Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Nâng cao hiệu quả phần nghị luận văn học (5,0 điểm) trong đề thi THPTQG cho học sinh lớp 12 ở trường THPT triệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.92 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
(5,0 ĐIỂM) TRONG ĐỀ THI THPTQG CHO HỌC SINH LỚP 12
Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5

Người thực hiện : Trần Thị Thúy Nga
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn.

THANH HÓA NĂM 2019


MỤC LỤC
TT
1

2

3
4

Nội dung chính

Trang
1. MỞ ĐẦU.
2
1.1. Lí do chọn đề tài.


2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
4
2.2.1. Thực trạng đề thi từ năm 2017 đến nay (2019).
4
2.2.2. Thực trạng dạy học của giáo viên.
8
2.2.3. Thực trạng học của học sinh.
9
2.3. Những giải pháp bước đầu.
11
2.3.1. Ôn tập lại những vùng kiến thức tác phẩm trọng tâm dễ
11
rơi vào đề thi.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh nắm được cấu trúc bài viết đơn giản
12
và dễ triển khai nhất, có kèm theo thang điểm từng phần.
2.3.3. Chia tách mảng nội dung ôn tập, cụ thể hóa cách làm bài.
2.3.4. Lựa chọn, trau chuốt từng đề thi, bám sát đề minh họa để
17

học sinh thực nghiệm.
2.3.5. Hướng dẫn học sinh đưa kiến thức lí luận vào bài thi.
18
2.3.6. Chấm, trả bài và nhận xét cụ thể, kịp thời.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
18
19
19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
21
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
23
1. MỞ ĐẦU

1.1 . Lí do chọn đề tài.

Thi THPTQG là một trong những kì thi quan trọng nhất của học sinh
trung học phổ thông. Phía sau kì thi là những cánh cửa, những ngã rẽ của cuộc
đời các em. Bởi vậy, bất cứ một học sinh nào tham dự kì thi đều mong muốn
mình đạt một kết quả cao nhất.
Tuy nhiên, thực tế không phải học sinh nào cũng làm được điều này, đặc
biệt là với bài thi môn Ngữ văn 120 phút. Bản thân môn Ngữ văn có hình thức
thi riêng (tự luận), trong khi tất cả các môn thi còn lại đều theo hình thức thi
trắc nghiệm. Điều này cho thấy tính đặc thù của môn học. Áp lực khi rút ngắn
thời gian thi từ 180 phút (các khóa thi 2016 trở về trước) xuống còn 120 phút
(từ khóa thi 2017), mà lượng kiến thức không hề thay đổi đã đòi hỏi học sinh
phải có một vốn kiến thức vững, một vốn kĩ năng tốt mới có thể đáp ứng được
yêu cầu của cuộc thi và mong có điểm số cao.
2



Từ khóa thi 2015 học sinh đã được làm quen với kì thi THPTQG hai
trong một. Tuy nhiên, các khóa 2015, 2016 đề thi môn Ngữ văn 180 phút có
cấu trúc 3/3/4 đến khóa 2017 đã thay đổi, điều chỉnh thành 120 phút với cấu
trúc 3/2/5. Phần đọc hiểu 3,0 điểm và câu 1 phần làm văn 2,0 điểm đã bắt đầu
trở nên quen thuộc, không còn mới mẻ như những năm đầu. Vì vậy các em đã
giải quyết tương đối tốt yêu cầu ở những phần này. Thế nhưng với câu nghị
luận văn học 5,0 điểm, dù là vùng kiến thức quen thuộc đã được ôn luyện
nhiều cũng khó để đạt điểm cao. Phân chia thời gian đã là cả một vấn đề. Đây
lại là yêu cầu chiếm một nửa số điểm bài thi, nên đa phần các em học sinh đều
rất lo lắng, áp lực. Học sinh không đủ tỉnh táo, không đủ tư chất sẽ chỉ mất thời
gian mà không giải quyết được vấn đề.
Thực tế quá trình dạy học và chấm bài thi, khảo sát môn Ngữ văn lớp 12
ở trường THPT Triệu Sơn 5 cho thấy, với bài nghị luận văn học 5,0 điểm nhiều
em còn chưa kịp nhớ hết vùng kiến thức đã phải tiếp cận với sự thay đổi liên
tục từ đề thi 2017 cho tới nay khiến các em luôn có tâm lí hoang mang, lo lắng.
Làm thế nào để tiếp cận và giải quyết đề thi đúng hướng? Làm thế nào để bài
thi đạt được điểm số cao như mong đợi để vào Trường Đại học mơ ước? Đó là
cả một vấn đề. Thậm chí nhiều giáo viên đứng lớp cũng còn không khỏi băn
khoăn.
Kì thi THPTQG 2019 đang đến gần với những đổi mới mà các tài liệu
nghiên cứu về cách làm bài nghị luận văn học 5,0 điểm hiệu quả với học sinh
còn tương đối hạn hẹp (bởi đây là vấn đề đổi mới theo từng năm – làm mới
những gì đã cũ) đã khiến tôi có nhiều suy nghĩ, trăn trở.
Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi trong quá trình dạy học mạnh dạn
đi vào nghiên cứu tìm hiểu và triển khai đề tài: “Nâng cao hiệu quả phần
nghị luận văn học (5,0 điểm) trong đề thi THPTQG cho học sinh lớp 12 ở
trường THPT Triệu Sơn 5” nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết của bản thân, giải
quyết khúc mắc cho các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn luyện, làm tài
liệu nghiên cứu thêm cho bạn bè đồng nghiệp và học sinh trước kì thi

THPTQG 2019.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực tế dạy học, cung cấp hiểu biết cho bản thân mình.
- Cung cấp thêm cho đồng nghiệp, đặc biệt là các em học sinh cùng
những người quan tâm một vài kiến thức, phương pháp viết bài nghị luận văn
học 5,0 điểm hiệu quả, từ đó có thể ứng dụng một cách linh hoạt vào quá trình
dạy học.
- Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn theo quan điểm khoa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Phần nghị luận văn học 5,0 điểm trong đề thi THPTQG.
- Học sinh lớp 12B1, 12B2, 12B3, 12B4, 12B5; 12B6; 12B7 khóa học
2016 – 2019 trường THPT Triệu Sơn 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp khảo sát, điều tra.
3


- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Ngữ văn là môn học có tính chất đặc thù, chiếm thời lượng lớn trong
chương trình học của học sinh Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bởi
môn học này góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách cho
học sinh. “Văn học là nhân học” (M. Gorki). “Văn học không chỉ là nguồn tri
thức mà còn là nguồn năng lượng tinh thần lớn lao, có ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức
cho con người trong cuộc sống” [1].
Với ý nghĩa đó, văn học trở thành môn học, môn thi bắt buộc trong nhà

trường trong tất cả các kì thi. Không chỉ những học sinh theo học ban xã hội
mới cần học mà nó là môn điều kiện thi, xét tốt nghiệp, Đại học, cao đẳng bắt
buộc với học sinh THPT. Dù học theo bất kì ngành học nào các em cũng phải
biết viết một văn bản mạch lạc khi cần thiết. Bởi lẽ, phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh,
4


phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự
học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh…[2]. “Học và hành phải kết hợp chặt chẽ…phải gắn liền với thực tế
những đòi hỏi của dân tộc, xã hội” [3].
Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, đổi mới khâu
thi cử là khâu có ý nghĩa đột phá, do vậy đề thi cũng liên tục có những đổi mới
thích ứng với nhu cầu đào tạo mới: Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm
tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học;
kết hợp đánh giá cả quá trình và đánh giá cuối kì học, cuối năm học theo mô
hình của các nước có nền giáo dục phát triển [4] được coi là mục tiêu cốt lõi
của đổi mới giáo dục.
Học sinh trong quá trình học tập luôn phải chủ động, tích cực chiếm lĩnh
tri thức, trở thành đối tượng trung tâm của quá trình dạy học. Đứng trước đề thi
môn Ngữ văn các em không chỉ cần tư duy nhanh mà còn phải sắp xếp thời
gian hợp lí, huy động kiến thức thông minh logic mới có thể giải quyết được
những yêu cầu của đề. Đặc biệt với phần nghị luận văn học 5,0 điểm, yêu cầu
học sinh không những có kiến thức vững vàng mà cần phải có kĩ năng tốt nhận
thức và tư duy linh hoạt để tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc đề bài đưa ra.
Trong bất kì đề thi nào, nghị luận văn học cũng là phần làm văn mang
tính chất quyết định, thử thách và phân loại học sinh. Đây không phải là phần
kiến thức có thể học thuộc như phần nghị luận văn học ở những đề thi trước

đây mà là phần của tư chất riêng. Có tư chất, kĩ năng học sinh sẽ giải quyết tốt
vấn đề. Thiếu tư chất, yếu kĩ năng học sinh sẽ viết lan man, không có định
hướng. Cho nên trong quá trình dạy học, bản thân người dạy cũng cần nắm bắt
đúng đối tượng học sinh để bổ sung những phần khuyết thiếu cho các em,
hướng tới rèn cho các em kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh và thuyết phục, lấy
điểm nơi người chấm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
2.2.1. Thực trạng đề thi từ năm 2017 đến nay (2019).
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn
thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống
như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu
đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được
những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng
đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở
những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan sát một người
đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồn với một nhân vật
5


trong truyện. Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một
đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để
dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bênh chật vật
uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp:
một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi

mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi
xuống ôm cậu bé mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi
khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng.
(Trıı́ch Thiện, Ác và Smartphone - Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn,
2017, tr.275)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, thấu cảm là gì?
Câu 3. Nhân xét về hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bi ̣ ốm, cậu bé
Bồ Đào Nha đươc nhắc đến trong đoan trích.
Câu 4. Anh/Chi có đồng tıı̀nh với ý kiến: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu
cảm? Vıı̀ sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoan trích phần Đọc hiểu, anh/chi hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc
sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ
văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.118-119)
6


Cảm nhân của anh/chi về đọan thơ trên. Từ đó, bıı̀nh luâṇ quan niêṃ về
đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
----------------- Hết ----------------ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Hãy thức dậy, đất đai!
áo em tôi không còn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn…
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể

còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
***
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên…
Tp. Hồ Chí Minh 1980 – 1982
(Trích “Đánh thức tiềm lực“”, Ánh trăng - Cát trắng - Mẹ và em, Nguyễn
Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289-290)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm
lực tự nhiên của đất nước?
Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.
Câu 4. Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: ta ca hát quá
nhiều về tiềm lực/tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay
không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu1 (2.0 điểm)

7


Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước
của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và
cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh

Châu). Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm
khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách
nhìn hiện thực của hai tác giả.
----------------- Hết ---------------ĐỀ THI MINH HỌA
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám
cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn
phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho
bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi
thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:
“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát
triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm
giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn
bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến
cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin
tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn
Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ
nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.” Tôi nghĩ
không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay
đổi và không bao giờ phát triển.
(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội,
2015, tr.130)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu
trong đoạn trích.
Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3.Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát
triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong
cuộc sống.
8


Câu 2 (5.0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách
ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh
đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp
bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát
“chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn,
hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”
(Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và
tr.31)
Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm
nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
------------------ HẾT -----------------Nhận xét: Căn cứ vào đề thi cụ thể có thể thấy từ năm 2017 trở lại đây
cấu trúc đề thi môn Ngữ văn không hề thay đổi, nhưng phần nghị luận văn học
(5,0 điểm) trong đề thi THPTQG mà Bộ đưa ra liên tục có sự thay đổi, điều
chỉnh. Nếu đề thi năm 2017 là dạng đề cung cấp ngữ liệu sau đó đặt ra yêu cầu
phân tích, bình luận (kiến thức chủ yếu ở lớp 12), thì đến 2018 phần này đã
chuyển thành kiến thức liên hệ, so sánh (bao gồm cả kiến thức lớp 11 và 12).
Cho tới tháng 1 năm 2019 Bộ đưa ra đề thi minh họa lần thứ nhất và một lần
nữa cấu trúc lại thay đổi thành dạng liên hệ nội tại tác phẩm (tập trung chủ yếu

ở vùng kiến thưc lớp 12). Sự thay đổi này đòi hỏi người dạy và người học phải
có quá trình đào sâu kiến thức từ những đơn vị nhỏ nhất, không thể sơ sài, qua
loa mà đạt điểm cao. (Ví dụ: đi từ chi tiết nhỏ liên quan đến nhân vật - sự thay
đổi qua 2 lần ăn uống ở người đàn bà vợ nhặt). Vùng kiến thức tập trung ở các
tác phẩm lớp 12, nhưng cách ra đề hướng mới khiến học sinh không khỏi bỡ
ngỡ, băn khoăn làm thế nào để giải quyết tốt yêu cầu của đề và có thể đạt điểm
cao từ 8,0 trở lên trong kì thi. Đây cũng là điều không ít giáo viên dạy còn trăn
trở.
2.2.2. Thực trạng dạy học của giáo viên.
+ Nhiều giáo viên dù đã tiếp cận với dạng đề thi mới theo minh họa của
Bộ, tuy nhiên lượng kiến thức nội tại của tác phẩm văn học thì quá nhiều, đa
phần giáo viên đã trần qua kiến thức cơ bản và tiếp cận theo hướng của đề thi
2018 ít nhất là hết tháng 12 năm 2018, nghĩa là đã gần hết học kì I của năm
học. Bởi vậy, dạy lại kiến thức thì không đủ thời gian, nhưng nếu không dạy từ
cái cụ thể, chi tiết thì học sinh lại không giải quyết được yêu cầu mới của đề.
+ Có không ít giáo viên vẫn còn băn khoăn vì tính ổn định của đề thi
môn Ngữ văn không cao, thay đổi theo từng năm ở câu làm văn 5,0 điểm này.
Vì vậy nếu bám sát đề thi minh họa 2019 và chủ yếu tập trung vào chương
trình lớp 12 thì có loại trừ vùng kiến thức lớp 11( như đề thi 2018) hay không
trong khi vùng đề lớp 12 để đào sâu vào nội tại đã là mênh mông bể sở.
+ Nhiều bài thơ, đoạn văn có thể tìm đề cho học sinh nhưng sự phân tích
mang tính khiên cưỡng không thực sự logic. Mức độ đạt với điểm trung bình
thì không quá khó nhưng để viết đạt điểm giỏi so với đề thi 2018 là khó khăn
9


