Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên vào dạy chương halogen (hoá học 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.65 KB, 20 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29NQ/TW với mục tiêu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.” Với mục
tiêu thay đổi phương pháp dạy học, từ truyền đạt kiến thức sang tổ chức hướng
dẫn, định hướng phát triển năng lực nhận thức HS, đang đặt ra thách thức lớn
đối với đội ngũ GV ở trường phổ thông.
Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong giáo dục.
Quan điểm tích hợp đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học
trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều
nước trên thế giới.
Đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông và thực trạng giáo
dục phổ thông hiện nay, vấn đề đặt ra cho bản thân GV là làm thế nào để phát
huy năng lực dạy học theo hướng tích hợp? Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn đề
tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự
nhiên vào dạy học chương halogen (Hóa học10 )” góp phần đáp ứng nhu cầu
giảng dạy của GV và nhu cầu học tập của HS.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dạy học tích hợp nhằm mục đích định hướng về nội dung và phương pháp
dạy học, trong đó GV tổ chức hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến
thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học
tập; thông qua đó hình thành những kiến thức mới, kĩ năng mới; phát triển được
những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và
thực tiễn cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Kiến thức: Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp chương halogen .
- Không gian: Thực nghiệm tại THPT Hậu Lộc 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu


- Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về dạy học tích hợp.
-Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: Sách giáo khoa Hóa học, các sách
tham khảo về phương pháp dạy Hóa học.
- Phương pháp điều tra sư phạm
+ Điều tra trực tiếp bằng cách dự giờ phỏng vấn.

1


+ Điều tra gián tiếp bằng cách sử dụng phiếu điều tra.
- Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy Hóa học của đồng
nghiệp thông qua các buổi họp chuyên đề,dự giờ thăm lớp.
- Lấy thực nghiệm việc giảng dạy Hóa học chương halogen ở trên lớp.
- Áp dụng sáng kiến vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin
2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Khái niệm tích hợp
Khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất
thể hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản
chất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng đơn giản
những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất
cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết, tính toàn
vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa
các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành
phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau.
- Mối quan hệ giữa môn hóa học với các bộ môn khoa học tự nhiên
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn
học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, những khái
niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội
dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể

tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau. Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ
hình thành những môn học mới, chứ không phải là sự lắp ghép thông thường các
môn riêng rẽ với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay cho thấy đặc điểm cơ bản
của giáo dục là định hướng nội dung, chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức
khoa học theo các môn học đã được qui định trong chương trình dạy học. Những
nội dung của các môn học này dựa trên các khoa học chuyên ngành tương ứng.
Người dạy chỉ chú trọng việc trang bị cho HS hệ thống tri thức khoa học khách
quan về nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học
cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn.
Năng lực học và năng lực giải quyết vấn đề thì HS thụ động, GV chủ yếu là đọc
đề, phân tích, hướng dẫn cách giải
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Dạy học định hướng năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục tiêu, nội dung, phương
pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách xây dựng các
nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập (sau đây gọi chung là bài tập) có vai trò quan
trọng. Như các bài tập hoá học khác, nếu nắm vững được sự phân loại các kiểu
2


điển hình và các quy luật biến hoá của bài toán, GVcó thể biên soạn những bài
tập mới bằng cách vận dụng các quy luật biến hoá. Xuất phát từ những bài tập
mẫu sơ đẳng điển hình, nội dung bài tập có thể biến đổi thành những dạng khác
nhau. Có thể theo sáu cách sau:
1. Nghịch đảo giữa điều kiện (cho) và yêu cầu (tìm)
2. Phức tạp hoá điều kiện
3. Phức tạp hoá yêu cầu
4. Ghép nội dung nhiều bài toán lại với nhau
5. Phức tạp hoá cả điều kiện lẫn yêu cầu.

6. Biến đổi bài tập tự luận sang bài tập trắc nghiệm khách quan và ngược lại.
Nguyên tắc trên giúp ta nắm được cơ chế biến hoá nội dung bài tập theo những
hướng có mức độ phức tạp khác nhau phù hợp với từng mục đích dạy học.
Xác định địa chỉ tích hợp các kiến thức liên môn trong chương halogen thuộc
chương trình SGK hóa học lớp 10 là việc làm cần thiết nhất trong quá trình dạy
học tích hợp. GV cần phải xác định được đúng địa chỉ, các môn, kiến thức tích
hợp từ đó mới lập ra được quy trình DHTH, và biên soạn và sử dụng hệ thống
bài tập tích hợp các môn có liên quan. Tìm tòi, nghiên cứu kiến thức ở các bộ
môn tích hợp một cách nghiêm túc để giải thích, lập luận logic, khoa học cho
các dạng câu hỏi bài tập tích hợp.
Chương Địa
chỉ Nội dung tích hợp
tích hợp
Vật lí
Halogen Sinh Học
Địa lí

Kiểu tích
hợp

- Khả năng hòa tan, thẩm thấu, bay hơi, Liên
tỏa nhiệt, thu nhiệt, sức căng mặt ngoài
môn,
- Quá trình trao đổi chất, tế bào, vi khuẩn, Đa môn
đa dạng sinh học, tính chất sinh hóa
Nội môn
- Địa chất, khí quyển, thủy quyển, tài
nguyên, môi trường, phát triển kinh tế

2.3. 1. Bài tập định tính

2.3.1.1. Cách biên soạn.
Để biên soạn và sử dụng có hiệu quả các bại tập tích hợp GV cần phải
dựa trên các nguyên tắc đã xây dựng. Các bài tập tích hợp phải có tính
bao quát nội dung kiến thức tích hợp, thống nhất nội dung kiến thức của
các bộ môn liên quan. Vấn đề đặt ra phải có liên quan đế các bộ môn
khoa học tự nhiên khác để giải quyết triệt để vấn đề hoặc làm cho vấn đề
sáng tỏ dưới mọi góc độ khoa học. Các bài tập tích hợp đó có tác dụng
hình thành và phát triển những năng lực gì ở HS.

