Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường THPT nhìn từ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 42 trang )

I- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
“Hỡi sông Hồng, tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Chưa đâu, và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn.
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào bể bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...
Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn...”
Thế giới luôn thay da đổi thịt, chuyển động từng ngày.
Những gì bạn biết hôm nay, ngày mai lại trở thành đã cũ. Và thêm một ngày mới
lại xuất hiện điều kỳ diệu mới. Những gì nhà thơ Chế Lan Viên viết trong “Tổ
quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” thật đúng với thời điểm này - thời điểm đặt ra
cho chúng ta bao nhiêu cơ hội, cùng bao nhiêu thách thức; là động lực để ta
vươn dậy sánh vai cùng bạn bè bốn bể năm châu. Có hay không, đó là một thực
tế. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời như là một phần tất yếu của cuộc
sống. Thế nhưng có một mâu thuẫn đáng bàn là, năm 2020, chương trình Sách
giáo khoa mới lại bắt đầu phổ cập và đội ngũ giáo viên THPT lại còn phải tiếp
tục chèo chống con đò đưa lớp lớp thế hệ học sinh đón đầu cuộc Cách mạng
Công nghiệp lần thứ tư đang đến gần. Mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra bức
thiết từng ngày: Một xu thế tự động hóa – mỗi công dân đều tất bật với công
cuộc đổi mới. “Đổi mới phương pháp dạy học” chính là xu thế tất yếu của thời
đại. Giáo viên 4.0 phải bứt phá bản thân mình trong “bình cũ rượu mới”, đào tạo
thế hệ học trò 4.0 để bắt nhập với thời cuộc. Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên
cứu nào bàn sâu về việc đổi mới phương pháp dạy học Văn ở nhà trường THPT
như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất nhìn từ thành tựu cuộc cách mạng 4.0. Là
một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Văn ở nhà trường THPT, tôi luôn băn
khoăn, suy nghĩ, tìm tòi đổi mới cách dạy học của mình sao cho phù hợp nhất
với đối tượng học sinh để các em phát triển được nhiều nhất năng lực tự học,


chủ động đến với chân lí. Chọn đề tài này là một vấn đề cấp thiết.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Chúng ta cũng biết rằng, những lĩnh vực hiện nay của ta đang hoạt động trong
không gian của 4.0: Viễn thông, hệ thống mạng, camera tự động ... Những doanh
nghiệp đang áp dụng công nghệ in 3D, công ty FPT chuẩn bị cho ra mắt “xe ô tô
tự vận hành”... Còn trong đời sống hàng ngày, những gì chúng ta đang sử dụng
cũng là sản phẩm của cuộc Cách mạng này: Ti vi thông minh, máy giặt thông
minh, điện thoại thông minh, máy ảnh thông minh, nhà hiệu bộ thông minh... Vì
vậy, con người – những chủ nhân của hiện tại và tương lai không thể... kém
thông minh và hiểu biết được! Muốn vậy, con người phải tự rèn cho mình nhiều
kỹ năng để thích ứng với những đổi mới. Và đổi mới phương pháp dạy học Văn

1


chính là một biện pháp tốt nhất để rèn năng lực, phẩm chất cần thiết cho học
sinh dưới tác động của cuộc Cách mạng này.
Vậy cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì? Dùng thuật ngữ này có ý nghĩa gì?
Nó đóng vai trò thế nào đến sự phát triển công nghệ thế giới và Việt Nam? Làn
sóng này tác động thế nào đến tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống con
người, và ảnh hưởng sâu sắc thế nào đến nền giáo dục Việt Nam nói chung và
việc dạy học bộ môn Ngữ Văn nói riêng?... Đó là những vấn đề then chốt mà
chúng ta cần suy nghĩ và cũng là mục đích mà đề tài muốn hướng tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ
Văn cho học sinh THPT dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
Từ vấn đề dạy và học môn Ngữ Văn thực tế ở trường phổ thông nhìn từ thành
tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, người viết nhận xét, đánh giá và rút

ra hướng đi mới cho bản thân.
1.4.2. Phương pháp khảo sát thực tế:
- Bắt đầu từ tuần học thứ 2 của trường, chúng tôi đều tiến hành phương pháp dạy
học theo yêu cầu phát triển năng lực người học; sau khi tiếp nhận công văn của
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Giáo án đổi mới, được phê duyệt
cẩn thận; nội dung tinh giản, cấu trúc đề ra Cho các bài Kiểm tra tra thường
xuyên và định kỳ chỉnh chu hơn, có ma trận kèm theo cấp độ phân hóa người
học: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp, Vận dụng cao. Chúng tôi tiến hành
chấm, chữa bài cẩn thận và đối sánh. Định kỳ vào các tuần 3, 8, 13, 18, 23, 27 ,
32...
1.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu:
- Để có thể dạy theo yêu cầu phát triển năng lực của học sinh, chúng tôi tiến
hành thống kê, so sánh với các tiết dạy của đồng nghiệp theo phương pháp cũ và
mới; giữa các tiết dạy của chính mình trong hai lớp khác nhau So sánh đối
tượng HS các năm, chúng tôi tìm rõ nguyên nhân yếu kém. Ví dụ: Năm học
2018 – 2019, ngay từ đầu năm, chúng tôi đã khảo sát học lực môn Văn.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Điểm mới của đề tài lần này là chỉ những yêu cầu bức thiết của Cuộc Cách
mạng Công nghiệp 4.0 đối với một giáo viên Ngữ Văn ở trường THPT, những
đổi mới hiệu quả thiết thực đối với giờ dạy Văn hiện nay trên cơ sở nâng cao,
phát huy năng lực người học.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đến với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, thế giới của “kết nối thành công”con người biết trước ước mơ! Có ba thế giới luôn tồn tại xung quanh chúng ta:
Thực - Ảo – Thực qua phương tiện ảo(trí tuệ nhân tạo).Đó là thế giới của tốc độ,
thế giới thứ ba, con người phải phát triển được năng lực. Thứ nhất là năng lực
tình cảm. Theo Giáo sư Trần Văn Nhung, Con Người cần có Trái Tim Nhân
2



Hậu! Năng lực thứ hai là kỹ năng Ngoại ngữ và Tin học. Năng lực thứ ba được
phát triển nhờ hai năng lực kể trên, đó là năng lự kết nối các loại hình văn bản;
kết nối ảo và phát huy tối đa tốc độ. Công cụ minh họa đưa con người đến nhiều
cách hiểu khác nhau(đó là phần mềm dạy đọc Văn; kỹ năng đọc diễn cảm...).
Thông thường, chúng ta cần giảng bài cho học sinh trong thời gian 45 phút thì
giờ đây, chúng ta chỉ cần dành 1/3 thời gian, còn 2/3 giáo viên giao nhiệm vụ
hướng dẫn học sinh tự làm, tự nghiên cứu và tìm ra chân lí. Giáo viên gợi mở,
đồng cảm, chia sẻ. Học sinh sẽ hình thành phẩm chất, năng lực môn học ở cả
bốn kỹ năng nghe-nói-đọc-viết thành thạo các loại văn bản(văn bản hành chính
–công vụ, nghệ thuật hay báo chí). Viết Nghị luận xã hội, học sinh được bộc lộ
chính kiến của bản thân; không nhất thiết phải viết dài dòng, lê thê; cần phân
biệt được đâu là thông tin chính thống, không chính thống... Vậy, “Cách mạng
Công nghiệp 4.0” là gì?
2.1.1.Khái niệm Cách mạng Công nghiệp 4.0:
Đây là thuật ngữ dùng để phân biệt với những cuộc Cách
mạng trước đó: Cách mạng 0.0: Sự chuyển đổi từ “vượn” thành người(Cách
mạng) nhờ sự phát minh ra lửa. Con người vận động não để tồn tại. Cách mạng
Công nghiệp lần thứ nhất(từ 1784) khi loài người phát minh ra động cơ hơi
nước, làm biến đổi đời sống. Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai(từ 1870), loài
người phát minh ra động cơ điện, đem lại cuộc sống văn minh hơn. Cách mạng
Công nghiệp lần thứ ba(từ 1969), con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử
[12]. Ví dụ: Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet là kết quả của cuộc
Cách mạng này.
Cuộc Cách mạng này được nhen nhóm từ những năm 2000
và đến nay đã có sự bùng nổ to lớn. Đây là cuộc Cách mạng thứ tư nghiên cứu
về công nghệ số, Inernet với mục đích biến thế giới thực thành một thế giới số.
Kỹ thuật sử dụng máy giặt Aqua(Nhật Bản) cũng “automatic”(tự động). Máy
ảnh M. cũng chỉ cần ấn nút; mọi việc còn lại M. sẽ làm nốt. Đến ngay cả điện
thoại di động cũng vậy; vào khoảng năm 2000 vẫn chỉ là những chiếc máy bàn
thì giờ đây là những chiếc máy điện thoại di động thông minh, chỉ cần bấm,

