Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền học quần thể nhằm nâng cao chất lượng ôn thi trung học phổ thông quốc g

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.89 KB, 21 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Di truyền học quần thể, một nội dung chủ yếu của di truyền học hiện đại đã
được đưa vào giảng dạy tại chương trình THPT. Những nội dung này có ý nghĩa
quan trọng trong việc giúp học sinh tiếp cận một số khái niệm cơ bản về chọn
giống và tiến hóa. Các đề thi trung học phổ thông quốc gia theo cấu trúc mới hiện
nay đều có nội dung liên quan tới phần “Di truyền học quần thể” với số điểm
không nhỏ, mặc dù trong sách giáo khoa chỉ cung cấp những kiến thức lý thuyết
đơn giản. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, trong đề thi có nhiều câu hỏi đưa ra
nhiều nhận định và yêu cầu xác định số nhận định đúng, sai đòi hỏi học sinh phải
đọc kĩ và tính toán tất cả các kết quả nêu lên ở đề bài. Điều này sẽ làm học sinh
mất nhiều thời gian hơn nên càng cần cách làm nhanh chóng. Vì vậy, việc xây
dựng một số công thức liên quan tới các dạng bài tập ở nội dung này có ý nghĩa
thiết thực trong việc rèn luyện tư duy lôgic và kỹ năng phân tích đánh giá vấn đề
được đề bài nêu ra của học sinh để từ đó lựa chọn được đáp án đúng.
Trong chương trình sinh học lớp 12, thời gian dành cho phần di truyền
quần thể rất ít, chỉ có hai tiết lý thuyết (một tiết về quần thể giao phối và một tiết
về quần thể tự phối), không có tiết nào cho bài tập, nhưng ngược lại trong các đề
thi tỉ lệ điểm của phần này không nhỏ với rất nhiều dạng bài tập mở rộng. Khối
lượng kiến thức nhiều, nhiều bài tập áp dụng, trong khi đó thời gian hạn hẹp nên
giáo viên khó có thể truyền đạt hết cho học sinh, do đó học sinh rất dễ gặp khó
khăn, lúng túng khi gặp những dạng bài tập này, đặc biệt đối với học sinh các
trường trung học phổ thông ở vùng sâu, vùng xa. Nhiều học sinh vận dụng lý
thuyết để giải bài tập một cách mơ hồ, lúng túng, không có cơ sở khoa học. Bên
cạnh đó các em cũng không có tâm huyết với môn Sinh học này như các môn học
tự nhiên khác, số lượng học sinh học khối B còn rất ít. Vì vậy để làm rõ những
điểm cần lưu ý trong quá trình giải bài tập, giúp học sinh yên tâm, tự tin hơn
trong quá trình làm bài để đạt kết quả tốt, thay đổi cách nhìn nhận của các em về
môn học và nhằm giúp các em yêu thích môn học hơn tôi mạnh dạn chọn đề tài
“Phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền học quần thể nhằm nâng
cao chất lượng ôn thi trung học phổ thông quốc gia ở trường THPT Quảng


Xương 4”
II. Mục đích nghiên cứu
Để học tốt và thi tốt các kỳ thi với hình thức trắc nghiệm như hiện nay học
sinh cần đổi mới phương pháp học tập và làm quen với hình thức thi cử. Nếu
trước đây học và thi môn Sinh học, học sinh cần học thuộc và nhớ từng câu, từng
chữ hoặc đối với bài toán học sinh phải giải trọn vẹn các bài toán. Nay học sinh
lưu ý trước hết đến sự hiểu bài, hiểu thấu đáo các kiến thức cơ bản đã học để vận
dụng những hiểu biết đó vào việc phân tích, xác định, nhận biết các đáp án đúng,
sai trong các câu trắc nghiệm. Đặc biệt đối với các câu bài tập, làm thế nào để có
được kết quả nhanh nhất?
Nếu chỉ dựa vào phần kiến thức và công thức được hình thành trên lớp, khi
gặp những dạng bài tập mở rộng này, học sinh phải tính từng bước một rất lâu và
dễ bị nhầm lẫn vì phải tính toán nhiều. Vì vậy, đề tài này sẽ giúp học sinh có cách
1


giải nhanh nhất để có đáp án cuối cùng trong nhiều phương án phải lựa chọn của
câu hỏi trắc nghiệm.
III. Đối tượng nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở kiến thức lý thuyết và các công thức về tính tần số alen,
thành phần kiểu gen của quần thể trong trường hợp tự phối và giao phối đã được
học, đề tài này giúp học sinh biết cách hình thành công thức tính tần số alen,
thành phần kiểu gen của quần thể tự phối trong những trường hợp đặc biệt (các
kiểu gen có sức sống và khả năng sinh sản khác nhau) sau nhiều thế hệ; tính số
kiểu gen, kiểu hình bà số kiểu giao phối tối đa có thể xảy ra quần thể giao phối.
Nếu không hình thành được những công thức này mà chỉ dựa và các công thức cơ
bản đã được học thì đối với bài tập về quần thể tự phối, học sinh phải tính lần
lượt qua từng thế hệ để chia lại tỉ lệ nên mất nhiều thời gian và dễ nhầm lẫn. Còn
đối với bài tập về quần thể giao phối, học sinh sẽ gặp lúng túng khi kết hợp trong
các trường hợp tổng quát. Vì vậy, nội dung đề tài sẽ giúp học sinh hình thành và

vận dụng công thức để giải nhanh bài tập trắc nghiệm về di truyền học quần thể
thường gặp trong đề thi trung học phổ thông quốc gia.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của đề tài làm cơ sở lý
thuyết cho quá trình làm đề tài.
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Điều tra từ học sinh và các đồng nghiệp nhằm thu thập thông tin, bổ sung
cho kết quả nghiên cứu để tăng độ tin cậy.
3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Các kết quả, số liệu thu được sẽ được thống kê, xử lý, so sánh nhằm thấy
được hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
V. Những điểm mới của SKKN
SKKN này được phát triển từ SKKN của năm học 2015- 2016 và có một
số điểm mới như sau:
- SKKN năm 2015- 2016 đề cập đến phương pháp giải bài tập di truyền quần thể
ngẫu phối khi xảy ra chọn lọc tự nhiên, đột biến, di- nhập gen còn SKKN này đề
cập đến cách tính tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể tự phối khi xảy ra
chọn lọc tự nhiên; cách xác định số kiểu gen, kiểu hình và kiểu giao phối tối đa
có thể có trong quần thể ngẫu phối.
- SKKN năm 2015- 2016 được áp dụng trong ôn thi THPT quốc gia và ôn thi học
sinh giỏi (văn hóa, caisô) còn SKKN này chỉ áp dụng cho ôn thi THPT quốc gia
vì từ năm học 2016- 2017, Sở giáo dục không tổ chức thi học sinh giỏi Casiô, còn
nội dung thi học sinh giỏi văn hóa nằm trong chương trình Sinh học 10, 11 nên
không có dạng bài tập di truyền quần thể.