hơn nhiều. Giáo viên không chỉ phải rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh tiểu
tiết mà còn phải ôn tập kiến thức từ đơn vị nhỏ nhất.
+ Dạng bài này chưa “lộ diện” trong sách giáo khoa nên không ít giáo
viên tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh viết bài, điều đó cũng ảnh hưởng ít

nhiều đến chất lượng làm bài thi của học sinh.
2.2.3. Thực trạng học của học sinh.
Sau khi khảo sát điều tra 215 học sinh lớp 12 khóa học 2016 – 2019 ở
trường THPT Triệu Sơn 5 bằng những đề bài cụ thể:
Đề 01:
Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Và:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(Tây Tiến – Quang Dũng, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
để thấy được chất mộng mơ, hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn người lính Tây
tiến những năm chống Pháp?
Đề 02:
Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả hành
động trỗi dậy của nhân vật Mị qua hai đoạn văn sau:
-“Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một
miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.Mị
muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, với lấy cái váy hoa vắt ở
phía trong vách…”
-“Lúc ấy trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm
mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con
dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê
hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt
hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”…”

Cảm nhận tâm trạng của nhân vật Mị qua hai đoạn văn trên, từ đó nhận
xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật này.
Đề 03:
Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày
kháng chiến gian khổ:
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
và tái hiện những chiến thắng lịch sử hào hùng của quân dân Việt Bắc:
Tin vui chiến thắng trăm miền
10


Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp An Khê
Vui lên Việt Bắc đèo De núi Hồng.
( Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập một, trang 110, 112)
Anh (chị) hãy phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ trên, từ đó
làm nổi bật sự vận động của cảm xúc thơ Tố Hữu.
Đề 04:
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà nhà văn Nguyễn Tuân từng miêu tả
“Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc qui luật
phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Và sau cuộc chiến trên mặt trận
sông nước thì “đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá. Nướng ống cơm lam và
toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh ... cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào
về cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”.
(Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2011, tr.189 và
tr.190)
Phân tích hình ảnh người lái đò trong hai tình huống trên để làm nổi bật

vẻ đẹp của nhân vật này.
Đề 05:
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu hai
lần miêu tả hành động van xin của người đàn bà hàng chài.
Tại bờ biển, khi bị chồng đánh và chứng kiến cảnh đứa con trai - thằng
Phác - đánh lại bố: “Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn –
vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã.
- Phác, con ơi!
Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm
chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy.”
Và tại tòa án huyện, khi chánh án tòa án huyện - Đẩu – yêu cầu bỏ chồng:
“Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay lại vái lia lịa:
- Con lạy quý tòa… Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được,
đừng bắt con bỏ nó…”
Hãy phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong hai lần miêu tả
trên, từ đó thấy được vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật này.
→ Từ những đề khảo sát trên, tôi nhận thấy thực trạng bài làm của học
sinh như sau:
+ 63,8% học sinh được khảo sát còn lúng túng với kiểu bài liên hệ nội tại tác
phẩm. Nguyên nhân:
*Do chưa nắm được kiến thức tác phẩm, đặc biệt là kiểu bài đi từ những
đơn vị kiến thức nhỏ nhất.
*Do chưa hình dung cụ thể những việc cần làm là gì và làm như thế nào nên
triển khai bài còn chưa đúng hướng, thậm chí lộn xộn, mờ nhạt chưa chú
trọng tới yêu cầu đề.
+ 21,0 % học sinh có nắm được yêu cầu, hình dung được cách giải quyết theo
yêu cầu nhưng hiệu quả bài làm chưa cao, mới chỉ phân tích thông thường mà
chưa biết đánh giá, khái quát.
11



+ 15,2% học sinh triển khai được nội dung yêu cầu, có đánh giá, khái quát
nhưng còn sơ sài, chưa đầy đủ, bài viết còn chưa có chất lượng.
2.3. Những giải pháp bước đầu.
2.3.1. Trước khi làm đề giáo viên cần củng cố, ôn tập lại những vùng kiến
thức tác phẩm trọng tâm dễ rơi vào đề thi.
Đây là công việc đòi hỏi sự sàng lọc kĩ càng, mang tính chủ quan cao.
Mỗi tác phẩm văn học có vô cùng nhiều chi tiết, song nhiệm vụ của người giáo
viên là phải chọn lọc được những chi tiết, đoạn văn xuôi hoặc đoạn thơ mang
tính tiêu biểu, điển hình nhất. Ví dụ:
+ Bài thơ Tây Tiến sẽ có 3 phần trọng tâm: Khung cảnh thiên nhiên
miền Tây hoang sơ, hùng vĩ; Khung cảnh thiên nhiên miền tây thơ mộng, trữ
tình; hình tượng người lính Tây tiến.
+ Bài Việt Bắc và Sóng ôn theo đoạn trọng điểm.
+ Bài Người lái đò sông Đà có 2 phần trọng tâm: Hình tượng sông Đà
và hình tượng ông lái đò.
+ Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? Có phần trọng tâm: Thủy trình của
sông Hương (Ở thượng nguồn; ngoại vi thành phố; giữa lòng thành phố Huế).
+ Bài Vợ chồng A Phủ có phần trọng tâm nhất: Hình tượng nhân vật
Mị.
+ Bài Vợ nhặt có phần trọng tâm: Hình tượng nhân vật Tràng; bà cụ Tứ;
người vợ nhặt.
+ Bài Rừng xà nu có phần: Hình tượng Tnu; cây xà nu.
+ Bài Chiếc thuyền ngoài xa có phần: Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng;
người đàn bà hàng chài; nghệ sĩ Phùng.
+ Bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt sẽ có các màn đối thoại và thông
điệp của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.

