Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM PHẦN ĐIỆN HỌC LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.38 KB, 18 trang )

TRƯỜNG THCS ………….
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

CHUYÊN ĐỀ
PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
PHẦN ĐIỆN HỌC LỚP 9

GIÁO VIÊN:

…………, năm 2019


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong quá trình giáo dục và đào tạo tri thức cho học sinh qua từng cấp bậc, thì
việc nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
kém là mục tiêu cơ bản hàng đầu, là mối quan tâm lớn đối với sự nghiệp giáo dục.
Có thể nói, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay đang được nhà trường quan tâm và
tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Muốn vậy, người giáo viên không chỉ
biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tích cực của học sinh
và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém.
Để khơi dậy niềm đam mê của học sinh với môn Vật lý có hai vấn đề quan
trọng nhất cần phải thay đổi. Thứ nhất, phải thay đổi phương pháp dạy của giáo
viên, phải có tư duy đổi mới gắn kiến thức Vật lý với thực tế và thí nghiệm thực
hành.Thầy cô trước khi lên lớp cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến
thức trọng tâm. Đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu,
hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải
mang tính hợp lý và hài hòa; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm
được mục đích học môn Vật lý.
Thứ hai, phải tích cực đổi mới cách ra đề kiểm tra đánh giá học sinh theo định
hướng đề có lồng ghép kiến thức thực tế làm cho học sinh phải thay đổi phương


pháp học cho phù hợp. “Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân
loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của
ngành Giáo dục vô cùng to lớn. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học
sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa
mang tính giáo dục, vừa mang tính thực tiễn.
Việc phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn là một trong những vấn đề rất quan
trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp
học nói chung và ở cấp THCS nói riêng. Từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa
chọn và thực hiện SKKN: “Phụ đạo học sinh yếu kém phần điện học lớp 9”.
II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG SO
VỚI TOÀN HUYỆN, TỈNH NĂM HỌC 2018 – 2019
1.Chất lượng chung của toàn trường.
Học lực

Hạnh kiểm

- Giỏi

83 HS = 20,19%

- Tốt

383 HS = 93,19%

- Khá

207 HS = 50,36%

- Khá


26 HS = 6,33%

- TB

113 HS = 27,49%

- TB

2 HS = 0,49%

- Yếu

8 HS = 1,95%

- Yếu

0.0


2. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của nhà trường, phân công giảng dạy đúng chuyên môn,
được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Phòng và Sở GDĐT tổ chức. Giáo
viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác. Học sinh chấp
hành khá tốt nội qui nhà trường, được trang bị đầy đủ SGK. Về cơ sở vật chất được
quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa; trường, lớp khang trang, thoáng
mát tạo điều kiện tốt cho việc học tập, sinh hoạt và vui chơi giải trí.
3. Khó khăn:
a. Đối với giáo viên:
Do nhiều lý do nên giáo viên vẫn phải dạy học theo lối truyền thống, truyền thụ
kiến thức theo lối một chiều. Do một số bộ phận học sinh còn lười học chưa có ý

thức tự giác. Việc liên hệ gia đình khó khăn vì một số em bố mẹ đi làm xa ở nhà
với ông bà.
b. Đối với học sinh:
Một bộ phận học sinh có ý thức tự học còn thấp, năng lực tiếp thu bài chưa tốt
để có thể học tập tốt nội dung giáo viên truyền thụ và có thể trả lời tốt các câu hỏi
của giáo viên. Vẫn còn một số học sinh thiếu tôn trọng đối với giáo viên, tỏ thái độ
không tốt khi được giáo viên nhắc nhở.
Phương pháp học tập của học sinh chưa phù hợp với đặc thù bộ môn, thụ động
trong học tập, tái hiện một cách máy móc rập khuôn những gì giáo viên giảng, lười
suy nghĩ tìm tòi sáng tạo. Còn nhiều học sinh chưa chú tâm vào việc thực hiện
hiệm vụ của giáo viên giao trên lớp, làm bài tập ở nhà, lười suy nghĩ, lười chép bài
hoặc chép qua loa cho có lệ. Đa số học sinh không học bài cũ, không nghiên cứu
bài mới trước khi đến lớp.
Nhiều học sinh mất căn bản về kiến thức toán học nên khi gặp những bài toán
khó có liên quan nhiều đến kiến thức toán học thì các em lại không làm bài được.
Từ đó dẫn đến chất lượng học tập Vật lý của các em thấp.
Một bộ phận gia đình học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của các
em, thiếu sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình.
3. Nguyên nhân:
3.1. Về phía học sinh
Hiện nay, đa số học sinh chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn,
chưa có ý thức học tập như:
- Thường xuyên không mang sách vở khi đến lớp.