2


B. Nội dung

I. Cơ sở lý luận
Ở phần “ Di truyền học quần thể”, sách giáo khoa chỉ đề cập suông về mặt
lí thuyết, sách bài tập có rất ít bài tập về phần này. Nếu giáo viên dạy theo sách
giáo khoa và hướng dẫn của sách giáo viên (giáo viên không mở rộng) thì không
một học sinh nào có thể làm được một bài tập về phần quần thể. Ngược lại với
thời gian dành cho phần này, thực tế trong hầu hết các đề thi nội dung phần này
lại chiếm tỉ lệ nhiều, chủ yếu dưới dạng bài tập, nhiều bài tập thậm chí rất khó.
Nếu ở lớp giáo viên không có cách dạy riêng cho học sinh của mình thì học sinh
khó có được điểm của phần thi này. Chính vì vậy, giúp học sinh có thể nhận dạng,
hình thành và vận dụng thành thạo các công thức liên quan là việc rất quan trọng.
II. Thực trạng vấn đề
Trước đây, bài tập phần “Di truyền học quần thể” ít được đề cập đến, chủ
yếu chỉ là một nội dung nhỏ trong cả phần bài tập di truyền rộng lớn. Các tài liệu
chỉ tập trung nhiều vào việc phân loại và đưa ra phương pháp giải các dạng bài
tập về qui luật di truyền. Còn ở phần di truyền quần thể, bài tập chủ yếu mới chỉ
là những dạng đơn giản như cách xác định tần số alen, thành phần kiểu gen, kiểu
hình từ những dữ liệu cho trước; xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ
Fn trong trường hợp tự phối hoặc giao phối; từ cấu trúc di truyền quần thể chứng
minh quần thể đã đạt trạng thái cân bằng hay chưa, qua bao nhiêu thế hệ quần thể
đạt trạng thái cân bằng.
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới cách ra đề, cách kiểm tra,
đánh giá, phần bài tập di truyền quần thể cũng được mở rộng hơn. Cụ thể là: xác
định cấu trúc di truyền của quần thể trong trường hợp gen gồm nhiều alen, gen
thuộc vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X, sự biểu hiện của
tính trạng phụ thuộc giới tính; tính số loại kiểu gen, kiểu hình và kiểu giao phối
tối đa có thể có của quần thể; xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F 1
khi xảy ra chọn lọc, … Tuy nhiên, trong các đề thi trung học phổ thông quốc gia
hiện nay, bên cạnh những dạng bài tập trên còn có dạng xác định cấu trúc di
truyền quần thể tự phối ở thế hệ Fn khi kiểu gen đồng hợp lặn không sinh sản
hoặc không có khả năng sống sót. Nếu không giúp học sinh hình thành công thức

tổng quát thì học sinh phải tính lần lượt qua từng thế hệ. Mà việc này sẽ mất
nhiều thời gian cũng như dễ bị nhầm lẫn vì phải tính toán nhiều.
Qua quá trình giảng dạy, tôi đã hệ thống lại một số dạng bài tập mở rộng về
di truyền quần thể để giúp học sinh nhận dạng, phân loại, hình thành được công
thức tổng quát cũng như vận dụng trong các ví dụ cụ thể.
III. Nội dung
1. Quần thể tự phối
Bài toán tổng quát: Trong một quần tự phối xét một gen có hai alen A, a nằm
trên NST thường tương đồng, có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát P là:
P: x AA + y Aa + z aa = 1
Tính tần số tương đối của alen và cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ
thứ n (Fn) trong các trường hợp sau:
1.1. Trường hợp 1: Kiểu gen aa không có khả năng sinh sản (hoặc vì lý do
nào đó người ta không cho những cá thể có kiểu gen aa tham gia sinh sản)
3


a. Công thức
- Giả sử các kiểu gen đều có khả năng sinh sản, ta xác định cấu trúc di truyền ở
thế hệ Fn-1, ta được
y
1
1
y
1
(1 - n−1 )] AA + y n −1 Aa + [z + (1 - n −1 )] aa = 1
2
2
2
2

2
y
1
1
y
1
Đặt xn-1 = x + (1 - n −1 );
yn-1 = y n −1 ;
zn-1 = z + (1 - n −1 )
2
2
2
2
2

Fn-1: [x +

=> Fn-1: xn-1 AA + yn-1 Aa + zn-1 aa = 1
- Tần số tương đối của alen A, a ở thế hệ thứ n là:
y n −1
2 ;
A=
x n −1 + y n −1
x n −1 +

y n −1
2
a=
x n −1 + y n −1


- Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ n là:
y n −1
y n −1
y n −1
4 AA +
2
4
Fn :
Aa +
aa =1
x n −1 + y n −1
x n −1 + y n −1
x n −1 + y n −1
x n −1 +

b. Chứng minh
Do kiểu gen aa không có khả năng sinh sản hoặc không tham gia sinh sản
nên trong quần thể chỉ có 2 loại kiểu gen AA và Aa giảm phân tạo giao tử và
tham gia sinh sản => Tỉ lệ kiểu gen ở P tham gia sinh sản được viết lại là:
x

y

P’: x + y AA + x + y Aa = 1
Vì tần số tương đối (TSTĐ) của các alen không đổi qua tự phối nên TSTĐ của
y
2;
các alen ở F1 là: A =
x+ y
x+


y
a= 2
x+ y

Tỉ lệ các kiểu gen ở F1 là:
y
y
y
y
1
1
y
1
x+
.(1 − 1 )
y.(1 − 1 )
.(1 − 1 )
4 ; Aa =
2
AA =
2 =
2 = 2 ; aa = 2
2 = 4
x+ y
x+ y
x+ y
x+ y
x+ y
x+ y

y
y
y
x+
4 AA + 2 Aa + 4 aa = 1
=> Cấu trúc di truyền (CTDT) ở F1 là: F1:
x+ y
x+ y
x+ y
x+

Làm tương tự ta có tỉ lệ các kiểu gen ở F2 là:
y
1
y
y
y
y
y
x + (1 − 1 ) +
x+
x+
1
2
2
4.21
4+ . 2 ]:[
4+ 2 ]=
AA = [
y

1
y
4 x+ y
[ x + (1 − 1 )] + 1
x+ y
x+ y x+ y
2
2
2
y
y
y
y
x+
2.21
1
2
4
2
Aa = .
:[
+
]=
y
1
y
[ x + (1 − 1 )] + 1
2 x+ y x+ y x+ y
2
2

2
y
y
y
y
x+
4.21
2
4+ 2 ]=
aa =
:[
y
1
y
[ x + (1 − 1 )] + 1
4( x + y ) x + y x + y
2
2
2

4


Đặt x1 = x +

y
1
y
(1 − 1 ) , y1 = 1 ; nhận thấy x1 và y1 chính là tỉ lệ kiểu gen AA
2

2
2

và Aa ở F1 khi tất cả các kiểu gen sinh sản bình thường.
=> CTDT của quần thể ở F2 là:
y1
y1
y1
4 AA +
2 Aa +
4 aa = 1
F2 :
x1 + y1
x1 + y1
x1 + y1
y
x1 + 1
2 ;
=> TSTĐ của các alen ở F2 là: A =
x1 + y1
x1 +

y1
a= 2
x1 + y1

Bằng cách làm tương tự ta tính đựợc TSTĐ ở thế hệ Fn là:
y n −1
2 ;
A=

x n −1 + y n −1
x n −1 +

y n −1
2
a=
x n −1 + y n −1

=> Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ Fn là:
y n −1
y n −1
y n −1
4 AA +
2
4
Fn :
Aa +
aa =1
x n −1 + y n −1
x n −1 + y n −1
x n −1 + y n −1
x n −1 +

c. Ví dụ
Câu 1: Ở một loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt, gen B quy định thân cao trội
hoàn toàn so với b quy định thân thấp; cây thân thấp tạo các giao tử không có khả
năng thụ tinh. Giả sử quần thể ban đầu có cây thân thấp chiếm 10%; tần số alen B
là 0,6. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ các kiểu gen và kiểu hình trong quần thể
như thế nào?
Bài giải:

Theo bài ra, quần thể ban đầu có bb = 0,1; tần số alen B = 0,6 => b = 0,4
=> Tỉ lệ kiểu gen Bb = 2.(0,4 – 0,1) = 0,6; BB = 1 – 0,1 -0,6 = 0,3
Giả sử các kiểu gen đều sinh sản bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở F3 là:
Bb = 0,6/ 23 = 0,075; BB = 0,3 + (0,6 – 0,075): 2 = 0,5625 => bb = 0,3625
Áp dụng công thức trên, ta có tỉ lệ kiểu gen ở F4 là:
0,075
31
4 =
BB =
;
34
0,5625 + 0,075
0,5625 +

0,075
1
2
Bb =
= ;
0,5625 + 0,075 17

0,075
1
4
bb =
=
0,5625 + 0,075 34

=> Tỉ lệ kiểu hình ở F4 là: 33 cao: 1 thấp.
Câu 2: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là 0,45AA:

0,3Aa: 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở F3 là
A. 31/34.
B. 1/34.
C. 1/17.
D. 16/17.
Bài giải:
- Giả sử các kiểu gen đều sinh sản bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở F2 là:
Aa= 0,3/ 22 = 0,075; AA= 0,45 + (0,3 – 0,075): 2 = 0,5625 => bb = 0,3625
- Áp dụng công thức trên, ta có tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở F3 là:
0,075
1
16
2
Aa =
= => Tỉ lệ KG đồng hợp =
=> Đáp án D.
17
17
0,5625 + 0,075

