Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh thông qua tiết học lịch sử địa phương lớp 10 tại trường THPT đinh chương dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.62 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………..…1
1.1. Lí do chọn đề tài …............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu…......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2
2. NỘI DUNG ..........................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề...............................................................................................3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..................................................4
2.3.1. Một số yêu cầu................................................................................................4
2.3.2. Lựa chọn nội dung cần giảng dạy...................................................................4
2.3.1. Các biện pháp tổ chức thực hiện.....................................................................5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................................................13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................................................15
3.1. Kết luận............................................................................................................ 15
3.2. Kiến nghị .........................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................16

1


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Lòng yêu quê hương là một biểu hiện quan trọng nhất của lòng yêu nước chân
chính. Từ thủa bé thơ, mỗi chúng ta đều biết về con người, cảnh vật, quá khứ nơi
chôn nhau cắt rốn của mình. Những câu hát ru, những những câu chuyện cổ tích
của bà, mẹ, chị mà một phần không nhỏ nói về quê hương, đã sớm in sâu vào tâm
trí trẻ em, làm tăng thêm lòng yêu quê hương da diết, và là tri thức ban đầu về quê
hương. Các môn học về địa phương ở trường phổ thông, trong đó có những tiết học
Lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp, bổ sung những


kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội của quê hương trên mọi lĩnh vực, đặc biệt
thông qua đó giáo viên có điều kiện thuận lợi nhất trong việc giáo dục lòng yêu quê
hương, đất nước cho học sinh của mình.
Lịch sử địa phương là bức tranh thu nhỏ của Lịch sử dân tộc và minh họa, cụ
thể hóa, làm phong phú lịch sử toàn quốc. Lịch sử địa phương mặc dù chiếm thời
lượng rất ít (chỉ 1 tiết đối với khối 10,11 và 2 tiết ở khối 12) trong toàn bộ khóa
trình Lịch sử ở trường THPT, song lại có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục
toàn diện nhân cách cho học sinh đặc biệt là giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước
cho học sinh thông qua tiết dạy đó. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua những tiết học
về Lịch sử địa phương chưa thực sự được chú trọng, thậm chí có trường còn xem là
giờ phụ có thể dạy hoặc bỏ qua (có nhiều nguyên nhân).
Mặt khác, thực trạng xã hội hiện nay, ảnh hưởng tư tưởng, lối sống cho riêng
mình, lấy lợi ích cá nhân làm lẽ sống hoặc khi cuộc sống vật chất có chút dư giả thì
những cám dỗ đời thường đã khiến cho học sinh sao nhãng việc học, bỏ quên quá
khứ, đánh mất tương lai. Gần đây, chuyện về một số không nhỏ thanh niên Việt
Nam khi đi qua những con đường, ngách phố hoặc những ngôi trường mang tên các
nhân vật lịch sử có công đối với quê hương, đất nước nhưng không hề biết các nhân
vật ấy là ai, đã có công lao gì. Đó là một thực tế.
Vì thế, để khắc phục tình trạng trên và để góp phần giáo dục lòng yêu quê
hương, đất nước cho học sinh trong trường, bản thân tôi là một giáo viên đang trực
tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử tại trường THPH Đinh Chương Dương – một ngôi
trường mang tên danh nhân của quê hương Hậu Lộc, tôi luôn nhận thấy trách
nhiệm của mình đối với việc giáo dục nhân cách đặc biệt là giáo dục lòng yêu quê
hương, đất nước cho học sinh của mình, giúp các em hiểu được phần nào đó về
Lịch sử quê hương, những đóng góp của quê hương mình đối với sự nghiệp chung
của đất nước, qua đó các em cảm thấy thêm yêu quê hương của mình hơn, các em
thấy được trách nhiệm của bản thân đối với quê hương của mình.
Từ thực tế đó, trong những năm học gần đây, tôi đã “dày công” cho các tiết
dạy Lịch sử địa phương ở các khối lớp, và năm học này tôi quyết định chọn đề tài
“Kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước thông qua tiết học Lịch

sử địa phương lớp 11 - Trường THPT Đinh Chương Dương”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
2


