Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua truyện cổ tích tấm cám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.38 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
II.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
2
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
3
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 4
CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
2. Khó khăn

4
4

III.GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA GIỜ 4
ĐỌC HIỂU TRUYỆNCỔTÍCH “TẤM CÁM”

1.Quan điểm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong 4
môn Ngữ Văn.
6


2. Tìm hiểu chung về truyện cổ tích .
7
3.Truyện cổ tích “Tấm Cám”.
4. Yêu cầu và nội dung giáo dục kĩ năng sống ở truyện cổ tích 7
“Tấm Cám”.
5. Đề xuất giáo án thể nghiệm.
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.
V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
C. KẾT LUẬN

13
19
19
20

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy : “Trong việc giáo dục và học tập,
phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn
hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất ” [ 1 ]. Đồng thời Người còn chỉ rõ :
1


“Việc giáo dục gồm có đức, trí, thể, mỹ” [ 1 ]. Chính vì vậy, công tác giáo dục
đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm vô cùng cấp
thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp các em chủ động hơn trong cuộc sống, hình
thành những suy nghĩ đúng đắn, những đức tính cần có, trang bị những kiến thức
cơ bản về pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Việc thiếu kỹ năng sống đã khiến một bộ phân giới trẻ hiện nay sống lệch
lạc. Biểu hiện tiêu cực trong bộ phận học sinh như đánh chửi nhau hay thái độ

lạnh lùng vô cảm trước nỗi đau của người khác, ỷ lại, thiếu thích nghi, thiếu
nghị lực sống vươn lên… ngày càng trầm trọng. Dư luận cho rằng vấn đề đạo
đức, lối sống của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp, đang bị tác động, bào
mòn bởi các giá trị lệch chuẩn.Theo nhiều chuyên gia, một trong những căn
nguyên của tình trạng này là do học sinh ít được trang bị kỹ năng sống, kỹ năng
mềm để xử lý, giải quyết, thích nghi với cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống là một yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Đó là lý
do khiến giáo dục kỹ năng sống trở thành xu thế của nhiều nước trên thế giới.
Dù Ngữ văn là một môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh, nhưng thực tế cho thấy vấn đề giáo dục kỹ năng sống ở
trường phổ thông chưa được chú trọng nhiều. Do vậy việc làm thế nào để tích
hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống trong bài học cho đến nay vẫn là vấn đề
khó đối với giáo viên dạy Văn.
Bản chất môn Văn là sự kết hợp giữa tính khoa học và nghệ thuật. Làm sao
để học sinh vừa cảm thụ, rung động với tác phẩm văn chương, lại vừa tích hợp
được các kỹ năng sống không phải là đơn giản. Hơn nữa xu thế của xã hội hiện
nay hầu như học sinh chỉ chú trọng đến các môn khoa học tự nhiên, chính điều
này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập nói chung cũng như tìm hiểu,
cảm thụ, rung động với tác phẩm văn chương nói riêng. Vì vậy việc thiết kế bài
dạy vừa đảm bảo nội dung, vừa giúp học sinh nhận biết được các giá trị cuộc
sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống giao tiếp
đa dạng của cuộc sống mà vẫn tạo hứng thú cho học sinh trong một thời lượng
có hạn là một vấn đề rất cần thiết đối với giáo viên dạy môn Ngữ văn.
Đối với việc dạy học Văn làm sao để đảm bảo nội dung kiến thức bài học
đồng thời học sinh phải chủ động chiếm lĩnh kiến thức bài học theo yêu cầu đổi
mới là điều không dễ thực hiện. Văn học là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật,
vì vậy việc dạy văn đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng, đặc biệt trong việc vận dụng
và phát huy tối đa công năng trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh . Môn
Ngữ văn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục theo xu
thế mới. Do đặc trưng bộ môn, Văn học không chỉ có khả năng nhận thức mà

còn điều chỉnh hành vi cũng như nâng cao khả năng cảm quan thẩm mỹ để
hướng đến định hình và hoàn thiện nhân cách con người. Như vậy, việc giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh không phải đến nay mới có mà vấn đề là bằng những
phương pháp giảng dạy tích cực giáo viên sẽ giúp học sinh nâng cao kỹ năng
sống một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên dạy văn, tôi luôn luôn có
tâm nguyện mong muốn giúp học sinh của mình có khả năng thích ứng với cuộc
2


sống mới, biết tự chủ, sống có bản lĩnh, có nhân cách . Đây là lí do tôi tìm hiểu
và thực hiện đề tài : “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua truyện cổ tích
Tấm Cám ”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
1. Nghiên cứu cách thức lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong một giờ
đọc - hiểu văn bản văn học thông qua nội dung và phương pháp dạy học tích
cực.
2. Để giờ học văn trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, phát huy được tính chủ động,
tích cực của học sinh nhằm giáo dục kỹ năng sống cho các em một cách nhẹ
nhàng mà hiệu quả.
3. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo con người toàn diện đáp
ứng yêu cầu của thời đại.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Tìm hiểu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, bao gồm : Khái niệm,
mục tiêu, yêu cầu và nội dung.
2.Tìm hiểu khả năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong môn học
Ngữ văn và truyện cổ tích Tấm Cám.
3.Kiểm chứng qua thực tiễn dạy học.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

* Quan niệm về kỹ năng sống .
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [2], kỹ năng sống là khả năng để có
hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng
xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) [2], kỹ năng sống là cách
tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến
sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
* Mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh :
Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.
Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích
cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình
huống và hoạt động hàng ngày.
- Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Tương tác: kỹ năng sống
được hình thành trong quá trình tương tác với người khác. Trải nghiệm: kỹ năng
sống được hình thành khi người học được trải nghiệm trong các tình huống thực
tế
Tiến trình: kỹ năng sống không thể được hình thành “ngày một, ngày hai”;
nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi
*Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

3


Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông được
thực hiện thông qua việc dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo
dục, nhưng không phải là lồng ghép,tích hợp thêm kĩ năng sống vào nội dung
các môn học và hoạt động giáo dục mà theo một cách giáo dục mới. Đó là sử
dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện,cơ hội cho
học sinh được thực hành trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập.

II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
Hiện nay cả xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục rất quan tâm đến việc
truyền đạt các kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì hội nhập . Vì thế mà tài
liệu tham khảo về giáo dục kỹ năng sống khá phong phú. Đội ngũ giáo viên
được tập huấn bài bản về phương pháp giáo dục kỹ năng sống
Mác-xim Gor-ki nói “ Văn học là nhân học” [3]. Dạy văn cũng là dạy các
em làm người, con người có khả năng thích ứng, hội nhập tốt với xã hội hiện
đại. Đây là những điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện đề tài này.
2. Khó khăn.
Để cảm thụ được cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học dân gian thì
phải có kiến thức về đặc trưng thể loại. Vì vậy tiếp cận truyện cổ tích nói chung
và truyện cổ tích “ Tấm Cám ” nói riêng đối với học sinh không phải là dễ.
Thời gian dạy 2 tiết rất ngắn, nhất là với một tác phẩm hay và sâu sắc như
truyện cổ tích “Tấm Cám ” nên việc lồng ghép kỹ năng sống cũng chỉ trong một
thời gian hạn hẹp như vậy giáo viên khó kết hợp lồng ghép được nếu không
khéo léo.
Học sinh học lệch nhiều về khoa học tự nhiên nên không đầu tư học văn.
Đa số học sinh yếu về cảm thụ văn học nên khó có khả năng rút ra bài học kỹ
năng sống cho bản thân, vì vậy giáo viên phải dẫn dắt để các em hiểu.
III.GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG GIỜ ĐỌC
HIỂU TRUYỆN CỔ TÍCH “ TẤM CÁM ”
1.Quan điểm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Ngữ Văn.
1.1.Môn Ngữ văn ở trường THPT có vai trò quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu giáo dục kĩ năng sống.
Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh
nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng
lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp
học sinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống

nội tâm của con người.
Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng
lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người.
Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi
dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành
mạnh để hoàn thiện nhân cách.
1.2.Quan điểm giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn.
4