- Không tập trung trong giờ học, nói chuyện với bạn gây ồn hoặc nhiều em giả vờ
tập trung vào bài giảng của thầy cô nhưng thực chất các em không học mà đang
suy nghĩ việc khác.
- Lười không chép bài hoặc chép qua loa cho có lệ.
- Một số học sinh không học bài cũ, không nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp.

Nếu có làm bài tập về nhà thì làm bài theo hình thức chép từ sách giải hoặc sách
giúp học tốt, đôi lúc các em không biết mình chép đúng hay sai.
- Không nắm vững kiến thức cũ, các em không theo kịp bài học nên các em thiếu
tự tin tham gia xây dựng bài, dần dần các em quên đi việc phát biểu xây dựng bài
hoặc đôi lúc hiểu bài muốn phát biểu nhưng cứ ngại nói rồi các em bỏ qua việc
phát biểu luôn. Điều này kìm hãm tính thích thú đối với việc học của các em.
- Thường hay ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè trong kiểm tra, thi cử.
- Nhiều học sinh không biết cách phân chia thời gian biểu học bài tại nhà cho hợp
lí. Thường tập trung môn này thì bỏ học môn kia…Thầy cô yêu cầu học gì thì học
nấy, không chủ động tìm tòi học thêm.
- Suy nghĩ chủ quan: “Thầy cô trả bài rồi nên không cần học nữa”, vô tình từng
ngày các em tạo ra lỗ hỏng kiến thức rất lớn. Học sinh chây lười trong học tập.
- Ngày nay máy tính phát triển như vũ bão, điện thoại thông minh cũng xuất hiện
nhiêu làm ảnh hưởng tới các em. Khi về nhà các em bị phân tâm bởi các thiết bị
này, có gia đình còn không kiểm soát để tự do ảnh hưởng nhiều tới các em.
3.2. Về phía giáo viên
Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một
phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên:
- Giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu. Chưa theo
dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
- Giáo viên chưa thật sự giúp đỡ các em thoát khỏi yếu kém, như gần gũi, tìm hiểu
hoàn cảnh để động viên, hoặc khuyến khích các em khi các em có chút tiến bộ
trong học tập như là khen thưởng các em. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp
nhận với sự yếu kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên...
3.3. Về phía phụ huynh
Còn một số phụ huynh học sinh:
- Thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em, phó mặc mọi việc cho nhà
trường và thầy cô.
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến
trẻ không chú tâm vào học tập.



- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào các em nên học sinh
lười học, xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, giả bệnh,...) cha mẹ cũng
đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười
học, mất dần căn bản... Từ đó dẫn đến tình trạng yếu kém.
- Một số phụ huynh đi làm việc xa nhà con cái ở với ông bà. Do thiếu thốn tình
cảm lại dễ bị lôi kéo, kích động nên việc giáo dục rất khó.
Trên đây chỉ là một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng học sinh
yếu mà bản thân trong quá trình giảng dạy nhận thấy và sẽ cố gắng khắc
phục.
III. ĐỐI TƯỢNG CHUYÊN ĐỀ ÁP DỤNG.

- Đối tượng học sinh có sức học yếu, kém phần điện 9.
- Số buổi dạy: 23 buổi (mỗi buổi 3 tiết). Cụ thể:
Phần 1: ĐỊNH LUẬT ÔM (10 tiết)
1. Hệ thức định luật.
2. Đoạn mạch mắc nối tiếp và song song 2 điện trở.
3. Đoạn mạch hỗn hợp.
4. Hệ thức liên quan U,I,R
Phần 2: ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN VÀ CÁC CÔNG THỨC LIÊN QUAN ( 6 tiết)
1.Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây.
2.sự phụ thuộc điện trở vào tiết diện của dây.
3.sự phụ thuộc điện trở vào vật liệu làm dây.
4. Biến trở.
Phần 3: CÔNG SUẤT ĐIỆN, ĐIỆN NĂNG VÀ CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN(7 tiết)
1. Công thức tính công suất.
2. Công của dòng điện, ứng dụng tính tiền điện hàng tháng.
IV. HỆ THỐNG CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG CỦA CHUYÊN ĐỀ.


Xây dựng hệ thống các dạng bài tập đặc trưng trong chương I: Điện học – Vật
lí 9:
Với mỗi dạng bài tập dưới đây, để phụ đạo học sinh yếu kém cần ít nhất 3 tiết/
dạng bài tập
Bài tập 1: Bài tập vận dụng định luật Ôm.
Bài tập 2: Bài tập về công thức tính điện trở của dây dẫn và bài tập về biến trở.


