Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thực trạng tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng và nữ hộ sinh tại bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 115 trang )

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN VĂN ÁNH

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUY TRÌNH RỬA TAY
THƢỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƢỠNG VÀ NỮ HỘ SINH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN KINH MÔN - HẢI
DƢƠNG NĂM 2018

LUẬN VĂN CHUYÊN NGÀNH THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

Hà Nội - 2018


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN VĂN ÁNH

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUY TRÌNH RỬA TAY
THƢỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƢỠNG VÀ NỮ HỘ SINH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN KINH MÔN HẢI DƢƠNG NĂM 2018

LUẬN VĂN CHUYÊN NGÀNH THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. PHAN VĂN TƢỜNG


Hà Nội – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tôi đã nhận được
sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ của các Thầy Cô giáo, các Anh/ Chị học viên
lớp Quản lý bệnh viện khóa 9, các đồng nghiệp tại Bệnh viện đa khoa huyện Kinh
Môn và gia đình, bạn bè đến nay luận văn đã hoàn thành.
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
GS.TS. Phan Văn Tường, Trường Đại học y tế công cộng, đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành
luận văn.
Các Thầy cô giáo trường Đại học y tế công cộng đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện đề tài nghiên
cứu.
Ban Giám đốc của Bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn đã giúp đỡ và tạo
điều kiện để tôi thực hiện triển khai nghiên cứu này.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, bạn bè
những người đã dành cho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ tôi trong suốt
thời gian học tập.
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Học viên

Nguyễn Văn Ánh


i

Mục lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... iii

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU...................................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................... 6
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 8
CHƢƠNG I................................................................................................................................ 9
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................................ 9
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu ................................. 9
1.2. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện ............................................................................. 10
1.3. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện trên thế giới và Việt Nam ..................................... 10
1.4. Vai trò rửa tay thƣờng quy trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện...................... 11
1.5. Vài nét về bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn............................................................ 31
1.6. Khung lý thuyết ................................................................................................................ 33
Chƣơng 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................. 34
2.1.

Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................. 34

2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 34

2.3.

Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................... 34

2.4.

Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu .......................................................................... 34

2.5.


Phƣơng pháp thu thập số liệu..................................................................................... 35

2.6.

Biến số nghiên cứu...................................................................................................... 37

2.7.

Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................................... 37

2.8. Đạo đức của nghiên cứu .................................................................................................. 38
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ............................................. 38
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 40
3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu..................................................................... 40
3.2. Thực trạng tuân thủ quy trình rửa tay thƣờng quy (mỗi một đối tƣợng đƣợc quan sát
rửa tay thƣờng quy 5 lần)........................................................................................................ 41


ii

3.3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng tích cực đến tuân thủ quy trình rửa tay thƣờng quy của điều
dƣỡng và nữ hộ sinh ................................................................................................................ 46
3.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tiêu cực đến tuân thủ quy trình rửa tay thƣờng qui của điều
dƣỡng và nữ hộ sinh: ............................................................................................................... 49
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ......................................................................................................... 52
4.1.

Thực trạng tuân thủ quy trình rửa tay thƣờng quy của điều dƣỡng và nữ hộ sinh


tại bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn, Hải Dƣơng năm 2018 ......................................... 52
4.2.

Một số yếu tố ảnh hƣởng tới tuân thủ quy trình rửa tay thƣờng quy của điều

dƣỡng và nữ hộ sinh tại bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn, Hải Dƣơng năm 2018..... 56
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 63
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 66
Phụ lục 1. Phiếu quan sát rửa tay thƣờng quy ...................................................................... 73
Phụ lục 2. Bảng kiểm thực hành rửa tay thƣờng quy........................................................... 74
Phụ lục 3. Bảng kiểm sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn ............................... 75
Phụ lục 4. Bảng kiểm trang thiết bị rửa tay thƣờng quy ...................................................... 76
Phụ lục 5. Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện .................................................. 77
Phụ lục 6. Hƣớng dẫn nội dung phỏng vấn trƣởng khoa/điều dƣỡng trƣởng khoa lâm
sàng

79

Phụ lục 7. Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu Điều dƣỡng về rửa tay thƣờng quy........................ 81
Phụ lục 8. Hƣớng dẫn phỏng vấn sâu nữ hộ sinh về rửa tay thƣờng quy .......................... 82
Phụ lục 9.Quyết định về việc kiện toàn Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn năm 2017 củ
bệnh viện ĐK huyện Kinh Môn............................................................................................. 83
Phụ lục 10. Quyết định về việc thành lập mạng lƣới Kiểm soát nhiễm khuẩn năm 201785
Phụ lục 11. Hình ảnh thực địa về trang thiết bị, hƣớng dẫn RTTQ.................................... 87
Phụ lục 12. Biến số nghiên cứu .............................................................................................. 91


iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BNNK

Bệnh nhân nhiễm khuẩn

BYT

Bộ Y Tế

CDC

Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ

HSTC-CĐ

Khoa hồi sức tích cực chống độc

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NVYT

Nhân viên y tế

MTXQ


Môi trƣờng xung quanh

PVS

Phỏng vấn sâu

RT

Rửa tay

RTTQ

Rửa tay thƣờng quy

TXBN

Tiếp xúc bệnh nhân

TTVK

Thao tác vô khuẩn

VST

Vệ sinh tay

XP

Xà phòng


WHO

Tổ chức y tế thế giới


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu...............................................40
Bảng 3. 2. Tỷ lệ tuân thủ RTTQ của Điều dƣỡng, NHS theo Khoa tại bệnh viện
Kinh Môn năm 2018. ................................................................................................41
Bảng 3. 3. Tỷ lệ tuân thủ RTTQ của Điều dƣỡng, NHS theo từng đối tƣợng tại bệnh
viện Kinh Môn năm 2018. ........................................................................................42
Bảng 3. 4. Tỷ lệ tuân thủ RTTQ đúng quy trình của Điều dƣỡng, NHS theo khoa tại
bệnh viện Kinh Môn năm 2018. ................................................................................42
Bảng 3. 5. Tỷ lệ tuân thủ RTTQ đúng quy trình của Điều dƣỡng, NHS tại bệnh viện
Kinh Môn năm 2018 (n=87). ....................................................................................43
Bảng 3. 6. Tỷ lệ tuân thủ RTTQ của Điều dƣỡng, NHS theo chỉ định chuyên môn và
thời điểm tại bệnh viện Kinh Môn năm 2018 (n=425). ............................................43
Bảng 3. 7. Tỷ lệ tuân thủ RTTQ đúng quy trình của Điều dƣỡng, NHS theo chỉ định
chuyên môn và thời điểm RTTQ tại bệnh viện Kinh Môn năm 2018. .....................44
Bảng 3. 8. Thực trạng trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ việc rửa tay thƣờng quy
tại bệnh viện Kinh Môn năm 2018. ...........................................................................45


v

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Rửa tay thƣờng quy trƣớc và sau khi tiếp xúc với mỗi bệnh nhân luôn đƣợc coi