5


1.2. Trường hợp 2: Kiểu gen aa không có khả năng sống (bị chết ở giai đoạn
phôi, không nảy mầm hoặc không nở)
a. Công thức
- Giả sử các kiểu gen đều có khả năng sinh sản, ta xác định cấu trúc di truyền ở
thế hệ Fn, ta được
y

1
1
y
1
(1 - n )] AA + y n Aa + [z + (1 - n )] aa = 1
2
2
2
2
2
y
1
1
y
1
Đặt xn = x + (1 - n );
yn = y n ;
zn = z + (1 - n )
2
2
2
2
2

Fn: [x +

=> Fn: xn AA + yn Aa + zn aa = 1
- Tần số tương đối của alen A, a ở thế hệ thứ n nếu kiểu gen aa chết là:
yn
2 ;

A=
xn + y n

yn
a= 2
xn + yn

xn +

- Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ n nếu kiểu gen aa chết là:
xn

yn

Fn: x + y AA + x + y Aa =1
n
n
n
n
b. Chứng minh
Do kiểu gen aa không có khả năng sống nên trong quần thể chỉ có 2 loại kiểu gen
AA và Aa giảm phân tạo giao tử và tham gia sinh sản => Tỉ lệ kiểu gen ở P tham
gia sinh sản được viết lại là:
x

y

P’: x + y AA + x + y Aa = 1
Tỉ lệ các kiểu gen ở F1 nếu kiểu gen aa sống sót là:
y

y
y
1
1
x+
.(1 − 1 )
y.(1 − 1 )
4 ; Aa = y1=
2
AA = x1=
2 =
2 = 2 ;
x+ y
x+ y
x+ y
x+ y
y
y
1
.(1 − 1 )
aa = 2
2 = 4
x+ y
x+ y
x+

=> Cấu trúc di truyền (CTDT) ở F1 nếu kiểu gen aa chết là:
y
y
y

y
y
y
x+
x+
4:(
4 + 2 )] AA + [ 2 : (
4 + 2 )] Aa = 1.
F1 : [
x+ y
x+ y
x+ y
x+ y
x+ y
x+ y
x1
y1
 F1 :
AA +
Aa =1
x1 + y1
x1 + y1
x+

Làm tương tự qua các thế hệ, ta có CTDT ở Fn là:
xn

yn

Fn: x + y AA + x + y Aa = 1

n
n
n1
n
c. Ví dụ
Câu 1: Ở một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen A, a. Trong đó, alen A qui định
khả năng nảy mầm tốt; alen a làm hạt không nảy mầm được trên đất kiềm. Người
ta đem gieo một số hạt có thành phần kiểu gen là: 0,4AA: 0,4Aa: 0,2aa trên đất
nhiễm kiềm. Sau đó cho các cây tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ. Tính tần số
alen A ở thế hệ F2 mọc trên đất kiềm.
6


A. 12/13.
B. 11/13.
C. 6/7.
D. 3/4.
Bài giải:
- Giả sử 3 kiểu gen đều có khả năng sống và sinh sản, ta có tỉ lệ các KG ở F2 là:
Aa = 0,4 : 22 =0,1 ; AA = 0,4 + (0,4 – 0,1) : 2 = 0,55; aa = 0,35.
0,55 + 0,1/ 2

12

-Vì aa không nảy mầm nên ta có tần số alen A ở F2 là: 0,55 + 0,1 = 13 => A.
Câu 2: Một quần thể tự thụ phấn có 16 cá thể AA; 48 cá thể Aa; kiểu gen aa gây
chết ở giai đoạn phôi. Tính tỉ lệ các kiểu gen của quần thể ở F3.
Bài giải:
- Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: AA = 16/64 = 0,25; Aa = 0,75.
- Giả sử 3 kiểu gen đều có khả năng sống và sinh sản, ta có tỉ lệ các KG ở F3 là:

Aa = 0,75 : 23 = 6/64; AA = 0,25 + (0,75 – 6/64) : 2 = 37/64; aa = 21/64
- Vì aa bị chết ở giai đoạn phôi nên ta có các kiểu gen trong các cá thể ở F3 là:
AA =

37 / 64
37
=
;
37 / 64 + 6 / 64 43

Aa = 1-

37 6
=
43 43

2. Quần thể ngẫu phối
2.1. Tính số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể ngẫu phối
a. Công thức:
* Trường hợp 1: Xét một gen có n alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường
- Giả sử n alen của gen được kí hiệu là A1, A2, ..., An.
- Mỗi alen có thể tạo được 1 kiểu gen đồng hợp (A 1A1, A2A2, ..., AnAn) nên số
kiểu gen đồng hợp về gen đó = Cn1 = n .
- Cứ 2 alen khác nhau tạo được 1 kiểu gen dị hợp (A 1A2, A2A3, ...) nên số kiểu
gen dị hợp về gen đó = Cn2 =

n.(n − 1)
2

n.(n − 1)

n.( n + 1)
=
2
2

- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về gen đó là: n +

* Trường hợp 2: Xét một gen có n alen nằm trên vùng không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X
- Giả sử n alen của gen được kí hiệu là A1, A2, ..., An.
- Ở giới XX, số kiểu gen được tính tương tự như ở cặp NST thường =

n.(n + 1)
2

- Ở giới XY, cứ mỗi alen tạo được 1 kiểu gen ( X A Y , X A Y , ..., X A Y ) nên số kiểu
gen bằng số alen = n.
1

- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về gen đó là:

n

2

n.(n + 1)
+n
2

* Trường hợp 3: Xét một gen có n alen nằm trên vùng không tương đồng của

nhiễm sắc thể giới tính Y
- Giả sử n alen của gen được kí hiệu là A1, A2, ..., An.
- Ở giới XX chỉ có duy nhất 1 kiểu gen là XX.
- Ở giới XY, cứ mỗi alen tạo được 1 kiểu gen ( XY A , XY A , ..., XY A ) nên số kiểu
gen bằng số alen = n.
- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về gen đó là: n + 1
* Trường hợp 4: Xét một gen có n alen nằm trên vùng tương đồng của cặp
nhiễm sắc thể giới tính
1

2

n

7


- Giả sử n alen của gen được kí hiệu là A1, A2, ..., An.

n.(n + 1)
2
A1 A1
A2 A2
- Ở giới XY có số kiểu gen đồng hợp = số alen = n ( X Y , X Y , ..., X An Y An ) và
số kiểu gen dị hợp là 2.Cn2 vì vai trò của X và Y khác nhau( X A1Y A 2 , X A2 Y A1 , ...).
⇒ Số kiểu gen ở giới XY là: n + 2.Cn2 = n 2 .
n.(n + 1)
+ n2
- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về gen đó là:
2


- Ở giới XX, số kiểu gen được tính tương tự như ở cặp NST thường =

* Trường hợp 5: Xét gen một có n alen, gen hai có m alen; hai gen nằm trên
các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau
- Theo công thức ở trường hợp 1, số kiểu gen tạo ra từ gen 1 là:
- Số kiểu gen có thể tạo ra từ gen 2 là:

m.(m + 1)
2

n.(n + 1)
2

- Vì các gen nằm trên các cặp NST khác nhau nên số kiểu gen có thể dược tạo ra
từ hai gen đó là:

n.(n + 1)
m.(m + 1)
x
2
2

(Mở rộng: nếu xét nhiều gen thuộc các cặp NST thường khác nhau thì số kiểu gen
tối đa có thể tạo ra bằng tích số kiểu gen ở tất cả các lôcut được xét)
* Trường hợp 6: Xét gen một có n alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường,
gen hai có m alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới
tính X
n.(n + 1)
2

m.(m + 1)
+m
- Theo công thức ở trường hợp 2, số kiểu gen tạo ra từ gen 2 là:
2

- Theo công thức ở trường hợp 1, số kiểu gen tạo ra từ gen 1 là:

- Vì các gen nằm trên các cặp NST khác nhau nên số kiểu gen có thể dược tạo ra
từ hai gen đó là:

n.(n + 1)
m.(m + 1)
+m )
x(
2
2

* Trường hợp 7: Xét gen một có n alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường,
gen hai có m alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới
tính Y
n.(n + 1)
2
- Theo công thức ở trường hợp 3, số kiểu gen tạo ra từ gen 2 là: m + 1