3


Để biên soạn một bài tập tích hợp chúng ta có thể sử dụng theo sơ đồ sau:
Phân tích các bộ môn liên quan

Hình thành các năng lực
Nhóm năng lực chung

Vật Lí
Hóa Học

VẤN ĐỀ

Sinh Học

ĐẶT RA
Các năng lực chuyên biệt

Địa Lý


Sau khi xác định được các bước trong nguyên tắc biên soạn các bài tập tích
hợp chúng ta tiếp tục xác định mục tiêu, tác dụng, ứng dụng của bài tập trong
đời sống thực tiễn qua sơ đồ sau:
Có ứng dụng gì trong cuộc sống

Đóng góp gì cho bảo vệ môi trường

VẤN ĐỀ
ĐẶT RA

2.3.1.2. Áp dụng

Đóng góp gì cho ngành kĩ thuật, xây dựng
Đóng góp gì cho kĩ năng sống

Khi dạy ở chương halogen có rất nhiều kiến thức liên quan đến các vấn đề
thực tiển tường gặp trong cuộc sống mà ở đó học sinh rất nhiều khó khăn khi
tiếp cận với kiến thức nếu chúng ta không sử dụng các kiến thức ở các bộ môn
khác để làm rõ cho học sinh hiểu rõ gặp bản chất của vấn đề.
Ví dụ 1. Đêm 12/7/2011, tại nhà máy xử lý nước thuộc quận Sadr City, thủ
đô Baghdad, Iraq xảy ra vụ rò rỉ khí clo khi các ống chứa khí clo được sử
dụng tại nhà máy phát nổ do lỗi kỹ thuật .Theo nguồn tin Bộ Nội vụ Iraq cho
biết, hơn 700 người đã phải nhập viện sau khi đám mây chứa khí clo bị rò rỉ
bao phủ một khu dân cư phía Đông thủ đô Baghdad và nhiều gia đình đã rời
bỏ nhà cửa do lo sợ bị nhiễm loại khí độc hại này. Tại sao clo hoặc clorua vôi
được dùng để sát trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch, và tại sao
khi ta mở vòi nước máy vẫn còn nghe mùi clo thoang thoảng?
1. Phân tích những kiến thức liên môn
a) Về hóa học: Khi cho clo vào trong nước một phần clo tan trong nước có phản
HCl + HClO

ứng hoá học sau: Cl2 + H 2O ƒ
Vì axit hipoclorơ là axit kém bền nên dễ phân hủy (khi có ánh sáng) thành axit
clohidric và oxi nguyên tử tự do: HClO → HCl + [ O ]
Oxi nguyên tử có tính oxi hóa rất mạnh khả năng diệt các vi khuẩn.Tương tự khi
dùng clorua vôi làm chất khử trùng ta có : Ca(OCl) 2 + 2H 2O →2HClO + Ca(OH) 2

4


Khi xử lý nước bằng clo đã tạo ra axit hipoclorơ ( HClO ) ngậm nước, đồng
thời trong nước cũng chứa một lượng kiềm NaOH sẽ kết hợp với hỗn hợp axit
HCl và HClO tạo ra hỗn hợp NaCl và NaClO , HClO là chất có tính oxi hoá
mạnh. Gốc ClO − có chứa nguyên tử oxi nên hợp chất của nó dễ thẩm thấu qua da
gây tổn hại cho da.
Để đảm bảo cho quá trình khử trùng đạt được hiệu quả hoàn toàn, người ta
thường tính đến một lượng clo dư thích hợp trong nước sau quá trình khử trùng.
Trong hệ thống khử trùng có chứa amoniac hoặc các hợp chất có chứa nhóm
amoni, lượng clo tham gia phản ứng để tạo thành cloramine được gọi là clo kết
hợp, tổng hàm lượng của clo tự do dưới dạng Cl2 , HClO và ClO − , lượng clo kết
hợp được gọi là clo hoạt tính khử trùng, do khả năng diệt trùng của clo tự do và
clo kết hợp khác nhau mà lượng clo dư cần thiết để đảm bảo khử trùng triệt để
cũng được đánh giá ở mức khác nhau. Nên khi ta mở vòi nước máy vẫn còn
nghe thoang thoảng mùi clo.
b) Về vật lí: Quá trình hủy diệt hoặc tê liệt vi sinh vật xảy ra là do khi tiếp xúc
với các chất oxi hóa mạnh, sức căng mặt ngoài của thành tế bào tăng lên làm cho
quá trình chất khử trùng dễ dàng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào của vi sinh vật,
làm biến dạng thành tế bào. Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào nhiệt độ.
c) Về sinh học: Clo là một nguyên tố hóa học độc hại thuộc họ halogen, được sử
dụng để sản xuất chất oxi hóa, chất tẩy trắng và khử trùng. Clo trong nước máy
cũng có thể phản ứng với một số chất hữu cơ lơ lửng trong nước để tạo ra một

hợp chất hữu cơ có hại cho môi trường và sức khoẻ con người.
d) Về địa lí: Lượng nước con người sử dụng cho sinh hoạt 2%, tưới tiêu 8%,
công nghiệp 2%, sản xuất điện năng 12%. Do hoạt động tự nhiên hay nhân tạo
(phá rừng, lũ lụt, sói mòn, sự thâm nhập của các chất thải sinh hoạt, chất thải
công nghiệp...) mà thành phần của nước trong thuỷ quyển có thể bị thay đổi dẫn
tới ô nhiễm . Nước bị ô nhiễm có thể được nhận thấy bởi có mùi khó chịu, màu,
vị bất thường, không trong suốt, số lượng cá và các thuỷ sinh vật giảm, cỏ dại
phát triển mạnh, nhiều mùn hoặc có váng dầu mỡ trên mặt nước…Nguồn nước
bị ô nhiểm gây tác hại không nhỏ đến đời sống các sinh vật nói chung và làm
giảm năng suất. Clo và một số hợp chất của chúng cũng chính là tác nhân làm ô
ngiểm môi trường và gây thủng tầng ozon làm thay đổi hiện trạng hệ sinh thái.
2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập
a) Tư duy
+ Nhớ: - Clo là chất có tan trong nước. khi tan trong nước một phần nhỏ clo tác
dụng được với nước.
- Nước clo có khả năng diệt khuẩn và tẩy uế.
- Khí clo có mùi xốc.
+ Hiểu: - Phản ứng của clo trong nước: Cl2 + H 2O ƒ HCl + HClO
5


- Vai trò của clo trong phản ứng này vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
+ Vận dụng: Giải thích được tác nhân chính khử trùng, tẩy uế của nước clo.
Tại sao clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
+ Phân tích: Qua các tính chất của nhóm Halogen nói chung và của clo nói
riêng, HS có thể suy luận tính chất của các nguyên tố thuộc cùng nhóm như
brom, iot.
+ Đánh giá: Chất lượng nước đảm bảo sạch các vi khuẩn sau khi đã xủ lý
bằng cách sục khí clo.
+ Sáng tạo: - Học sinh nhìn nhận được tốc độ quá trình khử trùng tăng khi