là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, có thể làm giảm 50% nguy cơ nhiễm khuẩn
bệnh viện ở ngƣời bệnh. Nghiên cứu “Thực trạng tuân thủ quy trình rửa tay thường
quy của điều dưỡng và nữ hộ sinh tại Bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn - Hải
Dương năm 2018” với mục tiêu: Mô tả thực trạng tuân thủ và phân tích một số yếu
tố ảnh hƣởng tới tuân thủ rửa tay thƣờng quy của điều dƣỡng và nữ hộ sinh tại bệnh
viện đa khoa huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng năm 2018. Phƣơng pháp nghiên
cứu: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích, phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng kết
hợp với định tính, đƣợc tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kinh Môn. Số liệu
thu thập thông qua việc quan sát việc rửa tay thƣờng quy của 85 điều dƣỡng, nữ hộ
sinh và 12 cuộc phỏng vấn sâu. Thời gian nghiên cứu từ 01/2018 đến 7/2018.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 33,4% Điều dƣỡng, nữ hộ sinh tuân thủ rửa tay
thƣờng quy. Tỷ lệ tuân thủ rửa tay thƣờng quy đúng qui trình là 61,3% (trong đó tỷ
lệ này ở điều dƣỡng là 59,8%, Nữ hộ sinh là 65,7%). Tỷ lệ Điều dƣỡng, nữ hộ sinh
tuân thủ rửa tay thƣờng quy đúng quy trình theo chỉ định chuyên môn tại từng bƣớc
cụ thể là: Sau khi tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân là cao nhất chiếm 70,9%, tiếp
theo là sau tiếp xúc với bệnh nhân 64,7%, sau khi tiếp xúc môi trƣờng xung quanh
bệnh nhân là 60,0 %, trƣớc thao tác vô khuẩn 55,9%và trƣớc tiếp xúc bệnh nhân là
42,9%. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng tích cực đến công tác
rửa tay thƣờng quy của điều dƣỡng, nữ hộ sinh bao gồm: Lãnh đạo bệnh viện quan
tâm, môi trƣờng làm việc thuận lợi; Tổ chức thành lập tổ kiểm tra, giám sát và có sự
giám sát của các điều dƣỡng trƣởng. Nhóm các yếu tố ảnh hƣởng tiêu cực bao gồm:
Phƣơng tiện rửa tay thƣờng quy tại bệnh viện còn thiếu; Vị trí bố trí các phƣơng
tiện tại các vị trí chƣa thích hợp; Công tác kiểm tra, giám sát rửa tay thƣờng quy
chƣa đảm bảo. Bệnh viện chƣa có chế tài xử phạt cụ thể cho việc tuân thủ rửa tay
thƣờng quy.
Khuyến nghị: Xây dựng kế hoạch tập huấn lại về công tác rửa tay thƣờng
quy cho nhân viên Y tế, tăng cƣờng kiểm tra giám sát, Tăng cƣờng vai trò của lãnh
đạo các Khoa trong việc tuân thủ rửa tay thƣờng quy.



6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) ƣớc tính, ở bất cứ thời điểm nào cũng có
khoảng 1,4 triệu ngƣời trên thế giới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) [56]. Tại
Việt Nam, theo Bộ Y tế (BYT), trong tổng số 93 bệnh viện có thực hiện giám sát
nhiễm khuẩn hiện mắc năm 2016, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung là 3,6% (cao
nhất tuyến tỉnh với 5,06%, tuyến trung ƣơng 2,79%, tuyến huyện 2,11% và bệnh viện
tƣ nhân 1,45%) [18]. NKBV gây hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, bệnh viện và xã hội
trên cả hai phƣơng diện lâm sàng và kinh tế. Ngoài ra, NKBV còn làm tăng khả năng
kháng thuốc, gây khó khăn cho điều trị [47]. Nhiều nghiên cứu cho thấy bàn tay NVYT
là nguyên nhân chủ yếu nhất gây nên NKBV [47]. RTTQ trƣớc và sau khi tiếp xúc với
mỗi bệnh nhân luôn đƣợc coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, có thể làm giảm
50% nguy cơ NKBV ở ngƣời bệnh [11].
Tại Việt Nam, quy chế chống NKBV lần đầu tiên đƣợc BYT ban hành vào năm
1997 trong quyển quy chế bệnh viện kèm theo quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ.
Năm 2009 là năm đầu tiên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát động chiến dịch “Vệ
sinh tay toàn cầu” và yêu cầu các nƣớc thành viên cam kết tham gia thực hiện. Tại Việt
Nam, ngay năm đầu tiên chúng ta đã ký kết tham gia chiến dịch này và liên tục tổ chức
Lễ phát động “Bảo vệ sự sống: Hãy vệ sinh tay” vào ngày 05 tháng 5 hàng năm, nhằm
phát động sâu rộng phong trào này tới tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn
quốc. RTTQ đã đƣợc quy định ngay tại Điều 1, Thông tƣ 18/2009/TT - BYT ngày
14/10/2009 của Bộ Y tế về việc hƣớng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm
khuẩn (KSNK) trong các cơ sở khám, chữa bệnh; đồng thời RTTQ còn đƣợc đƣa vào
nội dung đánh giá chất lƣợng bệnh viện hàng năm. Rửa tay thƣờng quy (RTTQ) gồm
06 bƣớc đƣợc áp dụng trong quá trình chăm sóc, điều trị ngƣời bệnh đƣợc đƣa ra bởi
WHO, Bộ Y tế để phòng nguy cơ lan truyền mầm bệnh từ nơi này đến nơi khác nhằm
cắt đứt đƣờng lan truyền mầm bệnh qua bàn tay [3]. Trong 09 năm qua chƣơng trình
tăng cƣờng RTTQ đã đƣợc triển khai ở hầu hết các bệnh viện, tuy nhiên việc tuân thủ
(RTTQ) trong các cơ sở y tế ở nƣớc ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Các hoạt

động về truyền thống – giáo dục sức khỏe nhằm tuyên truyền tầm quan trọng và
nguy cơ khi không tuân thủ rửa tay thƣờng quy còn chƣa thực sự tốt. Bên cạnh lý do


7

về kinh tế, kỹ thuật thì rào cản lớn nhất chính là nhận thức về rửa tay thƣờng quy
của nhà quản lý, của nhân viên y tế (NVYT) trực tiếp thực hiện việc chăm sóc, điều
trị cho ngƣời bệnh còn hạn chế [13].
Bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn là bệnh viện đa khoa tuyến huyện hạng
2, cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho ngƣời dân trong khu vực huyện
Kinh Môn và các vùng lân cận khác. Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) của
bệnh viện đƣợc thành lập từ năm 2012, tuy nhiên đến năm 2014 thì bệnh viện mới
thành lập Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Bệnh viện luôn xác định điều dƣỡng, nữ hộ
sinh là ngƣời chăm sóc trực tiếp cho ngƣời bệnh, và thƣờng xuyên thực hiện các
quy trình chăm sóc khác nhau nhƣ tiêm, truyền, lấy máu xét nghiệm, … Chính vì
vậy việc tuân thủ rửa tay thƣờng quy của điều dƣỡng và nữ hộ sinh là rất quan trọng
và cần thiết. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng và tại bệnh viện hiện chƣa có
một nghiên cứu nào đánh giá về thực trạng RTTQ trên đối tƣợng này. Câu hỏi đặt ra
là hiện nay tình hình tuân thủ rửa tay thƣờng quy của điều dƣỡng và nữ hộ sinh nhƣ
thế nào? Những yếu tố nào có thể ảnh hƣởng đến viêc tuân thủ này? Nhằm trả lời
các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ quy trình
rửa tay thường quy của điều dưỡng và nữ hộ sinh tại Bệnh viện đa khoa huyện Kinh
Môn - Hải Dương, năm 2018”.