- Theo công thức ở trường hợp 1, số kiểu gen tạo ra từ gen 1 là:

- Vì các gen nằm trên các cặp NST khác nhau nên số kiểu gen có thể dược tạo ra
từ hai gen đó là:

n.(n + 1)

x ( m +1)
2

* Trường hợp 8: Xét gen một có n alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường,
gen hai có m alen nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể giới tính
n.(n + 1)
2
m.(m + 1)
- Theo công thức ở trường hợp 4, số kiểu gen tạo ra từ gen 2 là:
+m2
2

- Theo công thức ở trường hợp 1, số kiểu gen tạo ra từ gen 1 là:

8


- Vì các gen nằm trên các cặp NST khác nhau nên số kiểu gen có thể dược tạo ra
từ hai gen đó là:

n.(n + 1)
m.(m + 1)
x(
+m2 )
2
2

* Trường hợp 9: Xét gen một có n alen, gen hai có m alen; hai gen cùng nằm
trên một cặp nhiễm sắc thể thường
- Vì 2 gen cùng nằm trên một cặp NST thường nên xem như xét 1gen mới có n.m

alen.
- Theo công thức ở trường hợp 1, số kiểu gen có thể tạo ra là:

n.m(n.m + 1)
2

(Mở rộng: nếu xét nhiều gen thuộc cùng một cặp NST thường thì số kiểu có thể
tạo ra cũng được tính tương tự với 1 gen mới có số alen bằng tích các alen của tất
cả các gen được xét)
* Trường hợp 10: Xét gen một có n alen, gen hai có m alen; hai gen cùng
nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X
- Vì 2 gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính nên xem như
xét 1gen mới có n.m alen.
n.m(n.m + 1)
2
n
- Ở giới XY, cứ mỗi alen tạo được 1 kiểu gen nên số kiểu gen về gen đó là .m .
n.m(n.m + 1)
+ n.m
- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về gen đó là:
2

- Ở giới XX, số kiểu gen được tính tương tự như ở cặp NST thường =

(Mở rộng: nếu xét nhiều gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST
giới tính X thì số kiểu có thể tạo ra cũng được tính tương tự với 1 gen mới có số
alen bằng tích các alen của tất cả các gen được xét)
* Trường hợp 11: Xét gen một có n alen, gen hai có m alen; hai gen cùng
nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Y
- Vì 2 gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y nên xem

như xét 1gen mới có n.m alen.
- Ở giới XX chỉ có duy nhất 1 kiểu gen là XX
- Ở giới XY, cứ mỗi alen tạo được 1 kiểu gen nên số kiểu gen về gen đó là n.m .
- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về gen đó là: n.m + 1
(Mở rộng: nếu xét nhiều gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST
giới tính Y thì số kiểu có thể tạo ra cũng được tính tương tự với 1 gen mới có số
alen bằng tích các alen của tất cả các gen được xét)
* Trường hợp 12: Xét gen một có n alen, gen hai có m alen; hai gen cùng
nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể giới tính
- Vì 2 gen cùng nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính nên xem như
xét 1gen mới có n.m alen.
- Ở giới XX, số kiểu gen được tính tương tự như ở cặp NST thường =

n.m(n.m + 1)
2

- Ở giới XY có số kiểu gen đồng hợp = số alen = n.m và số kiểu gen dị hợp là
2.Cn2.m vì vai trò của X và Y khác nhau.
⇒ Số kiểu gen ở giới XY là: n.m + 2.Cn2.m = n 2 .m 2 .
- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về gen đó là:

n.m(n.m + 1)
+ n 2 .m 2
2

9


(Mở rộng: nếu xét nhiều gen cùng nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới
tính thì số kiểu có thể tạo ra cũng được tính tương tự với 1 gen mới có số alen

bằng tích các alen của tất cả các gen được xét)
* Trường hợp 13: Xét gen một có n alen thuộc vùng không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X, gen hai có m alen thuộc vùng không tương đồng
của nhiễm sắc thể giới tính Y
- Ở giới XX, số kiểu gen được tính tương tự như ở cặp NST thường =

n(n + 1)
2

- Ở giới XY, trên X có n alen, trên Y có m alen nên số kiểu gen được tạo ra là
n.m.
n(n + 1)
+ n.m
2

- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về 2 gen đó là:

* Trường hợp 14: Xét gen một có n alen thuộc vùng không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X, gen hai có m alen thuộc vùng tương đồng của cặp
nhiễm sắc thể giới tính
- Ở giới XX, số kiểu gen được tính tương tự như ở trường hợp 12 (vì 2 gen này
đều có alen trên NST giới tính X) =

n.m(n.m + 1)
2

- Ở giới XY, trên X có n alen, trên Y có m alen nên số kiểu gen được tạo ra là
n.m.
- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về 2 gen đó là:


n.m(n.m + 1)
+ n.m
2

* Trường hợp 15: Xét gen một có n alen thuộc vùng không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính Y, gen hai có m alen thuộc vùng tương đồng của cặp
nhiễm sắc thể giới tính
- Ở giới XX, số kiểu gen được tính tương tự như ở trường hợp 13 (vì chỉ gen 2
có alen trên NST giới tính X) =

m(m + 1)
2

- Ở giới XY, trên X có m alen, trên Y có n.m alen nên số kiểu gen được tạo ra là
n.m2.
- Vậy tổng số kiểu gen có thể có về 2 gen đó là:

m(m + 1)
+ n.m 2
2

b. Ví dụ
Câu 1: Ở một loài động vật, lôcút 1 có 2 alen, lôcút 2 có 3 alen và lôcút 3 có 2
alen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Hãy chọn kết luận đúng.
A. Có 30 kiểu gen về cả 3 lôcút trên.
B. Có 10 kiểu gen dị hợp về một trong 3 lôcút trên.
C. Có 4 kiểu gen dị hợp về cả 3 lôcút trên.
D. Có 12 kiểu gen đồng hợp về 3 lôcút trên.
Bài giải:
- Số kiểu gen tối đa là:


2(2 + 1) 3(3 + 1) 2(2 + 1)
.
.
= 54
2
2
2

- Số kiểu gen dị hợp về một trong ba lôcut trên là: C22 .3.2 + C32 .2.2 + C22 .3.2 = 24
- Số kiểu gen dị hợp về cả 3 lôcut trên là: C 22 .C32 .C22 = 3
- Số kiểu gen đồng hợp về cả 3 lôcut trên là: 2.3.2 = 12 => Đáp án D.
10


Câu 2: Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 gen, mỗi gen có 3 alen
là A, a, a1; B, b, b1; D, d, d1; E, e, e1. Các gen phân li độc lập, mỗi gen qui đinh
một tính trang, các alen trội là trội hoàn toàn và thứ tự trội là A> a> a 1; B> b> b1;
D> d> d1; E> e> e1. Cho biết không xảy ra đột biến NST, các alen đột biến đều
không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I) Nếu alen a, a1, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến trong quần thể có
tối đa 1104 loại kiểu gen.
(II) Nếu alen a, a1, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen
trong quần thể có tối đa 24 loại kiểu gen.
(III) Nếu alen a, a1, b, b1, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến trong quần
thể có tối đa 1152 loại kiểu gen.
(IV) Nếu alen a, a1, b, b1, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen
trong quần thể có tối đa 36 loại kiểu gen.
A. 4.