vuốt, nói – tất cả sẽ được thực hiện như ý muốn!... Cách mạng Công nghiệp lần
thứ tư mở ra một kỷ nguyên mới.
2.1.2. Bản chất, hệ quả của các cuộc Cách mạng Công nghiệp:
2.1.2.1. Cách mạng Công nghiệp 1.0:
Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất xuất hiện ở Đức
năm 1784 và diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu hế kỷ XIX, thay đổi từ
sản xuất chân tay sang sản xuất cơ khí nhờ phát minh ra động cơ hơi nước. Từ
“con người chỉ đủ ăn” chuyển đổi thành “một xã hội phồn vinh” là cả một quá
trình. Theo ThS. Vũ Văn Trà- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng,
“Web 1.0: (1997-2003): Thời kỳ chỉ biết đọc Web.
Giáo dục 1.0: đặc trưng bởi sự chuyển kiến thức từ Thầy sang Trò (thầy đọc - trò
chép)[14].
3


2.1.2.2. Cách mạng Công nghiệp 2.0:
Tên gọi Cách mạng công nghiệp 2.0 – dùng để chỉ Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 (xuất hiện ở các nước
Xã hội chủ nghĩa). Cho đến khi đại chiến thế giới lần thứ nhất xảy ra, với thay
đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy với năng
lượng điện. Web 2.0: (2004-2006): Thời kỳ giao tiếp không đồng bộ với nhau.
Giáo dục 2.0: Dạy và Học không có sáng tạo[14].
2.1.2.3. Cách mạng Công nghiệp 3.0:
Cách mạng công nghiệp 3.0 (Xã hội công nghệ) là thuật ngữ dùng để chỉ Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra từ những năm 1970 với sự ra đời của
sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và internet. Một xã hội văn
minh ra đời. Chúng ta hiện nay đang sống trong thời kỳ quá độ của 3.0. Web 3.0:
(2007-2011): Thời kỳ trợ giúp biết mọi thứ về bản thân và truy cập thông tin để
trả lời cho mọi vấn đề.
Giáo dục 3.0: Tự học theo digital media, social media, lúc này đã xuất hiện

phương pháp học tương tác (interactive learning)[14].
2.1.2.4. Cách mạng Công nghiệp 4.0:
Cuộc Cách mạng này xóa nhòa ranh giới giữa thực và ảo. Cách mạng 4.0 là
sự kết hợp của ba yếu tố: Vật lý, Kỹ thuật số và sinh học. Theo Tiến sỹ Lê Thẩm
Dương, “đây là sự đột ngột của tư duy, của não. Bởi vậy, tất cả mọi cấp, mọi
ngành đều phải học. Định hướng 15 năm nữa, ta sẽ làm gì, ta không biết trước.”
[9]Trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là một trong những công nghệ “đầu tàu”
của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 khi nó hiện diện ở mọi lĩnh vực
trong đời sống, xã hội. Mặc dù được đưa vào nhóm quốc gia có tiềm năng,
nhưng việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển AI đang là thách thức lớn đối với
Việt Nam. Nếu nắm bắt được xu thế, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung
tâm nghiên cứu về AI của khu vực và thế giới[1] . Còn theo tác giả Vũ Văn Trà,
Web 4.0 (2012): Thời kỳ đa số tham gia Web; khách hàng sử dụng điều hành
đám mây (os); mua-bán qua Internet; Smart PC, Smartphone, bảng thông minh...
công nghệ lướt web... Giáo dục 4.0: thay đổi hành vi của người học cùng với các
năng lực song hành, kết nối và tưởng tượng (parallelism, connectivism và
visualization)[14].
Thế nhưng, Cuộc Cách mạng Công nghiệp càng tiệm cận, ta càng cảm
thấy lo ngại. Tâm lí người Việt Nam thích bình yên, ngại sự thay đổi, dẫu biết
rằng “thay đổi” mới là “đang sống”, “đang trưởng thành”, “phát triển”. Cuộc
Cách mạng này hàm chứa sự thay đổi lớn lao, toàn diện. Lúc này, các quốc gia
đang ở đỉnh cao, còn chúng ta mới chỉ bắt đầu(!)“Thời đại 4.0, giáo dục Việt
đang đâu đó ở giai đoạn… 2.0”(Theo tác giả Lê Thu- Nguồn: Báo Dân trí) .
Theo tác giả, Nếu thử so sánh với tương quan của thời đại (hiện là cách mạng
công nghiệp 4.0), trình độ phát triển giáo dục nước nhà đang chậm hẳn 2 giai
đoạn. Với cuộc Cách mạng này, chỉ cần “số hóa”, “rô bốt hóa” nền sản xuất, các
công ty đã có cơ hội... Nhiều nước đã lên kế hoạch quan tâm và lập chiến lược
cho mình. Ví dụ: Trung Quốc đưa ra chiến lược “Made in Chiner 2025”, mục
4



tiêu biến người Trung Quốc thành “những người khổng lồ”(Đến 2020, mỗi năm
cả nước sẽ cung cấp 100.000 rô bốt ra thị trường). Đức có chiến lược “Nhà cung
cấp sản xuất hành đầu”(2011). Hàn Quốc “là một trong những quốc gia quyết
tâm đi đầu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0... trọng tâm là khai thác và
thu hút các ý tưởng... ”[2] đến nay đã có ô tô thông minh, bệnh viện thông minh,
đường phố thông minh, bến xe buýt thông minh...cũng có kế hoạch riêng trong
năm 2018 này! Còn Xingapo, đảm bảo phát triển vững bền Cách mạng Công
nghiệp lần thứ tư, dành 450.000.000 đô- la trong ba năm tới(“Chiến lược xây
dựng Quốc gia thông minh của Xingapo”) để phát triển đời sống (Dẫn chứng từ
nguồn thông tin thời sự cập nhật trên chương trình VTV1, thứ 7 và chủ nhật
hàng tuần).
Việt Nam đứng trước nỗi lo: Những gì là thế mạnh(ưu điểm) của mình hôm
qua, hôm nay không còn phù hợp nữa! Tất cả các lĩnh vực khác của ta đều đáng
báo động. Ta thường tự hào nước mình có lực lượng lao động dồi dào ư, trẻ ư?
Tài nguyên thiên nhiên giàu có ư? Giỏi về lao động thủ công ư? Nguy cơ thất
nghiệp là không tránh khỏi. Ông Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia Kinh tế cũng
đã khẳng định: “Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm thay đổi cả cơ cấu, phương
thức sản xuất...Ngày càng giảm dần những bộ phận lao động giản đơn...”[4].
“Công nghiệp 4.0 có thể mang lại cho kinh tế Việt Nam một cơ hội hiếm để bứt
phá và Việt Nam đang có sự chuẩn bị tích cực cho cơ hội này”[6]. “Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) sẽ mang đến cho các nền kinh tế, trong đó
có Việt Nam, cơ hội bứt phá nhảy vọt. Làm thế nào để Việt Nam nắm bắt được
cơ hội này, nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong nhóm 100 chuyên gia tham gia
Chương trình kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018 đã cùng hiến
kế”[9]. Và lúc ấy: “Lao động phổ thông sẽ bị triệt tiêu”[10], cần phải “Hướng
nghiệp cho con trong thời đại công nghiệp 4.0”[10] bằng cách tự xác định cho
mình hiện tại có 5 người thầy cơ bản: Người thầy trên lớp; người thầy Thần
tượng, bản thân mình, bạn bè mình, kiến thức ở sách vở và tài liệu Internet.
Theo Tiến Sỹ Lê Quang Huy: Thuật ngữ CMCN 4.0, hay CMCN lần thứ 4 được

