Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT thạch thành 4 khắc phục một số lỗi sai thường gặp khi giải bài toán vậ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.19 KB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THPT Thạch Thành 4

Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4
khắc phục một số lỗi sai thường gặp khi giải bài tốn Vật lí.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lí do chọn đề tài.
"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", câu nói nổi tiếng của Thân Nhân
Trung có lẽ ai cũng biết. Để phục vụ cho sự phát triển của đất nước, việc đào tạo
những học sinh có tố chất để trở thành nhân tài là nhu cầu vô cùng bức thiết.
Bên cạnh đó việc chú ý tới các đối tượng học sinh yếu kém, giúp các em có kiến
thức cơ bản của chương trình phổ thơng, từ đó tạo tiền đề để có kĩ năng trong
các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống cũng không kém phần quan trọng. Thực tế
những năm qua, nước ta đang trong tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" đặc biệt là
thiếu lao động có tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Bởi vậy bên
cạnh việc bồi bổ cho học sinh giỏi trở thành "thầy" thì cũng khơng thể xao
nhãng việc rèn rũa những học sinh yếu kém để sau này các em trở thành những
"thợ" giỏi. Từ thực tế giảng dạy bộ mơn Vật lí của bản thân trong suốt những
năm qua, tôi thấy đa phần học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch Thành 4
thường mắc nhiều lỗi sai không đáng có trong q trình làm bài. Vì vậy cần thiết
phải uốn nắn, phải sửa những lỗi này để các em dễ dàng hơn trong việc tiếp cận
chương trình Vật lí lớp 11, 12.
II. Xác định mục đích nghiên cứu.
Đề tài nhằm mục đích sửa những lỗi sai đơn giản nhưng học sinh lại hay
mắc phải. Từ quá trình chỉ ra lỗi sai và nêu hướng khắc phục của giáo viên, học
sinh cũng được cung cấp thêm những kiến thức cần thiết liên quan tới chương
trình Vật lí, đồng thời hình thành kĩ năng tư duy lơgic, kĩ năng suy luận.
III. Xác định đối tượng nghiên cứu
Đề tài đề cập tới lỗi sai thường gặp của học sinh yếu kém khi làm bài tốn
Vật lí, ngun nhân lỗi sai, cách khắc phục.


Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài tốn Vật lí.
1


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THPT Thạch Thành 4

Đối tượng mà đề tài áp dụng là học sinh lớp 10C7 của trường THPT Thạch
Thành 4.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Giáo viên quan
sát học sinh trong quá trình làm bài tập. Quá trình này được tiến hành ở nhiều
lớp, qua nhiều năm.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. Giáo viên tiến hành áp dụng đề tài trên
lớp 10C7. Làm bài kiểm tra đánh giá, thống kê, so sánh kết quả ở hai lớp có
điểm đầu vào tương đương là 10C6, 10C7. Từ đó đánh giá hiệu quả của đề tài.
V. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.
- Đề tài được bắt đầu từ tháng 9 năm học 2018-2019 và đưa vào áp dụng vào
tháng 4 khi dạy các tiết ôn tập.
- Đề tài được thực hiện tại trường THPT Thạch Thành 4, Thanh Hóa.

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hệ đơn vị SI.
Hệ đơn vị SI là hệ đơn vị đo lường quốc tế ( tiếng Pháp là Système Intemtional
dUnités; tiếng Anh là Intemational System Units). Hệ đơn vị đo lường quốc tế
SI gồm bảy đơn vị cơ bản và các đơn vị dẫn xuất được suy ra từ các đơn vị cơ
bản này.