B. 3.
C. 2.
D. 1.
Bài giải:
4

 3(3 + 1) 
= 1296
- Tổng số kiểu gen trong quần thể là: 
 2 

- Nếu alen a, a1, b, d, e là các alen đột biến thì gen 1 có 3 KG bình thường và 3
KG của thể đột biến; mỗi gen còn lại có 4 KG bình thường và 2 KG của thể đột
biến.
- Số KG của cơ thể bình thường là: 3.4.4.4 = 192
=> Số KG của các thể đột biến là: 1296 – 192 = 1104.
- Số KG của các thể về cả 4 gen là: 3.2.2.2 = 24.
- Nếu alen a, a1, b, b1, d, e là các alen đột biến thì gen 1 và gen 2 có 3 KG bình
thường và 3 KG của thể đột biến; mỗi gen còn lại có 4 KG bình thường và 2 KG
của thể đột biến.
- Số KG của cơ thể bình thường là: 3.3.4.4 = 144.
=> Số KG của các thể đột biến là: 1296 – 144 = 1152.
- Số KG của các thể về cả 4 gen là: 3.3.2.2 = 36.
Vậy cả 4 ý đều đúng => Đáp án A.
2.2. Tính số kiểu hình tối đa có thể có trong quần thể ngẫu phối
a. Công thức:
* Trường hợp 1: Xét một gen có n alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường,
các alen trội là trội hoàn toàn (A1> A2> A3> … > An)
- Vì các alen trội là trội hoàn toàn nên mỗi alen tương ứng với 1 kiểu hình. Cụ thể
là: các kiểu gen A1A1, A1A2, A1A3, …, A1An tương ứng với kiểu hình A1; các kiểu

gen A2A2, A2A3, …, A2An tương ứng với kiểu hình A2; các kiểu gen A3A3, A3A4,
…, A3An tương ứng với kiểu hình A3; … còn kiểu gen AnAn tương ứng với kiểu
hình An.
- Vậy số kiểu hình tối đa có thể có trong quần thể về gen đó bằng số alen = n.
* Trường hợp 2: Xét một gen có n alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường,
trong đó có p alen có tính đồng trội (ptoàn.
11


- Số kiểu gen đồng hợp được tạo ra là n, mỗi kiểu gen này tương ứng với một
kiểu hình.
- Ngoài ra, do có p alen có tính đồng trội nên cứ 2 alen đồng trội tổ hợp với nhau
tạo ra một kiểu gen dị hợp qui định kiểu hình mới. Số kiểu gen dị hợp tạo ra từ p
alen đồng trội này là C p2 =

p ( p − 1)
2

- Vậy số kiểu hình tối đa có thể có là: n +

p( p − 1)
.
2

* Trường hợp 3: Xét một gen có n alen nằm trên vùng không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X, các alen trội là trội hoàn toàn.
- Ở giới XX, số kiểu hình được tính tương tự như ở cặp NST thường = n.
- Ở giới XY, số kiểu hình = số kiểu gen = n
- Vậy số kiểu hình tối đa có thể có trong quần thể là 2n.

(Lưu ý: nếu không xét tới giới tính thì số kiểu hình được tính như NST thường)
* Trường hợp 4: Xét một gen có n alen nằm trên vùng không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X, trong đó có p alen có tính đồng trội, các alen còn
lại là trội hoàn toàn.
- Ở giới XX, số kiểu hình được tính tương tự như ở cặp NST thường =
n+

p ( p − 1)
.
2

- Ở giới XY, số kiểu hình = số kiểu gen = n
- Vậy số kiểu hình tối đa có thể có trong quần thể là n +

p ( p − 1)
p ( p − 1)
+ n = 2n +
.
2
2

(Lưu ý: nếu không xét tới giới tính thì số kiểu hình được tính như NST thường)
* Trường hợp 5: Xét một gen có n alen nằm trên vùng không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính Y.
- Ở giới XX không có alen nên chỉ có duy nhất 1 kiểu hình.
- Ở giới XY, số kiểu hình = số kiểu gen = n (dù các alen trội hoàn toàn hay đồng
trội)
- Vậy số kiểu hình tối đa có thể có trong quần thể là n+1.
* Trường hợp 6: Xét một gen có n alen nằm trên vùng tương đồng của cặp
nhiễm sắc thể giới tính, các alen trội là trội hoàn toàn.

- Ở giới XX, số kiểu hình được tính tương tự như ở cặp NST thường = n.
- Ở giới XY, số kiểu hình cũng được tính như ở cặp NST thường = n.
- Vậy số kiểu hình tối đa có thể có trong quần thể là 2n.
(Lưu ý: nếu không xét tới giới tính thì số kiểu hình được tính như NST thường)
* Trường hợp 7: Xét một gen có n alen nằm trên vùng tương đồng của cặp
nhiễm sắc thể giới tính, trong đó có p alen có tính đồng trội, các alen còn lại
là trội hoàn toàn.
- Ở giới XX, số kiểu hình được tính tương tự như ở cặp NST thường =
n+

p ( p − 1)
.
2

- Ở giới XY, số kiểu hình cũng được tính như ở cặp NST thường = n +

p( p − 1)
.
2

- Vậy số kiểu hình tối đa có thể có trong quần thể là 2n + p(p-1).
(Lưu ý: nếu không xét tới giới tính thì số kiểu hình được tính như NST thường)
12


b. Ví dụ
Câu 1: Quan hệ trội lặn của các alen ở mỗi gen như sau: gen I có 2 alen, A1 = A2;
gen II có 4 alen, B1 = B2 >B3 >B4; gen III có 4 alen, C1> C2 > C3 > C4; gen IV có 5
alen: D1 = D2 = D3 = D4 > D5.
Gen I và gen II cùng nằm trên 1 cặp NST thường, gen III nằm trên NST X ở đoạn

không tương đồng với Y. Gen IV nằm trên NST Y ở đoạn không tương đồng với
X. Số kiểu hình và số kiểu gen tối đa có trong quần thể về 4 lôcut nói trên là
A. 528 kiểu hình và 630 kiểu gen.
B. 360 kiểu hình và 1080 kiểu gen.
C. 440 kiểu hình và 540 kiểu gen.
D. 160 kiểu hình và 630 kiểu gen.
Bài giải:
- Số kiểu hình tối đa (không xét tới giới tính) là: (2 + C22 ).(4 + C 22 ).4.(5 + 1) = 360
- Số kiểu gen tối đa là:

2.4(2.4 + 1)  4.(4 + 1)

.
+ 4.5 ÷ = 1080 => Đáp án B.
2
2



Câu 2: Quan hệ trội, lặn của các alen ở mỗi gen như sau: gen I, A 1 = A2 >A3; gen
II, B1 > B2 > B3 > B4; gen III, C1 = C2 = C3 = C4 > C5. Gen I và II cùng nằm trên 1
cặp NST thường, gen III nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y. Số
kiểu gen và kiểu hình nhiều nhất có thể có trong quần thể về 3 lôcut nói trên là
A. 1560; 88.
B. 560; 88.
C. 1560; 176.
D. 560; 176.
Bài giải:
3.4(3.4 + 1)  5.(5 + 1)


.
+ 5 ÷ = 1560
2
2


- Số KH tối đa (không xét tới giới tính) là: (3 + C22 ).4.(5 + C42 ) = 176 => Đáp án C.

- Số KG tối đa là:

2.3. Tính số kiểu giao phối tối đa có thể có trong quần thể ngẫu phối
a. Công thức:
* Trường hợp 1: Các gen được xét đều thuộc các cặp nhiễm sắc thể thường.
- Giả sử các gen được xét đó tạo ra tổng số kiểu gen trong quần thể là x.
- Nếu không tính đến vai trò của bố, mẹ thì số kiểu giao phối có thể tạo ra là
x + C x2 =

x( x + 1)
2

- Nếu tính đến vai trò của bố, mẹ thì số kiểu giao phối có thể được tạo ra bằng
tích giữa số kiểu gen của bố và số kiểu gen của mẹ = x.x = x 2 .
* Trường hợp 2: Trong các gen được xét có ít nhất một gen thuộc cặp nhiễm
sắc thể giới tính.
- Vì trong các gen được xét có gen thuộc cặp NST giới tính nên phải tính riêng số
kiểu gen có thể tạo ra ở từng giới theo các công thức ở trên (mục 2.1).
- Số kiểu giao phối có thể được tạo ra bằng tích giữa số kiểu gen của giới XX với
số kiểu gen của giới XY.
b. Ví dụ
Câu 1: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 5 alen qui định,

alen trội là trội hoàn toàn. Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: Cây hoa tím lai với cây hoa đỏ (P), thu được F1 có tỉ lệ 2 cây hoa
tím: 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa vàng.
- Phép lai 2: Cây hoa vàng lai với cây hoa hồng (P), thu được F 1 có tỉ lệ 2 cây
hoa vàng: 1 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng.
13


