Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lưọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non quảng cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 22 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ SẦM SƠN
TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG CƯ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG CƯ”

Họ và tên: Nguyễn Thị Hợp
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Quảng Cư
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

SẦM SƠN, NĂM 2019


MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận.
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3. Các biện pháp để tổ chức thực hiện
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
theo từng tháng.
Biện pháp 2: Tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức về kĩ năng sống


Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các
hoạt động trong ngày
Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi tập thể
Biện pháp 5: Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Biện pháp 6: Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết; sáng tác tiểu
phẩm, thơ ca, vè có nội dung về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
Biện pháp 7: Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ và cộng đồng về kỹ
năng sống cho trẻ.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết Luận.
2. Kiến nghị
3 Tài liệu tham khảo.

TRAN
G
1
1
1
2
2
2
2
3
5
5
6
7
10

12
14
16
17
18
18
18
20


I.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
“Gieo hành vi, gặt thói quen”
Với tôi, câu nói này rất đúng với trẻ em vì trẻ em có khả năng học hỏi, ghi nhớ
tốt, đồng thời dễ uốn nắn nên giai đoạn 2-6 tuổi cần thổi cho trẻ những nguyên tắc và
những kỹ năng cơ bản phục vụ cho bản thân. Nhưng một sự thật đó là những kỹ năng
sống đó chưa được cha mẹ coi trọng mà chỉ chú trọng đến các môn văn hóa của con.
Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục mầm non là “giúp trẻ phát triển
thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1”; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức
năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống
cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn,
đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Giáo dục mầm non gồm nhiều nội dung, trong đó giáo dục kỹ năng sống có vị
trí, vai trò hết sức quan trọng và cần thiết trong việc hình thành nhân cách và phát
triển năng lực của trẻ. Kỹ năng sống không phải tự nhiên mà có mà là kết quả giáo
dục, rèn luyện thường xuyên của mỗi người, từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành.

Vì vậy, vai trò của giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa, giàu
lòng thương yêu, biết quan tâm nhường nhịn những người xung quanh, thật thà, lễ
phép, mạnh dạn, hồn nhiên, thông minh, ham hiểu biết, yêu thích cái đẹp, quý trọng
cái đẹp, cần được giáo dục chăm sóc trẻ có một số kỹ năng sơ đẳng như: quan sát,
ghi nhớ, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán để trẻ sẵn sàng bước vào
giai đoạn giáo dục phổ thông.
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo là nội dung quan trọng
trong các trường mầm non, trực tiếp tác động đến quá trình hình thành, phát triển
phẩm chất, nhân cách và kỹ năng sống của trẻ cũng như hiệu quả công tác giáo dục
mầm non. Song trên thực tế việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non
còn mới mẻ và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề
hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ
những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
Là giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo lớn tại trường mầm non Quảng
Cư, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ,
tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi
đạt hiệu quả cao.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất luợng giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường mầm non Quảng Cư”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Quảng
Cư.
- Xây dựng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi thông
qua các hoạt động.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường
mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non trong hiện tại và
những năm tiếp theo.
1



- Qua đề tài nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức sâu hơn về việc tổ chức
hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt,
hình thành cho trẻ những phẩm chất cơ bản, bước đầu đặt nền móng cho sự phát triển
giúp trẻ tự tin khi bước chân vào trường tiểu học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài được thực hiện trong phạm vi lớp học có 37 trẻ tại lớp mẫu giáo 5- 6
tuổi trong trường mầm non Quảng Cư -TP Sầm sơn
- Thời gian:Từ tháng 9/2018 đến tháng 4/ 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
* Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu qua tài
liệu, mạng internet.
+ Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
+ Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề giáo dục Kĩ Năng sống
* Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng các
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và thực nghiệm sư phạm, gồm:
- Nhóm phương pháp trực quan: Phương pháp làm mẫu, Phương pháp làm
cùng, Phương pháp làm gương.
- Nhóm phương pháp dùng lời: Phuơng pháp trò chuyện, Phương pháp giảng
giải ngắn
- Nhóm phương pháp thực hành : Phuơng pháp trải nghiệm, Phương pháp trò
chơi, Phương pháp giao việc.
* Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: đưa ra các tiêu chí về Kĩ năng sống
để khảo sát trên trẻ ở 2 thởi điểm: đầu năm học và cuối năm học. Căn cứ vào số liệu
khảo sát đầu năm rồi đưa ra các biện pháp giáo dục nhằm điều chỉnh số liệu khảo sát
đạt kết quả cao hơn.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận:
Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những
yêu cầu càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra

những con người “ phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh
thần, trong sáng về đạo đức”. Trong đó giáo dục kỹ năng sống là bộ phận hữu cơ của
quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục trẻ.
Mục tiêu chung về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo hướng tới hình
thành cho trẻ những giá trị về ý thức bản thân như: an toàn, tự lực, tự tin và tự
trọng;về quan hệ xã hội như: yêu thương, biết ơn và tôn trọng; về giao tiếp như: hoà
nhã , cởi mở và hiệu quả;về thực hiện công việc như: hợp tác, kiên trì, trách nhiệm;
về ứng phó với thay đổi như: vượt khó, sáng tạo, mạo hiểm, ham hiểu biết .
[modun mn 39]
Ở trẻ 5 - 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy, tư duy hành động trực quan vẫn
chiếm ưu thế. Tuy nhiên do nhiệm vụ hoạt động mà cả loại tư duy hình ảnh trực
quan, tư duy trừu tượng được phát triển ở trẻ. Loại tư duy này giúp trẻ đến gần với
hiện thực khách quan. Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở giai đoạn
này có tác dụng phát triển toàn diện nhân cách trẻ về thể chất, tình cảm- xã hội, giao
tiếp, ngôn ngữ, nhận thức và sẵn sàng vào lớp một.
2


Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành
vi của mình dần dần phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc xã hội, từ đó
hành vi của trẻ mang tính xã hội.Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng còn cho phép
trẻ thực hiện các hành động có chủ tâm hơn. Nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính
chủ định rõ rệt.
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao
tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết
cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề một cách cơ bản,
một cách tự lập có những ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và kết
quả học tập của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng
những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có
được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.

Giáo dục trẻ là công việc chuẩn bị cho trẻ bước vào cuộc sống tương lai. Tuy
nhiên, chúng ta lại không thể đoán trước được tương lai sẽ diễn ra thế nào. Vậy làm
thế nào để chuẩn bị cho trẻ trước một thế giới luôn biến động không ngừng? Cách
duy nhất là phải dạy cho trẻ sự linh hoạt, cách thích nghi và thay đổi trước những
thay đổi không ngừng của công nghệ, xã hội, và cuộc sống, thay vì chỉ dạy cho trẻ
những kiến thức cụ thể, cứng nhắc. Chúng ta nên dạy trẻ học cách tự tin vào bản
thân, tự tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới và những điều mới xung quanh.
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2018- 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn.
5- 6 tuổi với tổng số cháu là 37 cháu. Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi đã chọn lọc biện pháp giáo dục cho phù hợp. Tuy
nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trường mầm non Quảng Cư là
trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I nên cơ sở vật chất được trang bị đầy
đủ, quy mô.
- Ban Giám hiệu đã có kế hoạch chỉ đạo chuyên đề Giáo dục Kĩ năng sống cho
trẻ ngay từ đầu năm học, từ đó giáo viên đứng lớp rất thuận tiện cho việc thực hiện
kế hoạch.
- Giáo viên trong lớp đoàn kết cùng đưa ra các biện pháp giáo dục kỹ năng
sống sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
- Là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tận tình với công việc. Tôi thường xuyên
tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc
chăm sóc giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày nhất là
việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó thì chúng tôi gặp cũng không ít khó khăn:
Với thực trạng của lớp tôi hiện nay phần đông các cháu chưa được qua các lớp
nhỏ nên trẻ còn nhút nhát, ngại thể hiện mình, chưa mạnh dạn nói lên những cảm xúc
của mình, khả năng diễn đạt chưa mạch lạc, trình độ nhận thức của trẻ không đồng

đều. Bên cạnh đó có một số trẻ rất hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao đã
gây khó khăn cho chúng tôi trong việc tổ chức các hoạt động.
Được bố mẹ nuông chiều nên chưa có những kỹ năng sống cần thiết phù hợp
theo độ tuổi.
3


Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ.
* Kết quả thu được sau khi tôi tiến hành khảo sát ban đầu như sau:
Trước khi khảo sát đề tài tôi tiến hành khảo sát các kỹ năng sống trên trẻ, với
số lượng là 37 trẻ:
Đạt
Nội dung

Số trẻ

Số trẻ

Chưa đạt

Tỷ
(%)

lệ

Số trẻ

Tỷ
(%)