Việc xác định phần kiến thức trọng tâm có tác dụng định hướng, lựa
chọn đề và đích đến của đề thi để các em được rèn luyện. Điều này có ý nghĩa

rất quan trọng vừa giúp củng cố kiến thức lại vừa rèn luyện kĩ năng. Đặc biệt
để ghi nhớ nhanh và chính xác, các em có thể sử dụng sơ đồ tư duy khi học bài
sẽ mang lại hiệu quả và hứng thú trong quá trình học tập.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh nắm được cấu trúc bài viết đơn giản và dễ triển

khai nhất có kèm theo thang điểm từng phần.
+ Trước khi làm bài tôi sẽ phát cho học sinh phiếu chấm điểm, tương tự
theo mẫu phiếu chấm thi thpt quốc gia của Bộ năm 2018 để các em biết được
các em sẽ lấy điểm phần nào, cần phần nào và phần nào là quan trọng, từ nội
dung đến hình thức bài viết (đối với từng đối tượng cụ thể).
+ Sau đó, hướng dẫn các em cấu trúc cụ thể ở câu làm văn 5,0 điểm theo
3 phần : Mở bài – thân bài - kết bài.
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận, tác giả, tác phẩm.

12


Với phần này, tôi thường hướng dẫn, yêu cầu học sinh khá, giỏi áp dụng
cách gián tiếp đưa kiến thức lí luận và những ý kiến, nhận định văn học để tạo
ấn tượng, tăng giá trị bài viết.
Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng làm được điều này. Do vậy,
nếu các em không triển khai được cách mở bài gián tiếp, thì nên lựa chọn cách
trực tiếp, ngắn gọn, dễ nhất với các em là giới thiệu tác giả, tác phẩm.
b. Thân bài: Triển khai các ý cơ bản:
+ Ý1: Nêu hoàn cảnh ra đời, xuất xứ tác phẩm.
+ Ý2 : Khái quát giá trị tác phẩm trong khoảng 5 đến 7 dòng.
+ Ý3: Phân tích đoạn ngữ liệu 1 (Gắn với yêu cầu đề).
- Xác định vị trí, hoàn cảnh đoạn ngữ liệu.
- Phân tích nội dung.
- Nhận xét nghệ thuật.

- Giá trị.
+ Ý4: Phân tích đoạn ngữ liệu 2 (Gắn với yêu cầu đề).
- Xác định vị trí, hoàn cảnh đoạn ngữ liệu 2.
- Phân tích nội dung.
- Nhận xét nghệ thuật.
- Giá trị.
+ Ý5: Đánh giá, khái quát: Tùy thuộc vào yêu cầu của đề để đánh giá.
- Điểm tương đồng (Thường đã xuất hiện trong yêu cầu của đề)
- Điểm khác biệt, thay đổi, sự vận động hoặc nét đặc sắc của vấn đề nghị
luận. (Đây là phần tương đối quan trọng với bài thi, dựa vào yêu cầu của
đề để khai thác vấn đề nghị luận cho rõ nét)
- Khái quát giá trị tác phẩm, khẳng định phong cách nhà văn.
c. Kết bài: Cảm nghĩ cá nhân, có liên hệ, mở rộng (0,25 điểm)
Phần này cần cố gắng viết cho lắng đọng, vì sẽ có cảm tình rất lớn với
người chấm (giống như khi ca sĩ hát, cuối bài hát thường rất hay, mà hay thì
tiếng vỗ tay không ngớt)
→ Khi yêu cầu học sinh viết bài mà cung cấp khung biểu điểm, bản thân
các em sẽ biết được đâu là trong tâm, là cần thiết, thậm chí có thể tự đánh giá
bài làm của mình khi có khung biểu điểm. Tránh trường hợp làm bài rồi vẫn
không biết mình thừa hay thiếu chỗ nào.
Ví dụ đề thi 1:
Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày
kháng chiến gian khổ:
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai
và tái hiện những chiến thắng lịch sử hào hùng của quân dân Việt Bắc:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp An Khê
Vui lên Việt Bắc đèo De núi Hồng.
13


( Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập một, trang 110, 112)
Anh (chị) hãy phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ trên, từ đó
làm nổi bật sự vận động của cảm xúc thơ Tố Hữu.
Hướng dẫn làm bài theo cấu trúc:
a. Mở bài: Vài nét về tác giả, tác phẩm
Cách 1: Gián tiếp (vận dụng kiến thức lí luận)
Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Đó là viên
kim cương sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời (Sóng Hồng). Sự kì diệu của thơ
không chỉ là tiếng nói giãi bày bộc lộ tâm tư tình cảm trực tiếp từ trái tim của
người nghệ sĩ mà đó còn là tiếng nói của thời đại. Bởi thơ là hiện thực, thơ
cũng là cuộc đời. Và Việt Bắc của Tố Hữu là một trong những bài thơ như
thế…
Cách 2: Trực tiếp (Giới thiệu tác giả, tác phẩm)
+ Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, là lá cờ đầu
của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu được coi là thi sử của cách mạng
dân tộc.
+ Tập thơ Việt Bắc là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ Tố Hữu. Trong đó
"Việt Bắc" là thành công xuất sắc. Tác phẩm là bản hùng ca về cuộc kháng
chiến 9 năm gian lao mà anh dũng, là bản tình ca ân nghĩa thủy chung giữa cán
bộ miền xuôi và đồng bào Việt Bắc.
+ Hai đoạn thơ trích dẫn dưới đây là đoạn đặc sắc, thể hiện rõ nét cảm
xúc thơ, phong cách thơ Tố Hữu
b. Thân bài: Cảm nhận, phân tích hai đoạn thơ
* Nêu hoàn cảnh ra đời, khái quát nét riêng độc đáo của bài thơ
(Ví dụ: Bài thơ sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta cùng thể thơ lục bát như

lối đối đáp giao duyên, trò chuyện tâm tình của đôi lứa tạm gửi trao khi phải
chia xa…)
* Đoạn thơ thứ nhất:
+ Tái hiện những tháng ngày kháng chiến thiếu thốn gian khổ nhưng vẫn
ngời sáng ý chí và tinh thần quyết tâm của quân dân Việt Bắc
+ Cặp đại từ "mình - ta" thể hiện tình cảm thương mến, ngọt ngào, tha
thiết
+ Điệp từ "có nhớ" gợi sự hồi tưởng, gợi nhớ những tháng ngày kháng
chiến gian khổ đồng bào Việt Bắc và cán bộ miền xuôi cùng nhau chia sẻ
+ Hệ thống hình ảnh đa dạng, giàu ý nghĩa biểu tượng khái quát: Hình
ảnh gợi nhớ thiên nhiên Việt Bắc khắc nghiệt, gợi sinh hoạt kháng chiến gian
khổ, gợi ý chí sắt đá, quyết tâm cao độ của quân dân Việt Bắc...
+ Nhà thơ bộc lộ tâm trạng bồi hồi xúc động, từ đó tri công tri ân đồng
bào Việt Bắc đã đồng cam cộng khổ, hết lòng vì cách mạng vì kháng chiến
* Đoạn thơ thứ hai:
+ Tái hiện những tháng ngày quân dân Việt Bắc quật khởi hào hùng,
những chiến thắng dồn dập dội về. Việt Bắc trở thành điểm hội tụ niềm vui
muôn phương
+ Một loạt địa danh được gọi tên gợi nhớ những chiến công lừng lẫy của
quân và dân Việt Bắc dội về từ muôn nẻo đường
14