nêu ra lần đầu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2016. Theo đó, cuộc cách mạng
này sẽ làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, thay đổi
lối sống, phong cách làm việc, cách thức giao tiếp của chúng ta và không giống
với bất kỳ điều gì mà chúng ta đã trải qua do tốc độ lan tỏa, phạm vi ảnh hưởng
và sự tác động mang tính hệ thống của nó”[12]. Vì vậy, chúng ta nên sử dụng
triển khai thành tựu cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 một cách “khôn ngoan”.
[16].
Cách mạng công nghiệp 4.0 được dự đoán sẽ mang lại những lợi ích rất lớn.
Tuy nhiên, với những quốc gia có nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên, lao
động giá rẻ như Việt Nam, tác động của cuộc cách mạng này trong giai đoạn đầu
có thể sẽ là rất tiêu cực. Cụ thể, những công nghệ năng lượng hay vật liệu mới,
in 3D sẽ ảnh hưởng lớn đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên, khi thế giới

5


không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào các hoạt động khai thác tài nguyên
thiên nhiên. Các con số thống kê cho thấy, 20 năm tới đây, 70-75% những công
việc đơn giản, thủ công trong các ngành nghề này có thể sẽ bị thay thế. Điều này
có thể khiến vài chục triệu lao động truyền thống bị mất việc[3]. Và
“Cách mạng 4.0 sẽ triệt tiêu lao động giản đơn, nhất là người lao động trong lĩnh
vực nông nghiệp và thủ công”[5].
Với tác động như vậy, trong thời đại công nghiệp này đòi hỏi cần phải đào
tạo ra những con người có “năng lực tư duy, sáng tạo, đổi mới, có kỹ năng phân
tích và tổng hợp thông tin, có khả năng làm việc độc lập và ra quyết định” dựa
trên cơ sở phân tích các chứng cứ và dữ liệu... họ phải học cách điều khiển máy
móc, trở thành những ông chủ thông minh trong công nghệ.
Ở nước ngoài, nhất là các nước có nền kinh tế phát triển, họ nắm khá rõ xu
hướng của cuộc CMCN 4.0 từ nhiều năm qua, theo đó họ đầu tư rất nhiều.(..) Để
Việt Nam có thể thành công trong Cách mạng Công nghiệp 4.0, chúng ta rất cần

các công ty lớn đầu tư nhiều cho phát triển, cùng với đó là ứng dụng mạnh mẽ
công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất. Đối với những người Việt ở nước
ngoài muốn cống hiến, Chính phủ cần tạo lập môi trường tốt để họ thỏa sức sáng
tạo[5].
Cách mạng Công nghiệp 4.0 với nền giáo dục Việt Nam
Thế kỷ XXI, ngành Giáo dục và Đào tạo đứng trước những thách thức
mới. Trong xu thế hội nhập mạnh mẽ với khu vực và quốc tế, để thích ứng với
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, nhiều cấp ngành đều thấy lo ngại vì khó có
thể dự đoán được những kỹ năng mà thị trường lao động mới sẽ cần trong tương
lai. Hiện tại, “Giáo dục của Việt nam không theo kịp với thế giới”[16].
Theo giới chuyên gia, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi nền
kinh tế thế giới với 10 ứng dụng công nghệ thông tin quan trọng”[14] (Xem:
Hình 1- Phần Phụ lục- trang 21).
2.1.3.

Theo đó, giáo dục 4.0 được hiểu là một môi trường mà ở đó mọi người có
thể cùng dạy học ở mọi nơi, mọi lúc với các thiết bị kết nối để tạo ra việc học
tập được cá thể hóa. Môi trường mới này biến đổi tổ chức giáo dục thành một
môi trường tạo sản phẩm sáng tạo mang tính cá thể với thành tựu lĩnh hội kiến
thức và năng lực đổi mới, sáng tạo riêng của từng cá nhân trong môi trường này.
“Có thể nói sự sáng tạo, đổi mới chính là nền tảng của giáo dục 4.0. Các yếu tố
trong môi trường mới này linh động và có mối liên quan mật thiết. Việc sắp xếp
các yếu tố khác nhau trong hệ sinh thái hướng tới mục tiêu giáo dục là rất quan
trọng. Đây còn được gọi là cuộc cách mạng số”[14]
Cũng theo ThS. Vũ Văn Trà- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng,
cần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; nhằm đáp ứng
yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của Quốc gia... cách mạng công nghiệp
6



lần thứ 4 diễn ra quá nhanh. Trong cuộc cách mạng lần này, giáo dục và đào tạo
phải đối mặt với các yêu cầu cải cách và cạnh tranh mới. Cùng với sự thay đổi
nhanh chóng của công nghệ, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đòi
hỏi giáo dục phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn
tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc
thay đổi liên tục để tránh nguy cơ bị tụt hậu và đào thải.[14]
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ đã đem lại việc giảng
dạy các bậc học(từ Giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đến Trung
học phổ thông...) ở Việt Nam những thách thức mới, đòi hỏi những nỗ lực hết
mình để theo kịp thời đại và để có thể cùng tham gia vào quá trình “kinh tế tri
thức”. “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố mục tiêu giáo dục
học sinh phổ thông để rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực. Chương trình
các môn học và sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy khi triển khai đều
hướng tới mục tiêu này”[7].
“Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra thách thức ngành giáo dục phải thay
đổi cách dạy học cho phù hợp. Nếu nhà giáo chỉ cung cấp, truyền dạy thông tin
tri thức của các bộ môn khoa học thì ngày nay, người máy và các thiết bị thông
minh sẽ làm tốt hơn các nhà giáo”[8] (Xem Phụ lục 1: Hình 3- trang 21).
Năm học này, tôi càng ý thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm của một giáo
viên dạy THPT trong thời đại mới:
Thứ nhất, người giáo viên phải “là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở,
cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tòi, khám phá, sáng tạo của học sinh,
giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức...” [15].
Thứ hai, giáo viên phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã
hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng. giáo viên là người đóng
vai trò quan trọng trong việc hình thành bầu không khí dân chủ, thiết lập các
quan hệ xã hội công bằng, tốt đẹp, … trong lớp học, trong nhà trường, từ đó góp
phần vào việc xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh[15].
Thứ ba, giáo viên “phải có lòng yêu mến, tôn trọng và có khả năng tương tác với
học sinh”.[15] Nghĩa là giáo viên phải hiểu được sự khác nhau giữa các học sinh

trong một lớp; biết phân luồng đối tượng học sinh cho phù hợp để giảng dạy.
Thứ tư, giáo viên phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ
kiểu dạy học tập trung vào vai trò của giáo viên và hoạt động dạy sang kiểu dạy
tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt động học; từ cách dạy thông báo – giải
thích sang cách dạy hoạt động tìm tòi, khám phá. Trong năng lực đổi mới
phương pháp dạy học, giáo viên phải có khả năng cập nhật và nghiên cứu, vận