Trong đó cần chú ý 7 đơn vị cơ bản của hệ SI.
TT
1
2
3
4

Đại lượng
Độ dài
Khối lượng
Thời gian
Cường độ dịng điện

Tên đơn vị
Mét
Kilơgam
Giây
Ampe

Kí hiệu
m
kg
s
A

Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài tốn Vật lí.
2



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THPT Thạch Thành 4

5
Nhiệt độ
Kenvin
6
Lượng vật chất
Mol
7
Cường độ sáng
Cadela
Các đơn vị dẫn xuất được chia thành 8 nhóm gồm;

K
mol
cd

1. Đơn vị khơng gian, thời gian và hiện tượng tuần hoàn.
2. Đơn vị cơ.
3. Đơn vị nhiệt.
4. Đơn vị điện và từ.
5. Đơn vị ánh sáng và bức xạ điện từ có liên quan.
6. Đơn vị âm.
7. Đơn vị hóa lí và vật lí phân tử.
8. Đơn vị bức xạ ion hóa.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thực tế giảng dạy trong trường những năm qua cho thấy đa phần học sinh của
trường rất sợ các môn khoa học tự nhiên. Đặc biệt các em cảm thấy khó khăn

khi học mơn Vật lí. Ngun nhân chủ quan là do số đơng các em có học lực yếu,
trung bình, thiếu kiến thức cơ bản về tốn học. Ngun nhân khách quan là các
mơn tự nhiên đòi hỏi sự tư duy, sự hiểu thấu đáo vấn đề hơn là sự học thuộc.
Cịn mơn vật lí là mơn học gắn liền với các hiện tượng tự nhiên, đề cập tới nhiều
đại lượng, do vậy xuất hiện nhiều công thức, nhiều đơn vị.
Do những nguyên nhân trên mà khi làm bài tập vật lí học sinh nhất là học sinh
yếu kém hay mắc những lỗi rất "ngớ ngẩn" và đáng tiếc. Điển hình là các lỗi sai
liên quan đến đơn vị, biến đổi toán học và bấm máy tính. Chính những lỗi sai
khơng đáng có này khiến các em mất điểm ở những bài toán đơn giản. Không
chỉ gặp ở học sinh yếu kém lớp 10, thậm trí ngay cả học sinh khá cũng cịn
vướng lỗi sai này.
III. Giải pháp giải quyết vấn đề.

Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài tốn Vật lí.
3


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THPT Thạch Thành 4

Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ đề cập tới những lỗi sai mà học sinh yếu kém lớp
10 của trường THPT Thạch Thành 4 hay mắc phải. Đó là lỗi sai về đơn vị, lỗi
sai biến đổi biểu thức và lỗi sai khi thao tác bấm máy tính.
III.1. Lỗi sai liên quan đến đơn vị.
III.1.1. Điền sai đơn vị.
Khi làm bài toán vật lí, rất nhiều học sinh sau khi tính tốn thường không điền
đơn vị hoặc điền sai. Nguyên nhân là do học sinh chưa nắm được các đơn vị cơ
bản và chưa biết cách suy luận để tìm đơn vị.

Cách khắc phục như sau:
- Đầu tiên giáo viên giới thiệu 7 đơn vị cơ bản trong hệ đo lường SI.
TT Đại lượng
Tên đơn vị
Kí hiệu
1
Độ dài
Mét
m
2
Khối lượng
Kilơgam
kg
3
Thời gian
Giây
s
4
Cường độ dịng điện
Ampe
A
5
Nhiệt độ
Kenvin
K
6
Lượng vật chất
Mol
mol
7

Cường độ sáng
Cadela
cd
Đặc biệt trong chương trình vật lí THPT cần nhấn mạnh 6 đơn vị đầu và yêu cầu
học sinh nhớ rõ 6 đơn vị này. Còn với đơn vị dẫn xuất, giáo viên không cần giới
thiệu sâu (cũng khơng cần cung cấp tên các nhóm) mà chỉ giới thiệu một số đơn
vị thơng dụng.
Ví dụ với nhóm đơn vị khơng gian, thời gian và hiện tượng tuần hoàn, học sinh
cần biết thêm đơn vị các đại lượng: góc( radian-rad), diện tích (mét vng-m 2),
thể tích (mét khối-m3), tần số (1/s=héc- Hz), vận tốc (mét trên giây- m/s), gia tốc
(mét trên giây bình phương- m/s2), tốc độ góc ( radian trên giây-rad/s).
Nhóm đơn vị cơ, cung cấp đơn vị khối lượng riêng, lực, áp suất, công, công
suất, năng lượng.
Nhóm đơn vị nhiệt nêu ra đơn vị của nhiệt độ, nhiệt lượng, nhiệt dung riêng.
Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài tốn Vật lí.
4