Bài tập 3: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng.
V. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẶC TRƯNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIẢNG DẠY GIẢM TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM PHÂN MÔN VẬT LÝ Ở
TRƯỜNG THCS.

1. Nhóm các biện pháp trước và sau khi tiến hành dạy học trên lớp
1.1 Đối với giáo viên trong tiết dạy cần phải:
Lập danh sách học sinh yếu kém thông qua bài kiểm tra chất lượng đầu
năm và quá trình học tập trên lớp.
Công việc đầu tiên và không thể thiếu đó là phải tìm lập được danh sách
những học sinh này để phân nhóm một cách hợp lý nên tiếp xúc, gần gũi để tìm
hiểu hoàn cảnh cũng như tính cách từng em, tránh làm cho các em thêm tự ti, mặc
cảm.
Cách phân nhóm nên có từ hai đến ba học sinh em giỏi kèm em yếu. Sau đó,
giáo viên phân tích rõ mục tiêu mà cần đạt được; giao nhiệm vụ cho các nhóm sau
mỗi tiết học, lưu ý các nhiệm vụ không nên làm mất quá nhiều thời gian của học
sinh. Đầu mỗi tiết, học sinh khá giỏi báo cáo kết quả của nhóm, giáo viên kiểm tra
một vài thành viên để xác định hiệu quả làm việc của các nhóm. Không thể quên
việc nhận xét, khuyến khích, động viên đúng lúc khi học sinh đạt kết quả cho dù
chỉ có sự tiến bộ nhỏ, cũng như phê phán và có khích lệ các em chưa tiến bộ.
Dạy chậm, nói ngắn gọn, cụ thể, chi tiết và dễ hiểu. Giảng kỹ những chỗ
quan trọng, nhắc lại nhiều lần để cho học sinh khắc sâu. Chú ý phân tích các sai

lầm mà học sinh thường gặp khi làm bài.
Cần tiến hành thí nghiệm ngay trong giờ học, giới thiệu các dụng cụ Vật lí
để học sinh dễ hình dung, cần phải có hình vẽ minh họa để các em nhớ lâu. Không
nhất thiết bắt học sinh học thuộc lòng từng câu, từng chữ trong bài, phải hướng dẫn
cho học sinh cách học bài.
Giáo viên cũng nên thường xuyên kiểm tra lí thuyết 5 phút đầu giờ toàn lớp,
chấm điểm và nhiều cột cộng lại để lấy điểm kiểm tra miệng. Trong mỗi tiết, giáo
viên cần có kế hoạch dạy các học sinh yếu kém, như chuẩn bị bài tập, thường
xuyên gọi các em trả lời với câu hỏi đơn giản; luôn tạo cơ hội cho các em học yếu
xung phong giải bài tập để tạo sự tự tin và ý chí vươn lên.
Khi nhận thấy việc học giảm sút, giáo viên có thể dành vài phút để hướng
nghiệp hoặc kể chuyện nêu gương những học sinh có thành tích cao những năm
trước. Đây là cách đơn giản nhưng thường mang lại nhiều kết quả thiết thực, có tác
dụng kích thích sự hứng thú học tập của học sinh.


Đối với học sinh yếu Toán, chúng ta không nên nóng vội cung cấp lượng
kiến thức toán quá nhiều cùng một lúc sẽ gây rối cho các em, chắc chắn các em sẽ
không nắm hết được, kinh nghiệm cho thấy, giáo viên chỉ cung cấp kiến thức Toán
cho bài học đó hoặc bài tập đó mà thôi, giảm bớt áp lực cho các em và cho nhiều
dạng bài tập tương tự để các em dần dần thích nghi. Khi đó, tình hình học tập của
các em khá hơn, hứng thú hơn, giáo viên sẽ đỡ mệt hơn khi dạy.
Giáo viên nên cho các em bài tập về nhà theo chuẩn kiến thức sẽ giúp các em
biết được nhiều dạng bài tập hơn.
Kèm cặp học sinh yếu kém:
Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về
cách học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
Theo khẩu hiệu “Học thầy không tày học bạn”. Đôi lúc học ở bạn cũng có
nhiều lợi thế, giảm được sự căng thẳng, tự ti, mặc cảm cũng như có sự phấn đấu
học theo bạn. Bên cạnh đó, nhiều năm nay, đề thi Vật lý ra theo hình thức trắc

