Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Một số biện pháp nhằm khắc sâu những giá trị đạo đức, lối sống cho học sinh qua tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.33 KB, 24 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Phẩm chất đạo đức luôn là thước đo giá trị, nhân cách của mỗi con
người. Trong tất cả các mặt giáo dục, thì giáo dục đạo đức giữ vị trí hết sức
quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức là người
vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”. Trong Nghị quyết
số 29, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu ra mục tiêu tổng quát: “Giáo
dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng,
khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào;
sống tốt và làm việc hiệu quả”. Như vậy, bên cạnh việc phát triển trí tuệ, thể
chất thì vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ vô cùng cấp
thiết.
Hiện nay, nền tảng đạo đức truyền thống đang chịu sự tác động không
nhỏ từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Điều này đã ảnh hưởng xấu
đến việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của học sinh, đặc biệt là học sinh trung
học phổ thông. Hiện tượng học sinh chửi nhau, đánh nhau, buông bỏ bản thân,
sa vào các tệ nạn xã hội, học sinh vô lễ với giáo viên, lừa dối ông bà cha mẹ
diễn ra khá phổ biến. Những tâm hồn ngày càng trở nên vô cảm, không rung
động, không yêu thương, chỉ biết sống cho riêng mình. “Nếu không có sự quan
tâm đúng mức chúng ta sẽ mất đi cả một thế hệ”(Tiến sĩ tâm lí học Vũ Kim
Thanh). Thực tế ấy thật đáng để chúng ta phải suy ngẫm, nhất là đối với những
người làm giáo dục, những người “ươm mầm” và “vun trồng” sự sống.
Là một giáo viên dạy Văn, tôi luôn ý thức được sứ mệnh cao cả của văn
học trong việc bồi đắp, thanh lọc tâm hồn con người. Văn học có khả năng nuôi
dưỡng, gieo vào lòng người niềm tin yêu cuộc sống, có ý thức phản kháng
chống lại cái ác, cái xấu “làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong
phú hơn”(Thạch Lam), “làm cho người gần người hơn”(Nam Cao). Xét đến
cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hoá con người. Vì thế, mỗi
người giáo viên dạy Văn phải là một “kỹ sư tâm hồn”, có khả năng đánh thức
và khơi dậy lòng trắc ẩn, hâm lại những trái tim băng giá, tạo ra cho các em


một lối sống lành mạnh, trong sáng, biết hướng thiện, biết sẻ chia, cảm thông
với những cảm xúc rất “Người”.
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là một đại diện tiêu
biểu của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Tác phẩm đánh dấu sự chuyển mình
trong cách tiếp cận đời sống của nhà văn, chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với
những vấn đề về đạo đức và triết lí nhân sinh. “Muôn mặt đời thường” của cuộc
1

1


sống mới đã được mở ra, những quan niệm về cuộc sống và con người và nghệ
thuật của nhà văn cũng được thể hiện. Đây là tác phẩm có sức ảnh hưởng, tác
động mạnh mẽ đến nhận thức của học sinh, chứa đựng những bài học “trông
nhìn và thưởng thức” vô cùng quý báu, “hứa hẹn” mang lại hiệu quả giáo dục
rất lớn.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số
biện pháp nhằm khắc sâu những giá trị đạo đức, lối sống cho học sinh qua
tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu”. Tôi hi vọng,
với cách làm này, sẽ hướng học sinh đến với lí tưởng sống đúng đắn, có những
tình cảm lành mạnh, trong sáng, cao thượng, từ đó góp phần bồi đắp và hoàn
thiện nhân cách.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm khắc sâu những giá trị
đạo đức, lối sống cho học sinh qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu” nhằm nâng cao ý thức đạo đức và bồi dưỡng nhân cách
cho học sinh để trở thành những con người vừa có tài vừa có đức. Xây dựng và
hình thành ở các em một lối sống cao thượng, vị tha, có tình yêu nước, tình yêu
gia đình... Giúp học sinh có vốn sống thực tế, có kĩ năng sống, chủ động hòa
nhập với xã hội, hình thành cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa, mang tính nhân

văn sâu sắc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (SGK Ngữ
văn 12 Tập 2, NXB Giáo dục năm 2008)
- Học sinh ở khối lớp 12 mà tôi được phân công giảng dạy trực tiếp từ
năm 2012 cho đến nay:
Năm học 2012 - 2013: 12C2, 12C6
Năm học 2013 - 2014: 12C2, 12C4, 12C7
Năm học 2014 - 2015: l2C5, 12C6
Năm học 2017 - 2018: 12C2, 12C7
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp trực quan, sinh động
- Phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao bài tập,
củng cố bài học kết hợp với kiểm tra, đánh giá)
- Phương pháp khảo sát, phân tích
- Phương pháp thống kê (đưa ra những chỉ số cụ thể để đánh giá hiệu quả của
đề tài
2

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con
người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng
đồng trong một xã hội nhất định. Đạo đức có vai trò rất quan trọng, giúp mỗi
các nhân hoàn thiện nhân cách, tạo nền tảng cho sự ổn định và phát triển vững
chắc của gia đình, đồng thời tạo sự phát triển bền vững của xã hội.

Giáo dục đạo đức là một bộ phận của Giáo dục “nhằm tác động một
cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào
đó làm cho đối tượng đó dần dần có được những phẩm chất, năng lực theo yêu
cầu” [1]. Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến
học sinh nhằm giúp nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học
sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của các nhân
với xã hội. Giáo dục đạo đức không chỉ là việc truyền thụ khái niệm đạo đức,
những tri thức về đạo đức mà là hình thành ở học sinh tình cảm, niềm tin và
những hành động có ý nghĩa trong thực tế. Giáo dục đạo đức hướng đến việc
bồi dưỡng tình cảm cho học sinh. Đó là tình yêu thương quý trọng gia đình, bạn
bè, tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái bao dung, tôn trọng lẽ phải, sự
công bằng…
Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những mục tiêu hàng
đầu của ngành Giáo dục. Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: “Mục
tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” [2]. Và trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, khóa XI
cũng đã nêu ra nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ
bản của giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của
người học”. Để thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực
không ngừng trong việc nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng yêu
cầu của thời đại mới.
Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn ở trường THPT cũng đã được xác
định, đó là trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại,
hệ thống về văn bản và Tiếng Việt. Môn Ngữ văn còn giúp bồi dưỡng cho học
sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu gia đình, yêu thiên nhiên,
đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lí tưởng Xã hội chủ nghĩa;
nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý

3

3


thức tôn trọng và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc của nhân loại. Ngoài môn
Giáo dục công dân, thì Ngữ văn cũng là một môn học rất quan trọng trong việc
giáo dục tư tưởng, hoàn thiện nhân cách học sinh. Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác
phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức. Bên
cạnh việc cung cấp kiến thức, truyền thụ cái hay, cái đẹp của văn chương, giáo
viên còn giúp học sinh biết rung cảm trước mọi lẽ buồn vui của cuộc sống đời
thường.
Như vậy, mục tiêu và nội dung của môn Ngữ văn đã chứa đựng những
yếu tố của giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phù hợp với các nội dung và
mục tiêu cơ bản của ngành giáo dục. Song song với những nội dung cốt lõi
mang tính chất ổn định là các nội dung mang tính chất thời sự xã hội như: giáo
dục tình cảm nhân văn, giáo dục trách nhiệm đối với đất nước, với truyền thống
dân tộc, giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội… để từ đó
hình thành ở học sinh quan hệ ửng xử đúng đắn phù hợp với những vấn đề của
cuộc sống, của đất nước, của thời đại giúp các em có đủ bản lĩnh hội nhập trong
xu thế toàn cầu hóa.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Giáo dục đạo đức cho học sinh qua các môn học nói chung và môn Ngữ
văn nói riêng đã và đang được các nhà quản lí giáo dục và những giáo viên trực
tiếp đứng lớp quan tâm, chú trọng, lồng ghép trong quá trình giảng dạy. Nhiều
sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua
môn Ngữ văn” hay “Giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh qua môn Ngữ
văn” đã ra đời. Nhiều bài viết “chạm” đến những phương diện khác nhau của
vấn đề bồi dưỡng đạo đức cho học sinh qua các bài giảng văn... Có thể nói, đây
là vấn đề đã quá quen thuộc trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc đưa ra

các biện pháp để khắc sâu những giá trị đạo đức, lối sống cho học sinh ở một
tác phẩm cụ thể như “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu thì có lẽ
chưa được nghiên cứu như một đề tài khoa học thực sự.
Trường THPT Triệu Sơn 5 đóng trên địa bàn xã Đồng Lợi, một xã thuần
nông của huyện Triệu Sơn. Học sinh vốn là con em nông dân, đời sống kinh tế
còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, cuộc sống có chút “thay da đổi thịt”
nhưng cũng kéo theo không ít hệ lụy. Lối sống “lai căng”, “đô thị hóa” đã du
nhập về những miền quê nghèo, có sức cuốn hút đặc biệt với những tâm hồn
đang háo hức được khám phá, trải nghiệm. Bên cạnh những học sinh chăm
ngoan, có ý thức rèn luyện đạo đức tốt thì cũng không ít học sinh có sự xuống
cấp về đạo đức, có những suy nghĩ lệch lạc, và lối sống không lành mạnh. Học
sinh chửi thề, đánh nhau, sử dụng điện thoại trong giờ học, thậm chí có những
4

4


học sinh sa vào các tệ nạn xã hội như lô đề, đánh bài ăn tiền, nghiện ma túy.
Nhiều học sinh sống buông thả, yêu đương quá sớm trong khi thiếu sự hiểu biết
và những nhận thức đúng đắn dẫn đến bao hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. Những
tâm hồn đang dần “khô cằn”, vô cảm, sống mà không có lí tưởng, không ước
mơ cũng chẳng hi vọng gì ở ngày mai.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Một nguyên nhân rất
lớn là do sự tác động từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Những chiếc
điện thoại di động trở thành người bạn “thân nhất” nhưng không phải là “tốt
nhất” của các em. Lối sống hiện đại “quá” đã và đang dần “nhuốm đen” những
tâm hồn vốn trong sáng, hồn nhiên. Gia đình cũng chưa thực sự quan tâm đến
con em mình, thiếu sự hiểu biết hoặc quá “bận rộn” với cuộc mưu sinh cơm áo.
Một số gia đình còn chiều theo những đòi hỏi của con một cách vô điều kiện.
Và một nguyên nhân cũng rất quan trọng là do sự giáo dục chưa toàn diện của

nhà trường mà trực tiếp là những thầy cô đứng trên bục giảng, đặc biệt là với
những giáo viên dạy Văn. Thực tế cho thấy, thời gian lên lớp với khối lượng
kiến thức quá nhiều, hầu hết các thầy cô phải chạy đua với bài dạy, ít có điều
kiện để lắng nghe những tâm sự của học sinh hay quan tâm giáo dục học sinh
một cách đồng đều. Làm sao để nâng cao đạo đức học sinh? Đó là bài toán nan
giải không chỉ với Ban giám hiệu Trường THPT Triệu Sơn 5 mà còn là nhiệm
vụ của mỗi giáo viên đứng lớp mà trước hết là những giáo viên dạy Văn.
Từ những thực trạng trên, tôi càng nhận ra tính bức thiết của vấn đề. Đưa
ra những biện pháp để những giá trị đạo đức, lối sống đi vào cuộc sống của học
sinh qua từng bài học trên lớp nói chung và giờ giảng Văn “Chiếc thuyền ngoài
xa” của Nguyễn Minh Châu nói riêng không chỉ phù hợp với mục tiêu của
ngành giáo dục mà còn hoàn thành sứ mệnh cao cả của một giáo viên dạy Văn
là hướng đến con người, nâng cao phẩm chất con người.
2.3. Một số giải pháp
2.3.1. Xây dựng mục tiêu bài học hướng tới mục tiêu giáo dục đạo đức, lối
sống cho học sinh.
Mục tiêu bài học đặt ra những yêu cầu cơ bản, trọng tâm cả về kiến
thức, kĩ năng và thái độ cần đạt được của một tiết dạy, bài dạy. Xây dựng mục
tiêu bài học là khâu đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất định
hướng, dẫn dắt quá trình dạy và học. Một tiết dạy thành công là tiết dạy hoàn
thành những mục tiêu đã đề ra. Qua mục tiêu bài học ít nhiều đã thể hiện được
trăn trở của giáo viên với bài dạy của mình.
Với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, bên
cạnh đưa ra mục tiêu về kiến thức và kĩ năng, tôi đặc biệt quan tâm đến mục
5

