Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Một vài kinh nghiệm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học bài 21 mạng thông tin toàn cầu internet tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.88 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT VÀI KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC
CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC BÀI 21: MẠNG
THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET-TIN HỌC LỚP 10

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Tin Học

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC

trang

2


I. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và quá trình hội nhập
quốc tế ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với ngành
giáo dục là làm sao đào tạo được một lớp người lao động có đủ năng lực, tri
thức thích ứng với nền kinh tế thị trường, tham gia phát triển nền kinh tế văn


hoá xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, ngành giáo dục cần phải đổi mới toàn
diện về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Mục tiêu dạy học
giờ đây không chỉ mang lại cho học sinh nhiều tri thức mà quan trọng hơn là
trang bị cho họ các phương pháp học tập và cao hơn là năng lực học tập để phát
triển tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng xã hội, tạo cơ hội cho họ học thường
xuyên, học suốt đời.
Năng lực học tập đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập, nó
giúp cho người học dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm tri thức, quyết định kết quả
học tập và trình độ đào tạo của người học. Đặc biệt đối với học sinh,năng lực
học tập còn tác động lâu dài tới sự phát triển nghề nghiệp suốt đời, ảnh hưởng
trực tiếp chất lượng giảng dạy và học tập ở trường phổ thông.
Có rất nhiều năng lực học tập , một trong những năng lực học tập mà
chúng tôi quan tâm có thể mang lại hiệu quả cao trong học tập đó là năng lực
học tập hợp tác. Bởi sự hợp tác là phần không thể thiếu trong cuộc sống và nó là
một năng lực sống quan trọng trong xã hội hiện đại.
Vậy nên, việc phát triển năng lực học thông qua dạy học là một nhu cầu bức
thiết của nhà trường hiện nay. Nhận thức được vấn đề này chúng tôi lựa chọn “Một
vài kinh nghiệm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học bài 21:
Mạng thông tin toàn cầu Internet –Tin học lớp 10” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng năng lực học hợp tác của học
sinh, từ đó đề xuất biện pháp nhằm phát triển năng lực học hợp tác cho học sinh
trong quá trình dạy học bài 21: Mạng thông tin toàn cầu Internet nhằm nâng cao
hiệu quả học tập và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các Trường phổ
thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển năng lực học tập hợp tác cho học sinh trong quá trình dạy học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
• Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Thông qua việc đọc sách, các tài liệu để phân tích và tổng hợp lý thuyết
có liên quan nhằm hiểu sâu sắc hơn bản chất của vấn đề nghiên cứu, sắp xếp
3


chúng thành một hệ thống để hình thành giả thuyết khoa học và xây dựng cơ sở
lý luận của đề tài.
1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
• Phương pháp quan sát
Quan sát các biểu hiện của năng lực học tập hợp tác của học sinh trong
hoạt động dạy học ở trường THPT Thạch Thành 3 để thu thập thông tin thực
tiễn.
• Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
Thông qua phân tích đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh như bản
thu hoạch cá nhân, kết quả thu hoạch nhóm, phát hiện những điểm mạnh và
điểm yếu về các năng lực học tập hợp tác của học sinh.
• Phương pháp xử lí thống kê
Sử dụng các công thức toán thống kê và xử lý số liệu xử lý kết quả thực
nghiệm sư phạm để đánh giá độ tin cậy và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
II.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1.1. Khái niệm về dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác là những phương pháp dạy học mang tính tập thể, trong
đó có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân và kết quả là người học tiếp
thu được kiến thức thông qua các hoạt động tương tác khác nhau: giữa người
học với người học, giữa người học với người dạy, giữa người học và môi
trường[1-9].

2.1.2. Cách thực hiện dạy học hợp tác có thể tiến hành theo các bước sau:
a, Thảo luận: giao tiếp
"Một cuộc thảo luận tốt và thảo luận có thể tạo ra những kinh nghiệm học
tập chưa từng có khi các học sinh nêu rõ ý tưởng của mình, trả lời các điểm của
các bạn cùng lớp và phát triển các kỹ năng để đánh giá bằng chứng về vị trí của
chính họ và của những người khác". (Davis, 1993, trang 63)[10]
Cấu trúc chia sẻ cặp đôi-chia sẻ: Có lẽ là phương pháp học tập hợp tác nổi
tiếng nhất, cấu trúc chia sẻ cặp-tư tưởng cung cấp cho sinh viên cơ hội để suy
nghĩ về câu hỏi đặt ra và sau đó thực hành chia sẻ và nhận các giải pháp tiềm
năng. Sự đơn giản của nó cung cấp cho các giảng viên một cách dễ dàng vào
học tập hợp tác và nó có thể dễ dàng thích ứng với một loạt các cấu trúc khóa
học. (Ví dụ: Tôi bắt đầu từ đâu? Sử dụng cặp đôi-chia sẻ để bắt đầu quá trình
giải quyết vấn đề)
Cuộc phỏng vấn ba bước: Cấu trúc này có thể được sử dụng như là một
người bắt đầu giới thiệu sinh viên với nhau và cung cấp cho sinh viên một cách
để lấy ý kiến, vị trí hoặc ý tưởng từ những người bạn của họ. Sinh viên lần đầu
tiên được ghép nối và luân phiên phỏng vấn nhau bằng một loạt các câu hỏi do
4


người hướng dẫn cung cấp. Sau đó cặp kết hợp và sinh viên giới thiệu đối tác
ban đầu của họ. Khi kết thúc bài tập, cả bốn sinh viên đều có quan điểm hoặc
quan điểm về vấn đề nghe, hiểu và mô tả bởi các đồng nghiệp của họ.
b, Phối hợp giảng dạy: giải thích, cung cấp phản hồi, hiểu các quan điểm khác.
Slavin (1996) [11] , trong một bài tổng kết của hàng trăm nghiên cứu, đã kết
luận rằng "học sinh đã trao cho nhau những lời giải thích phức tạp (và ít nhất là
những người nhận được giải thích như vậy) là những sinh viên học tập nhiều
nhất trong học tập hợp tác." (trang 53)
c, Tổ chức đồ họa: khám phá các mẫu và mối quan hệ.
"Các nhà tổ chức đồ họa là những công cụ mạnh mẽ để chuyển đổi thông tin

