Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Dạy học đọc hiểu truyện ngắn chí phèo (nam cao) trong chương trình ngữ văn 11 theo quan điểm của lý thuyết ki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.14 KB, 19 trang )

MỤC LỤC


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu lớn mà
ngành giáo dục và đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết 40/QH10 2000 yêu cầu đổi mới tất cả các khâu của quá trình dạy học, trong đó nhấn mạnh
đổi mới phương pháp. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng,
phát triển năng lực”.
Ngữ văn là một trong những môn học có vị trí quan trong hàng đầu trong
chương trình giáo dục phổ thông nhưng trong thực tế dạy học, ngày càng có
nhiều học sinh không coi trọng môn Ngữ văn, không yêu thích học văn. Đổi mới
phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung, dạy đọc hiểu văn bản nói riêng theo
hướng phát huy chủ thể sáng tạo của học sinh; giúp học sinh thông qua đọc Văn,
học Văn mà bồi dưỡng tâm hồn, phát triển năng lực tư duy, năng lực sáng tạo là
một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Lý thuyết kiến tạo đang là một trong những lý thuyết về dạy học vượt trội
được sử dụng trong giáo dục. Lý thuyết kiến tạo được đề xuất vào đầu thế ky
XX bởi Jean Piaget (1896-1980), nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ. Tư
đó cho tới nay, nó đã được ứng dụng vào nhiều ngành khoa học, đặc biệt là trong
giáo dục. Ở nhiều quốc gia, dạy học theo Lý thuyết kiến tạo đã trở thành xu
hướng tất yếu của đổi mới giáo dục. Theo Jeans Piaget: “Quá trình nhận thức
của người học thực chất là quá trình người học xây dựng nên những kiến thức
cho bản thân thông qua các hoạt động đồng hoá và điều ứng các kiến thức và kỹ
năng đã có để có thể thích ứng với môi trường học tập. Đây chính là nền tảng
của lý thuyết kiến tạo”.


Phương pháp dạy học theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo là dạy học
tích cực, dạy học phát huy năng lực, phẩm chất của người học. Phương pháp này
coi trọng vai trò chủ động của người học trong quá trình học tập, người học chủ
động tự xây dựng hiểu biết cho bản thân; tự kết nối thông tin mới với thông tin
hiện tại để kiến thức mới có ý nghĩa hơn và tạo nên các thông tin mới khác. Việc
2


học tập không phải diễn ra nhờ quá trình chuyển thông tin tư giáo viên hay giáo
trình đến bộ não của học sinh; thay vào đó, mỗi người học tự xây dựng hiểu biết
hợp lí mang tính cá nhân của riêng họ.
Lý thuyết kiến tạo tưng được ứng dụng rộng rãi trong các trường học tại
một số quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Úc, Nhật Bản,
Singapore… Tuy nhiên ở Việt Nam, lý thuyết này hầu như vẫn còn rất xa lạ với
nhiều người. Những năm đầu thế ky XXI, Lý thuyết kiến tạo bắt đầu được tìm
hiểu và áp dụng ở một số trường học của Việt Nam (qua một số phương pháp
dạy học cụ thể như: dạy học dự án, dạy học liên môn, dạy học nêu vấn đề, dạy
học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”), hứa hẹn những thay đổi tích cực hơn
cho giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, việc ứng dụng này mới chỉ dành nhiều cho
các bộ môn khoa học tự nhiên như Toán, Vật lý, ...còn đối với các bộ môn khoa
học xã hội nhân văn, đặc biệt là môn Ngữ văn, phương pháp này chưa được vận
dụng nhiều.
Truyện ngắn Chí Phèo là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nam
Cao, là một trong những kiệt tác của nền văn học hiện đại Việt Nam nên đã được
đưa vào SGK và chiếm vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn 11. Đã có
rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm về dạy học
truyện ngắn Chí Phèo. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu dạy học
đọc hiểu truyện ngắn này theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo .
Xuất phát tư những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: Dạy học
đọc- hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) trong chương

trình Ngữ văn 11 theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi thực hiện đề tài này nhằm hướng tới mục đích cơ bản sau: đề xuất
cách dạy học đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) trong chương trình Ngữ
văn 11 theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo nhằm phát huy năng lực và niềm
hứng thú học tập cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu Lý thuyết kiến tạo và dạy học đọc-hiểu truyện ngắn Chí
Phèo (Nam Cao) trong chương trình Ngữ văn 11 theo quan điểm của Lý thuyết
kiến tạo.

3


1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết gồm:
Để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài, tôi đã nghiên cứu về Lý thuyết
kiến tạo, về dạy học đọc-hiểu truyện ngắn trong nhà trường phổ thông nói chung
và truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) nói riêng.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Dự giờ của giáo viên, xây dựng giáo án, dạy thực nghiệm, đánh giá kết
quả dạy học thực nghiệm.

