinh có
thể hiểu rõ và giải thích được một số đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam.
Qua đó các em học sinh có thể thấy học tự nhiên Việt Nam không phải là khó nếu
như các em nắm chắc phần địa lí tự nhiên đại cương.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Địa lý tự nhiên là môn học rất thú vị nhưng không dễ. Ở đó người học không
chỉ có một tư duy logic mà cần nắm vững các kiến thức mới có thể giải quyết
được các vấn đề một cách đấy đủ nhất. Cần nắm vững các kiến thức tự nhiên tổng
quát mới giải thích một cách đầy đủ các kiến thức tự nhiên của mỗi quốc gia, mỗi
vùng
Phương pháp dạy học địa lý tự nhiên 12 bằng việc vận dụng kiến thức địa lí
tự nhiên lớp 10 đại cương và THCS đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực trong
việc dạy và ôn tập địa lý.
Môn Địa lý lớp 12 là môn học về địa lý Việt Nam, nó sẽ là môn học đầy thú
vị với các em học sinh nếu chúng ta khai thác hết ưu điểm của phương pháp này.
Đồng thời những kiến thức địa lý hôm nay được lĩnh hội sẽ là hành trang không
thể thiếu trong cuộc sống năng động hiện nay.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với cơ quan quản ly giáo dục: Cần tăng cường mở các lớp tập
huấn bồi dưỡng và cung cấp các tài liệu về địa lý tự nhiên trong giảng dạy môn
Địa lý ở trường phổ thông.
2.2. Đối với các trường phổ thông: Cần khuyến khích các phương pháp
dạy học hiệu quả vào giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn.
2.3. Đối với giáo viên: Cần đầu tư thời gian và công sức trong việc sưu tầm
các tài liệu về địa lý tự nhiên từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ trong việc
giảng dạy.



×