nghiệm, vì vậy sau mỗi câu hỏi sẽ có đáp án như trắc nghiệm.Nên để trống một vài
hàng để các em viết công thức, thế số và đáp án.
Làm như thế, giáo viên sẽ phát hiện học sinh chưa thuộc công thức, không
đổi đơn vị hay sai cách tính toán... để nhắc nhở các em khắc phục chỗ sai. Giáo
viên cần trông kiểm tra tuyệt đối nghiêm túc. Ngoài ra, việc thường xuyên liên hệ
với phụ huynh học sinh là không thể thiếu để thông báo sự tiến bộ cũng như các sai
phạm của các em mỗi tháng, từ đó kịp thời động viên hoặc khắc phục khuyết điểm
của mỗi em.
Trong các buổi này, giáo viên chủ yếu kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức
giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa chắc cần tiến hành ôn tập củng cố kiến
thức để các em nắm vững chắc hơn, nói chuyện để tìm hiểu thêm những chỗ các
em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ sung, củng cố. Hướng dẫn phương pháp
học tập: học bài, làm bài, việc tự học ở nhà.
Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và cách ghi nhớ
Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản, có
nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập)
trong tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.
Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ
bản, theo chuẩn kiến thức kĩ năng, hoặc làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ
của bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn dạng bài tập đó.
Nhắc lại kiến thức kiến thức cơ bản, công thức cần nhớ, cho bài tập lý thuyết
khắc sâu để học sinh nhớ lâu.


Kiểm tra đánh giá thường xuyên học sinh yếu kém.
Từ đó nắm bắt được học sinh nào tiến bộ, học sinh nào chưa tiến bộ để có
biện pháp phù hợp. Với những học sinh tiến bộ cần có lời khen hoặc phần quà
động viên khích lệ các em
1.2 Đối với học sinh:
Tự bản thân các em cần phải trả lời các câu trả lời sau: Học để làm gì ? Tại sau

phải học? Học có giúp ích được gì cho cuộc sống của các em sao này không?...Khi
trả lời được các câu hỏi đó, thì các em xác định được tầm quan trọng của việc học
và từ đó sẽ có thái độ đúng đắn hơn trong học tập.
Trong giờ học: Trong lúc thầy cô giảng bài, các em phải tập trung lắng nghe và
ghi chép lại đầy đủ các ý chính. Tập trung trả lời các câu hỏi mà thầy cô đặt ra.
Phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của thầy cô khi thí nghiệm . Tuyệt đối không được
làm việc riêng. Nếu có vấn đề gì chưa hiểu thì phải mạnh dạn hỏi ngay để thầy cô
giải đáp. Ghi nhận lại những điều thầy cô căn dặn về nhà.
Phải học nhóm học từ bạn. Nếu có bài tập nào các em không tự giải được, các
em nên trao đổi với bạn bè. Học sinh phải giải các bài tập ở nhà trước khi lên lớp
có thắc mắc phải tham khảo với giáo viên để được giải đáp.
Phải đọc thêm sách tham khảo. Việc đọc sách tham khảo sẽ giúp cho các em có
nhiều cách giải hơn, làm quen với nhiều dạng bài tập.
2. Nhóm các phương pháp dạy học.
Biện pháp đầu tiên là nhấn mạnh những sai lầm thường gặp của học sinh. Ví
dụ, với phần điện học học sinh nhầm lẫn ký hiệu hiệu điện thế U và cường độ dòng
điện I dẫn đến sai đơn vị sai công thức hay còn nhầm lẫn giữa công suất và công
của dòng điện.Nên các bài tập khó khăn vì nhiều công thức liên quan đến nhau.
Biện pháp 2: Giáo viên cần rèn luyện kỹ năng từ dễ đến khó, nâng cao mức độ.
Biện pháp 3: Tóm tắt công thức thường dùng theo từng chuyên đề Vật lý 9, khoa
học, ngắn gọn và đầy đủ. Thường xuyên trả bài công thức theo hình thức cuốn
chiếu.
Biện pháp 4: Cho các bài tập tương tự để học sinh tự làm, giáo viên quan sát và
hướng dẫn khi thấy các em đi lệch hướng và phân tích kỹ để thấy chỗ sai mà khắc
phục. Sau khi thấy học sinh làm được bài tương đối thì gọi các em lên bảng giải.
Biện pháp 5: Dùng công nghệ thông tin hỗ trợ giảng dạy, nhất là các bài có tính
trừu tượng để học sinh tiếp thu bài tốt hơn, cũng như kích thích sự hứng thú học
tâp của các em. Ví dụ, giáo viên dùng powerpoint thể hiện cấu tạo và nguyên tắc
hoạt động của máy biến áp hay thể hiện ứng dụng của hiện tượng tán sắc.