phức tạp sang các màn hình có ý nghĩa ... Họ có thể cung cấp một khuôn khổ để
thu thập và phân loại ý tưởng để thảo luận, viết và nghiên cứu." (Barkley, Cross
và Major, 2005, trang 205) [12] Xem thêm, lập bản đồ khái niệm.
- Lưới nhóm: Học sinh tổ chức và phân loại thông tin trong một bảng. Một
phiên bản phức tạp hơn của cấu trúc này yêu cầu sinh viên đầu tiên xác định kế
hoạch phân loại sẽ được sử dụng.
- Chuỗi chuỗi: Mục tiêu của bài tập này là cung cấp một sự thể hiện trực
quan của một loạt sự kiện, hành động, vai trò, hoặc quyết định. Học sinh có thể
được cung cấp các vật phẩm cần được sắp xếp hoặc yêu cầu để tạo ra những thứ
này dựa trên một mục tiêu kết thúc được xác định trước. Cơ cấu này có thể được
thực hiện phức tạp hơn bằng cách cho học sinh cũng xác định và mô tả các liên
kết giữa mỗi thành phần.
d, Viết: tổ chức và tổng hợp thông tin.
Viết khuyến khích việc sử dụng bài tập bằng văn bản trong khuôn viên vì
dạy cho học sinh cách truyền đạt thông tin, làm rõ suy nghĩ và để tìm hiểu các
khái niệm và thông tin mới.
- Các bài luận ngắn: Học sinh chuẩn bị cho phần lớp trong bài tập này bằng
cách phát triển một câu hỏi tiểu luận và câu trả lời mô hình dựa trên bài đọc
được giao. học sinh thường cần được hướng dẫn để phát triển các câu hỏi kết
hợp các tài liệu giữa các lớp học với những người mà chỉ đơn giản là đọc thuộc
lòng các sự kiện được trình bày trong bài đọc. Trong lớp, học sinh trao đổi các
câu hỏi tiểu luận và viết một bài luận đáp trả tự phát. Sau đó học sinh ghép nối,
so sánh và đối chiếu câu trả lời của mô hình và câu trả lời tự phát. Sau đó, các
câu hỏi và câu trả lời có thể được chia sẻ với lớp lớn hơn.
- Chỉnh sửa ngang hàng: Đối lập với quá trình biên tập thường chỉ xuất
hiện ở giai đoạn cuối cùng của bài báo, việc chỉnh sửa ngang hàng sẽ giúp học
sinh ở giai đoạn tạo ý tưởng và các đồng nghiệp cung cấp phản hồi trong suốt
quá trình. Ví dụ, mối quan hệ bắt đầu khi mỗi học sinh trong cặp mô tả các ý
tưởng chủ đề và vạch ra cấu trúc công việc của họ trong khi đối tác của họ đặt
câu hỏi và phát triển một phác thảo dựa trên những gì được mô tả.

e, Giải quyết vấn đề: xây dựng chiến lược và phân tích.

5


Nghiên cứu của các nhà giáo dục toán học Vidakovic (1997) và Vidakovic
và Martin (2004) [13,14] cho thấy rằng các nhóm có thể giải quyết vấn đề chính
xác hơn so với các cá nhân làm việc một mình.
- Gửi một vấn đề: Học sinh tham gia vào một loạt các vòng giải quyết vấn
đề, đóng góp giải pháp được tạo ra một cách độc lập cho những người đã được
phát triển bởi các nhóm khác. Sau một số vòng, học sinh được yêu cầu xem xét
lại các giải pháp do các đồng nghiệp phát triển, đánh giá các câu trả lời và phát
triển một giải pháp cuối cùng. (Ví dụ: Hiểu được tác động của chính sách (Tài
chính và Tiền tệ)
- Ở lại ba lần, một lần: Ngay cả học sinh làm việc theo nhóm có thể hưởng
lợi từ phản hồi của những người bạn khác. Trong cấu trúc này, học sinh định kỳ
đưa ra (thường là các điểm ra quyết định) và gửi một thành viên nhóm đến
nhóm khác để mô tả sự tiến bộ của họ. Vai trò của nhóm là thu thập thông tin và
các quan điểm khác bằng cách lắng nghe và chia sẻ. Số lần nhóm gửi một đại
diện cho một nhóm khác phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vấn đề. Phương
pháp này cũng có thể được sử dụng để báo cáo các giải pháp cuối cùng.
2.1.3. Ưu điểm - nhược điểm của dạy học hợp tác
• Ưu điểm của dạy học hợp tác
Ưu điểm chính của dạy học hợp tác là thông qua việc giải quyết một
nhiệm vụ học tập có thể phát triển tính tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xã
hội, đặc biệt là khả năng hợp tác làm việc, thái độ đoàn kết của HS.
• Nhược điểm của dạy học hợp tác
- Dạy học hợp tác theo nhóm đòi hỏi thời gian nhiều. Thời gian 45 phút
của một tiết học cũng là một trở ngại trên con đường đạt được thành công cho
công việc nhóm. - Công việc nhóm không phải bao giờ cũng mang lại kết quả

mong muốn. Nếu không có sự chuẩn bị về khâu thiết kế giáo án cũng như khâu
tổ chức, nó thường sẽ dẫn đến kết quả ngược lại với những gì dự định.
- Khi HS chưa quen với hoạt động hợp tác theo nhóm, các kĩ năng hoạt
động chưa được luyện tập thì rất dễ xảy ra hỗn loạn, rất khó quản lí.
- Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên của GV sẽ gây sự nhàm
chán và giảm hiệu quả của dạy học hợp tác.
2.1.4. Phân loại nhóm
Có nhiều cơ sở để phân loại nhóm.
a. Dựa vào tính cố định người ta phân ra làm hai loại
- Nhóm cố định (Formal Cooperative Learning): gồm những học
sinh cùng nhau làm việc trong khoảng thời gian từ 1 đến vài tuần lễ để giải
quyết một bài tập lớn phức tạp.
- Nhóm không cố định (Informal Cooperative Learning): gồm những học
sinh cùng nhau làm việc từ vài phút đến 1 tiết để giải quyết một vấn đề không
phức tạp.Trong loại hình nhóm không cố định, giáo viên có thể sử dụng nhiều
cách chia nhóm khác nhau tùy theo nội dung bài học và thời lượng của tiết học.
6


