Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Sử dụng hoạt động học tập trải nghiệm thực tế cho học sinh trong dạy học bài lịch sử địa phương lớp 10 với chủ đề lam kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Người Việt Nam từ xưa vẫn quan niệm : “Trăm hay không bằng tay
quen”. “Học đi đôi với hành”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Để nhấn mạnh yếu tố thực hành và vận dụng thực tế. Hơn 2000 năm
trước, Khổng Tử (551 – 479 TCN) đã nói “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên.
Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”.
Ở nước ta, một trong những quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo được
nêu trong Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI của BCHTW là: “Tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức hình thức học tập đa 2 dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại
khóa, nghiên cứu khoa học…” [1]. Theo đó quan điểm chỉ đạo của Đảng là:
“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triến
toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn
với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã
hội” [1]. Điều đó cho thấy, việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học theo
Chương trình mới sau năm 2015 đặc biệt nhấn mạnh hình thức học tập trải
nghiệm.
Trong những năm qua, bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là một trong
những môn học bị cho là môn “phụ”, nặng nề, nhàm chán, khô khan thậm chí là
môn học mà học sinh “sợ nhất”. Tâm lý sợ dẫn đến chán ghét môn học đã làm
chất lượng dạy và học thấp, làm cho xã hội không khỏi lo lắng. Nâng cao chất
lượng dạy và học lịch sử đang là vấn đề bức thiết đặt ra. Một trong những giải
pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo Dự thảo chương trình mới sau
năm 2015 là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử. Hoạt
động học tập trải nghiệm sáng tạo là hình thức học tập gắn học tập với thực tiễn,
gắn giáo dục trong nhà trường với giáo dục ngoài xã hội, “phá vỡ” không gian


lớp học, đồng thời có sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội vào quá trình giáo
dục. Đây là một hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện cho học sinh có những
trải nghiệm khám phá mới mẻ, qua đó góp phần hình thành năng lực, kĩ năng
làm việc nhóm, kĩ năng sưu tầm, đánh giá tư liệu sự kiện lịch sử, phát triển năng
lực người học.
Như vây, việc đưa hoạt động giáo dục trải nghiệm vào xây dựng cấu trúc
chương trình giáo dục phổ thông mới đã cho thấy tầm quan trọng của hình thức
dạy học này trong việc nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và dạy học
Lịch sử nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay và
yêu cầu của việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
trong dạy học Lịch sử, tôi lựa chọn vấn đề: “Sử dụng hoạt động học tập trải
1


nghiệm thực tế cho hocc̣ sinh trong dạy học bài: Lịch sử địa phương lớp 10 với
chủ đề Lam Kinh – Hành trình về nguồn” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến
kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Hoạt động trải nghiệm sẽ tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến
thức, kỹ năng của các môn học, các lĩnh vực giáo dục khác nhau để có thể trải
nghiệm thực tiễn trong nhà trường, gia đình và xã hội. Đồng thời giúp các em có
cơ hội để tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động hướng
nghiệp.
“Lịch sử là cô giáo của cuộc sống, là bó đuốc soi đường đi tới tương lai”, vì vậy
tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững tiến trình của lịch sử của dân tộc, của nền văn
hóa Việt Nam không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người hiện nay mà
còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Để nắm vững lịch sử dân tộc ta không chỉ có những hiểu biết về tổ tiên,
đất nước và dân tộc mình trong công cuộc xây dựng non sông gấm vóc như ngày

nay mà còn góp phần bồi dưỡng tình yêu ông bà, cha mẹ, yêu quê hương đất
nước và lòng tự tôn dân tộc. Có biết được quá trình đấu tranh dựng và giữ nước
thấm đẫm máu xương, nước mắt của ông cha, biết ơn kính trọng những thế hệ đi
trước và nhận biết được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, phát huy
truyền thống dân tộc; Có hiểu được tường tận về lịch sử dân tộc thì mới hiểu
được giá trị của cuộc sống và mới có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống hiện tại ,
đặt cơ sở cho sự phát triển tương lai.
Xuất phát từ thực tế đó và nhằm mục đích tích lũy vốn tri thức cho thế hệ
học sinh, những mầm non tương lai của đất nước. Với mong muốn bồi dưỡng
cho các em học sinh biết trân trọng những đóng góp của nhân dân Thanh hóa
trong phong trào giải phóng dân tộc chống quân Minh đầu thế kỷ XV và bồi đắp
cho các em truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn”, sự ham học hỏi đối với môn
lich sử, đặc biệt là Lịch sử địa phương, bảo vệ di tích lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh các lớp khối 10 đang học môn
Lịch sử tại trường THPT Tô Hiến Thành. Trong đó lớp 10C6 là đối tượng đã được
thực nghiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Cơ sở lí thuyết.
- Đề tài dựa trên quan điểm phương pháp luận biện chứng khoa học của chủ
nghĩa Mác- Lê nin về nghiên cứu khoa học.
- Đề tài dựa trên quan điểm chỉ đạo giáo dục của Đảng và Nhà nước.
- Đề tài còn dựa trên cơ sở lí luận về phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử và
các bộ môn khác có liên quan đến đề tài.
2