4


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Tư tưởng nền tảng cơ bản của Lý thuyết kiến tạo là đặt vai trò của chủ thể
nhận thức lên vị trí hàng đầu của quá trình nhận thức. Theo thuyết kiến tạo, mỗi

người học là một quá trình kiến tạo tích cực, tự phản ánh thế giới theo kinh
nghiệm riêng của mình. Những gì người học lĩnh hội phụ thuộc rất nhiều vào
kiến thức và kinh nghiệm đã có và vào tình huống cụ thể. Theo Mebrien và
Barandt [2;tr9] thì: “Kiến tạo là một cách tiếp cận “dạy” dựa trên nghiên cứu về
việc “học” với niềm tin rằng kiến thức được kiến tạo nên bởi mỗi cá nhân người
học sẽ trở nên vững chắc hơn nhiều so với việc nó được nhận tư người khác”.
Như vậy, dạy học theo Lý thuyết kiến tạo nhấn mạnh đến vai trò chủ động của
người học trong quá trình học tập và cách thức người học thu nhận những tri
thức cho bản thân. Theo những quan điểm này, người học không học bằng cách
tiếp thu tri thức một cách thụ động mà bằng cách đặt mình vào trong môi trường
tích cực, phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề bằng cách đồng hóa hay điều ứng
những kiến thức và kinh nghiệm đã có cho thích ứng với những tình huống mới,
tư đó xây dựng nên những hiểu biết mới cho bản thân.
Như đã nói, dạy học theo Lý thuyết kiến tạo là quan điểm dạy học tích
cực với nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà công
cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam đang được nỗ lực
thực hiện. Có thể kể đến một số ưu điểm sau đây: Phát huy tính tích cực, chủ
động của chủ thể HS, phát triển khả năng tư duy, phát triển kĩ năng giao tiếp và
kỹ năng xã hội của học sinh, giúp học sinh hiểu biết và nhanh chóng thích nghi
với thế giới thực tiễn, khuyến khích các phương pháp đánh giá chất lượng học
sinh theo hướng mở.
Những truyện ngắn được đưa vào chương trình Ngữ văn 11 đều là những
tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của các tác giả, tiêu biểu
cho giai đoạn, khuynh hướng văn học. Chí Phèo tiêu biểu cho quan điểm “khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” của Nam Cao…
2.2. Thực trạng của vấn đề khi chưa áp dụng sáng kiến
Trong những năn gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học Văn trong
nhà trường đã được thực hiện nghiêm túc và mang lại hiệu quả đáng kể. Giáo
viên đã không ngưng nỗ lực tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp; học sinh đã
tích cực, chủ động hơn trong các giờ học, do đó, nhiều giờ dạy Văn đã đạt hiệu

quả nhất định. Song việc đổi mới phương pháp vẫn còn tồn tại những hạn chế
5


nhất định.Qua thực tế giảng dạy của bản thân và dự giờ của đồng nghiệp, tôi
nhận thấy một số thực trạng khi dạy đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)
trong chương trình Ngữ văn 11 như sau: vẫn còn việc máy móc, rập khuôn, áp
đặt kiến thức trong quá trình giảng dạy, đọc chép, quá tham kiến thức, chưa thực
sự đưa văn học đến gần hơn với cuộc sống hiện tại của học sinh. Điều đó dẫn tới
việc khi kiểm tra đánh giá, phần lớn học sinh chỉ viết lại những gì giáo viên
truyền thụ, chỉ làm được những đề có trong vở, trong sách còn những đề sáng
tạo, yêu cầu thể hiện quan điểm cá nhân lại không làm được hoặc có làm nhưng
sơ sài, chưa thuyết phục. Nguyên nhân phần lớn là do cách dạy của giáo viên
chưa chú ý đến việc phát huy tính tích cực của chủ thể học sinh trong dạy học,
quá tham kiến thức, chưa có những câu hỏi kích thích học sinh đưa ra quan điểm
của mình. Nhiều giáo viên do tâm lí sợ hết giờ, cháy giáo án nên đã làm thay
học sinh hoặc thuyết trình quá nhiều khiến cho tiết học trở nên nặng nề, nhàm
chán. Có những học sinh khi được kiểm tra, giáo viên chỉ yêu cầu kể tên các
nhân vật trong truyện, các sự việc, chi tiết cũng không thể nhớ. Học sinh không
có khả năng liên hệ các tác phẩm văn học với đời sống, với bản thân, không
rung cảm trước những số phận, cuộc đời trong tác phẩm.
Tóm lại, qua thực trạng dạy học truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) trong
chương trình Ngữ văn 11 nhìn tư quan điểm của Lý thuyết kiến tạo, chúng tôi
nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học đã có nhiều chuyển biến song vẫn
chưa thoát khỏi khuôn mẫu của giáo viên về cách hiểu, cách cảm, cách nghĩ.
Chưa có nhiều hình thức tổ chức dạy học, chưa có nhiều hoạt động học tập
phong phú, chưa có nhiều nội dung mang tính phức hợp tư văn bản đọc hiểu phù
hợp với hứng thú người học. Bởi vậy nghiên cứu áp dụng Lý thuyết kiến tạo vào
dạy học truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) trong chương trình Ngữ văn 11 nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học và bắt kịp với xu thế dạy học của thế giới là việc làm

có tính thời sự, cấp thiết, phù hợp với tinh thần đổi mới giáo dục một cách căn
bản và toàn diện của NQ 29TW khóa XI và NQ 88 của Quốc hội khóa XIII.
2.3. Các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết
vấn đề
2.3.1. Hướng dẫn học sinh kiến tạo tri thức trên cơ
sở đọc truyện và tái hiện cốt truyện
Theo quan điếm dạy học kiến tạo, tri thức là do chính học sinh kiến tạo
chứ không phải tiếp thu một cách thụ động tư người khác. Để có thể học tập tốt,
kiến tạo được tri thức cần thiết khi đọc hiểu truyện ngắn, mỗi học sinh cần phải
chủ động tiếp cận văn bản truyện trước khi đến lớp. Nghĩa là mỗi học sinh phải
6


