Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng môn tin học lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 20 trang )

“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4 ”

MỤC LỤC
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1/ Lý do chọn đề tài……………………………………………………………
2
2/ Mục đích nghiên cứu…….............................................................................3
3/ Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………............3
4/ Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………
3
5/ Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………
3
6/ Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………
4
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận................................................................................................................. 5
2. Thực trạng vấn đề dạy học Tin học trong nhà trường hiện nay...................5
3. Giải quyết vấn đề........................................................................................................6
4. Một số tình huống cụ thể..........................................................................................9
5. Kết quả đạt được.......................................................................................................15
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận……………………………………………………………………
17

2. Kiến nghị, đề xuất...............……………………………………………………….17


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

A - ĐẶT VẤN ĐỀ


1/ Lý do chọn đề tài
Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung
của ngành Tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, ngày nay là m ột
phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây d ựng và
phát triển xã hội Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và t ầm quan tr ọng
của tin học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy
mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, h ướng t ới n ền
kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung.
Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển trong
khu vực và thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự
thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng được
nhu cầu về nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0. Chính vì v ậy, câu h ỏi đ ặt ra
không chỉ với nền giáo dục Việt Nam mà của cả thế giới là làm thế nào để
đào tạo ra nguồn nhân lực lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối
cảnh mới của thế giới.
Chúng ta cần cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo để tạo ra công dân
toàn cầu. Do đó, nền GD Việt Nam nói chung và các trường đại h ọc, n ơi cung
cấp cho xã hội nguồn nhân lực, lao động sẽ phải đào tạo theo chu ẩn giáo d ục
4.0 theo hướng bảo đảm khối kiến thức nền tảng vững chắc cho học sinh.
Thay đổi tư duy quá trình dạy và học
Chúng ta cần định vị một cách cụ thể cách thức, phương pháp của đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, sự thay đổi về quan
niệm, tư duy của quá trình dạy và học là một trong những yếu tố then chốt để
tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nói chung và đ ổi m ới theo
hướng giáo dục 4.0 nói riêng.
Đối với quá trình dạy, cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình
thành phẩm chất và phát triển năng lực người học hay là tổ chức m ột n ền
giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; chuyển phát triển giáo dục và đào t ạo t ừ
chủ yếu theo số lượng sang chú trọng cả số lượng, chất lượng và hiệu quả;

chuyển từ chỉ chú trọng giáo dục nhân cách nói chung sang kết hợp giáo dục
nhân cách với phát huy tốt nhất tiềm năng cá nhân; chuyển từ quan niệm cứ
có kiến thức là có năng lực sang quan niệm kiến thức chỉ là yếu tố quan trọng
của năng lực.
Còn với việc học, cần chuyển từ học thuộc, nhớ nhiều sang hình thành
năng lực vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, tư duy đ ộc l ập. Không ch ỉ
học chỉ trong sách vở, qua tài liệu mà phải học qua nhi ều hình th ức khác nh ư
qua trò chơi, liên hệ tương tác, cung ứng đám đông, học bằng dự án. Đặc biệt,
với học sinh, sinh viên là người lao động trong tương lai cần thay đổi suy nghĩ
học một lần cho cả đời bằng việc học cả đời để làm việc cả đời.
Tức là phương pháp giáo dục cũng phải đổi mới mạnh m ẽ h ơn n ữa
trong việc tổ ch ức giáo dục qua Internet. Qua đó, hình thức giáo dục sẽ linh
hoạt về thời gian, không gian, phu hợp với điều kiện và nhu c ầu cá nhân phát
Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

2


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

triển E-learning hay sử dụng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cho
phép người dạy có thể cung cấp tài liệu học tập cho người học và thu thập
lại các kết quả của quá trình dạy học từ phía người h ọc m ột cách liên t ục và
linh hoạt.
Chính vì xác định được tầm quan trọng việc đó nên Ngành giáo dục đã
đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc Tiểu học, h ọc sinh
được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông
tin, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp
tiếp theo.
Môn Tin học ở bậc Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với m ột

số kiến thức ban đầu về công nghệ thông tin như: Một số bộ phận của máy
tính,cách sử dụng máy tính và các thao tác sử dụng máy tính m ột số thu ật ng ữ
thường dung, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính. Hình thành cho học
sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho học sinh như:
- Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
- Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
- Có ý thức thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động h ọc t ập, lao
động xã hội hiện đại.
- Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính.
- Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội.
Trong chương trình tin học cấp tiểu học chương trình quy ển 2 l ớp 4
gồm có các nội dung sau
Phần mềm soạn thảo văn bản (Word): Học sinh biết cách so ạn th ảo
văn bản và ứng dụng để trình bày đoạn văn bản sao cho phu hợp, đúng cách.
Ứng dụng soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán đã h ọc ở b ậc
Tiểu học. Qua phần mềm Mario các con luyện gõ kĩ năng gõ bàn phím và các
thao tác sử dụng các phím trên bàn phím với các mức độ luyện tập
Phần mềm học vẽ (Paint): Học sinh ứng dụng môn Mỹ thuật, học được
từ môn Mỹ thuật sử dụng thành thạo các thanh công cụ để vẽ những bức
tranh và tô màu sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ.
Mặc du vậy, việc học tin học ở trường Tiểu học của học sinh vẫn chưa
đạt hiệu quả, phần đông học sinh chưa phát huy tính tích cực, còn thụ động, ỷ
lại. Để giúp học sinh tham gia một cách tích cực, tránh tính thụ động, ỷ l ại,
phương pháp dạy học trong nhà trường có một vai trò rất to lớn. Nhận thức
được việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập là m ột trong nh ững
vấn đề bức thiết hiện nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng nh ư B ộ
GD&ĐT đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc đổi mới
phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. “Đổi m ới ph ương pháp
dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học,

coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi
nhét, học vẹt, học chay”.
Trong quá trình học tập, học sinh được giáo viên hướng dẫn các bước
thực hành cụ thể trên máy tính. Tuy nhiên, việc truyền thụ ki ến th ức c ủa giáo
Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

3


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

viên vô tình dẫn đến tình trạng tiếp thu kiến thức một cách thụ đ ộng, ch ưa
phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy, trong quá trình
thực tế giảng dạy nhiều năm với sự trăn trở, tôi đã đi đến chọn đề tài này.
Nhằm giúp các em có một buổi học thật là lý thú và bổ ích.
Qua quá trình nghiên cứu tôi đã chọn đề tài " Tổ chức hoạt động nhóm
có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở Ti ểu
học”. Sáng kiến đề cập đến một số kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả của
hoạt động thảo luận nhóm trong dạy học Tin học nhằm đạt được mục tiêu
giáo dục đề ra. Gắn với việc nâng cao hiệu quả dạy học thông qua các biện
pháp cụ thể được đề cập đến, với mục đích đào tạo ra những con người
trong tương lai hoàn thiện hơn về mọi mặt. Con người của thời đại mới.
2/ Mục đích nghiên cứu

Sáng kiến này giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy và đ ổi
mới phương pháp dạy môn Tin học ở Tiểu học từ việc hình thành cho học
sinh sự yêu thích môn học.
Mục tiêu của việc dạy học môn Tin học ở bậc Tiểu học là nhằm giúp
cho học sinh: có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng Tin học trong
học tập và trong đời sống; có khả năng sử dụng máy tính trong vi ệc h ọc

những môn học khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục và thích ứng với đời sống xã hội hi ện đ ại; và b ước đ ầu làm
quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ Tin học. Để học sinh
học tốt môn Tin học, trước tiên giáo viên cần truyền lửa, giúp các em yêu
thích môn học này, say sưa tìm tòi kiến thức, chăm chỉ thực hành.
3/ Nhiệm vụ nghiên cứu

Sáng kiến này giúp giáo viên nghiên cứu các biện pháp nh ằm giúp h ọc
sinh yêu thích môn học. Từ đó có những thay đổi phu hợp nh ằm phát huy
năng lực của học sinh, rèn kỹ năng thực hành hiệu quả.
4/ Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 4A và lớp 4E tại trường Tiểu học Thanh Xuân Nam
5/ Phạm vi nghiên cứu
Sáng kiến này đánh giá kết quả tập của học sinh trong năm h ọc 2017-2018.
6/ Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thảo luận nhóm
+ Nhóm nhỏ thông thường
+ Nhóm nhỏ “rì rầm”
+ Nhóm đồng tâm

Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

4


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


1. Cơ sở lý luận
Để học sinh thực sự tích cực trong học tập thì giáo viên phải giúp họ
yêu thích cái mà mình đang học hay nói cách khác là t ạo h ứng thú cho h ọc
sinh. Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt
động dạy - học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy - học là một hoạt động phức
tạp, trong đó một phần rất quan trọng là người học. Và điều này lại phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết
tâm; phụ thuộc vào môi trường học tập, người tổ chức quá trình d ạy h ọc, s ự
hứng thú trong học tập. Các nhà nghiên cứu tâm lý học cho r ằng, h ứng thú là
thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đ ối v ới
cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình ho ạt
động. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê
của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm con ng ười. Trong
bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc, con người sẽ có c ảm giác d ễ
chịu với hoạt động, làm nẩy sinh khát vọng hành động một cách có sáng t ạo.
Ngược lại, nếu không có hứng thú, du là hoạt động gì cũng s ẽ không đem l ại
hiệu quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động h ọc t ập,
khi không có hứng thú, kết quả sẽ không là gì hết, thậm chí xuất hiện c ảm
xúc tiêu cực. Việc học có tính chất đối phó, miễn cưỡng, người học may l ắm
chỉ tiếp thu được một lượng kiến thức rất ít, không sâu, không b ản ch ất và vì
thế dễ quên. Khi có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì việc lĩnh
hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt đ ược v ấn đ ề, t ức là
hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Trên thực t ế, nh ững ng ười
không thích, không hứng thú khi học môn học nào đó thường là những ng ười
không học tốt môn học đó. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú cho ng ười h ọc
được xem là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai làm công tác giảng dạy, đối
với bất cứ bộ môn khoa học nào. Để tạo được hứng thú cho người học thì
hãy cho họ được làm chủ vấn đề, cho họ được tự mình suy nghĩ tìm tòi giải
quyết và trình bày kết quả của mình. Khi đó người học sẽ không còn bị thụ
động, không cảm thấy nhàm chán mà luôn hào hứng. Một trong những cách