Biết rằng không xảy ra đột biến, không xét đến vai trò của bố mẹ trong
phép lai. Cho 2 cá thể lai với nhau, thu được đời con có kiểu hình hoa vàng. Tính
theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu sơ đồ lai thỏa mãn?
A. 45.
B. 65.
C. 60.
D. 50.
Bài giải:
- Xét phép lai 1: tím x đỏ -> F1: 2 tím: 1 đỏ: 1 vàng -> tím > đỏ > vàng.
- Xét phép lai 2: vàng x hồng -> F 1: 2 vàng: 1 hồng: 1 trắng -> vàng > hồng >
trắng.
- Qui ước: A1: tím > A2: đỏ > A3: vàng > A4: hồng > A5: trắng.
- Để đời con thu được kiểu hình hoa vàng thì có 2 khả năng sau:
+ Khả năng 1: Cho lai giữa các cây trong kiểu gen đều chứa alen A 3. Có 5 kiểu
gen chứa alen A3 là: A1A3, A2A3, A3A3, A3A4, A3A5. Từ 5 kiểu gen này tạo được số
sơ đồ lai là:

5(5 + 1)
= 15 .
2

+ Khả năng 2: Cho lai giữa các cây có chứa alen A 3 trên với các cây không chứa

alen A3 nhưng phải chứa alen A4, A5 (gồm có 7 kiểu gen là: A1A4, A1A5, A2A4,
A2A5, A4A4, A4A5, A5A5). Số sơ đồ lai tạo được là: 5 x 7 = 35.
- Vậy tối đa có số sơ đồ lai thỏa mãn là: 15 + 35 = 50 => Đáp án D.
Câu 2: Xét một loài có 5 gen nằm trên 5 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau,
mỗi gen có 2 alen. Biết ở con đực có 2 cặp gen đồng hợp và 3 cặp gen dị hợp,
còn ở con cái thì ngược lại. Số kiểu giao phối có thể xảy ra giữa con đực và con
cái là
A. 3200.
B. 320.
C. 160.
D. 80.
Bài giải:
- Mỗi gen đều có 2 alen nên đều tạo ra 2 kiểu gen đồng hợp và 1 kiểu gen dị hợp.
- Số kiểu gen ở con đực là: C52 .2.2.1.1.1 = 40
- Số kiểu gen ở con cái là: C53 .2.2.2.1.1 = 80
- Vậy số kiểu giao phối tối đa là: 40 x 80 = 3200 => Đáp án A.
3. Một số bài tập tự luyện
Câu 1: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có 3 alen là A1;
A2; A3 quy định. Trong đó, alen A1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen
A2 quy định hoa vàng, trội hoàn toàn so với alen A3 quy định hoa trắng. Cho các
cây hoa đỏ (P) giao phấn với nhau, thu được các hợp tử F1. Gây đột biến tứ bội
hóa các hợp tử F1 thu được các cây tứ bội. Lấy một cây tứ bội có hoa đỏ ở F1 cho
tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 1/36. Cho rằng
cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội; các giao tử lưỡng bội thụ tinh
với xác suất như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về F2 là
đúng?
(I) Loại kiểu gen chỉ có 1 alen A1 chiếm tỉ lệ 1/36.
(II) Loại kiểu gen chỉ có 1 alen A3 chiếm tỉ lệ 2/9.
(III) Có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ và 1 loại kiểu gen quy định
kiểu hình hoa vàng.

(IV) Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng, xác suất thu được cây không mang alen A3
là 1/35.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
14


Bài giải:
Các cây F1 có kiểu hình hoa đỏ, mà lại là kết quả của tứ bội hóa nên F1 chắc chắn
có kiểu gen: A1A1 − −
Mặt khác, F2 sinh ra có kiểu hình hoa vàng nên trong kiểu gen F1 chắc chắn có
chứa A 2 → F1 phải có kiểu gen A1A1A 2 A 2
Xét phép lai: P: A1A1A 2 A 2 × A1A1A 2 A 2
GF1 :1/ 6A1A1 : 4 / 6A1A 2 :1/ 6A 2 A 2
→ F2 :1/ 36A1A1A1A1 : 8 / 36A1A1A1A 2 :18 / 36A1A1A 2A 2 : 8 / 36A1A 2A 2A 2 :1 / 36A 2 A 2 A 2 A 2

Xét các phát biểu của đề bài
I – Sai. Vì loại kiểu gen chỉ có 1 alen A1 ( A1A 2 A 2 A 2 ) chiếm tỉ lệ 8 / 36 = 2 / 9 .
II, IV – Sai. Vì F2 không thu được cây nào có chứa alen A3 .
III – Đúng. Có 4 loại KG quy định kiểu định hoa đỏ là A 1A1A1A1, A1A1A1A2,
A1A1A2A2, A1A2A2A2; 1 loại KG quy định hoa vàng là A 2 A 2 A 2 A 2 => Đáp án C.
Câu 2: Một quần thể của một loài động vật sinh sản giao phối bao gồm các cá thể
thân xám và thân đen. Giả sử quần thể này đang đạt trạng thái cân bằng di truyền
về kiểu gen quy định màu thân, trong đó tỉ lệ cá thể thân xám chiếm 36%. Nếu
người ta chỉ cho những con có kiểu hình giống nhau giao phối qua 2 thế hệ thì
theo lý thuyết, tỉ lệ thân đen trong quần thể thu được là bao nhiêu? Biết rằng tính
trạng màu thân do 1 gen quy định, thân xám trội hoàn toàn so với thân đen.
A. 54/65.

B. 42/65.
C. 50/65.
D. 48/65.
Bài giải:
A xám >> a đen
Quần thể cân bằng di truyền: tỉ lệ 0,36A − +0, 64aa =1 → tần số
a = 0,8 ↔ P : 0, 04AA : 0,32Aa : 0, 64aa

Chỉ cho các cá thể giống nhau giao phối qua các thế hệ = xám x xám + đen x đen
P giao phối:
0,36 ( 1/ 9AA : 8 / 9Aa ) x ( 1/ 9AA : 8 / 9Aa )  + 0, 64 ( aa xaa

)

↔ F1: 0,36 ( 25 / 81AA : 40 / 81Aa :16 / 81aa ) +0,64aa

↔ F1:5 / 45AA : 8 / 45Aa : 32 / 45aa=1
F1 giao phối: 13 / 45 ( 5 /13AA : 8 /13Aa ) x ( 5 /13AA : 8 /13Aa )  + 32 / 45 ( aa xaa )
↔ F2 : tỉ lệ con đen ( aa ) :13 / 45x4 /13x4 /13 + 32 / 65 = 48 / 65 => Đáp án D.

Câu 3: Ở một loài (2n = 6), trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen,
mỗi gen gồm 2 alen; trên cặp NST giới tính xét một gen có 3 alen thuộc vùng
tương đồng. Các con đực (XY) bị đột biến thể một trong quần thể có tối đa bao
nhiêu loại kiểu gen nếu giả sử các thể đột biến này không ảnh hưởng tới sức sống
và giới tính đực được quyết định bới nhiễm sắc thể giới tính Y?
A. 144.
B. 1320.
C. 1020.
D. 276.
Bài giải:

- Nếu thể một xảy ra ở cặp NST thường thì có 2 khả năng là thể một ở cặp NST
thứ nhất hoặc thứ hai. Số KG tạo ra là: 2.2

2.2(2.2 + 1) 2
.3 .2 = 1020
2

15


- Nếu thể một xảy ra ở cặp NST giới tính thì có 1 khả năng là ở cặp NST giới tính
chỉ có NST Y. Số KG tạo ra là:

2.2(2.2 + 1) 2.2(2.2 + 1)
.
.3 = 300
2
2

=> Tổng số KG tạo ra là: 1020 + 300 = 1320 => Đáp án B.
Câu 4: Một quần thể động vật, alen A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định
lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng. Thế hệ xuất phát có cấu
trúc di truyền là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Do tập tính thay đổi, các cá thể có
cùng màu lông giao phối với nhau mà không giao phối với những cá thể có màu
lông khác màu lông của cơ thể mình. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(I) Ở thế hệ F1, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 1/3.
(II) Ở thế hệ F1, kiểu hình lông trắng chiếm tỉ lệ 1/3.
(III) Ở thế hệ F2, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 3/8.
(IV) Ở thế hệ F2, kiểu hình lông đen chiếm tỉ lệ 5/8.
A. 4.