Thứ nhất, bám sát những mục tiêu giáo dục kĩ năng sống, đồng thời đảm
bảo mạch kiến thức - kĩ năng của giờ dạy Ngữ văn.
Thứ hai, tiếp cận giảng dạy kĩ năng sống theo hai cách: nội dung và
phương pháp dạy học, trong đó nhấn mạnh đến cách tiếp cận phương pháp.
Nghĩa là thông qua nội dung và phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh chứ không phải tích hợp vào nội dung bài dạy. Rèn luyện kĩ năng
sống cho học sinh thông qua các giờ học bộ môn.
Thứ ba, đưa những nội dung giảng dạy tiêu biểu cho các dạng bài học, bên
cạnh đó có “độ mở” tạo điều kiện cho giáo viên có thể phát huy tính linh hoạt
trong việc vận dụng các tình huống giảng dạy.
Thứ tư, giáo dục kĩ năng sống trong môn học Ngữ văn, theo đặc trưng của
môn học, là giáo dục theo con đường “Mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên,
không gượng ép.
1.3.Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống qua môn học ngữ văn ở trường THPT.
Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông:
Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, hệ
thống về văn học và tiếng Việt, bao gồm: Kiến thức về những tác phẩm tiêu biểu
cho các thể loại tiêu biểu của văn học Việt Nam và một số tác phẩm, đoạn trích
của văn học nước ngoài; những hiểu biết về lịch sử văn học, kiến thức về lí luận
văn học cần thiết; những kiến thức khái quát về lịch sử tiếng Việt, các phong

cách ngôn ngữ, những kiến thức về kiểu văn bản, đặc biệt là văn bản nghị luận...
Hình thành và phát triển các năng lực Ngữ văn: Năng lực sử dụng tiếng
Việt thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết; năng lực tiếp nhận văn
học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành ứng
dụng.
Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; tình yêu gia
đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng
xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ, nhân văn; nâng cao ý thức trách nhiệm công
dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị
văn hoá của dân tộc và nhân loại.
* Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống ở trường THPT qua các giờ học Ngữ văn
theo phương pháp tích cực
- Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc
cũng như các giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ
sung, khắc sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia
đình, nhà trường và xã hội, về định hướng nghề nghiệp. Nhận thức được sự cần
thiết của các kỹ năng sống giúp cho bản thân sống tự tin, lành mạnh, phòng
tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần
của bản thân và người khác. Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng
cho các kỹ năng sống.
- Về kĩ năng: Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử
linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Có suy
nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc
5


sống. Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác
trước những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộc sống (tệ nạn
xã hội, HIV/AIDS, bạo lực, nạn xâm hại tinh thần, thể xác....); giúp học sinh
phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân.

- Về thái độ: Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kỹ năng sống mà
bản thân đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện
các kỹ năng sống đó. Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên
quan đến lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình,
cộng đồng.Có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà
trường và xã hội; có ý thức định hướng nghề nghiệp.
2. Tìm hiểu chung về truyện cổ tích
2.1. Ðịnh nghĩa :
Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu
chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài
giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo
khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả
những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.
2. 2.Phân loại truyện cổ tích :
Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia
truyện cổ tích ra làm 3 loại :Truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần
kỳ,truyện cổ tích thế tục (cổ tích sinh hoạt).
2.3.Truyện cổ tích thần kỳ :
Ðặc điểm chung :
Cổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã
hội của con người.Ðó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia
đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân , những quan hệ xã hội ( Tấm Cám,
Cây khế, Sự tích con khỉ...)Nói cách khác, nội dung chính của truyện cổ tích
thần kỳ là đời sống xã hội và số phận con người. Ðối tượng chính của sự miêu
tả, phản ánh là con người. Nhân vật thần kỳ không phải và không thể là đối
tượng chính ( Nếu vai trò của nhân vật thần kỳ lớn hơn con người thì truyện kể
sẽ trở thành thần thoại ) Tuy nhiên, cần nhớ rằng, lực lương thần kỳ cũng giữ
một vai trò quan trọng trong sự diễn biến và đi đến kết thúc của câu chuyện.
2.4. Nội dung của truyện cổ tích.
- Những xung đột cơ bản trong gia đình và xã hội :

Truyện cổ tích phản ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia
đình. Những mâu thuẫn này mang tính chất riêng tư nhưng lại phổ biến trong
toàn xã hội có giai cấp : xung đột giữa anh em trai (Cây khế, Hầm vàng hầm
bạc),xung đột giữa chị em gái (Sọ Dừa, Chàng Dê).xung đột giữa dì ghẻ con
chồng, giữa chị em cùng cha khác mẹ (Tấm Cám),xung đột giữa con ruột và con
nuôi (Thạch Sanh),xung đột có tính bi kịch về hôn nhân, gia đình (Trầu cau, Ba
ông Bếp, Sao hôm - sao mai, Ðá vọng phu).
- Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân :
6


Tác giả dân gian, trong cổ tích đã giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng. Họ
nhờ vào lực lượng thần kỳ và nhân vật đế vương. Lực lượng thần kỳ là phương
tiện nghệ thuật giúp tác giả dân gian đạt tới một xã hội lý tưởng , một xã hội có
đạo lý và công lý. Lực lượng thần kỳ đứng về phía thiện, trợ giúp cho nhân vật
đau khổ, đưa họ tới hạnh phúc. Trong quá trình đó, lực lượng thần kỳ cũng giúp
nhân vật cải tạo xã hội. Nhân vật đế vương vừa là phương tiện nghệ thuật vừa là
biểu tượng cho lý tưởng xã hội của nhân dân. Vua Thạch Sanh, hoàng hậu Tấm
là hiện thân của một xã hội tốt đẹp , xã hội lý tưởng.
- Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân:
Triết lý sống của tác giả dân gian trong truyện cổ tích trước hết là chủ nghĩa
lạc quan .Tinh thần lạc quan trong cổ tích chính là lòng yêu thương quý trọng
con người, từ đó mà yêu đời, tin vào cuộc đời (cho dù cuộc sống hiện tại đầy
khổ đau , người ta vẫn luôn hướng về cuộc sống ngày mai tốt đẹp ). Hầu hết
truyện cổ tích đều gián tiếp hoặc trực tiếp nêu lên vấn đề đạo đức. Ðạo đức luôn
gắn với tình thương , lấy tình thương làm nền tảng ( Ðứa con trời đánh , Giết
chó khuyên chồng ...). Niềm tin Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác vừa là triết lý sống
lạc quan vừa là đạo lý, ước mơ công lý của nhân dân trong cổ tích.
3.Truyện cổ tích “Tấm Cám”.
Thuộc nhóm truyện cổ tích thần kì, Tấm Cám mang những đặc trưng cơ