thức giúp đạt được điều đó khi giảng dạy trên lớp là giáo viên tìm cách t ổ
chức lớp học thành các nhóm và đưa ra yêu cầu cho các nhóm suy nghĩ rồi
trình bày kết quả, đó là phương pháp thảo luận nhóm.
2. Thực trạng vấn đề dạy học Tin học trong nhà trường hiện nay
Tin học là một môn học mới so với các môn học khác tại trường Tiểu
học nên không ít người còn xem nhẹ việc học Tin học. Những năm tr ở l ại
đây, mặc du máy tính đã trở nên quen thuộc đối với người h ọc, tuy nhiên vi ệc
lĩnh hội kiến thức môn Tin học trên lớp cũng không ph ải là m ột vi ệc d ễ dàng
đối với học sinh bởi chương trình học ở ba khối lớp 3, 4 và 5 bao quát nhi ều
nội dung. Khi giảng dạy, bất kì giáo viên nào đều mong muốn k ết qu ả đ ạt
được là tốt nhất và đã áp dụng rất nhiều phương pháp khác nhau trong đó có
phương pháp thảo luận nhóm. Điều đó có nghĩa là phương pháp này đã r ất
Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

5


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên hiệu quả của việc thực hiện thì chưa cao.
Trong quá trình giảng dạy tại trường, tôi đã quan sát dự giờ và cũng áp dụng
phương pháp này trong việc dạy môn Tin học. Tuy nhiên tôi nhận thấy hiệu
quả chưa tốt bởi nhiều nguyên nhân như:
- Vấn đề được đưa ra thảo luận quá dễ hoặc kết quả đã có trong sách
giáo khoa khiến học sinh không có gì để thảo luận hay tranh cãi để giải
quyết vấn đề.
- Học sinh chưa chuẩn bị trước bài ở nhà nên còn chậm chạp trong quá
trình thảo luận.
- Học sinh vẫn còn chưa quen với việc thảo luận nhóm, vẫn chưa t ự
giác học tập.

- Việc chia nhóm chưa hợp lí.
- Trong quá trình thảo luận, giáo viên chưa bao quát được lớp, chưa phát
hiện học sinh nào còn thụ động.
- Học sinh làm việc một cách bỡ ngỡ, đối phó, thiếu nhiệt tình,…
-Thời gian dành cho thảo luận khá nhiều, ảnh hưởng đến việc truyền
đạt các nội dung khác.
Trên thực tế đó, tôi đã tìm tòi nghiên cứu về phương pháp này nh ằm
nâng cao hiệu quả của nó trong quá trình giảng dạy môn Tin học.
Qua khảo sát đầu năm học về lớp 4A kết quả như sau :
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
20
36,4
30
54,5
5
9,1
3. Các biện pháp tiến hành
Làm thế nào để đạt được hiệu quả dạy học tức là giúp học sinh lĩnh
hội kiến thức nhanh nhất và nhiều nhất có thể? Đây là một vấn đề khó,
không có một cách thức, con đường chung cho mọi người. Qua quá trình
giảng dạy trên lớp tôi luôn kết hợp các phương pháp khác nhau tuy từng nội
dung bài dạy. Và tôi nhận thấy rằng để kích thích t ư duy và tính tích cực của

người học thì tốt nhất là cho các em tự suy nghĩ và trình bày kết quả của mình
trước bạn bè và thầy cô. Do đó tôi thường cho các em thảo luận nhóm ngay
trên lớp.
Biện pháp 1: Tìm hiểu hình thức thảo luận nhóm
- Nhóm nhỏ thông thường: Giáo viên chia lớp học thành các nhóm (từ
5 đến 7 học sinh) để thảo luận một vấn đề cụ thể và nhanh chóng đ ưa ra k ết
luận của tập thể về vấn đề đó. Hình thức này thường được sử d ụng k ết h ợp
với các phương pháp dạy học khác trong một bài học, m ột ti ết h ọc, n ội dung
thảo luận của một nhóm nhỏ thông thường là các vấn đề ng ắn, th ời l ượng ít
(từ 2 đến 5 phút).
- Nhóm nhỏ “rì rầm”: Giáo viên chia lớp thành các nhóm “cực nhỏ” từ
2 đến 3 học sinh (thường là cung một máy) để trao đổi (rì r ầm) và th ống nh ất
một câu hỏi trả lời, giải quyết một vấn đề nêu một ý tưởng, một thái độ…
Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