nồng độ của chất khử trùng và nhiệt độ của nước tăng, ngoài ra tốc độ khử trùng
còn phụ thuộc vào dạng không phân ly của chất khử trùng, vì quá trình khuếch
tán qua vỏ tế bào xảy ra nhanh hơn cả quá trình phân ly. Tốc độ quá trình khử
trùng còn phụ thuộc vào cả hàm lượng các chất hữu cơ, các cặn lơ lửng và các
chất khử khác. Khi trong nước có hàm lượng cao của các chất này thì tốc độ quá
trình khử trùng sẽ giảm đi đáng kể.
- Khả năng diệt trùng của clo phụ thuộc vào hàm lượng HClO có trong nước.
Nồng độ HClO phụ thuộc vào lượng ion H+ trong nước hay phụ thuộc vào pH
của nước. HClO không phân ly là thành phần khử trùng chính trong nước, thành
phần này chỉ có giá trị cao ở pH thấp, điều đó cũng nói lên rằng quá trình dùng
clo để khử trùng trong nước chỉ có được hiệu quả cao khi tiến hành ở pH thấp.
b) Kĩ năng: + Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng trong thực
tiển và làm các bài tập liên quan.
+ Giải thích được tác nhân chính khử trùng, tẩy uế của nước clo.
c) Thái độ: + Nhận thức được hai mặt của một vấn đề. clo vừa là chất có lợi
nhưng cũng là chất có hại cho sức khỏe và môi trường.
+ Đề xuất được một số giải pháp làm giảm tác hại khi môi trường bị ô nhiểm
do tác động của clo và các hợp chất của chúng.
d) Ý thức: Xây dựng được ý thức tìm tòi nghiên cứu, hình thành nhân cách sống,
kỷ năng sống, ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng xã hội.
e) Kĩ năng sống: Trong thực tế người ta sẽ sục clo ở bể phơi nước đã lọc sạch
các chất hữu cơ, các cặn lơ lửng, và tiến hành vào ban ngày.
Không nên uống trực tiếp nước máy. Khi sử dụng cần xả nước máy ra, để một
thời gian, đun sôi, để nguội trước khi uống. Sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí.
g) Trách nhiệm với cộng động: Tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ và
giữ vệ sinh nguồn nước. Cho HS hiểu được clo có vai trò quan trọng trong cuộc
sống hằng ngày và là nguyên liệu để sản xuất nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ
phục vụ cho ngành công nghiệp hóa chất và sản xuất. Đồng thời cảnh báo các
tác hại của clo và một số hợp chất của clo đối với cuộc sống và môi trường.
6



Ví dụ 2. Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
1. Phân tích những kiến thức liên môn
a) Về hóa học: Trong dịch vị dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ
khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng khoảng từ 4 → 3) là môi
trường axit. Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, axit clohiđric còn là chất xúc
tác cho các phản ứng thuỷ phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein
(chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
b) Về sinh học: Axit clohiđric có vai trò quan trọng với quá trình trao đổi chất
của cơ thể. Lượng axit clohiđric trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức
bình thường đều mắc bệnh. Khi trong dịch vị dạ dày, axit clohiđric có nồng độ
nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5) ta mắc bệnh khó tiêu do thức ăn khó bị phân
hủy, ngược lại, nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5) ta mắc bệnh ợ chua,
viêm loét dạ dày.
2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập
a) Tư duy: + Nhớ: - Công thức phân tử, công thức cấu tạo của axit clohiđric.
- Tính chất vật lí,tính chất hóa học của axit clohiđric.
- Tầm quan trọng của axit clohiđric trong cuộc sống thực tiển.
+ Hiểu: Trong dịch vị dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng
từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng khoảng từ 4 → 3).
+ Vận dụng: Tầm quan trọng của axit clohiđric trong cuộc sống thực tiển.
Cơ chế làm giảm cơn đau dạ dày khi người bệnh sử dụng natri hiđrocacbonat
NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối).
+ Phân tích: Các loại thức ăn, nước uống nào có thể làm tăng hoặc giảm nồng
độ của axit clohiđric có trong dạ dày.
+ Sáng tạo: - Liệt kê các loại thức ăn, nước uống có lợi và có hại đến dạ dày
và đặc biệt là đối với người đau dạ dày.
- Có thể dùng một số loại thuốc chữa đau dạ dày trong đó có chứa muối natri
hiđrocacbonat NaHCO3(còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hoà bớt axit

trong dạ dày. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO 2 ↑ + H 2O
b) Kĩ năng
+ Vận dụng được kiến thức Hóa học, Sinh học vào thực tiễn.
+ Giải thích được nguyên nhân, cơ chế và các phòng chống bệnh đau dạ dày.
c) Thái độ
+ Nhận thức được vai trò của axit clohiđric trong cơ thể và trong cuộc sống.
+ Đề xuất được một số giải pháp ngăn ngừa, điều trị bệnh đau dạ dày ở người.

7


d) Ý thức: Trong dạ dày luôn duy trì môi trường axit (có độ pH tương ứng
khoảng từ 4 → 3) là môi trường tốt nhất cho quá trình hòa tan và thủy phân các
thức ăn vì vậy cần thiết đưa ra chế độ ăn uống phù hợp.
e) Kĩ năng sống: Cuộc sống hiện đại càng nhiều người bị đau dạ dày nên khi
biết vấn đề này thì người ta có thể tự bảo vệ cho mình. Có biện pháp phòng
tránh các tác hại, rủi ro khi tiếp xúc với axit clohiđric và các vật dụng có chứa
axit clohiđric (ắc quy).
g) Trách nhiệm với cộng động: Tăng cường công tác tuyên truyền cho cộng
đồng hiểu được vai trò của axit clohiđric trong cơ thể nhằm bảo vệ và điều trị
bệnh đau dạ dày ở người. Giúp cho HS hiểu được axit clohiđric có vai trò hết
sức quan trọng trong cuộc sống hằng ngày và là nguyên liệu để sản xuất nhiều
hợp chất vô cơ và hữu cơ phục vụ cho ngành công nghiệp hóa chất và sản xuất.
Đồng thời cảnh báo các tác hại của axit
Ví dụ 3. Tại sao chúng ta thường dùng dung dịch NaCl loãng để sát trùng
các vết thương? Hay là tại sao dân cư ở các vùng ven biển lại ít mắc các bệnh
liên quan đến tai mũi họng?
1. Phân tích những kiến thức liên môn
a) Về hóa học: Khi tan trong nước NaCl sẽ phân li theo phương trình
NaCl


→ Na + + Cl −

b) Về vật lí : Do có sự chênh lệch nồng độ muối giữa hai bên màng sinh chất đã
gây nên một áp suất thẩm thấu dẫn đến nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra
ngoài gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật chết.
Khi nước biển bay hơi trong đó có hòa tan một lượng nhỏ muối NaCl.
c) Về sinh học: Sự chênh lệch nồng độ muối ( môi trường ưu trương ) giữa hai
bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu dẫn đến nước trong tế bào vi
sinh vật bị rút ra ngoài gây co nguyên sinh là cho vi sinh vật mất khả năng phân
chia và hấp thụ dẫn đến chúng bị tê liệt rồi chết .
Trong qua trình bay hơi của nước, có một phần nhỏ các phân tử NaCl được
trộn lẫn trong nước. Trong không khí độ ẩm khá cao, hơi nước nhiều. Khi chúng
ta hô hấp sẽ hít vào một lượng NaCl đã hòa tan trong hơi nước. Chính vì thế dân
cư ở các vùng ven biển lại ít mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng.
2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập
a) Tư duy
+ Nhớ: Công thức muối ăn, tính chất vật lí, hóa học của dung dịch NaCl.
+ Hiểu:Tại sao dân cư ở các vùng ven biển lại ít mắc các bệnh liên quan đến
tai mũi họng.