bản của nhóm truyện này.
3.1. Đó là một loại truyện mà nhân vật trung tâm là người lao động lương
thiện vốn đã chịu nhiều thiệt thòi, lại liên tiếp bị đọa đày qua rất nhiều hoạn nạn,
nhưng cuối cùng được đổi đời và hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Tấm mồ côi, phải
sống cảnh dì ghẻ con chồng, chết đi sống lại qua bao kiếp nhưng cuối cùng vẫn
trở lại làm người, bước lên đỉnh cao của hạnh phúc. Đó là hành trình số phận
quen thuộc của những nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích. Hành trình đó
vừa phản ánh hiện thực vừa thể hiện cho những ước mơ khát vọng của nhân dân
lao động.
3.2. Có sự tham gia của các yếu tố thần kì. Trong Tấm Cám yếu tố thần kì
trước hết gắn liền với nhân vật Bụt. Mỗi lần gặp thử thách là Bụt lại xuất hiện
đem đến cho Tấm rất nhiều những điều kì diệu, ở phần sau, nhân vật Bụt không
xuất hiện nữa, yếu tố thần kì lúc này gắn liền với các hình thức hóa thân của
Tấm. Hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị, quả thị, trở lại
làm người. Ở phần này, yếu tố thần kì không thay Tấm trong cuộc chiến đấu với
kẻ thù. Nó biểu trưng cho sự bất diệt của cái Thiện.
4. Yêu cầu và nội dung giáo dục kĩ năng sống ở truyện cổ tích “Tấm Cám”.
Yêu cầu :
- Đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng bài học.
- Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cần nhất quán với mục tiêu bài học.
- Giáo dục kĩ năng sống có thể và cần được tiến hành ở nhiều tình huống ,
nhiều thời điểm phù hợp với đối tượng, nhẹ nhàng, tự nhiên không gượng ép,
cứng nhắc.

7


- Yêu cầu về cách thức : Thông qua giáo dục môn học, qua thực hiện các
phương pháp dạy học tích cực, vừa giáo dục kĩ năng, vừa giáo dục nhận thức,
tình cảm, tâm hồn.

Nội dung :
4.1.Kỹ năng thể hiện sự tự tin
Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình
có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy
có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.
Trong truyện Tấm Cám có một tình huống đó là khi mụ dì ghẻ treo giải
thưởng là chiếc yếm đỏ để động viên, khích lê Tấm, Cám bắt được nhiều tôm
tép. Có lẽ khi đưa ra tình huống này mụ dì ghẻ biết chắc rằng Cám sẽ có được
chiếc yếm, mặc dù bà ta cũng biết chắc rằng con gái mình chẳng chăm chỉ gì,
bởi vì người mẹ nào chẳng hiểu tính cách con gái mình ra sao. Tấm hiền lành
thật thà bao nhiêu thì Cám xấu xa gian trá bấy nhiêu. Cho nên dù rong chơi cả
ngày nhưng Cám vẫn có được phần thưởng chỉ nhờ một câu nói không thật thà.
Trong hoàn cảnh này nếu có kỹ năng thể hiện sự tự tin, thì có lẽ Tấm sẽ
không bị mắc lừa. Bởi lẽ tin vào bản thân, vào thành quả lao động của mình thì
sẽ không lo sợ bất cứ điều gì. Bởi những thành quả lao động sẽ là sức nặng đánh
giá sự thành công hay thất bại chứ không phải những thứ nhỏ nhặt khác.
Vậy nên, khi Cám vừa ngọt ngào “ Chị Tấm ơi đầu chị bị lấm, chị hụp cho
sâu kẻo về dì mắng ” [4], bởi không tự tin nên sinh ra lo sợ và ngay lập tức
không chút nghi ngờ Tấm đã xuống sông hụp thật sâu cho hết lấm đầu. Thế là ở
trên bờ Cám chỉ nhẹ nhàng trút hết giỏ tôm tép về nhận phần thưởng chiếc yếm
đỏ, trong khi đó là công sức Tấm phải lao động vất vả một ngày mới có được.
Cuộc sống bình thường vốn đã rất nhiều trông gai cạm bẫy, mà Tấm lại
phải sống trong hoàn cảnh đặc biệt khắc nghiệt thì khả năng thể hiện sự tự tin là
rất cần thiết. Nó như một rào chắn che chở cho bản thân tránh bớt được những
khó khăn trắc trở, bởi nếu đối phương biết được sự tự tin của mình thì sẽ dè
chừng hơn.
Thế hệ học sinh ngày nay là những con người của thời đại mới thì khả năng
thể hiện sự tự tin lại cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi cuộc sống cần có những con
người năng động, sáng tạo đóng góp sức mình vào công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Khả năng thể hiện sự tự tin chính là nền tảng cho một

con người năng đông, sáng tạo.
4.2.Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng
đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống,
là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng
thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng
thẳng.
Tấm là một đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ phải sống với mẹ con dì ghẻ. Đó
là một hoàn cảnh thật đáng thương, tội nghiệp, đặc biệt sống trong xã hội cũ thì
mối quan hệ này rất gay gắt. Từ xa xưa dân gian đã có câu “ Mấy đời bánh đúc
8


có xương. Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng ” [5] để nói về sự không thể
dung hòa trong mối quan hệ dì ghẻ - con chồng. Chính vì vậy Tấm đã phải chịu
rất nhiều thiệt thòi. Trong khi Cám cả ngày rong chơi thì Tấm phải làm việc
quần quật từ sang đến tối. Cám ăn trắng mặc trơn, thì Tấm ăn mặc rách rưới…
nhưng sự bất công chưa dừng lại ở đó mà càng ngày Tấm càng chịu khổ nhiều
hơn, sự thiệt thòi ngày càng bị đẩy cao hơn. Đó là những lần Tấm bị mẹ con
Cám lừa gạt tước đi những thứ quý giá cả về vật chất lẫn tinh thần của Tấm.
Tấm cô đơn chỉ biết khóc mỗi khi bị hành hạ. Bị cám lừa trút mất giỏ tôm tép,
mất hi vọng có cái yếm đào. Tấm khóc. Cái yếm đào chỉ là một món quà bé nhỏ,
nhưng với cô Tấm nghèo khổ, mồ côi, đang ở tuổi trăng tròn, lại chẳng bao giờ
nhận được món quà nào thì nó thật đáng quý. Vì vậy dường như Tấm không chỉ
khóc vì mất yếm đào mà còn vì chút hy vọng được nhận yêu thương cũng tan
biến. Bị lừa đi chăn trâu đồng xa để ở nhà mẹ con Cám làm thịt chú cá bống bé
nhỏ bầu bạn với Tấm. Tấm lại khóc. Chú bống bé nhỏ được cô nhường nhịn,
chăm chút, yêu thương. Trong bát cơm hẩm san sẻ cho bống và câu gọi thiết tha
“ Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo
hoa nhà người” [4]. Với cô gái mồ côi không được nhận sự chăm sóc nào như