Biện pháp 6: Giáo dục ý thức tự học cho học sinh . Đây là việc rất quan trọng, rèn
tính tự giác, chủ động và sáng tạo cho học sinh; dần dần, học sinh không thấy ngại
trước các bài tâp phức tạp, cảm thấy Vật lý không còn là môn học khó và sự cố
gắng của các em mang lại kết quả chứ không phải là vô ích. Giáo viên cần tùy vào
từng đối tượng học sinh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sức học kém để có biện
pháp phù hợp. Để làm được điều này, rất cần sự quan tâm, yêu thương thực sự từ
phía giáo viên.
VI. HỆ THỐNG CÁC THỦ PHÁP DẠY HỌC SINH YẾU KÉM MINH HOẠ CHO
CHUYÊN ĐỀ

1. Thủ pháp dạy học sinh làm nhóm bài 1: Bài tập vận dụng định luật Ôm
* Các kiến thức học sinh cần nắm vững
* Định luật Ôm: Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế
giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Công thức: I =

U
R

* Trong đoạn mạch mắc nối tiếp
I = I1 = I2 = ........ = In
U = U1 + U2 + ........ + Un
R = R1 + R2 + ........ + Rn
Lưu ý: - Xét nhiều điện trở R1, R2… Rn mắc nối tiếp với nhau, với hiệu điện thế ở
hai đầu các điện trởUlà UU1 , U2 …, UUn. Vì cường độ dòng điện đi qua các điện trở là
n
1
2
như nhau, do vậy: R = R = ..... = R

1

2

n

Nếu ta biết giá trị của tất cả các điện trở và của một hiệu điện thế, công thức
trên cho phép tính ra các hiệu điện thế khác.
Ngược lại, nếu ta biết giá trị của tất cả các hiệu điện thế và của một điện trở,
công thức trên cho phép tính ra các điện còn lại.
* Trong đoạn mạch mắc song song.
U = U1 = U2 = ....... = Un
I = I1 + I2 + ........ + In
1
1
1
1
=
+
+ ..... +
R
R1 R2
Rn

 Lưu ý:
- Nếu có hai điện trở R1 , R2 mắc song song với nhau, cường độ các dòng điện đi
qua các điện trở là I1 , I2.


Do I1R1 = I2R2 nên:


I1
R
= 2
I2
R1

Khi biết hai điện trở R1 , R2 và cường độ dòng điện đi qua một điện trở, công
thức trên cho phép tính ra cường độ dòng điện đi qua điện trở kia và cường độ
dòng điện đi trong mạch chính.
* Một số bài tập minh họa
Bài 1: Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ
dòng điện qua nó là bao nhiêu?
Tóm tắt: R = 12 Ω; U = 3V; I = ?
Lời giải: CĐDĐ qua điện trở là: I = U/R = 3/12 = 0,25(A)
Bài 2: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế
giữa hai đầu điện trở là bao nhiêu?
Tóm tắt: R = 6Ω; I = 0,6A. U= ?
Lời giải: HĐT giữa 2 đầu điện trở là: U = I.R = 6.0,6 = 3,6 (V)
Bài 3: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây
dẫn là 0,5A. Dây dẫn ấy có điện trở là bao nhiêu?
Tóm tắt: U = 6V; I = 0,5A; R = ?
Lời giải: Điện trở của dây dẫn: R = U/I = 6/0,5 = 12 (Ω)
Bài 4: Cho hai điện trở R1= 12 và R2 = 18 được mắc nối tiếp nhau. Tính điện trở
tương đương của đoạn mạch đó?
Tóm tắt: R1= 12; R2 = 18; Rtđ =?
Lời giải: Rtđ = R1 + R2 = 12 + 18 = 30 (Ω)
Bài 5: Cho 2 điện trở R1= 15 và R2 = 20 được mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế
70V. Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở?
Tóm tắt: R1 nt R2. R1= 12; R2 = 18; U = 70V; I = I1 = I2 =?