8


+ Vận dụng: Công dụng của NaCl trong thực tiển, vai trò của nước biển
trong đời sống hằng ngày.
b) Kĩ năng: + Vận dụng được kiến thức bộ môn Sinh vào thực tiễn đời sống.
+ Giải thích được cơ chế khử trùng của nước muối.
c) Thái độ: + Nhận thức được vai trò của NaCl trong cuộc sống.
+ Đề xuất được một số giải pháp ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn có hại.

d) Ý thức: Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, biết cách xử lí vết thương.
e) Kĩ năng sống: Cơ thể chúng ta không may bị vết thương hở, tại đó các tế bào
bị phân hủy là nơi các vi khuẩn rất dễ xâm nhập và trú ngụ, bởi vậy ta phải có
biện pháp ngăn chặn và triệt tiêu chúng. Một trong các phương pháp đó là chúng
ta sử dụng dung dịch nước muối NaCl nồng độ phù hợp. không nên pha nước
muối quá mặn và dùng nước quá nóng sẽ gây tổn thương các tế bào non.
Sử dụng dung dịch NaCl để ngâm hoa quả, rau sống...trước khi dùng. Cách
bảo quản gia vị như muối ăn, xúp...
g) Trách nhiệm với cộng động: Giải thích, tuyên truyền sâu rộng trong HS và
trong cộng đồng vai trò của NaCl trong cuộc sống. Chính vì thế mà mỗi chúng
ta cần bảo vệ môi trường biển ngày càng xanh sạch đẹp.
Ví dụ 4. Vì sao “chảo không dính” khi chiên, rán thức ăn lại không bị dính ?
1. Phân tích những kiến thức liên môn
a) Về hóa học: Thực ra mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp
hợp chất cao phân tử. Đó là politetra floetylen được tôn vinh là “vua chất dẻo”
thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F.
- CTPT của politetra floetilen “teflon” là (C2 F4 ) n
- CTCT của politetra floetilen “teflon” là: (−CF2 − CF2 −) n
Khi cho teflon vào axit vô cơ hay axit H 2SO 4 đậm đặc, nước cường thủy (hỗn
hợp HCl và HNO3 đặc), vào dung dịch kiềm đun sôi thì teflon không hề biến
chất. Dùng teflon tráng lên đáy chảo khi đun với nước sôi không hề xảy ra bất kì
tác dụng nào. Các loại dầu ăn, muối, dấm,…cũng không xảy ra hiện tượng gì.
Cho dù không cho dầu mở mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo thì cũng không
xảy ra hiện tượng gì.
b) Về vật lí : Thực ra mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp
hợp chất cao phân tử. Đó là politetra floetylen được tôn vinh là “vua chất dẻo”
thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa hai nguyên tố C và F hai
nguyên tố này tạo nên một hợp chất có khả năng liên kết với vật liệu kim loại rất
bền chắc. Mặc dù lớp politetra floetilen “teflon” rất mỏng nhưng nó bám rất
chắc vào thành nồi và chảo. Mà khi ta đun nóng chúng không bị bong ra. Do là


9


nó có hệ số giản nở về nhiệt tương đương với vật dụng đó. Lớp politetra
floetilen “teflon” có hệ số ma sát thấp trơn nên khả năng chống dính cao.
c) Về sinh học : Một điều chú ý là khi đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì
teflon ở nhiệt độ trên 250oC là bắt đầu phân hủy và thoát ra chất độc.
2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập:
a) Tư duy
+ Nhớ: - CTPT của politetra floetilen “teflon” là (C2 F4 ) n
- CTCT của politetra floetilen “teflon” là: (−CF2 − CF2 −) n
+ Hiểu: Khả năng chống dính của lớp politetra floetilen.
+ Vận dụng: Từ cấu trúc phân tử nêu được tính chất hóa học cơ bản của
chúng.
+ Phân tích: Từ các tính chất cơ nhiệt học của lớp politetra floetilen nên
politetra floetilen còn được dùng mạ ở các trục khuỷu của các động cơ.
+ Sáng tạo: Từ các tính chất cơ nhiệt học của lớp politetra floetilen HS có thể
nêu lên các ứng dụng khác.
b) Kĩ năng
+ Vận dụng được kiến thức bộ môn hóa học, vật lí để giải quyết vấn đề.
+ Giải thích được khả năng chống dính của lớp politetra floetilen.
c) Thái độ
+ Nhận thức được vai trò, ứng dụng lớp “teflon” trong các đồ gia dụng.
+ Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của lớp
politetra floetilen “teflon” trên các vật dụng có sử dụng nó.
d) Ý thức: Hình thành ý thức bảo vệ lớp “teflon” trên vật dụng có sử dụng nó.
e) Kĩ năng sống : Lớp chống dính được tráng bởi “teflon” rất mỏng bởi vậy khi
ta chùi rửa không nên chà, cạo các vật dụng quá cứng mà là mài mòn chúng.
g) Trách nhiệm với cộng động : Giải thích, tuyên truyền sâu rộng trong HS và

trong cộng đồng mục đích, vai trò của lớp chống dính được tráng trong các vật
dụng gia đình. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể
gây tổn hại cho lớp chống dính, Một điều chú ý nữa là khi đốt nóng chảo không
trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên 250oC là bắt đầu phân hủy và thoát ra chất
độc. Chính vì thế mà mỗi chúng ta cần bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của lớp
politetra floetilen “teflon” trên các vật dụng có sử dụng nó, và không đốt quá
nóng các vật dụng này
Ví dụ 5. Làm thế nào có thể khắc được thuỷ tinh?
1. Phân tích những kiến thức liên môn

10


a) Về hóa học : Muốn khắc thuỷ tinh người ta nhúng thuỷ tinh vào sáp nóng
chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất
đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thuỷ tinh sẽ bị ăn mòn ở những chỗ hở của lớp
sáp bị cào đi:
SiO 2 + 4HF → SiF4 ↑ + 2H 2O
Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H 2SO 4 đặc và bột CaF2 .
Làm tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF2 vào chỗ cần khắc, sau đó cho
thêm H 2SO 4 đặc vào và lấy tấm kính khác đặt trên chỗ cần khắc.. Sau một thời

gian, thuỷ tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp.
CaF2 + 2 H 2SO 4 → CaSO 4 + 2 HF ↑ (dùng tấm kính che lại)

Sau đó: SiO 2 + 4HF → SiF4 ↑ + 2H 2O
b) Về vật lí: Sở dĩ muốn khắc thuỷ tinh người ta phải nhúng tấm thuỷ tinh vào
sáp nóng chảy vì:
- Thủy tinh không ngấm dung dịch, căng mặt ngoài của nước lớn trên bề mặt
thủy tinh lớn nên khó định hình vết khắc.