B. 2.
C. 1.
D. 3.
(Đề khảo sát chất lượng lớp 12 THPT năm 2018 – 2019/ Sở GD&ĐT Thanh Hóa)
Bài giải:
- Chỉ các cá thể cùng màu giao phối với nhau = đen x đen + trắng x trắng.
P giao phối: 0,75[(1/3AA: 2/3Aa)] + 0,25(aa x aa)
=> F1: 0,75(4/9AA: 4/9Aa: 1/9aa) + 0,25aa <=> F1: 1/3AA: 1/3Aa: 1/3aa
=> (I), (II) đúng.
F1 giao phối: 2/3[(1/2AA: 1/2Aa) x (1/2AA: 1/2Aa)] + 1/3(aa x aa)
=> F2: 3/8AA: 2/8Aa: 3/8aa => (III), (IV) đúng.
- Vậy cả (I), (II), (III), (IV) đúng => Đáp án A.
Câu 5: Ở ruồi nhà (2n = 12), xét 5 loocut gen như sau: gen I có 3 alen nằm trên
NST số 3; gen II có 2 alen, gen III có 4 alen cùng nằm trên NST số 2; gen IV có 3
alen nằm tren vùng không tương đồng của NST giới tính X; gen V có 2 alen nằm
trên vùng tương đồng của NST giới tính. Số kiểu gen tối đa trong quần thể trên ở
ruồi đực là bao nhiêu?
A. 1512.
B. 4536.
C. 7128.
D. 2592.
Bài giải:
- Ở cặp NST giới tính XY: số alen trên NST X là 2.3, số alen trên NST Y là 3.
- Số KG tối đa trong quần thể ở ruồi đực là:

3(3 + 1) 2.4(2.4 + 1)
.
.(2.3.2) = 2592
2
2


=> Đáp án D.
Câu 6: Một quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen là 0,2BB: 0,4Bb: 0,4bb.
Biết rằng các cá thể có kiểu gen BB không có khả năng sinh sản. Tần số kiểu gen
đồng hợp trội ở thế hệ tự phối thứ nhất là
A. 0,25.
B. 0,125.
C. 0,22.
D. 0,04.
Bài giải:
Áp dụng công thức ở mục 1.1 đối với quần thể tự phối có kiểu gen BB không có
khả năng sinh sản thì tần số BB ở F1 là: 0,2: 4: (0,4+ 0,4) = 0,125=> B.
Câu 7: Ở một loài động vật, xét 3 lôcut gen như sau: gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3
alen, gen 3 có 4 alen. Những kết luận nào sau đây đúng?
(I) Nếu các gen thuộc các cặp NST thường khác nhau thì tạo ra tối đa 180 KG.
16


(II) Nếu gen 1 và gen 2 cùng thuộc cặp NST thường thứ nhất, gen 3 thuộc cặp
NST thường thứ 2 thì tạo ra tối đa 210 kiểu gen.
(III) Nếu gen 1 và gen 2 cùng thuộc cặp NST thường thứ nhất, gen 3 thuộc vùng
không tương đồng của NST giới tính X thì tạo ra tối đa 17640 kiểu giao phối.
(IV) Nếu gen 1 và gen 2 cùng thuộc cặp NST thường thứ nhất, gen 3 thuộc vùng
không tương đồng của NST giới tính Y thì tạo ra tối đa 1764 kiểu giao phối.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Bài giải:
2(2 + 1) 3(3 + 1) 4(4 + 1)

.
.
= 180 => (I) đúng.
2
2
2
2.3(2.3 + 1) 4(4 + 1)
.
= 210 .=> (II) đúng.
- Xét (II): số KG tối đa là:
2
2
2.3(2.3 + 1) 4(4 + 1) 2.3(2.3 + 1)
.
].[
.4] = 17640 => (III) đúng.
- Xét (III): số kiểu GP là: [
2
2
2
2.3(2.3 + 1)
2.3(2.3 + 1)
.1].[
.4] = 1764 => (IV) đúng.
- Xét (IV): số kiểu GP là: [
2
2

- Xét (I): số KG tối đa tạo ra là:


=> Đáp án D.
Câu 8: Ở một lôcut trên nhiễm sắc thể thường có n + 1 alen. Tần số của một alen
là 1/2, trong khi mỗi alen còn lại có tần số là 1/2n. Giả sử quần thể ở trạng thái
cần bằng di truyền thì tần số tổng cộng của các cá thể dị hợp tử bằng bao nhiêu?
A. (n – 1)/2n.
B. (2n – 1)/3n.
C. (3n – 1)/4n.
D. (4n – 1)/ 5n.
(Đề khảo sát chất lượng lớp 12 THPT năm 2018 – 2019/ Sở GD&ĐT Thanh Hóa)
Bài giải:
- Gọi các alen của gen đó là A 1, A2, ..., An+1. Giả sử tần số của alen A n+1 là 1/2, tần
số các alen còn lại là 1/2n.
- Vì quần thể ở trạng thái cân bằng nên thỏa mãn biểu thức định luật HacđiVanbec.
- Tần số các kiểu gen dị hợp của alen A n+1 với các alen A1, A2, ..., An là
1 1
1
2. . .n = (vì có n kiểu gen dị hợp).
2 2n
2

- Tần số các kiểu gen dị hợp tạo ra từ các alen A 1, A2, ..., An với nhau là
2.

1 1 2 n −1
(vì có Cn2 kiểu gen dị hợp)
. .Cn =
2n 2 n
4n

=> Tần số tổng cộng của các cá thể dị hợp trong quần thể là:

1
1 1
n − 1 3n − 1
=> Đáp án C.
+ 2. . .Cn2 =
=
2
2n 2 n
4n
4n

Câu 9: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 4 alen thuộc đoạn
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ 2 có 6 alen thuộc nhiễm
sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa
về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
A. 300.
B. 294.
C. 35.
D. 24.
Bài giải:
 4(4 + 1)
  6(6 + 1) 
+ 4÷ 
÷ =294 => Đáp án B.
 2
  2 

Số kiểu gen tối đa được tạo ra là: 

17



Câu 10: Xét một cặp nhiễm sắc thể thường chứa 4 gen. Một cơ thể dị hợp về 4
cặp gen trên tự thụ phấn thì thế hệ sau thu được số kiểu gen tối đa và số kiểu gen
đồng hợp về cả 4 cặp gen tối đa lần lượt là
A. 36; 4.
B. 136; 2.
C. 136; 16.
D. 36; 8.
Bài giải:
- Số kiểu gen tối đa là:

2.2.2.2(2.2.2.2 + 1)
= 136
2

- Số kiểu gen đồng hợp về cả 4 cặp gen là: 2.2.2.2 = 16 => Đáp án C.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với học sinh, với bản thân, đồng
nghiệp và hoạt động giáo dục của nhà trường
Nội dung trong đề tài của tôi chỉ đề cập đến phương pháp giải các dạng bài
tập mở rộng, nâng cao trong hệ thống bài tập về di truyền quần thể. Thực tế,
trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Quảng Xương 4 những
năm gần đây, với mỗi phần kiến thức, tổ bộ môn chúng tôi đều xây dựng thành
dạng chuyên đề. Phần di truyền học quần thể được xây dựng thành một chuyên
đề chi tiết gồm cả lý thuyết và hệ thống bài tập, từ những dạng đơn giản có trong
đề thi trắc nghiệm cho đến các dạng nâng cao trong các đề thi học sinh giỏi. Với
cách làm như vậy đã thu được một số kết quả như sau:
1. Đối với học sinh
Trước đây, khi chưa áp dụng đề tài này trong quá trình giảng dạy thì học
sinh thường lúng túng khi trong đề thi có các dạng bài tập trên. Đối với những

học sinh có lực học trung bình thì hầu như không làm được mà chỉ chọn đáp án
một cách ngẫu nhiên. Đối với những học sinh có lực học khá hơn thì sẽ tư duy và
tính lần lượt qua từng thế hệ nên mất niều thời gian cho dạng bài tập này. Sau khi
nội dung trong đề tài này được áp dụng, tôi nhận thấy học sinh đã có thêm
phương pháp học hiệu quả để giải bài tập phần di truyền học quần thể. Các em đã
làm nhanh và chính xác hơn các bài tập về quần thể trong các đề thi những năm
trước và các đề thi thử theo cấu trúc mới hiện nay. Ngoài ra nó còn giúp học sinh
rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải và kĩ
năng trình bày bài. Đồng thời cũng góp phần bổ sung, nâng cao kiến thức cho học
sinh, giúp học sinh tự tin hơn khi gặp các bài toán khó cũng như công việc khó
trong cuộc sống, từ đó hình thành ở bản thân các em tính kiên trì sáng tạo trong
công việc.
2. Đối với bản thân
Thực hiện đề tài này giúp tôi tự tin hơn, chủ động kiến thức trước học sinh
khi dạy mảng kiến thức về di truyền học quần thể. Nhờ nghiên cứu đề tài và xây
dựng các chuyên đề dạy học mà tôi có lối tư duy mới và phương pháp hay để dạy
tốt các phần kiến thức liên quan. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu đúc rút sáng
kiến kinh nghiệm giúp cho tôi có thêm kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm
nghiên cứu tài liệu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của
bản thân, là cơ sở ban đầu cho các hoạt động nghiên cứu khoa học của tôi.
3. Đối với đồng nghiệp
18