Tấm thì chăm chút cho bống là một nhu cầu tình cảm, nhu cầu được chăm chút
và sẻ chia. Vì vậy giết bống không phải để thỏa mãn nhu cầu tham ăn của mẹ
con Cám mà là để hành hạ Tấm, phá đi chỗ dựa tinh thần của cô gái đơn côi.
Cục máu bầm nổi trên mặt giếng như bằng chứng không lời về sự tàn bạo, độc
ác của hành động giết bống. Lần thứ ba Tấm khóc là khi cô không được đi dự
hội làng. Dì ghẻ trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt. Đến đây sự hành hạ chẳng cần
che đậy như những lần trước. Hội làng là ngày vui nhất trong năm. Mọi người,
từ già đến trẻ từ giàu đến nghèo đều được đi hội và chia sẻ niềm vui chung, thế
mà riêng Tấm bị bắt ở nhà, cô càng lẻ loi hơn. Tấm lại khóc và dường như tiếng
khóc lại một lần nữa đẩy nỗi đau khổ của cô lên cao hơn.
Trước mọi hành hạ áp bức của mẹ con Cám, Tấm chẳng biết phải làm gì
ngoài việc ôm mặt khóc. Cô nhẫn nhục chịu đựng nơi xó bếp chính nhà mình. Bị
cướp mất giỏ tôm tép, khóc. Bị giết cá bống, khóc. Không được đi dự hội làng,
khóc. Không có quần áo đẹp, khóc.
Như vậy Tấm luôn phải đối mặt với những tình huống căng thẳng nhưng lại
không có kỹ năng ứng phó với căng thẳng, nên không duy trì được trạng thái cân
bằng, dẫn đến làm hại sức khỏe thể chất, tinh thần của bản thân và luôn ở trong
tình thế bị động.
Cuộc sống xã hội ngày nay, là cuộc sống của thời kì công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Con người luôn phải sống trong một guồng máy lao động và học tập với
tần suất cao. Hơn nữa, lực lượng lao động chính của xã hội là thế hệ học sinh,
những người sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy rèn luyện khả năng
ứng phó với căng thẳng là rất cần thiết.
Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường gặp những tình huống gây
căng thẳng cho bản thân. Tuy nhiên, có những tình huống có thể gây căng thẳng
cho người này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lại.

9



Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: cũng có khi
là những cảm xúc tích cực nhưng thường là những cảm xúc tiêu cực gây ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Ở một mức
độ nào đó, khi một cá nhân có khả năng đương đầu với căng thẳng thì đó có thể
là một tác động tích cực, tạo sức ép buộc cá nhân đó phải tập trung vào công
việc của mình, bứt phá thành công. Nhưng mặt khác, sự căng thẳng còn có một
sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu căng thẳng đó quá lớn, kéo dài và
không giải tỏa nổi.
Khi bị căng thẳng, tùy từng tình huống, mỗi người có thể có cách ứng phó
khác nhau. Cách ứng phó tích cực hay tiêu cực khi căng thẳng phụ thuộc vào
cách suy nghĩ tích cực hay tiêu cực của cá nhân trong tình huống đó.
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hơp của các kĩ năng
khác như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xử lý cảm xúc, kĩ năng giao tiếp, tư duy
sáng tạo, kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ và kĩ năng giải quyết vấn đề.
4.3.Kĩ năng tự nhận thức
Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
Kĩ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình,
như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh
giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,…
của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận
ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.
Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế,
đặc biệt là giao tiếp với người khác.
Từ một cô gái mồ côi nghèo khổ, Tấm đã trở thành hoàng hậu. Đó là phần
thưởng xứng đáng của nhân dân giành cho con người hiền lành chịu thương chịu
khó như Tấm theo quan niệm “ ở hiền gặp lành ” [6]. Nhưng truyện cổ tích Tấm
Cám không chỉ dừng ở kết thúc phổ biến đó mà còn tiếp thêm một chặng nữa
của cuộc đời nhân vật. Tấm trở thành hoàng hậu nhưng vẫn bị cái ác tiêu diệt.
Cô Tấm lương thiện, hiếu thảo trèo cau hái quả cúng cha trong ngày giỗ đã bị
mẹ con Cám chặt cây giết chết. Cô Tấm hiền lành, ngây thơ vừa ngã xuống, một

cô gái mạnh mẽ và quyết liệt hơn sống dậy, hóa thân trở về với cuộc đời công
khai chống lại cái ác đòi hạnh phúc. Cuộc chiến đấu đó thật gian nan, quyết liệt
nhưng cũng thật hấp dẫn với người nghe, người đọc truyện cổ tích. Bởi trong
cuộc đời, những gì người mồ côi yếu thế, nhỏ nhoi không thể làm được thì cô
Tấm đã thay họ thực hiện “ oán thì trả oán, ân thì trả ân ” [6] đến tận cùng.
Tấm thảo hiền bị dì nghẻ chặt cây sát hại mà không cam chịu chết. Cô hóa
Vàng anh, bay vào cung vua báo hiệu sự có mặt của mình trong lời nhắc nhở
“ Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào, chớ
phơi bờ rào rách áo chồng tao ” [4]. Vàng anh bị giết Tấm hóa cây xoan đào
( khung cửi ) tuyên chiến với kẻ thù trực tiếp và dữ dội hơn “ lấy tranh chồng chị
chị khoét mắt ra ” [4]. Khung cửi bị đốt cháy, từ đống tro tàn đó Tấm hóa cây thị
( quả thị ) trở lại với đời. Trong sự hóa thân ấy có sự kiên nhẫn và lòng dũng
cảm. Phải chăng trong nhân vật Tấm đã hội tụ sự dịu dàng và tính cách bất khuất
của người phụ nữ Việt Nam từ xa xưa.
10


Tấm đã hóa thân, cái thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng
đã vùng dậy, cái ác cũng tìm mọi cách tiêu diệt cái thiện. Những lần chết đi sống
lại của Tấm, phản ánh tính chất gay gắt quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa thiện
và ác, đồng thời cũng thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái
thiện. Phải chăng cô Tấm có thể chết đi sống lại, có thể tự mình hóa thân trở lại
với đời? Chính những người dân nhân hậu và giàu tình thương đã không nỡ để
một cô gái lương thiện như Tấm phải chết oan ức trong thầm lặng. Họ đã mượn
yếu tố kì ảo, thổi sức sống mãnh liệt cho nhân vật, di dưỡng sức sống tiềm tàng
trong đó, vực nhân vật dậy “ đi trả thù và sống tự do ” [6]. Nhân dân đã gửi gắm
vào nhân vật tấm lòng nhân đạo, tình yêu thương con người sâu sắc của mình.
Chim vàng anh, cây xoan đào ( khung cửi ), cây thị ( quả thị),là những nơi
Tấm gửi gắm linh hồn, cũng là những vật bình dị thân thương trong cuộc sống
dân dã. Đó cũng là những hình ảnh đẹp của làng quê, tạo nên ấn tượng thẩm mĩ