Đó là các loại nhóm: 2 học sinh, 4 - 5 học sinh hoặc 6 - 7 học sinh, nhóm
chuyên gia, kim tự tháp và hoạt động trà trộn.
b. Dựa vào nội dung công việc
- Nhóm đồng việc: cùng giải quyết một vấn đề, một nhiệm vụ
nhưng có thể bằng nhiều cách, nhiều hướng khác nhau.
- Nhóm chuyên gia (nhóm khác việc): các thành viên trong nhóm được
tách ra và đảm nhận những nhiệm vụ riêng biệt. Sau khi đã giải quyết xong
nhiệm vụ của mình, các thành viên đó gộp lại, trao đổi và thống nhất về tất cả
những nội dung đã được từng thành viên giải quyết.
c. Dựa vào số lượng thành viên
- Nhóm đôi: gồm hai HS ngồi kế nhau, trao đổi thảo luận với nhau.

- Nhóm 4 người: gồm 4 HS ở hai bàn gần nhau, ngồi quay mặt lại với nhau.
- Nhóm lớn: gồm từ 6 thành viên trở lên, thông thường số lượng thành
viên từ 6 đến 12 HS.
d. Dựa vào cấu trúc
- Nhóm “rì rầm”: gồm hai HS ngồi cạnh nhau, nếu một hoặc hai nhóm
cuối cùng bị lẻ thì linh động tạo nhóm ba HS.
- Nhóm “kim tự tháp”: sau khi thảo luận theo cặp, hai cặp ngồi gần nhau
sẽ quay lại đối diện với nhau, tạo nhóm 4 thành viên. Kiểu nhóm này được sử
dụng để giải quyết những nhiệm vụ khác nhau trong cùng một nhóm, giúp các
em biết cách phân chia công việc.
- Nhóm 4 người: cả bốn thành viên cùng thảo luận về một chủ đề, cùng
giải quyết một nhiệm vụ. Sử dụng kiểu nhóm này kết hợp với:
+ Kĩ thuật chia sẻ suy nghĩ (think – pair – share)
+ Kĩ thuật bàn tròn:
2.1.5. Tiến trình dạy học hợp tác theo nhóm
a. GV làm việc chung với cả lớp
- GV nêu và giải thích rõ ràng mục tiêu nhận thức cần đạt trong buổi học.
- Tổ chức nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
- Nêu các mục tiêu của hoạt động hợp tác và hướng dẫn cách thực hiện để
đạt các mục tiêu đó. GV nên mô tả cụ thể công việc để các thành viên trong mỗi
nhóm đều có thể hiểu và làm theo được
- Cung cấp một số thông tin hoặc gợi ý liên quan đến chủ đề thảo luận.
- Qui định thời gian hợp tác
b. HS làm việc theo nhóm
- HS tạo nhóm theo yêu cầu của GV. HS có thể sắp xếp lại bàn ghế sao
cho phù hợp với công việc nhóm, và các thành viên trong nhóm có thể đối
diện nhau để thảo luận. Cần làm nhanh để không tốn thời gian và giữ trật tự.
- Lập kế hoạch làm việc: chuẩn bị tài liệu học tập, đọc sơ qua tài liệu, làm
rõ xem tất cả mọi người có hiểu các yêu cầu của nhiệm vụ hay không?
- Phân công công việc trong nhóm.

7


- Thoả thuận về qui tắc làm việc chung: mỗi thành viên đều có phần
nhiệm vụ của mình, từng người ghi lại kết quả làm việc, mỗi người lắng nghe
những người khác, không ai được ngắt lời người khác.
- Tiến hành giải quyết nhiệm vụ: đọc kĩ tài liệu, cá nhân thực hiện công
việc đã phân công, thảo luận trong nhóm về việc giải quyết nhiệm vụ, sắp xếp
kết quả công việc.
- Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp: xác định nội dung, cách trình bày
kết quả; phâncông các nhiệm vụ trình bày trong nhóm, làm các hình ảnh minh
họa, qui định tiến trình bài trình bày của nhóm.
c. Trình bày kết quả của hoạt động hợp tác theo nhóm
Đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm, có thể kèm theo
hình ảnh minh họa. Các nhóm khác nhận xét hoặc bổ sung ý kiến.
- GV chỉnh sửa kết quả của các nhóm, tổng kết, gợi ý để HS rút ra những
kết luận cho việc học tiếp theo.
2.2. Thực trạng nghiên cứu về dạy học hợp tác
Tôi đã tiến hành điều tra 4 GV trong nhóm Tin học của trường
Bảng 2.2 Mức độ sử dụng các hình thức hoạt động nhóm trong dạy
học Tin học ở trường
Mức độ

Số lượng

Phần trăm

Rất thường xuyên

0


0

Thường xuyên
Đôi khi
Rất ít dùng

0
3
1

0
75%
25%

Bảng 2.4. Những khó khăn GV thường gặp phải khi
tổ chức hoạt động nhóm
Những khó khăn thường gặp của GV
Số lượng
Phần trăm
Gây ồn ào (ảnh hưởng lớp khác)

2

50%

Mất nhiều thời gian

3


75%

Nội dung bài quá dài

4

100%

HS còn thụ động, nói chuyện riêng

2

50%

HS còn làm việc cá nhân
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm
còn ít

2

50%

3

75%

8


Bảng 2.8. Những thiếu sót thường thấy ở HS khi hoạt động nhóm

Những thiếu sót của HS

Số lượng Phần trăm

Khả năng lãnh đạo, điều khiển nhóm của nhóm trưởng

3

75%

Kĩ năng hợp tác, làm việc tập thể của các thành viên

2

50%

Kĩ năng giải quyết các mâu thuẫn, thống nhất ý kiến

3

75%

Kĩ nă ng trình bày trước đám đông

4

100%

2.3. Giải pháp thực hiện
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG BÀI 21: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU

INTERNET-TIN HỌC 10 THEO DẠY HỌC HỢP TÁC
2.3.1. Tổng quan bài học
Hệ thống kiến thức
 Mức độ nhận biết
- Biết khái niệm và lợi ích mạng thông tin toàn cầu Internet.
- Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet.
- Biết sơ lược cách giao tiếp của các máy tính trong Internet.
 Mức độ vận dụng
Phân biệt được các phương thức kết nối Internet để có thể lựa chọn phương
thức kết nối riêng cho từng đơn vị cụ thể.
2.3.2 Qui trình thiết kế giáo án dạy học hợp tác
• Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học của bài giảng
Có hai loại mục tiêu cần xác định khi thiết kế bài giảng theo tư tưởng dạy
học hợp tác. Mục tiêu thứ nhất là các yêu cầu chung của bài học, căn cứ vào
chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ. Mục tiêu thứ hai là các kĩ năng hợp tác cụ
thể mà HS phải thể hiện.
• Bước 2: Chia nội dung bài học thành từng phần ứng với các hoạt động
Sau khi đã xác định mục tiêu của bài học, GV chia nội dung bài học thành
từng phần. Mỗi phần ứng với một hoạt động học tập nhất định. GV có thể dựa
theo cấu trúc bài học đã có sẵn trong sách giáo khoa để phân chia nội dung.
Những nội dung nhỏ có mối liên hệ với nhau được gộp chung vào một hoạt
động. Một số nội dung lớn cần được phân chia thành nhiều hoạt động để HS dễ
tìm hiểu.
• Bước 3: Chọn hoạt động có thể tiến hành dưới hình thức hợp tác

9


Việc chọn lựa những nội dung thích hợp là khâu cần thiết trong quá trình
thiết kế hoạt động hợp tác.

• Bước 4: Dự tính thời gian cho từng hoạt động
Dựa theo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và khối lượng kiến thức
ở từng phần nội dung, GV dự tính thời gian cho phép để truyền tải từng phần
nội dung đó. Tùy theo đặc điểm của những nội dung đã chọn để thiết kế nhiệm
vụ hợp tác, GV có thể điều chỉnh lại sự phân bố thời gian cho phù hợp.
• Bước 5: Lựa chọn số lượng thành viên trong nhóm tương ứng với
nhiệm vụ
học tập. GV quyết định số lượng thành viên trong mỗi nhóm theo yêu cầu
của nhiệm vụ hợp tác.
Khi lựa chọn qui mô nhóm GV nên lưu ý các yếu tố sau:
- Không nên để toàn HS yếu (hoặc toàn HS giỏi) ngồi chung một nhóm
với nhau. Điều này sẽ gây ra sự không đồng đều giữa các nhóm (quá giỏi hoặc
quá dở). Tốt nhất nên tạo ra những nhóm đa dạng về khả năng, đặc điểm tâm lí,
giới tính, sở thích,….
- Số lượng phương tiện học tập (tư liệu, đồ dùng, các mô hình, dụng cụ
thí nghiệm,… ) sẽ ảnh hưởng quyết định đến qui mô nhóm.
- Nhiệm vụ đơn giản thì qui mô nhóm nhỏ, nhiệm vụ phức tạp hơn thì qui
mô nhóm phải lớn hơn.. Để đỡ mất thời gian chia nhóm, GV có thể dựa theo sơ
đồ lớp đã có sẵn rồi điều chỉnh một số chỗ ngồi, xen kẽ HS khá – giỏi – trung
bình – yếu, xếp những HS mạnh dạn và HS ít phát biểu ngồi chung với nhau,…
để nhóm có đủ các đối tượng, tạo sự đồng đều về năng lực và các nhóm không
bị áp lực rằng nhóm mình kém hơn.
• Bước 6: Chọn lựa hình thức tổ chức hoạt động hợp tác
GV có thể chọn lựa các hình thức tổ chức hoạt động hợp tác như nhóm
đôi (2 hoặc 3 thành viên), nhóm 4 thành viên, hoặc nhóm kim tự tháp 4 thành viên,
nhóm lớn (8 thành viên trở lên)… Tuy nhiên nên chọn hình thức tổ chức nào, sử
dụng hình thức nhóm đôi hay nhóm 4 thành viên hay nhóm kim tự tháp 4 thành
viên, nhóm đồng việc hay nhóm nhiều nhiệm vụ…? Đó cũng là câu hỏi khiến nhiều
GV cảm thấy băn khoăn. Muốn chọn lựa hình thức tổ chức thích hợp, GV nên dựa
vào nội dung hoạt động hợp tác và số lượng thành viên trong nhóm.

- Nếu nội dung hoạt động chỉ bao gồm một nhiệm vụ như tìm hiểu các
khái niệm tương đối đơn giản; điền vào chỗ trống … thì hình thức tổ chức thích
hợp là nhóm đôi. Ngoài ra, hình thức này còn thích hợp đối với những nhiệm vụ
hợp tác bao gồm nhiều yêu cầu khác nhau. Khi sử dụng hình thức nhóm 4 thành
viên có thể kết hợp với kĩ thuật bàn tròn hoặc kĩ thuật chia sẻ suy nghĩ. Đây là
hình thức tổ chức nhóm dễ sử dụng và thường xuyên.
- Hình thức tổ chức hoạt động hợp tác theo kiểu nhóm kim tự tháp 4
thành viên tương tự như hình thức nhóm 4 thành viên và cũng dễ sử dụng.
Nhóm kim tự tháp 4 thành viên phù hợp với những loại bài tập có nhiều dạng
vận dụng khác nhau.
10


- Với những nhiệm vụ mà HS cần nhiều thời gian để chuẩn bị, tìm tòi tài
liệu, thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của GV thì hình thức nhóm lớn là phù hợp.
• Bước 7: Thiết kế các hoạt động ứng với từng nội dung bài học
Ta có thể chia nội dung bài học thành một số hoạt động nối tiếp nhau của
GV và HS. Mỗi hoạt động nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể của bài học.
Các hoạt động này được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, logic, có thể gồm:
- Hoạt động khởi động: lời giới thiệu hoặc lời mở đầu có nêu mục tiêu bài
học, lời dẫn dắt vào bài mới từ việc kiểm tra kiến thức cũ, hoặc một câu chuyện,
một trò chơi dẫn đến nội dung bài học…
- Các hoạt động nhằm đạt mục tiêu của bài học: hoạt động nhằm chiếm
lĩnh kiến thức mới, củng cố kiến thức, hoặc rèn luyện kĩ năng. Có thể gồm các
nhiệm vụ: tìm hiểu tính chất của các chất… bằng cách trả lời một loạt các câu
hỏi, làm bài tập, hoặc nghiên cứu sách giáo khoa, tiến hành hoạt động
hợp tác nhóm, tiến hành thí nghiệm …
- Hoạt động củng cố kiến thức theo từng phần hoặc toàn bài.
- Hoạt động kết thúc buổi học: đánh giá khả năng tiếp thu và vận dụng
kiến thức của HS: Giao nhiệm vụ về nhà. .Thiết kế nhiệm vụ hợp tác