5


tiêu về thái độ của học sinh sau giờ học. Học sinh phải có được thêm kĩ năng

sống, có thái độ sống và những hành động đúng đắn, rút ra được những giá trị
đạo đức, những triết lí nhân sinh đầy ý nghĩa.
Mục tiêu bài học “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) được cụ
thể như sau:
1. Về kiến thức [3]
- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật:
đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp
được là số phận đau đớn của một người phụ nữ là bao ngang trái trong một gia
đình vạn chài. Từ đó thấy rõ mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ,
không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
- Học sinh hiểu được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất
sáng tạo của một cây bút viết truyện đầy bản lĩnh và tài hoa..
2. Về kĩ năng [3]
- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, kĩ năng phân tích tác phẩm văn xuôi. Tích hợp
giáo dục kỹ năng sống.
3. Về thái độ
- Từ tác phẩm, giúp học sinh có cách nhìn nhận cuộc sống, có cách ứng xử
đúng đắn, có tình cảm yêu thương, gắn bó với gia đình.
- Bồi dưỡng học sinh biết trân trọng giá trị cuộc sống.
2.3.2. Nhấn mạnh những giá trị đạo đức, lối sống trong thiết kế nội dung
bài học.
Nguyễn Minh Châu được xem “Là một trong những người mở đường
tinh anh và tài năng nhất của VHVN thời kì đổi mới” [4]. Nếu trước năm 1975,
Nguyễn Minh Châu được biết đến là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình
chính trị, thì sau 1975 nhà văn lại trở về với đời thường, đi sâu khám phá sự
thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự.
“Truyện Ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" in đậm phong cách tự sự - triết lí
của Nguyễn Minh Châu rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đười sống từ góc độ
thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Truyện ngắn lúc đầu được in
trong tập Bến Quê (1985) sau được nhà văn lấy tên chung cho một tập truyện

ngắn (in năm 1987)”[5]
Tác phẩm mở ra với bao nghịch lí của đời sống, bao nỗi trăn trở, day dứt
của nhà văn về cuộc sống và con người. Tác phẩm giúp cho người đọc ý thức
sâu sắc về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối
quan hệ xã hội phức tạp đáp ứng nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt
nhân cách con người. Trong thiết kế bài dạy, bên cạnh việc cung cấp những nội
6

6


dung kiến thức, tôi thường dành thời gian cho việc nêu ra những giá trị đạo
đức, những kĩ năng sống cần thiết cho học sinh, những triết lí đầy tính nhân văn
mà tác giả đã nêu ra.
Dưới đây là giáo án mà tôi đã thiết kế cho bài dạy “Chiếc thuyền ngoài
xa” của Nguyễn Minh Châu. Trong giáo án này, vì dung lượng bài nghiên cứu
không cho phép nên tôi chỉ nhấn mạnh những bài học về đạo đức, lối sống mà
tôi đã lồng ghép giáo dục cho học sinh của mình.
Hoạt động Giáo viên (GV)
Nội dung kiến thức
và Học sinh (HS)
Hoạt động 1: Tổ chức cho I. Tiểu dẫn.
HS tìm hiểu tác giả, tác 1. Tác giả
phẩm.
2. Văn bản
Học sinh làm việc cá nhân 3. Bố cục.
và trình bày trước lớp.
II. Đọc hiểu văn bản.
Hoạt động 2: Tổ chức cho 1. Bài học về cách đánh giá, nhìn nhận cuộc
học sinh tìm hiểu tác phẩm sống.

GV hướng dẫn HS sử
dụng kĩ thuật đọc tích cực a. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
và trả lời câu hỏi: để tìm b. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện
hiểu hai phát hiện của
người nghệ sĩ Phùng và câu
chuyện của người đàn bà ở
tòa án huyện.
Học sinh thảo luận, cử đại
diện trình bày trước lớp.
c. Những bài học về cách nhìn nhận, đánh giá đời
sống.
- Miêu tả hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng
GV: Từ hai phát hiện của và kể lại câu chuyện của người đàn bà ở tòa án
nghệ sĩ Phùng và câu huyện, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc
chuyện của người đàn bà ở nhận thức về cuộc đời:
tòa án huyện, tác giả đã + Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa
giúp người đọc nhận thức đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại hai
được gì về cuộc sống và mặt đối lập, mâu thuẫn: đẹp – xấu, thiện – ác…
con người?
Đằng sau vẻ đẹp diệu kì của tạo hóa ta lại thấy có
cái ác, cái xấu đến không thể tin nổi, một người
đàn bà bị chồng đánh đập dã man nhưng nhất
7

7


Học sinh thảo luận phát quyết không bỏ lão chồng vũ phu… đó là những
biểu.
nghịch lí của đời sống được nhà văn phản ánh

trong tác phẩm.
+ Từ đó, nhà văn đã gửi gắm đến người đọc
thông điệp sâu sắc về cách nhìn nhận cuộc sống:
Đừng nhầm lẫn giữa hiện tượng với bản chất;
giữa hình thức bên ngoài với nội dung bên trong
không phải lúc nào cũng thống nhất; không thể
đánh giá sự việc qua dáng vẻ bề ngoài mà phải đi
sâu tìm hiểu bên trong. Cần có cái nhìn đa chiều
về cuộc sống.
- Câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà đáng
thương kia còn ẩn chứa những triết lí sâu sắc về
cuộc đời: Niềm hạnh phúc của con người nhiều
khi thật giản đơn, khát vọng hạnh phúc thật nhỏ
bé mà sao vẫn ngoài tầm tay.
2. Bài học về cách đánh giá, nhìn nhận con
người.
GV: Hướng dẫn học sinh a. Nhân vật người đàn bà hàng chài
tìm hiểu về các nhân vật b. Nhân vật người đàn ông
trong tác phẩm, phát biểu c. Chị em thằng Phác
cảm nghĩ về các nhân vật.
d. Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá con người
- Mỗi con người là một thế giới bí ẩn cần khám
phá. Và “nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm
những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con
người.
+ Người đàn bà là một thế giới bí ẩn, bị chồng
đánh đập dã man nhưng vẫn chấp nhận cam chịu,
Thảo luận : Qua cuộc đời, không chống trả, không kêu lên một tiếng, cũng
số phận của người đàn bà không tìm cách chạy trốn và nhất quyết không
và sự thay đổi của người chịu bỏ người chồng vũ phu.

đàn ông, hãy nêu quan niệm + Người đàn ông trước đây vốn cục tính nhưng
của nhà văn về cách nhìn hiền lành, không bao giờ đánh vợ con vậy mà giờ
nhận, đánh giá con người? đây lại thành một kẻ vũ phu, độc ác, dữ dằn, xem
việc đánh vợ như một phương thức để giải tỏa
những uất ức trong cuộc sống.
-Khi đánh giá một sự việc hay con người, chúng
8

8


GV: Yêu cầu học sinh thảo
luận và phát hiện những nội
dung sau:
-Những biểu hiện của nạn
bạo lực trong gia đình được
thể hiện trong tác phẩm?
- Nguyên nhân của tình
trạng trên?
- Theo em, nên có những
biện pháp nào để hạn chế
và chấm dứt nạn bạo lực
gia đình? Giải quyết vấn đề
này liệu có dễ dàng không?
Học sinh làm việc theo
nhóm, đại diện phát biểu
trước lớp.