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THPT Thạch Thành 4

- Chỉ rõ cho học sinh những trường hợp đại lượng khơng có đơn vị (khơng
có thứ ngun).
Trong vật lí sẽ gặp trường hợp các đại lượng khơng có thứ ngun. Vậy khi nào
một đại lượng vật lí khơng có đơn vị. Có thể thấy hai trường hợp thường gặp:
+ Đại lượng A =

B

C

Khi B, C cùng loại (cùng đơn vị) thì đại lượng A sẽ khơng có đơn vị. Giáo viên
cũng cần giải thích rõ vì đơn vị của B, C khử hết cho nhau.
+ Đại lượng α được xác định A = α .B
Khi A, B cùng loại thì α khơng có đơn vị.
- Hướng dẫn học sinh cách suy luận đơn vị của một đại lượng từ cơng thức
tính.
Việc suy luận này được thực hiện theo quy tắc tính tốn của tốn học. Ví dụ cụ
thể một số trường hợp.
Khi dạy chương I bài 2, 3, cơng thức tính vận tốc: v =

∆s
. Vì quãng đường s đơn
∆t

vị m, thời gian t đơn vị s nên từ công thức suy ra đơn vị của v là m/s.
Gia tốc được xác định: a =

∆v
∆t

Vì tử là vận tốc v có đơn vị m/s, mẫu là thời gian đơn vị s nên từ công thức suy
m
ra đơn vị gia tốc là s = m .
2
s
s

Trong bài 5, tần số được tính: f =


1
. Chu kì đơn vị s nên đơn vị f là 1/s = s -1
T

=Hz (Héc).

Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài toán Vật lí.
5


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Cịn tốc độ góc ω =

THPT Thạch Thành 4

∆ϕ
tử là góc đơn vị rad, mẫu là thời gian đơn vị s nên tần
∆t

số góc đơn vị rad/s.
Sang chương II, bài 10, định luật II Niuton F=m.a. Đơn vị lực là N hầu như
nhiều học sinh nhớ vì đã được làm quen từ cấp 2. Từ công thức cho thấy thực
chất N = kg.m / s 2 ( bằng đơn vị khối lượng nhân đơn vị gia tốc).
Hoặc sang bài 11, từ biểu thức lực hấp dẫn: F = G

m1 .m2
r2


Giáo viên cung cấp độ lớn của hằng số hấp dẫn G còn đơn vị yêu cầu học sinh
tự tìm ra. Giáo viên hướng dẫn học sinh rút công thức xác định G:

F .r 2
G=
m1 .m 2
Từ công thức suy ra G có đơn vị N.m2/kg2.
Theo quy tắc như vậy giáo viên dạy học sinh rút ra đơn vị của nhiều đại lượng
khác nhau.
Việc bắt buộc học sinh nhớ 6 trong 7 đơn vị cơ bản SI cùng với cách suy luận
đơn vị dẫn xuất, giải thích rõ tại sao đại lượng này lại có đơn vị như vậy sẽ giúp
học sinh phát triển, nâng cao kĩ năng tư duy. Trong một số trường hợp học sinh
không nhớ đơn vị của một đại lượng nào đó thì có thể suy ra từ cơng thức tính
đại lượng đó. Điều này cũng rất có ích khi học sinh gặp bài tốn trắc nghiệm về
đơn vị các đại luượng vật lí.
III.1.2. Sai do khơng đổi đơn vị khi tính tốn.
Trong q trình dạy học tơi gặp rất nhiều trường hợp học sinh đã xác định đúng
hướng để giải quyết bài toán, các bước giải cũng phù hợp nhưng khi thay số, do
không đổi đơn vị nên kết quả sai. Với bài tốn tự luận thì học sinh vẫn được tính
điểm cho các bước giải; nhưng với bài tốn trắc nghiệm thì học sinh hoàn toàn
bị mất điểm.

Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài tốn Vật lí.
6


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


THPT Thạch Thành 4

Với lỗi sai này giáo viên giúp học sinh khắc phục bằng cách thực hiện các nội
dung sau:
- Giới thiệu cho học sinh một số ước số- bội số trong hệ SI thường dùng. Cụ thể:
Bội số

Tên gọi

Kí hiệu

Ước số

Tên gọi

Kí hiệu

100

mét

m

10-1

đêxi

d

101


đêca

da

10-2

centi

c

102

hectơ

h

10-3

mili

m

103

kilơ

k

10-6


micrơ

µ

106

mêga

M

10-9

nanơ

n

109

giga

G

10-12

picơ

p

Lấy ví dụ cụ thể cho học sinh, như đơn vị đo chiều dài, chuẩn là mét.

Bội:

1dam = 10m
1hm= 102m
1km= 103m
1Mm=106m
1Gm=109m.

Ước:

1dm=10-1m
1 cm=10-2m
1mm=10-3m
1 µ m=10-6m.
1nm=10-9m
1pm=10-12m

Với các đại lượng khác cũng ghép bội hay ước hoàn toàn tương tự.
- Chỉ rõ cho học sinh những trường hợp nhất thiết phải đổi đơn vị. Đó là
khi các đại lượng cùng loại nhưng chưa đồng nhất đơn vị với nhau. Ví dụ
bài tốn về chuyển động. Vận tốc cho đơn vị km/h, quãng đường cho đơn
vị m, thời gian cho đơn vị s thì cần đổi đơn vị vận tốc ra m/s.

Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài toán Vật lí.
7


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


THPT Thạch Thành 4

- Với dạng bài tốn liên quan đến lực tác dụng, năng lượng, cơng thì
thường các đơn vị phải đổi về đơn vị chuẩn. Khối lượng đơn vị phải là kg,
vận tốc là m/s, độ cao m... Với bài tốn về chất khí, khi áp dụng các công
thức định luật Sác-lơ, định luật Bôi-lơ- Ma-ri-ơt, định luật Gay-Luy-xắc,
phương trình trạng thái nhiệt độ phải có đơn vị là KenVin.
- Cũng cần chỉ cho học sinh những trường hợp không cần đổi đơn vị.
Khi xuất hiện tỉ số: A =

B.C
nếu B, D cùng loại và đã cùng đơn vị thì khơng
D

cần đổi ra đơn vị chuẩn. Cịn nếu B,D đang khác đơn vị thì chỉ cần đổi về đơn vị
giống nhau là được.Vì đơn vị của chúng khử cho nhau. Lúc này đơn vị của A là
đơn vị của C.
Hoặc khi đại lượng cần xác định là A với A=α B. Khi α là một hằng số hoặc
một đại lượng khơng có thứ ngun thì đại lượng A có đơn vị là đơn vị của đại
lượng B. Vì vậy B khơng cần đổi đơn vị.
- Cịn nếu học sinh cịn cảm thấy băn khoăn thì lời khuyên bổ ích là trong
mọi trường hợp nên đổi về đơn vị chuẩn. Việc làm này tuy mất thời gian
nhưng được xem là an toàn.
III.2. Lỗi sai khi biến đổi toán học.
Khi gặp bài toán dạng phân thức

A1 B1 A 2 .B2
=
mà cần xác định một đại lượng
C1 D1 C 2 D2


nào đó trong biểu thức, học sinh yếu kém thường lúng túng và rút sai. Nguyên
nhân là do các em hổng kiến thức toán học phần phân thức.
Để khắc phục giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện thêm một bước nhân
chéo: A1 B1 C 2 D2 = A2 B2 C1 D1 . Từ biểu thức đó, việc rút ra đại lượng cần tính trở
nên dễ dàng và tránh được sai sót.
III.3. Lỗi sai liên quan đến thao tác bấm máy tính.

Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài toán Vật lí.
8


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THPT Thạch Thành 4

Việc bấm máy tính để ghi kết quả là khâu cuối cùng khi giải một bài toán. Với
học sinh khá giỏi, việc bấm máy tính cầm tay rất đơn giản và nhẹ nhàng. Những
đối tượng này cịn biết khai thác triệt để các tính năng ưu việt của máy tính hiện
đại. Tuy nhiên với học sinh yếu kém việc bấm máy tính khơng phải lúc nào cũng
trôi chảy. Các em cũng hay sai, mà nguyên nhân là do hiểu không đúng về các
biểu thức toán học.
Các lỗi thường mắc như sau:
- Lỗi sai khi gặp biểu thức dạng nhân đơn thức với đa thức: A(B+C). Học
sinh thường thao tác bấm máy liên tục mà không bấm dấu ngoặc đơn.
Khắc phục: Giáo viên nhắc lại biểu A(B+C)=A.B+ A.C. Nếu thao tác khơng có
dấu ngoặc đơn thì máy sẽ hiểu là A.B+C.
- Lỗi sai khi gặp biểu thức dạng chia đơn thức cho đa thức


đa thức cho đa thức

A
hoặc chia
B+C

A+ B
.
C+D

Học sinh hay thao tác như sau: A:B+C hoặc A+B:C+D.
Khắc

phục:

Giáo

viên

giải

thích

rõ:

A
= A : (B + C)
B+C




A+ B
= ( A + B ) : (C + D) . Vì vậy khi bấm máy tính cần thêm dấu ngoặc đơn hoặc
C+D

nhập biếu thức dạng phân số trên máy tính.
III.4. Một số bài tập vận dụng.
Bài 1: Đơn vị nào không phải là đơn vị của gia tốc:
A.km/h2.

B. m/s2.

Giải: Theo định nghĩa gia tốc a =

C. N/kg

D. N.m

∆v
thì có thể suy ra đáp án A: km/h 2 và đáp
∆t

án B: m/s2 là đơn vị gia tốc.

Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài tốn Vật lí.
9


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


THPT Thạch Thành 4

Còn theo định luật II Niutown: a =

F
thì suy ra đáp án C: N/kg cũng là đơn vị
m

của gia tốc.
Đáp án D: N.m không phải đơn vị của gia tốc.
Bài 2: Đơn vị nào không phải đơn là đơn vị của tần số:
A.s.

B. s-1

C.Hz

D. 1/s.

Giải:
Tần số được xác định:

f =

1
như vậy đáp án B: s-1 và đáp án D: 1/s là đơn vị
T

của f. Mà Hz=1/s nên đáp án C: Hz là đơn vị tần số. Cịn s là đơn vị của chu kì.

Bài 3. Chọn câu sai.
Đơn vị của động năng là:
A. N.m

B. kg.m2/s2

C. W.h

Giải: Động năng được xác định:

Wđ =

D. J/s.
1
mv 2 nên từ công thức suy ra đơn vị là
2

kg.m2/s2(đáp án B).
Động năng là một dạng năng lượng nên đơn vị của động năng cũng là đơn vị
công. Mà công A=F.s =P.t nên J= N.m= W.h. Như vậy đáp án A: N.m, đáp án C:
W.h là đơn vị động năng còn đáp án D: J/s là đơn vị công suất.
Bài 4. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất
A. J/s

B. HP.

C. W.

D. KW.h


Trả lời:
Công suất được định nghĩa: P =

A
. Theo cơng thức đó thì P đơn vị là J/s. Đơn
t

vị J/s gọi là W. Hp là đơn vị khác của công suất. Kw.h tương đương là P.t nên đó
là đơn vị của cơng.
Bài 5: một lị xo độ cứng 100 N/m ban đầu khơng biến dạng. thế năng đàn hồi
của lò xo khi bị dãn 5 cm là bao nhiêu?
Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài toán Vật lí.
10


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THPT Thạch Thành 4

Trả lời:
Trường hợp bài tốn này nhất thiết phải đổi đơn vị vì hai lí do sau:
Thứ nhất, thường liên quan tới bài tốn lực, năng lượng thì đơn vị các đại lượng
khi tính toán cần đổi về đơn vị chuẩn.
Thứ 2, các đại lượng cùng loại nhưng chưa cùng đơn vị. Cụ thể đơn vị dài trong
độ cứng k đang là m, còn đơn vị của độ biến dạng ∆l đang là cm. Vì vậy cần đổi
đơn vị từ cm ra m rồi tính bình thường.
Thế năng đàn hồi của lị xo là:
Wt =


(

1
1
2
k ( ∆l ) = .100. 5.10 − 2
2
2

)

2

= 0,125 J

Bài 6. Một lượng khí lí tưởng ban đầu có thể tích 10 lít, nhiệt độ 27 0C, áp suất 1
atm. Sau khi đun nóng đến 100 0C thì áp suất khí là 1,5.10 5 Pa. Tính thể tích khí
lúc này.
Trả lời:
Trạng thái 1:

Trạng thái 2:

t1=270C

t2=1000C

p1=1 atm

p2=1,5. 105 Pa


V1= 10 lít

V2=?