• Bước 8: Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của các nhóm
Trước tiên, GV nên đặt ra qui tắc chung cho hoạt động hợp tác của các
nhóm. Các tiêu chí đánh giá hoạt động các nhóm được xây dựng trên cơ sở qui
tắc chung đó. Tiêu chí đưa ra càng cụ thể giúp GV đỡ lúng túng trong khâu đánh
giá hoạt động hợp tác, tạo nề nếp và động lực cho HS. Các em thực hiện tốt các
thao tác hợp tác như GV yêu cầu cảm thấy công bằng hơn, những em chưa thực
hiện được sẽ phải cố gắng hơn ở những lần hợp tác sau.
• Bước 9: Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Để tạo điều kiện cho hoạt động thảo luận theo nhóm của HS có hiệu quả,
GV phải lên kế hoạch, chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ phù hợp với nội dung,
chủ đề học tập và hình thức tổ chức. Phiếu học tập là một trong những phương
tiện hỗ trợ đắc lực cho việc hoạt động hợp tác nhóm của HS. Ngoài ra các
phương tiện hỗ trợ dạy học phải chuẩn bị nếu có là bảng phụ, các học liệu bổ trợ
như tranh ảnh, hình vẽ, phim, phần mềm, những dụng cụ đo, thiết bị trình diễn
thông tin như máy tính, máy chiếu, phông nền.
• Bước 10: Dự đoán các tình huống phát sinh và biện pháp xử lí
Dạy học hợp tác khác với các cách truyền thụ thông thường ở khâu tổ chức. HS
có cơ hội được giao tiếp, được tự mình tìm ra kiến thức… vì vậy sẽ phát sinh
nhiều tình huống cần GV giải quyết như: một số HS nói rất to, một số HS ngại
trình bày ý kiến, chỉ ngồi im lặng, có những em tỏ ra ăn hiếp bạn mình, có nhóm
chưa thể hoàn thành xong nhiệm vụ của mình trong khi những nhóm khác đã
xong…
• Bước 11: Xin ý kiến của đồng nghiệp, chỉnh sửa để hoàn thiện
Đôi khi do sự chủ quan trong lúc thiết kế bài giảng, GV có thể mắc một
số sai lầm hoặc chưa dự tính được đầy đủ các tình huống xảy ra cùng biện pháp
11


giải quyết. Việc gặp gỡ đồng nghiệp hoặc những GV có nhiều năm kinh nghiệm
hơn để trao đổi, chỉnh sửa giáo án là điều cần thiết. Sự đóng góp của họ sẽ giúp

hoàn thiện giáo án hơn, mở rộng phạm vi sử dụng của giáo án với nhiều đối
tượng HS hơn.
2.3.3. Giáo án thực nghiệm
Giáo án bài 21 – Mạng thông tin toàn cầu Internet (Tiết 59)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
 Mức độ nhận biết
- Biết khái niệm và lợi ích mạng thông tin toàn cầu Internet.
- Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet.
- Biết sơ lược cách truyền dữ liệu giữa các máy tính trong mạng Internet.
 Mức độ vận dụng
Phân biệt được các phương thức kết nối Internet để có thể lựa chọn phương
thức kết nối riêng cho từng đơn vị cụ thể.
2. Kỹ năng
- Phân biệt được các phương thức kết nối Internet để có thể lựa chọn phương
thức kết nối riêng cho từng đơn vị cụ thể.
3. Thái độ
Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học.
4.Những năng lực cốt lõi cần được chú trọng
Giải quyết vấn đề, tự học, tư duy.
5.Trọng tâm bài học
- Khái niệm mạng thông tin toàn cầu Internet
- Cách kết nối mạng Internet
B. Phương pháp, phương tiện dạy học chủ yếu
- Dạy học theo quan điểm hoạt động
- Máy chiếu projector, slide bài giảng, SGK, bảng
C. Hướng dẫn thực hiện hoạt động hợp tác
- Do đây là lần đầu tiên tổ chức hoạt động hợp tác nhóm cho HS nên
GV cần có những thống nhất về một số qui chế tính điểm hoạt động nhóm:
+ HS cần thực hiện theo các yêu cầu mà GV đặt ra. Nhóm nào có thành

viên thực hiện không đúng theo các yêu cầu mà GV đã đề ra sẽ bị một điểm trừ
tính cho một lỗi.
+ GV có thể gọi một thành viên bất kì của nhóm lên trình bày và
cho điểm (theo thang điểm 10). Điểm đó có thể chỉ tính cho cá nhân hoặc cho
cả nhóm. Điểm của cả nhóm chính là điểm trình bày của một cá nhân bất kì
được GV gọi, cộng với điểm thưởng hoặc điểm trừ của nhóm.
+ Điểm hoạt động hợp tác của mỗi cá nhân sẽ được tính trung bình theo
từng tháng. Nếu từ 8 điểm trở lên được cộng 1 điểm vào điểm miệng hoặc 15
12