đọc truyện, tái hiện cốt truyện, tóm tắt truyện…để nắm được những vấn đề cơ
bản nhất của truyện. Học sinh đọc truyện càng kĩ, nắm bắt nội dung câu chuyện
tốt thì khả năng kiến tạo sẽ càng tốt, càng sâu. Ngược lại, nếu học sinh không
đọc thì các em sẽ không có gì để kiến tạo. Trên lớp, giáo viên tổ chức kiểm tra
việc đọc truyện của học sinh theo nhiều cách khác nhau. Thông thường, trước
khi học bài mới giáo viên sẽ tiến hành kiểm tra bài cũ (kiểm tra miệng), khi dạy
học bài mới giáo viên có thể kiểm tra bằng biểu đồ KWL. Với hình thức này,
giáo viên có thể kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh bằng cách đặt câu hỏi
kiểm tra kiến thức các em đã nắm được tư việc đọc và soạn trước ở nhà. Khi dạy
học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, giáo viên có thể kiểm tra việc đọc
truyện của học sinh ở nhà bằng cách yêu cầu học sinh kể tên các nhân vật, điểm
qua những sự việc, chi tiết trong truyện. Nếu học sinh đã đọc chắc chắn các em
sẽ thực hiện được yêu cầu của giáo viên.
Một trong những yêu cầu cơ bản đối với học sinh sau khi đọc văn bản
truyện là phải tóm tắt được văn bản đó một cách ngắn gọn, đầy đủ. Tóm tắt văn
bản tự sự dựa theo nhân vật chính là cách tóm tắt phổ biến và dễ thực hiện nhất.
Đọc trước văn bản và tóm tắt được văn bản học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận, kiến

tạo nội dung của truyện. Khi dạy học đọc-hiểu truyện ngắn Chí Phèo của nhà
văn Nam Cao, giáo viên định hướng để học sinh tự tóm tắt văn bản như sau:
- Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi trong một lò gạch cũ bỏ hoang.
- Chí Phèo được một anh đi thả ống lươn mang về cho người dân làng Vũ
Đại nuôi.
- Lớn lên, Chí làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Lúc này, Chí là một thanh
niên hiền lành, khỏe mạnh, chịu thương chịu khó.
- Chí cứ bị bà Ba nhà Bá Kiến bắt bóp chân, lại bóp lên trên.
- Chí bị Bá Kiến ghen và tìm cách đẩy vào tù
- Sau khi ra tù, Chí Phèo đã hoàn toàn thay đổi: ngoại hình, tính cách…
Hắn giống hệt một con quy dữ.
- Chí Phèo đến nhà Bá Kiến chửi bới, rạch mặt ăn vạ.
- Chí Phèo đến nhà Bá Kiến để xin đi ở tù và bị Bá Kiến biến thành tay sai.
- Chí Phèo gặp Thị Nở và đã thức tỉnh, khát khao làm người lương thiện.
- Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đã giết Bá Kiến và tự sát.
7


- Sau khi Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và trong đầu
thoáng hiện ra cái lò gạch cũ bỏ hoang.
Như vậy, với dạy học kiến tạo, việc đọc truyện, tóm tắt truyện hay tái
hiện cố truyện của học sinh vô cùng quan trọng, giúp học sinh tiếp cận và kiến
tạo nội dung của văn bản nhanh chóng và dễ dàng hơn, rút ngắn quá trình chinh
phục tri thức. Trong thực tế giảng dạy, nhiều học sinh đã không đọc truyện,
không thể tóm tắt (tái hiện được cốt truyện) khiến cho quá trình dạy học gặp
nhiều khó khăn. Mỗi giáo viên cần phải hình thành cho học sinh thói quen đọc
truyện, không chỉ đọc truyện trong sách giáo khoa mà còn đọc cả những truyện
có liên quan (cùng tác giả, cùng đề tài…) để có thể liên hệ so sánh trong quá
trình kiến tạo.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh kiến tạo tri thức thông qua hoạt động phân

tích ý nghĩa của truyện theo hệ thống nhân vật
Nhân vật trong tác phẩm văn học “là con người hay những sự vật mang
cốt cách của con người được xây dựng bằng các phương tiện của nghệ thuật
ngôn tư” [9;tr26]. Nhân vật được coi là linh hồn, là xương sống của tác phẩm tự
sự nói chung và của truyện ngắn nói riêng, là yếu tố dẫn dắt, chi phối cốt truyện,
nơi chuyên chở nội dung phản ánh, nơi bộc lộ quan niệm thẩm mĩ của nhà văn.
Mỗi nhân vật có những đặc điểm riêng về ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ, thế
giới nội tâm…và giữa các nhân vật có mối quan hệ qua lại với nhau.
Trong thực tế, tên tuổi của những nhà văn nổi tiếng trong văn học Việt
Nam hiện đại đều gắn với tên một nhân vật chính bởi nhân vật thể hiện phong
cách, tài năng nghệ thuật của nhà văn, đồng thời người đọc còn nhận ra bóng
dáng của nhà văn thấp thoáng qua nhân vật. Nhân vật Chí Phèo, thị Nở, Bá Kiến
đã đi cùng tên tuổi của nhà văn Nam Cao, nhắc đến Nam Cao người ta sẽ nhớ
ngay đến những nhân vật này và ngược lại.
Nhân vật trong truyện ngắn không chỉ phản ánh đời sống hiện thực mà
còn thể hiện nhân sinh quan của tác giả về cuộc đời, về con người. Tư hình
tượng nhân vật Chí Phèo, tác phẩm toát lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
sâu sắc. Đó là hiện thực người nông dân bị lưu manh hóa, giai cấp thống trị tàn
bạo đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, cướp đi quyền sống, quyền làm
người của họ. Mặc dù bị vùi dập nhưng tư sâu thẳm tâm hồn họ vẫn sáng lên vẻ
đẹp của bản chất lương thiện, của khát khao được làm người. Qua đó, nhà văn
bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc, phát hiện, trân trọng vẻ đẹp bên trong - bản
chất lương thiện của họ. Tuy nhiên, không phải dễ dàng để học sinh có thể đọc
ra được ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm được gửi gắm thông qua hình tượng nhân
8


