Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tích hợp giáo dục tình cảm nguồn cội, tình yêu quê hương và các giá trị văn hóa truyền thống qua bài đò lèn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.23 KB, 18 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Đổi mới giáo dục, trong đó trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy- học đang
được Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và dư luận đặc biệt quan tâm để tạo nên
những con người phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Trong đề án đổi mới
chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, khẳng định, mục tiêu của giáo
dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và
sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng
tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi
vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc [1]. Bản Dự thảo
chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, ngày 19/1/2018, cũng xác định
chương trình được xây dựng trên nền tảng của một tư tưởng xuyên suốt nhằm
hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực giúp người học sau khi tốt
nghiệp phổ thông có đủ điều kiện gia nhập vào đời sống xã hội hiện đại [2].
Môn Ngữ văn trong nhà trường THPT có vai trò to lớn trong việc giúp học
sinh phát triển những tư tưởng cao đẹp, có những cảm xúc lành mạnh, biết tôn
trọng cái đẹp; có đời sống tinh thần phong phú; biết yêu thương quý trọng gia
đình, bè bạn, có lòng yêu nước, tâm hồn nhân hậu và lối sống nhân ái, vị tha…
Bên cạnh đó, Ngữ văn còn giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực
chung và năng lực môn học như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ để học tốt
các môn khác, để sống và làm việc hiệu quả, để học tập suốt đời.
Tác phẩm văn chương được đưa vào chương trình THPT bao gồm nhiều thể
loại, thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau gắn với từng chặng đường lịch sử
của dân tộc. Trong đó mảng văn học sau 1975 có vai trò, vị trí quan trọng trong
tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam. Cuộc sống thời bình, con người trở
về với đời sống thế sự và riêng tư, điều kiện thuận lợi để các nghệ sĩ thỏa sức
sáng tác. Họ có thể viết về mọi điều, có thể biểu đạt nét riêng cuả mình trong
những cái quen thuộc. Giai đoạn văn học sau 1975 thực sự khởi sắc thu hút sự
chú ý của người đọc với các sáng tác như: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu, Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hồn


Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy,
Hữu Thỉnh, Thanh Thảo…Qua các tác phẩm này, học sinh không chỉ được tiếp
thu những kiến thức về thể loại mà còn cảm nhận được tình yêu quê hương đất
nước, tình cảm nguồn cội, cái tôi cá nhân với những xúc cảm, nỗi buồn, sự âu lo,
tâm trạng xót xa, day dứt trước hiện trạng xã hội và nhân thế. Chính vì vậy trong
chương trình Ngữ văn lớp 12, tác phẩm văn học sau năm 1975 chiếm vị trí
không nhỏ.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay nhiều học sinh vẫn học một cách thụ
động, chưa tích cực trong các hoạt động học. Số học sinh thực sự yêu thích môn
1


văn không nhiều. Đặc biệt là ở học sinh lớp 12 do sức ép từ việc thi cử, chọn
nghề, các em tỏ ra ngại học văn. Với những văn bản có giá trị nhiều mặt nhưng
do giảm tải nên được xếp vào đọc thêm, như Đò Lèn của Nguyễn Duy, học sinh
lại càng thờ ơ. Mặc dù Nguyễn Duy là người con ưu tú cuả quê hương Thanh
Hóa, nhiều địa danh được nhắc đến trong bài thơ Đò Lèn rất nổi tiếng, là niềm tự
hào của người dân tỉnh Thanh, vốn không xa mảnh đất mà các em đang sống
nhưng sự hiểu biết của các em rất hời hợt. Các em thường ỷ lại vào thầy cô, bắt
chước một cách máy móc, thiếu chủ động, sáng tạo. Vì thế nhiều kĩ năng của
học sinh không được rèn luyện, dẫn đến học sinh thiếu tự tin, thiếu hiểu biết về
quê hương mình, lơ là với cái nôi văn hóa đã sản sinh ra mình, sống vô cảm….
Vì vậy, việc tìm phương pháp dạy học thích hợp nhằm lôi cuốn học sinh vào các
hoạt động học nhằm phát triển các năng lực giúp các em nhận thấy quá trình học
bộ môn cũng là quá trình khám phá, đánh thức các năng lực của bản thân, đem
tri thức trong sách vở ứng dụng vào thực tiễn phục vụ cho cuộc sống của chính
mình là việc làm rất cần thiết.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy tính ưu việt của phương
pháp dạy học tích hợp theo đặc trưng thể loại và tích hợp kiến thức liên môn. Sự
ưu việt của phương pháp này thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp

nhận của học sinh trong từng bài học. Tôi đã tìm kiếm nhưng chưa thấy thầy cô
nào viết về dạy học tích hợp bài thơ Đò Lèn. Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn
chọn đề tài: Tích hợp giáo dục tình cảm nguồn cội, tình yêu quê hương và các
giá trị văn hóa truyền thống qua bài “ Đò Lèn”- Nguyễn Duy- tiết 35- Ngữ
văn 12.
2. Mục đích nghiên cứu:
Cung cấp cho học sinh lớp 12 một hướng tiếp cận mới về tác phẩm Đò Lèn
của Nguyễn Duy trên cơ sở tích hợp ngay trong bản thân môn Ngữ văn và tích
hợp nhiều môn học khác nhau. Qua đó bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng,
thái độ, tình cảm và việc xác định những giá trị sống đích thực, cần thiết đáp
ứng nhu cầu đổi mới việc dạy- học Ngữ văn hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tác phẩm Đò Lèn của Nguyễn Duy trong chương trình Ngữ văn 12.
- Tôi tiến hành dạy văn bản ở hai lớp: 12A và 12D năm học 2017- 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát: hình thức chủ yếu của phương pháp này là tích cực
dự giờ đồng nghiệp, từ đó tôi có thể rút ra những ưu – nhược điểm trong bài dạy
của đồng nghiệp làm bài học cho mình.
- Phương pháp thực nghiệm, thống kê, so sánh: với phương pháp này, tôi có
thẻ phân loại, so sánh, đối chiếu kết quả nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác như: thăm dò
ý kiến học sinh, đọc tài liêụ, phân tích, trao đổi cùng đồng nghiệp….
II. NỘI DUNG SKKN:
2