+ Giọng điệu thơ nhanh, dồn dập thể hiện niềm vui sướng tự hào
+ Nghệ thuật điệp linh hoạt biến hóa: Điệp từ “vui" được lặp đi lặp lại
nhiều lần gợi lên những đợt sóng tình cảm trào dâng cho thấy niềm vui bao
trùm không gian Việt Bắc và ngân nga trong lòng quân và dân cả nước.
+ Bộc lộ cảm xúc hân hoan phấn chấn tự hào. Tinh thần đoàn kết, đồng
cam cộng khổ, ý chí quyết tâm sắt đá đã tạo nên sức mạnh để quân dân Việt
Bắc chiến đấu và chiến thắng.

* Nhận xét về sự vận động cảm xúc thơ Tố Hữu qua hai đoạn thơ
+ Qua hai đoạn thơ cảm xúc thơ có sự vận động rõ nét: từ trữ tình sâu
lắng đến hân hoan hào hùng, tự xúc động ngậm ngùi đến tươi vui rạng rỡ, từ
cảm nhận sự gian khổ đến niềm vui chiến thắng ngập tràn.
+ Từ đó độc giả hình dung được về sự vận động phát triển của cách
mạng Việt Nam, về các giai đoạn của cuộc kháng chiến, trân trọng sự đóng góp
hi sinh của đồng bào Việt Bắc cho kháng chiến
+ Từ sự vận động cảm xúc thơ Tố Hữu, độc giả nhận ra đặc điểm thơ Tố
Hữu: Lối thơ trữ tình - chính trị. Mọi cung bậc cảm xúc tâm trạng đề xuất phát
từ những vấn đề chính trị, cách mạng của dân tộc của thời đại
+ Nghệ thuật thể hiện: Bút pháp từ trữ tình sâu lắng đến sử thi hào hùng,
giọng điệu từ bồi hồi xúc động đến lạc quan tin tưởng, ngôn từ hình hảnh từ
đặc tả biểu tượng đến những địa danh được lịch sử hóa.
c. Kết bài: Đánh giá
+ Hai đoạn thơ đặc sắc góp phần tạo nên thành công của Việt Bắc, góp
phần sáng tỏ ý nghĩa hùng ca - tình ca của Việt Bắc
+ Tố Hữu xứng đáng được vinh danh là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng
Việt Nam
Ví dụ đề thi 2:
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, cuộc đời làm
dâu của Mị vô cùng khổ đau, tủi nhục. Sau khi bố Mị chết, Mị không nghĩ đến
chuyện ăn lá ngón tự tử nữa, “Mị tưởng mình là con trâu, mình cũng là con
ngựa…”. Nhưng khi nghe tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân thì khát vọng
sống trong Mị đã trỗi dậy: “…Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ
bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm
bài hát của người đang thổi.
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.

Anh/Chị hãy phân tích sự thay đổi về nhận thức của nhân vật Mị để làm
nổi bật sức sống tiềm tàng, khát vọng sống mãnh liệt của nhân vật qua những
tình cảnh đó. Từ đó, khái quát về giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A
Phủ (Tô Hoài).
Hướng dẫn làm bài theo cấu trúc:
a. Mở bài: Vài nét về tác giả, tác phẩm
Cách 1: Gián tiếp (vận dụng kiến thức lí luận)
15


Nhà văn Tô Hoài từng quan niệm: “Viết văn là một quá trình đấu tranh
để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ cả
những thần tượng trong lòng người đọc”. Xuất phát từ quan niệm ấy,mỗi tác
phẩm, mỗi nhân vật trong trang viết của Tô Hoài không chỉ là tiếng nói đấu
tranh cho sự thật mà hơn thế còn là tiếng ca của tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
Nhà văn chân chính là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy và với ý nghĩa ấy,
hình tượng nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ chính là nhân vật
của một nhà văn chân chính…
Cách 2: Trực tiếp (Giới thiệu tác giả, tác phẩm)
Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ, vấn
đề nghị luận: Những tình cảnh khổ đau, tủi nhục của Mị.
b. Thân bài: Cảm nhận, phân tích chi tiết, đoạn văn
* Giới thiệu đôi nét về nhân vật Mị:
+ Tài hoa, xinh đẹp, muốn sống tự do, muốn làm chủ cuộc đời mình.
+ Rơi vào bất hạnh khi bị bắt về nhà thống lí Pá Tra làm con dâu gạt nợ
* Chi tiết: “Mị tưởng mình là con trâu, mình cũng là con ngựa…”.
+ Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết:Khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí, Mị khổ
đau vật vả và muốn ăn lá ngón để giải thoát. Nhưng vì thương cha, Mị đành
quay lại nhà thống lí để sống kiếp đời nô lệ. Mấy năm sau bố Mị chết, Mị cũng
không còn nghĩ đến chuyện ăn lá ngón tự tử. Sống lâu trong cái khổ, Mị quen

khổ. Mị cũng không nghĩ mình là con người, cũng không nghĩ mình đang sống.
Mị nghĩ mình là con vật.
+ Mị là một con vật chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm; Mị làm việc quanh năm
suốt tháng, vất vả triền miên; Mị sống cam chịu, nhẫn nhục.
→ Mị bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần; Mị hoàn toàn mất niềm tin,
hi vọng vào cuộc sống; Mị chỉ tồn tại chứ không phải sống.
* Chi tiết tiếng sáo:
+ Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết: Trong không khí mùa xuân vùng cao Tây
Bắc sinh động, tràn đầy sức sống (trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa đã
gặt xong…trẻ con đi hái bí đỏ tinh nghịch…những chiếc váy hoa đa đem ra
phơi). Mùa xuân tươi đẹp rực rỡ, lòng người vui vẻ, phấn khởi rạo rực. Sức
sống tưng bừng của mùa xuân cùng ân thanh tiếng sáo gọi bạn đã làm cho tâm
hồn khô héo của Mị được hồi sinh.
+ Tiếng sáo xuất hiện làm cho Mị bừng tỉnh, thoát khỏi trạng thái vô
cảm bấy lâu.
+ Mị lắng nghe tiếng sáo bằng tâm trạng “thiết tha, bổi hổi”.
+ Cảm giác nhớ nhung da diết về kỉ niệm của quá khứ và cảm giác rạo
rực, xao xuyến của hiện tại.
+ Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi sáo. Sau bao năm câm lặng
sống kiếp con dâu gạt nợ trong đau khổ, đây là lần đầu tiên Mị cất tiếng hát
thầm.
+ Khát vọng tìm đến tình yêu, hạnh phúc của lời bài hát như đánh niềm
khao khát cuộc sống tự do, hạnh phúc bị chôn vùi đã lâu trong tiềm thức Mị.