Lời giải: Điện trở tương đương của mạch: Rtđ = R1 + R2 = 15 + 20 = 35()
CĐDĐ chạy qua các điện trở: I = I1 = I2 = U/Rtđ = 70/35 = 2(A)
Bài 6. Một đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp với nhau. Hiệu
điện thế ở hai đầu các điện trở là U1 và U2. Biết R1=25 Ω , R2 = 40 Ω và hiệu điện
thế UAB ở hai đầu đoạn mạch là 26V. Tính U1 và U2.
Đs: 10V; 16V
Hướng dẫn


Cách 1: - Tính cường độ dòng điện qua các điện trở theo U AB và RAB. Từ đó tính
được U1, U2.
Cách 2: - Áp dụng tính chất tỉ lệ thức
U1
U
U +
U2
U
U
26
= 2 = 1
<
=
> 1 = 2 =
=0, 4
R1
R2
R1 +
R2
25
40

65

Từ đó tính được U1 , U2
Bài 7. Một đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp R 1 =4 Ω ;R2 =3 Ω ;R3=5 Ω .Hiệu
điện thế 2 đầu của R3 là 7,5V. Tính hiệu điện thế ở 2 đầu các điện trở R 1; R2 và ở 2
đầu đoạn mạch
Đs: 6V; 4,5V; 18V.
Hướng dẫn:
Cách 1:Tính cường độ dòng điện qua 3 điện trở theo U3, R3 Từ đó tính được U1, U2
,UAB
U

U

U

U

U

7, 5

3
1
2
1
2
Cách 2: Đối với đoạn mạch nối tiếp ta có: R = R = R <=> 4 = 3 = 5 = 1,5 từ đó
1
2

3

tính U1, U2, UAB.
2.Thủ pháp dạy học sinh làm nhóm bài 2: Điện trở của dây dẫn
* Các kiến thức học sinh cần nắm vững
Ở một nhiệt độ không đổi, điện trở của dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài, tỷ
lệ nghịch với tiết diện và phụ thuộc vào bản chất của dây Công thức:
R=ρ.

l
S

* Biến trở là một điện trở có thể thay đổi được giá trị khi dịch chuyển con
chạy.
* Lưu ý: Khi giải các bài tập về điện trở cần chú ý một số điểm sau:
+ Diện tích tiết diện thẳng của dây dẫn được tính theo bán kính và đường
kính:
S = π r2 =

πd2
4

+ Khối lượng dây dẫn: m = D.V = D.S.l.
* Một số bài tập minh họa
Bài 1. Một dây dẫn hình trụ làm bằng sắt có tiết diện đều 0,49mm 2. Khi mắc vào
hiệu điện thế 20V thì cường độ qua nó là 2,5A.
a, Tính chiều dài của dây. Biết điện trở suất của sắt là 9,8.10-8Ωm.


b, Tính khối lượng dây. Biết khôi lượng riêng của sắt là 7,8 g/cm3.

Gợi ý:
a) Tính chiều dài dây sắt.
+ Tính R theo U và I.

l
+ Tính l tử công thức: R = ρ . .
s
b) Thay V = S.l vào m = D.V để tính khối lượng dây.

Đs: 40m; 0,153kg
Bài 2. Người ta dùng dây hợp kim nicrôm có tiết diện 0,2 mm2 để làm một biến trở.
Biết điện trở lớn nhất của biến trở là 40Ω.
a) Tính chiều dài của dây nicrôm cần dùng. Cho điện trở suất của dây hợp kim
nicrôm là 1,1.10-6Ωm
b) Dây điện trở của biến trở được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường
kính 1,5cm. Tính số vòng dây của biến trở này.
Gợi ý:

l
a) Tính chiều dài l từ: R = ρ . .
s
b) Chiều dài l’ của một vòng dây bằng chu vi lõi sứ: l’ = π .d => số vòng dây quấn
'
quanh lõi sứ là: n = l .
l
Đs: a) 7,27m; 154,3 vòng
3.Thủ pháp dạy học sinh làm nhóm bài 3: Công suất điện
* Các kiến thức học sinh cần nắm vững
Công suất của dòng điện: là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của dòng
điện.

Công thức: P =

A
Vì ( A = U I t )
t

⇒ P = U I (Ta có P = U.I = I2.R =

U2
)
R

* Số đo phần điện năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác trong một
mạch điện gọi là công của dòng điện sản ra trong mạch điện đó.
Công thức: A = UI t
(Ta có A = P.t = U.I.t = I2.R.t =