phút. Nếu từ 6 – 8 điểm được cộng 0.5 điểm. Dưới 6 điểm bị trừ 1 điểm vào
điểm miệng hoặc 15 phút. Hướng dẫn HS hoạt động hợp tác theo nhóm gồm 10
thành viên. Các thành viên thảo luận để thống nhất câu trả lời cho các nhiệm
vụ.
Yêu cầu hoạt động hợp tác nhóm là:
1 Các thành viên nhanh chóng tạo nhóm.
2 Lần lượt từng thành viên phát biểu ý kiến, không tranh nhau nói, không
được luôn giành quyền phát biểu hoặc ngắt lời các thành viên khác.
3 Phải đóng góp ý kiến ít nhất là một lần.
Đảm bảo thời gian hoạt động nhóm mà GV đề ra
- Tiêu chí đánh giá: Nhóm có HS không thực hiện theo yêu cầu của GV bị trừ
1 điểm cho một lỗi.
- Thống nhất với cả lớp, khi nghe hiệu lệnh là 3 tiếng vỗ tay của GV thì phải
ngừng các hoạt động hợp tác.
D.Các hoạt động dạy và học.
1. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ <10 phút>
1. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức của phần học trước về Mạng máy tính.
2. Phương pháp/ kỹ thuật: Đàm thoại, vấn đáp.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu projector.
5. Sản phẩm: Học sinh hiểu được phương tiện và giao thức truyền thông trong
mạng máy tính và nhận biết được một số phương tiện truyền thông được dùng
trong kết nối mạng từ thực tế (mức độ vận dụng).
Nội dung hoạt động
Câu hỏi: Nêu khái niệm phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy
tính? Gọi tên các loại phương tiện truyền thông sau? Cho ví dụ về một giao thức
truyền thong được sử dụng rộng rãi trong mạng máy tính?

13


Hoạt động 2: Tìm hiểu vần đề và những nội dung chính của vấn đề cần làm rõ
trong tiết học .
1. Mục tiêu: Học sinh hiểu được vấn đề cần tìm hiểu trong tiết học. Học sinh
xây dựng được các nội dung cần làm rõ trong tiết học.
2. Phương pháp/ kỹ thuật: Dạy học nêu vấn đề.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu projector, đoạn video về
mạng thong tin toàn cầu Internet.
5. Sản phẩm: HS được giao nhiệm vụ tìm hiểu các thông tin quan trọng trong
đoạn video được xem. Từ đó các em trả lời được phiếu câu hỏi được GV đưa ra.
GV sẽ chính xác lại các câu trả lời của HS để chốt lại vấn đề cần tìm hiểu và
những nội dung chính của vấn đề đó và các nhóm vẽ trên giấy A 0 sơ đồ tư duy
như sau:

Nội dung hoạt động: Phiếu học tập số 1
• Hoạt động cá nhân
CÂU HỎI 1:

- Em hãy ghi lại tất cả những nội dung chính mà em nghe được từ đoạn video?
- Xác định vấn đề cần tìm hiểu trong tiết học này?
• Hoạt động nhóm
CÂU HỎI 2:
-Những thông tin mà em có được ở hoạt động cá nhân có thể chia thành những
nội dung chính nào?
Giáo viên nhận xét:
- Qua những thông tin mà các em có được. Trong tiết học này chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu về Mạng thông tin toàn cầu Internet
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC <30 phút>
14


Giáo viên phát đồng thời 3 phiếu học tập : Phiếu số 2, phiếu số 3, phiếu số 4 cho
lần lượt các nhóm 1, 2, 3 và yêu cấu các nhóm hoàn thiện phiếu học tập của
nhóm mình trong thời gian 10 phút.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm mạng thông tin toàn cầu Internet và
những ứng dụng của Internet
(1) Mục tiêu: HS hiểu khái niệm và biết những ứng dụng
(2) Phương pháp/ kỹ thuật: Đàm thoại, vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu projector.
(5) Sản phẩm: Khái niệm và ứng dụng của Internet trên khổ giấy A0
Nội dung hoạt động: 10 phút
• Phiếu học tập số 2:
Câu 1: Nêu khái niệm về mạng Internet?
Câu 2: Nêu ứng dụng của Mạng Internet mà em biết?
• Dự đoán kết quả phiếu học tập của HS




Triển khai hoạt động
Hoạt động của giáo viên

1. Em hãy dựa vào nội dung kiến thức có
được từ hoạt động 2 và những kiến thức
từ SGK Tin học lớp 10-Trang 141? Thực
hiện nội dung phiếu học tập số 2.
2. Dự kiến kết quả phiếu trả lời của học
sinh.
• Khái niệm: Internet là mạng máy
tính khổng lồ, kết nối hàng triệu
máy tinh, mạng máy tính trên
khắp thế giới và sử dụng bộ giao
thức truyền thông TCP/IP
• Ứng dụng:
+Thâm nhập đến các nguồn thông
tin thường trực.
+Cung cấp chỉ dẫn bổ ích.
+Dịch vụ mua bán.
+ Truyền tệp, thư điện tử.
3. Giáo viên chốt kiến thức.

Hoạt động của học sinh
1. Học sinh trong nhóm 1 thực hiện nội
dung trong phiếu học tập số 2.
Kết quả trình bày trên giấy A 0 theo sơ đồ
tư duy.
2. Nhóm 1 cử đại diện trình bày
3. Các nhóm khác bổ sung


15


Hoạt động 4: Tìm hiểu cách kết nối Internet
(1) Mục tiêu: HS biết được các cách kết nối Internet.
(2) Phương pháp/ kỹ thuật: Đàm thoại, vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu projector.
(5) Sản phẩm: Trình bày trên giấy A0 các cách kết nối Internet.
Nội dung hoạt động: 10 phút
• Phiếu học tập số 3:
Câu hỏi: Nêu các cách kết nối Internet?Liên hệ cách kết nối Internet tại
gia đình em?
• Dự kiến câu trả lời của HS:

Hoạt động của giáo viên
1. Em hãy dựa vào nội dung kiến thức có
được từ hoạt động 2 và những kiến thức
từ SGK Tin học lớp 10-Trang 142? Thực
hiện nội dung phiếu học tập số 3.
2. Dự kiến kết quả phiếu trả lời của học
sinh.
• Sử dụng modem qua đường điện
thoại
- Máy tính cần được cài đặt modem
và kết nối qua đường điện thoại.
- Hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ
Internet để được cấp quyền sử dụng và
mật khẩu.

• Sử dụng đường truyền riêng:
Để sử dụng đường truyền riêng:
- Người dùng thuê đường truyền
riêng.
- Một máy chủ kết nối với đường
truyền và chia sẻ cho các máy con.

