Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Rèn luyện kỹ năng trả lời phỏng vấn qua tiết 71 luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn cho hộc sinh lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.33 KB, 15 trang )

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN QUA TIẾT 71
“LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN” CHO HỌC
SINH LỚP 11 ĐẠI TRÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN.
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong thời hiện đại, con người rất cần các kiến thức, kỹ năng phỏng vấn
và trả lời phỏng vấn đặc biệt là các em học sinh.
Tại Trường Phổ thông Triệu Sơn, hằng năm nhà trường đều phối hợp với
tòa soạn báo Ashahi của Nhật Bản tạo điều kiện cho học sinh đi du học. Để
được là du học sinh của Nhật, các em phải trãi qua ít nhất ba kỳ phỏng vấn.
Đồng thời để chuẩn bị hành trang cho các em sau khi ra trường có kỹ năng trả
lời phỏng vấn để đi học, đi xin việc được thành công.
Trong chương trình Ngữ văn 11 (Cơ bản) có 2 tiết bài “Phỏng vấn và trả
lời phỏng vấn. (Một tiết lý thuyết, một tiết luyện tập). Trước yêu cầu thực tế và
trong giới hạn một tiết luyện tập, bản thân tôi với kinh nghiệm năm năm trực
tiếp giảng dạy Ngữ văn khối 11 tôi thấy thực sự cần “Rèn luyện kỹ năng trả lời
phỏng vấn cho học sinh lớp đại trà trường Phổ thông Triệu sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trong xã hội hiện đại con người rất cần các kiến thức, kỹ năng phỏng vấn
và trả lời phỏng vấn để có thể đặt câu hỏi, chuyện trò. Thông qua đó để mở
rộng tầm hiểu biết, nâng cao hiệu quả giao tiếp. Đặc biệt kỹ năng trả lời phỏng
vấn còn giúp học sinh rất nhiều trong một tương lai gần khi các em cần du học
hay phỏng vấn xin việc. Do đó, khi nắm được những yêu cầu cơ bản, cách thức
trả lời phỏng vấn các em sẽ có thái độ tự tin, bình tĩnh trong giao tiếp. Ở
Trường Phổ thông Triệu Sơn phân loại học sinh làm hai đối tượng: học sinh lớp
chất lượng cao và học sinh lớp đại trà. Trong khi học sinh khá giỏi ở các lớp
chọn thì kiến thức và kỹ năng các em nắm tương đối tốt thì ở các lớp đại trà do
chất lượng đầu vào thấp, kỹ năng của các em còn non, đôi khi trò chuyện các
em cũng không biết phải bắt đầu từ đâu và trả lời như thế nào. Do vậy trong
1



tiết học này tôi định hướng và rèn cho các em kỹ năng trả lời phỏng vấn để đạt
được thành công trong các cuộc phỏng vấn thiết yếu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Qua kiến thức cơ bản đã học ở phần lý thuyết bài “Phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn”, tôi sẽ hướng đến rèn luyện kỹ năng trả lời phỏng vấn cho học sinh
lớp 11 đại trà Trường Phổ thông Triệu Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này tôi dựa vào nội dung cơ bản của bài “Phỏng vấn
và trả lời phỏng vấn” qua phương pháp xây dựng lý thuyết đã học ở bài trước
để học sinh
nhớ lại khái niệm, yêu cầu của hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để từ
đó có thể kể tên các cuộc phỏng vấn mà các em đã gặp trong thực tế.
Đồng thời để tiết luyện tập đạt được mục tiêu đề ra cần vận dụng phương
phấp đặt câu hỏi, phương pháp trực quan: cho học sinh nghe, xem clip,... Tổ
chức biên soạn hệ thống câu hỏi, chuẩn bị nhiều câu hỏi hay, tạo tình huống
cho học sinh ứng xử linh hoạt.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng trả lời phỏng vấn qua tiết 71
“Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” cho học sinh lớp 11 đại trà Trường
Phổ thông Triệu Sơn” trước tiên xuất phát từ ý tưởng: Làm thế nào để dạy –
học văn thêm hứng thú, làm thế nào để các em có thể vận dụng tốt kiến thức
trong bộ môn vào phục vụ nhu cầu thực tế trong học tập và cuộc sống.
Trên cơ sở đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng môn Ngữ văn
nói riêng. Bộ môn Ngữ văn cũng hướng đến nhiều hơn việc ấp dụng lý thuyết
vào cuộc sống, học đi đôi với hành.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành, phân môn làm văn có
nhiều bài mới đưa vào mang tính nhật dụng cao, nghĩa là nó gần gũi với đời