GV: chốt lại những ý kiến
thảo luận và nêu quan điểm

của mình.
9

ta cần có cái nhìn đa chiều, tránh đơn giản, dễ
dãi, xuôi chiều, phiến diện.
+ Phải thấu hiểu những lí do, nguyên nhân người
đàn bà không chịu bỏ chồng mới thấy được vẻ
đẹp tâm hồn của người phụ nữ vùng biển đáng
thương kia.
+ Người đàn ông trở nên tha hóa bởi chính sự xô
đẩy của hoàn cảnh. Hoàn cảnh sống có thể biến
những con người vốn hiền lành trở thành kẻ độc
ác, dữ dằn. Hiểu được như thế, ta sẽ có cái nhìn
cảm thông hơn với nhân vật này.
3. Bài học về tình cảm yêu thương, gắn bó
trong gia đình.
a. Nạn bạo lực gia đình
- Biểu hiện của nạn bạo lực gia đình trong tác
phẩm
+ Người đàn bà hàng chài thường xuyên bị
chồng hành hạ đánh đập, “ba ngày một trận nhẹ,
năm ngày một trận nặng”.
+ Thằng Phác vì muốn bảo vệ cho người mẹ
đáng thương đã nhảy xổ vào cái lão đàn ông để
giật lấy chiếc thắt lung và dung chiếc khóa sắt
quất vào khuôn ngực trần vạm vỡ của người cha
để rồi bị lão đàn ông ấy tát cho hai cái ngã nhào
xuống cát. Và có lần, nó còn định dung con dao
găm để chống trả lại người cha của mình nhưng
bị chị gái ngăn lại.

- Sự bạo tàn nhiều khi được sinh ra từ nghèo đói
vất vả. Nguyên nhân sự nghèo đói khó có thể lí
giải một cách giản đơn:
+ Trước kia do trốn lính.
+ Thêm vào đó do đẻ nhiều quá
+ Nghề nghiệp đầy những bất trắc, nguy hiểmnhững lúc biển động động, phong ba…
- Từ vấn nạn bạo lực gia đình, nhà văn đã gióng
lên một hồi chuông cảnh báo: nếu không giúp
con người thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc
9


GV: Kết hợp trình chiếu
những hình ảnh, vi deo về
nạn bạo lực gia đình. Từ đó,
yêu cầu học sinh rút ra bài
học về cách ứng xử của các
thành viên trong gia đình để
có một gia đình hạnh phúc.

HS: phát biểu những ý kiến
của riêng mình

GV :Mỗi lần ngắm tấm ảnh
người nghệ sĩ thấy gì ? Ý
10

hậu thì khó lòng tiêu diệt được nạn bạo lực gia
đình
+ Lời giải cho bài toán cuộc đời càng trở nên

phức tạp. Trước thời kì đổi mới, nhiều nhà văn
cho rằng cách mạng và môi trường lao động
trong xã hội mới sẽ giúp con người tự vượt lên
hoàn cảnh. Với Nguyễn Minh Châu, ông cho
rằng dù cách mạng về cuộc sống bớt khổ nhưng
con người vẫn phải đối diện với sự khắc nghiệt
của cuộc sống mới và tự họ phải tìm câu trả lời.
+ Hành trình đi tìm hạnh phúc nhỏ nhoi của
những người hàng chài kia vẫn đầy chông gai
phía trước và có thể còn nảy sinh những bi kịch
đau đớn hơn bi kịch chồng đánh vợ, con trai đã
từng cầm dao chống lại bố để bảo vệ cho mẹ.
+ Con người ta luôn đứng trước sự lựa chọn và
chưa có sự lựa chọn hoàn mĩ nào cho những con
người nghèo khổ, đáng thương.
b. Xây dựng tình cảm yêu thương, gắn bó
trong gia đình
- Nền tảng cơ bản để duy trì hạnh phúc trong gia
đình chính là sự ổn định về đời sống vật chất. Vì
thế, ngoài việc chăm lo cho đời sống tinh thần,
mỗi thành viên trong gia đình phải tích cực chăm
lo, xây dựng, phát triển về kinh tế.
- Mọi thành viên trong gia đình phải yêu thương,
tôn trọng lẫn nhau, có sự quan tâm, chia sẻ với
nhau về những gánh nặng trong cuộc sống.
- Bổn phận làm con phải hiếu thuận, biết ơn ông
bà, bố mẹ, không được có những hành vi trái với
chuẩn mực đạo đức.
- Mỗi chúng ta cần ngăn chặn và chấm dứt tình
trạng bạo lực trong gia đình.

4. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy.
- Mỗi lần nhìn kĩ vào tấm ảnh đen trắng, tôi lại
thấy đằng sau tấm ảnh có “ ánh hồng hồng của
buổi sương mai” và “ người đàn bà đang bước ra
10


nghĩa hình ảnh mà Phùng
nhìn thấy ?

khỏi tấm ảnh”:
- Ý nghĩa:
+ Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống.
HS : phát hiện, trả lời
+ Hiện thực về số phận lam lũ, khốn khó của con
người.
III. TỔNG KẾT.
Hoạt động 3: GV hướng
1. Nội dung (SGK).
dẫn học sinh tổng kết bài
2. Nghệ thuật:
học?
* Xây dựng cốt truyện giản dị mà độc đáo
- Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá về
đời sống
- Tình huống truyện đã được Nguyễn Minh Châu
đẩy lên cao trào và càng xoáy sâu hơn nữa để
phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật
cuộc đời
* Ngôn ngữ trần thuật

- Người kể chuyện: Phùng – sự hóa thân của tác
giả, tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường
khả năng khám phá đời sống của tình huống
truyện, lời kể trở nên khách quan, chân thực, giàu
sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc điểm tính
cách từng người. Việc sử dụng ngôn ngữ linh
hoạt, sáng tạo như vật đã góp phần khắc sâu thêm
chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn.
4. Củng cố: - Nắm được nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ: Tình huống truyện, hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, câu
chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện, các nhân vật và những quan niệm của
nhà văn về cuộc sống, con người và nghệ thuật.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “ Thực hành về hàm ý”
2.3.3. Lắng nghe “tiếng nói” của học sinh qua phần thảo luận nhóm.
“Thảo luận nhóm” là một trong những phương pháp dạy học theo hướng
đổi mới nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình
tiếp cận tác phẩm. Với phương pháp này, học sinh không chỉ ghi nhớ, khắc sâu
kiến thức mà còn thể hiện được những suy nghĩ, quan điểm của cá nhân, cách
11