1. Cơ sở lí luận:
Trên tinh thần nghị quyết 29 – NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK

giáo dục phổ thông, Bộ GD- ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường
bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, sẵn sàng đáp ứng mục tiêu
đổi mới, trong đó tăng cường dạy học theo hướng “ tích hợp, liên môn” là một
trong những vấn đề rất được quan tâm. Việc đổi mới phương pháp dạy học môn
Ngữ văn cũng nằm trong xu thế chung đó.
Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các
nội dung có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ
vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Dạy học tích hợp
là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết
huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm
giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ
năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết
vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.[ 3]
Dạy học tích hợp mang lại những hiệu quả không thể phủ nhận. Qua việc
hoạt động tích hợp trong một tiết lên lớp, học sinh được rèn luyện thói quen tư
duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic, đồng thời thấy được mối
quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình. Nhờ đó sẽ
xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt giữa nhà trường và cuộc sống;
cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có mối liên hệ, bổ sung cho nhau
hay tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể
mà HS sẽ gặp sau này. Dạy học tích hợp sẽ phát huy được tính tích cực chủ
động và sáng tạo của HS; buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo
SGK, theo hướng dẫn của giáo viên.
Do đặc thù riêng của môn học, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn là hoạt
động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết
nội dung gắn với thực tiễn. Đó có thể là sự tích hợp tri thức, kĩ năng tiếng Việt
và Làm văn để giúp HS thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo
của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay;
chú trọng rèn luyện cho HS cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập
luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập. Đó cũng có thể là sự tích hợp những hiểu

biết về lịch sử, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống để đánh giá, lý giải một hiện
tượng văn học, một chi tiết nghệ thuật hay để đề xuất một thái độ, một quan
điểm sống...
Như vậy có thể thấy, phạm vi tích hợp trong giờ dạy Ngữ văn rất phong
phú: Có thể tích hợp nội môn (giữa ba phân môn Văn –Tiếng Việt – Làm văn
hay giữa những bài học có cùng chủ đề); Có thể tích hợp liên môn như: tích
hợp Văn – Lịch sử (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức
về hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ, về nhân vật lịch sử. . để lý giải và khai
thác giá trị, thành công cũng như hạn chế của tác phẩm); Tích hợp Văn – Địa lý
(Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh để
3


lý giải rõ một số chi tiết hình ảnh nghệ thuật ); Tích hợp Văn – Âm nhạc (hát,
ngâm thơ, diễn kịch); Tích hợp Văn – Mỹ thuật (Khi dạy học một tác phẩm văn
chương GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh họa …) [4]
Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy văn nói chung, phần
văn học hiện đại sau 1975 nói riêng sẽ mang lại một cách tiếp cận nhiều chiều
để học sinh tiếp xúc với tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Dạy học theo hướng
tích hợp trở thành nhiệm vụ cấp bách của mỗi giáo viên dạy văn hiện nay.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài:
a. Thực trạng:
Văn học sau 1975 có một quá trình phát triển phong phú và đã đạt được
những thành tựu to lớn. Trong SGK Ngữ van 12, tác phẩm văn học sau 1975
chiếm một số lượng không nhỏ. Việc dạy cho hấp dẫn, hiểu cho đúng những
tác phẩm này vẫn là thách thức với mỗi giáo viên và học sinh. Qua thực tế dạy
học văn học sau 1975 nói chung, bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy nói riêng tại
trường THPT Mai Anh Tuấn, tôi nhận thấy một số vấn đề sau:
* Về phía học sinh:
- Học sinh ngại học thơ, cho rằng thơ khó hiểu hơn văn xuôi tự sự nên chưa

thực sự hứng thú với giờ học.
- Chuẩn bị bài qua quýt cho xong việc hoặc không chuẩn bị bài.
- Trong giờ học, học sinh ít tham gia vào hoạt động học, giáo viên phát vấn
thì học sinh miễn cưỡng trả lời. Mặc dù nhiều địa danh được nhắc đến trong
bài thơ thuộc huyện Hà Trung, huyện liền kề với Nga Sơn nhưng các em hầu
như không biết. Ngay cả khi giáo viên hỏi về Đò Lèn, địa danh gắn với những
chiến công oanh liệt trong kháng chiến chống Mĩ, niềm tự hào của người dân
xứ Thanh học sinh cũng tỏ ra ngơ ngác. “ Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh” với
nhiều tín ngưỡng đậm đà bản sắc dân tộc chỉ cách mảnh đất các em đang sống
có hơn mười km nhưng các em vẫn trả lời không biết. Thực tế đáng buồn ấy
cho thấy, giới trẻ hiện nay còn thiếu hiểu biết về quê hương mình, thờ ơ với các
giá trị văn hóa truyền thống, chưa có thói quen tìm kiếm tư liệu liên quan đến
bài học.
*Về phía giáo viên:
- Nhiều giáo viên quan niệm bài thơ Đò Lèn thuộc phần đọc thêm, ít sử dụng
trong các kì thi hoặc kiểm tra, nên chưa chú ý đầu tư cho bài giảng. Do đó, dẫn
đến tình trạng chuẩn bị bài dạy qua loa, cho xong; chưa tích cực tìm tòi, sưu
tầm những kiến thức liên quan để dạy học tích hợp. Vì vậy bài học rời rạc,
chưa thu hút được học sinh.
b. Kết quả khảo sát tình hình thực tế:
4


* Đối tượng khảo sát:
- Hai lớp thuộc khối 12 . Đó là các lớp: 12A, 12D.
Sĩ số lớp 12 A: 42 học sinh, 12D : 38 học sinh
- Đặc điểm: Học chương trình chuẩn.
- Điều kiện học tập như nhau.
* Hình thức khảo sát:
- Kiểm tra vở soạn văn.