7


dụng những phương pháp dạy học mới, tích cực; biết phối hợp các phương pháp
dạy học truyền thống, hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học[15].
Thứ năm, giáo viên “phải có năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng cập nhật tri thức khoa học và chuyên
ngành hiện đại”.[15](Xem ảnh minh họa – Hình 4- trang 21).
Thứ sáu, giáo viên phải có trình độ tin học và có khả năng sử dụng các phần
mềm dạy học cũng như biết cách khai thác mạng Internet phục vụ cho công việc
giảng dạy của mình[15]. Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc học của học
sinh phải gắn với sự tự tìm tòi, khám phá. Học sinh có quyền băn khoăn, thắc
mắc; dân chủ hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức nhân loại.
Thứ bảy, giáo viên phải có kĩ năng hợp tác[15]. Một trong bốn trụ cột của giáo
dục thế kỉ XXI do UNESCO đề xướng là "học để cùng chung sống". Trên tầm vĩ
mô, thế giới ngày càng thu hẹp khoảng cách không gian nhờ vào công nghệ
thông tin... Giáo viên cần truyền dạy cho học sinh của mình cách hợp tác trong
học tập và cuộc sống.
Thứ tám, giáo viên phải có năng lực giải quyết vấn đề.
Các vấn đề thực tế cuộc sống được phản ánh vào nhà trường dưới một lăng kính
đủ để cho người học tiếp cận theo cách phù hợp với lứa tuổi của mình. Giải
quyết các vấn đề trong các bài học ở nhà trường cũng nên xem như giải quyết
các vấn đề của cuộc sống để các em khỏi bỡ ngỡ khi bước vào đời sống thực tế

phong phú...[15].
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Giáo viên vẫn còn dạy chay trong mỗi giờ lên lớp. Việc sử dụng tranh, ảnh,
bảng phụ, phiếu học tập vẫn chỉ là hình thức, hoặc đối phó, chưa thực sự hiệu
quả.
- Các tiết dùng máy chiếu rất ít, chủ yếu sử dụng trong các đợt thao giảng và
cũng chỉ ở một số giáo viên.
- Phương pháp truyền thống vẫn là chủ đạo; còn nhiều giáo viên chưa thực sự
tạo không khí dân chủ trong giờ học.
- Kỹ năng sử dụng Tin học và các phần mềm đôi khi còn hạn chế.
- Việc ra đề, chấm trả bài cho học sinh chưa thực sự phát huy hết năng lực, sáng
tạo của người học. Nhiều đề còn sử dụng trên mạng.
- Việc ôn thi học kỳ cho học sinh chưa thực sự hiệu quả.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Các năm học 2006-2007, 2010-2011; 2011-2012 và 2016-2017, tôi đã viết
những sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến việc Đổi mới phương pháp dạy học
Tiếng Việt 10; Ứng dụng kĩ năng sống và phương pháp dạy học tích cực vào việc

8


đọc hiểu văn bản nghị luận lớp 11; Vai trò của người giáo viên Ngữ Văn trong
việc hướng dẫn học sinh Đọc hiểu văn bản nghị luận 10, 11 và Một số biện pháp
hướng dẫn học sinh trung bình yếu lớp 12 Ôn thi Tôt nghiệp THPT Quốc
giamôn Ngữ Văn năm 2017.
Bắt đầu từ năm 2020, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và
phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,
trung thực, trách nhiệm
Chương trình này cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt
lõi gồm:

- Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp
phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp
tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua
một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán,
tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình GDPT
còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học
sinh[7].(Xem sơ đồ Hình 2. Phần Phụ lục.)
Theo Thông tư số 20, giáo viên THPT bây giờ cần hội tụ cả 5 yếu tố: Một
là, có phẩm chất nhà giáo; hai là phát triển chuyên môn nghiệp vụ; ba là xây
dựng được môi trường giáo dục; bốn là phát triển được các mối quan hệ nhà
trường, gia đình, xã hội; năm là sử dụng ngoại ngữ, tiếng dân tộc, ứng dụng
công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong giảng dạy.
Dưới tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0, người giáo viên THPT
hiện nay cần biết tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất
người học. Nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên đứng lớp bây giờ là tổ chức,
hướng dẫn, điều chỉnh quá trình học tập của học sinh. Nhằm phát huy cao nhất
tính tích cực, tự giác, sáng tạo của người học, người giáo viên cần biết thắp lửa
đam mê trong mỗi giờ học. Là một giáo viên đã công tác 18 năm, hai lần thay
sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, tôi luôn trăn trở và không ngừng
tìm tòi cách thức giảng dạy phù hợp nhất, sát đúng với đối tượng học sinh mà
mình được phân công đảm nhiệm. Dưới đây, tôi xin được trình bày một số kinh
nghiệm ít ỏi của bản thân trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở nhà
trường THPT cho các lớp Khoa học tự nhiên và các lớp đại trà.

9


Thứ nhất, bộ môn Ngữ Văn có ba phân môn là Đọc Văn, Tiếng Việt và Làm

Văn. Trong chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên THPT 18 bàn về tám phương
pháp dạy học tích cực, tôi đã:
2.3.1. Giải pháp 1: Phân loại từng phương pháp phù hợp với đặc trưng
phân môn, kiểu bài để vận dụng cho hợp lí.
Ví dụ: Với phân môn Tiếng Việt, Làm văn(đặc biệt là các tiết Luyện tập,
Thực hành, chữa bài tập), tôi sử dụng nhiều nhất Phương pháp Thảo luận
nhóm.
Tôi đã thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1:
Tôi mời ba em làm bài viết lên bảng(tôi đã kẻ sẵn ba cột), còn lại ở dưới lớp
các em làm bài độc lập ra nháp. Sau đó ghép nhóm, cứ hai bạn làm một nhóm.
- Bước 2: Tôi mời tiếp ba em khác lên bảng, dùng phấn khác màu chữa phần bài
mà em cho là chưa đúng hoặc bổ sung phần còn thiếu sót. Tương tự như vậy, ở
dưới lớp, hai bạn được ghép nhóm đổi bài cho nhau để giúp nhau sửa chữa, bổ
sung bài cho hoàn thiện.
- Bước 3: Sau cùng, tôi chữa mẫu các bài trên bảng để các em đối chiếu đúng
sai. (Hoặc dùng máy chiếu hỗ trợ đưa kết quả để tiết kiệm thời gian)
Ví dụ: Bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (Chương trình Ngữ Văn 11, Học kì
II), phần Luyện tập, Bài 1: Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ
ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn
ngữ đơn lập.
- Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống ruộng cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.
- Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
(…) Ở bài tập này, chúng ta thấy có ba ngữ liệu. Tôi cho mỗi em làm một ngữ
liệu. Các em sẽ chỉ ra ví dụ (1) “nụ tầm xuân” thứ nhất là bổ ngữ; còn “nụ tầm

xuân” thứ hai là chủ ngữ nhưng cách viết thì giống nhau. Chỉ khác: Chủ ngữ
đứng đầu dòng nên viết hoa. (Tương tự ví dụ 2,3 – chỉ khác là chủ ngữ ở đây
đứng giữa câu nên không viết hoa.)
2.3.1.1. Vận dụng phương pháp tự nghiên cứu, ứng dụng thực hành.
Với các tiết dạy Văn học sử( Bài Khái quát...; Bài Tác giả văn học) tôi đã thực
hiện phương pháp này là chủ yếu. Cụ thể:(Mục 2.4)

10


2.3.2.2. Lồng ghép trò chơi trong dạy - học phân môn Tiếng Việt
Tiết học phù hợp là phân môn Tiếng Việt( hoặc Ôn tập văn học). Như
chúng ta đã biết, trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp
giáo dục. Giáo dục bằng trò chơi là một phương pháp đã được nhiều nền giáo
dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn
Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực
đối với yêu cầu đổi mới hiện nay đồng thời tạo được hứng thú trong học tập cho
người học.
Giới thiệu hình thức lồng ghép trò chơi trong tổ chức lớp học ở các giờ
học Ngữ Văn THPT nhằm bổ sung và đổi mới những phương pháp dạy học Ngữ
văn truyền thống. Qua phân tích ý nghĩa, mối quan hệ của việc học mà chơi,
chơi mà học để giới thiệu một cách có hệ thống về các hình thức lồng ghép trò
chơi, minh hoạ một số trò chơi và những khả năng lồng ghép trò chơi đối với cả
ba phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn. Mục đích cuối cùng là cải tiến
phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực,
chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách [11].
Một số hình thức lồng ghép trò chơi trong dạy và học Ngữ văn ở THPT:
Một số hình thức lồng ghép trò chơi: Xem trò chơi là một hình thức tổ
chức cho một đơn vị kiến thức nhỏ trong giờ học để triển khai ở các bước khác
nhau của bài giảng (phần tìm hiểu chung, tìm hiểu ngữ liệu, phần đọc - hiểu văn