- Sáp mền thuận tiện cho mình viết, vẽ theo ý muốn.
- Mặt khác chúng ta nên có một tấm kính khác đậy lại vì HF và SiF4 là các
chất khá dễ bay hơi.
2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập:
a) Tư duy : + Nhớ: HF là một axit yếu, có khả năng ăn mòn thủy tinh.
+ Hiểu:- Thành phần chính của thủy tinh là SiO 2
- Phương trình phản ứng giữa HF với thủy tinh
SiO 2 + 4HF → SiF4 ↑ + 2H 2O

b) Kĩ năng
+ Vận dụng được kiến thức Vật lí, Hóa học vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn
+ Giải thích được cơ chế ăn mòn thủy tinh của HF . Trong các xưởng sản xuất
axit flohiđric, hầu như các bóng đèn đều biến thành bóng đèn màu trắng sữa, các
cửa sổ kính trong dần biến thành kính mờ.
+ Hình thành kĩ năng thao tác thực hành thí nghiệm
c) Thái độ : + Nhận thức được vai trò của HF trong cuộc sống thực tiễn.
+ Đề xuất được một số giải pháp làm tăng khả năng phản ứng giữa HF với
SiO 2 hoặc phòng tránh 2 chất này tiếp xúc với nhau.
d) Ý thức: Xây dựng được ý thức tìm tòi ngiên cứu, hình thành nhân cách sống,
kỷ năng sống, ý thức trách nhiệm của mình và với cộng đồng xã hội.

11


e) Kĩ năng sống : Do HF vó khả năng ăn mòn thủy tinh nên không dùng các vật
dụng làm bằng thủy tinh để chứa đựng HF , ngoài ra HF cũng là một chất độc,
gây ô nhiểm môi trường vì vậy khi làm các thí nghiệm có liên quan đến HF cần
chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các trang thiết bị phòng chống.
g) Trách nhiệm với cộng động : Tuyên truyền, khuyến cáo không dùng các vật
dụng làm bằng thủy tinh để chứa đựng HF , và các hóa chất có thể sinh ra HF ,

ngoài ra HF cũng là một chất độc, gây ô nhiểm môi trường vì vậy vấn đề bảo vệ
sức khỏe và môi trường phải được chú trọng.
Ví dụ 6. Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng ?
1. Phân tích những kiến thức liên môn
a) Về hóa học
Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp
chất Ca 5 (PO 4 )3 (OH) và được tạo thành bằng phản ứng:
5Ca 2 + + 3PO34− + OH − →

Ca 5 (PO 4 )3 (OH)

(1)

Lượng axit trong miệng tăng do vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn
còn lưu lại trên răng tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic và axit lactic làm
cho pH giảm, tạo ra phản ứng trung hòa : H + + OH − → H 2O
Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Lơ-Sa-tơ-li-ê, cân bằng (1) chuyển dịch
theo chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF hay SnF2 , vì ion tạo điều kiện
cho phản ứng sau xảy ra: 5Ca 2+ + 3PO34− + F− → Ca 5 (PO 4 )3 F
Hợp chất Ca 5 (PO 4 )3 F là men răng thay thế một phần Ca 5 (PO 4 )3 (OH) đã bị hao
tổn do các axit ăn mòn.
b) Về sinh học
Răng là một bộ phận của cơ quan tiêu hóa. Răng chắc, khỏe có tác dụng
nghiền nát thức ăn tốt hơn giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và dễ
dàng hơn. Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống
lại bệnh sâu răng.
Sau các bửa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại trên
răng tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic và axit lactic. Thức ăn với hàm
lượng đường cao tạo điều kiện tốt cho việc sản sinh ra các axit đó. Biện pháp tốt

nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường và đánh răng sau khi ăn.
2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập
a) Tư duy
+ Nhớ: Thành phần chính của men răng, các chất được trộn vào trong các loại
kem đánh răng hiện nay.
12


+ Hiểu: Quá trình tạo ra hợp chất thay thế men răng khi chúng ta thường
xuyên đánh răng bằng các loại kem trong đó có chứa NaF hay SnF2 .
+ Vận dụng: Nguyên lý chuyển dịch cân bằng hóa học của Lơ-Sa-tơ-li-ê trong
quá trình ăm mòn men răng.
b) Ý thức : Xây dựng được ý thức tìm tòi ngiên cứu, hình thành nhân cách sống,
kỷ năng sống, ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng xã hội về vấn đề răng
miệng, cách phòng chống.
c) Kĩ năng sống : Vấn đề sâu răng và phòng ngừa sâu răng được mọi người
quan tâm. Nhưng ít ai biết rằng vì sao răng bị sâu và cơ chế phòng ngừa như thế
nào. HS sẽ rất tò mò về vấn đề này. GV có thể đề cập vấn đề này trong bài giảng
ứng dụng của flo nhằm giúp cho học sinh có thói quen bảo vệ răng bằng cách
đánh răng sau các bửa ăn.
Ở nước ta, một số người có thói quen ăn trầu, việc này rất tốt cho việc tạo men
răng theo phản ứng (1), vì trong trầu có vôi tôi Ca (OH) 2 , chứa các ion Ca 2+ và
OH − làm cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận.
d) Trách nhiệm với cộng động : Tăng cường công tác tuyên truyền cho cộng
đồng hiểu được vai trò của răng trong cơ thể nhằm bảo vệ và điều trị bệnh sâu
răng. Có biện pháp phòng tránh các tác hại, rủi ro khi tiếp xúc với axit flohiđric
và các hóa chất có khả năng tạo ra axit flohiđric.
Ví dụ 7. Tại sao chúng ta thường dùng dung dịch cồn iot loãng để sát trùng
các vết thương?
1. Phân tích những kiến thức liên môn