8

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tuân thủ quy trình rửa tay thƣờng quy của điều dƣỡng và nữ

hộ sinh tại bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng tới tuân thủ quy trình rửa tay thƣờng quy của
điều dƣỡng và nữ hộ sinh tại bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng năm
2018.


9

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu.
Vệ sinh tay: Thuật ngữ chung để chỉ rửa tay bằng xà phòng và chà tay khử
khuẩn bằng một dung dịch chứa cồn hoặc rửa tay ngoại khoa [4].
Rửa tay thường quy: Chỉ việc rửa tay bằng xà phòng thƣờng, rửa tay bằng xà
phòng khử khuẩn hoặc chà tay bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn bằng 6 bƣớc
theo quy định của BYT (2007) tại 5 thời điểm sau: Trƣớc khi tiếp xúc trực tiếp với
mỗi ngƣời bệnh; Trƣớc khi thực hiện mỗi thủ thuật sạch/vô khuẩn; Sau khi tiếp xúc
với máu, dịch cơ thể; Sau khi tiếp xúc với mỗi ngƣời bệnh; Sau tiếp xúc với bề mặt
đồ dùng, vật dụng xung quanh ngƣời bệnh [2].
Chà tay khử khuẩn: Chà toàn bộ bàn tay bằng một chế phẩm có chứa cồn (không
dùng nƣớc) nhằm làm giảm lƣợng vi khuẩn có trên bàn tay. Những chế phẩm RTTQ
có chứa cồn thƣờng chứa 60% - 90% cồn ethanol hoặc isopropanol [36].
Tuân thủ rửa tay thường quy: Là việc điều dƣỡng, nữ hộ sinh có rửa tay
thƣờng quy trong các tình huống cần rửa tay thƣờng quy theo quy định. Tỷ lệ tuân
thủ rửa tay thƣờng quy (%) đƣợc tính bằng tổng số tình huống có rửa tay thƣờng
quy trên tổng số tình huống cần rửa tay thƣờng quy[54].
Tuân thủ rửa tay thường quy đúng quy trình: Là việc điều dƣỡng, nữ hộ sinh
có rửa tay thƣờng quy trong các tình huống cần rửa tay thƣờng quy theo quy định và
phải thực hiện đầy đủ 6 bƣớc, và thực hành đúng các thao tác theo đúng quy trình.
Tỷ lệ tuân thủ rửa tay thƣờng quy đúng quy trình (%) đƣợc tính bằng: Tổng số tình
huống có rửa tay thƣờng quy đúng quy trình trên tổng số tình huống quan sát rửa

tay [26].
Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện.
Theo WHO, nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là “những nhiễm khuẩn ngƣời
bệnh mắc phải trong thời gian điều trị tại bệnh viện, mà thời điểm nhập viện không
thấy có yếu tố nhiễm khuẩn hay ủ bệnh nào. NKBV thƣờng xuất hiện sau 48 giờ kể
từ khi ngƣời bệnh nhập viện” [54].


10

Hình ảnh 1.1. Minh họa thời điểm NKBV của người bệnh trong thời gian điều trị
tại bệnh viện
1.2. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện.
NKBV gây hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, bệnh viện và xã hội trên cả hai
phƣơng diện lâm sàng và kinh tế. Về lâm sàng NKBV làm tăng thời gian nằm viện
và tỷ lệ tử vong, về kinh tế NKBV làm tăng chi phí điều trị. Theo một số nghiên
cứu tại bệnh viện Bạch Mai, số ngày nằm viện trung bình gia tăng do nhiễm khuẩn
vết mổ, nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn hô hấp lần lƣợt là 11,4 ngày; 24,3 ngày
và 7,8 ngày. Tƣơng tự, chi phí phát sinh trung bình tăng thêm lần lƣợt là 1,9 triệu
đồng; 32,3 triệu đồng và 23,6 triệu đồng [7],[13].
Ngoài ra, NKBV còn làm tăng khả năng kháng thuốc, gây khó khăn cho điều
trị. Kháng thuốc cũng chính là một trong những nguyên nhân gây tăng chí phí, tăng
ngày nằm viện và làm tăng biến chứng, tử vong ở bệnh nhân, tỷ lệ tử vong do
NKBV ƣớc tính khoảng 14,3%. NKBV còn làm giảm chất lƣợng điều trị và làm
giảm uy tín của bệnh viện [10].
1.3. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện trên thế giới và Việt Nam.
1.3.1. Thế giới.
NKBV xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, hệ thống y tế của tất cả các nƣớc phát
triển và nƣớc đang phát triển đều chịu tác động nghiêm trọng của NKBV. WHO
tiến hành điều tra cắt ngang NKBV tại 55 bệnh viện của 14 nƣớc trên thế giới đại

diện cho các khu vực Châu Âu và Tây Thái Bình Dƣơng đã công bố tỷ lệ NKBV là
8,7%. WHO ƣớc tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1,4 triệu ngƣời bệnh trên
thế giới mắc NKBV[54].


11

Tại Mỹ, cứ 20 bệnh nhân nhập viện có 1 bệnh nhân mắc NKBV. Hằng năm
thế giới có khoảng 2 triệu ngƣời mắc NKBV với 90.000 ngƣời tử vong, chi phí
chăm sóc tăng 4,5 tỉ đô-la. Tại Anh, mỗi năm có khoảng 100.000 ngƣời mắc NKBV
với trên 5000 ca tử vong, chi phí tăng thêm 1 tỉ bảng [54].
Ở các nƣớc đang phát triển, tình hình NKBV còn nặng nề hơn do không đủ
nguồn lực cho công tác KSNK. Tỷ lệ NKBV tại Kuwaiti (2013) là 15,5% [53].
NKBV là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Trên 50% bệnh nhi ở Brazil
và Indonesia mắc NKBV và tử vong từ 12- 52%. NKBV không chỉ gây bệnh cho
bệnh nhân mà còn cho cả NVYT. Dịch SARS (2003) đã làm cho NVYT trở thành
bệnh nhân với tỷ lệ 20 - 60% tổng số ngƣời mắc trên toàn thế giới[55].
1.3.2. Việt Nam.
Tại Việt Nam, quy chế chống NKBV lần đầu tiên đƣợc BYT ban hành vào
năm 1997 trong quyển quy chế bệnh viện kèm theo quyết định số 1895/1997/BYTQĐ . Một trong những giám sát NKBV đầu tiên (2001) đƣợc tiến hành trên 5396
bệnh nhân ở 11 bệnh viện, trong đó có 6 bệnh viện trung ƣơng và 5 bệnh viện tuyến
tỉnh, phát hiện 369 bệnh nhân (6,8%) NKBV. Năm 2005, bệnh viện Bạch Mai đã
tiến hành giám sát tại 36 bệnh viện ở khu vực phía Bắc bao gồm các bệnh viện
tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến trung ƣơng, bệnh viện thành phố và một số bệnh viện
quận huyện với 7541 bệnh nhân, kết quả cho thấy tỷ lệ NKBV là 7,8%. Các NKBV
thƣờng gặp là: hô hấp (41,9%), vết mổ (27,5%), tiết niệu (13,1%), tiêu hóa (10,3%),
da và mô mềm (4,1%), nhiễm khuẩn huyết (1,0%), nhiễm khuẩn khác
(2,0%)[7],[13], [20].
Tại một số bệnh viện ở Hà Nội nhƣ: Bạch Mai, Việt Đức, Thanh Nhàn, Lao và
Bệnh phổi, theo báo cáo của các Bệnh viện tỷ lệ NKBV hằng năm giao động từ 37%, với 3 loại chính: nhiễm trùng hô hấp, vết mổ và tiết niệu [7]. Mặt khác, NKBV