Thông qua nghiên cứu lý luận và thực trạng dạy học lịch sử ở trường THPT
Đinh Chương Dương, chúng tôi khẳng định vai trò, ý nghĩa của giáo dục lòng yêu
quê hương, đất nước cho học sinh thông qua tiết học Lịch sử địa phương. Từ đó xác
định những nhân vật lịch sử quan trọng, những di tích lịch sử, sử dụng những tài
liệu tham khảo phù hợp trong dạy học lịch sử ở trường để giáo dục lòng yêu quê
hương, đất nước cho học sinh.
Với việc nghiên cứu đề tài “Kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương, đất
nước thông qua tiết học Lịch sử địa phương lớp 11 - Trường THPT Đinh
Chương Dương” tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc giúp giáo viên tiến hành
một giờ dạy học Lịch sử địa phương hiệu quả hơn, học sinh yêu thích, hứng thú với
tiết học hơn và đặc biệt các em biết gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp
của cha ông, trân trọng sự hi sinh của những thế hệ đi trước, qua đó, giúp các em
biết phát huy lòng yêu quê hương, đất nước của mình thông qua những hành động
cụ thể, phù hợp trong hoàn cảnh đất nước hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những biện pháp giáo dục lòng yêu quê hương, đất
nước cho học sinh trên địa bàn huyện Hậu Lộc qua việc tạo biểu tượng về nhân vật
Lịch sử địa phương Hậu Lộc, một số di tích trên địa bàn huyện Hậu Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi lựa chọn phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập
thông tin, thống kê tài liệu.
Trước khi thực hiện tiết dạy khoảng hai tuần, tôi nhóm học sinh ở một số xã
gần nhau thành 2 hoặc 3 nhóm (khoảng 12 đến 15 học sinh, trong đó có một nhóm
trưởng và 1 nhóm phó), nơi có di tích hoặc nhân vật Lịch sử của địa phương về
đơn vị thôn, xã để khảo sát thực tế rồi trên cơ sở đó, các em sưu tầm, thu thập

những thông tin cần thiết, thống kê các tài liệu (theo các nội dung do giáo viên
định hướng) để hoàn chỉnh phần kiến thức thuyết trình của nhóm mình chuẩn bị
cho tiết học.

3


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt từ xưa đến nay chính là
truyền thống yêu quê hương, đất nước: “Cá quen sông, chim luyến tổ, con người
sao không yêu quê hương”. Yêu quê hương, đất nước là tình cảm tự nhiên của con
người ở bất cứ dân tộc nào chứ không riêng gì ở Việt Nam. Đối với người dân nước
ta, tình cảm đối với quê hương là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, trở thành máu thịt,
lẽ sống của con người. “Quê hương mỗi người chỉ một .... quê hương nếu ai không
nhớ sẽ không lớn nổi thành người”. Lịch sử của mỗi địa phương là một bộ phận cấu
thành lịch sử dân tộc. Ở đó, nó vừa thể hiện cái chung mang tính quy luật lại vừa
thể hiện cái riêng, đặc thù làm phong phú lịch sử dân tộc. Vì thế, trong dạy học lịch
sử, nếu chỉ nhấn mạnh lịch sử dân tộc mà quên đi, thờ ơ lịch sử địa phương thì sẽ
không thấy được tác động, dấu ấn của Lịch sử địa phương đối với Lịch sử dân tộc
trong quá trình giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương đều có đối tượng nghiên cứu là tiến trình
phát triển lịch sử dân tộc do con người của dân tộc ấy sáng tạo ra trong quá trình
lịch sử. Nếu lịch sử dân tộc tập trung nghiên cứu lịch sử phát triển của dân tộc,
những quy định chung thì lịch sử địa phương lại là cái cụ thể để chứng minh cho
quy luật phát triển của lịch sử dân tộc, nó vừa là nét đặc thù cho lịch sử của từng
địa phương trong sự phát triển chung của lịch sử dân tộc. Vì vậy, trách nhiệm của
mỗi giáo viên lịch sử là phải truyền đạt cho học sinh của mình những kiến thức lịch
sử dân tộc, đồng thời cần phải định hướng cho các em nắm bắt những kiến thức về
lịch sử địa phương để qua đó giáo dục cho các em tình cảm yêu quê hương nơi

chôn nhau cắt rốn của mình và có cơ sở lí luận khoa học để giải quyết những vấn
đề phức tạp, thời sự đã và đang diễn ra trong địa phương và trong nước
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Về phía giáo viên.
Qua quá trình giảng dạy lịch sử ở trường THPT hiện nay, tôi nhận thấy phần
lớn các giáo viên rất có trách nhiệm với nghề nghiệp, với mục đích giáo dục của
mình. Họ thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩ năng dạy học để nâng cao
chất lượng giáo dục bộ môn. Song với lịch sử địa phương, trên thực tế theo tôi
được biết (qua việc trao đổi với nhiều đồng nghiệp ở các trường trong địa bàn
huyện và tỉnh) tiết lịch sử địa phương ở nhiều trường THPT chưa thực sự được
quan tâm. Có nhiều nguyên nhân:
- Còn nhiều giáo viên chưa thực sự bỏ thời gian, công sức để xây dựng tiết dạy
có chất lượng.
- Thiếu tài liệu giảng dạy, thiếu đồ dùng trực quan.
- Tiết Lịch sử địa phương thường ở gần cuối khóa trình Lịch sử (Khối 10, 11)
nên không được coi trọng.
- Điều kiện vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nên chưa tổ chức được một số
tiết học ngoại khóa về lịch sử địa phương.
4


Tuy nhiên, đối với trường THPT Đinh Chương Dương, mặc dù chưa có điều
kiện tổ chức cho các em những tiết học ngoại khóa về lịch sử nhưng Chi bộ và Nhà
trường cũng có những hoạt động như cùng với nhân dân và học sinh trên địa địa
bàn huyện quyên góp tiền xây dựng tượng đài Lê Hữu Lập, vào dịp Xuân Bính
Thân 2016 vừa rồi, Đoàn trường THPT Đinh Chương Dương đã cùng với Tỉnh
đoàn, huyện đoàn tham gia hoạt động tết trồng cây tại khu tượng đài Lê Hữu Lập...
Những hoạt động đó đã phần nào hỗ trợ cho những tiết dạy Lịch sử địa phương tại
trường, hỗ trợ cho việc giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh.
2.2.2. Về phía học sinh.