6


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

để nhóm rì rầm có hiệu quả, Giáo viên cần cung cấp đầy đủ, chính xác các
dữ kiện, gợi ý và nêu rõ yêu cầu đối với các câu tr ả l ời đ ể các thành viên t ập
trung vào giải quyết.
- Nhóm đồng tâm: Giáo viên chia lớp thành các nhóm: nhóm thảo luận
và nhóm quan sát (sau đó hoán vị cho nhau). Nhóm thảo luận là nhóm nhỏ (6
đến 12 học sinh) có nhiệm vụ thảo luận, trình bày vấn đề được giao, các
thành viên khác trong lớp đóng vai trò là quan sát và ph ản bi ện. Hình th ức
nhóm này rất có hiệu quả, nó làm tăng ý thức trách nhiệm của cá nhân h ọc
sinh trước tập thể và tạo động cơ cho những học sinh ng ại trình bày ý t ưởng
của mình trước tập thể. Tạo sự hứng thú trong hoạt động thảo luận nhóm là

một hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học, d ạy h ọc
hướng về người học. Việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm là đặt học
sinh vào môi trường hoạt động tích cực. Trong nhóm, học sinh được thảo luận
và hợp tác làm việc với nhau. Học tập theo nhóm giúp h ọc sinh h ọc t ập thông
qua giao tiếp, trao đổi tranh luận với nhau, chia sẻ và có cơ h ội di ễn đ ạt ý
nghĩ của mình, phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề. Giáo viên là người
tổ chức, hướng dẫn, kích thích hỗ trợ học sinh lĩnh hội kiến thức bằng kinh
nghiệm giáo dục của mình.
Biện pháp 2: Tìm hiểu ưu điểm của phương pháp làm việc theo nhóm
- Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện làm
tăng tính khách quan khoa học.
- Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh h ơn do
được giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm. học sinh được rèn
luyện kĩ năng diễn đạt, phương pháp tư duy.
- Nhờ không khí thảo luận sôi nổi, cởi mở, học sinh thoải mái, tự tin
hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phản bi ện ý
kiến của những thành viên khác. Tạo yếu tố kích thích thi đua gi ữa các thành
viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau, đặc biệt là trong những chủ đề
có tính sáng tạo cao.
- Tạo điều kiện cho giáo viên nhận được nhiều thông tin phản hồi từ
học sinh, thu được những tri thức kinh nghiệm qua các ý kiến phát biểu có suy
nghĩ và sáng tạo của học sinh.
- Phương pháp thảo luận nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ
các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cung nhau xây dựng nhận thức mới.
Bằng cách nói ra điều mình nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình đ ộ hi ểu bi ết
của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở
thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự ti ếp nh ận th ụ đ ộng t ừ
giáo viên. Thành công của bài học phụ thuộc vào sự tham gia nhiệt tình c ủa
các thành viên. Vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cung tham
gia.

- Thảo luận nhóm được thực hiện tốt sẽ tăng cường tính tích cực, chủ
động của học sinh, giúp học sinh tập trung vào bài học, phát tri ển đ ược kĩ
năng tư duy, óc phê phán, kĩ năng giao tiếp xã hội quan trọng khác.
Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

7


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

- Làm việc theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phu hợp với
việc học hướng tới người học; khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học
có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu
trong phương pháp thuyết trình, người học chỉ có thể trao đổi với nhau đ ược
rất ít thì trong làm việc theo nhóm các thành viên tham gia có c ơ h ội đ ưa ra
quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác ở đó cũng đòi hỏi
tăng cường tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm.
- Trong khi thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm, giáo viên đóng
vai trò là người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, tổ chức, theo
dõi việc thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm.
Như vậy công việc của giáo viên trong làm việc theo nhóm không bao
giờ là thừa, trái lại đó là một sự rất cần thiết để giúp cho các nhóm đ ạt đ ược
kết quả trong việc tìm ra những giải pháp, câu trả lời cho vấn đề được đưa
ra.
Biện pháp 3: Chuẩn bị tốt Kế hoạch dạy học
* Trước khi lên lớp cả giáo viên và học sinh đều phải chuẩn bị tốt:
Giáo viên:
- Lập kế hoạch bài dạy:
+ Đọc kỹ bài dạy nắm mục tiêu cần dạy của bài.
+ Kịch bản sư phạm.

+ Dự kiến các tình huống xảy ra trong khi thảo luận nhóm.
- Dự kiến:
+ Cách chia nhóm, số lượng nhóm.
+ Nhiệm vụ của các nhóm.
+ Thời gian thảo luận, trình bày.
- Thiết kế bài giảng: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi nhằm khuyến khích
học sinh tích cực, hào hứng suy nghĩ ở mức độ cao và sâu hơn.
- Chuẩn bị: chuẩn bị chu đáo đồ dung và thiết bị dạy học.
- Thực hiện kế hoạch dạy học.
Học sinh:
- Chuẩn bị những thứ cần thiết mà giáo viên đã dặn dò.
- Thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới (xem SGK).
- Làm những bài tập của giờ học lần trước…
- Chuẩn bị bài thuyết trình về vấn đề mà giáo viên đã dặn tr ước (đối
với trưởng nhóm)
- Học sinh làm việc này chỉ khi nội dung thảo luận xoay quanh vấn đ ề
lớn cần nhiều thời gian.
 Biện pháp 4: Tổ chức tốt hoạt động nhóm trong tiết học:
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ
+ Nêu và giải thích rõ ràng mục tiêu làm việc, giao nhi ệm v ụ m ột cách
rõ ràng cho từng nhóm làm việc để mỗi thành viên trong nhóm hi ểu đ ược
công việc cần phải làm và mô tả một cách cụ thể cách thực hiện các nhiệm
Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