không chỉ gây bệnh cho bệnh nhân mà còn phơi nhiễm cho cả NVYT, năm 2003 khi
xảy ra dịch SARS tại Việt Nam, có 37 NVYT đã nhiễm bệnh. Năm 2006-2007 dịch
cúm A (H1N1) làm cho hàng chục NVYT nhiễm bệnh trong bệnh viện [7].
1.4. Vai trò rửa tay thường quy trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.


12

Theo WHO, rửa tay thƣờng quy đƣợc coi là liều vắc xin tự chế, rất đơn giản,
dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng nhƣ có thể cứu sống hàng triệu ngƣời[48],
[57]. Những năm gần đây, BYT đã phát động phong trào vệ sinh bàn tay ở cả bệnh
viện và cộng đồng, đồng thời BYT cũng đƣa ra quy định tại thông tƣ 18/2009/TTBYT: “Thầy thuốc, nhân viên y tế, học sinh, sinh viên thực tập tại các cơ sở khám
chữa bệnh phải tuân thủ rửa tay đúng chỉ định và đúng kỹ thuật theo hƣớng dẫn của
BYT”[2].
1.4.1. Một số khái niệm.
Phương pháp rửa tay thường quy.
Năm 2004, WHO bắt đầu xây dựng hƣớng dẫn thực hành rửa tay thƣờng quy
trong các cơ sở y tế. Với sự tham gia của nhiều chuyên gia quốc tế hàng đầu trong lĩnh
vực này, qua nhiều lần thay đổi, bảng hƣớng dẫn chính thức đƣợc ban hành năm 2009
[54]. Theo đó có 5 chỉ định rửa tay thƣờng quy; thực hiện rửa tay thƣờng quy bằng chế
phẩm có chứa cồn theo 8 bƣớc, bằng nƣớc và xà phòng theo 11 bƣớc [54].
Ở Việt Nam, văn bản quy trình hƣớng dẫn rửa tay thƣờng quy đầu tiên đƣợc
BYT ban hành năm 1996. Năm 2008, Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh - BYT sửa
đổi, cập nhật và ban hành “Quy trình rửa tay thƣờng quy” gồm quy trình rửa tay
bằng nƣớc và xà phòng, quy trình chà tay bằng dung dịch chứa cồn đều thực hiện
theo 6 bƣớc với các nguyên tắc sau: Lựa chọn đúng phương pháp rửa tay thường
quy: Nếu tay có vết bẩn rõ phải rửa tay bằng nƣớc và xà phòng. Nếu tay không
trông rõ vết bẩn có thể chà tay bằng dung dịch chứa cồn; Lấy đủ lượng hóa chất: từ
3-5ml cho mỗi lần rửa tay thƣờng quy; Tuân thủ đúng kỹ thuật rửa tay thường quy;
Tuân thủ đúng thời gian rửa tay thường quy: Thời gian cho mỗi lần rửa tay thƣờng

quy không dƣới 30 giây; Tránh làm nhiễm bẩn lại sau khi rửa tay thường quy: Sử
dụng nƣớc sạch để rửa tay, sử dụng khăn/giấy sạch dùng 1 lần để lau khô tay, sử
dụng khăn đã dùng lau khô tay để đóng vòi nƣớc.
Qui trình rửa tay thường quy: Dù rửa tay thƣờng quy bằng nƣớc hoặc chà
tay bằng cồn cần thực hiện đầy đủ 6 bƣớc dƣới đây, mỗi bƣớc lập lại 5 lần [5]:


13

Bƣớc 1: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
Bƣớc 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngƣợc lại.
Bƣớc 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẻ ngón.
Bƣớc 4: Chà mu ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngƣợc lại ( mu tay để
khum khớp với lòng bàn tay).
Bƣớc 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngƣợc lại (lòng
bàn tay ôm lấy ngón cái).
Bƣớc 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngƣợc lại.
Chỉ định RTTQ: Khi có lý do cần RTTQ tại thời điểm xác định trong quá trình
chăm sóc, điều trị đƣợc đƣa ra bởi WHO và BYT về nguy cơ lan truyền mầm bệnh từ
nơi này đến nơi khác nhằm cắt đứt đƣờng lan truyền mầm bệnh qua bàn tay [4].
- Trƣớc khi tiếp xúc với bệnh nhân
- Trƣớc những thao tác, kỹ thuật vô trùng
- Sau khi có tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân
- Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân
- Sau khi tiếp xúc với những vật dụng, môi trƣờng xung quanh bệnh nhân
1.4.2. Mức độ ô nhiễm vi sinh vật ở bàn tay.
1.4.1. Các vi sinh vật thƣờng có trên da.
Bàn tay của điều dƣỡng, nữ hộ sinh có mối quan hệ mật thiết với bệnh nhân,
môi trƣờng xung quanh. Khi bàn tay tiếp xúc với bề mặt bất kỳ đồ vật, dụng cụ nào
cũng có thể bị nhiễm bẩn vi sinh vật trên đó [56].Vi sinh vật phân lập đƣợc trên da

bàn tay chia làm 2 nhóm:
Vi khuẩn định cư: Trên da cơ thể ngƣời luôn có vi khuẩn định cƣ. Nhóm vi
khuẩn này gồm:
Vi khuẩn Gram (+):S. epidermidis, S. aureus, S. hominus, Staphylococus
epidermidis là loài chiếm ƣu thế [43].
Vi khuẩn Gram (-): Acinetobacter, Enterobacter… thƣờng chiếm tỷ lệ cao ở
tay điều dƣỡng, nữ hộ sinh thuộc đơn vị hồi sức tích cực, đặc biệt là ở những ngƣời
RTTQ dƣới 5 lần trong ngày [31].