Trong quá trình trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Đinh Chương, qua khảo
sát học sinh khối 10 thì đa số học sinh khi bước chân vào trường đều chưa biết về
các nhân vật lịch sử địa phương trên địa bàn huyện mình, thậm chí học tại trường
THPT Đinh Chương Dương nhưng không biết gì về nhân vật lịch mà trường mang
tên là ai...Tuy nhiên, đa số các em đều có ý thức tìm hiểu lịch sử quê hương mình vì
trước khi dạy tiết lịch sử địa phương, tôi yêu cầu các em về sưu tầm tài liệu chuẩn
bị nội dung thì các em rất hào hứng. Vì thế, đây là một điều kiện thuận lợi để giáo
viên có thể triển khai tiết dạy có chất lượng nhất.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Một số yêu cầu:
Trong quá trình thực hiện tiết dạy lịch sử địa phương, giáo viên cần phải xác
định rõ nội dung kiến thức cần truyền tải đến học sinh, đồng thời cần phải sử dụng
các phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn. Đặc biệt trong quá trình triển khai
kế hoạch tiết học, giáo viên đặc biệt chú trọng việc phát huy tính tích cực của học
sinh. Giáo viên cần lập kế hoạch cụ thể cho các em trước khi tiến hành tiết dạy từ 1
đến 2 tuần để các em có thời gian sưu tầm tài liệu, thu thập thông tin, khảo sát thực
tế...Có như vậy mới mang lại hiệu quả giáo dục cao bởi các em có những sản phẩm
của mình sau thời gian làm việc thực sự và qua quá trình tìm hiểu, sưu tầm tài liệu
các em mới hiểu rõ hơn những đóng góp của các nhân vật lịch sử địa phương từ đó
phát huy được lòng yêu quê hương, đất nước cao độ cho các em.
2.3.2. Lựa chọn nội dung cần giảng dạy:
Trong chương trình lịch sử cấp THPT hiện hành có 4 tiết dạy lịch sử địa
phương ở 3 khối lớp (Khối 10 – 1 tiết, khối 11 – 1 tiết, khối 12 – 2 tiết). Trong quá
trình giảnh dạy, nhóm chuyên môn cần thống nhất những nội dung dạy cụ thể cho
từng khối lớp. Trên cơ sở đó, mỗi giáo viên trong nhóm tự xây dựng cho mình kế
hoạch triển khai tiết dạy đầy đủ để xây dựng được những tiết học hiệu quả nhất.
Với chủ đề giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh thông qua tiết
dạy lịch sử địa phương, có nhiều nội dung có thể đưa vào giảng dạy: kể chuyện về
những nhân vật lịch sử, giới thiệu về khu di tích lịch sử, về địa danh lịch sử...Vì
vậy, mỗi giáo viên cần phải lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp, đảm bảo truyền

tải trong 1 tiết học một cách nhẹ nhàng, không quá nặng nề, ôm đồm kiến thức, lại
gây hứng thú cho học sinh, đặc biệt mang lại hiệu quả giáo dục cao.
5


Đối với tiết lịch sử địa phương lớp 11 tại trường THPT Đinh Chương Dương,
tôi lựa chọn vấn đề: Cho học sinh tìm hiểu và nắm được những nét cơ bản về tiểu
sử và sự nghiệp của 2 nhân sĩ yêu nước của quê hương Hậu Lộc là Nhân sĩ yêu
nước Phạm Bành và cụ Đinh Chương Dương. (Chú ý: Phạm Bành được nêu tên
trong bài 21 của chương trình Lịch sử lớp 11 nhưng thuộc nội dung giảm tải và chủ
yếu phần học đó trọng tâm là tìm hiểu cuộc khời nghĩa Ba Đình. Còn ở tiết học này
chủ yếu tìm hiểu về những nét cơ bản về tiểu sử và sự nghiệp của Phạm Bành).
2.3.1. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
Để minh họa cho những vấn đề nhận thức nói trên, tôi xin trình bày một số
kinh nghiệm trong việc giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh qua
tiết học Lịch sử địa phương ở khối lớp 10 trường THPT Đinh Chương Dương (Hậu
Lộc, Thanh Hóa).
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Qua tiết học, học sinh nhận thức được:
- Những nét cơ bản về các nhân vật lịch sử tiêu biểu ở địa phương huyện Hậu Lộc –
Thanh Hóa: nhân sĩ yêu nước Phạm Bành, cụ Đinh Chương Dương.
- Hiểu được những đóng góp quan trọng của các nhân vật lịch sử ấy đối với quê
hương, đất nước.
2. Thái độ:
Giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, lòng biết ơn đối với
những người đã có công với cách mạng, phát huy truyền thống “uống nước nhớ
nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Qua đó, định hướng cho học sinh lòng
quyết tâm trong học tập, lao động để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.
3. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, thuyết trình một vấn đề lịch sử.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Xây dựng kế hoạch bài dạy: Chia lớp thành 2 nhóm (mỗi nhóm từ 15 đến 20 học
sinh) chuẩn bị nội dung bài học: sưu tầm các tài liệu lịch sử, thu thập những hình
ảnh quá khứ và hiện tại có liên quan đến các nhân vật lịch sử: Phạm Bành, cụ Đinh
Chương Dương.
-Trước khi triển khai tiết học, giáo viên kiểm tra việc đã giao cho học sinh theo các
nhóm phân công.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Theo sự phân công của giáo viên, các nhóm học sinh về các địa phương thu thập
thông tin, sưu tầm tài liệu, cử thư kí của nhóm viết bài thuyết trình theo yêu cầu của
giáo viên chuẩn bị cho tiết học:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về nhân sĩ yêu nước Phạm Bành.
- Nhóm 2: Tìm hiểu về cụ Đinh Chương Dương.
C. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Giới thiệu nội dung và cách thức tiến hành bài học.
6