vật mà phải có sự định hướng, dẫn dắt của giáo viên. Để học sinh có thể kiến tạo
tri thức của tác phẩm tư phương diện nhân vật, giáo viên có thể dẫn dắt học sinh
lần lượt khám phá tưng khía cạnh, biểu hiện của nhân vật như: ngoại hình, ngôn

ngữ, hành động, tính cách. Khi dạy học truyện ngắn Chí Phèo của nhà Văn Nam
Cao, GV có thể định hướng để học sinh kiến tạo tri thức về nhân vật Chí Phèo theo
trình tự như sau:
- Sự xuất hiện độc đáo của Chí ở đầu tác phẩm.
- Hoàn cảnh xuất thân đặc biệt của Chí.
- Con người Chí trước khi bị đẩy vào tù.
- Sự thay đổi của Chí sau khi ra tù.
- Sự thay đổi của Chí sau khi gặp thị Nở.
- Hành động giết Bá Kiến và tự sát của Chí.
- Ý đồ nghệ thuật của nhà văn Nam Cao qua hình tượng Chí Phèo.
Tư những định hướng trên mà giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi sao cho
hợp lí để học sinh kiến tạo tri thức vưa lô gíc, vưa sáng tạo.Ví dụ giáo viên có thể
định hướng để học sinh kiến tạo bằng những câu hỏi như sau:
- Nam Cao chọn cách mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí Phèo say rượu vưa
đi vưa chửi là có dụng ý gì? Cách mở đầu này đã đem lại hiệu quả gì?
- Hoàn cảnh xuất thân của Chí Phèo (bị bỏ rơi, không người người thân
thích…) đã dự báo điều gì về cuộc sống và tương lai của Chí?
- Khi bị bà Ba nhà Bá Kiến bắt bóp chân, Chí không muốn nhưng vẫn
không phản kháng là vì lí do gì?
- Nhà văn Nam Cao muốn phản ánh điều gì và bộc lộ thái độ như thế nào
khi khi tái hiện hình ảnh Chí Phèo sau khi ra tù?
- Tại sao Chí Phèo nói là đến để giết con khọm già nhưng cuối cùng lại
giết Bá Kiến?
Khi đã quan sát, dõi theo diễn biến của truyện, phân tích nhân vật trong
truyện, học sinh sẽ kiến tạo nên những kiến thức cần thiết. Như vậy, kiến tạo tri
thức tư vai người quan sát, phân tích ý nghĩa của truyện tư hệ thống nhân vật là
không thể thiếu khi đọc - hiểu văn truyện ngắn Chí Phèo. Đây thực chất là một
khía cạnh của đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Cả giáo viên và học sinh
đều phải nhận thức rõ điều này để xác định được tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh kiến tạo tri thức trên cơ sở nhận biết, phân

tích ý nghĩa của tình huống trong truyện
9


Đối với truyện ngắn, tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc
thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt
khiến cho tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả
cũng được bộc lộ sắc nét nhất. “Tình huống truyện là một sự kiện đặc biệt trong
đó chứa đựng một tình thế bất thường của quan hệ đời sống” (Chu Văn Sơn). Có
3 dạng tình huống truyện: tình huống hành động, tình huống tâm trạng, tình
huống nhận thức. Khi đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao,
giáo viên phải định hướng cho HS tìm hiểu tình huống truyện của truyện ngắn
này đó là cuộc gặp gỡ “định mệnh” giữa Chí Phèo và thị Nở bằng những câu hỏi
như sau:
- Chí Phèo và thị Nở gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
- Kết quả của cuộc gặp gỡ đó là gì?
- Nhà văn Nam Cao xây dựng tình huống này nhằm mục đích gì?
Bằng sự định hướng, dẫn dắt của giáo viên, những câu hỏi đó có thể sẽ
được học sinh lí giả như sau:
- Chí Phèo và thị Nở gặp nhau vào một đêm trăng sau khi Chí đã uống say
còn thị Nở đi gánh nước ngủ quên bên gốc chuối.
- Kết quả là Chí Phèo đã thức tỉnh, đã trở lại là anh canh điền hiền lành
ngày xưa và khát khao được trở về cuộc sống của con người.
- Xây dựng tình huống này nhà văn Nam Cao muốn khẳng định: tình
người có sức mạnh lớn lao, đã cảm hóa được con người; bản chất lương thiện
của con người không bao giờ mất đi dù có bị vùi dập đến nhường nào, chính sự
vô tâm tàn nhẫn của con người đã đẩy người khác vào cùng đường; không phải
lúc nào hình thức và nội dung cũng có sự tương đồng…
Như vậy, kiến tạo tri thức tư tình huống truyện là việc làm không thể thiếu
đối với cả giáo viên và học sinh. Khi xác định và giải mã được tình huống