8


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

vụ đó. Cần lưu ý là nếu không đề ra nhiệm vụ rõ ràng thì không có đ ược k ết

quả thuyết phục. Những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung làm việc theo nhóm có
thể được viết ra giấy và phát cho mỗi nhóm.
+ Định thời gian làm việc của mỗi nhóm kể cả giờ giải lao.
+ Ấn định thời gian họp lại sau khi thảo luận nhóm (để báo cáo kết qu ả
làm việc ở nhóm).
+ Nêu cách thức làm việc của nhóm.
+ Cung cấp các thông tin liên quan với chủ đề.
+ Thông báo công việc của giáo viên trong thời gian các nhóm làm việc.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thảo luận.
- Bước 2: Chia nhóm
+ Xác định số lượng người của mỗi nhóm phu hợp với yêu c ầu làm
việc. Thực hiện việc chia nhóm theo những cách: ngẫu nhiên (phát bìa, thẻ,
…), theo sự chỉ định của giáo viên hoặc theo sở thích của người học.
+ Cung cấp những câu hỏi định hướng quá trình làm việc của nhóm.
- Bước 3: Thảo luận nhóm
+ Các nhóm tiến hành làm việc theo nhóm.
+ Giáo viên tham gia quản lý và định hướng làm việc cung các nhóm, hỗ
trợ cho các nhóm khi cần thiết.
+ Giáo viên tổ chức hướng dẫn các hoạt động, gợi mở, khuyến khích
học sinh tích cực hoạt động.
+ Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thảo luận nhóm
• Trong quá trình học sinh thảo luận giáo viên theo dõi, quan sát và bổ
sung khi cần.
• Phát hiện các nhóm hoạt động không có hiệu quả, uốn nắn điều
chỉnh. Nắm chắc đặc điểm tâm lý của từng học sinh để kịp thời động viên
khuyến khích nhằm tạo không khí phấn khởi tự tin trong học tập.
• Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn ch ế
khả năng độc lập, sáng tạo của học sinh.
• Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò.
- Bước 4: Tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía học sinh

+ Học sinh đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm, thành viên nhóm
bổ sung ý kiến (nếu có).
+ Nhóm khác đặt câu hỏi với sự gợi mở của giáo viên để các nhóm có
cơ hội trao đổi, tranh cãi, cải chính kiến thức của mình, đồng tình kiến thức
đúng, sửa chữa kiến thức sai, bổ sung kiến thức còn thiếu từ đó làm n ảy sinh
ý thức vươn lên trước bạn bè của mỗi thành viên trong nhóm nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh.
+ Giáo viên tổng kết ngắn gọn theo từng nội dung thảo luận.
- Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm thảo luận nhóm Khen thưởng các
nhóm, các thành viên hoạt động tích cực, sáng tạo, nhắc nhở tinh thần, thái độ
cộng tác trong việc thảo luận nhóm.

Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

9


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

4. Một số tình huống cụ thể
Qua quá trình giảng dạy trên lớp tôi đã áp dụng phương pháp th ảo lu ận
nhóm trong nhiều trường hợp nhằm phát huy tính tích cực của người học. Tuy
nhiên hiện nay, không nên cho rằng bất cứ bài nào cũng cần phải có thảo luận
nhóm để chứng tỏ là có quan tâm đến đổi mới phương pháp giảng dạy. Trên
thực tế, chỉ những bài mà có phần có tình huống cần thảo luận thì m ới nên
chia nhóm thảo luận. Nếu không, không nhất thiết phải có thảo luận nhóm.
Sau đây tôi xin trình bày một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Bài “Bước đầu làm quen với Logo - Tin học lớp 4 ” Các bước để vẽ
hình vuông
Bước 1:

+ Giáo viên đặt vấn đề để cả lớp sẽ tiến hành thảo luận nhóm và trả
lời câu hỏi.
+ Thời gian thảo luận là 3-5 phút.
+ Trong thời gian thảo luận, tất cả các thành viên đều phải tham gia tìm
hiểu vấn đề, giáo viên đóng vai trò giám sát, định hướng.
+ Sau khi thảo luận xong đại diện các nhóm sẽ báo cáo k ết qu ả. Đ ể v ẽ
được một hình vuông có cạnh bằng 100 em phải viết các dòng lệnh:
FD 100
RT 90
FD 100
RT 90
FD 100
RT 90
FD 100
Bước 2:
Chia lớp thành các nhóm tương ứng với vị trí ngồi của học sinh, để các
nhóm tự bầu ra nhóm trưởng hoặc trong trường hợp này giáo viên có thể chỉ
định nhóm trưởng. Yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm nhỏ rì rầm để trả lời
các câu hỏi:
• Câu hỏi 1: Hình vuông có bao nhiêu cạnh bằng nhau?
• Câu hỏi 2: Em phải viết bao nhiêu câu lệnh?
• Câu hỏi 3: Trong các câu lệnh em viết thì có bao nhiêu câu lệnh gi ống
nhau được viết lại?
• Câu hỏi 4: Để tránh việc viết lặp ta sử dụng lệnh nào?
Bước 3:
Các nhóm tiến hành làm việc theo nhóm: Các nhóm nhỏ thảo luận theo
từng máy. Thư ký của nhóm lớn ghi ý kiến thảo luận của các nhóm nhỏ.
Nhóm trưởng và thư ký nhóm lớn tổng hợp, chọn lọc ý kiến. Giáo viên tham
gia quản lý và định hướng làm việc cung các nhóm, hỗ trợ cho các nhóm khi
cần thiết.