cho câu chuyện. Nếu như ở phần đầu truyện mỗi lần Tấm khóc Bụt thường xuất
hiện ban tặng vật thần kì, thì ở phần sau, cuộc đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn
nhưng Tấm không còn khóc, cũng không còn thấy sự xuất hiện của Bụt. Chỉ
thấy Tấm hành động liên tiếp để chống lại kẻ thù. Cũng chính nhân dân lao
động, những người có thân phận như Tấm, những người thấu hiểu và cảm
thương cô Tấm thiệt thòi, đã gửi vào nhân vật ý thức mãnh liệt giành và giữ
hạnh phúc của mình. Đằng sau câu chuyện đã gửi gắm một chân lí : Hạnh phúc
chỉ bền chặt khi ta biết dũng cảm giành và giữ lấy. Vì vậy, nếu lúc đầu mỗi lần
Tấm uất ức chỉ biết ngồi khóc, còn Bụt làm thay tất cả, thì đến đây chim vàng
anh, khung cửi, quả thị ( yếu tố kì ảo ) không thay Tấm trong cuộc chiến đấu mà
chỉ là nơi Tấm hóa thân, tạm ẩn mình để trở về đấu tranh với cái ác quyết liệt
hơn.
Sau bao lần hóa thân chống lại kẻ thù, Tấm trở về cuộc đời với làng quê
bình dị. Vẫn là cô gái đảm đang khéo léo trong miếng trầu têm cánh phượng.
Nhờ miếng trầu mà nhà vua nhận ra người vợ đảm của mình và đưa Tấm về
cung. Miếng trầu là hình ảnh rất quen thuộc trong đời sống văn hóa Việt Nam,
gắn với phong tục hôn nhân người Việt “ Miếng trầu nên dâu nhà người ” [7].
Miếng trầu mang ý nghĩa giao duyên như vậy đã có mặt trong sự hội ngộ của
nhà vua và Tấm.
Sau nhiều lần chết đi sống lại trong lốt chim, cây, quả… dường như Tấm
hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn chừng nào cái ác còn tồn tại, chừng
nào mẹ con Cám còn hiện diện. Cô lừa Cám để nó sai người đào hố, giội nước
sôi, tự tìm đến cái chết. Kết thúc đó nêu triết lí dân gian “ ác giả ác báo ”[6], phù
hợp với mong ước của nhân dân về sự chừng phạt tận gốc kẻ thù. Cuối cùng,
hạnh phúc đã trở về với Tấm như món quà tặng quý giá cho lòng chung thủy và
sự dũng cảm của cô.
Sự hóa thân nhiều lần rồi trở về với cuộc đời của Tấm là biểu hiện sinh
động của quan niệm về công bằng xã hội và hạnh phúc. Người lương thiện phải
được nhận hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định bị trừng phạt,đó là quy luật của lòng
nhân đạo, tình yêu thương con người. Người lao động không chờ hạnh phúc đẹp

và mơ hồ ở một cõi nào khác, mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay trên mảnh
11


đất mà họ từng gắn bó ở nơi trần thế. Những lần hóa thân ấy của Tấm đã hàm
chứa nhiều triết lí dân gian sâu sắc về hạnh phúc và đấu tranh.
Trên con đường đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của cô gái mồ côi là Tấm
đã thể hiện rất rõ khả năng tự nhận thức. Học sinh có thể rút ra cho bản thân
nhiều bài học sâu sắc từ cuộc đấu tranh không khoan nhượng của cô Tấm.
Đó là bài học về việc biết nhìn nhận, đánh giá đúng tiềm năng, giá trị của
bản thân. Nếu biết nhìn nhận điều đó thì với mọi công việc, mọi mối quan hệ
trong cuộc sống chúng ta đều gặt hái được hiệu quả tối ưu nhất.
Đó còn là bài học về việc tự nhận thức, xác định giá trị của cái tốt cái thiện,
từ đó có ý thức đấu tranh bảo vệ cái tốt, cái thiện chống lại cái ác, cái xấu. Học
sinh cũng ý thức được rằng cuộc đấu tranh này luôn cam go quyết liệt phải chiến
đấu và triệt tiêu cái ác, cái xấu đến tận cùng.
4.4.Kĩ năng tư duy sáng tạo.
Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách
mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là
khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan
niệm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ.
Tư duy sáng tạo là một kĩ năng sống quan trọng với học sinh, tư duy sáng
tạo được khẳng định qua quá trình học tập. Với đặc thù bộ môn Ngữ văn tư duy
sang tạo được xem xét ở nhiều góc độ. Đó có thể là khả năng đặt ra những tình
huống mới, từ những tình huống cụ thể trong tác phẩm, hoặc khả năng đưa ra
một kết quả khác với kết quả của tác phẩm…
Truyện cổ tích Tấm Cám có rất nhiều tình huống có thể kích thích sự sáng
tạo của học sinh khi giáo viên đưa ra những “ hoàn cảnh có vấn đề ”, bằng cách
gợi ý hoặc đặt câu hỏi để học sinh tìm cách giải quyết. Chẳng hạn nếu như Tấm
chỉ mồ côi mẹ,còn người cha sẽ sống cùng Tấm cho đến khi Tấm trưởng thành

thì diễn biến câu chuyện sẽ như thế nào? Hoặc trong lần đi bắt tôm tép Tấm
không bị mắc lừa Cám thì sự việc tiếp theo sẽ diễn biến theo chiều hướng nào?
Tại sao Bụt lại dặn Tấm chôn xương cá bống ở bốn chân giường mà không phải
chỗ nào khác? Loài chim Vàng anh có ý nghĩa như nào trong quan niệm của dân
gian mà nhân dân để cô Tấm hóa thành chim Vàng anh?
Tư duy sáng tạo là một kĩ năng sống quan trọng bởi vì trong cuộc sống con
người thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy
ra. Khi gặp những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có tư duy sáng tạo
để có thể ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp.
Khi một người biết kết hợp tốt giữa kĩ năng tư duy phê phán và tư duy sáng
tạo thì năng lực tư duy của người ấy càng được tăng cường và sẽ giúp ích rất
nhiều cho bản thân trong việc giải quyết vấn đề một cách thuận lợi và phù hợp
nhất.
5. Đề xuất giáo án thể nghiệm.
Đọc văn : Tiết 20.21
TẤM CÁM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
12


1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện
thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân thể hiện trong truyện.
- Hiểu được đặc trưng của một truyện cổ tích thần kỳ
2. Kỹ năng
- Nâng cao khả năng nhận biết và phân tích một truyện cổ tích theo đặc
trưng thể loại.
- Thấy được nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo, lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên
giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện “ Tấm Cám” nói riêng và truyện cổ tích
thần kỳ nói chung.

- Vận dụng những kiến thức đọc hiểu tác phẩm vào tiếng Việt và tập làm
văn.
3. Thái độ, tình cảm:
- Có được tình yêu với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng
của cái thiện, cái chính nghĩa trong cuộc sống.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Do đặc trưng thể loại truyện cổ tích cần chú ý đến phương pháp tái tạo,
phương pháp gợi tìm. Ngoài ra cần chú ý kết hợp với những phương pháp dạy
học khác như: Phương pháp nghiên cứu, phương pháp đọc sáng tạo.
- Nhấn mạnh vào những câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo và tái hiện
- Trong quá trình phân tích tác phẩm, giáo viên cần dẫn dắt học sinh theo sự
phát triển của mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, nghĩa là phải theo sát tiến
trình phát triển của cốt truyện.
III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN : Giáo dục cho học sinh
Kĩ năng thể hiện sự tự tin : Qua chi tiết Tấm bị Cám lừa lấy hết giỏ tôm cá,
giáo dục cho học sinh bài học về việc cần phải có sự tự tin vào bản thân.
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng : Qua những lần Tấm khóc khi bị mẹ con
Cám hành hạ, áp bức, giáo dục cho học sinh bài học về kĩ năng ứng phó với
căng thẳng.
Kĩ năng tự nhận thức : Trên con đường đấu tranh giành và giữ hạnh phúc
của Tấm , giáo dục cho học sinh kĩ năng tự nhận thức.
Kĩ năng tư duy sáng tạo : Từ những hoàn cảnh “có vấn đề ” trong tác phẩm,
giúp học sinh rèn luyện và phát huy kĩ năng tư duy sáng tạo.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định trật tự lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dẫn dắt vào bài học mới: Truyện cổ tích " Tấm Cám"
4. Thiết kế bài học

13



Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

I. Tìm hiểu chung:
.1. Tìm hiểu chung về thể loại
truyện cổ tích và " Tấm cám" :
Giáo viên (GV) hướng dẫn học
sinh (HS) đọc phần tiểu dẫn trong
sách giáo khoa và vận dụng những
kiến thức của HS về thể loại truyện
cổ tích qua bài “ Khái quát về văn
học dân gian Việt Nam” đã được
học
2. Đọc văn bản – tác phẩm:
- GV gọi HS đọc văn bản.
- Yêu cầu HS kể tóm tắt lại truyện.
GV cho HS nhìn một số tranh ảnh
bám sát những diến biến chính của
cốt truyện cổ tích “ Tấm Cám” .
- Nhan đề “ Tấm Cám” có ý nghĩa
gì?
- Theo em bố cục tác phẩm có thể
chia thành mấy phần?nội dung của
từng phần?