truyện nghĩa là học sinh đã khám phá được phần lớn tác phẩm, những vấn đề sau
đó đều có liên quan mật thiết, thậm chí là đều xuất phát tư tình huống truyện. Ví
dụ như sự thức tỉnh của Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao).
2.3.4. Hướng dẫn học sinh kiến tạo tri thức bằng cách nhập vai, hóa
thân vào nhân vật trong truyện
Khi kiến tạo với tư cách là người quan sát, chứng kiến, mỗi học sinh sẽ có
những nhìn nhận, đánh giá khách quan về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm,
giúp các em nắm vững kiến thức cần thiết và phần nào đó bộc lộ năng lực của
10


bản thân. Song như vậy vẫn là chưa đủ đối với việc đọc hiểu truyện ngắn nói
chung và truyện ngắn Chí Phèo nói riêng. Phải khi các em thực sự nhập vai,
nghĩa là tự hóa thân vào nhân vật, trải qua những tình huống của nhân vật thì lúc
đó các em mới có thể hiểu sâu sắc hơn về nhân vật, về tác phẩm và bộc lộ tư
tưởng, tình cảm cũng như quan điểm, cách nhìn nhận của mình. Có những học
sinh, nếu coi đó là chuyện của người khác thì các em không quan tâm nhưng khi
nói đó là chuyện của mình các em sẽ có những phản ứng mạnh mẽ. Vì vậy khi
dạy học truyện ngắn Chí Phèo theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo, mỗi giáo
viên cần dẫn dắt học sinh nhập vai, hóa thân vào nhân vật để các em tự xử lí
theo cách của mình.
Học sinh có thể nhập vai, hóa thân vào nhân vật trong truyện bằng
những cách sau đây: đọc phân vai, diễn kịch, đóng vai nhân vật để trả lời
phỏng vấn,… Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh diễn một số trích đoạn
trong truyện ngắn Chí Phèo như đoạn Chí Phèo bị ép bóp chân cho Bà Ba nhà
Bá Kiến, Chí Phèo say rượu đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ, Chí Phèo bị Thị
Nở cự tuyệt… Hoặc học sinh sẽ tự hóa thân vào nhân vật để bộc lộ suy nghĩ,
cách ứng xử của mình…
Khi dạy học tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, GV có thể định
hướng để học sinh kiến tạo bẳng những câu hỏi như sau:

- Nếu em là Chí Phèo, em có bóp chân cho bà Ba không? Vì sao?
- Nếu có mặt trong đám dân làng Vũ Đại, khi nghe Chí Phèo chửi, em sẽ
làm gì?
- Nếu em là Bá Kiến, em có hành xử giống với Bá Kiến đã hành xử với
Chí Phèo không? Vì sao?
- Nếu là Chí Phèo, em có giết Bá Kiến và tự sát không? Vì sao?
Khi học sinh đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật và những tình huống
cụ thể trong tác phẩm, mỗi học sinh sẽ có những cách xử lí khác nhau tùy vào
nhận thức
Ví dụ với câu hỏi: Nếu là Chí Phèo, em sẽ làm gì sau khi giết Bá Kiến?
HS sẽ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau như: sẽ cướp lấy tài sản, bỏ tù Lý Cường,
chia một ít của cải cho dân nghèo, đi làm cách mạng…
Khi học sinh được thử thách vào các tình huống, học sinh sẽ cảm nhận rõ
hơn về nhân vật, thấy mình hành động như vậy đã đúng chưa, tư đó mà dần dần
thay đổi hành vi, cách sống của mình trong đời sống hằng ngày.
Rõ ràng là trong cùng một tình huống nhưng học sinh sẽ có nhiều cách xử
11


kí khác nhau tùy theo tâm lí, nhận thức của tưng em. Khi đưa ra suy nghĩ, ý kiến
của mình nghĩa là học sinh đang kiến tạo.
2.3.5. Hướng dẫn học sinh kiến tạo tri thức thông qua con đường đồng
sáng tạo
Nhà văn là chủ thể sáng tạo ra tác phẩm, người đọc - học sinh là người
tiếp nhận, là người đồng sáng tạo, là người kiến tạo nên những ý nghĩa mới cho
tác phẩm và ý nghĩa đó là vô tận. Mỗi tác phẩm, trải qua nhiều thế hệ người đọc
sẽ được bổ sung những lớp nghĩa mới, những cách hiểu mới phù hợp với tâm lí,
hoàn cảnh xã hội, lứa tuổi… Đó chính là sức hấp dẫn và sức sống lâu bền của
tác phẩm văn học.
Đồng sáng tạo có nhiều hình thức (mức độ) như: cắt nghĩa, lí giải yếu