16


→ Là âm thanh của tình yêu, tự do và hạnh phúc. Tiếng sáo gợi kỉ niệm
quá khứ tươi đẹp, đánh thức sức sống tiềm tàng, khát vọng sống mãnh liệt
trong tâm hồn Mị.

* Chi tiết: “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.”
+ Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết:Trong đêm tình mùa xuân, tiếng sáo đã
khiến cho Mị bừng tỉnh, thoát khỏi trạng thái vô cảm. Mị thấy mình còn trẻ,
muốn được đi chơi. A Sử không cho Mị đi chơi nên đã trói đứng Mị suốt đêm.
Mị nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách và khóc nghĩ mình không bằng con
ngựa.
+ Mị thổn thức khóc, nghĩ thân phận mình không bằng con ngựa.
 Mị khóc thổn thức: uất ức, tủi thân, cay đắng vì những đối xử tàn nhẫn,
bất công của A Sử. Có lẽ đó là giọt nước mắt đầu tiên sau bao nhiêu năm
nghĩ mình là thân trâu ngựa.
 Mị nhận ra mình còn thua con ngựa. Con ngựa ban đêm còn được đứng
gãi chân, nhai cỏ; còn Mị bị chồng trói bằng cả thúng sợi đay, quấn cả
tóc vào cột. Mị không được đối xử như con vật.
→ Mị đã hồi sinh trở lại và thấm thía nỗi đau số phận bất hạnh của
mình. Sức sống trong Mị không lụi tàn, nó vẫn tiềm ẩn trong trái tim Mị. Bất
chấp hoàn cảnh khắc nghiệt nó đã trỗi dậy nhói đau để từ đó thúc đẩy hành
động phản kháng
* Nhận xét, đánh giá khái quát:
- Bằng việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong những hoàn cảnh
khác nhau, nhà văn cho thấy, mặc dù bị đày đọa về thể xác nhưng sức sống
tiềm tàng, khát vọng sống mãnh liệt luôn tồn tại trong người phụ nữ đáng
thương này.
- Nhà văn sử dụng bút pháp tương phản giữa hoàn cảnh tù túng, khắc
nghiệt với lòng người thiết tha cuộc sống tự do để khẳng định: Sức sống của
con người rất kì diệu, dù bị đè nén, vùi dập tới đâu cũng không thể hủy diệt
được.
* Giá trị nhân đạo: Là tình cảm, thái độ của nhà văn dành cho nhân vật
và tác phẩm của mình dựa trên những nguyên tắc và đạo lí làm người mang
tính chuẩn mực và tiến bộ của thời đại.
- Niềm đồng cảm, thương xót của nhà văn trước số phận bất hạnh của

Mị và A Phủ. Nhà văn đã phát hiện và ngợi ca những vẻ đẹp của con người
vùng cao Tây Bắc.
- Tô Hoài đã lên tiếng tố cáo những tội ác dã man của bọn phong kiến
thống trị và những hủ tục lạc hậu.
- Tác giả đã tìm ra một hướng giải thoát mới cho người nông dân miền
núi.
c. Kết bài: Khẳng định vấn đề, nêu suy nghĩ cá nhân, liên hệ mở rộng
2.3.3. Chia tách mảng nội dung ôn tập để cụ thể hóa cách làm bài.
a. Với kiểu bài về thơ: Học sinh cần lưu ý những điểm sau:
+ Học thuộc lòng những đoạn thơ tiêu biểu. Thuộc lòng thơ vừa tạo cảm
hứng khi viết bài vừa có lợi vô cùng khi làm bài đề thi Nghị luận văn học.
17


+ Tác phẩm thơ sẽ gắn liền với hoàn cảnh, thời đại sống và phong cách
tác giả. Vì vậy cần nắm được xuất xứ, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
+Tiếp cận kiến thức nội dung tác phẩm bằng cách:
* Chia tác phẩm thơ thành từng đoạn nhỏ hoặc là các khổ thơ đã chia
sẵn. Nắm được nội dung từng phần ấy.
* Mỗi đoạn thơ nhỏ đặt cho một luận điểm lớn có sức khái quát bao trùm
cả đoạn thơ. Trong ý lớn ấy chia thành các ý nhỏ để học (theo kiểu sơ đồ
tư duy).
* Khi học từng phần nội dung thì nên tập phân tích từng câu thơ. Chú ý
phân tích các từ khoá; phân tích nghệ thuật đến nội dung.
* Luôn đặt câu thơ, hình tượng thơ trong thế đối sánh, liên hệ để làm rõ
điểm khác biệt.
* Khi làm bài có thể lựa chọn linh hoạt những nhận định lý luận, ý kiến
để lồng ghép.

b. Với kiểu bài về văn xuôi: Học sinh cần lưu ý những điểm sau:

+ Nắm được nội dung cốt truyện trước khi đi vào phân tích cụ thể chi
tiết, hình tượng.
+ Xác định vị trí, nội dung của đoạn văn bản trước khi phân tích.
+ Ghi nhớ xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, đặc điểm phong cách nhà văn để có
cơ sở cảm thụ.
+ Tăng chiều sâu bài viết khi phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật
của hình tượng bằng cách so sánh đối chiếu giữa nhân vật này với nhân vật
kia, tác phấm này với tác phẩm khác dựa trên mối liên hệ tương đồng.
+ Khi làm bài có thể áp dụng linh hoạt những nhận định, ý kiến bàn về
nhân vật, tác phẩm, nhà văn hoặc đặc trưng của văn học.
c. Yêu cầu chung:
+ Lấy nghệ thuật để phân tích nội dung dù là kiểu bài về thơ hay văn
xuôi.
+ Khi hành văn cần tránh những câu, từ sáo rỗng, viết cô đọng, két hợp
lý luận và suy tư, cảm xúc.
+ Tránh gạch, xóa trong bài làm, gây phản cảm cho người chấm.
+ Để tăng chiều sâu cho bài viết cần so sánh đối chiếu hoặc áp dụng
thêm nhận định, ý kiến, lí luận ngoài tác phẩm. Điều này sẽ giúp bài viết phong
phú, sâu sắc, có chiều sâu.
2.3.4. Lựa chọn, trau chuốt từng đề thi, bám sát đề minh họa để học sinh
thực nghiệm.
+ Mỗi đề thi minh họa của bộ là kim chỉ nam để giáo viên tập huấn cho
học sinh làm bài. Nó có thể coi là một đơn đặt hàng đòi hỏi, yêu cầu người dạy
và người học phải đáp ứng. Vì thế trong quá trình ôn tập thi THPTQG cho học
sinh khối 12, tôi rất chú trọng tới khâu này.
+ Đề thi khảo sát đòi hỏi bám sát cấu trúc đề minh họa của Bộ, có hướng
dẫn cụ thể để học sinh nắm được yêu cầu sau mỗi bài làm. Đặc biệt, giáo viên
18