bản, phần luyện tập, củng cố bài…). Tổ chức tiết học thành một trò chơi lớn đối
với một số tiết ôn tập hoặc khái quát.
Một số trò chơi có thể vận dụng lồng ghép trong dạy học Ngữ văn: giáo
viên có thể tự sáng tạo ra những trò chơi phù hợp với tiết học (trò chơi phát
động, trò chơi hoạt động, trò chơi luỵên trí, trò chơi chú ý và quan sát, trò chơi
huy động kiến thức, trò chơi vận dụng kiến thức…), tự đặt tên trò chơi (theo
nguyên tắc vừa phù hợp, vừa kích thích sự tò mò của em. Ví dụ: Ô chữ, nhanh
trí-nhanh tay, Bình thơ văn, Tiếp sức, Hùng biện, Nghe tiếng đoán người...Có
nhiều trò chơi có thể lồng ghép vào giờ học Ngữ văn nhằm tạo không khí lớp
học sôi nổi, tạo hứng thú học tập cho các em. Tôi sẽ trình bày một số trò chơi dễ
áp dụng đem lại hiệu quả học tập cao:
* Trò chơi Nghe tiếng đoán người:
Năm 2011-2012, tôi bắt đầu thử nghiệm lồng ghép trò chơi trong tiết 3,
Tiếng Việt: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Chương trình Ngữ Văn 11,
Ban Cơ bản) và một số tiết ôn tập khác ở chương trình Ngữ Văn 10, Ban Cơ
bản. Kết quả ban đầu thu được thật khả quan. Với tiết học này, tôi vận dụng trò
chơi Nghe tiếng đoán người. Tôi cho cả lớp nhắm mắt lại trong 10 giây, cho một
em học sinh bàn đầu nói một câu bất kì và yêu cầu cả lớp mở mắt; mời một em
bàn cuối đoán tên bạn vừa nói câu nói trên. Sau khi học sinh đã có đáp án, tôi
liền hướng tới hệ thống câu hỏi để giúp học sinh chỉ ra năm biểu hiện của Lời
11


nói - sản phẩm của mỗi cá nhân. Làm như vậy, học sinh vừa xâu chuỗi được vấn
đề, vừa dễ dàng tìm ra đáp án: Lời nói cá nhân biểu hiện ở Vẻ riêng trong Giọng
nói cá nhân; Vốn từ ngữ cá nhân; Sự chuyển đổi sáng tạo sử dụng từ ngữ chung
quen thuộc...
* Trò chơi Giải mã ô chữ bí mật:
Ở tiết 29: Ôn tập Văn học dân gian(Chương trình chuẩn, Ngữ Văn 10, học
kì I), tôi cho các em lần lượt thực hiện các bước: Xem tranh đoán tên tác

phẩm(Khởi động); Điền khuyết(Tăng tốc); Thảo luận nhóm(Vận dụng); tìm ô
chữ bí mật(Về đích). Ứng với 7 ô chữ mà dòng chữ trung tâm là nền tảng(NỀN
TẢNG), tôi cho các em một hệ thống các câu hỏi để thảo luận trả lời; làm như
vậy, vừa tinh giản được kiến thức, tiết học ôn tập nhẹ nhàng mà học sinh lại vận
dụng được lí thuyết để làm bài tập thực hành. Từ đó, hình thành năng lực, phẩm
chất thông qua kĩ năng mà các em thu lượm được.
* Trò chơi Nhanh tay - nhanh trí
Tương tự, trong bài các Ôn tập phần Văn học (Tiết 67-68: Chương trình
Ngữ Văn 11- Học kì I ), và Ôn tập Văn học (Tiêt 111-112: Chương trình Ngữ
Văn 11- Học kì II ), để hệ thống lại toàn bộ các tác phẩm, tác giả trong chương
trình Học kì I, Học kì II, tôi tiến hành tổ chức trò chơi nho nhỏ(trong vòng 10
phút).
Đầu tiên, tôi chuẩn bị phiếu học tập đã kẻ sẵn bảng biểu lần lượt các cột mục: Số
thứ tự, Tên tác giả, Tên tác phẩm, thể loại, Năm sáng tác/ xuất xứ, Nội dung,
Nghệ thuật. Chia lớp thành 6 nhóm. Các nhóm thi viết các nội dung trên vào
phiếu học tập, trong vòng 10 phút, không sử dụng bất kì sách, vở, tài liệu nào,
nhóm nào viết được số lượng nhiều và đầy đủ sẽ chiến thắng. Hình thức thưởng,
phạt bằng tính điểm tập thể nhóm. Việc lồng ghép trò chơi điền bảng, thảo luận
nhóm khi dạy các bài Khái quát, Ôn tập khá phù hợp và đạt hiệu quả cao. Thay
vì cho các em lập bảng thống kê bình thường như những năm học trước. Các
em đã được chia thành các nhóm khác nhau từ trước, cử đại diện trình bày, nhận
xét… Bằng cách này, tôi nhận thấy giờ học sinh động, hào hứng hơn nhiều so
với cách truyền thống. Giờ học tạo được bầu không khí dân chủ, đa số học sinh
được hoạt động nhiều chứ không đơn điệu trầm lắng như trước đây.
*Trò chơi Đóng vai và kĩ thuật Khăn trải bàn:
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “ làm thử” một
số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm
giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự
việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không
phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau

phần diễn ấy.

12


Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau: Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm
và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ
thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. Các nhóm thảo luận chuẩn
bị đóng vai. Các nhóm lên đóng vai. Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và
cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử. Giáo viên kết luận,
định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.
Một số yêu cầu khi đóng vai: Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài
học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép. Tình
huống phải có nhiều cách giải quyết. Tình huống cần để mở để học sinh tự tìm
cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời
thoại[16]. Các tiết có thể sử dụng được như Viết quảng cáo; Viết bản tin; Phỏng
vấn và trả lời phỏng vấn.
- Với phương pháp này, tôi áp dụng cho tiết 72(Năm học 2012-2013): Luyện tập
phỏng vấn và trả lời phỏng vấn(Chương trình Ngữ Văn 11, Ban Cơ bản, Học kì
I). Tôi tiến hành cho lớp khiêng bàn ghế xếp lại phòng học theo hình chữ U.
Giáo viên làm trọng tài. Sau đó tiến hành viết lên bảng Chủ đề cần luyện tập.
Phân vai cho các em. Cho các em thảo luận nhóm – kĩ thuật Khăn trải bàn. Tôi
dùng giấy Ao chia làm các góc. Ghi các câu hỏi lên bảng. Mỗi em sẽ tự suy nghĩ
và viết ra góc khăn riêng của mình nhiệm vụ cần giải quyết. Sau đó, mỗi em –
với tư cách một vai (Ví dụ: Vai Phóng viên – đến trường phỏng vấn các em về
Trang phục tuổi học đường; hoặc Tình bạn, tình yêu tuổi học đường)sẽ đặt câu
hỏi phỏng vấn hai bạn học sinh(Đã vào hai vai khác). Tiếp đó, kết thúc cuộc
phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, tôi cho một vài em nhận xét và rút ra kết luận –
bài học. Với cách này, học sinh đã tự tìm tòi, sáng tạo lối diễn đạt, trưởng thành

hơn về nhận thức; kĩ năng giao tiếp cũng nhờ thế được rèn luyện.
* Trò chơi Tiếp sức: Trò chơi này được tiến hành như sau: Gọi một học sinh