11


nhìn nhận, đánh giá những vấn đề liên quan đến tác phẩm. Để học sinh hứng
thú, tôi thường đưa ra những hình thức để động viên, khích lệ kịp thời như cộng
điểm, trao những món quà nhỏ như bút, dây buộc tóc hay vòng tay… cho nhóm
nào làm tốt nhât. Học sinh rất háo hức, giờ dạy trôi qua với bao lắng đọng. Tất
cả các học sinh đều như đồng cảm với nhà văn và nhận thức được những bài

học sâu sắc về lẽ sống, tình cảm.
Khi dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu, tôi hướng dẫn để học sinh cảm thụ vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm. Sau đó, tôi chia lớp thành 4 nhóm để học sinh thảo luận. Nội dung thảo
luận liên quan đến những hành động của các nhân vật trong tác phẩm. Từ
những hành động ấy, tôi yêu cầu học sinh nhìn nhận, đánh giá theo quan điểm
của mình và rút ra bài học.
Ví dụ: Cho 3 hành động sau:
- Hành động đánh đập dã man người đàn bà của người chồng vũ phu “Ba ngày
một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.
- Hành động thằng Phác lao tới giật chiếc thắt lưng của người cha, vung chiếc
khóa sắt quật vào ngực cha và có lần nó định dùng con dao găm để làm vũ khí
bảo vệ cho mẹ.
- Hành động nhẫn nhịn hi sinh của người đàn bà, chấp nhận những trận đòn roi
của chồng như một bổn phận, trách nhiệm của mình.
Sau đó, tôi đưa ra câu hỏi cho học sinh thảo luận, nói lên quan điểm của
mình:
1. Trong ba hành động trên, em có đồng tình với hành động nào không?
Vì sao? Từ những hành động đó đã phản ánh vấn đề gì luôn được cả xã hội
quan tâm?
2. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bạo lực trong gia đình
ngày một gia tăng. Hãy nêu ra những giải pháp mà theo em có thể hạn chế nạn
bạo lực gia đình?
Bốn phiếu học tập với cả 2 câu hỏi trên (trong thời gian 5 phút) đã thu
được kết quả rất bất ngờ. Nhóm 1 và nhóm 4 không đồng tình với ba hành động
trên bởi vì những hành vi hung hãn hay sự cam chịu nhu nhược đều là nguyên
nhân dẫn đến nạn bạo lực trong gia đình. Nhóm 2 chỉ đồng tình với hành động
người đàn bà hàng chài vì cho rằng đó là biểu hiện của sự hi sinh, là biểu hiện
của tình yêu thương các con. Riêng nhóm 3, không chỉ đồng tình với người
đàn bà mà còn cho rằng hành động của thằng Phác chỉ là bất đắc dĩ vì muốn

bảo vệ mẹ nên có thể chấp nhận được. Các em đã nêu ra những nguyên nhân
12

12


của nạn bạo lực gia đình là do thiếu hiểu biết, do tâm lí căng thẳng, tính cách
nóng giận, kinh tế gia đình khó khăn…
Điều đặc biệt nhất là ở câu hỏi thứ 2, có rất nhiều ý kiến, giải pháp được
đưa ra để hạn chế tình trạng bạo lực gia đình. Nhóm 1 cho rằng phải xử lí
nghiêm hành động vũ phu của những người chồng. Nhóm 2 đặt ra vấn đề là cần
phải có những cơ quan, tổ chức đứng ra bảo vệ quyền lợi người phụ nữ. Nhóm
3 lại nghĩ đến chính sách kế hoạch hóa gia đình cho những người phụ nữ vùng
biển, con đẻ ít đi thì gia đình sẽ có điều kiện chăm sóc cho nhau tốt hơn. Còn
nhóm 4 khá thông minh khi chọn giải pháp căn bản nhất là cải thiện cuộc sống
kinh tế gia đình, khi đã có kinh tế ổn định sẽ giảm bớt áp lực, lo lắng, những
hành vi bạo lực cũng sẽ được hạn chế.
Học sinh đã có những giây phút thật thú vị, các em được trải lòng, được sẻ
chia. Giáo viên được lắng nghe nhiều hơn là rao giảng đạo đức khô khan. Các
em đã ý thức được phải sống như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
Từ việc được lắng nghe, giáo viên sẽ có thể hiểu học sinh của mình nhiều hơn,
điều chỉnh được những suy nghĩ, hành vi lệch lạc, không trong sáng. Sự tương
tác giữa thầy và trò trong hoạt động dạy học được phát huy khá hiệu quả.
2.3.4. Khắc sâu những giá trị đạo đức, lối sống cho học sinh qua những
hình ảnh trực quan, sinh động.
Những bài giảng văn với nội dung kiến thức quá nhiều dễ khiến học sinh
“bội thực” dẫn đến ám ảnh, sợ hãi khi học Văn. Lối dạy đọc – chép đã trở nên
lỗi thời, không phát huy được óc sáng tạo của học sinh. Làm thế nào để giờ học
Văn không còn nhàm chán? Làm thế nào để học sinh hứng thú với môn Văn?
Theo kinh nghiệm đứng lớp đã trên 10 năm, tôi nhận thấy việc sử hình ảnh trực

quan luôn tạo ra sự hứng khởi đặc biệt cho học sinh. Đây là phương tiện hỗ trợ
rất lớn cho quá trình dạy học, khắc sâu kiến thức và “đọng lại” rất lâu trong tâm
thức học sinh. Đối với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu, vấn nạn bạo lực gia đình được đặt ra như một vấn đề nhức nhối của xã
hội, có tính thời sự rất cao. Hiện nay, tình trạng bạo lực gia đình ngày một gia
tăng với biết bao vụ án đau lòng đã xảy ra. Tôi đã lồng ghép trình chiếu vào bài
dạy những hình ảnh, những số liệu cụ thể, những đoạn vi deo về tình trạng bạo
lực gia đình để học sinh có cái nhìn bao quát, thấu đáo.
Ví dụ 1: Trên báo Pháp Luật và Đời sống số ra thứ ba ngày 28/01/2014 đã
nêu ra những vụ án mạng mà nạn nhân và hung thủ là những người ruột thịt
khiến dư luận hết sức đau lòng, nhức nhối.
“Bố tẩm xăng đốt hai con gái
13