I. Tìm hiểu chung:
.1. Tìm hiểu chung về thể loại truyện cổ tích

và " Tấm cám" :
* Khái niệm truyện cổ tích :
* Phân loại truyện cổ tích :
- " Tấm cám" thuộc loại truyện cổ tích thần kỳ
2. Đọc và tóm tắt văn bản
- Yêu cầu: đọc diễn cảm, thâm trầm, nhẹ
nhàng, thay đổi ngữ điệu theo diễn biến câu
chuyện.
- HS kể lại chuyện, bám sát các ý chính của
câu chuyện:

- Theo em trong tác phẩm ta thấy
nổi lên những mâu thuẫn giữa các
nhân vật nào?
Và mâu thuẫn nào là mâu thuẫn
chủ yếu? vì sao?
GV cho HS tự do phát biểu từ đó
khái quát thành đáp án chính xác
nhất: Mâu thuẫn cơ bản là mâu
thuẫn giữa Tấm và Cám nhưng
một cách khái quát nhất đó là mâu
thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
- Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con
Cám được triển khai theo hướng
nào? Hãy kể tóm tắt sự phát triển
của mâu thuẫn đó?
Gợi ý: Chú ý đến những biểu hiện
của mâu thuẫn và chỉ ra mức độ

3. Nhan đề và bố cục

a. Nhan đề:
Ý nghĩa nhan đề “ Tấm Cám”:
- Cách gọi dân dã, gợi thân phận.
- Thể hiện xung đột chính của tác phẩm.
b. Bố cục:
Truyện “ Tấm Cám” có thể bố cục thành 3
phần:
- Tấm ở nhà và đi dự hội
- Tấm vào cung vua và hoá thân
- Tấm trở lại cuộc đời và gặp lại nhà vua.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Mâu thuẫn – xung đột giữa hai tuyến
nhân vật chủ yếu trong tác phẩm:
a. Nhân vật:
+ Tấm: mồ côi, phải làm lụng vất vả, hiền
lành, chịu khó
+ Mẹ con Cám: lười biếng, tham lam, độc ác
xấu xa, tàn nhẫn.
b. Mâu thuẫn – xung đột trong tác phẩm
Căn cứ vào quan hệ gia đình, có 2 mâu thuẫn
chủ yếu:
- Tấm – Cám ( hai chị em cùng cha khác mẹ)
- Tấm - mẹ Cám ( con chồng – dì ghẻ)
 Mâu thuẫn giữa Tấm- Cám là mâu thuẫn
chủ yếu, xuyên suốt toàn truyện. Mâu thuẫn dì
14


của mâu thuẫn theo từng chặng?
- Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con

Cám phản ánh những mối xung
đột nào trong gia đình và trong xã
hội?
- Hướng giải quyết chung cho
những truyện cổ tích là gì?
GV thuyết trình: Truyện đã xây
dựng được hai tuyến nhân vật cực
tuyến ( cực tốt – cực xấu) tác động
mạnh mẽ vào tâm thức người đọc
tạo nên một xúc cảm mạnh mẽ.
Những ấn tượng này hun đúc tinh
thần đấu tranh chống lại cái ác,
cái xấu trong xã hội.
GV thuyết trình:
Trong dân gian ta từ lâu đã có
câu:
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con
chồng
Ta sẽ thấy sự nghiệt ngã trong
quan hệ dì ghẻ - con chồng một
cách cụ thể nhất trong mối quan
hệ giữa Tấm và mẹ con Cám.
-Hãy trình bày sự bất công và cay
nghiệt trong mối quan hệ dì ghẻ con chồng trong tác phẩm?
- Qua chi tiết Tấm bị Cám lừa lấy
hết giỏ tép,em rút ra được bài học
gì về kĩ năng sống?
GV tổ chức cho HS thảo luận về kĩ
năng thể hiện sự tự tin.

-Phản ứng của Tấm sau mỗi lần bị
mẹ con Cám hành hạ,áp bức giúp
em nhận ra bài học gì về kĩ năng
ứng phó với căng thẳng trong cuộc
sống?
GV tổ chức cho HS thảo luận về kĩ
năng ứng phó với căng thẳng

ghẻ- con chồng bổ sung và không liên tục.
 Mâu thuẫn khái quát : Tấm - Mẹ con
Cám
 Hướng phát triển của mâu thuẫn trong tác
phẩm:
Mâu thuẫn phát triển từ thấp đến cao và trở
thành xung đột gay gắt, qua 2 chặng:
 Chặng 1:từ đầu  Tấm đi xem hội: Mâu
thuẫn xoay quanh những hơn thua về vật chất,
sự bắt ép làm việc cực nhọc và sự ghanh ghét
nhỏ mọn của mẹ con Cám.
Tấm chỉ biết khóc, nhận thua thiệt về mình
 Chặng 2: Tấm làm vợ vua  Cuối truyện:
Mâu thuẫn biến thành xung đột một mất một
còn, Tấm đã đứng lên đấu tranh cho hạnh
phúc của mình
* Bản chất và ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn :
- Phản ánh mâu thuẫn trong gia đình phụ
quyền phong kiến: Dì ghẻ - con chồng.
- Phản ánh mâu thuẫn căn bản trong xã hội:
Cái thiện – cái ác
 xung đột thiện ác được tác giả truyện cổ

tích giải quyết theo hướng thiện thắng ác.
2. Quá trình vươn lên đấu tranh của Tấm:
Quá trình vươn lên đấu tranh của Tấm trải qua
hai chặng:
a. Tấm trước khi vào cung làm hoàng hậu:
BẢNG ĐỐI SÁNH
Chặng1: Tấm
Mẹ con Cám
Sự kiện
trong gia
đình
Đi bắt - Chăm chỉ bắt - Lười biếng


- Bị lừa mất hết - Ăn trộm cá

của Tấm
- Khóc
- Tranh mất
yếm đỏ.
Cá - Nuôi cá bống - Rình trộm cá
bống
- Bị bắt đi chăn - Lừa Tấm, bắt
trâu ở đồng xa cá giết thịt.
15


- Bị mất cá 
Khóc
- Chôn xương



đầu
giường
Đi xem - Nhặt thóc lẫn
gạo.Được Bụt
hội
giúp, có quần
áo đẹp  Đi
xem hội  Rơi
giày  Thử
giày  Thành
hoàng hậu

- Trộn thóc lẫn
gạo bắt Tấm
nhặt.Sắm sửa
quần áo đi hội
- Thử giày 
không được 
bẽ bàng

 Tấm: Cô gái bất hạnh, bị hắt hủi, thụ động,
chăm chỉ, ngoan hiền nhưng cũng rất có khát
-Qua sự đối sánh của những hành khao được yên vui, hạnh phúc.
động trên đã nói gì về con người Ở giai đoạn này Tấm chưa có ý thức đấu tranh
của Tấm và mẹ con Cám ở phần chống lại cái ác
đầu tác phẩm?
 Mẹ con Cám: Độc ác, xảo quyệt, lười nhác,
tham lam, dối trá.