- Khảo sát học sinh trong giờ học bài đọc thêm “ Tiếng hát con tàu”- Chế
Lan Viên.
* Kết quả thống kê :
- Soạn bài:
+ Có 25/80 em chưa soạn bài.
+ Có 55/ 80 em đã soạn bài bằng cách trả lời 6 câu hỏi ở phần Hướng dẫn học
bài trong SGK nhưng nội dung rất sơ sài, chiếu lệ, đối phó với giáo viên.
- Trong giờ học:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh : nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm,
không em nào giơ tay xin trả lời, khi giáo viên chỉ định, học sinh đọc lại
nguyên văn phần Tiểu dẫn trong SGK.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc diễn cảm, 3/4 em đọc không đạt yêu cầu.
+ Khi được hỏi : Tây Bắc bao gồm những tỉnh nào 2/2 em không trả lời được
hoặc trả lời chưa đầy đủ.
+ Học sinh thụ động nghe giảng, ghi chép, rất ít tham gia xây dựng bài. Có
em còn làm việc riêng, gục mặt xuống bàn.
+ Nhìn chung giờ học khô khan, nặng nề, không đạt mục tiêu bài học.
c. Nguyên nhân của thực trạng:
- Học sinh chưa hứng thú với bài học, còn quan niệm đây là bài đọc thêm ít
kiểm tra, thi cử nên không chú ý.
- Học sinh ngại học thơ, cho rằng thơ khó hiểu, không có cốt truyện hấp dẫn,
không có các sự việc, chi tiết gay cấn như truyện.
- Chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập để khám phá kiến thức, kĩ
năng, đánh thức năng lực tiềm ẩn của bản thân.
- Ảnh hưởng của nhu cầu xã hội, số học sinh yêu thích môn ngữ văn không
nhiều, các em chỉ chú trọng học các môn tự nhiên… lơ là việc chuẩn bị bài.
- Giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp nên chưa tạo được hứng thú
cho học sinh.
- Khi giảng dạy còn chưa chú trọng đến việc tích hợp các kiến thức thuộc các
bộ môn liên quan nên sức hấp dẫn của bài học đối với học sinh chưa cao.


3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
5


Từ thực tế giảng dạy, tôi đã băn khoăn rất nhiều và mạnh dạn áp dụng các
giải pháp mới cho tiết đọc thêm bài Đò Lèn của Nguyễn Duy dựa trên tinh thần
đổi mới theo hướng tích hợp liên môn. Giáo viên cần xác định rõ các vấn đề sau:
a. Xác định mục tiêu bài học:
a.1.Về kiến thức:
- Môn Ngữ văn: giúp học sinh:
+ Hiểu được những tình cảm, suy nghĩ cảm động và sâu lắng của nhà thơ đối
với người bà thân yêu, sự vận động của mạch cảm xúc.
+ Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
+ Thấy được vị trí của nhà thơ Nguyễn Duy trong nền văn học mới.
- Môn Địa lí : giúp học sinh:
+ Hiểu rõ vị trí các địa danh được nhắc đến trong bài thơ: Đò Lèn, sông Lèn,
đền Cây Thị, đền Sòng, chợ Bình Lâm… miền kí ức in đậm những kỉ niệm tuổi
thơ của tác giả.
- Môn Lịch sử : giúp học sinh:
+ Hiểu được những tháng năm chống Mĩ oanh liệt, quật cường nhưng đầy
gian khó của quân dân Thanh Hóa ngày đêm chiến đấu bảo về cầu Đò LènHàm Rồng, giữ vững huyết mạch giao thông chi viện cho miền Nam… Sự vất
vả của người bà nuôi cháu trong chiến tranh phá hoại ác liệt.
- Kiến thức văn hóa: giúp học sinh:
+ Thấy được giá trị các tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần của
người Việt như tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh gắn với các hoạt động hát văn,
lên đồng mỗi dịp lễ hội ở đền Sòng, thêm tự hào về các giá trị văn hóa truyền
thống của quê hương.
- Môn Giáo dục công dân: giúp học sinh:
+ Xác định vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với cội nguồn, với quê hương

xứ sở.
+ Giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống- các lễ hội dân gian.
- Môn Mĩ thuật: giúp học sinh:
+ Hiểu cách phối màu, bố cục cho một bức tranh vẽ về nhân vật yêu thích
theo nội dung bài học.
a.2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc thơ và phương pháp tiếp cận thơ hiện đại.
- Khả năng tư duy, nhận nhiệm vụ, thu thập thông tin, phân tích kênh hình, xử
lí thông tin, liên hệ thực tế, làm việc nhóm.
a.3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng những hiểu biết về quê hương Thanh Hóa.
- Giáo dục lòng tự hào, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa con người xứ Thanh.
- Biết kính trọng tổ tiên, ông bà…
- Trách nhiệm với quê hương, đát nước, gia đình.
a.4. Giáo dục kĩ năng sống và năng lực hướng tới:
6


- Kĩ năng sống: Tự nhận thức về tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình
yêu thương những người thân, hãy yêu thương họ khi khi họ còn bên ta; biết
trân trọng quá khứ.
- Năng lực hướng tới:
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực giao tiếp Tiếng Việt.
+ Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
b. Các nội dung tích hợp trong bài học:
Khi dạy học bài thơ Đò Lèn, giáo viên có thể tích hợp kiến thức ngay trong
bản thân môn văn và tích hợp liên môn:

* Văn- Văn:
- Ngay trong phần khởi động, để thu hút sự chú ý, giáo viên có thể kiểm tra
kiến thức học sinh đã học ở lớp 9 bằng cách đặt câu hỏi: em đã học bài thơ nào
của nhà thơ Nguyễn Duy ở lớp 9? Em hãy đọc diễn cảm bài thơ ấy.
- Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về những hồi ức tuổi thơ của tác giả, giáo
viên yêu cầu học sinh liên hệ với khổ một bài thơ Quê hương của Giang Nam,
để thấy được nét mới trong cách nói về quá khứ của Nguyễn Duy, rất chân
thực, không thi vị quá khứ.
- Để làm rõ sự đặc biệt trong cách thể hiện tình thương bà của nhà thơ, giáo
viên hướng dẫn học sinh tìm nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa
Bằng Việt ( Bếp lửa) và Nguyễn Duy ( Đò Lèn), hai tác giả cùng viết về một đề
tài.
* Văn- Làm văn:
- Từ đặc trưng của bài thơ là có sự kết hợp hai phương thức biểu đạt chính là
tự sự và biểu cảm nên khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản, tôi sẽ đặt câu
hỏi: “ Em hãy cho biết bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt
nào? Hiệu quả nghệ thuật của sự kết hợp các phương thức ấy?” để củng cố lại
việc nhận diện các phương thức biểu đạt giúp cho việc trả lời tốt câu hỏi phần
đọc hiểu trong khi thi THPT quốc gia.
* Văn- Tiếng Việt:
- Yêu cầu học sinh nhận xét về giá trị biểu đạt của các từ: cơ cực, thập thững
Khi tác giả miêu tả về bà ngoại để thấy được sự vất vả, tảo tần của bà khi phải
nuôi cháu trong hoàn cảnh khó khăn.
* Văn – Địa lí địa phương:
- Dạy học văn không chỉ nhằm mục đích cung cấp những kiến thức về thể loại,
nội dung mà quan trọng hơn là qua tác phẩm đó giáo viên sẽ truyền đến cho
các em tình yêu, niềm tự hào vê quê hương, đất nước. Và sẽ càng tự hào hơn
khi những địa danh đó nằm trên chính mảnh đất quê hương các em. Khi dạy
bài Đò Lèn, tôi sẽ tích hợp vận dụng kiến thức Địa lí địa phương. Giáo viên
chuẩn bị bản đồ Thanh Hóa, yêu cầu học sinh lên xác định về cầu Lèn, sông

7


Lèn, vị trí đền Sòng, đền Cây Thị… Các địa danh này rất nổi tiếng, lại rất gần
nơi các em đang sống, giúp các em hiểu hơn về quê mình.
* Văn- Lịch sử địa phương:
- Tác phẩm văn học nào cũng ít nhiều phản ánh một giai đoạn lịch sử, Đò
Lèn- địa danh nổi tiếng gắn với những chiến công vang dội của quân dân
Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mĩ, tôi sẽ yêu cầu học sinh tìm hiểu trước
và trình bày về điều này, qua đó bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, lòng
tự hào về truyền thống vẻ vang của quê Thanh.
* Văn- Kiến thức văn hóa:
- Đạo Mẫu là một phần quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian và bản
sắc Việt Nam. Đền Sòng thờ Mẫu Liễu Hạnh- một trong “ tứ bất tử”. Trước
khi đi vào tìm hiểu văn bản, tôi sẽ yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết về đền
Sòng và tín ngưỡng thờ Mẫu …giúp học sinh thêm tự hào về miền đất văn hóa
xứ Thanh, xác định trách nhiệm bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể của dân tộc.
* Văn- Giáo dục công dân:
- Học văn là học cách làm người. Môn văn có nhiều ưu thế trong việc giáo
dục cho học sinh những phẩm chất cao đẹp. Giáo dục qua các hình tượng nghệ
thuật nên rất tự nhiên, dễ đi vào lòng người. Trước khi kết thúc bài dạy, tôi tích
hợp với Giáo dục công dân lớp 10, bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và
gia đình.
GV hỏi: Em đã làm gì để phụng dưỡng, chăm sóc ông bà? Em có thường
xuyên bày tỏ tình cảm với người thân không? Để giáo dục về trách nhiệm của
công dân với tổ tiên, nguồn cội, tình cảm gia đình qua việc tìm hiểu bài thơ
Đò Lèn.
* Văn- Mĩ thuật:
HS vẽ tranh theo nội dung bài học về nhân vật em yêu thích. Tích hợp với

Mĩ thuật lớp 9, bài 16: Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á.
c. Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học:
* Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp thuyết trình .
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật động não.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi từ dễ đến khó.
- Kĩ thuật trình bày một phút.
d. Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, loa, phấn, bảng.
- Giáo án, giáo án điện tử, SGK.
- Phiếu giao việc.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi học:
8


+ Trước khi diễn ra tiết học một tuần, tôi chia lớp thành 3 nhóm nhỏ, thực
hiện các yêu cầu:
. Nhóm 1: Tích hợp kiến thức địa lí, giới thiệu về sông Lèn, cầu đò Lèn.
( chuẩn bị và trình bày bằng Powerpoint).
. Nhóm 2: Tích hợp kiến thức Lịch sử, trình bày về chiến công của quân dân
Thanh Hóa chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, bảo về cầu Đò Lèn- Hàm Rồng.
( HS có thể trình bày qua bảng phụ hoặc Powerpoint)
. Nhóm 3: Tích hợp kiến thức văn hóa, giới thiệu về đền Sòng và tín ngưỡng
thờ Mẫu của người Việt.( khuyến khích trình bày trên Powerpoint)
* Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị theo phiếu giao việc của giáo viên.
- Tìm kiếm, tham khảo các tài liệu liên quan đến bài học.

- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
e. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
e.1. Hoạt động khởi động:
* Tích hợp kiến thức Ngữ văn 9:
- GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học ở THCS và nêu câu hỏi kết nối: Trong
chương trình Ngữ văn THCS, các em đã được học bài thơ nào của nhà thơ
Nguyễn Duy? Em hãy đọc thuộc và diễn cảm bài thơ ấy.
- HS trả lời các nội dung liên quan: Em đã được học ở lớp 9 bài thơ “ Ánh
trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy, đọc diễn cảm bài thơ.
- Từ cau trả lời của HS, GV cho các em xem một đoạn video về cảnh sông
Lèn, cầu đường bộ, cầu đường sắt Đò Lèn trong sự phát triển hôm nay để dẫn
dắt vào bài học.
e.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV và HS
*HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
phần tiểu dẫn.
.GV sử dụng phương pháp gợi mở.
KT đặt câu hỏi biết.
- Bước 1:
GV tổ chức trò chơi: Hoàn thiện
chân dung nhà thơ. Cụ thể: chia lớp
thành hai đội, GV lần lượt đọc các
câu hỏi về: tên, năm sinh, quê, xuất
thân, đặc điểm thơ, vị trí, tác phẩm
chính. Đội nào có câu trả lời nhanh
nhất sẽ ghi điểm.
- HS trả lời
- GV nhận xét và hoàn thiện các nội
dung.


Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tên Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm
1948, tại xã Đông Vệ, thị xã Thanh
Hóa ( nay là TP Thanh Hóa).
- Xuất thân: gia đình nông dân nghèo,
sớm mồ côi mẹ, có thời gian dài được
bà ngoại nôi dưỡng.
+ Là nhà thơ trưởng thành trong
kháng chiến chống Mĩ.
- Đặc điểm thơ:
+ Kết hợp hài hòa giữa cái duyên
dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc.
+ Xúc cảm chân thành.
+ Lối thơ đậm màu sắc dân gian
- Vị trí trong nền văn học mới:
9


+ Gương mặt tiêu biểu của phong trào
thơ trẻ thời chống Mĩ.
+ Góp phần làm mới thể lục bát tạo
nét độc đáo, hấp dẫn.
+ Nhà thơ của những vẻ đẹp đời
thường.
- Tác phẩm chính: SGK.
2. Bài thơ:
- Bước 2:
+ Yêu cầu Hs xác định trên bản đồ a.Các địa danh trong bài Đò Lèn:

Thanh Hóa các địa danh: Đò Lèn,
sông Lèn, đền Cây Thị, đền Sòng…
+ GV yêu cầu các nhóm trình bày + Sông Lèn là một phân lưu phía bắc
kết quả chuẩn bị ở nhà theo phiếu của Sông Mã tại Thanh Hóa, Việt
Nam. Sông được tách ra từ sông Mã
giao việc:
tại địa phận xã Vĩnh An, huyện Vĩnh
+ Nhóm 1: Tích hợp kiến thức Lộc và xã Hà Sơn, huyện Hà Trung,
địa lí địa phương, giới thiệu về chảy theo hướng đông đổ ra vịnh Bắc
Bộ tại cửa Sung (Lạch Sung) nằm
sông Lèn, cầu đò Lèn.
( chuẩn bị và trình bày bằng giữa hai xã Nga Thủy, Nga Sơn và Đa
Lộc, Hậu Lộc. Sông Lèn là ranh giới
Powerpoint).
- Đại diện nhóm 1 trình bày, lớp tự nhiên của các huyện Hà Trung, Nga
Sơn (thuộc tả ngạn) với huyện Hậu
theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm, chốt ý Lộc (thuộc hữu ngạn).
chính.
Sông Lèn có tổng chiều dài khoảng
34 km, chảy cắt quốc lộ 1A tại cầu Đò
Lèn, cách Hà Nội khoảng 130 km về
hướng nam. Quốc lộ 1A bắc ngang
sông Lèn bằng cây cầu Đò Lèn. Một
cây cầu khác là cầu Thắm, khởi công
năm 2014, trên quốc lộ 10, nơi giáp
Nga Sơn và Hậu Lộc.[5]
+ Nhóm 2: Tích hợp kiến thức
Lịch sử địa phương, trình bày về
chiến công của quân dân Thanh

Hóa chống chiến tranh phá hoại
của Mĩ, bảo vệ cầu Đò Lèn- Hàm
Rồng.
( HS có thể trình bày qua bảng
phụ hoặc Powerpoint)

+ Cầu Đò Lèn: ranh giới hai huyện
Hà Trung và Hậu Lộc, có ga Lèn,
thuộc tiểu khu 3, thị trấn Hà Trung.
+ Thanh Hóa- địa bàn nối liền khúc
ruột miền Trung, mục tiêu bắn phá
của máy bay Mĩ. Trong chiến tranh
Đò Lèn trở thành một trong những
10


- Đại diện nhóm 2 trình bày, lớp
theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, cho điểm, chốt ý
chính.

+ Nhóm 3: Tích hợp kiến thức văn
hóa, giới thiệu về đền Sòng và tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
- Đại diện nhóm 3 trình bày bằng
Powerpoint, lớp theo dõi, nhận
xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, cho điểm, chốt ý
chính.


điểm oanh kích dữ dội của không
quân Mỹ nhằm cắt đứt tuyến giao
thông quan trọng ở miền Bắc Việt
Nam. Chỉ trong hai ngày 3 và
4/4/1965 Mĩ đã huy động 455 lượt
máy bay, ném 350 quả bom, băn 149
tên lưả, rốc két xuống Đò lèn- Hàm
Rồng nhắm cắt đứt mạch máu giao
thông, chặn đường chi viện cho miền
Nam. Quân dân Thanh Hóa đã bắn rơi
276 máy bay, 26 tàu chiến, bảo vệ
vững chắc cầu Đò Lèn, cầu Hàm
Rồng, góp phần cùng quân dân miền
Bắc buộc Mĩ ngừng leo thang chiến
tranh phá hoại.[ 6]
=> Đò Lèn, địa danh nổi tiếng của
Thanh Hóa, quê ngoại Nguyễn Duy.
+ Đền Sòng: “ Đền Sòng thiêng nhất
xứ Thanh”, di tích lịch sử văn hóa cấp
quốc gia, thuộc phường Bắc Sơn, thị
xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa, luôn được
quan tâm, đầu tư tôn tạo để đón hàng
vạn du khách thập phương về chiêm
bái. Đền được xây dựng dưới triều
vua Lê Hiển Tông, thế kỉ XVIII.
Tương truyền đây là nơi mẫu Liễu
Hạnh hiển thánh. Lễ hội đền Sòng kéo
dài suốt tháng hai ( âm lịch), gắn liền
với hoạt động hát văn rất hấp dẫn du
khách.