Sau khi ổn định lớp, tôi giới thiệu bài học bằng cách cách khái quát cho các
em một vài nét về quê hương Hậu Lộc – một vùng quê tuy nghèo nhưng giàu lòng
yêu nước, được thể hiện qua nhiều nhân vật lịch sử, nhiều hành động thực tế… Sau
đó, tôi nêu cách thức tiến hành bài học: Chúng ta đã chuẩn bị cho tiết học theo
những yêu cầu của cô giao cho 2 nhóm ở tiết học tuần trước. Trong tiết học này, cô
trò ta sẽ hoàn thành yêu cầu tiết học bằng cách: Trên cơ sở kết quả sản phẩm của
mình, yêu cầu nhóm trưởng mỗi nhóm lên thuyết trình sản phẩm của nhóm mình
rồi chúng ta đi đến chốt những nội dung cơ bản nhất.
3.3. Tiến trình bài học.
* HOẠT ĐỘNG 1:

1. Phạm Bành (1825 – 1877).
- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, phân tích.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV yêu cầu trưởng nhóm 1 trình bày bài thuyết trình về tiểu sử và những
hoạt động yêu nước của nhà đốc học Phạm Bành cho cả lớp nghe. Bài thuyết
trình được trình bày trong 5 phút như sau: (Đây là sản phẩm của học sinh)
“Phạm Bành quê ở làng Trương Xá (nay thuộc xã Hoà Lộc, huyện Hậu
Lộc, Thanh Hoá), đậu cử nhân khoa Giáp Tý (1864). Ông làm quan đến chức Án
sát tỉnh Nghệ An, là người nổi tiếng thanh liêm và biết quan tâm đến đời sống nhân
dân.
Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông bỏ quan về
quê cùng với Hoàng Bật Đạt mộ quân khởi nghĩa. Giữa năm 1886 ông được cử
cùng với một số tướng lĩnh khác xây dựng căn cứ Ba Đình nhằm bảo vệ cửa
ngõ miền Trung Việt Nam và làm bàn đạp đánh địch ở đồng bằng. Lập căn cứ Ba
Đình (Nga Sơn, Thanh Hoá) nghĩa quân có thể kiểm soát và khống chế đường số
1(là con đường đi yết hầu của địch từ Bắc vào Nam), hơn nữa địa thế nơi đây rất
thuận lợi cho việc xây dựng một căn cứ phòng ngự kiên cố và từ đó nghĩa quân có
thể toả ra ngăn chặn những hoạt động của địch ở khu vực giữa Ninh Bình và Thanh
Hóa, chặn đánh các đoàn quân vận tải trên đường. Những hoạt động của nghĩa quân
đã gây cho địch nhiều thiệt hại, các tuyến đường giao thông của địch bị tê liệt.
Sau những thất bại nặng nề ở Ba Đình, thực dân Pháp chủ trương tập trung đủ
mọi binh chủng, có pháo binh yểm trợ đã tiến hành bao vây và mở nhiều đợt tấn
công căn cứ Ba Đình. Mặc dù tuổi già sức yếu (lúc này ông đã 60 tuổi) nhưng
Phạm Bành luôn có mặt ở trận địa, nơi nguy hiểm nhất để động viên và khích lệ các
nghĩa binh chiến đấu. "Hình ảnh một ông già tóc bạc phơ, mình mặc áo tứ thân
lưng thắt nhiễu đỏ vai đeo kiếm vác loa đi thăm từng công sự dưới làn mưa bom
của quân thù” đó có tác dụng nâng cao tinh thần chiến đấu, đoàn kết của nghĩa
quân.
Sau khi Ba Đình thất thủ, ông đưa nghĩa quân rút về căn cứ dự phòng ở Mã
Cao (huyện Yên Định) ngay đêm 20 tháng 2 năm 1887, rồi lánh về quê. Ông bị