U2
.t )
R


* Ngoài đơn vị ( J ) ta còn dùng ( Wh, kWh )
1 kWh = 1 000 Wh = 3 600 000 J
* Lưu ý:
Mạch điện gồm có những vật tiêu thụ điện, nguồn điện và dây dẫn.
Công thức A = UIt, cho biết điện năng A (công) mà đoạn mạch tiêu thụ và
chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
Nếu dây dẫn có điện trở rất nhỏ (coi bằng 0). Khi đó giữa các điểm trên một
đoạn dây dân coi như không có hiệu điện thế (hiệu điện thế bằng 0). Chính vì vậy

mà trên một đoạn dây dẫn có thể có dòng điện khá lớn đi qua, mà nó vẫn không
tiêu thụ điện năng, không bị nóng lên.
Nhưng nếu mắc thẳng một dây dẫn vào hai cực của một nguồn điện (trường
hợp đoản mạch). Do nguồn điện có điện trở rất nhỏ nên điện trở của mạch (cả dây
dẫn) cũng rất nhỏ. Cường độ dòng điện của mạch khi đó rất lớn, có thể làm hỏng
nguồn điện
* Một số bài tập minh họa
Bài 1. Cho một đoạn mạch mắc như trên sơ đồ hình 7.1. Trên đèn Đ1 có ghi: 6V12W. Điện trở R có giá trị 6Ω. Khi mắc đoạn mạch vào một nguồn điện thì hai
đèn Đ1,Đ2 sáng bình thường và vôn kế chỉ 12V.
V
a) Tính hiệu điện thế của nguồn điện.

A

R

b) Tính cường độ dòng điện chạy qua R, Đ 1,
Đ2.
c) Tính công suất của Đ2.
Tính cômg suất tiêu thụ trên toàn mạch.

B
C

Đ1

Đ2

Hình 7.1


GỢI Ý:
a) Do các đèn sáng bình thường nên xác định được U1, U2. Từ đó tính được UAB.
b) Tính I1 theo Pđm1, Uđm1.
- Tính IR theo U1, R. => Tính I2 theo I1 và IR.
c) Tính P2 theo U2 và I2.
Đs: a) 16V; b) 1A; 2A; 3A; c) 36W
Bài 2. Một xã có 450 hộ. Mỗi ngày các hộ dùng điện 6 giờ, với công suất thụ trung
bình mỗi hộ là 120W.


a) Tính tiền điện phải trả của mỗi hộ và của cả xã trong một tháng (30 ngày) theo
đơn giá 700đ/ kWh.
b) Tính trung bình công suất điện mà xã nhận được bằng bao nhiêu?
GỢI Ý: (theo hình vẽ 7.2)
a)
Tính điện năng tiêu thụ của mỗi hộ ( A= P.t); tính thành tiền mỗi hộ; tính số
tiền cả xã (450 hộ).
Biết PTB mỗi hộ và số hộ cả xã, tính được công suất điện P xã nhận được.
b)

Mạng điện của xã được kí hiệu là R, giữa hai điểm A,B (như hình 7.2)

+ Dòng điện chạy trên dây tải và dòng điện qua công tơ xã bằng nhau có giá trị
là:
P
I=
.
U
Gọi U’ là hiệu điện thế “sụt” trên dây tải; công suất mất mát trên dây là:
P’= U’.I;

Công suất sử dụng của xã là: P = U.I.
Đs: a) 21,6 kWh, thành tiền: 15120 đồng/mỗi hộ; 6804000 đồng/450 hộ.
b) 54 kW
4.Thủ pháp dạy học sinh làm nhóm bài trắc nghiệm:
Sau mỗi dạng bài có thể cho học sinh ôn lại kiến thức hoặc kiểm tra mức độ nhận
thức của các em thông qua các bài tập trắc nghiệm.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về mối liên hệ giữa cường độ dòng
điện qua một dây dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?
A.Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
đó.
B.Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai
đầu dây dẫn đó.
C.Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu
dây dẫn đó.
D. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu
dây dẫn đó.
Câu 2: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:
A.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.
B.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.


C.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.
Câu 3: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
giữa hai đầu dây dẫn có dạng là
A.Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
B. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ .
C.Một đường cong đi qua gốc tọa độ.
D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ.
Câu 4: Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu

bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì
A.Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần.
B. Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.
C. Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần.
D. Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.
Câu 5: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện
qua nó là 0,5A.Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ
dòng điện qua nó là:
A. 1,5A.

B. 2A.

C. 3A.

D. 1A.

Câu 6: Đặt hiệu điện thế U giữa hai đầu các dây dẫn khác nhau, đo cường độ dòng
điện I chạy qua mỗi dây dẫn đó và tính giá trị U/I, ta thấy giá trị U/I
A.Càng lớn nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn càng lớn.
B.Không xác định đối với mỗi dây dẫn.
C.Càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng nhỏ.
D. Càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng lớn.
Câu 7: Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho
A.Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây.
B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây.
C. Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây.
D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.
Câu 8: Biểu thức đúng của định luật Om là:
A. . I = U.R.


`

B.I =

U
R

C. R=U.I

D. U = I.R.


Câu 9: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện
thế giữa hai đầu điện trở là:
A. 3,6V.