phải tùy theo lượng kiến thức trong tác phẩm để đưa ra đề thi phù hợp, đúng
phom chuẩn, tránh dàn trải mà cũng tránh sơ sài, thiếu sót.
+ Ôn tập một cách chọn lọc. Với những tác phẩm xuất hiện trong đề thi
những năm gần đây (Đất nước; Chiếc thuyền ngoài xa; Vợ nhặt) hay những tác
phẩm khối giáo dục thường xuyên không học (Đàn ghita của Lorca; Những
đứa con trong gia đình) không được phép bỏ qua nhưng ôn trọng điểm, không
chuyên sâu nhiều đề. Các tác phẩm khác nên chuyên sâu hơn, nhiều đề đa dạng
hơn sẽ có lợi khi thi. Thiết nghĩ, đây là tính thực dụng với thi cử không hoàn
toàn tốt nhưng sẽ có lợi cho học sinh trong trường hợp này.
+ Các tác phẩm trọng tâm chương trình Ngữ văn 12:
- Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
- Sóng - Xuân Quỳnh.
- Tây Tiến - Quang Dũng.
- Việt Bắc - Tố Hữu.
- Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm.
- Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông ? - Hoàng phủ Ngọc Tường.
- Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài.
- Vợ nhặt - Kim Lân.
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ.
2.3.5. Hướng dẫn học sinh đưa kiến thức lí luận văn học vào bài thi.
+ Việc đưa kiến thức ngoài sách vở, vốn lý luận hay nhận định, ý kiến về
tác phẩm là việc khó khăn đối với đa số các em học sinh. Tuy nhiên, ở mức độ
đơn giản nhất nếu chịu khó ghi nhớ thì học sinh nào cũng có thể áp dụng được.
+ Tùy theo đối tượng học sinh, tùy theo từng kiểu bài (thơ hoặc văn
xuôi) đặc biệt là tùy theo nội dung yêu cầu của đề mà áp dụng các ý kiến, nhận
định văn học một cách linh hoạt, sáng tạo.
+ Đối với học sinh trung bình, yếu có thể thuộc hai đến ba nhận định

theo từng thể loại và tập áp dụng với từng bài để ghi nhớ máy móc khi thi.
Trong bài viết, phần dễ áp dụng nhất là mở bài và kết bài.
+ Với học sinh khá giỏi, vốn kiến thức cần và có thể nhiều hơn, phong
phú hơn thì yêu cầu phải cao hơn. Ngoài áp dụng ở phần mở và kết trong bài
cần áp dụng khi đánh giá hoặc chuyển ý, chuyển đoạn.
+ Các nhận định về thơ có thể áp dụng trong bài:
* Thơ là bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm (Leona Devanci)
* Thơ là thơ, đồng thời là nhạc, là họa, là chạm khắc theo một cách riêng
(Sóng Hồng)
* Trái đất nứt ra làm đôi, vết nứt ấy xuyên qua trái tim nhà thơ
* Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi/ Hãy nhặt lấy
chữ của đời mà góp nên trang (Chế Lan Viên)
* Thơ ca làm cho những gì tốt đẹp trở thành bất tử (Shelly)
* Làm thơ là cân một phần nghìn miligram quặng chữ
19


* Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm (Von
Taire)…
+ Các nhận định vừa áp dụng được với kiểu bài về thơ, vừa áp dụng
được với kiểu bài văn xuôi:
* Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại, chỉ mình nó không thừa
nhận cái chết (Sê-đrin)
* Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm con người, là sự giãi bày và gửi gắm
những tâm tư (Lê Ngọc Trà)
* Mỗi tác phẩm văn học là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội
dung (Leonit Leonop)
* Văn học là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng
* Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con
người (Nguyễn Minh Châu)

* Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy.
* Văn học không gì khác hơn là lòng yêu quý con người.

+ Lưu ý: Khi áp dụng nhận định, ý kiến cần nhất là tránh sự nhầm lẫn sai sót,
đặc biệt là học sinh phải biết linh hoạt trong lựa chọn nhận định cho phù hợp.
Bên cạnh đó cần có khả năng diễn giải và phân tích để tránh nhận định xuông
không có gía trị lập luận.
2.3.6. Chấm, trả bài và nhận xét cụ thể.
+ Rèn kĩ năng cho học sinh thi cử là yếu tố quan trọng. Do vậy, ngoài
quá trình lựa chọn đề, cung cấp phương pháp làm bài, người giáo viên phải chú
trọng tới khâu chấm bài, sửa bài cho học sinh.
+ Mỗi bài làm của các em đều phải ghi nhận xét cụ thể, ghi nhận, khích
lệ, động viên sự cố gắng hoặc phê bình, rút kinh nghiệm những thiếu sót để
uốn nắn kịp thời.
+ Sau khi học sinh làm bài, tôi thường cung cấp cho các em đáp án, yêu
cầu các em đổi chéo và chấm bài cho nhau. Mỗi lần đọc, rà soát bài của bạn tự
các em cũng có thể so sánh, rút kinh nghiệm cho mình, biết cách đánh giá bài
làm của chính mình, thấy được ưu, nhược điểm trong bài của bạn. Cuối cùng
tôi sẽ tổng hợp bài và chấm, nhận xét lại cụ thể. Vừa đánh giá cả người làm
bài, vừa đánh giá cả bạn chấm bài.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi tìm hiểu và ứng dụng cụ thể những giải pháp nâng cao hiệu quả
phần nghị luận văn học (5,0 điểm) trong đề thi THPTQG cho học sinh khối lớp
12 khóa học 2016 – 2019, đối chiếu và so sánh kết quả qua nhiều lần thi, kiểm
tra từ đầu học kì II, giữa kì II, cuối kì II đến các lần thi thử THPTQG, tôi nhận
thấy mức độ hiểu và áp dụng được kĩ năng viết bài văn nghị luận trong đề thi
THPTQG của các em học sinh khối 12 có hiệu quả, tiến bộ rõ rệt. Kết quả thu
được như sau:
- 96,0% học sinh nhận thức và triển khai được theo đúng cấu trúc của đề
ở mức độ đơn giản nhất.