Hoạt động của học sinh
1. Học sinh trong nhóm 2 thực hiện nội
dung trong phiếu học tập số 2.
Kết quả trình bày trên giấy A 0 theo sơ đồ
tư duy.
2. Nhóm 2 cử đại diện trình bày
3. Các nhóm khác bổ sung

16


Một số phương thức kết nối
khác.
-Sử dụng đường truyền ADSL
-Trong công nghệ không dây, Wi-Fi là
một phương thức kết nối Internet thuận
tiện.
HS cả lớp cùng nghiên cứu SGK và trả
3. Giáo viên chốt kiến thức.
4. Phân tích ưu và nhược điểm của từng lời câu hỏi.
cách? Liên hệ thực tế tại gia đình em?



Hoạt động 5: Tìm hiểu cách giao tiếp của các máy tính trong mạng Internet
(1) Mục tiêu: HS biết được cách trao đổi thong tin giữa các máy tính trong
mạng Internet.
(2) Phương pháp/ kỹ thuật: Đàm thoại, vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu projector.
(5) Sản phẩm: Trình bày trên giấy A0 các cách giao tiếp của các máy tính trong
mạng Internet.
Nội dung hoạt động:
• Phiếu học tập số 3:
Câu hỏi: Nêu giao tiếp của các máy tính trong mạng Internet?
• Dự kiến cấu trả lời của HS:

Hoạt động của giáo viên
1. Em hãy dựa vào nội dung kiến thức có
được từ hoạt động 2 và những kiến thức
từ SGK Tin học lớp 10-Trang 143-144?
Thực hiện nội dung phiếu học tập số 4.
2. Dự kiến kết quả phiếu trả lời của học
sinh.
- Các máy tính trong mạng Internet muốn

Hoạt động của học sinh
1. Học sinh trong nhóm 3 thực hiện nội
dung trong phiếu học tập số 3.
Kết quả trình bày trên giấy A 0 theo sơ đồ
tư duy.
2. Nhóm 3 cử đại diện trình bày
3. Các nhóm khác bổ sung


17


giao tiếp được với nhau thì chúng phải sử
dụng chung bộ giao thức truyền thông
TCP/IP. Cụ thể
- Máy gửi: + Đảm bảo việc phân chia dữ
liệu thành các gói tin nhỏ hơn có khuôn
dạng và kích thước xác định.
+ Đánh số các gói tin
-Máy nhận: +Tập hợp các gói tin một
cách đúng đắn.
+ Gửi lại thông báo các gói
tin bị lỗi và yêu cầu truyền lại.
-Truyền tin: +Dữ liệu được truyền đi bằng
nhiều đường khác nhau.
-Địa chỉ IP: +Dạng số: 192.168.1.1
+Dạng kí tự: vnedu.vn
3. Giáo viên chốt kiến thức.

3. LUYỆN TẬP <5 phút>
Hoạt động 5: Trả lời các câu hỏi nhận biết và hiểu về mạng thông tin toàn cầu
Internet..
(1) Mục tiêu: rèn luyện cho học sinh nhận biết và hiểu về mạng thông tin toàn
cầu Internet
(2) Phương pháp/ kỹ thuật: Đàm thoại, vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoat động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu projector.
(5) Sản phẩm: Khả năng nhận biết và hiểu về mạng Internet.
Câu hỏi trắc nghiệm: 5 câu –Trình chiếu trên powerpoint

4. TÌM TÒI, MỞ RỘNG <Bài tập về nhà>
Hoạt động 6: Tìm hiểu kiến thức thực tế.
(1) Mục tiêu: Học sinh hiểu được lợi ích và tác hại của Internet trong thời đại
mới.
(2) Phương pháp/ kỹ thuật: Đàm thoại, vấn đáp
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính.
(5) Sản phẩm: Bài thu hoạch đã hoàn chỉnh của các nhóm.
Nội dung hoạt động
Bài toán: Viết một bài nghị luận về lợi ích và tác hại của Internet đối với con
người.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trong hai năm học 2017 - 2018 và
năm học 2018 - 2019 với giáo án thiết kế theo dạy học hợp tác. Đối tượng thực
nghiệm là HS lớp 10 THPT Thạch Thành 3.
Năm học 2017 - 2018, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 3 cặp lớp.
18


Năm học 2018 – 2019, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 3 cặp lớp.

19


Bảng 3.1. Danh sách các lớp TN - ĐC năm học 2017 - 2018

Trường THPT Thạch
Thành 3


Lớp thực
nghiệm

GV thực
nghiệm

Nguyễn Hồng Nhất

Lại Thanh Bình

Lớp đối chứng

Lớp

Sĩ số

Lớp

Sĩ số

10C3

43

10C4

41

10C5


42

10C6

33

10C1

45

10C2

40

Bảng 3.2. Danh sách các lớp TN - ĐC năm học 2018 – 2019

Trường THPT Thạch
Thành 3

Lớp thực
nghiệm

GV thực
nghiệm

Nguyễn Thị Thanh
Hiền
Nguyễn Hồng Nhất

Lớp đối chứng


Lớp

Sĩ số

Lớp

Sĩ số

10C4

40

10C5

41

10C7

35

10C8

34

10C1

45

10C2


41

Kết quả thực nghiệm

• Kết quả kiểm tra định lượng
Bảng phân loại kết quả bài kiểm tra 1 tiết qua các năm học
Năm học

2017-2018
2018-2019

Đối tượng

Xếp loại

Tổng

Yếu-Kém

Trung bình

Khá-Giỏi

ĐC

15.2%

64.5%


20.3%

100%

TN

10.5%

65.3%

24.2%

100%

ĐC

18.3%

64.3%

17.4%

100%

TN

16.4%

64.2%


19.4%

100%

• Kết quả điều tra học sinh
Để có những kết luận đầy đủ về tác dụng tích cực của hoạt động hợp tác theo
nhóm trong dạy học hóa học, chúng tôi đã phát các phiếu điều tra nhằm thu thập
ý kiến của 153 HS ở 4 lớp đã thực nghiệm. Việc đánh giá định tính được tiến
20


hành dựa trên các câu trắc nghiệm về thái độ và hành vi biểu hiện cụ thể của
HS.
Bảng 3.7. Ý kiến của HS về hoạt động hợp tác theo nhóm
STT

Nội dung câu hỏi và các lựa chọn

Số học sinh đồng
ý

Tỉ lệ(%)

Khi tham gia những tiết học có hoạt động nhóm, em cảm thấy?
1

A. sôi nổi, tích cực hơn vì được trao đổi
ý kiến với các bạn.
B. bình thường như các tiết học khác.


150

98.04

3

1.96

Khi bắt đầu hoạt động nhóm, các thành viên đã biết phân công và nhận
nhiệm vụ một cách?
2

A. nhanh chóng, vui vẻ.

110

71.9

B. chậm chạp do còn đùn đẩy trách
nhiệm cho nhau.

29

18.95

C. miễn cưỡng do chưa hài lòng về sự
phân công đó.

14


9.15

Nhận xét về hoạt động hợp tác nhóm mà em đã tham gia qua các buổi học?