B. 36V.

C. 0,1V.

D. 10V.

Câu 10: Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ
dòng điện qua nó là
A. 36A.

B. 4A.

C.2,5A.


D. 0,25A.

Câu 11: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua
dây dẫn là 0,5A. Dây dẫn ấy có điện trở là
A. 3Ω.

B. 12Ω.

C.0,33Ω.

D. 1,2Ω.

Câu 12: Công thức nào dưới đây là công thức tính cường độ dòng điện qua mạch
khi có hai điện trở mắc song song:
A. I = I1 = I2

B. I = I1 + I2

C.

D.

Câu 13: Công thức nào là đúng khi mạch điện có hai điện trở mắc song song?
A. U = U1 = U2

B. U = U1 + U2

C.

D.


Câu 14: Câu phát biểu nào đúng khi nói về cường độ dòng điện trong mạch mắc
nối tiếp và song song ?
A. Cường độ dòng điện bằng nhau trong các đoạn mạch
B. Hiệu điện thế tỉ lệ thuận với điện trở của các đoạn mạch
C. Cách mắc thì khác nhau nhưng hiệu điện thế thì như nhau ở các đoạn mạch
mắc nối tiếp và song song
D. Cường độ dòng điện bằng nhau trong các đoạn mạch nối tiếp , tỉ lệ nghịch với
điện trở trong các đoạn mạch mắc song song .
Câu 15: Khi mắc R1 và R2 song song với nhau vào một hiệu điện thế U . Cường độ
dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I1 = 0,5 A , I2 = 0,5A . Thì cường độ dòng điện
chạy qua mạch chính là:
A . 1,5 A

B. 1A

C. 0,8A

D. 0,5A

Câu 16: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, công thức nào sau đây là sai?
A.U = U1 + U2 + …+ Un.
B.I = I1 = I2 = …= In
C.R = R1 = R2 = …= Rn
D. R = R1 + R2 + …+ Rn
VII. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ TẠI NHÀ TRƯỜNG.


Sau bài khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh lớp 9 trường THCS Vĩnh
Sơn vào đầu tháng 9/2019, tôi đã lập danh sách các học sinh yếu kém và áp dụng

chuyên đề này. Đầu tháng 10/2019 tôi đã kiểm tra học sinh và thấy được chất
lượng học sinh như sau:
Học sinh

Yếu

Kém

Số lương

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Đầu tháng 9/2019

8

20%

2

5%

Đầu tháng 10/2019

6


15 %

2

5,4%

VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:
Trên đây là một số vấn đề bản thân chúng tôi đã trải nghiệm, những suy nghĩ, trăn
trở của bản thân cũng như của nhiều đồng nghiệp những người luôn quan tâm đến
vấn đề nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn Vật lý nhằm góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy môn Vật lý và góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo
dục. Tuy nhiên làm thế nào để phát huy được tối đa tính tích cực tự giac đoàn kết
của các em học sinh cũng như hạn chế tối đa những “tác dụng phụ” gây căng
thẳng khi học để đích đến là sự nhẹ nhàng, hứng thú trong học tập, các em thực sự
yêu thích bộ môn, đó là cái đích cần hướng tới. Đồng thời qua chuyên đề này để có
quan điểm thống nhất của cơ quan chỉ đạo chuyên môn giúp cho giáo viên ở các
trường có định hướng rỏ ràng và thống nhất, rất mong được sự chia sẻ, trao đổi,
góp ý của các đồng nghiệp để tôi việc dạy học đạt hiệu quả hơn.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, suy
nghĩ, học hỏi kinh nghiệm, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp nhưng với khả
năng có hạn, chuyên đề của tôi không tránh khỏi những hạn chế rất mong các đồng
nghiệp tham gia đóng góp ý kiến để chuyên đề của tôi hoàn thiện hơn.
2. Một số kiến nghị
Với ban giám hiệu:
• Cần có kế hoạch cụ thể cho công tác phụ đạo học sinh yếu, kém.
• Quan tâm sát sao tới công tác phụ đạo học sinh
• Cùng giáo viên có biện pháp giáo dục với những học sinh có ý thức học kém
• Có thể tổ chức các cuộc thi giao lưu giữa các trường cho đối tượng học sinh

yếu kém, có hình thức khen thưởng động viên với những học sinh tiến bộ
nhằm khích lệ tinh thần học của các em.


-----------------------------------------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Phương pháp dạy học Vật lý theo hướng tích cực - Nhà xuất bản ĐHSP
- SGK, SGV Vật lý 6,7,8,9.
- Giáo trình Giáo dục học.
- Tham khảo trang Web về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.



×