2


sống hằng ngày. Đặc thù của những cụm bài này mang tính thực hành nhiều,
mục tiêu quan trọng nhằm rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Nhưng một thực tế
cho hay, khi dạy các bài làm văn nói chung, bài “Luyện tập phỏng vấn và trả
lời phỏng vấn” nói riêng, giáo viên thường tiến hành trên cơ sở những bài
luyện tập đã định sẳn của SGK và sự gợi ý của sách giáo viên:
- Ưu điểm: Tài liệu tiêu biểu , yêu cầu cụ thể, có tính hệ thống, những
gợi ý sát đúng và chuẩn xác.
- Nhược điểm: dễ dẫn đến nhàm tẻ, hoặc thường rơi vào khuôn sáo, máy
móc, ít gây được hứng thú và không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của
học sinh một cách tối đa.
Mặc khác, bài “ Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” còn hết sức
mới mẻ đối với giáo viên và học sinh. Trong khi đó cách viết của SGK và sự
định hướng của SGK còn mang tính lí thuyết nhiều, thiếu tính khả thi và còn
đơn điệu.
Hiện trạng dạy và học qua loa, đại khái dẫn đến hệ quả các em học sinh
giao tiếp hạn chế, ứng xử các tình huống và xử lý các vấn đề trong giao tiếp rất
lúng túng, đôi khi đứng trước câu hỏi của người khác không biết bắt đầu từ đâu
và phải trả lời như thế nào.
2.3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
a. Để tiến hành một tiết học đạt kết quả tốt như mục tiêu đề ra giáo viên
cần có sự chuẩn bị chu đáo:
- Vật tư: giấy bìa khổ rộng, bút dạ, tranh ảnh tư liệu, bàn ghế, míc....
- Kiến thức: Hệ thống câu hỏi, ...
b. Các bước tiến hành.
*. Ổn định tổ chức lớp
*. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 học sinh:
- HS1: Em hãy nêu khái niệm về hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng

vấn.
- HS2: Em hãy nêu những yêu cầu cơ bản với người phỏng vấn và người
trả lời phỏng vấn.
3


*. Bài mới
Các em thân mến! Như các em đã biết, trong cuộc sống hiện nay những
hiểu biết về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn không chỉ cần thiết riêng cho
những người làm công tác báo chí, truyền thông. Xét trên một phạm vi rộn,
con người rất cần đến kiến thức, kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để có
thể đặt câu hỏi, chuyện trò, có thể thu thập hoặc cung cấp thông tin, để tìm
hiểu một con người, nắm bắt một dư luận nhằm làm cho tầm hiểu biết được mở
rộng và hiệu quả giao tiếp được nâng cao. Đặc biệt kỹ năng trả lời phỏng vấn
rất thiết thực với các em trong học tập cũng như cuộc sống. Trong tiết làm văn
trước, các em đã được học một số kiến thức lý thuyết về phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn. Bài học hôm nay chúng ta sẽ chuẩn bị hành trang cần thiết cho một
tương lai không xa qua tiết “Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ
Hoạt động 1: Chuẩn bị
-GV: Sau khi học xong tiết lý thuyết
“Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”
GV đưa ra một số chủ đề phỏng vấn
phù hợp với tình hình thực tế: Du
học, xin việc làm, thời sự, ...
- HS: Tất cả học sinh phải chuẩn bị ở
nhà: Dự kiến những câu hỏi mà
mình đã chuẩn bị.


Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Chuẩn bị
a. Xác định chủ đề:
- Phỏng vấn du học: các câu hỏi
thường gặp
- Phỏng vấn xin việc
b. Xác định mục đích: HS xác định
rõ nội dung câu trả lời, cách diễn đạt,
trình bày các ý kiến
- Xác định đối tượng trả lời phỏng
vấn: Tất cả các học sinh trong lớp.
2. Thảo luận nhóm
a. HS trao đổi, sắp xếp hệ thống câu
trả lời theo định hướng GV giao tiết
trước. Chú trọng 2 chủ đề trọng tâm.
+ Phỏng vấn du học.
+ Phỏng vấn xin việc.

- Đầu tiết luyện tập GV chia lớp
thành 2 nhóm chính ứng với 2 dãy.
- GV cho HS trao đổi trong nhóm để
4


thống nhất chủ đề phỏng vấn. Nhất 3. Trình bày phỏng vấn
Các nhóm lần lượt trình bày.
trí nhanh về mục đích, đối tượng
a. Vấn đề du học:

phỏng vấn để trao đổi kỹ hơn về hệ1.
- Tên bạn là gì? Bạn bao nhiêu
tuổi? Có những sở thích nào?
thống câu trả lời phỏng vấn.
2.
- Gia đình bạn có bao nhiêu
- GV kiểm tra phần chuẩn bị của học người? Bạn có mấy anh chị em?
3.
- Bạn có anh chị em hay người
sinh.
quen nào ở Nhật Bản không?
4.
- Bạn đang học trường nào?
5.
- Bạn đã có bằng cấp gì rồi?
Hoạt động 3. Trình bày trước lớp.
Hoặc bạn đang làm nghề gì nếu đã tốt
Đây là bước rất quan trọng để rèn nghiệp?
6.
- Bạn học Trung cấp, Cao đẳng
luyện kỹ năng của học sinh khi thực
hay Đại học gì tại Việt Nam?
hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.7.
- Bạn có thích tiếng Nhật
không? Tại sao bạn chọn Nhật Bản để
GV cần hướng đến mục tiêu để học
đi du học?
sinh bình tĩnh, phản ứng tốt với phần8.
- Bạn dự định đi trong bao lâu?
Khi nào bạn trở về Việt Nam?

trả lời phỏng vấn.
9.
- Mục đích của chuyến đi của
-GV gọi đại diện học sinh của 2 dãy bạn là gì?
10.
- Làm thế nào bạn biết về
lần lượt lên thực hiện vai trò của
trường sẽ học tại Nhật Bản?
người phỏng vấn, theo hệ thống câu - Bạn biết gì về trường bạn sẽ học?
- Địa chỉ của trường ở đâu?
hỏi đã định hướng trước.
- Học phí bao nhiêu?
- HS lần lượt từng đại diện lên bảng. - Bạn sẽ ăn ở như thế nào trong quá
trình học tại Nhật Bản?
Một(hoặc một số người) làm nhiệm
- Ai sẽ trả tiền cho bạn học?
vụ trả lời phỏng vấn, một người ghi - Bố mẹ bạn làm gì? Thu nhập của gia
đình bạn bao nhiêu một tháng?
biên bản phỏng vấn. Số hs còn lại
- Bạn có giấy tờ gì chứng minh cho
trong nhóm nghe và góp ý.
khoản thu nhập của bố mẹ không?
- Kế hoạch tương lai của bạn, sau khi
bạn kết thúc chương trình học là gì?
-GV theo dõi, ghi nhận xét cụ thể.
b. Vấn đề xin việc.
Cần đính chính, hướng dẫn học sinh
- Hãy nói về bản thân bạn?
trả lời như thế nào để cuộc phỏng - Hãy cho tôi biết bạn mơ ước công
việc gì?

vấn thành công tốt đẹp.
-Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?
- Điểm yếu của bạn là gì?
- Điểm mạnh của bạn là gì?
5


- Bạn có biết gì về công việc của
chúng tôi không?
- Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
- Bạn có nghĩ bạn là người thành
công?
-Vì sao bạn lại không có việc làm
trong thời gian qua?
- Đồng nghiệp cũ thường nói gì về
bạn?
- Bạn dự định làm cho chúng tôi trong
bao lâu?
- Bạn có nghĩ là năng lực của bạn
vượt so với yêu cầu của chúng tôi?
4. Sơ kết, rút kinh nghiệm.
- Đối với người phỏng vấn: lập hệ
thống câu hỏi, cách hỏi, cách ghi chép
và biên tập kết quả phỏng vấn.
- Đối với người trả lời phỏng vấn: xác
định nội dung trả lời câu hỏi, cách
diễn đạt, trình bày các ý kiến của bản
thân.
-> Chú ý thái độ, tác phong khi hỏi
đáp, chuyện trò, giao tiếp.