1.4.2. Vận dụng.
Để thực hiện hiệu quả đề tài này, tôi đã vận dụng những phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp thu thập tài liệu: Dựa vào các nguồn tài liệu từ sách, báo,
internet, thu thập các tư liệu có liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên những tài liệu thu thập được và kết
quả thống kê, phân loại, tiến hành phân tích, chỉ ra những nét chính, những điểm
khái quát nhất của từng nội dung, từ đó phát biểu thành những ý cô đọng, góp phần
giải quyết thấu đáo những vấn đề trọng tâm cơ bản mà mục tiêu đề tài đã đặt ra.
- Phương pháp so sánh: Trong quá trình thực hiện để tài, tôi đã tiến hành so sánh
phương pháp học tập truyền thống với phương pháp học tập từ hoạt động trải
nghiệm thực tế từ đó đúc kết được những ưu điểm của đề tài nhằm nâng cao chất
lượng hiệu quả học tập môn Lịch sử.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
1.5.1 Về thiết kế giáo án:
Đây là một bài dạy nội khóa với phương pháp trải nghiệm sáng tạo, mục
đích của bài học ngoài việc hỗ trợ các em hiểu về khu di tích quốc gia đặc biệt
Lam Kinh, từ đó hiểu sâu sắc hơn bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm ở các thế kỉ X-XV trong chương trình lịch sử lớp 10, các em còn được rèn
luyện các kỹ năng cơ bản (kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn
đề…), đặc biệt hướng tới giáo dục định hướng nghề nghiệp.
1.5.2. Cách thực hiện hoạt động trải nghiệm thực tế được chia thành 4 bước:
1. Hoạt động 1 - khởi động, triển khai – địa điểm trên xe (trên đường đến khu di
tích lịch sử Lam Kinh)
2. Hoạt động 2- báo cáo nhiệm vụ ( tại di tích Lam kinh):
3. Hoạt động 3- trải nghiệm di sản (tại di tích Lam Kinh):
4. Hoạt động 4- bày tỏ cảm xúc ( trên xe – khi xe trở về trường ).
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Xác định tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy
học, Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo có đề cập đến vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

cho học sinh như là một phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo bản chất là những hoạt động giáo dục nhằm hình
thành và phát triển cho học sinh phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị và kĩ
năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại. Nội
dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thiết kế theo hướng tích nhiều
lĩnh vực, môn học thành các chủ điểm mang tính chất mở. Hình thức và phương
pháp tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian thời
gian, quy mô, đối tượng và số lượng…để học sinh có nhiều cơ hội tự trải
nghiệm và phát huy tối đa khả năng sáng tạo của các em.
3


Trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Việt Nam sau
2015, cũng đề cập đến 8 lĩnh vực học tập chủ chốt và hoạt động giáo dục với tên
gọi hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là
hoạt động mới với cả 3 cấp học, được phát triển từ các hoạt động tập thể, hoạt
động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa của chương trình hiện hành, được thiết kế
thành các chuyên đề tự chọn nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực, kỹ
năng, niềm tin, đạo đức….
Trong tài liệu tập huấn mới nhất của bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2015,
“Kĩ
năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường
trung
học”, đã tập hợp đầy đủ và hệ thống những nghiên cứu của các nhà giáo dục
đầu
ngành về hoạt động trải nghiệm sáng tạo như: PGS.TS. Nguyễn Thúy Hồng,
PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa, TS. Ngô Thị Thu Dung, ThS. Bùi Ngọc Diệp,
ThS. Nguyễn Thị Thu Anh. TS. Nguyễn Văn Ninh, khoa Lịch Sử,
ĐHSPHN, “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử lớp
10” có đề cập tới khái niệm, biện pháp và hình thức của hoạt động trải nghiêm

sáng tạo. Ngoài ra, tác giả đã đưa ra một số ví dụ cụ thể về các hình thức tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử lớp 10.Tài liệu đề cập
những vấn đề chung của hoạt động trải nghiệm như khái niệm, đặc điểm; xác
định mục tiêu, yêu cầu, xây dựng nội dung và cách thức tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông; đánh giá hoạt động trải nghiệm với
phương pháp và công cụ cụ thể.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Ở các trường THPT trong địa bàn thành phố Thanh Hóa, trong những năm qua
đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự học, phát triển năng lực
học sinh. Trong đó, nhiều trường đã triển khai các mô hình trường học gắn với
cộng đồng, tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo: Trường Chuyên Lam
Sơn, THPT Tô Hiến Thành, THPT Trường Thi... Tuy nhiên, biện pháp này vẫn
còn nhiều tồn tại:
- Đa số GV lúng túng trong việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm, chưa chủ
động trong lựa chọn chủ đề và biện pháp vận dụng.
- Thiết kế một giáo án trải nghiệm thực tế đòi hỏi sự công phu, vì thế kế hoạch
thực hiện không được nhiều.
- Việc quản lí học sinh, chi phí tốn kém cũng là những vấn đề tồn tại…
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
2.3.1. Khái quát các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong dạy học trải nghiệm sáng tạo,
trường THPT Tô Hiến Thành thường xuyên cùng với các thầy cô giáo trong bộ
4