Với bài tốn dạng này học sinh thường gặp lỗi sai hoặc gặp những khó khăn sau:
Thứ nhất sai do vẫn để đơn vị nhiệt độ là 0C để tính.
Thứ hai, học sinh lúng túng vì đơn vị áp suất ở 2 trạng thái khác nhau, chư biết
phải đổi như thế nào.

p 1V1 p 2V2
=
T2 học sinh rút V2 không đúng.
Thứ 3, từ phương trình trạng thái T1
Với lỗi thứ nhất, giáo viên cần nhắc lại và nhấn mạnh cho học sinh: khi làm bài
tập chất khí mà cần sử dụng các công thức của các định luật và phương trình

Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài tốn Vật lí.
11


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THPT Thạch Thành 4

trạng thái thì nhiệt độ phải xét trong nhiệt giai Kevin (độ K). Công thức liên hệ
giữa nhiệt độ trong nhiệt giai Kenvin và nhiệt giai Cencius là:
T(K)= t(0C) + 273
Khắc phục lỗi sai thứ 2 và thứ 3 như sau:

p 1V1 p 2V2
=
T2 nên thêm bước nhân chéo các biểu thức
Từ phương trình trạng thái T1

ta được: p1V1T2= p2V2T1. Từ đó mới rút ra:

V2 =

p1V1T 2
p 2T1

Từ biểu thức trên cho thấy tử và mẫu có p 1 và p2 cùng loại nên chúng chỉ cần
cùng đơn vị là được. Vì vậy có thể đổi atm về Pa hoặc ngược lại Pa về atm. Việc
đổi này được thực hiện nhờ thao tác bấm máy tính.
Bài 7: Một ơtơ khối lượng 2,5 tấn đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì bị
hãm phanh. Sau khi chạy thêm qng đường 50m thì ơtơ dừng hẳn.
a) Tính động năng ban đầu của ơtơ.
b) Tính gia tốc của xe, cho rằng xe chuyển động chậm dần đều.
c) Tính độ lớn lực hãm.
Trả lời:
Bài tốn liên quan đến tính động năng, tính lực nên đơn vị phải đổi về đơn vị
chuẩn. Đơn vị khối lượng đổi ra kg, đơn vị vận tốc đổi ra m/s.
a) Động năng của xe:
Wđ = 12 mv 2 =

1
.2500.20 2 = 500000 (J) =500 (kJ)
2


b) Gia tốc của xe:
Từ công thức v 2 −v 20 = 2as ⇒ a =

v 2 − v 02 0 − 20 2
=
= −4 (m/s2).
2s
2.50

c) Độ lớn lực hãm: F = m a = 2500.4 = 10000 (N).
Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài tốn Vật lí.
12


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THPT Thạch Thành 4

III.5. Bài tập tự luyện.
Bài 1. Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dịng sơng, sau 1 giờ đi được 10km.
Một khúc gỗ trôi theo dịng sơng, sau 3 phút trơi được 100m. vận tốc của thuyền
buồm so với nước là:
A. v=8 km/h B. v=12 km/h C. v=10 km/h

D. v= 43,3 km/h.

Bài 2: Đơn vị của động lượng là:
A. N/s.