Sáng kiến kinh nghiệm là tài liệu để các đồng nghiệp trong trường tham
khảo và nghiên cứu từ đó định hình được phương pháp dạy học phần bài tập về di
truyền học quần thể. Trên cơ sở sáng kiến kinh nghiệm này, các đồng nghiệp tiếp
tục xây dựng các chuyên đề dạy học khác để có thêm tài liệu phục vụ cho quá
trình giảng dạy, ôn thi trung học phổ thông Quốc gia, nâng cao hơn nữa chất
lượng giáo dục đại trà cũng như giáo dục mũi nhọn ở trường THPT Quảng

Xương 4 trong những năm tiếp theo.
4. Đối với hoạt động giáo dục của nhà trường
Trong năm học 2017 – 2018 và 2018 - 2019, tôi đã áp dụng đề tài này để
dạy ôn thi THPT Quốc gia. Kết quả cho thấy có sự khác biệt rõ rệt so với hai năm
trước liền trước đó là năm 2015 – 2016 và 2016 - 2017, cụ thể như sau:
Năm học
Số HS Điểm Điểm dưới Điểm từ Điểm từ Điểm 8,0
khối B TB
5
5,0
đến 6,5
đến trở lên
môn
dưới 6,5
dưới 8,0
SL TL
SL TL
SL TL
SL TL
2015-2016
2016-2017
2017-2018
2018-2019
(Thi khảo sát)

30
24
20
22


5,12
5,21
5,35
5,60

9
5
2
2

30,0%
20,8%
10,0%
9,1%

11
7
7
7

36,7%
29,2%
35,0%
31,8%

7
8
7
8


23,3%
33,3%
35,0%
36,4%

3
4
4
5

10,0%
16,7%
20,0%
22,7%

Nhìn vào bảng thống kê kết quả thi THPT Quốc gia trên có thể nhận thấy
có sự tiến bộ qua các năm. Mặc dù số lượng học sinh theo học môn Sinh giảm do
nhiều nguyên nhân, việc tổ chức ôn tập cho các em cũng khó khăn hơn so với các
môn học khác nhưng với sự thay đổi cách dạy đã mang lại kết quả bước đầu.
Điểm trung bình môn Sinh được tính dựa vào điểm thi của tất cả các em dự thi
khối B (không tính những học sinh thi bài thi tổ hợp tự nhiên chỉ lấy kết quả xét
tốt nghiệp) tăng lên hàng năm. Tỉ lệ học sinh có điểm dưới 5,0 giảm còn tỉ lệ học
sinh có điểm từ 6,5 trở lên tăng. Đặc biệt, trong năm học 2017 - 2018, có một học
sinh thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao ở cả hai khối A, B, trong đó khối B đạt
27,0 điểm với điểm môn Sinh là 9,0 và đỗ vào trường Đại học Y Hà Nội; một học
sinh đỗ vào trường Đại học Y Thái Bình với điểm môn Sinh là 9,25; hai học sinh
đỗ vào Đại học Y khoa Vinh với điểm môn Sinh trên 8,0. Đây là lần đầu tiên có
nhiều học sinh thi khối B đạt kết quả cao như vậy.
Với kết quả bước đầu như vậy đã cho thấy tính thiết thực của đề tài trong
hoạt động giảng dạy. Trên thực tế, nội dung của đề tài có thể được phát triển, mở

rộng hơn nữa thành một chuyên đề dạy học lớn với nhiều dạng bài tập về di
truyền quần thể để bản thân tôi và các đồng nghiệp sử dụng trong quá trình giảng
dạy của mình. Việc xây dựng chuyên đề dạy học như vậy sẽ giúp giáo viên chủ
động về kiến thức, đồng thời có được các dạng bài tập phong phú để cung cấp
cho học sinh làm quen và luyện tập. Nhờ đó, các em sẽ tự tin hơn trong các kì thi
và đạt kết quả tốt hơn.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19


I. Kết luận
- Tùy từng đối tượng học sinh mà có thể có cách triển khai các dạng bài tập
nêu trên khác nhau. Nếu học sinh có lực học trung bình thì chỉ cần các em nhớ
công thức và vận dụng vào các ví dụ cụ thể, từ đó giải nhanh các câu trắc nghiệm.
Còn nếu học sinh có lực học khá hơn thì giáo viên có thể hướng dẫn để các em
chứng minh được các công thức đưa ra, từ đó rèn luyện tư duy lôgic, khả năng
ghi nhớ và vận dụng linh hoạt.
- Việc xây dựng các chuyên đề dạy học với các dạng bài tập cụ thể để sử
dụng trong ôn thi THPT Quốc gia là phù hợp và rất cần thiết trong xu thế đổi mới
giáo dục hiện nay. Nó giúp giáo viên có cơ hội để trao đổi, học hỏi và chia sẻ
kiến thức với các đồng nghiệp của mình trong quá trình giảng dạy.
- Được trực tiếp ôn thi THPT Quốc gia và ôn luyện học sinh giỏi là cơ hội
để mỗi giáo viên không ngừng học tập, nghiên cứu tài liệu, trao đổi kinh nghiệm
với đồng nghiệp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn. Đây là một nhiệm vụ khó
khăn, vất vả, nhất là ở một trường bãi ngang ven biển với phần lớn học sinh chưa
thực sự say mê học tập, nhưng cũng là một nhiệm vụ đầy vinh quang.
II. Kiến nghị
Việc hệ thống và đưa ra phương pháp giải các dạng bài tập di truyền học
quần thể nói riêng, việc xây dựng thành các chuyên đề dạy học nói chung bước

đầu đã có hiệu quả, góp phần nâng cao một bước chất lượng dạy và học ở trương
THPT Quảng Xương 4. Trong quá trình thực hiện, tôi mạnh dạn đưa ra một số
kiến nghị sau:
- Mỗi cán bộ giáo viên cần nâng cao hơn nữa năng lực tự học, tự bồi dưỡng
để trau dồi chuyên môn, tiếp cận được những dạng kiến thức mới so với trước
đây để bổ sung cho học sinh trong quá trình giảng dạy nhằm giúp các em chủ
động, tự tin hơn trước các kì thi.
- Các tổ, nhóm chuyên môn cần tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt tổ
chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, xây dựng thành các chuyên đề dạy
học để dạy ôn thi THPT Quốc gia và ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi.
- Bộ và các Sở giáo dục và đào tạo cần chỉ đạo chặt chẽ các nhà trường chủ
động xây dựng chương trình dạy học cho phù hợp ở từng khối lớp và đối tượng
học sinh. Phần di truyền học quần thể cần xây dựng thêm những tiết bài tập ngoài
những tiết học lý thuyết như lâu nay.
Có thể những ý kiến của tôi còn mang tính địa phương, chưa phù hợp với
quan điểm, đối tượng dạy học ở các địa phương khác. Tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của tất cả các đồng nghiệp để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo
dục nói chung và chất lượng dạy học ở trường THPT Quảng Xương 4 nói riêng.
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 22 tháng 05 năm 2019
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Phạm Thị Hải Lý
20


21




×