môn Lịch sử đã tổ chức cho học sinh đi tham quan bảo tàng lịch sử Thanh Hóa,
đến các khu di tích lịch sử để học và trải nghiệm thực tế, nhằm giáo dục ý thức
về bảo vệ di sản văn hóa dân tộc đồng thời khắc sâu hơn kiến thức lịch sử đã

học.
Trong chương trình lịch sử lớp 10 ban cơ bản bài 19: Những cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV. Kiến thức thì rất nhiều nhưng thời
lượng để dạy chỉ có một tiết nên giáo viên không thể đi sâu vào các cuộc kháng
chiến, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỉ XV.
Lam Kinh là vùng đất thiêng “ địa linh nhân kiệt”, quê hương của người anh
hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc
Minh trong mười năm đầy gian khổ (1418-1428), cũng là nơi an nghỉ vĩnh hằng
của gia tộc, các vua, thái hoàng, thái hậu triều Lê Sơ.Trải nghiệm thực tế tại khu
di tích lịch sử Lam Kinh các em học sinh không chỉ được biết thêm về cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn mà còn giáo dục ý thức bảo vệ di sản, bảo vệ môi trường và định
hướng nghề nghiệp cho các em.
2.3.2. Thiết kế giáo án lịch sử địa phương lớp 10 với chủ đề: “Lam SơnHành trình về nguồn”
GIÁO ÁN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG VỚI CHỦ ĐỀ : “LAM KINH – HÀNH
TRÌNH VỀ NGUỒN”
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
- Học sinh (HS) hiểu về Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Lịch sử
ra đời;vị trí địa lí của Lam Kinh và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, quá trình bảo
tồn, trùng tu, tôn tạo; cấu trúc; kiến trúc; giá trị; những di sản văn hoá (DSVH)
liên quan…); Đồng thời, HS nhận thức được mối quan hệ giữa sự kiện và di sản
văn hóa, thấy được những đóng góp của lịch sử địa phương đối với lịch sử dân
tộc.
- Học sinh liên kết nội dung kiến thức của các môn học: Lịch sử, Địa lí,
Ngữ văn, GDCD, giáo dục hướng nghiệp….giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc
hơn những giá trị của khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
+ Giá trị văn hóa vật thể: Những giá trị về kiến trúc, hiện vật, di vật, bảo vật
trong quần thể khu di tích…
+ Văn hóa phi vật thể: Các giai thoại liên quan đến cuộc khởi nghĩa lam Sơn, trò
Xuân Phả, các sản vật, tác phẩm văn học, bia kí,….

+ Hiểu biết thêm về những danh nhân, anh hùng dân tộc đã gắn liền với vùng
đất Lam Kinh : Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích…
- Trải nghiệm sáng tạo: HS cùng giáo viên học tập tại di tích và thực hiện
dự án theo sự phân công, từ đó hiểu sâu sắc hơn về khu di tích quốc gia đặc biệt
Lam Kinh.
- Sáng tạo - lan tỏa: Bảo tồn và phát huy những giá trị của khu di tích
quốc gia đặc biệt Lam Kinh: HS theo sự hướng dẫn của giáo viên sẽ hợp tác
nhóm, trên cơ sở đó biết cách giới thiệu, quảng bá cho khu di tích quốc gia đặc
biệt Lam Kinh.
5


- Học sinh biết và hiểu thêm cảnh quan ngoại hạng của khu di tích quốc
gia đặc biệt Lam Kinh như giá trị sinh thái của Lam Kinh. Trên cơ sở đó, giáo
dục bảo vệ môi trường.
2. Về thái độ
Tiếp tục bồi đắp tình yêu quê hương đất nước trách nhiệm của thế hệ trẻ
trong công cuộc giữ gìn , bảo tồn và phát huy những giá trị giá trị của khu di tích
quốc gia đặc biệt Lam Kinh, từ đó biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ chủ quyền
biển, đảo, biên giới quốc gia.
3. Về kĩ năng
- Biết nhận định, đánh giá những giá trị của sự vật, hiện tượng lịch sử; rèn
luyện cho học sinh kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản, so sánh,
đánh giá các sự kiện lịch sử;
- Rèn kĩ năng xây dựng bài thuyết trình; Mạnh dạn, bình tĩnh và tự tin khi
trình bày một vấn đề. Thiết lập được một bài phỏng vấn đúng chuẩn mực. Khả
năng thuyết trình, giao tiếp trước đám đông;
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức của các môn học để giải quyết tình
huống thực tiễn đặt ra.
- Rèn kĩ năng sống:

+ Tính hợp tác giữa các thành viên trong công việc; sự chia sẻ … Phát
huy được năng lực riêng, sở trường của người học: khả năng giao tiếp, năng lực
hùng biện, thuyết trình, năng lực lên kế hoạch, tổ chức sự kiện, năng lực viết lời
bình, kĩ năng vi tính, tin học…
+ Xây dựng những kĩ năng sống cơ bản trong học trò.Tinh thần hợp tác
giữa các thành viên trong tập thể lớp sẽ được nâng lên. Từ đó, các em sẽ biết
cách tự tổ chức các sự kiện riêng của lớp mình một cách hiệu quả; năng lực
thuyết trình, hùng biện, điều hành một tập thể của các em sẽ được phát triển.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch:
+ Lập kế hoạch học tập, xây dựng kế hoạch, thông qua tổ bộ môn và báo
cáo nhà trường duyệt kế hoạch.
+ Xây dựng kịch bản giờ học tại DS (có giáo án kèm theo)
+ Liên hệ với BQL Khu di tích Lam Kinh để thống nhất thời gian.
+ Trao đổi với hướng dẫn viên điểm về nội dung, những yêu cầu của bài
học để nhận được sự phối hợp tốt nhất.
+ Thông báo cho HS và phụ huynh về kế hoạch học tập (địa điểm, thời
gian, yêu cầu, những quy định, những lưu ý…)
+ Triển khai các nhiệm vụ học tập đối với HS như đã thiết kế
+ Liên hệ phương tiện đi lại và các dịch vụ đi kèm cần thiết (mua bảo
hiểm cho đoàn, nước uống...)
2. Chuẩn bị của HS:
- Thành lập nhóm theo tiêu chí GV nêu, lựa chọn nhiệm vụ học tập, bầu
nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ học tập cho các thành viên.
6


- Chuẩn bị trang phục phù hợp, dụng cụ học tập, những vật dụng phục vụ
cho học tập tại di sản theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dự ánđược giao với sự tư

vấn, hỗ trợ của giáo viên và sự điều hành của nhóm
- Hồ sơ theo dõi tiến độ thực hiện.
- Các phương tiện thu thập thông tin: máy ảnh, ghi âm, máy quay, điện
thoại...
IV. TIẾN TRÌNH CỦA BÀI HỌC
1. Hoạt động 1 – Khởi động, triển khai
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: Khởi động gây hứng thú học tập:
Sau khi lên Lê Lợi ngôi Hoàng đế đã
tuyên bố trong “Bình Ngô Đại Cáo”
“ Ta đây chốn Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình…”
Chúng ta biết rằng, Lam Kinh- căn cứ
địa thần thánh của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn, cũng là nơi khởi đầu của
vương triều Hậu Lê huy hoàng trong
lịch sử dân tộc. Ngày hôm nay, chúng
ta sẽ tổ chức 01 giờ học rất đặc biệtlịch sử địa phương với hoạt động trải
nghiệm thực tế tại không gian di tích
quốc gia Lam Kinh với chủ đề: “Lam
Kinh-Hành trình về nguồn”
GV: phát vấn
Ước mơ sau này nghề tương lai của các
em sẽ là nghề gì?
GV: cho HS chọn bốn nghề tương lai
trên và chia thành 4 nhóm
- Nhà sử học tương lai
- Hướng dẫn viên du lịch tương lai
- Kiến trúc sư tương lai

- Nhà quản lí văn hóa tương lai
GV: giao nhiệm vụ cho từng nhóm
-Nhóm nhà sử học tương lai: Vì sao Lê
Lợi chọn Lam Sơn phất cờ khởi nghĩa?
-Nhóm hướng dẫn viên du lịch: Bằng
hiểu biết thực tế và kiến thức địa lí, em
hãy giới thiệu về giá trị du lịch của khu
di tích Lam Kinh?
- Nhóm kiến trúc sư: Hãy tìm tấm bia

HS: Chọn nghề theo sở thích cuả mình
theo 4 nhóm
- Nhà sử học tương lai
- Hướng dẫn viên du lịch
- Kiến trúc sư tương lai
- Nhà quản lí văn hóa tương lai

Các nhóm bầu nhóm trưởng và nhóm
phó , thảo luận …để phân công công
việc của nhóm mình.

7


được coi Là bia cổ độc nhất vô nhị ở
tỉnh Thanh có nội dung do Nguyễn Trãi
soạn thảo nói về thân thế và ca ngợi sự
nghiệp của Lê Lợi… hãy giới thiệu về
bảo vật này.
- Nhà quản lí văn hóa: Trong vai nhà

quản lý văn hoá, hãy trình bày thực
trạng di tích quốc gia đặc biệt Lam
Kinh. Đề xuất giải pháp bảo tồn và
phát huy giá trị di tích quốc gia đặc
biệt Lam Kinh.
GV: cho HS chuẩn bị nội dung và sẽ
báo cáo tại chặng 2: Báo cáo nhiệm vụ
tại di sản.
2. Hoạt động 2 : Học tại khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
Hoạt động của thầy
GV:Cho các nhóm báo cáo nhiệm vụ tại
khu di tích Lam Kinh