địch truy lùng, treo giải thưởng cho những ai bắt được ông. Chúng bắt mẹ và con
ông đem ra đánh đập, ép phải gọi ông ra đầu thú. Vì thương mẹ già và con nhỏ ông
7


đã vờ ra hàng để cứu mẹ và con. Sau khi mẹ và con được tha. Ông đã uống thuốc
độc tự tử để tỏ lòng "Trung quân ái quốc”. Ông mất đi để lại cho nhân dân trong
vùng, các chiến hữu, bạn bè, các danh sĩ bấy giờ những tình cảm đau thương mến
phục. Nhiều người đã làm thơ ca ngợi và tưởng nhớ ông:
"Quân tử trọn đời lòng vẫn trắng
Tướng quân dù chết mặt còn hăng".
Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên yêu cầu những học sinh khác trong
nhóm nêu những nội dung cơ bản bằng một số câu hỏi:
Câu hỏi 1: Nêu rõ một số nét tiêu biểu về tiểu sử của Phạm Bành?
Câu hỏi 2: Nêu những hoạt động tiêu biểu của Phạm Bành?
Câu hỏi 3: Hãy rút ra những đóng góp tiêu biểu của Phạm Bành đối với sự nghiệp
cách mạng của quê hương, đất nước?
Câu hỏi 4: Qua việc tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Phạm Bành
em hãy đánh giá về nhân vật lịch sử này của quê hương Hậu Lộc? Em đã học tập
được những gì từ Phạm Bành? Em nên có những suy nghĩ và hành động gì trước
sự hi sinh của ông?
Ở mỗi câu hỏi, giáo viên yêu cầu 1 đến 2 em trả lời, nhận xét rồi trên cơ sở đó giáo
viên chốt những nội dung cơ bản nhất.
* Vài nét tiểu sử:
- Phạm Bành (1825 – 1877) quê ở làng Trương Xá (nay là xã Hoà Lộc) huyện Hậu
Lộc - Thanh Hoá. Ông sinh ra trong một gia đình quan chức có truyền thống hiếu
học, yêu nước thương nòi.
- Năm 1867 ông đỗ cử nhân, sau đó ra làm Đốc học rồi Án Sát ở Nghệ An.
*Những hoạt động tiêu biểu:
- Từ 7/1885 ông tham gia phong trào Cần Vương

- Cùng với Đinh Công Tráng chiêu mộ, tập hợp nghĩa quân, xây dựng căn cứ Ba
Đình vững chắc.
- Tổ chức cho nghĩa quân đánh nhiều trận gây khốn đốn cho Pháp.
- Kết quả: Pháp ra tay đàn áp, khởi nghĩa thất bại. Sau khi cứu được mẹ và con ông
uống thuốc độc tự tử để tỏ lòng "Trung quân ái quốc".
* Đánh giá:
- Ông là một người giàu lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp cứu nước,
giải phóng dân tộc, ông đã đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp chung của
quê hương, đất nước.
- Sự hi sinh của ông đã để lại tình cảm đau thương, mến phục đối với chiến hữu,
bạn bè và anh em lúc bấy giờ và để lại niềm kính phục, biết ơn đối với mọi người
dân trên đất Việt nói chung và nhân dân Hậu Lộc nói riêng hiện nay và mãi đến sau
này.
Ở câu hỏi 4: giáo viên có thể gợi ý, định hướng cho học sinh theo mục đích
của bài học. Học sinh rút ra đánh giá qua sự hiểu biết của mình, giáo viên gợi ý cho
học sinh có thể liên hệ bản thân để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước:
8


- Những hoạt động của Phạm Bành: xả thân vì quê hương, đất nước trong thời kì
đất nước có giặc ngoại xâm, còn thời kì hiện nay thì em học tập được gì?
- Những suy nghĩ và hành động của bản thân: Tỏ lòng cảm phục, biết ơn, tuyên
truyền cho người thân những hành động đẹp, hữu ích…
Giáo viên cung cấp thêm:
Hiện nay, để tưởng nhớ đến công ơn của ông, tên của ông được vinh danh đặt
cho 1 con đường ở quận Bình Tân (Tp.Hồ Chí Minh), một tuyến phố ở Thành phố
Thanh Hóa, một tuyến phố ở thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa. Hằng năm, vào dịp lễ
tết, chính quyền và nhân dân địa phương thường đến viếng mộ ông để tỏ lòng tôn
kính, tri ân đối với người con trung hiếu, yêu nước thương dân của quê hương Hậu
Lộc.

Sau đó giáo viên cung cấp cho các em một số hình ảnh:
- Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
- Khu mộ thờ Phạm Bành tại quê nhà - xã Hòa Lộc, Hậu Lộc.