14

Vi khuẩn vãng lai:
Loại vi khuẩn này xuất hiện ở bàn tay điều dƣỡng, nữ hộ sinh do bị nhiễm bần
khi thăm khám bệnh nhân hoặc tiếp xúc với đồ vật bẩn trong môi trƣờng bệnh viện.
Vi khuẩn vãng lai chỉ tồn tại trên da dƣới 24 giờ, không có khả năng tự nhân lên và
có thể loại bỏ hầu hết vi khuẩn này bằng biện pháp RTTQ [29].
Phổ vi sinh vật vãng lai gồm những sinh vật có mặt trong môi trƣờng bệnh
viện, nhƣng thƣờng gặp là: Liên cầu, E.coli, trực khuẩn mũ xanh. Vi khuẩn vãng lai
là thủ phạm chính gây NKBV, do vậy RTTQ trƣớc và sau khi tiếp xúc với mỗi bệnh
nhân là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất trong phòng ngừa NKBV [31]
1.4.2. Phương thức lan truyền tác nhân gây bệnh qua nhiễm bẩn bàn tay.
1.4.2.1. Bằng chứng lan truyền tác nhân gây bệnh qua nhiễm bẩn bàn tay.
Theo Casewel và Phillips 17/47 chủng Klebsiella spp. phân lập đƣợc trên bàn
tay điều dƣỡng, nữ hộ sinh có nguồn gốc từ bệnh nhân nhiễm khuẩn hoặc mang vi
khuẩn định cƣ, Klebsiella spp. lây truyền từ tay điều dƣỡng, nữ hộ sinh đã gây ra
các vụ dịch NKBV [31].
Trong một số vụ dịch do Enterobacteriaceae kháng Cephalosporin thế hệ 3 vi
khuẩn gây dịch chính là vi khuẩn nội sinh của bệnh nhân nhiễm khuẩn [28]. Phần
lớn các vụ dịch NKBV xảy ra tại đơn vị Hồi sức tích cực, nơi hầu hết là bệnh nhân

nặng, có nhiều thủ thuật xâm nhập. Bàn tay điều dƣỡng, nữ hộ sinh là phƣơng tiện
lan truyền bệnh quan trọng trong các vụ dịch này [36].
Bằng phƣơng pháp nghiên cứu dịch tễ học phân tử, Samose M.H và cộng sự
(1996) xác định bàn tay NVYT bị nhiễm bẩn C.difficile khi đụng chạm vào bề mặt
vật dụng trong buồng bệnh [36].
1.4.2.2. Phƣơng thức lan truyền tác nhân gây bệnh qua nhiễm bẩn bàn tay.
Đến nay đã có một số nghiên cứu thực nghiệm về cơ chế lan truyền tác nhân
gây bệnh qua bàn tay. Ehrenkranz N.J và cộng sự (1991) yêu cầu điều dƣỡng lấy
mạch bẹn của bệnh nhân (một vùng da ẩm có nhiều trực khuẩn Gram (-) định cƣ)
sau đó rửa tay bằng xà phòng và cầm các ống thông tiểu đã tiệt khuẩn, tiếp theo
tiến hành cấy phân lập vi khuẩn ở ống thông [36]. Bàn tay của nhân viên y tế


15

thƣờng bị nhiễm khuẩn với mầm bệnh nhƣ S.aureus kháng methicillin,
Enterococcus kháng

vancomycin ,

vi

khuẩn

MDR-Gram

âm,

Candida


spp. và Clostridium difficle , có thể tồn tại đến 150 giờ. Khoảng 10 tế bào biểu mô
da có chứa vi sinh vật sống đƣợc thải ra hàng ngày từ da bình thƣờng, có thể làm
nhiễm bẩn áo blue, khăn trải giƣờng, đồ vật trên tủ đầu giƣờng và các vật thể khác
trong môi trƣờng xung quanh của bệnh nhân [59]. Vận chuyển bằng tay các mầm
bệnh kháng thuốc đã nhiều lần đƣợc chứng minh là có liên quan đến nhiễm trùng
bệnh viện [27], [58]. Kết quả cho thấy đụng chạm vào vùng da ẩm của bệnh nhân
làm nhiễm bẩn một lƣợng lớn vi khuẩn vào bàn tay NVYT và dẫn đến làm nhiễm
bẩn ống thông tiểu đã tiệt khuẩn mặc dù bàn tay NVYT đã đƣợc rửa bằng xà phòng.
Nhƣng nếu thay rửa tay xà phòng bằng khử khuẩn tay với cồn có thể ngăn ngừa lan
truyền vi khuẩn từ vùng bẹn của bệnh nhân qua bàn tay NVYT sang dụng cụ vô
khuẩn [36]. Tỷ lệ nhiễm bẩn bàn tay cao nhất đƣợc báo cáo từ các khu vực chăm
sóc quan trọng, cũng báo cáo hầu hết các trƣờng hợp lây truyền chéo. Bàn tay có thể
bị nhiễm bẩn nếu chỉ chạm vào da hoặc các vật trong phòng bệnh nhân hoặc trong
các máy đo huyết áp, nhiệt độ không đƣợc làm sạch[27], [58].

Việc truyền các mầm bệnh liên quan đến chăm sóc sức khỏe từ bệnh nhân này
sang bệnh nhân khác qua tay HCW cần 5 bƣớc nhƣ sau: (i) sinh vật có mặt trên da
của bệnh nhân, hoặc đã đƣợc đƣa lên vật vô tri vô giác xung quanh bệnh nhân; (ii)
các sinh vật phải đƣợc chuyển giao cho bàn tay; (iii) sinh vật phải có khả năng sống
sót ít nhất vài phút trên bàn tay; (iv) rửa tay hoặc khử trùng tay không đầy đủ hoặc
hoàn toàn bị bỏ qua, hoặc dung dịch sử dụng để RTTQ không phù hợp;và (v) bàn
tay hoặc bàn tay bị nhiễm bẩn của ngƣời chăm sóc phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh
nhân khác hoặc với một vật vô tri vô giác sẽ tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân[61].
Nhƣ vậy, trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân vi sinh vật gây bệnh có ở da,
vết thƣơng, dịch tiết cơ thể, quần áo, vật dụng sinh hoạt của ngƣời bệnh và của bản
thân điều dƣỡng, nữ hộ sinh, qua yếu tố trung gian là bàn tay, có thể lan truyền đến
mọi nơi mà bàn tay đụng chạm tới (bệnh nhân, điều dƣỡng, nữ hộ sinh, dụng cụ y
tế, quần áo, vật dụng sinh hoạt…).