Hoạt động của trò

-Nhóm nhà sử học tương lai: Vì sao Lê Lợi
HS: Nhóm nhà sử học tương lai
chọn Lam Sơn phất cờ khởi nghĩa?
Đại diện của nhóm sử dụng sa bàn
của khu di tích lịch sử Lam Kinh để
báo cáo nhiệm vụ của mình:
Lam Sơn có điều kiện địa lý thuận
lợi cho cuộc khởi nghĩa: Lam Sơn là
cửa ngõ đi vào miền núi rừng trùng
điệp, hiểm trở phía Tây đất Thanh
Hoá. Từ đây, nghĩa quân có thể hoạt
động mà vẫn bảo đảm được bí mật,
an toàn; Mặt khác, Lam Sơn nằm
liền con đường núi - một huyết mạch
kín đáo do thiên nhiên ban tặng – khi

thất thế, có thể bí mật rút vào thủ
hiểm; “lúc thuận”, có thể nhanh
chóng xuất quân đánh vào Nam, tiến
ra Bắc dễ dàng. Ngoài vị trí đắc địa
tự nhiên, Lam Sơn còn nằm
gần biên giới Việt Nam - Lào; các
dân tộc của hai nước ở đây có mối
quan hệ thân tộc, láng giềng, nên
8


GV: Cho HS các nhóm tương tác với nhau.
GV: Giới thiệu thuyết minh viên của khu di
tích lịch sử Lam Kinh cùng tương tác với
học sinh

Nhóm hướng dẫn viên du lịch: Bằng hiểu
biết thực tế và kiến thức địa lí, em hãy giới
thiệu về giá trị du lịch của khu di tích Lam
Kinh?

nghĩa quân có thể tranh thủ sự giúp
đỡ của Bạn trong sự nghiệp kháng
chiến chống quân xâm lược Minh;
thậm chí, lúc nguy có thể tạm tránh
sang Lào để bảo toàn lực lượng…
+ Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông
Chu- vùng đồng bằng màu mỡ có thể
cung cấp lương thực cho nghĩa quân.
Mặt khác, sông Chu chính là mạch

máu giao thông, là con hào thiên
nhiên che chở nghĩa quân, ngăn
bước kẻ thù không cho chúng dễ
dàng tấn công. Từ sông Chu, xuôi về
đồng bằng Thanh Hoá hoặc ngược
lên rừng núi miền Tây sang tận Lào
đều rất dễ dàng…
=> Về địa thế, đây là nơi giao tiếp
giữa đồng bằng và miền núi, thuận
lợi khi lực lượng còn non yếu, có thể
thủ hiểm chống vây quét; khi lực
lượng đã lớn mạnh, có thể từ đó tiến
xuống làm chủ những vùng đất rộng,
người đông.
+ Về cư dân: tập hợp và đoàn kết
nhiều tộc người như Mường, Tày,
Thái. Nhiều tướng lĩnh Lam Sơn có
nguồn gốc từ những tộc người thiểu
số khác nhau. Nghĩa quân có thể
động viên được đông đảo mọi tầng
lớp nhân dân hợp thành một khối
đoàn kết vững chắc đánh giặc.
Như vậy, Lam Sơn có những
nhân tố quan trọng để tạo thành căn
cứ địa vững chắc, bảo đảm vừa có
thế phòng thủ, vừa có thế tiến công,
địch không thể xâm phạm.
HS: các nhóm tương tác với nhau
HS: tương tác với thuyết minh viên
cuả khu di tích Lam Kinh


9


*Nhóm hướng dẫn viên du lịch
HS: đại diện nhóm giới thiệu về giá
trị du lịch của khu di tích Lam Kinh.
- Du lịch tâm linh: Lam Kinh là
nơi trở về với nguồn cội dân tộc, đến
đây du khách được đi thăm những
dấu tích của kinh đô xưa gắn liền với
lịch sử hào hùng của Cha Ông trong
kháng chiến chống quân Minh xâm
lược đầu thế kỷ XV và một thời kỳ
vàng son của kinh đô thứ hai triều
đại Hậu Lê.
Lam Kinh là điểm đến hấp dẫn với
du khách để bày tỏ lòng thành kính
tri ân với những người có công với
dân với nước, những vị vua và
Hoàng hậu của triều đại Hậu Lê gắn
liền với Lam Kinh, bằng tất cả tinh
thần dân tộc và sự vượt lên những
khó khăn chung của thời đại để đấu
tranh chống giặc ngoại xâm và xây
dựng đất nước phồn thịnh trong
nhiều thế kỷ. Về thăm Lam Kinh du
khách sẽ được dâng hương tại Thái
miếu nơi thờ các vua và Hoàng hậu
triều Lê, được thăm và dâng hương

tại các lăng mộ trên mảnh đất đế đô
lịch sử. Trong thời đại hôm nay,
cùng với sự phát triển của nền kinh
tế và đời sống nhân dân được nâng
cao du lịch hướng về cội nguồn đang
ngày một phát triển. Lam Kinh là
một kinh đô mang tính chất tín
ngưỡng tâm linh của triều Lê sẽ là
một điểm đến hấp dẫn du khách thập
phương. Về thăm di tích Lam Kinh
thành kính tri ân trước anh linh các
vị vua Lê, mỗi người trong chúng ta
càng thêm tự hào về truyền thống, về
đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của
10