6


Hoạt động 4. Sơ kết, rút kinh
nghiệm.
GV sơ kết những mặt ưu điểm và
những mặt còn hạn chế về phỏng
vấn, trả lời phỏng vấn và về biên bản
ghi chép cuộc phỏng vấn.
-Đặc biệt GV nhận xét rõ ràng ưu
nhược điểm từng nhóm, người một.
Định hướng học sinh cách trả lời để
đảm bào yêu cầu khi trả lời phỏng
vấn.
+ Khi phỏng vấn du học Nhật các
em cần hiều rõ:
Trong buổi phỏng vấn các trường
học sẽ không quá quan trọng vấn đề
bạn giỏi tiếng Nhật đến thế nào, bởi
điều các trường học mong muốn là
những học sinh sinh viên có sự tự
tin, có ước mơ hoài bão, nắm rõ ưu
nhược điểm và định hướng tương lai
của mình rõ ràng.
Vì vậy với những câu hỏi về thông
tin bản thân và gia đình, hãy tự tin
trả lời chi tiết, không qua loa và
những thông tin phải khớp với hồ sơ
du học của bạn.

Ví dụ:
Câu hỏi: Bạn có thích tiếng Nhật
7


không? Tại sao bạn chọn Nhật Bản
để đi du học?
Đối với câu hỏi này, em nên trả lời
rằng có thích tiếng Nhật và nước
Nhật, cũng như nên đưa ra những
luận điểm về việc học tại Nhật Bản
có nhiều ưu điểm hơn Việt Nam. Có
thể là hệ thống giáo dục tiên tiến,
chất lượng, môi trường phát triển tốt
hơn… Hoặc bạn cũng có thể đưa ra
những lý do như ngành học yêu
thích của bạn không có trong nước
mà chỉ có tại Nhật Bản…
Câu hỏi: Kế hoạch tương lai của
bạn, sau khi bạn kết thúc chương
trình học là gì?
Câu hỏi này được trường học đưa ra
để xác định các du học sinh có thực
sự nghiêm túc với việc du học Nhật
Bản và với ngành học đã chọn hay
không? Chính vì vậy với câu hỏi này
bạn không nên trả lời mơ hồ hoặc trả
lời rằng mình chưa có định hướng
gì. Hãy trả lời những kế hoạch chi
tiết và rõ ràng, ví dụ như với ngành

học kinh tế bạn hãy trả lời sau khi
học xong trở về nước và làm tại
8


công ty hoặc tập đoàn để có nhiều
kinh nghiệm kỹ năng, sau bao nhiêu
năm có đủ vốn và năng lực bạn có
thể mở công ty riêng, hoặc phấn đấu
đến vị trí quản lý, giám đốc…
Những mục tiêu không nên quá viển
vông và cần thiết phải liên quan đến
ngành học mà bạn đã lựa chọn.

+ Đối với phỏng vấn xin việc:
- Hãy nói về bản thân bạn?
Cách xử lý: Hãy nhớ rằng nhà tuyển
dụng đang hỏi để đánh giá sự phù
hợp của bạn với vị trí công việc, vì
vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời
về bạn nhưng gắn với công việc thay
vì những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ
nên trả lời liên quan tới vấn đề cuộc
sống cá nhân khi người tuyển dụng
thực sự đi sâu và muốn tìm hiểu.
- Hãy cho tôi biết bạn mơ ước
công việc gì?
Cách trả lời: Nếu như bạn trả lời một
cách chân thật về công việc trong
mơ của bạn thì tất nhiên nhà tuyển

dụng sẽ lắng nghe và có những đánh
giá về mặt cảm tính tốt. Tuy nhiên
về mặt lý tính, họ sẽ so sánh công
9