a) Về hóa học
Dung dịch cồn iot được tạo thành khi ta hòa tan iot với cồn (ancol etylic).
b) Về vật lí
Khả năng khuếch tán, thẩm thấu của iot qua màng nguyên sinh chất là do có
sự chênh lệch về nồng độ giữa hai bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm
thấu. Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ tăng làm cho độ nhớt
giảm, đồng thời chuyển động nhiệt tăng lên, quá trình khuếch tán chất khử trùng
qua vỏ tế bào sinh vật tăng và quá trình khử trùng đạt hiệu quả cao.
c) Về sinh học
Iot khuếch tán vào tế bào can thiệp vào các phản ứng biến dưỡng của nguyên
sinh chất. Iot ít gây độc, chỉ gây khô da. Có tác dụng trên vi khuẩn, vi rút, nấm,
trứng kí sinh trùng đạc biệt là cả vi khuẩn lao và các vi khuẩn có nha bào.
Sủ dụng cồn iot 1% khi hòa tan trong cồn tác dụng kháng khuẩn của iot mạnh
hơn.
2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập
13


a) Tư duy
+ Nhớ: Công thức phân tử của iot, tính chất vật lí của iot, các tính chất hóa
học của iot.
+ Hiểu: Khả năng hòa tan của iot trong dung môi nước, dung môi ancol etylic
(cồn).
+ Vận dụng: Liệt kê các chế phẩm của iot dùng để sát khuẩn trên thị trường:
- Dung dịch cồn iot 1%.
- PVP iodine 10% ( polyvinylprrolidone) thực tế iot hữu dụng cũng 1 %.
+ Sáng tạo: Cơ chế kháng khuẩn của cồn iot xuất phát do 2 yếu tố:
- Do hoạt tính của đơn chất iot như đã nêu ở trên.
- Bản thân cồn cũng có khả năng kháng khuẩn. Cồn là dung dịch ancol etylic
( C 2 H 5OH ) nồng độ cao có khả năng thẩm thấu rất cao, có thể xuyên qua màng tế

bào, tiến sâu vào trong gây đông tụ protein làm cho tế bào bị chết (do protein là
sơ sở sự sống của tế bào). Thực tế thấy rằng cồn 75% là có khả năng sát trùng
tốt nhất vì nếu > 75% thì nồng độ cồn quá cao là cho protein đông tụ nhanh.
b) Kĩ năng
+ Vận dụng được kiến thức liên môn để giải quyết được vấn đề thực tiển đặt ra.
+ Giải thích được khả năng, cơ chế kháng khuẩn của cồn iot và các chế phẩm sát
khuẩn có chứa iot.
c) Thái độ
+ Nhận thức được vai trò của cồn iot và các chế phẩm sát khuẩn có chứa iot
trong cuộc sống.
+ Đề xuất được một số giải pháp dùng các chất kháng khuẩn khác.
d) Ý thức: Xây dựng được ý thức tìm tòi ngiên cứu, hình thành nhân cách sống,
kỷ năng sống, ý thức trách nhiệm của mình và với cộng đồng xã hội.
e) Kĩ năng sống: Trong cuộc sống thường ngày nếu chúng ta không may bị
thương. Các vết tương hở rất dễ bị các vi khuẩn tấn công dẫn đến bị nhiễm
trùng. Bởi vậy khi bị thương có các vết thương hở chúng ta phải lập tức sát
khuẩn hạn chế tối đa sự xâm nhập của các vi khuẩn vào tấn công các tế bào.
g) Trách nhiệm với cộng động : Tuyên truyền vai trò tác
dụng kháng khẩn của cồn iot và các chế phẩm sát khuẩn có
chứa iot. Có biện pháp phòng tránh các tác hại, rủi ro khi
tiếp xúc với hơi iot.
Ví dụ 8. Tại sao gọi là muối iot? Muối iot có tác dụng gì
đến sức khỏe chúng ta?
1. Phân tích những kiến thức liên môn
14


a) Về hóa học
Muối là gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Muối
chúng ta sử dụng là NaCl .

Trong muối chúng ta sử dụng người ta có trộn thêm các hợp chất của iot, chủ
yếu là KI , NaI hoặc KIO3 , thông thường người ta trộn theo một tỷ lệ nhất định
ví dụ: một tấn muối NaCl trộn thêm 25kg KI .
b) Về sinh học
Tuy rằng con người chúng ta hằng ngày lượng iot cần thiết
không nhiều song nó lại rất quan trọng. thiếu hụt iot dẫn đến
hậu quả rất tai hại. thiếu iot làm nảo bị hư hại nên người ta trở
nên đần độn, chậm chạp, có thể bị điếc, câm, liệt chi...
Thiếu iot còn gây ra bệnh bướu cổ. Đây là biểu hiện rõ rệt
nhất nhất khi bị thiếu iot khiến tuyến giáp mở rộng bất
thường. Triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh bướu cổ đó là sự hình thành cục u ở
vùng cổ. Bệnh bướu không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà nó còn chèn ép
khí quản gây khó thở, thực quản gây khó nuốt, tĩnh mạch, nhân của nó có thể
gây ung thư. Khi mắc bệnh này, người bệnh phải mổ kết hợp với dùng thuốc.
2. Những năng lực học sinh đạt được qua việc giải bài tập
a) Tư duy
+ Nhớ: Thành phần muối iot, vai trò của muối iot trong đời sống hằng ngày.
+ Hiểu: Các hợp chất chứa iot có thể trộn vào muối ăn để sử dụng, hàm lượng
cần trộn, tác hại của sự thiếu hụt iot trong cơ thể.
+ Vận dụng: Tính hàm lượng iot cần thiết tối thiểu cần dùng trong một ngày
cho 1kg thể trọng. Từ đó đề ra chế độ ăn uống phù hợp.
+ Phân tích: Các biến chứng cơ bản của cơ thể khi mắc bệnh thiếu iot.
+ Sáng tạo: Để phân biệt muối thường và muối iot ta vắt nước chanh vào
muối, sau đó thêm vào ít nước cơm. Nếu thấy màu xanh đậm xuất hiện chứng tỏ
muối đó là muối iot. Vì trong nước chanh có môi trường axit. Trong môi trường
axit, NaI không bền bị phân hủy một phần thành I2. I2 mới tạo thành tác dụng
với hồ tinh bột có trong nước cơm tạo thành phức chất có màu xanh đậm.
b) Kĩ năng
+ Vận dụng được kiến thức liên môn Sinh–Hóa để giải quyết vấn đề thực tiễn.
+ Giải thích được nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ, đần độn và một số bệnh

khác có lên quan đến sự thiếu hụt hoặc dư thừa iot ở người.
c) Thái độ
+ Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của muối iot trong đời sống.