tố chưa rõ nghĩa trong truyện, thử thách khả năng bằng cách viết lại câu
chuyện, thử làm đạo diễn để chuyển thể tác phẩm thành kịch, phim, vẽ chân
dung nhân vật…
Mỗi nhà văn khi hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, nhân vật…đã có
những ý đồ nghệ thuật rõ ràng vì tác phẩm là đứa con tinh thần của mỗi nhà văn,
là thông điệp cuộc sống mà nhà văn muốn gửi gắm trong hoàn cảnh đó. Song
cũng với tác phẩm văn học đó nhưng được người đọc là học sinh tiếp nhận ở
trong hoàn cảnh lịch sử xã hội khác, trình độ, vốn sống khác thì thông điệp cuộc
sống có thể sẽ lại khác. Mỗi thế hệ người đọc khi tiếp nhận tác phẩm tiếp sẽ bồi
đắp cho tác phẩm nhiều lớp nghĩa mới mà ngay cả nhà văn cũng không ngờ tới.
Ở thời đại của Nam Cao khi viết tác phẩm Chí Phèo, kết thúc tác phẩm
ông đã để cho Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát vì trong hoàn cảnh ấy Chí Phèo
không còn sự lựa chọn nào khác. Chí Phèo không được làm người lại không thể
làm quy khi thiên lương đã trở về. Nhưng nếu trong một hoàn cảnh khác có thể
Chí Phèo đã không làm như vậy. Cách kết thúc của Nam Cao chỉ phù hợp với xã
hội lúc bấy giờ. Giáo viên sẽ định hướng để học sinh kiến tạo bằng cách đưa ra
giả thiết: Nếu được quyền viết lại đoạn kết của truyện ngắn Chí Phèo, em sẽ viết
lại như thế nào? Hoặc nếu là Nam Cao em có để cho Thị Nở đối xử quá quắt và
làm Chí Phèo tổn thương và tuyệt vọng như vậy không?
Một trong những hình thức học sinh kiến tạo tri thức tư vai người đồng
sáng tạo là tập vẽ chân dung nhân vật tư những thông tin trong tác phẩm. Ví dụ
học sinh có thể vẽ chân dung Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến… Tư chân dung được
vẽ, học sinh sẽ phân tích nhân vật tư các phương diện. Đây là một cách làm hay,
hứng thú đối với học sinh trong giờ học văn.
12


Tóm lại, khi giả sử được quyền tham gia vào sáng tạo tác phẩm, mỗi học
sinh sẽ có những sự sáng tạo không ngờ và chính những sáng ấy của học sinh sẽ
làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn. Đồng thời, trải qua quá trình sáng tạo,

học sinh cũng tự mình rèn luyện kĩ năng, nâng cao năng lực, rút ra được những
bài học sâu sắc và bổ ích. Vì vậy, khi dạy học tác phẩm văn chương, đặc biệt là
dạy học truyện ngắn, mỗi giáo viên hãy để cho học sinh được thử làm nhà văn,
được kiến tạo theo khả năng của mình.
2.3.6. Hướng dẫn học sinh kiến tạo tri thức thông qua quan sát, chiêm
nghiệm và giải quyết vấn đề sáng tạo
Đích cuối cùng của dạy học tác phẩm văn học là học sinh nắm được
những kiến thức gì, rèn luyện được những kĩ năng nào, phát triển được những
năng lực gì và một điều không thể thiếu đó là các em rút ra được những bài học
nào cho bản thân. Học sinh chỉ có thể làm được những điều trên khi đã học tập
một cách nghiêm túc, say mê hay nói cách khác là thực sự sống cùng tác phẩm.
Học sinh có thể trả lời những câu hỏi không liên quan đến những chi tiết trong
tác phẩm, trả lời dựa trên những cảm xúc của chính mình.
Chiêm nghiệm là sự xem xét và đoán định bằng kinh nghiệm và sự tưng
trải. Chiêm nghiệm thời tiết, chiêm nghiệm cuộc đời, chiêm nghiệm tác phẩm,…
đều là những khái niệm được hiểu theo nghĩa này. Khi chúng ta nói chiêm
nghiêm sau khi học tác phẩm nghĩa là nói đến những điều chúng ta rút ra được
sau khi đọc, phân tích, cắt nghĩa tác phẩm bằng kiến thức, vốn sống của bản
thân. Tư những chiêm nghiệm của bản thân, học sinh có thể giải quyết vấn đề
một cách sáng tạo. Để học sinh có thể kiến tạo tri thức bằng cách chiêm nghiệm
và giải quyết vấn đề sáng tạo, giáo viên phải định hướng cho học sinh bằng sự
dẫn dắt, những câu hỏi mở.
Khi dạy học truyện ngắn khi dạy truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam
Cao, giáo viên có thể định hướng bằng một số câu hỏi như sau:
- Hình ảnh cái lò gạch cũ ở cuối truyện nói với chúng ta điều gì?
- Có người cho rằng: cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở mới đọc thì
thấy có vẻ ngẫu nhiên nhưng thực chất là ý đồ nghệ thuật của tác giả. Ý kiến của
em như thế nào?
- Theo em, trong xã hội ta hiện nay có những mâu thuẫn như trong truyện
không? Hậu quả của những mâu thuẫn đó là gì?