Phạm Bành và Đinh Công Tráng họp bàn kế hoạch và chỉ đạo khởi nghĩa Ba
Đình (1886-1887)

9


Khu mộ thờ Phạm Bành tại quê nhà - xã Hoà Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa
* HOẠT ĐỘNG 2:
2. Cụ Đinh Chương Dương (1898 - 1972)
- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, phân tích.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV yêu cầu trưởng nhóm 2 trình bày bài thuyết trình về cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng của Cụ Đinh Chương Dương cho cả lớp nghe. Bài thuyết
trình được trình bày trong 6 phút như sau: (Đây là sản phẩm của học sinh)
“Cụ Đinh Chương Dương (1898 - 1972) quê ở làng Lộc Liêm, tổng Xuân
Trường (nay là làng Y Bích, xã Hải Lộc) huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra
và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm.
Ngay từ nhỏ cụ đã sớm ý thức ra đi hoạt động cách mạng đánh đuổi giặc Tây.
Năm 1911, cụ trốn nhà vào Nghệ An bắt liên lạc với các đảng của phong trào
Cần Vương, mở đầu cho cuộc đời hoạt động của mình giữa lúc mới 13 tuổi.
Những năm 1919 - 1923, cụ tích cực liên lạc với các tổ chức yêu nước và
cách mạng trong nước và ngoài nước. Năm 1924, cụ đưa một số thanh niên tiến bộ
Thanh Hoá sang Quảng Châu tham gia Tâm tâm xã nhiều người được kết nạp vào
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1928 đang tổ chức nhóm thanh niên
Trung kỳ vượt biên giới sang Trung Quốc, cụ bị bắt ở Móng Cái, bị kết án 4 năm tù
và đầy đi Tuyên Quang. Cuối năm 1930, ra tù cụ tiếp tục hoạt động. Cụ lên Thiệu

Hóa bắt liên lạc với tổ chức Đảng để xây dựng cơ sở hoạt động. Năm 1934 cụ bị
bắt bị xử 5 năm tù ở Hỏa Lò, Hà Nội. Ở nhà tù Hỏa Lò, cụ được gặp đồng chí
Trường Chinh, Sao Đỏ (tức đồng chí Nguyễn Lương Bằng). Biết cụ là người yêu
nước chân chính, tổ chức Đảng ở đây hết lòng giúp đỡ cụ, dìu dắt cụ, Tại đây, ngày
3 - 3 - 1934 cụ được kết nạp vào Đảng. Một điều lý thú đối với cụ ở Hỏa Lò là: Cụ
và con trai là Đinh Chương Phượng cùng ngồi tù, cùng được kết nạp vào Đảng.
10


Nhưng năm 1938 sau khi ra tù, cụ tiếp tục hoạt động. Cụ được cử về phụ
trách 3 huyện (Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá). Tại đây, trong
phong trào dân chủ (1936 - 1939) cụ đã hoạt động rất tích cực và có hiệu quả. Cụ
lại bị bắt, kết án 10 năm tù ở Buôn Ma Thuột. Tại Buôn Ma Thuột, một lần nữa hai
cha con cùng ở trong tù: Đinh Chương Lân con trai thứ 3 được cụ giác ngộ đưa đi
hoạt động giờ đây ngồi tù với bố. Thế là lần thứ hai, hai cha con cùng ngồi tù. Bọn
địch thường chế giễu : "Người ta thì phụ tử đồng khoa, cha con ông thì phụ tử đồng
lao". Do phong trào đấu tranh của nhân dân, của anh em tù nhân, năm 1943 địch
buộc phải trả tự do cho cụ. Ra tù, cụ lại chống gậy ra đi tìm bắt liên lạc với Đảng
tiếp tục hoạt động.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 cụ trở về nước, được bầu vào Quốc Hội
khoá đầu tiên của Nhà nước ta và làm cố vấn cho Uỷ ban kháng chiến Trung bộ.
Sau đó cụ nghỉ hưu và từ trần ngày 15 - 3 - 1972 tại thị xã Hà Đông”.
Sau khi học sinh trình bày xong giáo viên yêu cầu những học sinh khác trong
nhóm nêu những nội dung cơ bản bằng một số câu hỏi:
Câu hỏi 1: Nêu rõ một số nét tiêu biểu về tiểu sử của Cụ Đinh Cương Dương?
Câu hỏi 2: Nêu những hoạt động cách mạng tiêu biểu của Cụ Đinh Chương
Dương?
Câu hỏi 3: Hãy rút ra những đóng góp tiêu biểu của Cụ Đinh Chương Dương đối
với sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước?
Câu hỏi 4: Qua việc tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng cụ Đinh Chương

Dương em hãy đánh giá về nhân vật lịch sử này của quê hương Hậu Lộc? Em nên
có những suy nghĩ và hành động gì trước sự hi sinh của ông?
Ở mỗi câu hỏi, giáo viên yêu cầu 1 đến 2 em trả lời, nhận xét rồi trên cơ sở đó giáo
viên chốt những nội dung cơ bản nhất.
* Vài nét tiểu sử:
- Cụ Đinh Chương Dương(1898 - 1972) quê ở làng Lộc Liêm, tổng Xuân Trường
(nay là làng Y Bích, xã Hải Lộc) huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra và lớn
lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Từ nhỏ cụ đã sớm ý thức ra đi
hoạt động cách mạng đánh đuổi giặc Tây.
* Những hoạt động tiêu biểu:
- Năm 1911, cụ trốn nhà vào Nghệ An bắt đầu cho cuộc đời hoạt động.
- Những năm 1919 - 1923, tích cực liên lạc với các tổ chức yêu nước và cách mạng
trong nước và nước ngoài.
- 3 - 1934 cụ được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương.
- Trong quá trình hoạt động cách mạng, cụ đã nhiều lần bị bắt, tù đày, bị bọn thực
dân tra tấn dã man, sức khỏe yếu nhiều nhưng cụ vẫn không từ bỏ nhiệt huyết cách
mạng của mình.
Sau cách mạng tháng 8 – 1945, cụ được bầu vào Quốc Hội khoá I của Nhà
nước ta và làm cố vấn cho Uỷ ban kháng chiến Trung bộ.
* Đánh giá:
11