16

1.4.3. Tình hình rửa tay thường quy trên thế giới và ở Việt Nam.
Thế giới.
Năm 1910, Bác sỹ Rosephine Baker (Hoa kỳ) đã tổ chức khóa tập huấn đầu
tiên giảng dạy về VST cho cán bộ y tế chăm sóc bệnh nhân nhi. Năm 1988, Hiệp
hội KSNK Hoa Kỳ (APIC) xuất bản cuốn hƣớng dẫn về rửa tay và khử khuẩn tay.
Chỉ định về rửa tay trong hƣớng dẫn này tƣơng tự nhƣ trong hƣớng dẫn của CDC
[39]. Lần đầu tại Hoa Kỳ, biện pháp khử khuẩn bằng dung dịch chứa cồn đƣợc
khuyến khích áp dụng tại tất cả các cơ sở y tế. Năm 2002 tại Hoa Kỳ CDC yêu cầu
các bệnh viện khuyến khích NVYT khử khuẩn tay bằng cồn trong mọi thao tác
chăm sóc, điều trị ngƣời bệnh [54].
Năm 2004, WHO bắt đầu xây dựng hƣớng dẫn thực hành RTTQ trong các cơ
sở y tế. Với sự tham gia của nhiều chuyên gia Quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực này,
qua nhiều lần sửa đổi, bản hƣớng dẫn chính thức đƣợc ban hành năm 2009 và cùng
với bản hƣớng dẫn này, WHO kêu gọi các quốc gia cam kết tham gia chiến dịch
RTTQ và lấy ngày 5 tháng 5 hàng năm là “Ngày rửa tay toàn cầu”[48],[57].
Với những hiểu biết về vai trò RTTQ và NKBV trong các cơ sở y tế, ngày 05 /
05/ 2009, WHO đã ra lời kêu gọi toàn thế giới với khẩu hiệu: “Vì sự sống hãy rửa
tay” mong muốn đến 05/05/2010 sẽ có 10.000 bệnh viện toàn thế giới ủng hộ
[48],[57]. Với tinh thần đó ngày 20/05/2009, BYT nƣớc ta đã cam kết cùng WHO phát
động trong toàn ngành y tế về RTTQ với chiến dịch: “Bảo vệ sự sống hãy vệ sinh
tay”.
Một nghiên cứu quan sát RTTQ của nhân viên y tế tại một cơ sở chăm sóc sức
khỏe tƣ nhân ở phía tây nam Nigeria, trƣớc và sau khi tổ chức can thiệp RTTQ. Kết
quả: Tổng cộng 311 nhân viên y tế đƣợc quan sát từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 6
năm 2016 với 1476 trƣờng hợp RTTQ. Những cải thiện trong RTTQ xảy ra với sự gia
tăng 33% trong sự tuân thủ sau khi tiếp xúc với dịch cơ thể, 18% sau khi loại bỏ găng
tay, 39% sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, 27% trƣớc khi thực hiện một thủ thuật xâm
lấn và 30% trƣớc khi tiếp xúc với bệnh nhân. Điều dƣỡng có khả năng tuân thủ cao gấp

7,48 lần so với các nhân viên khác về rửa tay trƣớc khi tiếp xúc với bệnh nhân [CI =


17

3,1-18,73, X2 = 25,38]. Điều này cho thấy việc đào tạo, các giải pháp can thiệp sẽ tăng
tỷ lệ tuân thủ RTTQ của các nhân viên y tế [37].
Rửa tay thƣờng quy là nền tảng của phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng. Khi
thực hiện tối ƣu, RTTQ làm giảm nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe và
sự lây lan và kháng kháng sinh. Sự không tuân thủ thực hành RTTQ vẫn là một thách
thức đối với việc kiểm soát nhiễm trùng trên toàn thế giới. Cả hai chất lƣợng và số
lƣợng nghiên cứu về RTTQ đã tăng lên rất nhiều trong hai thập kỷ qua, hƣớng dẫn
sự hiểu biết tốt hơn của chúng ta về chủ đề và thúc đẩy tất cả chúng ta hành động
[52]
Việc sử dụng găng tay lâm sàng không tiệt trùng là một vấn đề nghiêm trọng
đối với tất cả các chuyên gia kiểm soát nhiễm trùng phải đối mặt với giáo dục RTTQ
và giám sát tuân thủ; nó đã đƣợc giải quyết trong các hƣớng dẫn của WHO về
RTTQ trong chăm sóc sức khỏe [57]. Sử dụng găng tay không phải là một thay thế
cho RTTQ; chúng thƣờng bị lạm dụng quá mức trong thời gian chăm sóc bệnh
nhân, và điều này có liên quan đến tăng nguy cơ lây truyền chéo. Wilson và cộng
sự (2017) tiến hành một nghiên cứu trong số các sinh viên điều dƣỡng năm thứ ba
đã hoàn thành một bảng câu hỏi cho thấy các nhiệm vụ mà họ sẽ mang găng tay và
ảnh hƣởng vô trùng lên quyết định của họ; các tác giả cũng nhận đƣợc nhận thức
của công chúng về việc sử dụng găng tay của nhân viên y tế [60].
Việt Nam.
Ở Việt Nam, quy trình hƣớng dẫn rửa tay thƣờng quy đầu tiên đƣợc BYT ban
hành năm 1996. Năm 2008 bệnh viện Bạch Mai triển khai đồng bộ chƣơng trình rửa
tay thƣờng quy tại 4 khoa HSCC [16] với sự hỗ trợ của Giáo sƣ Manfried L Rotter
(Viện Vệ sinh Lao động Cộng hòa Áo) và Giáo sƣ Axel Kramer Chủ tịch hội Vệ
sinh Lao động Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là một trong những chuyên gia hàng

đầu trong lĩnh vực RTTQ tại Châu Âu. Thông qua chƣơng trình tăng cƣờng rửa tay
thƣờng quy, bệnh viện yêu cầu NVYT thực hiện rửa tay thƣờng quy theo quy trình
6 bƣớc và khử khuẩn tay bằng chế phẩm chứa cồn trƣớc, sau mọi thực hành chăm
sóc ngƣời bệnh [16]. Chƣơng trình này đã mang lại kết quả mong đợi NKBV tại
khoa Hồi Sức Cấp Cứu giảm 30% [14].


18

Năm 2008, Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh - BYT sửa đổi, cập nhật và ban
hành“Quy trình rửa tay thƣờng quy”gồm quy trình rửa tay, quy trình chà tay bằng dung
dịch chứa cồn. Tháng 10 năm 2009 BYT đã có Thông tƣ 18/2009/TT – BYT hƣớng
dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh [3]. Điều 1 chƣơng I của thông tƣ đã quy định: “Thầy thuốc, NVYT, học sinh,
sinh viên thực tập tại các cơ sở khám chữa bệnh phải tuân thủ rửa tay đúng chỉ định,
đúng kỹ thuật theo hƣớng dẫn của BYT. Ngƣời bệnh, ngƣời nhà ngƣời bệnh, khách đến
thăm phải rửa tay theo quy định, hƣớng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” [3].
Với sự cam kết của BYT thông qua chƣơng trình rửa tay toàn cầu do WHO
phát động, trong 4 năm qua chƣơng trình tăng cƣờng rửa tay thƣờng quy đã đƣợc
triển khai ở hầu hết các bệnh viện. Tuy nhiên kết quả chủ yếu đạt đƣợc ở một khía
cạnh đào tạo, trang bị một phần phƣơng tiện rửa tay thƣờng quy, tỷ lệ tuân thủ rửa
tay thƣờng quy tại các bệnh viện vẫn còn thấp. Việc giám sát rửa tay thƣờng quy
(bao gồm kiến thức, phƣơng tiện, tuân thủ quy trình, chỉ định) chƣa thành thƣờng
quy ở hầu hết các bệnh viện. Những khó khăn chính đang gặp phải gồm: Kinh tế
(giá thành hóa chất RTTQ còn cao); Kỹ thuật: Nhân lực, năng lực giám sát còn yếu;
Nhận thức của các nhà quản lý bệnh viện: Thiếu quan tâm (chƣa trang bị đủ phƣơng
tiện, nhân lực giám sát và chƣa tạo đƣợc môi trƣờng an toàn trong khám chữa
bệnh)[17].
Tuân thủ rửa tay thƣờng quy trong các cơ sở y tế ở nƣớc ta hiện nay chƣa tốt,
khảo sát tại 10 bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện tuyến trung ƣơng phía Bắc năm