- Xung quanh em có ai như Chí Phèo không? Nguyên nhân khiến cho họ
như vậy là gì?
13


- Nếu bà cô không cấm cản, Thị Nở có cự tuyệt Chí Phèo không? Hành
động đó của bà cô Thị Nở nếu trong xã hội hiện nay thì có được coi là vi phạm
không? Vi phạm điều gì?
- Việc Chí Phèo bị đẩy vào tù có phải là hiện tượng oan sai không (trong
xã hội hiện nay) và người gây oan sai sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Khi bàn về bi kịch của Chí Phèo, có ý kiến cho rằng: bi kịch của Chí
Phèo là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, ý kiến khác lại cho rằng: bi kịch
của Chí phèo là bi kịch của một con người tự tư chối quyền làm người. Em đồng
ý với ý kiến nào? hay em có ý kiến khác?
Sau khi học xong tác phẩm, bằng sự chiêm nghiệm của bản thân tư những
vấn đề trong tác phẩm, học sinh có thể rút ra được những bài học sâu sắc nhất
cho bản thân và liên hệ thực tế đời sống khiến cho vấn đề trong tác phẩm văn
học không phải cái gì quá xa vời mà hiện hữu ngay trong cuộc sống xung quanh.
Tác phẩm văn học là một cấu trúc động, một hệ thống mở, sẵn sàng chờ
bạn đọc thể nghiệm, lấp đầy chỗ trống. Học văn cũng là để hiểu văn, hiểu người,
hiểu cuộc đời. Như vậy, sau mỗi lần hóa thân, trải nghiệm, học sinh sẽ có thêm
nhiều khám phá về chính mình, hiểu biết hơn về cuộc sống, biết yêu thương con
người, quý trọng cuộc sống. Ngoài ra,thông qua việc tổ chức các hoạt động
trong giờ đọc văn, giáo giáo viên sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển các
năng lực Ngữ văn như năng lực đọc hiểu, năng lực cảm thụ văn, năng lực
thưởng thức nghệ thuật, năng lực khám phá và hưởng thụ cái đẹp, năng lực tạo
lập và sản sinh văn bản…. Đây là những năng lực Ngữ văn cần thiết đối với mỗi
người học trong giai đoạn hiện nay. Học sinh sẽ kiến tạo tri thức rất tốt nếu giáo
viên biết định hướng, biết khơi gợi niềm đam mê tìm tòi khám phá của các em.
Chỉ có những tri thức được kiến tạo tư chính mình học sinh mới có thể nhớ lâu

và hiểu một cách sâu sắc. Vì vậy, mỗi giáo viên đưng ngần ngại, hãy tạo điều
kiện tốt nhất để các em xây nên những bức tường thành kiến thức vững chắc khi
đọc hiểu truyện ngắn nói chung và truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) nói riêng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Nhìn chung, với việc dạy học đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)
trong chương trình Ngữ văn 11 theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo không khí
giờ học Văn đã có sự thay đổi: học sinh hào hứng, tích cực, chủ động hơn trong
việc kiến tạo tri thức, nhiều học sinh đưa ra những ý kiến rất hay, sát thực khiến
14


cho văn học thực sự gắn liền với đời sống. Đây thực sự là một hướng đi mới,
phát huy được khả năng của học sinh, phù hợp với đổi mới dạy học theo định
hướng phát triển năng lực hiện nay. Nhiều học sinh được phỏng vấn khẳng định
các em hiểu bài và nhớ bài ngay tại lớp vì phần lớn tri thức là do chúng em kiến
tạo và để học tốt bài mới chúng em đã phải chuẩn bị rất chu đáo.
Đánh giá kết quả thực nghiệm bằng bài kiểm tra
Bài kiểm tra năng lực (1 tiết)
Anh (chị) có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhân vật thị Nở? Thông
điệp của nhà văn gửi gắm qua nhân vật này là gì? Tư đó, anh/chị có liên hệ gì
với thực tế đời sống hiện nay?
Đáp án:
- Vẻ bề ngoài của thị Nở: xấu đến ma chê quy hờn
- Nét đẹp trong tâm hồn thị Nở:
+ Lòng thương
+ Lòng yêu
- Vai trò của thị Nở: thức tỉnh Chí Phèo
- Thông điệp của nhà văn: Tình người có thể cảm hóa được con người,
khiến cho người ta hướng thiện; hãy đối xử với nhau bằng những tình cảm tốt
đẹp, chân thành.

- Liên hệ: Trong xã hội ta hiện nay cần lắm sự yêu thương, sẻ chia, giúp
đỡ đối với những con người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những con người
đã tưng lầm lỡ, giúp họ có thể tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích.
* Kết quả: Tiến hành kiểm tra và chấm bài khách quan, tôi thu được kết
quả sau:
Lớp
11A1, 11A2
(Thực nghiệm)
11A3,11A4
(Đối chứng)

Tổng số

Điểm giỏi

Điểm khá

90

20(22,2%)

40(44,4%) 25 (27,8%)

88

10 (11,4%) 27 (30,7%) 35(39,8%) 16 (18,1%)

HS

Điểm TB


Điểm yếu

5(5,6%)

15


Bảng tổng kết cho thấy, học sinh lớp thực nghiệm đạt kết quả cao trong
bài kiểm tra năng lực với 20 điểm giỏi, chiếm 22,2% và chỉ có 5 điểm yếu chiếm
5,6%. Kết quả này cao hơn so với ty lệ 11,4% và 18,1% ở hai lớp đối chứng. Sở
dĩ hai lớp thực nghiệm có kết quả khả quan ấy, một phần bởi sự chuẩn bị kỹ
càng ngay trước bài học của học sinh.