15


+ Đề xuất được một số giải pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh bướu cổ, đần độn
và một số bệnh khác ở người.
d) Ý thức: Xây dựng được ý thức tìm tòi nghiên cứu, hình thành nhân cách sống,
kĩ năng sống, ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng xã hội.
e) Kĩ năng sống : Việc dùng muối iot thật dễ dàng và đơn giản. Về màu sắc,
mùi, vị muối iot không khác gì muối thông thường. Tuy nhiên các hợp chất của
iot trộn trong muối có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Vì vậy phải nêm muối iot
sau khi thức ăn đã được nấu chín.
g) Trách nhiệm với cộng động
Để phòng tránh các rối loạn do thiếu hụt iot, dễ dàng nhất là sử dụng muối iot
hàng ngày khi chế biến các loại thức ăn. Với trẻ em trong độ tuổi tăng trưởng
cần phải thường xuyên chế biến thức ăn giàu chất iốt để phát triển khỏe mạnh,
thông minh. Chị em phụ nữ cần có kiến thức về tác dụng của iot , qua đó bổ
sung những loại thực phẩm có chứa iot trong bữa ăn hàng ngày bằng các loại
hải sản: tôm, cua, cá, ghẹ... rong biển, tảo biển; các loại rau: rau xanh đậm, rau
dền, rau đay, mồng tơi… Các loại trái cây tươi, thịt, sữa và sử dụng bột canh iot,
muối iot...làm gia vị nấu ăn hàng ngày. Và hơn nữa, chúng ta cần đẩy mạnh hoạt
động tuyên truyền về tác hại của thiếu muối iot tới các bậc phụ huynh cũng như
trong các trường học, tầm quan trọng của việc sử dụng muối iot trong các bữa ăn
hàng ngày tại gia đình, trường học hay những nơi công cộng… để mỗi người
chế biến và sử dụng thực phẩm biết cách tự bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia
đình và cộng đồng.
Giáo viên cần nêu cao vai trò quan trọng của việc sử dụng thường xuyên muối

iot, thông qua tiết dạy tích hợp.
2.2.2. Bài tập định lượng
Ví dụ. Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của
việc xử lí nước là khử trùng nước. Một trong các phương pháp khử trùng
nước đang được dùng phổ biến ở nước ta là dùng clo. Lượng clo được bơm
vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 g/m3. Nếu với dân số thị trấn Hậu Lộc
là 276.000 người, mỗi người dùng 150 lít nước/ ngày, thì các nhà máy cung
cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg clo mỗi ngày cho việc xử lí nước?
Hướng dẫn giải:
Lượng nước 276.000 người dân thị trấn Hậu Lộc cần dùng trong một ngày là
V = 150. 276000= 41400000 lít = 41400 m 3

Khối lượng clo dùng để khử trùng lượng nước trên: mClo =41400.0,005 = 207 kg
1. Phân tích những kiến thức liên môn
a) Về hóa học

16


Khi cho clo vào trong nước một phần clo tan trong nước có phản ứng hoá học
Cl 2 + H 2O ƒ
HCl + HClO
sau:
Vì axit hipoclorơ là axit kém bền nên dễ phân hủy (khi có ánh sáng) thành axit
clohidric và oxi nguyên tử tự do: HClO → HCl + [ O ]
Oxi nguyên tử có tính oxi hóa rất mạnh khả năng diệt các vi khuẩn.
Tương tự khi dùng clorua vôi làm chất khử trùng ta có :
Ca(OCl) 2 + 2 H 2O → 2 HClO + Ca(OH) 2

Khi xử lý nước bằng clo đã tạo ra axit hipoclorơ ( HClO ) ngậm nước, đồng

thời trong nước cũng chứa một lượng kiềm NaOH sẽ kết hợp với hỗn hợp axit
HCl và HClO tạo ra hỗn hợp NaCl và NaClO . HClO là chất có tính oxi hoá
mạnh. Gốc ClO − có chứa nguyên tử oxi nên hợp chất của nó dễ thẩm thấu qua da
gây tổn hại cho da.
Để đảm bảo cho quá trình khử trùng đạt được hiệu quả hoàn toàn, người ta
thường tính đến một lượng clo dư thích hợp trong nước sau quá trình khử trùng.
Trong hệ thống khử trùng có chứa amoniac hoặc các hợp chất có chứa nhóm
amoni, lượng clo tham gia phản ứng để tạo thành cloramine được gọi là clo kết
hợp, tổng hàm lượng của clo tự do dưới dạng Cl2 , HClO và ClO − -, lượng clo kết
hợp được gọi là clo hoạt tính khử trùng, do khả năng diệt trùng của clo tự do và
clo kết hợp khác nhau mà lượng clo dư cần thiết để đảm bảo khử trùng triệt để
cũng được đánh giá ở mức khác nhau. Nên khi ta mở vòi nước máy vẫn còn
nghe thoang thoảng mùi clo
b) Về vật lí: Quá trình hủy diệt hoặc tê liệt vi sinh vật xảy ra là do khi tiếp xúc
với các chất oxi hóa mạnh sức căng mặt ngoài của thành tế bào tăng lên làm cho
quá trình chất khử trùng dễ dàng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào của vi sinh vật,
làm biến dạng thành tế bào. Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào nhiệt độ.
c) Về sinh học: Clo là một nguyên tố hóa học độc hại thuộc họ halogen, được sử
dụng để sản xuất chất oxi hóa, chất tẩy trắng và khử trùng. Clo trong nước máy
cũng có thể phản ứng với một số chất hữu cơ lơ lửng trong nước để tạo ra một
hợp chất hữu cơ có hại cho môi trường và sức khoẻ con người.
d) Về địa lí: Lượng nước con người sử dụng cho sinh hoạt 2%, tưới tiêu 8%,
công nghiệp 2%, sản xuất điện năng 12%. Do hoạt động tự nhiên hay nhân tạo
(phá rừng, lũ lụt, sói mòn, sự thâm nhập của các chất thải sinh hoạt, chất thải
công nghiệp….) mà thành phần của nước trong thuỷ quyển có thể bị thay đổi
dẫn tới ô nhiễm . Nước bị ô nhiễm có thể được nhận thấy bởi có mùi khó chịu,
màu, vị bất thường, không trong suốt, số lượng cá và các thuỷ sinh vật giảm, cỏ
dại phát triển mạnh, nhiều mùn hoặc có váng dầu mỡ trên mặt nước….
Nguồn nước bị ô nhiểm gây tác hại không nhỏ đến đời sống các sinh vật nói
chung và làm giảm năng suất. Clo và một số hợp chất của chúng cũng chính là

tác nhân làm ô nhiểm môi trường và gây thủng tầng ozon.
17


2. Những năng lực HS đạt được qua việc giải bài tập
a) Tư duy
+ Nhớ: - Clo là chất có tan trong nước. khi tan trong nước một phần nhỏ clo
tác dụng được với nước.
- Nước clo có khả năng diệt khuẩn và tẩy uế.
- Khí clo có mùi xốc.
+ Hiểu:
- Phương trình phản ứng của clo trong nước : Cl2 + H 2O