việc trong mơ của bạn với công việc
thực sự họ cần ở bạn và nếu có quá
ít điểm chung thì nguy cơ bị loại của
bạn sẽ tăng lên. Vì vậy nếu vị trí bạn
nộp đơn xin việc không phù hợp với
ước mơ thì hãy đưa ra những câu trả
lời khuôn mẫu, ví dụ: mơ ước một
môi trường làm việc năng động,
được giao tiếp, được học hỏi để phát
triển v.v…
- Điểm yếu của bạn là gì?
Cách trả lời: Khi gặp câu hỏi này,
đừng ngay lập tức liệt kê một loạt
điểm yếu của mình, cũng không thể
khẳng định rằng bạn không có điểm
yếu. Cách xử lý tốt nhất là chuẩn bị
sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn
chứa điểm mạnh trong đó. Ví dụ:
Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự
sắp xếp một lịch công việc chi tiết
và dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi
không giỏi về cách ăn nói, nên đôi
khi thật thà quá dễ làm mất lòng…
Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp

bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh.
- Điểm mạnh của bạn là gì?
Cách xử lý: Đối với câu hỏi này, bạn
phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải
gắn với công việc bạn đang nộp đơn.
10


Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh
và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với
công việc trên, đồng thời đừng quên
những ví dụ mà bạn đã thực hiện
được ở công việc trước đó.
- Bạn có biết gì về công việc của
chúng tôi không?
Cách trả lời: Câu hỏi này sẽ rất
thường gặp, vì vậy hãy dành thời
gian nghiên cứu thông tin về công ty,
website, bạn bè hoặc nếu có ai đó
quen biết đang làm tại công ty thì
càng tuyệt vời. Hãy nhớ trả lời câu
hỏi nhưng gắn với “sự phù hợp” của
bạn với công ty.
- Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Cách xử lý: Nếu gặp phải một người
phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu
hỏi mang tính thách thức bạn như
trên. Hãy trả lời trên những khía
cạnh rằng bạn cần công việc phù
hợp và công ty cũng cần người phù

hợp. Nhưng lưu ý đừng so sánh bạn
với bất kỳ ai khác.
- Bạn có nghĩ bạn là người thành
công?
Cách trả lời: Tất nhiên là CÓ. Thành
công không có nghĩa là phải vượt
trên tất cả mọi người, vì vậy bạn hãy
11


cho họ biết là bạn đã có những thành
công gì và nếu cần sẵn sàng giải
thích cho họ vì sao bạn coi đó là
thành công.
-Vì sao bạn lại không có việc làm
trong thời gian qua?
Cách xử lý: Có thể bạn không may
mắn trong những lần trước hoặc ốm
đau, bận việc cá nhân… nhưng hãy
lựa chọn cho mình câu trả lời khôn
ngoan và tương đối thực tế. Ví dụ:
thời gian đó tôi tham gia khóa học
tài chính nâng cao để có sự chuẩn bị
tốt hơn hoặc tôi tham gia chương
trình tiếng Anh tại trung tâm quốc tế
để phù hợp với công việc sắp tới.
Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển
dụng.
- Đồng nghiệp cũ thường nói gì về
bạn?

Cách trả lời: Hãy cho họ biết một vài
câu nhận xét của đồng nghiệp về bạn
mang tính tích cực hoặc có ẩn chứa
sự tích cực. Nhưng cũng đừng phóng
đại những câu nói đó.

- GV kết hợp cho học sinh xem 1 số
đoạn video đã chuẩn bị sẵn để học
sinh nắm được cách xử lý khéo léo,
cử chỉ, điệu bộ để phỏng vấn đạt kết
quả.
12