13


Ngày 14/2/2013, anh Vũ Duy Hiến ( 28 tuổi, xã Ngụ Đoan, huyện Kiến
Thụy, Hải Phòng) do có mâu thuẫn với vợ từ trước nên đã dùng xăng tẩm vào
người 2 con gái (4 tuổi và 1 tuổi) rồi châm lửa đốt, sau đó tự thiêu mình.
Vụ án đã cướp đi sinh mạng của 2 cháu bé và 5 ngày sau khi điều trị tại viện,
anh Hiến cũng bị tử vong do vết thương quá nặng. Thảm án này không chỉ gây
ra nỗi đau cho người đã mất mà cả những người thân xung quanh về hành động
thiếu suy nghĩ.
Đâm chồng 18 nhát rồi vứt xác xuống sông
Vào ngày 14/11, thi thể một người đàn ông trôi dạt dưới sông Cầu
(huyện Phú Bình, Thái Nguyên) trên người chỉ mặc một chiếc quần lót, trên
người có nhiều vết chém đã được người dân tại đây phát hiện. Theo điều tra của
công an tỉnh Thái Nguyên, hung thủ là chị Trương Thị Thưa (vợ nạn nhân) trú
tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên đã ra tay giết chồng khi anh đòi tiền đi đánh

bạc. Trong khi xô xát, Thưa đã dùng kiếm chém chồng thủng ngực và chém
liên tiếp 18 nhát, sau đó vứt xác anh xuống sông Cầu phi tang. Vụ án được coi
có kịch bản dàn dựng khá công phu trong thời gian gần đây.” [6]
Ví dụ 2: Gần hơn, trang TRITHUCVN số ra ngày 8/3/2017 đã đưa ra
những số liệu khiến chúng ta không khỏi bàng hoàng.
“Từ năm 2011 tới 2015, cứ mỗi ngày ở Việt Nam lại có 64 phụ nữ, 10 trẻ
em và 7 người cao tuổi là nạn nhân của bạo hành gia đình. Chỉ tính riêng
trong 6 tháng đầu năm 2016, theo con số thống kê chưa đầy đủ, đã có hơn 20
phụ nữ và trẻ em thiệt mạng do bạo lực gia đình.” [7]
Trong số nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình phần đông là phụ nữ. Có
đến gần một nửa chị em không chia sẻ với ai mà âm thầm chịu đựng.

1

14

2

3

14


Ảnh 1: Chị Mai ở Đà Nẵng bị chồng bạo hành trong suốt 5 năm, cuối cùng chị
phải tự thiêu, giam mình trong “biển lửa” để thoát khỏi cuộc sống khổ nhục.
(Hình ảnh chị Mai đang nguy kịch trong bệnh viện) [6]
Ảnh 2: Chị Hoàng Thị H ở Nam Định bị chồng vũ phu bắt ăn phân lợn và đánh
đập làm biến dạng khuôn mặt.[8]
Ảnh 3: Chị H ở xã Phú Mĩ Hưng (Thành phố Hồ Chí Minh) bị chồng tra tấn
như thời trung cổ đánh đập suốt đêm.[6]

Khi học sinh đã có hiểu biết xã hội nhất định, tôi nêu ra bài học nhân sinh
sâu sắc: “Để duy trì một gia đình bền vững, hạnh phúc thì mỗi thành viên trong
gia đình phải tôn trọng, yêu thương, cùng nhau san sẻ những gánh nặng trong
cuộc sống. Là một người con, các em phải hiếu thuận, yêu thương ông bà cha
mẹ, chăm chỉ học tập. Các em cần tránh những hành động bạo lực và lên án
mạnh mẽ những hành động bạo lực trong gia đình.”
Bài thơ “Gia đình” mà tôi đọc cho học sinh nghe đã khép lại giờ học với
bao dư âm khó quên, lắng đọng.
Gia đình
Khi rời xa mới biết ý nghĩa của gia đình
Mới biết niềm vui trong từng cử chỉ
Mới biết hạnh phúc phải đâu nào xa xỉ
Vì chỉ một nụ cười cũng đủ ấm con tim…
Giữ mãi gia đình trong một góc riêng
Để nhớ để mong để âm thầm cầu nguyện:
- Xin nỗi buồn đừng hằn trên mặt mẹ
Và nụ cười đừng chia cách môi cha…
Gia đình thân thương trong hình bóng quê nhà
Nơi có mẹ cha có ông bà anh chị
Có cả xóm giềng và những người tri kỉ
Luôn cạnh bên chia sẻ nỗi vui buồn… [9]
Với những số liệu, hình ảnh, câu chuyện cụ thể được đưa ra, học sinh của
tôi đã nói lên những cảm xúc của mình. Các em vừa thương cảm cho những số
phận bất hạnh, vừa căm phẫn trước những hành động bất nhân, nhẫn tâm ra tay
với chính những người ruột thịt trong gia đình. Từ những cảm xúc ấy, mỗi học
sinh ít nhiều đã định hình cho bản thân một lối sống, một chuẩn mực đạo đức
để tuân theo. Và trên hết, các em càng yêu thương và biết ơn bố mẹ mình, nhận
15

15



ra những lỗi lầm đã gây ra với bố mẹ và tâm nguyện sẽ sống tốt hơn để bố mẹ
vui lòng. Tôi nghĩ, đó mới là một giờ học thực sự thành công!
2.3.5. Từ những giá trị đạo đức, lối sống đến bài viết liên hệ sáng tạo.
Không chỉ đưa ra những bài học đạo đức, tôi còn tạo điều kiện để những
giá trị đạo đức ấy “thấm sâu” vào tâm hồn học sinh và “chảy” vào cuộc sống
của các em bằng những bài viết liên hệ. Đây cũng là cách làm phù hợp với xu
thế ra đề thi hiện nay là tăng cường những dạng đề “mở” để kiểm tra khả năng
sáng tạo và sự hiểu biết xã hội của học sinh. Học sinh sẽ vận dụng những bài
học đạo đức để giải quyết những vấn đề của đời sống thực tế, giúp các em hoàn
thiện bản thân, có kỹ năng thích nghi và nhạy bén với cuộc sống. Vì thế, trong
quá trình giảng dạy, sau khi cung cấp những bài học đạo đức, tôi thường lồng
ghép những câu hỏi liên hệ vào các bài kiểm tra của học sinh trên lớp. Đây là
những bài kiểm tra nhanh để đánh giá hiệu quả của giờ dạy và sự thay đổi trong
nhận thức của học sinh. Qua đó, giáo viên sẽ thấy được mức độ hiểu biết và
quan điểm của mỗi học sinh trước những vấn đề của đời sống xã hội.
Có thể dẫn ra một số đề thi mà tôi đã từng áp dụng cho học sinh làm
trong bài kiểm tra nhanh 5-10 phút sau giờ học hoặc bài kiểm tra định kì 15
phút:
Đề bài 1: Từ nỗi thống khổ của người đàn bà hàng chài, hãy viết đoạn văn liên
hệ đến hình ảnh người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại.
Đề bài 2: Từ câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện, em có suy nghĩ gì
về cách nhìn tiếp cận và đánh giá con người và hiện thực đời sống.
Đề bài 3: Từ tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, hãy
nêu suy nghĩ của em về vấn nạn bạo lực gia đình hiện nay.
Học sinh của tôi thực sự đã có một quá trình trải nghiệm thú vị. Các em
nắm bắt vấn đề nhanh, biết cách làm bài và xử lí rất thông minh những tình
huống thực tế. Đặc biệt nhất, những bài học đạo đức tôi đưa ra được các em
thấm nhuần, vận dụng vào bài viết.