- Cụ Đinh Chương Dương là một nhân sĩ yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp
cứu nước, giải phóng dân tộc.
- Cụ đã hi sinh cả cuộc đời mình vì sự nghiệp chung của quê hương, đất nước.
Những đóng góp của cụ đã làm góp phần làm đẹp thêm quê hương Hậu Lộc yêu
dấu của chúng ta hôm nay và mai sau.
Giáo viên cung cấp thêm một số tư liệu:
- Tư liệu 1: Từ khi trở thành người cộng sản, bọn thực dân tra tấn hành hạ cụ

càng dã man hơn. Không khai thác gì được cụ ở Hỏa Lò, địch đưa cụ vào nhà
thương Vinh, dùng phương pháp y học để tàn phá thân thể cụ. Chúng bịa ra cụ có
bệnh đau ruột thừa để khẩn cấp mang đi mổ. Chúng dùng áp lực trói tay chân cụ rồi
đưa lên bàn mổ. Mấy ngày sau tỉnh dậy thấy người đau ê ẩm, mất thăng bằng, soát
sét lại cơ thể mới biết chúng cắt đi một hòn ngoại thận, gân chân trái. Từ đây chân
trái cụ teo lại, đầu óc kém minh mẫn, người yếu dần.
=> Thông tin trên giúp học sinh càng rõ hơn về lòng nhiệt huyết cách mạng
của cụ Đinh Chương Dương. Qua đó càng tăng thêm tính giáo dục đối với các em.
- Tư liệu 2: Đánh giá công lao của cụ, điếu văn của Ban Chấp Hành Tỉnh uỷ,
Uỷ ban nhân dân tỉnh và Mặt trận Tổ Quốc tỉnh Hà Tây đã viết: Trong cuộc đời
hoạt động của mình cụ đã bị bọn thực dân Pháp cầm tù 10 lần, giam giữ tới 30
năm.... Cụ mất đi là một tổn thất lớn của chúng ta. Tổ quốc mất một người công
dân yêu nước nồng nàn, Đảng mất một đồng chí cách mạng lão thành kiên cường,
bất khuất...”
- Tư liệu 3: Năm 1943, khi đang hoạt động ở Trung Quốc, tại Liễu Châu, Bác
Hồ đã viết bài thơ “Tặng cụ Đinh Chương Dương” – người có cùng chung ý chí
cứu nước, cứu nhà:
“ Quan san muôn dặm gặp nhau đây,
Mục đích chung là đuổi Nhật, Tây.
Dân bị hai tròng vào một cổ,
Ta liều trăm đắng với ngàn cay.
Già dù yếu sức mang mang nhẹ,
Trẻ cố ra công gánh gánh đầy.
Non nước của ta ta lấy lại,
Nghìn thu sự nghiệp nổi từ đây”.
- Tư liệu 4: Hiện nay, để tưởng nhớ đến công ơn của cụ, tên của cụ được vinh
danh đặt tên cho một đường phố ở phường Ba Đình - Tp.Thanh Hóa và tên đường ở
Củ Chi - Tp.Hồ Chí Minh.
- Tư liệu 5: Những năm 90 của thế kỉ XX, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở giáo dục và
đào tạo Thanh Hóa đã quyết định thành lập các trường bán công trong tỉnh với qui

định gắn với mỗi tên trường được thành lập là tên của những nhân vật lịch sử, danh
nhân, chiến sĩ cách mạng để tưởng nhớ công ơn của các nhân vật lịch sử, danh
nhân, chiến sĩ cách mạng ấy. Năm 1998, tại Hậu Lộc, một ngôi trường mới được
xây dựng ở ngay trung tâm Huyện với tên: Trường THPT bán công Đinh Chương
12


Dương. Năm 2010 trường đã được chuyển đổi thành loại hình trường công lập:
Trường THPT Đinh Chương Dương. Qua quá trình xây dựng và trưởng thành, hiện
nay trường THPT đã và đang đạt được nhiều thành tích nổi bật. Đó là những thành
tích tri ân sâu sắc của Thầy và trò Nhà trường đối với danh nhân mà trường mang
tên.
Giáo viên hỏi: Là 1 học sinh được học tập và rèn luyện dưới mái trường mang tên
danh nhân lịch sử Đinh Chương Dương, em có suy nghĩ và hành động như thế nào
trong thời kỳ hiện nay?
Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời theo định hướng giáo dục lòng yêu
quê hương, đất nước gắn với những hành động cụ thể nhằm xây dựng quê hương,
đất nước trong thời kỳ mới ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn.
Sau đó giáo viên cung cấp cho các em một số hình ảnh:
- Ảnh: Danh nhân lịch sử Đinh Chương Dương.
- Nhà thờ cụ Đinh Chương Dương tại quê nhà (Y Bích – xã Hải Lộc – Hậu
Lộc – Thanh Hóa).
- Một số hình ảnh về ngôi trường mang tên danh nhân lịch sử Đinh Chương
Dương.