B. N.m

C. N.s.

D. N.m/s

Bài 3: Đơn vị không phải là đơn vị của công là:
A. kW.s

B. N.m

C. kg.m2 /s2

D. kg.m/s

Bài 4: Một lị xo nhẹ có chiều dài tự nhiên 30cm, một đầu treo vào một điểm cố
định, đầu còn lại treo vật khối lượng 100g. Lị xo có độ cứng 40N/m.
a) Tính chiều dài lị xo. Lấy g= 10 m/s2.
b) Treo thêm vật 200g nữa. Tính chiều dài lị xo lúc này.
Bài 5: Gia tốc trọng trường trên mặt đất là 9,8 m/s 2. Tính gia tốc trọng trường tại
độ cao 100km. Cho biết bán kính trái đất là 6400km.
Bài 6: Một toa xe có khối lượng 3,5 tấn chạy với vận tốc 18 km/h đến va chạm
vào một toa xe đang đứng yên có khối lượng 5 tấn. Toa xe này đang chuyển
động cùng chiều với vận tốc 3,6 m/s. Sau va chạm 2 xe móc vào nhau. Tính vận
tốc của 2 xe sau va chạm.
Bài 7: Trong xi lanh của một động cơ đốt trong có chứa một lượng khí ở nhiệt
độ 400C và áp suất 0,6 atm, thể tích 4,5 dm 3. Nén khí để áp suất tăng thêm 2atm,
thể tích giảm 2 lần. khi đó nhiệt độ khí là bao nhiêu.
Bài 8: Đun nóng đẳng áp một khối khí lên đến 47 0C thì thể tích tăng thêm 1/10
thể tích khí lúc đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khí.

Bài 9: Chọn câu sai.
Đơn vị của áp suất là:
A. N.m2

B. Pa

C. Atm

D. mHg

Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài tốn Vật lí.
13


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THPT Thạch Thành 4

Bài 10: Một bình kín chứa một lượng khí ở 37 0C và áp suất 30 atm. Người ta
cho 2/3 lượng khí thốt ra khỏi bình và hạ nhiệt độ xuống cịn 100C. Tính áp suất
của khí cịn lại trong bình. Coi thể tích bình khơng thay đổi.
Bài 11: Một xe tải có khối lượng 4 tấn chạy với vận tốc 36km/h. Nếu xe dừng lại
5s sau khi đạp phanh thì lực hãm phải bằng bao nhiêu?
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Đề tài đã được áp dụng trong quá trình giảng dạy và thực hiện quy củ 3 tiết ôn
tập cuối năm ở lớp 10C7 trường THPT Thạch Thành 4. Sau đó tổ chức cho học
sinh lớp 10C6- lớp không tổ chức dạy chi tiết và lớp 10C7 kiểm tra. Đây là hai
lớp có điểm đầu vào thấp tương đương. Kết quả như sau:
Lớp 10C7:

Số HS
kiểm
tra
31

Điểm yếu,
kém
SL
%
2
6,45

Phân loại điểm
Điểm trung
Điểm khá
bình
SL
%
SL
%
14 45,16 11 48,39

Điểm giỏi
SL
0

Ghi
chú

%


Lớp 10C6:
Số HS
kiểm
tra
34

Điểm yếu,
kém
SL
%
18 52,94

Phân loại điểm
Điểm trung
Điểm khá
bình
SL
%
SL
%
14
41,18
2
5,88

Điểm giỏi
SL
0


Ghi
chú

%

Kết quả bài kiểm tra cho thấy học sinh lớp 10C7 đã hạn chế lỗi sai một
cách đáng kể. Các em đã tiếp cận được với những bài tập suy luận ở mức độ
đơn giản. Với những bài tập biến đổi tốn học các em làm nhanh hơn và
khơng mắc lại lỗi đã được sửa.
Trên đây là đề tài tôi đã nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy
của mình. Đề tài cũng khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, nên tơi rất
Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài tốn Vật lí.
14


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THPT Thạch Thành 4

mong nhận được sự góp ý của hội đồng đáng giá cũng như đồng nghiệp để đề tài
được hồn chỉnh hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019

TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Hạnh

Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài tốn Vật lí.
15


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THPT Thạch Thành 4

Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài tốn Vật lí.
16


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THPT Thạch Thành 4

Tên đề tài: Giúp học sinh yếu kém lớp 10 trường THPT Thạch thành 4 khắc phục một
số lỗi sai thường gặp khi giải bài tốn Vật lí.
17



×