- 60,0% học sinh sau khi phân tích biết đánh giá, khái quát.
20


- 35,0% học sinh đánh giá, khái quát tương đối đầy đủ, có chất lượng.
- 21,0% ngoài đáp ứng cấu trúc còn có vận dụng được cả vốn kiến thức
lí luận văn học vào bài viết, tạo ấn tượng thiện cảm với người chấm bài.

Kết quả cụ thể của Khối 12 (Khóa 2016-2019).
a. Trước khi triển khai sáng kiến
(Thi thử THPTQG lần 2 – tháng 02/2019).
Lớp
Sĩ số (học sinh)
Hiểu
SL
%
12B1
38
15
39,5
12B2
38
12
31,6
12B3
35
17
48,6
12B4
35

17
48,6
12B5
42
13
30,9
12B6
42
10
23,8
12B7
40
12
30,0

Vận dụng
SL
%
8
21,0
6
15,8
10
28,6
12
34,3
7
16,7
5
11,9

6
15,0

b. Sau khi triển khai sáng kiến.
Thi thử THPTQG lần 3 – tháng 03/2019 – Thi theo lịch của Sở
Lớp
Sĩ số (học sinh)
Hiểu
Vận dụng
12B1
12B2
12B3
12B4
12B5
12B6
12B7

38
38
35
35
42
42
40

SL
28
26
30
31

27
25
23

Thi thử THPTQG lần 4 – tháng 05/2019.
Lớp
Sĩ số (học sinh)
12B1
12B2
12B3
12B4
12B5

38
38
35
35
42

%
74,7
68,4
85,7
88,6
64,3
59,5
57,5

Hiểu
SL

36
33
35
35
30

SL
12
10
15
17
12
9
12

%
31,6
26,3
42,8
48,6
28,6
21,4
30,0

Vận dụng
%
94,7
86,8
100
100

71,4

SL
20
20
28
30
18

%
52,6
52,6
80,0
85,7
42,9
21


12B6
12B7

42
40

28
27

66,7
67,5


17
15

40,4
37,5

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Thực tế tìm hiểu và nghiên cứu, so sánh dạng đề thi của các khóa thi
2017 trở về trước với đề thi minh họa môn Ngữ văn 2019 của Bộ Giáo dục,
khảo sát điều tra phân loại chất lượng bài làm phần nghị luận văn học (5,0
điểm) của các em học sinh lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 5 đã giúp tôi nhận ra
nhiều vấn đề trong thực tế dạy học.
Một là, muốn viết hiệu quả phần nghị luận văn học (5,0 điểm) trước hết
các em học sinh phải nắm vững cấu trúc triển khai bài làm.
Hai là, cần chăm chỉ và tích cực rèn luyện, luôn tìm tòi những phương
pháp học mới, tư duy nhanh để ghi nhớ kiến thức một cách chính xác.
Ba là, trong quá trình dạy học giáo viên luôn phải cập nhật đề thi minh
họa mới nhất của Bộ giáo dục và đào tạo, đầu tư cho các em được rèn giũa
nhiều dạng đề để các em được trải nghiệm, đối chiếu.
Bốn là, qua mỗi bài thi người giáo viên phải thấy được sự hạn chế, thiếu
sót để hướng dẫn các em bổ sung, sửa đổi một cách tích cực.
Năm là, phải biết nâng niu từng phần trong bài làm, tư duy linh hoạt, xử
lí thông minh, giải quyết hiệu quả yêu cầu đề mới có thể đạt điểm số cao.
Mặc dù chưa nhiều kinh nghiệm giảng dạy, chưa có độ dày trong tích
luỹ, bản thân tôi vẫn mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp bước đầu hi vọng có
thể giúp ích cho quá trình dạy học phần làm văn (5,0 điểm) trong đề thi
THPTQG môn Ngữ văn một cách hữu ích không chỉ cho bản thân mà cho cả
bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh khi đứng trước ngưỡng cửa quan trọng
của cuộc đời.

3.2. Kiến nghị.
Để chất lượng bài làm của học sinh môn Ngữ văn được nâng cao và có
hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ không chỉ của thầy và trò trong quá trình
dạy học mà cần có nhiều yếu tố động viên, khích lệ. Bởi vậy, tôi xin kiến nghị:
+ Đối với giáo viên:
- Mỗi giáo viên cần không ngừng rèn luyện để nâng cao tri thức và hiểu
biết, tâm huyết với nghề, luôn trăn trở về nghề, về bài học giúp cho bài học trở
nên phong phú hơn, sinh động hơn, tránh sự nhàm chán đối với học sinh.
- Các cán bộ, giáo viên cần phải thường xuyên trao đổi, học tập để hoàn
thiện và nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ phục vụ tốt cho
việc dạy học.
+ Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
22


- Cần trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến, cải tiến dù nhỏ
của giáo viên và cũng cần hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên thực hiện sáng kiến
một cách thích hợp và có hiệu quả.
- Mặt khác, cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho giáo
viên và học sinh để quá trình dạy học đạt được hiệu quả cao hơn.
Nâng cao hiệu quả phần nghị luận văn học (5,0 điểm) trong đề thi
THPTQG cho học sinh khối 12 khi các em đang đứng trước ngưỡng cửa của
một kì thi lớn – Kì thi THPTQG 2019 luôn luôn là điều mà bản thân tôi cũng
như tất cả các giáo viên dạy Ngữ văn của trường THPT Triệu Sơn 5 mong
muốn, băn khoăn, trăn trở. Thế nhưng, những hạn chế trong quá trình dạy học
là điều không thể tránh khỏi xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn
khách quan. Do vậy, trên đây mới là những kinh nghiệm, suy nghĩ của cá nhân
tôi trong quá trình dạy học, chắc chắn còn có những thiếu sót nhất định. Vì vậy,
tôi rất mong có được sự góp ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến
ngày càng hoàn thiện hơn, thiết thực hơn.


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.

Trần Thị Thúy Nga

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lí luận văn học - Hà Minh Đức; Nxb GD; H; 1993.
[2]. Luật giáo dục (6/2005).
[3]. Một số vấn đề giáo dục của Việt Nam - Nguyễn Khánh Toàn; Nxb GD; H.
[4]. Nghị quyết số 29-NQ/TW, BCH TW Đảng khóa XI.
[5]. 5 chuyên đề trọng tâm bồi dưỡng THPT Quốc Gia môn Ngữ văn, Văn học
và cảm nhận, NXB ĐHQG Hà Nội.
23


[6]. Phương pháp dạy học Văn, tập 1; Phan Trọng Luận (chủ biên) – Trương
Dĩnh; Nxb GD; H; 2001.

Quy định những chữ viết tắt trong đề tài
1. THPTQG: Trung học phổ thông quốc gia.
2. THPT: Trung học phổ thông.
.

24




×