• Nhận xét về cách dạy trên:
Với cách dạy trên, học sinh có cơ hội tham gia trực tiếp vào các hoạt
động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn giống như ngoài thực tế cuộc sống và trên
diễn đàn báo chí. Nhìn chung học sinh thực hiện các khâu theo yêu cầu của GV
khá nhuần nhuyễn, các cặp phỏng vấn thực thi công việc khá tự tin và chững
chạc. Đặc biệt có những em tỏ ra rất có duyên, có nghề, rất chuyên nghiệp
trong phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Thực sự các em đang nhập cuộc và đóng
vai trò là các “phóng viên nhí”. Do đó không khí giờ học trở nên sôi nổi, tinh
thần học tập hào hứng và lôi cuốn, tính khô khan và cứng nhắc của tiết học và
thực hành của môn học được làm mềm hoá, những lý thuyết các em được lĩnh
hội ở tiết trước không còn là “màu xám” nữa mà nó đã được thổi vào đó một
thực tế sinh động hơn nhiều. Bằng hình thức tổ chức dạy học như trên đã tạo
điều kiện cho HS nhập cuộc tốt nhất và được rèn luyện kỹ năng nhiều nhất. Đó
cũng chính là là cái đích cuối cùng của một bài dạy học thực hành môn Ngữ
văn theo tinh thần đổi mới hiện nay
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
* Áp dụng cách trên đối với các khóa học sinh lớp 11 đại trà Trường Phổ
thông Triệu Sơn trong 5 năm vừa qua tôi thấy:
- Không khí lớp học hết sức sôi nổi và hào hứng
- Tinh thần thái độ của HS đa số say mê, nhiệt tình, tích cực làm việc trong
nhóm và có hiệu quả. Các cặp đại diện mỗi nhóm thể hiện xuất sắc kết quả làm
việc của nhóm mình.
- Kỹ năng về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn của HS (đặc biệt kỹ năng trả lời
phỏng vấn) được rèn luyện khá thành thục.
- Kiến thức của phần lý thuyết đã học trước đó được cũng cố và khắc sâu qua
phần luyện tập.
+ Qua các đợt phỏng vấn du học Nhật các khóa học sinh tôi đã dạy:
13


Năm học
2014 -2015
2015 -2016
2016 – 2017
2017 - 2018

Số HS dự PV du
học Nhật
10
13
18
14

Đạt


Không đạt

8
12
17
14

2
1
1
0

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Nhìn vào bảng số liệu trên và qua thực tế giảng dạy ta có thể khẳng định
rằng với cách dạy này đạt được mục đích yêu cầu của một bài học mang tính
thực hành cao như bài “Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”, và hoàn
toàn phù hợp, đáp ứng được chủ trương đổi mới phương pháp hiện nay, rèn
luyện cho học sinh kỹ năng thiết yếu trong học tập và cuộc sống.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi đúc rút được từ trong thực tế giảng
dạy, có thể tôi chưa có điều kiện trình bày hết được các bước tiến hành và các ý
tưởng của bản thân trong bài dạy nhưng một điều đáng mừng là cách dạy trên
bước đầu đã được anh chị em đồng nghiệp cùng đơn vị đồng tình chia sẽ và áp
dụng có kết quả. Mặc dù đã rất cố gắng mạnh dạn nhưng do khả năng và thời
gian hạn chế, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiÕu sót rất mong sự
góp ý bổ sung của quý đồng nghiệp gần xa.
3.2. Kiến nghị.
- Những sáng kiến kinh nghiệm và những nổ lực đổi mới phương pháp dạy
học của GV cần được các cấp quản lý của ngành GD quan tâm - động viên,
khích lệ kịp thời và đánh giá đúng mức. Đồng thời, phổ biến rộng rải hơn nữa

những đề tài hay, những sáng kiến tốt, những kinh nghiệm quý báu để đồng
nghiệp cùng chia sẽ, học hỏi và vận dụng.
- Những đề tài NCKH và đúc rút SKKN hàng năm được Hội đồng khoa học
ngành đánh giá cao, công nhận nên tập hợp in thành tài liệu theo từng bộ
môn/lĩnh vực . Đây sẽ là những nguồn tư liệu qúy để GV tham khảo – góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy.
14


Bộ GD – ĐT khi biên soạn SGK Ngữ văn, đặc biệt là hệ thống những bài
luyện tập, thực hành, cần cung cấp nhiều tình huống, ngữ liệu phong phú, tiêu
biểu và thực tế hơn nữa. Các bài dạy thực hành - luyện tập mang tính nhật dụng
cao nên biên soạn theo hướng mở, để khoảng trống nhất định cho GV và HS
phát huy tính chủ động sáng tạo trong dạy và học.

15



×