Mẫu trong Đạo Mẫu là hình tượng
của người mẹ Việt Nam, một đấng
thần linh luôn cứu vớt chúng sinh
thoát khỏi hiểm nguy. Trong hệ thống
thần linh nước Việt, mẫu Liễu đứng
trong hàng “ tứ bất tử”, chiếm vị trí
quan trọng hàng đầu trong đời sống
tâm linh người Việt đương đại [7]

- GV hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời và
bố cục bài thơ?
b. Hoàn cảnh ra đời :
- HS làm việc cá nhân, trả lời.
11


- 9/1983, nhà thơ trở lại quê hương,
sống với những hồi ức đan xen thời
thơ ấu
- Bố cục : 2 phần
*HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tìm
+ 5 khổ đầu.
hiểu văn bản.
+ 1 khổ cuối.
.GV sử dụng phương pháp nêu
vấn đề, thảo luận nhóm.
KT đặt câu hỏi hiểu.
II. Đọc hiểu:
- Bước 1: GV gọi 1 HS đọc bài thơ.
GV nhận xét và hướng dẫn cách

đọc: giọng kể chuyện thầm thì, chậm
rãi, tha thiết, khổ cuối đọc với giọng
tiếc nuối, xót xa.
1. Đọc:
- Bước 2:
+ Tích hợp kiến thức làm văn, GV
hỏi:
Em hãy cho biết phương thức biểu
đạt chính của bài thơ? Nêu hiệu quả
biểu đạt của việc kết hợp các phương
thức ấy?
HS làm việc cá nhân, trả lời.

- Bước 3: GV chia lớp thành 6
nhóm, giao nhiệm vụ qua phiếu học
tập, trên cơ sở bài soạn ở nhà, các
em thảo luận trong 5 phút, thống
nhất nội dung, cử đại diện trình bày.
+ Nhóm 1 &2 thảo luận câu hỏi:
Trong bài thơ cái tôi của tác giả thời
tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào?
Nét quen thuộc và mới mẻ trong
cách nhìn của tác giả về chính mình
trong quá khứ?

2. Tìm hiểu văn bản:
- Phương thức biểu đạt: tự sự và biểu
cảm ( biểu cảm bằng con đường tự
sự).
-> Vừa tái hiện kỉ niệm tuổi thơ cùng

hình ảnh người bà tảo tần, lam lũ vừa
bày tỏ tình thương bà, có sức lay động
sâu xa trái tim người đọc.

2.1. Hồi ức về tuổi thơ và về bà
ngoại: ( 5 khổ đầu)
a. Hồi ức về tuổi thơ:
- Kỉ niệm:
+ Hồn nhiên, tinh nghịch: níu váy bà
đi chợ, câu cá, bắt chim, trộm nhãn…
+ say mê thế giới tiên phật, thánh
thần: chơi đền Cây Thị, đền Sòng,
xem hát văn…
-> Tác giả liệt kê hàng loạt kỉ niệm
tuổi thơ nghịch ngợm, khờ dại. Các
. Đại diện một nhóm trình bày, nhóm địa danh cụ thể của vùng quê ngoại
còn lại nhận xét, bổ sung.
Hà Trung xưa, nơi Nguyễn Duy sống
. GV nhận xét, cho điểm, chốt ý và đi học suốt thời thơ ấu trong sự chở
chính, chiếu thêm hình ảnh về đền che của bà ngoại.
12


Cây Thị (xã Hà Ngọc), đền Sòng
( Bỉm Sơn).
.Liên hệ với khổ 1 bài “ Quê hương”
của Giang Nam để thấy nét mới
trong cách nói về quá khứ của
Nguyễn Duy.


.+ Nhóm 2 &4 thảo luận câu hỏi:
Tình cảm sâu nặng của tac giả với bà
mình được biểu hiện cụ thể như thế
nào?
. GV gợi ý: Tìm những chi tiết, hình
ảnh phát hiện những cung bậc tình
cảm của tác giả khi nhớ về bà ngoại.
. Tích hợp với kiến thức tiếng Việt:
tìm hiểu nghệ thuật dùng từ, phân
tích giá trị tạo hình và biểu cảm của
từ “ thập thững” , “trong suốt” .
. Hết thời gian thảo luận, Gv chỉ định
đại diện một nhóm trình bày, nhóm
còn lại nhận xét, bổ sung. GV nhận
xét, cho điểm, chốt ý chính.

- Nét quen thuộc và mới mẻ trong
cách nói về tuổi thơ: tác giả rất thẳng
thắn, tôn trọng dĩ vãng, không che dấu
tuổi thơ hiếu động, nghịch ngợm +
Không né tránh nhắc lại những kỉ
niệm không đẹp-> không thi vị hóa
-> cách nhìn mới về quá khứ.

b. Hồi ức về bà ngoại:
- Tái hiện hình ảnh bà ngoại:
+ Sử dụng thủ pháp liệt kê: mò cua,
xúc tép, gánh chè xanh, bán trứng…
-> bà đã già mà vẫn vất vả, cơ cực.
+ Các địa danh cụ thể: Quán Cháo,