2005 cho thấy tỷ lệ tuân thủ rửa tay thƣờng quy ở NVYT giao động từ 0% - 32,1%,
tính chung các bệnh viện chỉ là 13,4% [17], [19]. Một số nguyên nhân dẫn tới tuân
thủ RTTQ chƣa tốt gồm: (1) Thiếu phƣơng tiện RTTQ: Trung bình chỉ có 9,8 vị trí
RTTQ /100 giƣờng bệnh; (2) Hầu hết bệnh viện chƣa có quy định RTTQ, chƣa tổ
chức giám sát tuân thủ RTTQ ở NVYT; (3) Kiến thức của NVYT về thực hành
RTTQ chƣa tốt [17]. Nghiên cứu cũng cho thấy thực hành RTTQ của NVYT tốt
hơn khi buồng bệnh đƣợc trang bị bình cồn, khi các bệnh viện có số vị trí RTTQ
/100 giƣờng bệnh cao (hiện nay chƣa có quy định về tỷ lệ số vị trí RTTQ / giƣờng
bệnh nhƣng thực tế cho thấy tỷ lệ này càng cao thì càng thuận lợi hơn cho NVYT


19

tuân thủ RTTQ), NVYT có nhận thức tốt về RTTQ, khoa Hồi Sức Cấp Cứu và bệnh
viện có tỷ lệ NVYT/ giƣờng bệnh lớn hơn 1 [24].
Những năm gần đây, BYT đã phát động phong trào rửa tay thƣờng quy ở bệnh
viện và cộng đồng. Theo nhiều báo cáo của chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn
trong và ngoài nƣớc, các bệnh truyền nhiễm đã, đang diễn ra trong cộng đồng hoàn
toàn có thể phòng ngừa đƣợc bằng cách rửa tay thƣờng quy là biện pháp cơ bản
nhất. Theo đó, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu
chảy 47%, nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp khoảng 19-45% [36].
1.4.4. Vai trò vệ sinh tay và nhiễm khuẩn bệnh viện.
Nghiên cứu can thiệp của Noakes và cộng sự thực hiện năm 2007 cho thấy tỷ lệ tử
vong của sản phụ ở khoa Sản bệnh viện đa khoa Thành phố Viên giảm từ 18% xuống
5% sau 03 tháng triển khai khử khuẩn tay bắt buộc bằng dung dịch Chloride [50].
Một số nghiên cứu khác thực hiện gần đây cũng đã đƣa ra mối liên quan giữa tần
suất RTTQ và NKBV, tỷ lệ NKBV giảm khi NVYT tăng tuân thủ RTTQ. Nghiên cứu
của Madrazo và cộng sự (2009) cho thấy tuân thủ RTTQ tăng từ 47,6% lên 66,2%,
NKBV giảm từ 16,9% xuống 6,9% [46]. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ
nhiễm khuẩn huyết bệnh viện giảm từ 47,5% xuống 27,9% khi tăng cƣờng RTTQ [29].

Tại Việt Nam, theo Lục Thị Thu Quỳnh, Nguyễn Thị Hoài Thu và Lê Kiến
Ngãi với nghiên cứu hiệu quả của một số chƣơng trình thúc đẩy tuân thủ RTTQ tại
bệnh viện Nhi Trung Ƣơng, trong đó đối tƣợng là toàn bộ nhân viên 3 khoa: Hồi
sức ngoại, Hồi sức cấp cứu và Sơ sinh. Nghiên cứu đã cho thấy: Ở giai đoạn một,
khi tỷ lệ tuân thủ RTTQ tăng từ 33,3% lên 55,8% thì NKBV giảm từ 11,5% xuống
còn 6,77% và tƣơng tự ở giai đoạn hai, khi tỷ lệ tuân thủ RTTQ tăng từ 55,8% lên
61,9% thì NKBV giảm từ 6,77% xuống còn 3,69% [20].
1.4.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tuân thủ RTTQ.
Các yếu tố cá nhân.
Nghiên cứu “Đánh giá kiến thức và khảo sát sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân
viên y tế tại một số khoa lâm sàng bệnh viện Quân Y 103” (2013). Kết quả khảo sát
383 NVYT thấy: 30,81% cho rằng mang găng có thể thay thế đƣợc RTTQ, 57,70%
không nêu chính xác đƣợc 5 thời điểm RTTQ, 79,11% cho rằng RTTQ bằng nƣớc


20

và xà phòng hiệu quả hơn RTTQ bằng dung dịch chứa cồn. Tỷ lệ tuân thủ RTTQ tại
5 thời điểm: trƣớc khi tiếp xúc ngƣời bệnh (15,78%); sau khi tiếp xúc bề mặt các
vật dụng trong buồng bệnh (47,32%); sau khi tiếp xúc với ngƣời bệnh (70,86%);
trƣớc khi làm thủ thuật vô khuẩn (81,42%) và sau khi tiếp xúc với dịch tiết của
ngƣời bệnh (93,65%). Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ tuân thủ RTTQ tại 5
thời điểm theo quy định của Bộ Y Tế là không đều nhau [8].
Trong nghiên cứu này, thấy rằng sự tuân thủ rửa tay thƣờng quy của bác sĩ
trƣớc khi tiếp xúc với bệnh nhân có thể đƣợc cải thiện đáng kể bằng cách tập
huấn. Chúng tôi nhận xét rằng bác sĩ có thể đạt đƣợc nhận thức rửa tay thƣờng quy
một cách dễ dàng. Trong hầu hết các nghiên cứu, sự tuân thủ RTTQ của bác sĩ trƣớc
khi tiếp xúc với bệnh nhân đƣợc cho thấy là thấp [41]. Trong một nghiên cứu tƣơng
tự, sự gia tăng tuân thủ RTTQ của bác sĩ bằng cách huấn luyện rõ ràng hơn so với
các nhân viên y tế khác [42]. Trình độ học vấn của bác sỹ trƣớc khi bắt đầu nghề

nghiệp có thể có vai trò trong việc áp dụng đơn. Các bác sỹ đƣợc đào tạo có thể trở
nên gắn bó hơn vì lý do này.
Khi các lý do không tuân thủ rửa tay thƣờng quy đã đƣợc điều tra, ngƣời ta
nhận thấy rằng các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tuân thủ là: Thiếu đào tạo và kinh
nghiệm, bác sỹ tuân thủ kém hơn điều dƣỡng, là nam tuân thủ kém hơn so với nữ,
do thiếu hụt nhân viên, do không có thói quen, sử dụng găng tay, quên hoặc không
thể nhớ, thiếu kiến thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khoẻ, thiếu hiểu
biết về việc RTTQ [38], [34].
Các yếu tố quản lý và các điều kiện hỗ trợ.
Phương tiện RTTQ.
Trang bị phƣơng tiện rửa tay thƣờng quy (bồn nƣớc, xà phòng, khăn lau tay sử
dụng 1 lần) tại buồng bệnh là một trong những yếu tố ảnh hƣởng tích cực tuân thủ rửa
tay thƣờng quy ở NVYT. Trang bị bình cồn tại buồng bệnh sẽ tiết kiệm đƣợc 2/3 thời
gian rửa tay thƣờng quy, giúp NVYT tuân thủ rửa tay thƣờng quy tốt hơn [54].
Tại Việt Nam, buồng bệnh có bồn rửa tay chỉ đạt 37,6%, hầu hết bồn rửa tay
không có khăn lau tay sử dụng một lần, ảnh hƣởng đến thực hành rửa tay thƣờng quy ở