xung phong giải thích một vấn đề. Nếu trả lời đúng thì sẽ được chỉ định mời một
học sinh khác tiếp tục công việc này. Yêu cầu là người kế tiếp không chọn lại
ngữ liệu mà bạn trước đó đã chọn. Trò chơi Tiếp sức này phù hợp với Tiết Làm
bài tập, Thực hành. Ví dụ Tiết “Thực hành về thành ngữ và điển cố” (Chương
trình Ngữ Văn 11, kì I), Bài tập 6: Đặt câu với mỗi thành ngữ sau: trang 67: Mẹ
tròn con vuông./ Lòng lang dạ thú./ Trứng khôn hơn vịt./ Đi guốc trong bụng.
2.3.2. Giải pháp 2: Ra đề kiểm tra thường xuyên và định kì vừa sức, sáng
tạo, có phân luồng học sinh
Ngay từ năm học 2013-2014, bắt đầu đổi mới nội dung, cấu trúc đề thi
THPT Quốc gia, tôi đã luôn có ý thức tự ra đề sáng tạo, vừa sức cho các em ở
những lớp, khối tôi thực dạy. Tôi luôn tự “mã hóa” kiến thức phần Tiếng Việt,
Đọc Văn, Đọc thêm, Làm văn khi ra đề; ra theo hướng tích hợp cả ba phân môn
và có phân luồng học sinh theo đối tượng lớp dạy. Chấm trả bài rất cẩn thận; phê
bài chi tiết, nhắc nhở là chính, không trừ lỗi nặng. Trước khi kết thúc giờ kiểm
13


tra 5 phút, tôi thường cho các em tự đọc lại bài và tự chấm điểm cho mình vào
góc trái tờ giấy thi. Việc làm này vừa kích thích học sinh tự kiểm tra đánh giá
năng lực, vừa rèn luyện kĩ năng làm văn. (Xem PHỤ LỤC 2- TRANG 25)
2.3.3. Giải pháp 3: Vận dụng Ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc (tiếng Mường)
vào các bài Tiếng Việt phù hợp với nội dung và phương pháp bài học
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 10, 11, tôi nhận thấy có các bài học sau
cần vận dụng uyển chuyển, linh hoạt Ngoại ngữ(Tiếng Anh; Tiếng Trung) và
tiếng dân tộc(Tiếng Mường) vào dạy học cho các em:
Khối 10, Ban Cơ bản là tiết 64: Lịch sử phát triển của tiếng Việt. Mục
I.1. Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt, ta biết Tiếng Việt có quan hệ

gần hơn với tiếng Mường và quan hệ xa hơn với tiếng Môn- Khmer. Ta nên lấy
ngữ liệu bằng tiếng Mường để học sinh đối sánh với tiếng Việt. Học sinh một
trường miền núi như Thạch Thành 3, 5 xã có con em dân tộc, các em tiếp thu dễ
dàng, linh hoạt, sáng tạo khi so sánh, vận dụng.
Khối 11 là bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Với bài này, giáo viên cần vận
dụng ít nhất hai thứ ngoại ngữ khác nhau để đối sánh, học sinh sẽ dễ hiểu bài
hơn rất nhiều là những khái niệm hàn lâm nặng nề trừu tượng.
Cũng ở bài tập 2, bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (Chương trình
Ngữ Văn 11, Học kì II), phần Luyện tập: Tìm một câu tiếng Anh(hoặc tiếng
Pháp, tiếng Nga,... ) đã học, đối chiếu với câu tự dịch ra tiếng Việt, so sánh,
phân tích để đi đến kết luận: Tiếng Anh(hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga,...) thuộc
loại hình ngôn ngữ hòa kết, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Ở đây,
tôi cho học sinh tích hợp với môn Tiếng Anh. Gọi ba em lên bảng lấy ba ví dụ.
Ba em khác nhận xét và thống nhất cho điểm. Mỗi ví dụ Tiếng Anh đều được
dịch ra bằng Tiếng Việt và các em sẽ dễ dàng nhận ra ngôn ngữ đơn lập âm tiết
tính ở tiếng Việt khác với ngôn ngữ hòa kết ở tiếng Anh(Pháp, Đức, Nga...)...
Ví dụ 1:English: I(1) give him(1) a book, he(2) gives me(2) two notebooks.
(Dịch sang Tiếng Việt:
Tiếng Việt: Tôi(1) cho anh ấy(1) một quyển sách, anh ấy(2) tặng
tôi(2) hai cuốn vở). Như vậy, ngôn ngữ hòa kết thê hiện ở cụm “ notebooks”
viết liền nhau, trong khi ngôn ngữ đơn lập đều viết tách rời(“hai cuốn vở”).
Ví dụ 2:English: Please don’t make so much noisy, I’m teaching!
Tiếng Việt: Xin đừng làm ồn ã thế, tôi đang dạy học mà!
Ở đây, các em nhận thấy dấu hiệu ngôn ngữ hòa kết của Tiếng Anh thể
hiện ở sự viết dính liền(English:) còn ở tiếng Việt thì không(Tiếng Việt: ); một
số cụm từ trong câu tiếng Anh cũng thế(noisy; teaching) còn tiếng Việt thì
không(ồn ã; dạy học).
14



2.3.4. Giải pháp 4: Sử dụng máy chiếu, bản đồ tư duy, phiếu học tập, tranh
ảnh tư liệu minh họa phù hợp với kiểu bài, nội dung
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Bộ giáo dục và đào tạo đã yêu cầu: Đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học,
ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất
cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn. Chính vì thế mà từ năm học 20082009, Bộ GD&ĐT đã chọn chủ đề năm học là “Năm ứng dụng CNTT”. Từ năm
2006-2007, tôi cũng dã ứng dụng dạy trên máy chiếu H. Năm nay, tôi tích cực
thử nghiệm dạy trên máy chiếu Powerpoint cho các lớp 10C2, 11B2 và 11b7.
Đây vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với người làm nghề giáo
như tôi - một cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn. Bởi môn Văn, với đặc thù vừa
mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật- nghệ thuật sử dụng ngôn từ, cho
nên nhiều người quan niệm dạy - học Văn chủ yếu là dùng ngôn ngữ, nếu dạy
bằng thiết bị máy móc CNTT sẽ làm mất đi chất văn vốn là đặc trưng riêng biệt
của bộ môn này. Tuy nhiên tôi nhận thấy, để cảm nhận đầy đủ và sâu sắc một tác
phẩm, cần giúp các em biết rõ bối cảnh lịch sử - xã hội, đời sống văn hóa tinh
thần, phong tục tập quán của một dân tộc; cuộc đời và sự nghiệp của một tác giả;
cảnh vật thiên nhiên ở nơi này, nơi khác, nước này, nước khác được mô tả trong
tác phẩm mà học sinh chưa hình dung rõ nét, thì sử dụng phương tiện nghe nhìn,
soạn bài giảng điện tử đề chèn âm thanh, hình ảnh, tư liệu có liên quan đến tác
phẩm một cách hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ là rất cần thiết để làm bài học sinh
động hơn, thu hút được sự hứng thú của học sinh. Và tôi thấy điều này có
chuyển biến rõ rệt khi dạy lớp 10C2.
Với các Tiết dạy Đọc Văn, tôi luôn cố gắng giúp các em đọc phân vai, sử
dụng máy chiếu để cung cấp thêm tranh ảnh tư liệu, giúp các em có giờ học sinh
động hơn, tiệm cận hơn với thực tế đời sống. Việc học ở phòng máy chiếu cũng
đã thay đổi không gian lớp học, làm cho các em thấy phấn khởi hơn, kích thích
khả năng sáng tạo và tư duy...
Tôi cũng luôn chú ý cho các em đồng sáng tạo cùng tác giả; từ đó giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh... Với hai lớp 11B2 và 11B7 năm nay, tôi chú ý giáo dục
lòng yêu nước, tính nhân ái; trung thực; sự đoàn kết, ý thức dân tộc...(Qua nhiều

văn bản của Bác, Tố Hữu).
Ở các tiết Khái quát, tôi sử dụng phiếu học tập, cho học sinh vận dụng lý thuyết
và bài tập.
Ví dụ: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX(Chương trình
Ngữ Văn 10, Ban Cơ bản), tôi lần lượt theo bốn bước(Có sử dụng máy chiếu
Giới thiệu cấu trúc bài học; cho học sinh xem tranh ảnh minh họa các cuộc chiến
kinh điển của dân tộc ta thời trung đại):
Thứ nhất, Xác định trọng tâm kiến tức cả bài: Có ba đơn vị kiến thức lớn.