dân tộc Việt Nam.
- Du lịch sinh thái: Kinh đô Lam
Kinh gắn liền với một không gian
GV: Cho HS các nhóm tương tác với nhau. thiên nhiên rộng mở có đầy đủ các
yếu tố như: Núi non (núi Dầu, núi
Mục), sông (sông Chu, sông Ngọc),
GV: Giới thiệu thuyết minh viên của khu di Hồ (hồ Tây, hồ Như Áng) và một
tích lịch sử Lam Kinh cùng tương tác với diện tích rừng với rất nhiều loại cây
bản địa quý hiếm. Cùng với những
học sinh.
công trình kiến trúc điện miếu, lăng
tẩm, bia ký thì cảnh quan thiên nhiên
đang trở thành một thế mạnh để khai

thác tiềm năng du lịch sinh thái
trong phạm vi di tích và mở rộng ra
địa bàn bên ngoài. Với tổng diện tích
được quy hoạch hơn 200ha trong đó
diện tích hồ chiếm hơn 40 ha, diện
tích rừng gần 100ha, sông Ngọc
chảy trước kinh đô có chiều dài gần
6km, các đỉnh núi có độ cao vừa
phải hơn 200m.... đang là những
không gian thiên nhiên ẩn chứa
nhiều tiềm năng du lịch sinh thái.
Với lợi thế về chiều dài và có nhiều
điểm tiếp giáp với đường Hồ Chí
Minh một con đường huyết mạch
Nam- Bắc, trên các vị trí ấy có thể
xây dựng nhiều khu nghỉ dưỡng,
nhiều điểm dừng chân và các bến
thuyền đón khách theo Hồ Như Áng
về Hồ Tây vào sông Ngọc, tiến hành
tham quan di tích. Cùng với hệ
thống hồ thì diện tích rừng Lam
Kinh với sự đa dạng sinh học và có
rất nhiều loại cây quý hiếm có thời
gian sinh trưởng đã vài trăm năm thì
rừng Lam Kinh là hình thái tham
quan, khám phá lý tưởng. Du khách
có thể đi thăm rừng tìm hiểu về các
loại cây ở đây vừa có thể tiến hành
các hoạt động cắm trại, vui chơi
11



trong những khu rừng bạt ngàn màu
xanh. Với loại hình du lịch sinh thái,
rừng Lam Kinh đã và đang trở thành
điểm dừng chân lý tưởng của những
người yêu thiên nhiên, thích khám
phá và muốn có những phút tĩnh tâm
ngoài cuộc sống thị thành.
Như vậy, giá trị và tiềm năng du lịch
ở Lam Kinh rất nhiều, tiềm tàng cơ
hội khai thác đa dạng. Hai giá trị về
du lịch tâm linh và du lịch sinh thái
ở Lam Kinh không tách rời nhau mà
gắn liền với nhau tạo thành một tổng
thể du lịch chung của di tích. Khai
thác tốt tiềm năng du lịch của Lam
Kinh sẽ là cơ hội để quảng bá và
nâng tầm di tích.

GV: giới thiệu nhóm kiến trúc sư tương
lai:
- Nhóm Kiến trúc sư: Hãy tìm tấm bia
được coi Là bia cổ độc nhất vô nhị ở tỉnh
Thanh Hóa có nội dung do Nguyễn Trãi
soạn thảo nói về thân thế và ca ngợi sự
nghiệp của Lê Lợi… hãy giới thiệu về bảo
HS: các nhóm tương tác với nhau
vật này.
HS: tương tác với thuyết minh viên

cuả khu di tích Lam Kinh

*Nhóm kiến trúc sư
Nhóm đưa lớp học đến Bia Vĩnh
Lăng- bia cổ độc nhất vô nhị ở tỉnh
Thanh Hóa.
Bia Vĩnh Văng là một phần quan
trọng của lăng mộ Lê Thái Tổ, nằm
ở phía tây nam, cách khu lăng mộ
khoảng 300m, liền kề với hồ Tây.
Bia được đặt trên một gò đất cao
thoai thoải hướng về phía nam, cao
2,79m, rộng 1,94m, dày 0,27m.
Bia đá hình chữ nhật, trán cong
hình bán nguyệt, chính giữa có biểu
tượng trời/đất (hình vuông, trong
12


tròn),

chính
giữa khắc
nổi hình rồng cuộn,
uốn
khúc
quanh mặt Trời với ý nghĩa thiên
tử (con trời) là do sự giao hòa của
trời đất tạo nên. Hai bên là hình rồng
chầu với thân dài uốn khúc cùng văn