16


3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một trong
những trọng tâm của Nghị quyết hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành trung ương
khóa XI (Nghị quyết số 29 - NQ/TW). Toàn ngành giáo dục quyết tâm thực
hiện thắng lợi nghị quyết này bằng việc tăng cường hơn nữa đổi mới phương
pháp dạy học lấy HS là trung tâm. “Dạy học đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo
(Nam Cao) trong chương trình Ngữ văn 11” là một trong những công trình
nghiên cứu về dạy học truyện ngắn Việt Nam trong chương trình THPT theo
tinh thần đổi mới. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã triển khai vấn đề và
rút ra kết luận sau:
Vận dụng Lý thuyết kiến tạo vào dạy học là một quan điểm dạy học hiện
đại. Lý thuyết kiến tạo đã đi sâu nghiên cứu bản chất của quá trình nhận thức

của người học đó là quá trình người học xây dựng nên những kiến thức cho bản
thân thông qua các hoạt động đồng hóa và điều ứng những kiến thức và kĩ năng
đã có để thích ứng với môi trường học tập mới. Vì vậy, vận dụng Lý thuyết kiến
tạo vào dạy học góp phần phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, đáp ứng
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
người học trong bối cảnh hiện nay.
Với việc nghiên cứu dạy học đọc - hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)
trong chương trình Ngữ văn 11 theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo đã phát
huy được tính chủ động tìm kiếm, kiến tạo tri thức của học sinh. Những gì học
sinh tự xây nên, tự kiến tạo các em sẽ nhớ lâu hơn là những kiến thức có sẵn.
Hơn nữa, những kiến thức mà học sinh kiến tạo không chỉ đơn thuần là kiến
thức trong truyện mà còn là những kiến thức gắn với đời sống và bản thân mỗi
học sinh, tư đó các em sẽ nhận thức được tính thiết thực của các câu chuyện
được kể trong tưng thiên truyện, giúp các em hiểu rõ chính mình, hiểu con
người, hiểu xã hội, có thái độ sống phù hợp, góp phần làm cho cuộc sống tốt
đẹp hơn.
Trong quá trình dạy học đọc - hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)
trong chương trình Ngữ văn 11 theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo, giáo viên
cần biết khai thác, sử dụng hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực để phát huy được tối đa khả năng, tầm đón nhận, kiến tạo tri thức của học
sinh. Sau mỗi bài học cần có kiểm tra, đánh giá, so sánh kết quả để đánh giá tính
17


hiệu quả của việc vận dụng Lý thuyết kiến tạo vào dạy học.
3.2. Kiến nghị
Cần tăng cường vận dụng Lý thuyết kiến tạo vào dạy học đọc hiểu truyện
ngắn trong chương trình Ngữ văn 11 và mở rộng ra các thể loại khác, các lớp
khác trong chương trình Ngữ văn THPT.
Giáo viên cần chuẩn bị công phu, tâm huyết trước mỗi tiết dạy để đạt

hiệu quả cao nhất. Học sinh phải nghiêm túc, say mê và nỗ lực để kiến tạo nên
những tri thức thực sự cần thiết và bổ ích cho bản thân. Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện, mỗi giáo viên cần phải linh hoạt trong tưng bài học, với tưng
đối tượng học sinh. Nếu cứng nhắc, tiết học sẽ bị gián đoạn, thiếu thời gian…
Trên đây là kinh nghiệm được rút ra trong thực tế giảng dạy truyện ngắn Chí
Phèo của bản thân tôi, tôi rất mong được sự góp ý, bổ sung của đồng nghiệp.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Dương Thị Phương

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.
5.

6.


7.
8.
9.

10.
11.

Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại. Cơ sở
đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm
Hà Nội.
Ngô Văn Cảnh (2007),Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào quá trình dạy học, kiểm
tra đánh giá học phần ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội
Nguyễn Hữu Châu, Cao Thị Hà (2004), Cơ sở lí luận của lí thuyết kiến tạo
trong dạy học, Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục, HN
Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc hiểu văn bản, Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội.
Phùng Thị Huyền (2012), Dạy học nhóm bài hướng dẫn đọc hiểu văn bản
trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 nâng cao theo quan điểm lí thuyết kiến
tạo, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Thụy Thiên Hương, (2009), Luận văn thạc sĩ, Dạy đọc hiểu văn
bản truyện ngắn hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11 theo đặc trưng thể
loại, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.
Phan Trọng Luận, (Tổng chủ biên), (2007), Ngữ văn 11 tập 1, Sách giáo
viên, Nxb Giáo dục.
Phan Trọng Luận (2008), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 tập 1, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
Phạm Thị Ngọc Mai, (2016), Luận văn thạc sĩ, Vân dụng Lí thuyết kiến tạo
vào dạy học văn nghị luận trong chương trình THPT, Trường ĐH Giáo dục,
ĐHQG Hà Nội.
Bùi Gia Thịnh (1995), Lí thuyết kiến tạo, một hướng phát triển mới của lí

luận dạy học hiện đại, Tạp chí Thông tin khoa học Giáo dục, số 52.
Nguyễn Thị Hồng Vân (2012), Phát triển chương trình GDPT môn Ngữ văn
theo hướng tiếp cận năng lực, Ky yếu Hội thảo Quốc gia về DH Ngữ văn.

19



×