đồng Giao, Ba Trại, Đồng Quan->in
dấu chân bà-> hành trình lam lũ, thầm
lặng trong cuộc mưu sinh.
+ Từ “ thập thững”: diễn tả bước chân
khó nhọc, bước cao, bước thấp, trong
bước chân đó có cái gì thật tội nghiệp
-> ẩn chứa cả tấm lòng của Nguyễn
Duy.
+ “ đêm hàn”: vừa chỉ thời gian, vừa
mô tả sự buốt giá -> nỗi xót xa của tác
giả trước sự hi sinh âm thầm của bà.
+ Từ “ trong suốt” trong câu “ Tôi
trong suốt….tiên phật, thánh thần”:
vốn là tính từ -> động từ.
+ Bà được so sánh với tiên phật, thánh
thần -> lòng ngưỡng mộ, tôn sùng của
cháu.
+ “ Nghe thơm” : ẩn dụ chuyển đổi
cảm giác -> sức ám ảnh của hương
thơm trong quá khứ.
+ Hậu quả của chiến tranh phá hoại
của Mĩ: nhà bà bay, đền Sòng bay
hoang tàn, đổ nát, bà đi bán trứng ga
Lèn trong mưa bom, bão đạn vẫn tảo
tần nuôi cháu.
=> Bà giàu đức hi sinh, mang bao vẻ
- GV dẫn dắt vào phần hai của bài đẹp của người bà, người mẹ Việt
thơ.
Nam.
13



+ Nhóm 5 &6 thảo luận câu hỏi:
Cách thể hiện tình thương bà của tác
giả có gì đặc biệt?
Tích hợp với kiến thức Ngữ văn 9
để so sánh nét riêng trong cách sử
dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả
cùng viết về một đề tài: Bằng Việt
( Bếp lửa) và Nguyễn Duy ( Đò
Lèn).
. GV chỉ định đại diện một nhóm
trình bày, nhóm còn lại nhận xét, bổ
sung.
. GV nhận xét, cho điểm, chốt kiến
thức.

2. Sự thức tỉnh của người cháu:
- Thuở nhỏ: vô tư -> vô tâm, mải chơi,
không hiểu được nỗi vất vả của bà.
- Trưởng thành: biết thương bà, ý thức
được trách nhiệm của mình thì mất bà
mãi mãi.
- Dòng sông xưa vẫn thế, nhưng bà thì
không còn.
- > Nỗi đau mất mát, tiếc nhớ, xót xa,
khi thức tỉnh thì đã muộn.
- So sánh với bài Bếp lửa của Bằng
Việt:
+ Bài Đò Lèn: nỗi nhớ bà gắn với các

hình ảnh: mò cua, bắt tép, gánh hàng
rong…quen thuộc trong công việc
thường nhật. Tâm trạng tác giả là ăn
năn, nuối tiếc; giọng thơ xót xa, ngậm
ngùi.
+ Bài Bếp Lửa: nỗi nhớ bà gắn với
hình ảnh bếp lửa- hồi ức thiêng liêng
về tình bà cháu. Tác giả thấu hiểu
công lao khó nhọc và tình thương của
bà; giọng thơ trìu mến, thiết tha.

HĐ 3: Hướng dẫn học sinh
tổng kết.
. GV sử dụng phương pháp : nêu
vấn đề, thuyết trình.
KT: động naõ, trình bày một phút.
- GV: Thông điệp quan trọng nhất
em rút ra được từ bài thơ Đò Lèn?
- HS làm việc cá nhân, trả lời.

III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Bài thơ thể hiện một triết lí sống sâu
sắc: hãy dành tình yêu thương, cảm
thông, thấu hiểu với người thân, với
mọi người quanh ta, đừng để khi thực
sự biết yêu thương người khác thì cơ
hội đền đáp không còn.
- Gợi tình yêu quê hương, yêu các giá
trị văn hóa truyền thống.

- GV: Nêu những đặc sắc về nghệ - Ý nghĩa thức tỉnh.
thuật của bài thơ?
2. Nghệ thuật:
- HS trả lời.
- Hình ảnh, từ ngữ gợi hình, gợi cảm.
- Biện pháp liệt kê.
- Thủ pháp đối lập.
-> Bài thơ xúc động về tình bà cháu,
gợi suy ngẫm sâu sắc.
14


e.3. Hoạt động luyện tập:
GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề.
KT đặt câu hỏi vận dụng.
- Tích hợp với kiến thức GDCD, bài 12, lớp 10 – Công dân với tình yêu,
hôn nhân và gia đình:
Nội dung tích hợp:
Quan hệ giữa ông bà và các cháu: ông bà ( nội, ngoại) có trách nhiệm yêu
thương, quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu, sống mẫu mực và nêu gương
tốt cho con cháu. Cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có
trách nhiệm phụng dưỡng ông bà.[8]
. + GV hỏi: Em đã làm gì để phụng dưỡng, chăm sóc ông bà? Em có thường
xuyên bày tỏ tình cảm với người thân không?
+ HS suy nghĩ trả lời.
+ GV nhận xét, chốt: Lòng yêu thương những người ruột thịt bao giờ cũng là
thước đo quan trọng nhất cho lòng nhân ái của con người.
e.4.Hoạt động củng cố, hướng dẫn học bài ở nhà:
* Củng cố:
GV khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học.

* Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Yêu cầu học sinh lập bản đồ tư duy về bài học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
e.5. Hoạt động thực hành- ứng dụng:
- Tích hợp với kiến thức Mĩ thuật lớp 9, bài 16, Sơ lược về một số nền Mĩ
thuật châu Á.[9]
HS vẽ tranh về nhân vật yêu thích theo nội dung bài học. Đặt tên cho bức
tranh.
Trên đây là những giải pháp mà tôi đã tiến hành khi dạy bài Đò Lèn .
4. Kết quả thực hiện:
Thực tế giảng dạy cho thấy, vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong dạy
học bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy, tôi thấy hiệu quả của giờ học nâng lên rõ
rệt. Học sinh đã chủ động, hứng thú hơn trong học tập. Các em tỏ ra rất thích thú
khi được giao nhiệm vụ, các nhóm nỗ lực tìm kiếm, thu thập những kiến thức
liên quan đến bài học, thi đua xem nhóm nào trình bày đẹp, thuyết trình hấp dẫn.
Học sinh tranh luận, phản biện rất sôi nổi. Các em vui vì được trình bày những
hiểu biết của bản thân, vui vì được các bạn lắng nghe và cổ vũ mình nói. Đặc
biệt qua việc tìm hiểu bài thơ trong mối quan hệ với địa lí, lịch sử, văn hóa và sự
liên quan các môn học khác, các em được giáo dục về tình cảm nguồn cội, tình
yêu quê hương, thêm tự hào về truyền thống văn hóa cuả mảnh đất con người
xứ Thanh. Từ đó nâng cao ý thức về vai trò của cá nhân với tổ tiên, ông bà, với
quê hương và với chính mình, xác định mục đích học tập đúng đắn.
Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong bài Đò Lèn cũng tạo cho giáo
viên thói quen tự tìm hiểu, trau dồi thêm kiến thức của nhiều môn học khác
15