Danh nhân lịch sử
Đinh Chương Dương

Nhà thờ cụ Đinh Chương Dương tại quê nhà –
(Y Bích – xã Hải Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa)


13


TRƯỜNG THPT ĐINH CHƯƠNG DƯƠNG

Một số hình ảnh về ngôi trường mang tên danh nhân lịch sử
Đinh Chương Dương
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Để thấy được tính hiệu quả khi sử dụng tài liệu tham khảo vào bài giảng, tôi
đã tiến hành thực nghiệm. Trước và sau khi dạy tiết Lịch sử địa phương, tôi khảo
sát các lớp 11 mà tôi phụ trách bằng 2 câu hỏi:
Câu 1: “Em có hiểu biết gì về nhân sĩ yêu nước Phạm Bành”?
Câu 2: “Khi được trúng tuyển và học tại trường THPT Đinh Chương Dương
đã gần 1 năm, em có hiểu biết gì về người mang tên ngôi trường thân yêu của
mình”?
- Kết quả tôi đã khảo sát được là:
14


Trước khi học

Sau khi học
Tổng số Số HS biết 1 Số học sinh Số HS biết rõ
(Điểm
khá,
học sinh chút
không biết gì
giỏi)
SL %

SL
%
SL
%
11C2 (42) 6
17
36
83
32
76
11C3 (40) 5
13
35
87
28
70

Số HS đạt điểm
TB
SL
10
12

%
24
30

Như vậy, kết quả trên cho thấy, sau khi học xong tiết lịch sử địa phương, hầu
hết các em học sinh có thêm những hiểu biết một phần nào đó về địa phương nơi
mình đang sinh sống. Qua đó, các em càng thêm yêu quê hương mình, có ý thức

học tập tốt và sống có trách nhiệm hơn với bản thân và quê hương, đất nước mình
hơn.

15


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh qua tiết dạy lịch sử địa
phương là việc làm cần thiết đối với môn học Lịch sử trong trường phổ thông. Nó
giúp cho học sinh tiếp thu được một phần kiến thức Lịch sử địa phương. Qua
những nhân vật, những sự kiện lịch sử, sự hy sinh của các anh hùng dân tộc, học
sinh được bồi dưỡng thêm tinh thần anh dũng, sự gan dạ, lòng trung thực và hiểu
biết hơn về quê hương mình. Từ đó, các em cảm thấy tự hào về quê hương mình,
sống có ích, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước mình hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc giáo dục lòng yêu quê hương,
đất nước qua 1 tiết học lịch sử địa phương lớp 10 tại trường THPT Đinh Chương
Dương. Rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học và đồng nghiệp để đề
tài được vận dụng vào thực tế giảng dạy đạt hiệu quả cao.
3.2. Kiến nghị.
Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê
hương, đất nước thông qua tiết học Lịch sử địa phương lớp 11 - Trường THPT
Đinh Chương Dương”, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử cần xây dựng kế hoạch tổ chức tiết
học Lịch sử địa phương có hiệu quả cao phát huy tính tích cực đối với các em.
- Nhà trường giúp đỡ nhóm Lịch sử (về kinh phí) tổ chức một số tiết học ngoại
khóa về lịch sử địa phương.
- Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa cần bổ sung tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh
Thanh Hóa, tổ chức hội thảo chuyên đề về dạy học Lịch sử địa phương và thống
nhất nội dung chương trình dạy Lịch sử địa phương trên địa bàn tỉnh nhà.

Trên đây là một vài đề xuất kiến nghị của bản thân tôi trong sáng kiến giáo
dục này. Rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của nhà trường, đồng nghiệp
để sáng kiến đạt hiệu quả.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Hậu Lộc, ngày 10 tháng 05 năm 2016
CAM KẾT KHÔNG COPPY
Người viết

Lương Thị Mai Trâm

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thanh Hải và Vũ Quý Thu (chủ biên, 1996), Lịch sử Thanh Hóa, NXB
Thanh Hóa.
2. Hoàng Tiến Tựu (Chủ biên, 1990), Địa chí Hậu Lộc, NXB khoa học xã hội Hà
Nội.
3. GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên, 2007), Phương pháp dạy học lịch sử, NXB
Đại học sư phạm.

17


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT ĐINH CHƯƠNG DƯƠNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC LÒNG YÊU
QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT
HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THPT ĐINH
CHƯƠNG DƯƠNG

Người thực hiện: Lương Thị Mai Trâm
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Lịch sử

THANH HOÁ NĂM 2016
18



×