15


Với mục I, tôi đặt câu hỏi cho một em học sinh khá ở lớp thuyết trình(Văn học
Việt Nam chia làm mấy thành phần? Thuyết minh ngắn gọn về các thành phần
ấy?). Ở phần II, tôi sử dụng câu hỏi phát vấn ngắn tước khi cho học sinh tự
nghiên cứu và thảo luận(Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX chia
làm mấy giai đoạn?). Sau đó, tôi phát phiếu học tập gồm các câu hỏi sau cho cả
lớp:
Câu 1: Tìm hiểu đặc điểm về hoàn cảnh lịch sử và thời đại tác động đến sự phát
triển cua văn học? (Tôi có sử dụng máy chiếu Powerpoint cho học sinh xem
tanh ảnh tư liệu lịch sử có liên quan:Ngô Quyền đánh thắng giặc Nam Hán trên
sông Bạch Đằng) . Câu 2: Tìm hiểu đặc điểm về nội dung của văn học giai đoạn
này?Câu 3: Tìm hiểu đặc điểm về nghệ thuật của văn học giai đoạn này?Câu 4:
Liệt kê những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học từ thế ki X đến
hết thế kỉ XIV?
Tôi mời bốn em lên bảng làm bốn giai đoạn(Về hoàn cảnh lịch sử- xã hội;
đặc điểm về nội dung; Đặc điểm về nghệ thuật; Tác giả - Tác phẩm ). Ở dưới
lớp, các em làm bài độc lập. hết 8 phút tự nghiên cứu, tôi cho các em tao đổi cặp
đôi. Kế đó , tôi cho các em thêm 1 phút chốt lại toàn bộ kiến thức trong sách
giáo khoa. Sau cùng, tôi cho học sinh làm bài tập Vận dụng và Củng cố(5 phút):

Em hãy làm rõ hoàn cảnh ra đời cua Nam quốc sơn hà(Lập kì tích chống 30 vạn
quân Tống thế ki XIX)? Chỉ ra nội dung yêu nước trong bài thơ “Nam quốc sơn
hà”(Đây là bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ nhất thể hiện niềm tin mãnh liệt vào
chiến thắng)Về nghệ thuật? Đây là bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Câu
hỏi chốt lại vấn đề: Khi cần tìm hiểu về đặc điểm một giai đoạn văn học nào đó,
chúng ta cần quan tâm tới những vấn đề gì? Với cách làm như thế, học sinh
không chỉ nắm được kiến thức lí thuyết mà còn hiểu sâu mà còn biết vận dụng
thực hành.
2.3.5. Giải pháp 5: Lồng ghép các câu chuyện kể có ý nghĩa giáo dục
thiết thực:
Cô giáo Phạm Thị Thái Hà, giáo viên trường THPT Ngô Quyền, tỉnh
Quảng Ninh- người có nhiều sáng kiến đổi mới trong phương pháp giảng dạy,
một tấm gương người tốt, việc tốt luôn đổi mới, sáng tạo trong dạy và học năm
2016-2017(Báo Giáo dục và Thời đại) chia sẻ:
“Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giáo viên hiện
nay”. Và: Cần phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện
hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những
thông tin mới, phù hợp. Dạy học theo chủ đề tích hợp luôn đòi hỏi người giáo
viên phải không ngừng đổi mới đáp ứng yêu cầu giảng dạy,Chỉ có đổi mới
phương pháp dạy học, chúng ta mới tham gia được vào sân chơi quốc tế trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như tiếp cận phương pháp giáo dục
hiện đại[5].

16


Trong các tiết Đọc – hiểu văn bản, tôi thường chú ý thêm việc bồi đắp tâm
hồn cho các em, giáo dục tư tưởng, đạo đức, nhân cách học sinh. Vì vậy, tôi
thường chú ý trong thời gian được nghỉ hè, tập trung thiết kế kiểu bài giảng theo
chủ đề tích hợp.(Xem PHỤ LỤC 3 – trang 32). Ví dụ ở chương trình lớp 12 tôi

tập hợp thành 5 nhóm chủ đề: Chủ đề về thiên nhiên; tình yêu quê hương đất
nước; Chủ đề về người lính bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ; Chủ đề tác phẩm bản lề; chủ đề tình yêu đôi lứa; chủ đề về thân phận
con người trước và sau Cách mạng tháng Tám, sau chiến tranh; Chủ nghĩa anh
hùng Cách mạng thời chống Mỹ.
Cũng có khi tôi lấy từ chương trình Quà tặng cuộc sống; Nghệ thuật ứng
xử Sư phạm, Việc tử tế, Cặp lá yêu thương để lồng ghép trong các tiết Đọc văn
của mình (...). Ví dụ: Dạy bài Chiều tối(Hồ Chí Minh) và Từ ấy(Tố Hữu), tôi
chú ý vừa giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, vừa giáo dục tư tưởng đạo đức
Cách mạng cho các em. Đó là các đức tính thật thà, dũng cảm, nghị lực, ý chí
kiên cường trước hoàn cảnh khó khăn của cuộc đời...
Những lúc ấy, tôi nhận thấy việc quản lớp có hiệu quả hơn hẳn(Lớp 11B2 và
11B7 trong học kì I và học kì II của năm học này).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
* Hiệu quả của phương pháp Thảo luận nhóm
Với các cách làm như trên, linh hoạt khi tổ chức hoạt động nhóm, tôi nhận thấy
trong hoạt động nhóm, em nào cũng được làm việc. Giờ học vẫn sôi nổi, không
nhàm chán mà lại đạt được hiệu quả giáo dục.
* Hiệu quả của việc ra đề kiểm tra vừa sức, sáng tạo, có phân luồng học sinh
Học sinh có hứng thú trước mỗi đề kiểm tra, dần dần làm quen qua 8 bài
thi 2 tiết và 6 bài kiểm tra 15 phút. Học sinh đã có kĩ năng đọc hiểu văn bản và
viết đoạn văn nghị luận. Minh chứng là bảng điểm kiểm tra của lớp 10C2 (như
Sổ Điểm lớn).
* Hiệu quả của việc vận dụng Ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc (tiếng Mường) vào
các bài Tiếng Việt:
Kết quả: Với những tiết này, và cả những tiết dạy về phong cách ngôn ngữ văn
bản, học sinh biết nhận diện các kiểu loại văn bản chính xác hơn. Đây là cơ sở,
là tiền đề để các em thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia sau này đạt kết quả tốt.
* Hiệu quả của việc sử dụng máy chiếu, bản đồ tư duy, phiếu học tập, tranh ảnh

tư liệu minh họa cho bài dạy:
Tôi nhận thấy bài này vừa vận dụng phương pháp mới nhất theo đúng Công văn
chỉ đạo của Giám đốc Sở giáo dục Thanh Hóa(cho học sinh tự nghiên cứu); vừa
tiết kiệm thời gian, tinh giản kiến thức, lại vừa kết hợp vận dụng bằng kĩ năng
17


thực hành. Học sinh tất cả lớp đều phải làm việc. Giờ học này cũng phân luồng
rõ các đối tượng học sinh.
* Hiệu quả của việc Lồng ghép trò chơi trong dạy - học phân môn Tiếng Việt,
Văn học sử(Ôn tập văn học). Giáo viên cho học sinh làm bài tập bằng cách chơi
trò chơi: Tiếp sức. Nhờ vậy, các em làm bài tập thực hành bớt nhàm chán và hào
hứng tham gia tích cực, sôi nổi, đem lại hiệu quả cho bài học.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định
hướng phát triển năng lực, nhìn từ thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp
4.0, việc áp dụng một số biện pháp dạy – học hiệu quả trong giờ học Ngữ văn, ra
đề đổi mới, sáng tạo; ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết. Việc làm này
sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy của giáo viên và học của học sinh. Nó sẽ
góp phần nâng cao hứng thú của học sinh trong mỗi giờ học Ngữ văn, góp phần
nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn. giáo viên giảng dạy Ngữ văn ngoài việc
phải không ngừng tự học để nâng cao chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức lí
luận, kiến thức từ thực tế đời sống, còn cần phải thường xuyên học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu thêm về nghệ thuật sư phạm, tìm tòi các
biện pháp tự bồi dưỡng những phương pháp dạy học tích cực. Với một tiết dạy
học cụ thể đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, lòng yêu nghề. Vận dụng linh
hoạt trong từng tiết dạy để gây hứng thú học tập, tạo một không khí học tập
vui vẻ, thoải mái giúp học sinh ngày càng yêu thích bộ môn Ngữ Văn, giúp việc
dạy và việc học đạt kết quả cao [11]. Đây không chỉ là suy nghĩ, tâm niệm của