3

A. Các thành viên biết cách hợp tác với
nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

119

71.9

B. Một, hai thành viên giành làm tất cả
các công việc.

10

6.54

C. Có một vài bạn luôn làm việc riêng,
không muốn thảo luận chung.

24

15.68

Khi có những mâu thuẫn xảy ra trong nhóm, em và các bạn đã?
4


A. biết cách dàn xếp để đi đến thống
nhất chung.

127

83.0

B. quá kích động, dẫn đến gây gỗ.

5

3.27

C. không thống nhất về vấn đề đó nữa.

21

13.73

Theo bảng tổng kết trên, ta nhận thấy có đến 98.04% tổng số HS cho rằng
những tiết học có hoạt động nhóm sôi nổi, tích cực hơn giờ học không có hoạt
động nhóm. Số lượng HS lựa chọn các đáp án tích cực (đáp án A) chiếm tỉ lệ
cao. Qua đó cho thấy hiệu quả của các giáo án đã được thiết kế theo tư tưởng
21


vận dụng hợp tác vào dạy học. Hoạt động nhóm đã tạo sự lôi cuốn đối với HS,
đồng thời rèn luyện cho các em một số kĩ năng hợp tác như thành lập nhóm,
phân công vai trò và nhiệm vụ, giải quyết các mâu thuẫn trong nhóm.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, đề tài đã hoàn thành những
công việc sau:
1.1.Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
1.2 . Nghiên cứu thực trạng về mức độ hiểu biết, vận dụng dạy học hợp tác vào
dạy học Tin học của 4 GV trong trường THPT Thạch Thành 3.
1.3 .Nghiên cứu tổng quan bài 21: Mạng thông tin toàn cầu Internet- Tin học 10.
1.4. Xây dựng qui trình gồm 11 bước để định hướng cho việc thiết kế giáo án
dạy học hợp tác.
1.5. Thiết kế 01 giáo án theo các nguyên tắc và qui trình đã xây dựng.
1.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm trong năm học: 2017 – 2018, 2018 – 2019.
3.2. Kiến nghị
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài,để việc áp dụng dạy học hợp tác vào
dạy học được thực hiện một cách có hiệu quả chúng tôi có một số kiến nghị sau:
3.2.1. Đối với các trường THPT
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho GV về mặt tâm lí cũng như cơ
sở vật chất để GV có thể áp dụng thường xuyên dạy học hợp tác.
Trang bị cho mỗi lớp học bàn ghế, các phương tiện hỗ trợ… phù hợp với
đặc trưng bộ môn và hoạt động hợp tác theo nhóm.
Tổ chức các buổi chuyên đề về dạy học hợp tác để GV học hỏi, rút kinh
nghiệm lẫn nhau.
Tổ chức các buổi ngoại khóa đố vui để HS có dịp rèn luyện, thể hiện các
kĩ năng hợp tác.
3.2.2. Đối với giáo viên
Tìm cách khắc phục khó khăn và mạnh dạn áp dụng dạy học hợp tác theo
nhóm một cách thường xuyên.
Tích cực khai thác và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, ứng
dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế nội dung, tổ chức hoạt động hợp tác
cho HS.
Tích cực tham gia các buổi bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.

Tự bồi dưỡng, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về các kĩ năng dạy học hợp
tác từ đồng nghiệp, mạng internet.

22


Với thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều,
đề tài này chắc không tránh khỏi nhiều điều khiếm khuyết. Chúng tôi xin chân
thành mong đợi những lời nhận xét, góp ý, chỉ dẫn của quý thầy cô.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Phó Hiệu Trưởng

Thanh Hóa, ngày 15tháng 05 năm
2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Đỗ Duy Thành

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Châu (2005) Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình
dạy học.NXB Giáo dục Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Kim Dung (2000) “Thảo luận nhóm và quá trình xây dựng thân ái
giữa học sinh với nhau ở trường trung học” Tạp chí nghiên cứu
giáo dục,
số 11/2005.Hồ Ngọc Đại 2003 – Cái và cách - NXBĐHSP.

3. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2003) “Xác lập quy trình sư phạm tương tác trong quá
trình dạy học đại học” Tạp chí giáo dục số 71/2003.
4. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quýnh, Vũ Văn Tảo - Từ điển giáo
dục (2001)– NXB Từ điển bách khoa Hà Nội.
5. Lưu Xuân Mới (2000)– Lý luận dạy học đại học- NXB GD.
6. Phan Trọng Ngọ (2005) – Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trườngNXB ĐHSP.
7. Ôkôn (1976)– Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề- NXBGD.
8. Geoffrey Petty.(2000) Dạy học ngày nay- NXB Stanlay Thormes Dự án Việt Bỉ
9. Thái Duy Tuyên (2008)- Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới –
Nhà xuất bản giáo dục.
10. David và Roger Johnson. Cooperative Learning Institute 5028 Halifax Ave.
S.Edina, MN 55424 (952) 831-7060.
11. Barkley, E. F., Cross, K. P., & Major, C. H. (2005). Collaborative learning
techniques: a handbook for college faculty. San Francisco: Jossey-Bass.
12 .Barbara Gross Davis, Tools for Teaching (1993). Publishers, 350 Sansome
Street, San Francisco, California 94104.
13. Philip C.AbramiBette Chambers (1996). Research on Cooperative Learning
and Achievement: Comments on Slavin. Contemporary Educational
Psychology, Volume 21, Issue 1, January, Pages 70-79.
14. Vidakovic, D. & Martin B. (2004). Small-group searches for mathematical
proofs and individual reconstructions of mathematical concepts. Journal of
Mathematical Behavior, Volume 23(4), pp. 465 – 492.
Website
/> /> /> /> /> /> />
24


25



×