mây nước. Diềm bia được trang trí
(từ trên xuống), 9 hình rồng trang trí
tinh xảo bố cục trong 1/2 lá đề, đan
xen hoa cúc dây mang phong cách
nghệ thuật thời Lý - Trần. Theo
nghiên cứu, bên cạnh hình ảnh con
rồng truyền thống, thì hình rồng ở
giữa
trán
bia
Vĩnh
Lăng
GV: Cho HS các nhóm tương tác với nhau. lại mang ảnh hưởng của rồng
phương bắc(phong cách rồng yên
ngựa ảnh hưởng từ thời Minh) rất rõ
GV: Giới thiệu thuyết minh viên của khu di nét: mắt nhìn thẳng với vẻ dữ tợn,
tích lịch sử Lam Kinh cùng tương tác với thân mình vặn khúc, mang một dáng
đe dọa. Được bố cục gọn gàng trong
học sinh.
một bố cục hình tròn, hình tròn đấy
lại nằm gọn trong một hình vuông.
Văn bia viết trên một mặt, trán bia
viết chữ kiểu triện, bài văn trên thân
bia gồm 25 cột chữ viết chân. Cũng
theo lệ thường, văn bia có lối viết
sang cột giữa chừng và viết "đài lên"
một hàng các chữ như "Thái, Đế,
Tằng, Hoàng, Sắc"… để tỏ ý kính
trọng nhà vua và vương quyền. Căn
cứ nội dung khắc trên bia thì tác giả

văn bia là Nguyễn Trãi, soạn thảo
vào niên hiệu Thuận Thiên thứ 6
(1433) ngay sau khi vua Lê Thái
tổ băng hà và được táng ở Vĩnh
Lăng.

GV: giới thiệu nhóm nhà quản lí văn hóa
tương lai:
- Nhà quản lí văn hóa: Trong vai nhà
quản lý văn hoá, hãy trình bày thực trạng
di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Đề
xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị
Nội dung bia ngắn gọn, súc tích,
của di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
thuật lại thân thế sự nghiệp của vua
Lê Thái tổ, quá trình khởi nghĩa Lam
Sơn cho đến khi đánh tan quân
13


Minh, xây dựng lại quốc gia Đại
Việt.
HS: các nhóm tương tác với nhau
HS: tương tác với thuyết minh viên
cuả khu di tích Lam Kinh

*Nhóm nhà quản lí văn hóa tương
lai:
- Thực trạng khu di tích lịch sử Lam
Kinh.

+ Kiến trúc xưa chỉ còn là phế tích
+ Một số công trình điển hình còn
như Bia Vĩnh Lăng..
+ Hiện tại đang được xây dựng và
trùng tu lại theo kiến trúc nghệ thuật
điêu khắc thời Lê Trung Hưng
+ Chưa thu hút được nhiều khách du
lịch đến thăm quan di tích và chưa
phát triển hết tiềm năng của khu di
tích..
- Giải pháp để bảo tồn và phát huy :
+ Quy hoạch các dịch vụ phục vụ
khách tham quan và vệ sinh môi
trường. Bảo tồn và phát huy giá trị lễ
hội truyền thống Lam Kinh, tuyên
truyền trong nhân dân về ý thức bảo
vệ, giữ gìn di tích…
HS: các nhóm tương tác với nhau
HS: tương tác với thuyết minh viên
cuả khu di tích Lam Kinh
3. Hoạt động 3 : Trải nghiệm tại khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh
GV:
HS: Lắng nghe, trải nghiệm thực tế,
- Tổ chức cho học sinh trải nghiệm tại thực hiện một số câu hỏi phỏng vấn
khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh những vấn đề liên quan đến dự án
với sự hướng dẫn trực tiếp của thuyết và vai trò của nhóm đang thực hiện;
minh viên

14



GV: giới thiệu thuyết minh viên sẽ giới
thiệu về khu di tích lịch sử Lam Kinh

HS: Nghe thuyết minh, chụp ảnh,
quay video, thực hiện phỏng vấn và
trả lời phỏng vấn…
4. Hoạt động 4 : Bày tỏ cảm xúc sau chuyến đi.
GV trực tiếp phỏng vấn các em qua các câu hỏi ngay trong xe trên
đường từ di tích Lam Kinh về trường.
1. Nêu cảm nhận của em qua chuyến đi học trải nghiệm thực tế này.
2. Qua chuyến đi này em thấy mình phù hợp nhất với nghề gì?trách nhiệm của
các em đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản quốc gia.
HS: trả lời
GV chốt ý: Một giờ học ngoại khóa đã trôi qua thật nhanh. Cô nhận thấy
các em đã thật sự thích thú, thực sự hoạt động nhóm sôi nổi, thực sự trải nghiệm
sâu sắc…. Thông qua giờ học các em đã được tự mình tìm hiểu kiến thức, tự
mình khám phá, tự mình trải nghiệm, tự mình tìm kiếm sự hỗ trợ từ các thầy cô,
ban quản lí di tích. Hơn thế, các em cũng được tự diễn đạt những hiểu biết của
mình cho người khác hiểu. Nghĩa là, thông qua giờ học các em đã thực sự lớn
lên.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1.Đối với hoạt động giáo dục bản thân
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy khi được học tập dưới
dạng hoạt động trải nghiệm thực tế các em học sinh rất tích cực tham gia. Nhiều
em tỏ ra có năng lực thật sự khi thể hiện các hoạt động. Đây cũng được coi là
phương pháp thật sự ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự
chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân.
Hầu hết học sinh khi được học tập dưới dạng này đều tỏ ra thích thú hứng khởi.

Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của mình qua các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong các môn học.
2.4.2. Đối với học sinh, nhà trường.
Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh đã
phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân.
15


Các em đã tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế,
chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả.
Bên cạnh đó, các em còn được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý
tưởng của chính mình. Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi
được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Khi thực hiện, bản thân tôi đều cảm thấy bất ngờ về kết quả thu được. Đa
số các em đều hào hứng phấn khởi. Nhiều em bộc lộ rõ năng khiếu của mình
như MC, hướng dẫn viên du lịch, kiến trúc sư tương lai… .Ngay cả một số em
học sinh cá biệt rất lười học, nhưng khi tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo thì lại hào hứng, nhiệt tình.
Đó là điều mà giáo viên chúng tôi rất mừng. Khi học tập dưới dạng hoạt
động trải nghiệm sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động, tích
cực, sáng tạo, tiếp cận và phát triển năng lực của các em học sinh.
Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo các em yêu thích môn lịch sử
hơn, lịch sử không còn nhàm chán và khô khan nữa, bởi kiến thức lịch sử không
bị gò bó trong sách giáo khoa mà học lịch sử ngay tại thực địa. như vậy các em
sẽ nhớ nhanh và nhớ lâu hơn.
Em Hoàng Thị Vân Anh, học sinh lớp 10C6 Trường THPT Tô Hiến Thành
tâm sự: “ chúng em cảm ơn nhà trường cùng các cô giáo trong bộ môn lịch sử
đã đua chúng em đi học tập trải nghiệm thực tế tại khu lịch sử quốc gia đặc
biệt Lam Kinh, qua tham quan và học thực tế đã giúp chúng em hiểu những
đóng góp to lớn của khu di tích lịch sử quốc gia Lam kinh trong lịch sử dân tộc.

Đây sẽ là nguồn động lực lớn để các em phấn đấu học tập tốt để được tham gia
tiếp nhiều chuyến đi trải nghiệm thực tế tiếp theo”.
Còn em Nguyễn Tiến Đạt“Em rất thích học tập trải nghiệm sáng tạo, vì
nó khiến em được phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình. Em ao ước nhà
trường có thể tổ chức đi thực tế, tham quan một số nơi để chúng em trải nghiệm
thực tế, đồng thời giúp chúng em hình thành một số kĩ năng cơ bản trong cuộc
sống.”
Với kết quả đạt được như trên. Hiện nay sử dụng hoạt động trải nghiệm
thực tế trong các môn đã được Ban giám hiệu trường THPT Tô Hiến Thành thực
hiện thường xuyên trong công tác chuyên môn của nhà trường.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận: Hoạt động học tập trải nghiệm thực tế là các hoạt động giáo dục
thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trình giáo dục được tổ
chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ
trợ cho hoạt động dạy học.
3.2. Kiến nghị
Bên cạnh những ưu điểm trên thì học sinh vùng sâu vùng xa khi thực hiện các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn gặp nhiều hạn chế như kinh phí không có để
tổ chức cho các em đi thực tế. Đó là một điều thiệt thòi vô cùng cho các em.
16


3.2.1. Đối với sở giáo dục : Quan tâm hơn nữa đến hoạt động giáo dục trải
nghiệm thực tế ở chương trình THPT bằng các chuyên đề cụ thể cho từng môn
học. Tăng kinh phí cho hoạt động chuyên môn trong các nhà trường để các em
có được nhiều chuyến đi học tập trải nghiệm thực tế hơn ở tất cả các môn học.
3.2.2. Đối với giáo viên : Tôi nghĩ rằng, mỗi giáo viên chúng ta cần nghiên cứu
các hình thức trải nghiệm sáng tạo, xây dựng các hoạt động học trải nghiệm cho
học sinh phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và phù hợp với từng môn học của

mình để các em thật sự phát triển được năng lực, hứng thú khi học bài.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam kết đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết

Phạm Thị Huyền

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghị Nghị quyết 29-NQTW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần
thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế”.
[2] “Lê Lợi, con người và sự nghiệp” của PGS. Vũ Ngọc Khánh (NXB Thanh
Hoá, 2008)
[3] Tập 2: Danh tướng Lam Sơn của Nguyễn Khắc Thuần (NXB Giáo dục,
1996)
[4] Tài liệu “ kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong trường trung học” Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2015.
[5] Bài viết của Tiến sĩ, Nguyễn Văn Ninh, khoa Lịch sử, Đại học sư phạm
Hà Nội, trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Việt Nam
của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2015.
[6] Di tích lịch sử Lam Kinh (NXB Hồng Đức, 2017)

17



18



×