Bước 4:
+ Học sinh đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác có th ể đ ặt
câu hỏi.
Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

10


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

+ Giáo viên tổng kết ngắn gọn theo từng nội dung th ảo lu ận: Nh ận xét
câu trả lời và thống nhất câu trả lời chính xác:
• Trả lời câu hỏi 1: Hình vuông có bao nhiêu cạnh bằng nhau? - Có 4
cạnh.
• Trả lời câu hỏi 2: Em phải viết bao nhiêu câu lệnh? - Phải viết 7 câu
lệnh.
• Trả lời câu hỏi 3: Trong các câu lệnh em viết thì có bao nhiêu câu lệnh
giống nhau được viết lại?
Có 4 lệnh FD 100 viết lại
Có 3 lệnh RT 90 viết lại
• Trả lời câu hỏi 4: Để tránh việc viết lặp ta sử dụng lệnh nào?
- Lệnh Repeat
Sau khi đưa ra các câu trả lời hoàn chỉnh, giáo viên đưa ra vấn đề
chính: Vậy ta dùng câu lệnh Repeat để thay thế cho 7 dòng l ệnh ở trên đ ược
không? Chúng ta muốn làm được việc này thì phải tìm ra biểu thức điều kiện.
Kết quả với cấu trúc như sau:
Repeat n [ câu lệnh vẽ hình]
Trong đó:
- n chỉ số lần lặp (ví dụ Repeat 4 có nghĩa là lặp bốn lần)
- Giữa Repeat và n phải có dấu cách.

- Cặp ngoặc phải là ngoặc vuông [ ]. Phần trong ngoặc là nơi ghi các
lệnh được lặp lại (ví dụ [FD 100 RT 90] là lệnh lặp lại).
Nhờ có lệnh lặp REPEAT mà việc gõ lệnh trong LOGO đã b ớt ph ần
buồn tẻ, đơn điệu. REPEAT cho phép gộp các lệnh thành nhóm và lặp nhóm
lệnh này với số lần tuỳ ý.
Bước 5:
Tổng kết rút kinh nghiệm thảo luận nhóm: khen thưởng các nhóm, các
thành viên hoạt động tích cực, sáng tạo, nhắc nhở tinh thần, thái độ cộng tác
trong việc thảo luận nhóm.
Tương tự với bài vẽ hình vuông ta có thể áp dụng cho nhi ều hình khác
nhau như: hình chữ nhật, hình lục giác đều, ngũ giác đều,…
Qua sử dụng Phương pháp nhóm nhỏ rì rầm học sinh đat được kết quả sau
Học sinh được học cách cộng thác trên nhiều phương diện
Học sinh được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của bạn
khác trong nhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau
và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao cho nhóm. Qua cách h ọc đó,
kiến thức của học sinh sẽ bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách
quan khoa học, tư duy phê phán của hs được rèn luyện và phát triển.
Các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm,
hiểu biết của bản thân, cung nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới và học
hỏi lẫn nhau. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nh ớ nhanh h ơn
do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, đ ược tham gia trao
Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

11


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

đổi, trình bày vấn đề nêu ra. học sinh hào hứng khi có sự đóng góp c ủa mình

vào thành công chung của cả lớp.
Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên hs, đặc biệt là những em nhút nhát,
trở nên bạo dạn hơn; các em học được trình bày ý kiến của mình, biết lắng
nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp học sinh d ễ hòa nh ập vào c ộng
đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú; kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của học sinh được phát triển.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Thêm một số lệnh của Logo – Tin học lớp 4”
a. Tìm hiểu về một thủ tục.
Giáo viên nêu yêu cầu của ví dụ: Em hãy viết lại công việc buổi chào
cờ đầu tuần ở trường học.
Bước 1: Sau khi học sinh tìm hiểu xong ví dụ vấn đề cần thảo lu ận là
học sinh viết các thao tác công việc buổi chào cờ đầu tuần ở trường học.
Bước 2: Chia lớp thành 2 nhóm sử dụng Phương pháp đồng tâm và
nhóm nhỏ thông thường
Nêu một số câu hỏi gợi ý thảo luận để học sinh dễ tìm ra câu trả lời:
Bước 3: Trước hết học sinh thảo luận theo các nhóm nhỏ (t ừng bàn
một) sau đó các nhóm nhỏ sẽ tổng hợp kết quả lại thành kết quả của nhóm
lớn. Giáo viên quan sát và chỉ dẫn khi cần thiết.
Bước 4: Các nhóm lớn trình bày kết quả, giáo viên tổng kết ngắn gọn
theo từng nội dung thảo luận. Nhận xét câu trả lời và thống nhất câu tr ả l ời
chính xác:
Công việc buổi sáng của một ngày đi học.
1. Người chủ huy hô “ Nghiêm! Chào c ờ, chào!”.
2. Mọi người đứng nghiêm trang, ng ẩng cao đ ầu, m ắt nhìn lá c ờ T ổ
quốc.
3. Dàn đồng ca hát bài Quốc ca
4. Vừa hát hết, người chỉ huy hô “Thôi!”
Thủ tục Chào cờ kết thúc, mọi hoạt đ ộng tr ở l ại bình th ường.
Từ đó kết luận lại vấn đề:

Thủ tục là một dãy các thao tác được thực hiện theo th ứ tự đ ể
hoàn thành một công việc nào đó.
b. Thủ tục trong Logo
Nhằm giúp học sinh nhận biết, phân biệt được cách viết giữa các lệnh
đơn lẻ và lệnh trong một thủ tục.
Sự khác biệt giữa viết các lệnh đơn lẻ và viết thủ tục trong LOGO:
Thế nào là các lệnh đơn lẻ? - lệnh đơn lẻ được viết trong ngăn gõ lệnh
Thế nào là lệnh được viết thủ tục? - thủ tục được viết trong của sổ
soạn thảo Editor. Thủ tục là tập hợp các lệnh trong một tên mới để tiện sử
dụng. Thủ tục là một chương trình con.
Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

12


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

Ví dụ Thủ tục vẽ hình Tam giác (có 3 cạnh bằng nhau).
Bước 1. Học sinh tìm hiểu và nhận biết về hình Tam giác
Hình Tam giác gồm có mấy cạnh? – 3 cạnh
Bước 2. Tìm hiểu về cách viết thủ tục trong Logo qua 2 cách viết
Cách 1
Cách 2
To Tamgiac1
to Tamgiac2
FD 100 RT 120
Repeat 3 [FD 100 RT 120]
FD 100 RT 120
end
FD 100 RT 120

end
Cho biết sự giống và khác nhau của 2 cách viết?
+ Giống nhau: cung có các lệnh To Tamgiac và End ở đầu và cuối
+ Khác nhau: Cách 2 sử dụng lệnh lặp Repeat
Những từ nào xuất hiện trong mọi thủ tục? - To và End
Bước 3. HS quan sát bảng giải thích nội dung của thủ tục
Th

tự
1
2
3

Câu lệnh
To Tamgiac
FD 100 RT 120
FD 100 RT 120
FD 100 RT 120
end

Ý nghĩa

Cách gọi trực
quan

To là từ bắt đầu của mọi thủ Đầu thủ tục
tục.
Sau To là tên thủ tục (Tamgiac)
Các câu lệnh, các thao tác bên Thân thủ tục
trong thủ tục

End là từ kết thúc mọi thủ tục

Kết thúc thủ
tục

Chú ý cách viết và đặt tên cho thủ tục
+ Gõ chữ Việt không dấu.
+ Tên thủ tục không có dấu cách và phải có ít nhất 1 chữ cái.
 Tên viết đúng: lucgiac; tamgiac1; a1;
 Tên viết sai: lục giác; luc giac; 123456;
Bước 4. Từ đó kết luận lại vấn đề:Mọi thủ tục trong Logo có ba phần
+ Đầu thủ tục.
+ Thân thủ tục.
+Kết thúc thủ tục
Vậy cách viết một thủ tục như thế nào? Ta có cấu trúc như sau.
To <tên thủ tục>
Các câu lệnh <thân thủ tục>
End
Bước 5:

Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

13


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

Tổng kết rút kinh nghiệm thảo luận nhóm: khen thưởng các nhóm, các
thành viên hoạt động tích cực, sáng tạo, nhắc nhở tinh thần, thái độ cộng tác
trong việc thảo luận nhóm.

c. Cách viết một thủ tục trong Logo
1. Nháy chuột vào ngăn gõ lệnh.
2. Gõ lệnh edit “Tamgiac rồi nhấn Enter.

Cửa sổ soạn thảo xuất hiện

3. Đặt con trỏ chuột vào cuối phần tên thủ tuc và nhấn Enter
4. Gõ tiếp các câu lệnh trong thân thủ tục.

Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

14


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

5. Đóng cửa sổ biên soạn Editor và ghi thủ tục vào bộ nhớ chọn
File/Save and Exit

Qua sử dụng Phương pháp đồng tâm và nhóm nhỏ thông thường học
sinh đây là cách dễ chịu nhất để thành lập nhóm, đảm bảo công việc thành
công nhanh nhất.
5. Kết quả đạt được
Sau khi vận dụng quá trình tổ chức thảo luận nhóm, tuy chưa được
hoàn toàn như mong muốn, nhưng tôi nhận thấy phần đông h ọc sinh h ứng
thú, tích cực tham gia ý kiến, thoải mái, vui vẻ mỗi khi đ ến ti ết, thao tác ho ạt
động của học sinh nhanh nhẹn hơn, ý thức tập trung hơn. Cung một đối
tượng học sinh nhưng khi được giáo viên quan tâm tổ chức thảo lu ận chu đáo
thì chất lượng bộ môn nâng lên rõ rệt, phần đông học sinh h ứng thú trong h ọc
tập. Điều đó một lần nữa khẳng định vai trò của vi ệc tổ ch ức th ảo lu ận theo

nhóm là cần thiết đối với môn tin học nói riêng và môn học khác nói chung.
Điều đặc biệt quan trọng là học sinh yêu thích và hứng thú tìm hiểu sâu sắc
hơn môn học này.
Sau đây là kết quả thực hiện được tại các lớp năm học 2017-2018
Đối với ví dụ 1 sau khi dạy tại hai lớp 4A và 4E (học sinh tại hai l ớp
này có khả năng tiếp thu và ý thức học tập tương đ ương nhau) v ới hai
phương pháp khác nhau: lớp 4A dung phương pháp nhóm nhỏ rì rầm, nhóm
nhỏ thông thường và nhóm đồng tâm kết quả thu được như sau:
Hoàn thành tốt
Số lượng
%
39
70,9