Mẹ con Cám là hiện thân của cái ác., cướp
đoạt của Tấm cả vật chất và tinh thần.
TIẾT 21
b. Tấm vào cung và hóa thân:
GV thuyết trình về hai tuyến nhân - Tấm đã trải qua 4 lần hóa thân để trở lại
cuộc sống con người:
vật:
- Tấm là cô gái thảo hiền, ngoan - Cuộc đấu tranh giữa Tấm và mẹ con Cám
ngoãn, chân thật, cả tin và có phần BẢNG ĐỐI SÁNH
yếu đuối đã để lại ấn tượng khó
phai và biểu cảm trong lòng bạn
Tấm
Mẹ con
đọc. Tuy đây vẫn là nhân vật chức
Cám
năng, thiếu cá tính cá nhân.
1 - Về giỗ cha, trèo Bày
- Mẹ con Cám cay nghiệt và độc
cau, ngã chết đuối
mưu chặt
ác gợi lên sự phản cảm gây nên sự
- Hóa thành chim gốc cau
phẫn nộ, căm giận, đáng bị trừng
vàng anh → hót giết Tấm
trị ở người đọc, người nghe.
mắng Cám: “ Phơi Đưa
áo chồng ta,phơi Cám thế
lao phơi sào, chớ chânTấm
phơi bờ rào, rách trongcung
áo chồng tao

16


- Tấm đã trải qua mấy lần hóa
thân? Hãy chỉ ra sự phát triển tự
giác của Tấm để chống lại cái ác
qua những lần hóa thân đó?
- Từ cuộc đấu tranh giành và giữ
hạnh phúc của Tấm,em rút ra bài
học gì về kĩ năng tự nhận thức
trong cuộc sống?
GV tổ chức cho HS thảo luận về kĩ
năng tự nhận thức trong cuộc
sống.

- Hãy chỉ ra ý nghĩa qua những
lần hóa thân của nhân vật Tấm?
GV: Dù trải qua 4 lần hóa thân
nhưng chỉ đến lần hóa thân cuối
cùng, Tấm mới trở lại thành người
và có cuộc sống hạnh phúc bên
người thân yêu

- Theo anh chi đâu là vẻ đẹp của
lần hóa thân cuối cùng?
GV: Tác phẩm kết thúc bằng cái
chết đau đớn của mẹ con Cám,
Tấm được trở lại vị trí xứng đáng
của mình. Nhưng xung quanh sự
trả thù của Tấm có nhiều ý kiến


2 - Chim vàng anh bị
giết
- Lông chim biến
thành 2 cây xoan
đào, cành lá xòa
xuống che bóng mát
cho vua

Giết
chim, cho
mèo ăn
thịt, vứt
lông chim
ra vườn

3 - Xoan bị chặt, đóng
khung cửi
Chặng
- Tiếng cót két của
2:
con ác trên khung
cửi: “ Cót ca cót
Tấm
két,lấy tranh chồng
trở
chị, chị khoét mắt
thành
cho”
hoàng

hậu
4 - Khung cửi bị đốt.
- Từ đống tro mọc
lên cây thị.

- sai chặt
xoan làm
khung cửi
- Sợ hãi,
vứt thoi
đi

Đốt
khung
cửi,
đổ
tro bên lề
đường xa
hoàng
cung

5 -Tấm từ quả thi Muốn
bước ra, xinh đẹp xinh đẹp
hơn trước
như Tấm
- Gặp vua, vua nhận - Chết
ra, trở về cung
* Ý nghĩa những lần hóa thân:
- Chứng minh sức sống mãnh liệt của
Tấm,không thể bị đè nén mãi, Tấm đã đấu

tranh để giành lại cuộc sống
- Thể hiện triết lí: “ở hiền gặp lành” trong
quan niệm của nhân dân
- Thể hiện ước mơ của người lao động về 1.xã
hội công bằng, công lí được thực hiện: Người
lao động chăm chỉ hiền lành sẽ được hưởng
hạnh phúc.
* Hình thức hoá thân cuối cùng của cô Tấm:
17


khác nhau.
-Tấm đã trừng phạt mẹ con Cám
như thế nào?
( câu hỏi tái hiên thảo luận chỉ
giành cho .1. nhóm)
-Em có suy nghĩ như thế nào về sự
trừng phạt của Tấm?Theo em hành
động này có man rợ và thâm độc
không? Cấn hiểu vấn đề này như
thế nào?
Cho HS tự do thảo luận nhưng
phải định hướng cách hiểu đúng
đắn phù hợp với tư tưởng của
truyện cổ tích.
-Tại sao nói “ Tấm Cám” rất tiêu
biểu cho nghệ thuật của thể loại cổ
tích, nhất là cổ tích thần kỳ?

-Truyện cổ tích nói chung và

truyện “ Tấm Cám” nói riêng đã
để lại những ấn tượng, cảm xúc gì
trong em về nội dung và nghệ
thuật?

- Vẻ đẹp bình dị: cô gái thôn quê bước ra từ
quả thị
- Vẻ đẹp tươi mới, tràn trề nhựa sống: quả thị
“ mùi thơm ngát”
- Vẻ đẹp nhân văn: ở hiền gặp lành
- Vẻ đẹp trí tưởng tượng phong phú của nhân
dân
c. Sự trừng phạt đối với mẹ con Cám:
- Tấm sai Cám đào hố thật saau và ngối dưới
rồi gọi người đem nước sôi giội xuống hồ.
Cám chết còng queo. Mụ dì ghẻ uất quá, chết
theo.
 Hành động trả thù của Tấm phù hợp với
quan niệm dân gian: ở ác gặp ác
- Quan điểm của dân gian về cái ác: Cái ác
phải diệt trừ tận gốc, phải bị xóa bỏ triệt để
3. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm:
* Hình ảnh Bụt.
Bụt hiện lên giúp Tấm: Sai chim sẻ xuống
nhặt thóc hộ, Biến xương cá bống thành quàn
áo đẹp. Nhưng Bụt chỉ hiện lên ở phần đầu tác
phẩm khi cô Tấm đáng thương, bất hạnh,
không có khả năng tự giải thoát cho mình
- Giai đoạn sau của TP, Bụt không giúp Tấm
nữa, Tấm chiến thắng nhờ công sức và sự đấu

tranh của mình.
* “ Tấm Cám” là truyện cổ tích thần kỳ tiêu
biểu
- Nhiều yếu tố thần kỳ trong câu chuyện: Bụt,
Gà biết nói, 4 lần hóa thân của Tấm
- Thể hiện kết cấu quen thuộc đã thành môtip
trong truyện cổ tích: người mồ côi, bất hạnh
được hưởng hạnh phúc, kẻ ác gặp ác.