Đây là trích dẫn một số bài viết của học sinh ở đề bài 1:
-“Người đàn bà trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là một phụ nữ
cao cả, hiền lành, hết lòng hi sinh vì chồng con… Từ hình ảnh người đàn bà
hàng chài ta càng hiểu rõ hơn về người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại. Trong
cuộc sống hiện đại, người phụ nữ đã có thể làm chủ được bản thân, họ có thể
thực hiện những công việc mà họ yêu thích.”(Bài làm của em Nguyễn Thị Hoa
lớp 12C2, đạt 8,0 điểm)
- “Từ tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, chúng
ta đều thấu hiểu và thông cảm sâu sắc với nỗi thống khổ của người đàn bà
16

16


hàng chài. Đó là một người đàn bà cao thượng, yêu thương con cái, gia
đình…. Đối với người phụ nữ trong xã hội hiện nay, họ biết sống cho chính
mình, linh hoạt và năng động trong mọi hoàn cảnh, không bị phụ thuộc và ràng
buộc bởi phái mạnh, họ đã làm chủ được chính cuộc sống của mình. Nhưng
không vì thế mà người phụ nữ hiện nay bỏ quên đi thiên chức làm vợ, làm mẹ
của mình. Bên cạnh cuộc sống cá nhân và những hoạt động bên ngoài xã hội,
nhưng người phụ nữ ngày nay vẫn luôn làm tốt vai trò nội trợ của mình, chăm
lo cho con cái và tổ ấm hạnh phúc của họ.” (Bài làm của học sinh Vũ Thị
Quỳnh Châm lớp 12C2, đạt 9,0 điểm)
- “So với người đàn bà, người phụ nữ ngày xưa, người phụ nữ ngày nay
đã có sự thay đổi khá nhiều. Phụ nữ ngày nay năng động hơn, thông minh hơn,
họ biết biết kiếm tiền, họ biết chính trị, ngoại giao, có thể làm những việc mà
người đàn ông làm. Đã có nhiều phụ nữ giữ chức vụ cao. Trái lại với những
việc làm tiến bộ ấy là những việc làm trái với luân thường đạo lí như phụ nữ ít
chăm lo cho gia đình hơn, ít làm công việc nữ công gia chánh, chưa kể gần đây
một số vụ án đánh đập chồng, thậm chí giết chồng…” (Bài làm của học sinh Lê

Đình Ngọc lớp 12C2, đạt 7.5 điểm)
Đối với vấn đề bạo lực gia đình và ý nghĩa của việc xây dựng tình cảm gia
đình, học sinh cũng đã có nhận thức đúng đắn. Có em viết “Em thấy có lỗi với
bố mẹ, em sống ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân mình..”. Có học sinh lại chia sẻ rất
thật “Em thương mẹ vô cùng, mẹ cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình, bố mẹ
em thường xuyên cãi vã vì nợ nần,thiếu thốn, đã nhiều lần em thấy mẹ khóc. Vì
mẹ, em sẽ quyết tâm học tập thật tốt để sau này có thể giúp đỡ cho mẹ”.
Là một giáo viên dạy Văn, khi được đọc những dòng chữ này, tôi nghĩ đó
là điều rất hạnh phúc. Các em đã viết ra những gì mình biết, mình nghĩ. Mỗi lần
như vậy, những giá trị của cuộc sống lại được thiết lập, nhấn mạnh, khắc sâu.
Đó chính là ý nghĩa thiêng liêng trong công việc mà chúng tôi, những người
đứng trên bục giảng đang hàng ngày tạo ra để làm cho cuộc sống thêm tươi
đẹp.
2.4. Kết quả thực nghiệm
2.4.1. Phương pháp thực nghiệm.
Ý thức đạo đức, rèn luyện của học sinh trong nhà trường được thể hiện
qua kết quả xếp loại hạnh kiểm hàng năm. Để chứng minh tính hiệu quả của đề
tài, tôi đã sử dụng phương pháp thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm của học
sinh lớp 12 ở đầu và cuối năm học. Việc thống kê dựa vào kết quả đánh giá xếp
loại hạnh kiểm của giáo viên chủ nhiệm trong cả năm học, được lưu tại sổ điểm
lớp và sổ điểm điện tử của nhà trường.
17

17


2.4.2. Kết quả
Bảng 1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm lớp 12C2 và 12C7 đầu năm học 2017 –
2018.
Lớp Sĩ số

Tốt
Khá
Trung
Yếu
Kém
bình
SL
%
SL
%
SL
%
SL %
SL
%
12C
44
21 47.7 13 29.5
6
13.6 4
9.2
0
2
12C
40
22 55.0 11 27.5
4
10.0 3
7.5
0

7
Bảng 2: Kết quả xếp loại hạnh kiểm lớp 12C2, 12C7 ở cuối năm học 2017 –
2018.
Lớp Sĩ số
Tốt
Khá
Trung
Yếu
Kém
bình
SL
%
SL
%
SL
%
SL %
SL
%
12C2 44
27 61.4 11 25.0
6
13.6 0
0
12C7

40

25


62.5

10

25.0

5

12.5

0

0

Theo kết quả thống kê ở 2 lớp 12C2 và 12C7 thì kết quả xếp loại hạnh
kiểm ở cuối năm học đã có sự chuyển biến mạnh mẽ so với đầu năm học. Số
học sinh xếp loại hạnh kiểm Tốt ở lớp 12C2 đã tăng từ 47.7% (đầu năm học)
lên 61.4%(cuối năm học), ở lớp 12C7 tăng từ 55% (đầu năm học) lên 62.5%
(cuối năm học). Đặc biệt, ở cả hai lớp đã không còn học sinh xếp loại hạnh
kiểm Yếu. Như vậy, đưa ra những biện pháp nhằm khắc sâu những bài học đạo
đức, lối sống cho học sinh qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn
Minh Châu là hướng đi hiệu quả, cần tiếp tục triển khai.