cá nhân tôi mà còn là của chung của những giáo viên Ngữ văn THPT chăng?
3.2. Kiến nghị
Vì những lẽ trên, trong thời đại nền Cách mạng Công nghiệp 4.0 này, tôi xin đề
xuất như sau:
- Nhà trường bổ sung tài liệu tham khảo, đặc biệt là mảng lí luận văn học để
giáo viên và học sinh tìm được thêm thông tin về bài học.
- Các thầy cô giáo bộ môn văn nên khích lệ, tạo điều kiện cho học sinh tìm
tòi, sưu tầm nhiều tư liệu có liên quan để làm phong phú bài học.
- Giáo viên đứng lớp phải nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, cập nhật thông tin trên
các phương tiện thông tin đại chúng ... để làm phong phú kiến thức bài dạy.
Tùy từng điều kiện, có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học; kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp giảng
dạy hiện đại; đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình(đi đôi với việc tinh giản
chương trình trong sách giáo khoa) và phương pháp dạy học theo hướng hội
nhập quốc tế. Nội dung, chương trình dạy học, cách ra đề cần được triển khai
theo hướng mở...
Hiện tại, giáo viên chúng tôi đang tự làm mới mình trong mỗi giờ lên lớp.
Chúng tôi thiết kế bài dạy theo hướng mới: Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh
18


theo từng bài, từng phân môn. Cho các em tự nghiên cứu khoảng 5-8 phút; rồi
cho học sinh tự trao đổi với nhau, thảo luận nhóm. Sau đó, chúng tôi yêu cầu
mỗi tổ một em lên bảng trình bày một đơn vị kiến thức. Lại cho những em khác
nhận xét và chốt lại vấn đề. Với mỗi đơn vị kiến thức, chúng tôi luôn chú ý tạo
điều kiện cho các em được vận dụng, thực hành. Đề thi luôn được đổi mới theo
hướng mở, có phân hóa đối tượng; quy định thời gian, luôn tiệm cận với dạng đề
thi mới nhất hàng năm của Bộ.
Thách thức thời đại công nghiệp 4.0 đặt ra những nhiệm vụ
quá lớn lao đòi hỏi chúng ta, dù làm trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải cố gắng

hết mình. Dù sao, mỗi ngày được sống, được học tập, làm việc đúng với khả
năng của mình, hiểu mình có ý nghĩa đã là niềm hạnh phúc vô bờ.
Thạch Thành, ngày 10/4/2019

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Phó hiệu trưởng

Đỗ Duy Thành

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 05 năm
2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết:

Nguyễn Thị Hạnh

19


Tài liệu tham khảo:
[1]. Bắt kịp Cách mạng Công nghiệp 4.0 bằng trí tuệ nhân tạo.
/>[2]. Cách mạng công nghiệp 4 0 tại Hàn Quốc và cơ hội với Việt Nam
/>[3]. Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội hiếm có cho Việt Nam
choviet-nam-20170502203655673.htm
[4]. Cách mạng công nghiệp 4.0: Nghề nào dễ “thất sủng”? | ANTV
/>[5]. Cô giáo dạy Văn say mê đổi mới
/>[6]. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế xã hội
/>[7]. Chương trình giáo dục phổ thông mới: 5 phẩm chất và 10 năng lực

của học sinh?(Chuyên mục: Hỏi nhanh- Biết nhanh), Ngày 19-01-2018.
[8]. Đổi mới phương pháp giảng dạy trước tác động của Cách mạng
Công nghiệp 4.0
/>[9]. Hiến kế để Việt Nam thành công trong cuộc Cách mạng 4.0
/>[10]. Hướng Nghiệp Thời Cách Mạng 4.0 - TS Lê Thẩm Dương
/>[11]. Một số biện pháp dạy – học môn Ngữ văn ở trường THPT hiệu quả
(Tác giả: Đinh Thị Hồng Duyên/Trường THPT Đồng Đậu
Báo Gíao dục Vĩnh Phúc, Số ra ngày 01/8/2017)
[12]. Nên sử dụng triển khai thành tựu cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0
một cách “khôn ngoan”.
https://ìnfonet.vn/ nen- sư- dung- trien- khai – thanh- tưu- cuoc- cach- mangCong- nghiep- 4.0- mot - cach - “khon - ngoan”
[13]. TS Lê Thẩm Dương - Khởi nghiệp thời cách mạng 4.0
/>
[14]. Thách thức của ngành Giáo dục và Đào tạo trước Cách mạng Công
nghiệp 4.0 (Ths: Vũ Văn Trà)
20


/>[15]. Vai trò của nhà giáo trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
/>
[16]. Việt Nam 4.0 Số 19: Dạy gì, học gì để không thất nghiệp trong thời
đại 4.0?
/>
21


PHỤ LỤC I:

Hình 1.


22


SƠ ĐỒ:

5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh cần đạt được

Hình 2.

23


Hình ảnh học sinh Trường tiểu học Khu công nghiệp Sài Đồng (Hà Nội) trong
giờ học, có sử dụng máy chiếu Powerpoint và bảng phụ. Ảnh: MINH HÀ
Hình 3.

Ảnh minh họa. Hình 4
24


PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ TIẾT TRẢ BÀI VÀ RA ĐỀ THEO HƯỚNG ĐỔI
MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, PHÁT HUY NĂNG LỰC, PHẨM
CHẤT NGƯỜI HỌC.
TIẾT 28: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2(Ngữ Văn 10, kì I, chương trình chuẩn)
Đề bài:(Ghi chú: Trích từ giáo án Powerpoint mà bản thân tơi đã trực tiếp soạn
và dạy bằng máy chiếu cho lớp 10C2- Trường THPT Thạch Thành 3).
Phần I: Đọc hiểu văn bản(3,0 đ):
Cho đoạn văn sau: Trọng Thủy nhận dấu lơng ngỗng mà đuổi(...)Mị Châu
chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt
châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.

1. Xác định phương thức biểu đạt cho đoạn văn bản trên?(0.5 điểm)
2. Từ đoạn trên, em hãy cho biết nhân vật trong truyền thuyết thường là ai?
(0.5 điểm)
3. Xác định các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp được sử dụng ở
đây?(0.75 điểm)
4. Thơng điệp mà em rút ra từ “Truyện An Dương Vương và Mỵ ChâuTrọng Thủy” là gì? Viết đoạn văn 5-7 dòng trình bày cảm nhận về ý nghĩa
của thơng điệp ấy.(1.25 điểm)
Phần II: Chọn 1 trong 2 câu sau:
1. Kể lại một kỷ niệm sâu sắc của anh chị về tình cảm gia đình, tình bạn,
tình thầy trò theo ngơi kể thứ nhất.
2. Kể lại Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thủy bằng một
kết thúc khác.
ĐÁP ÁN :
1. Tìm hiểu đề : Phần I: Đọc hiểu(3.0 điểm)
Câu 1: Tự sự.
Câu 2: Các nhân vật lịch sử.
Câu 3: Câu đơn, câu phức, câu ghép.
Câu 4: Qua “Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thủy”, em rút
ra được một thơng điệp: Nên cảnh giác trước giặc ngoại xâm; khơng nên
u đến mức mù qng; phải biết đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên hàng
đầu…Phải biết hy sinh lợi ích, tình cảm cá nhân khi Tổ quốc cần. Thơng
điệp này có ý nghĩa quan trọng với mỗi cơng dân chân chính của quốc gia
khơng chỉ hơm qua, hơm nay mà còn mãi mai sau.
Chú ý : Có câu mở đoạn và kết đoạn.
Phần II: Làm văn(7,0 điểm):
Câu 1:
I. Tìm hiểu đề: Kiểu bài: Tự sự.
Thao tác: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
II. Lập dàn ý:
1.Mở bài:

-Giới thiệu nhân vật, sự việc chính, thời gian, không
gian
25


×