Hoàn thành
Số lượng
%
16
29,1

Chưa hoàn thành
Số lượng
%

Từ kết quả trên chúng ta nhận thấy nếu chỉ dung phương pháp thuyết
trình để giảng dạy thì kết quả là khả năng tiếp thu kiến thức c ủa h ọc sinh
thấp hơn so với việc kết hợp sử dụng hoạt động thảo luận nhóm rất nhiều.
Đây chỉ là một ví dụ về hiệu quả của việc sử dụng hoạt động nhóm
trên lớp. Tôi chắc chắn rằng khi chúng ta biết sử dụng và kết hợp linh hoạt
Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội


15


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

phương pháp này với các phương pháp khác thì chúng ta sẽ thu đ ược k ết qu ả
tốt trong việc dạy - học Tin học nói riêng và các môn học khác nói chung.

Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

16


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Đề tài đã đưa ra một cách chi tiết về công tác chuẩn b ị, các b ước th ực
hiện của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học. Thảo luận nhóm là
phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính chủ động, sáng t ạo, năng l ực
diễn đạt, hợp tác, làm việc theo nhóm của học sinh - m ột ph ẩm ch ất quan
trọng của người công dân trong xu thế hội nhập, toàn c ầu hoá ngày nay. N ếu
áp dụng phương pháp một cách nghiêm túc theo những nội dung trình bày ở
trên, chắc chắn người dạy sẽ thu được những kết quả rất hữu ích. Tuy nhiên,
đây là một phương pháp khó. Để vận dụng thành công phương pháp này, giáo
viên cần nắm vững kiến thức, có quy trình thảo luận khoa h ọc cung v ới ngh ệ
thuật sư phạm. Bên cạnh đó, cần phải có điều kiện cơ sở vật chất thuận l ợi
và sự kết hợp linh hoạt thảo luận nhóm với các phương pháp dạy học khác.

Mặc du vậy, khó khăn không có nghĩa không thực hiện được. Mỗi đồng
chí giáo viên dạy Tin học trong các nhà trường nếu chịu khó học hỏi, đầu tư
chuyên môn, cộng với khả năng và sự sáng tạo, tâm huyết với nghề chắc
chắn sẽ thực hiện tốt.
Đề tài “Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất
lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4” nếu được áp dụng và phổ biến, tôi tin
sẽ có tính thiết thực, khả thi, đạt hiệu quả, tạo sự tự tin, chủ động, tích cực
tiếp cận với bài học của học sinh và xa hơn nữa là trình đ ộ, kh ả năng ứng
dụng CNTT của thế hệ học sinh – chủ nhân tương lai xây d ựng đ ất n ước s ẽ
đưa Việt Nam hội nhập và phát triển.
2. Kiến nghị:
* Đối với Phòng giáo dục.
- Phổ biến những sáng kiến môn Tin học có kết quả cao để giáo viên có
điều kiện tham khảo, học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp
- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp cho giáo viên.
- Cung cấp thêm các tài liệu hay về môn Tin học để phục v ụ cho công tác
giảng dạy.
* Đối với nhà trường.
- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy
môn Tin học.
- Mua sắm, tu sửa hệ thống máy tính, …
*Đối với giáo viên .
- Tích cực học tập bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
- Nắm vững kiến thức chuyên môn xuyên suốt chương trình.
- Giảng dạy nhiệt tình đảm bảo chất lượng góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy đáp ứng được yêu cầu phát triển của thời đại mới.
Trên đây là các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn
Tin học, kính mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng
nghiệp đề sáng kiến của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội


17


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”

Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm trên là do tôi vi ết, không sao chép l ại
của người khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Xuân,ngày 10 tháng 4 năm 2018
Người viết

Lưu Thị Hoa Ban

Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

18


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH NHẬN GIẢI THI TIN HỌC TRẺ VÀ SÁNG TẠO THANH THIẾU
NIÊN NHI ĐỒNG CẤP QUẬN, THÀNH PHỐ VÀ QUỐC GIA

Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

19


“Tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở lớp 4”


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách “ Cung học Tin học” dành cho học sinh Tiểu học quyển 1, 2, 3 –
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Chủ biên: Nguyễn Xuân H uy
Bui Việt Hà - Lê Quang Anh
Hoàng Trọng Thái – Bui Văn Thanh
2. Giáo trình “ Phương pháp dạy học bộ môn Tin học” - Trần Văn Hạo, Lê
Đức Long.

Lưu Thị Hoa Ban – Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội

20



×