18

18


3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận

Với việc áp dụng “Một số biện pháp nhằm khắc sâu những giá trị đạo đức,
lối sống cho học sinh qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu” tôi thấy đã mang lại những kết quả rất khả quan.
Trước hết, bản thân tôi đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc giáo
dục đạo đức, lối sống cho học sinh, có thể áp dụng những biện pháp phù hợp
với từng tác phẩm cụ thể để khơi gợi và bồi đắp tâm hồn, hoàn thiện nhân cách
cho học sinh. Tôi càng thấm thía sâu sắc hơn về sức mạnh kì diệu của văn
chương trong hành trình “tạo ra sự sống cho tâm hồn con người”.
Đối với học sinh, ý thức đạo đức đã có sự cải thiện rõ rệt, có sự chuyển
biến trong nhận thức và hành động, có kĩ năng sống tốt hơn. Các em đã biết
nghĩ và hành động cho người khác, vì người khác, biết yêu thương bạn bè, hiếu
thuận với ông bà, cha mẹ, có tinh thần trách nhiệm cao. Học sinh có những giây
phút thư thái để sống thật với lòng mình, trải nghiệm mình với những tình
huống cụ thể, mang đến những khoảnh khắc vừa sôi nổi nhưng lại vô cùng sâu
sắc, lắng đọng. Cũng từ đây, tình yêu văn chương tưởng chừng như đã nguội tắt
nay lại dần được hâm nóng.
Qua những câu trả lời của học sinh tôi đã có một cuộc hành trình thật ý
nghĩa. Mỗi tác phẩm là một cầu nối để tôi bước vào trái tim học sinh, “thổn
thức” cùng bao cung bậc cảm xúc của các em, trân trọng nâng niu những ước
mơ, khát vọng của tuổi học trò. Và những giá trị đạo đức, lối sống ấy đã tác
động mạnh mẽ tới đời sống tâm hồn của học sinh, hướng các em đến với lối
sống cao đẹp, vị tha, nhân hậu, bao dung, có trách nhiệm, có tình yêu và sẵn
sàng hi sinh vì Tổ quốc. Bên cạnh đó, các em còn có thêm kĩ năng sống, có thể
giải quyết các tình huống ở cuộc sống thực tế, tự ý thức và điều chỉnh hành vi
của mình.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm khắc sâu những giá trị
đạo đức, lối sống cho học sinh qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu” chỉ là một ví dụ, áp dụng với một tác phẩm cụ thể. Để làm
19


19


thay đổi nhận thức và hành vi ứng xử của học sinh, đòi hỏi mỗi giáo viên dạy
Văn phải vận dụng thường xuyên, trong nhiều bài học với nhiều phương pháp
khác nhau. Có như vậy, mới phát huy được hết giá trị của văn học trong việc
thực hiện mục tiêu giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người.

3.2. Kiến nghị và đề xuất
Đối với các cấp quản lý giáo dục: Cần quan tâm, chỉ đạo sát sao việc
thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, kịp thời khen thưởng, động
viên những giáo viên đã có sáng tạo và thu được kết quả cao trong giảng dạy.
Đối với Sở GD- ĐT: Cần phối hợp các trường THPT tổ chức thường
xuyên các đợt tập huấn để nâng cao chất lượng bộ môn, tạo điều kiện cho các
giáo viên trong tỉnh trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Đối với nhà trường: Nhà trường cần phải có những biện pháp giáo dục
mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cần tổ chức các sân
chơi có ý nghĩa để thu hút học sinh tham gia, hòa mình vào những sinh hoạt tập
thể, tạo ra một lối sống lành mạnh, trong sáng.
Đối với giáo viên bộ môn Ngữ văn: Thường xuyên học hỏi, tích cực đổi
mới phương pháp dạy học, tích cực dự giờ thăm lớp, trau dồi chuyên môn, sử
dụng hợp lí có hiệu quả đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý
và hiệu quả, phát huy năng lực tư duy của học sinh, góp phần chung thực hiện
nhiệm vụ giáo dục của nghành.
Muốn thuyết phục học sinh thì giáo viên trước hết phải là một tấm gương
đạo đức trong sáng, gương mẫu để học sinh noi theo. Vì thế, mỗi người thầy
ngoài việc trau dồi trình độ chuyên môn còn phải hướng đến việc xây dựng một
hình mẫu về nhân cách, lối sống chuẩn mực cho chính mình.

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2018

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người viết

20

20

Chu Thị Nguyệt


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng
[2]. Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2
[3]. Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008
[4]. Sách giáo viên Ngữ văn 12 tập 2, Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên),
NXB Giáo dục năm 2008.
[5]. Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12, Nhà xuất bản
Giáo dục
[6]. Báo Pháp luật và đời sống
[7]. Trang TRITHUCVN, số ra ngày 8/3/2017
[8]. Báo Tin mới
[9]. Trang gocbao.com

21


21


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Chu Thị Nguyệt
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Triệu Sơn 5

ST
T

Tên đề tài SKKN

1

Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả phần Đọc - hiểu
trong Đề thi THPT quốc
gia môn Ngữ văn cho học
sinh lớp 12 ở Trường
THPT Triệu Sơn 5.
Một số biện pháp nhằm
khắc sâu những giá trị đạo
đức, lối sống cho học sinh
qua tác phẩm “Chiếc
thuyền ngoài xa” của


2

22

Cấp đánh giá, xếp
loại (Ngành GD
cấp, huyện/tỉnh)

Kết quả
đánh giá,
xếp loại (A,
B hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Ngành GD tỉnh
Thanh Hóa

C

2015 - 2016

Ngành GD tỉnh
Thanh Hóa

Đang đề
nghị


2017 - 2018
22


Nguyễn Minh Châu.

Thứ tự
1

Mục lục

2

1.

MỞ ĐẦU

Trang

1

3

1.1.Lí do chọn đề tài

1

4

1.2. Mục đích nghiên cứu


2

5

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

6

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

7

23

Nội dung

2.

NỘI DUNG

3

8

2.1. Cơ sở lí luận


3

9

2.2. Thực trạng vấn đề

4

10

2.3. Một số giải pháp

5

11

2.3.1. Xây dựng mục tiêu bài học hướng tới mục tiêu giáo
dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

5

12

2.3.2. Nhấn mạnh những giá trị đạo đức, lối sống trong thiết
kế nội dung bài học.

6

13


2.3.3. Lắng nghe “tiếng nói” của học sinh qua phần thảo luận
nhóm.

11

23


14

2.3.4. Khắc sâu những giá trị đạo đức, lối sống cho học sinh
qua những hình ảnh trực quan, sinh động.

13

15

2.3.5.Từ những giá trị đạo đức, lối sống đến bài viết liên hệ
sáng tạo.

16

16

2.4. Kết quả thực nghiệm

17

17


3.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

19

18

3.1. Kết luận

19

19

3.2. Đề xuất

19

20

Danh mục tài liệu tham khảo

21

MỤC LỤC

24

24




×