nhau… để thiết kế bài giảng một cách linh hoạt, sinh động, tránh lối truyền thụ
áp đặt một chiều.
Tôi đã khảo sát và so sánh kết quả học tập bộ môn của học sinh hai lớp mà

tôi áp dụng phương pháp đã trình bày trong đề tài này. Kết quả thống kê như
sau:
* Đối tượng khảo sát:
- Học sinh lớp 12A và 12D
- Số lượng học sinh 2 lớp là 80 em.
- Học chương trình cơ bản
- Điều kiện học tập như nhau.
- Nội dung học tập giống nhau
* Hình thức và nội dung khảo sát:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài trong vở soạn và nhiệm vụ cụ thể được phân
công trong phiếu học tập.
- Đánh giá kết quả tham gia vào hoạt động trên lớp trong giờ học .
. Về việc soạn bài:
+ 80/80 em đã soạn bài theo yêu cầu.
+ Các nhóm được phân công chuẩn bị bài ở nhà khá đầy đủ, thiết kế trên
Powerpoint rất đẹp mắt.
.Trong giờ học:
+ Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh đã tích cực giơ tay xin trả lời.
+ Quan sát lớp học, giáo viên thấy phần lớn học sinh đã tham gia vào các hoạt
động học, lớp học sôi nổi, thân thiện. Không con tình trạng học sinh làm việc
riêng hay tỏ thái độ chán nản như trước. Nhiều học sinh thể hiện sự tự tin, sáng
tạo, khả năng thuyết trình, giải quyết vấn đề tốt, nắm chắc nội dung bài học.
.Kết quả kiểm tra 5 phút sau giờ học.
Kết quả

Giỏi

Khá

Trung bình


Yếu

Kém

(9-10 đ)

(7-8 đ)

(5-6 đ)

(4-3đ)

(2-0đ)

Số lượng

20/80

38/80

22/80

0/80

0/80

Tỉ lệ (%)

25%


4 7.5%

27,5%

0

0

Kết quả khảo sát trên cho thấy rằng việc hướng dẫn học sinh tiếp cận bài học
theo tinh thần tích hợp, đổi mới đã đem lại những kết quả khả quan, bước đầu
cho thấy tính hiệu quả, thiết thực của đề tài. Học sinh chủ động hơn, tích cực
hơn trong việc nắm bắt nội dung bài học. Đặc biệt là quá trình chuẩn bị bài ở
nhà rất có hiệu quả đã đem lại thành công cho tiết học.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
16


1. Kết luận:
Tích hợp giáo dục tình cảm nguồn cội, tình yêu quê hương và các giá trị
văn hóa truyền thống qua bài thơ Đò Lèn, là một đề tài nhỏ, người viết nghiên
cứu để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông của
mình. Từ thực tế giảng dạy và kết quả thu được tôi nhận thấy việc dạy học tích
hợp đã đáp ứng một trong những yêu cầu quan trọng trong mục tiêu đổi mới
giáo dục. Nhờ dạy học tích hợp liên môn kết hợp với các kĩ thuật dạy học tích
cực trong bài dạy Đò Lèn giáo viên có thể khai thác bài học sâu hơn, làm cho bài
giảng sinh động, hấp dẫn. Học sinh hứng thú với bài học, chủ động, tích cực
tham gia vào các hoạt động học. Các em hiểu được nội dung bài học, hiểu thêm
kiến thức của các môn học khác. Và quan trọng hơn, các em thấy được mối quan
hệ gần gũi giữa tác phẩm văn học và đời sống; các em có thể vận dụng các kiến

thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn để phát triển toàn diện về
đức- trí- thể- mĩ. Dạy học tích hợp liên môn thực sự hiệu quả, kích thích được
hứng thú học tập của học sinh. Năm học 2017- 2018, tôi đã có một học sinh đạt
giải nhì, hai học sinh được giải khuyến khích trong kì thi “ Vận dụng kiến thức
liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn”.
Phương pháp dạy học này có ưu điểm nổi bật là dễ sử dụng, có thể áp dụng
rộng rãi cho các tiết đọc văn.
2. Kiến nghị:
Thứ nhất: Tổ chuyên môn cần tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên
môn theo hướng nghiên cứu bài học, dạy học tích hợp liên môn bằng việc thảo
luận, xây dựng các nội dung, chủ đề cụ thể, phân công giáo viên dạy thể nghiệm
để rút ra bài học.
Thứ hai: Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất như phòng học tốt,
băng đĩa, máy chiếu, yêu cầu giáo viên hỗ trợ lẫn nhau để có thể đáp ứng yêu
cầu dạy học; động viên và khen thưởng những giờ dạy của giáo viên có sự đầu
tư nghiên cứu đổi mới phương pháp.
Thứ ba: Sở GD & ĐT cung cấp thêm các tư liệu về lịch sử, địa lí, văn hóa…
qua các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên để giáo viên dễ tra cứu.
Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng kiến
kinh nghiệm “ Tích hợp giáo dục tình cảm nguồn cội, tình yêu quê hương và
các giá trị văn hóa truyền thống qua bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy- Ngữ
văn 12”.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, ủng hộ của các thầy cô giáo để đề tài
hoàn chỉnh và áp dụng hiệu quả hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung
17


của người khác.
Người viết sáng kiến:

Nguyễn Thị Hiên

18



×