21

NVYT. Theo Trƣơng Anh Thƣ, số lần rửa tay thƣờng quy trung bình/NVYT/ngày khi
sử dụng cồn (7,9 lần), khi rửa tay bằng xà phòng chỉ là 5,0 lần [23].
Theo Nguyễn Việt Hùng và cộng sự, qua khảo sát tại 10 bệnh viện khu vực
phía Bắc năm 2008, kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ rửa tay thƣờng quy của NVYT
giao động từ 0% đến 32,1%. Tỷ lệ tuân thủ rửa tay thƣờng quy chỉ ở mức thấp do
thiếu phƣơng tiện rửa tay thƣờng quy, trung bình chỉ có 9,8 vị trí rửa tay thƣờng
quy/100 giƣờng bệnh [17].
Không có hoặc thiếu phƣơng tiện rửa tay thƣờng quy (bồn nƣớc, xà phòng,
khăn lau tay sử dụng 1 lần) là một trong những yếu tố ảnh hƣởng tiêu cực đến việc
tuân thủ RTTQ tại bệnh viện và ngƣợc lại.

Mang găng tay khi chăm sóc ngƣời bệnh không thể thay thế nhu cầu RTTQ
bằng các dung dịch rửa tay và tháo găng tay sau khi chăm sóc bệnh nhân, không đeo
cùng một đôi găng tay để chăm sóc nhiều hơn 1 ngƣời bệnh. Khi đeo găng tay, hãy
thay găng tay hoặc tháo găng tay trong khi chăm sóc bệnh nhân nếu di chuyển từ
một cơ thể bị nhiễm bẩn sang một cơ thể khác [57]. Một nghiên cứu về việc sử dụng
găng tay của 142 NVYT của Jennie Wilson và cộng sự (2017), kết quả là NVYT
không thoải mái với đeo găng tay cho một số nhiệm vụ cá nhân, ví dụ nhƣ hỗ trợ
nhà vệ sinh và mặc quần áo, nhƣng 94% ƣa thích sử dụng của họ để RTTQ [60].
Trong nghiên cứu của Burdsall và cộng sự (2017) mô tả việc sử dụng găng tay
không phù hợp của các điều dƣỡng. Trong 74 sự kiện chăm sóc bệnh nhân, điều
dƣỡng viên đeo găng tay cho 80,2% (1774 / 2213) điểm tiếp xúc, không thay đổi
găng tay ở 66,4% (225/339) điểm thay đổi găng tay. Điều dƣỡng viên thay đổi găng
tay trung bình là 2,0 lần cho mỗi sự kiện chăm sóc bệnh nhân. Một thay đổi trung
bình là 1.0 đã xảy ra tại một điểm thay đổi. không thay đổi găng tay của họ tại một
điểm thay đổi găng tay một trung bình 2,5 lần cho mỗi sự kiện chăm sóc bệnh
nhân. Hầu hết các sự kiện chăm sóc bệnh nhân (61/74; 82,4%) có> 1 điểm tiếp xúc
bị nhiễm bẩn. Hơn 44% (782 / 1.774) điểm tiếp xúc đƣợc đeo găng đƣợc xác định là
bị nhiễm bẩn trung bình 8,0 điểm tiếp xúc với găng tay bị nhiễm bẩn cho mỗi sự
kiện chăm sóc bệnh nhân. Tất cả các vết bẩn bị nhiễm đều có tay đeo găng (P
<0,001) [30].Chất lượng RTTQ.


22

Trang bị phƣơng tiện rửa tay thƣờng quy (bồn nƣớc, xà phòng, khăn lau tay sử
dụng 1 lần) tại buồng bệnh giúp cải thiện tuân thủ rửa tay thƣờng quy ở NVYT.
Trang bị bình cồn tại buồng bệnh sẽ tiết kiệm đƣợc 2/3 thời gian rửa tay thƣờng
quy, giúp NVYT tuân thủ rửa tay thƣờng quy tốt hơn [54].
RTTQ không đúng quy trình sẽ không loại bỏ hết đƣợc VSV trên tay. Một số vị
trí nhƣ đầu ngón tay, kẽ móng tay, kẽ ngón tay, mu ngón cái và mu bàn tay là những

vùng NVYT thƣờng bỏ quên không chà tay, do vậy đã không đƣợc tiếp xúc với hóa
chất RTTQ và VSV không đƣợc loại bỏ ở những nơi này. RTTQ đúng quy trình giúp
loại bỏ VSV ở bàn tay hiệu quả hơn. Nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai (2007) cho
thấy số lƣợng VSV ở tay NVYT thực hiện đúng kỹ thuật RTTQ: 0,2 log, thấp hơn so
với NVYT thực hiện RTTQ không đúng kỹ thuật: 1,0 log [12].
Mức độ diệt khuẩn, kích ứng da của hóa chất rửa tay.
Hiện nay có rất nhiều loại hóa chất RTTQ có hiệu lực diệt khuẩn tốt đang
đƣợc sử dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế.
Trong một nghiên cứu thực nghiệm, tỷ lệ trực khuẩn Gram (-) (định cƣ trên da
bệnh nhân) lan truyền tới catheter (ống thông bằng chất dẻo tổng hợp luồn từ tĩnh
mạch ngoại biên vào tĩnh mạch chủ) thông qua tay NVYT chỉ còn 17% khi NVYT
khử khuẩn tay bằng cồn. Ngƣợc lại nếu rửa tay bằng xà phòng thƣờng và nƣớc, tỷ lệ
này là 92%[36]. Thử nghiệm trên cho thấy, khi bàn tay NVYT bị nhiễm bẩn, khử
khuẩn bàn tay bằng cồn có tác dụng phòng ngừa sự lan truyền tác nhân lây bệnh
hiệu quả hơn là rửa tay với xà phòng và nƣớc [24].
Xà phòng, iodine, iodophors, cồn ethanol hoặc chlorhexidine có thể gây kích
ứng, khô da tay khi đƣợc sử dụng thƣờng xuyên. Vì vậy lo ngại hóa chất RTTQ làm
khô da tay làm cho nhiều NVYT hạn chế rửa tay thƣờng quy[32]. Tác dụng không
mong muốn của các hóa chất RTTQ cũng là một nguyên nhân làm giảm tuân thủ
RTTQ ở NVYT. Trên thực tế rất ít NVYT bị viêm da dị ứng do hóa chất RTTQ trừ
khi sử dụng loại hóa chất RTTQ chất lƣợng không tốt (xà phòng bột, dung dịch xà
phòng hoặc cồn không đƣợc bổ sung chất làm ẩm và dƣỡng da). Các chế phẩm
RTTQ chứa iodine hoặc chlorhexidine có nguy cơ kích ứng da cao hơn dung dịch
RTTQ chứa cồn [5].


×