III. Tổng Kết
.1. Nội dung:
- Giúp học sinh hiểu được cuộc đấu tranh giữa
GV đưa ra tình huống “có vấn đề” thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác,tinh thần
hướng dẫn thảo luận giúp HS rèn lạc quan và nhân đạo của nhân dân thể hiện
luyện và phát huy kĩ năng tư duy trong truyện.
- Hiểu được đặc trưng của một truyện cổ tích
sáng tạo
thần kỳ
18


2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật đặc trưng của truyện cổ tích:
Motip, yếu tố kì ảo,lối kể chuyện...
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.
Năm học 2017-2018, tôi chọn 2 lớp ban tự nhiên có trình độ ngang nhau,
lớp 10A3 áp dụng việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào nội dung và
phương pháp đọc – hiểu truyện cổ tích “Tấm Cám”, còn lớp 10A4 thì không.
Kết quả cho thấy ở lớp 10A3, học sinh học bài sôi nổi, tích cực, chủ động chiếm
lĩnh kiến thức, đa số các em hiểu bài. Có em viết bài sáng tạo khi cảm nhận về

nhân vật Tấm và rút ra những bài học về kĩ năng sống cho bản thân. Còn lớp
10A4 giờ học trầm, buồn. Đa số các em soạn bài bằng cách chép trong sách học
tốt và dựa vào đó trả lời câu hỏi của giáo viên theo kiểu đối phó. Giờ học trôi
qua một cách vô vị, cảm tưởng không có gì đọng lại trong tâm trí các em, dù là
một vấn vương, day dứt về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác .
Cùng một bài viết cảm nhận về tác phẩm và rút ra những bài học về kĩ
năng sống cho bản thân, nhưng kết quả đạt được của 2 lớp khác nhau.
Kết quả
Lớp


số

Giỏi
Khá
(Điểm 9-10) (Điểm 7-8)

TB
(Điểm 5-6)

Kém
Yếu
(Điểm1(Điểm 3-4)
2)

10A3
42
(Thực
nghiệm)


2

4,76%

28

66.6% 12

28.57% 0

0%

0

0%

10A4
(Đối
chứng)

0

0%

20

47.6% 18

42.85% 4


9.54% 0

0%

42

Rõ ràng, việc áp dụng thực nghiệm đề tài đã tạo ra kết quả học tập cao hơn
cho học sinh, đây là điều không chỉ học sinh mà cả giáo viên đều mong muốn.
V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Việc vận dụng quan điểm kết hợp giáo dục vào dạy học Ngữ văn ở trường
trung học phổ thông chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và
thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng
như các bộ phận tri thức khác (hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật...) mà
còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo
kiểu khép kín, tách biệt nhà trường và cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và
kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với những tình
huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này trong đời sống thực tiễn.
Vận dụng quan điểm kết hợp giáo dục trong dạy học Ngữ văn nhằm nâng
cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà học sinh lĩnh hội được, bảo
đảm cho mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ
19


năng của mình để giải quyết những tình huống trong đời sống thực tiễn. Mặt
khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh
hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ
không có được.
Vì vậy việc lồng ghép kỹ năng sống vào môn văn là thực sự cần thiết,song
môn văn là một bộ môn mang tính nghệ thuật vì thế việc lồng ghép giáo dục kỹ
năng sống vào nội dung bài giảng cũng nên để mỗi giáo viên tự khám phá và

liên hệ một cách tự nhiên, khéo léo, tùy theo sự cảm nhận và kinh nghiệm sống
của từng người trong từng bài như vậy hiệu quả lồng ghép mới cao. Tránh tình
trạng khiên cưỡng, biến tất cả các giờ dạy văn thành những giờ thuyết giáo về
đạo lí khô khan.
C. KẾT LUẬN
“Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung
quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không” (Nhà tâm lý học
Ba Lan Krytyna Skarzyska) [8].
"Sự Thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên
ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của
người đó"( Kinixti - Học giả Mỹ)[9].
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị
và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kỳ ai, có công
việc làm để đảm bảo sự tồn tại của cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đồng thời
với đó là yêu cầu học tập, bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất
lượng đời sống, để đời sống thực sự là “sống” chứ không là “tồn tại”.
Vậy có thể nói, dạy học môn Ngữ Văn trong giai đoạn hiện nay cần hướng
đến tích hợp kiến thức cho học sinh, trong đó giáo dục kĩ năng sống vừa là mục
tiêu vừa là một giải pháp quan trọng nhằm thu hút tinh thần thái độ học tập của
học sinh. Để làm được việc này, người thầy cần tích cực tìm tòi những hướng đi
mới, nhất là việc kéo môn học đến gần với cuộc sống của học sinh.
Dù dạy Văn theo cách nào đi chăng nữa, người thầy cần nhất là phải giúp
học sinh biết cách sống đẹp ở đời, tự tin, bản lĩnh, trí tuệ tinh thông… Bởi vì tôi
nhớ ai đó đã nói rằng: Từ trong nước chảy ra sẽ là nước, từ trong máu chảy ra sẽ
là máu. Người thầy phải biết xuất phát từ cái tâm của mình để giúp cho giờ văn
làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng kết nối trái tim với trái tim. Trái tim mách bảo
rằng ta không thể hời hợt nghĩ chỉ qua một, hai tiết dạy Văn mà có thể lồng tất
cả các kĩ năng sống và dạy thì tất sẽ thành công. Hay ngây thơ nghĩ rằng tất cả
chỉ là thử nghiệm rồi thôi, hoặc sẽ đóng khung cho không gian hoài niệm. Trái
tim sẽ mách bảo cho ta cách dạy sao cho mỗi ngày, mỗi tiết thật sự có ích, sao

cho chân thật, không sáo rỗng, giả vờ.
Việc dạy Văn đã rất khó. Việc lồng ghép kĩ năng sống vào giờ Văn thì
không phải giáo viên nào cũng có thể vận dụng một cách hài hoà, khéo léo. Vì
vậy người thầy cần cố gắng dạy sao cho vừa đảm bảo chất Văn vừa giáo dục
được kĩ năng sống cho học sinh. Để một tiết học Văn giữ được chất Văn thì kĩ
20


năng sống sẽ là phần bổ trợ quan trọng sau cái tâm huyết, cảm xúc của người
giảng dạy.
Với những điều đã trình bày trên, tôi những mong có thể đóng góp một
phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy Ngữ văn trong trường
THPT Lam Kinh. Mặc dù rất cố gắng nhưng ắt hẳn không thể tránh khỏi những
sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để bài viết được
hoàn thiện hơn trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.

Trần Thị Bình
TÀI LIỆU THAM KHẢO :

1. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2002
2. Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống – PGS, TS
Nguyễn Thanh Bình, NXB Đại học sư phạm – 2011
3. Macxim Gorki – tuyển tập tác phẩm, NXB Văn hóa thông tin - 2004

4. Ngữ văn 10 tập 1, NXB Giáo dục - 2006
5. Tục ngữ ca dao Việt Nam – Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học- 1971
6. Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên, Văn học dân gian, Tập 2, Nxb Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1973.
7. Phong tục tập quán Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin- 2011
8. TS Nguyễn chí Thuật - Tạp chí tri thức trẻ, Thứ sáu, 08/11/2013
9. Sự cần thiết của những kĩ năng sống hiện đại- nguồn Internet
10. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức , kỹ năng môn ngữ văn 10,
NXBGD – 2010

21


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Thị Bình
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Lam Kinh

TT

1.

Tên đề tài SKKN

Tiếp cận truyền thuyết truyện
An Dương Vương và Mị
Châu – Trọng Thủy theo đặc


Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc
C)

Hội đồng thẩm
định SKNN Sở
GD&ĐT tỉnh
Thanh Hóa

C

Năm học
đánh giá xếp
loại
2006 - 2007

trưng thể loại.
2.

Khai thác tác phẩm
“ Chữ người tử tù” của
Nguyễn Tuân dưới góc độ


Hội đồng thẩm
định SKNN Sở
GD&ĐT tỉnh
Thanh Hóa

C

2016-2017

tình huống truyện

22



×