ƒ

HCl + HClO

- Vai trò của clo trong phản ứng này vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
+ Vận dụng: Giải thích được tác nhân chính khử trùng, tẩy uế của nước clo.
Tại sao clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
+ Phân tích: Qua các tính chất của nhóm Halogen nói chung và của clo, HS
có thể suy luận tính chất của các nguyên tố thuộc cùng nhóm như brom, iot.
+ Đánh giá: Chất lượng nước đảm bảo sạch các vi khuẩn sau khi đã xủ lý
bằng cách sục khí clo.
+ Sáng tạo: - Học sinh nhìn nhận được tốc độ quá trình khử trùng tăng khi
nồng độ của chất khử trùng và nhiệt độ của nước tăng, ngoài ra tốc độ khử trùng
còn phụ thuộc vào dạng không phân ly của chất khử trùng, vì quá trình khuếch
tán qua vỏ tế bào xảy ra nhanh hơn cả quá trình phân ly. Tốc độ quá trình khử
trùng còn phụ thuộc vào cả hàm lượng các chất hữu cơ, các cặn lơ lửng và các
chất khử khác.

- Khả năng diệt trùng của clo phụ thuộc vào hàm lượng HClO có trong nước.
Nồng độ HClO phụ thuộc vào lượng ion H+ trong nước hay phụ thuộc vào pH
của nước. HClO không phân ly là thành phần khử trùng chính trong nước, thành
phần này chỉ có giá trị cao ở pH thấp, điều đó cũng nói lên rằng quá trình dùng
clo để khử trùng trong nước chỉ có được hiệu quả cao khi tiến hành ở pH thấp.
b) Kĩ năng
+ Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng trong thực tiển
+ Giải thích được tác nhân chính khử trùng, tẩy uế của nước clo.
c) Thái độ
+ Nhận thức được hai mặt của một vấn đề. clo vừa là chất có lợi nhưng cũng
là chất có hại cho sức khỏe và môi trường.
+ Đề xuất được một số giải pháp làm giảm tác hại khi môi trường bị ô nhiểm
do tác động của clo và các hợp chất của chúng.
d) Ý thức: Xây dựng được ý thức tìm tòi nghiên cứu, hình thành nhân cách sống,
kỷ năng sống, ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng xã hội.
18


e) Kĩ năng sống
Bởi các yếu tố làm ảnh hưởng đến khả năng khủ trùng nên trong thực tế người
ta sẽ sục clo ở bể phơi nước đã lọc sạch các chất hữu cơ, các cặn lơ lửng, và tiến
hành vào ban ngày.
Không nên uống trực tiếp nước máy. Khi sử dụng cần xả nước máy ra và để
một thời gian, đun sôi, để nguội trước khi uống. Sử dụng nước tiết kiệm, tránh
lãng phí.
g) Trách nhiệm với cộng động: Tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ và
giữ vệ sinh nguồn nước. Cho HS hiểu được clo hết sức quan trọng trong cuộc
sống hằng ngày và là nguyên liệu để sản xuất nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ
phục vụ cho ngành công nghiệp hóa chất và sản xuất. Đồng thời cảnh báo các
tác hại của clo và một số hợp chất của clo đối với cuộc sống và môi trường.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Để có số liệu khách quan và chính xác, tôi chọn dạy 2 lớp 10A 4 và 10A5 . Lớp
thực nghiệm (TN) là lớp 10A4 và lớp đối chứng (ĐC) là lớp 10A5. Hai lớp này
có trình độ tương đương nhau.
- Nhận xét các năng lực của học sinh trong các tiến trình dạy học
Qua quan sát giờ học ở các lớp thực nghiệm và đối chứng được tiến hành theo
tiến trình dạy học, tôi rút ra được một số nhận xét về một số năng của học sinh:
- Năng lực học và giải quyết vấn đề thì HS từ tư thế bị động đã chuyển sang tư
thế chủ động, tham gia tích cực các hoạt động nhận thức do GV tổ chức. GV
hoạt động ít hơn, HS chịu khó đọc và ghi chép những thông tin vừa chiếm lĩnh.
- Năng lực sáng tạo: HS linh hoạt và sáng tạo hơn trong cách tiếp cận các yêu
cầu của bài tập.
- Năng lực tự quản lí, giao tiếp và năng lực hợp tác: HS thảo luận nhiều hơn,
lắng nghe lý giải của bạn bè và đưa ra ý kiến của mình về phương pháp làm bài.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: các thông tin hiểu
biết về những kiến thức khoa học được các em huy động để trả lời các nội dung
mà bài tập yêu cầu.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS chủ động tiếp cận các ngôn ngủ khoa học,
phân tích các từ ngữ của bài tập một cách cẩn thận .
- Năng lực tính toán tự tin trong các phép tính, ít căng thẳng khi làm các bài
tập có tính toán.
Ở nhóm thực nghiệm các tiết học có mức độ tích cực của HS có tăng hơn so
với các tiết học ở nhóm đối chứng. Ở các lớp thực nghiệm, HS còn đặt câu hỏi
cho GV đối với những vấn đề mà các em quan tâm.

19


Qua bài kiểm tra, tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số
liệu sau:

Lớp

Yếu kém

Trung bình

Khá

Giỏi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Lớp TN

3


8,1

13

35,2

15

40,5

6

16,2

Lớp ĐC

10

25,6

18

46,2

10

25,6

1


2,6

Từ các kết quả trên cho thấy việc sử dụng hệ thống bài tập tích hợp đã thực sự
có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Góp phần không nhỏ trong
việc đánh giá năng lực của HS. Việc đưa hệ thống bài tập tích hợp vào dạy học
trong chương trình hóa học THPT là một việc làm đúng đắn và có cơ sở khoa học
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập tích hơp các môn khoa học tự nhiên vào
dạy học chương halogen thuộc hóa học lớp 10 đã đáp ứng được:
- Giúp HS nắm chắc kiến thức lí thuyết, phân loại, xây dựng phương pháp giải
nhằm phát triển năng lực tư duy, năng lực sáng tạo cho HS.
- Góp phần nâng cao tính hứng thú trong học tập, khả năng tiếp thu, lĩnh hội
kiến thức của HS.
- Đã được các GV dạy hoá học ở các trường hưởng ứng nhiệt tình.
- Phát triển tính tích cực – chủ động – sáng tạo của người học.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học ở trường THPT.
Với những kết quả đã đạt được ở trên, tôi nhận thấy rằng giả thiết khoa học của
đề tài là chấp nhận được.
3.2. Kiến nghị: Không
Trên đây là những nghiên cứu ban đầu của tôi về đề tài này, do thời gian có
hạn, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn chế nên không thể tránh được
những thiếu sót ngoài ý muốn. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý
báu của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được phát triển tốt hơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2018
CAM KẾT KHÔNG COPPY

Nguyễn Thị Hòa


20



×