Ý thức về bản thân

37

25

67,6

12

32,4

Quan hệ xã hội

37

19

51.4

18

48,6

Kỹ năng giao tiếp

37

20


54,1

17

45,9

Thực hiện công việc

37

19

51,4

18

48,6

Ứng phó với thay đổi

37

20

54,1

17

45,9


lệ

Với bảng khảo sát trên tôi thấy chất lượng trẻ chưa đạt còn ở tỷ lệ rất cao.
Nhóm kĩ năng “Ý thức về bản thân” bao gồm các giá trị an toàn, tự lực, tự tin
và tự trọng : Ở nội dung này có 12 trẻ chưa đạt, chiếm 32,4% . Trẻ lớp tôi ngay thời
gian đầu vẫn có hành vi đánh bạn, leo trèo bàn ghế, chạy đùa tự do,.. Đây là những
hành vi nguy hiểm, trẻ chưa có ý thức về an toàn tính mạng cho mình, cho bạn; ý
thức về phục vụ chưa cao: có trẻ đi học muộn, đến lớp còn khóc không hoà nhập với
lớp. Đây là những trẻ chưa tự lực mà còn ỉ lại, dựa dẫm vào gia đình; trẻ chưa mạnh
dạn thể hiện năng lực của mình, cô hỏi kiến thức thì không trả lời, yêu cầu đứng hát
một mình thì xấu hổ, rụt rè ,..Những hành vi này là kĩ năng chưa tự tin vào bản thân;
trẻ nói chuy ện tự do nhiều, làm ồn trong giờ ăn, giờ ngủ, giờ học, còn xúc cơm sang
bát bạn, quang ném đồ chơi, sắp xếp không gọn gàng,… Đây là những giá trị về tự
trọng mà nhiều trẻ chưa làm được.
Nhóm kĩ năng “quan hệ xã hội” như: yêu thương, biết ơn và tôn trọng: Ở nội
dung này có 18 trẻ chưa đạt , chiếm 48,6 %. Trẻ chưa biết chơi cùng bạn, còn tranh
giành đồ chơi với bạn,chưa biết thể hiện tình cảm yêu thương.
Nhóm kĩ năng về “giao tiếp” như: hoà nhã , cởi mở và hiệu quả: có khoảng
17 trẻ chiếm 45,9 % trẻ chưa đạt ở nội dung này: trong giao tiếp với cô, với bạn trẻ
còn rụt rẻ, chưa bộc lộ rõ suy nghĩ , ý muốn của mình, có những lúc đang chơi rồi cãi
nhau rồi mách cô giáo, cần cô giáo giải quyết,
Nhóm kĩ năng thực hiện công việc như: hợp tác, kiên trì, trách nhiệm: ở nội
dung này có khoảng 18 trẻ chưa đạt chiếm 48,6% : trẻ chưa chủ động trong công
việc như cất gối, chiếu khi ngủ dậy, xếp bàn ghế chuẩn bị giờ ăn, quét lớp xếp đặt
4


đồ chơi,…một số trẻ tích cực làm, còn một số trẻ chỉ ngồi nhìn hoặc đùa nghịch,
chưa có tinh thần trách nhiệm.

Nhóm kĩ năng ứng phó với thay đổi như: vượt khó, sáng tạo, mạo hiểm, ham
hiểu biết: nội dung này có khoảng 17 trẻ chưa đạt, chiếm 45,9%. Đây là những trẻ
chưa biết tạo ra cái mới, chưa có kĩ năng chấp nhận thử thách, và không tò mò ham
hiểu biết, gây khó khăn cho việc xử lý các tình huống trong cuộc sống của trẻ.
Vì tỉ lệ trẻ chưa đạt còn khá cao, rất khó khăn cho chúng tôi trong việc chăm
sóc giáo dục trẻ.
3. Các biện pháp để tổ chức thực hiện
Xuất phát từ đặc điểm chung của trường, của lớp và tầm quan trọng của việc
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tôi đã nghiên
cứu và đưa ra một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ theo
từng tháng.
Ngay từ đầu năm học trường tôi thực hiện chuyên đề “ giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ” .
Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà truờng, căn cứ vào tình hình thực tế
của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại lớp tôi.Tôi xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ” theo từng tháng như sau:
Tháng 9: Ổn định sĩ số, đưa trẻ vào nề nếp học tập theo chủ đề “Truờng mầm
non ”
Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân, đồ chơi đúng nơi quy định : treo túi, cất
giày dép gọn gàng, xếp đặt đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi xong.
Rèn thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ: rửa tay truớc khi ăn và sau khi đi vệ
sinh, biết xối nước và bỏ rác đúng nơi quy định; kĩ năng phòng tránh một số hành
động nguy hiểm khi được nhắc nhở ( không cười đùa trong khi ăn uống, khi ăn các
quả có hạt, tự lấy thuốc uống, leo trèo lên bàn ghế, nghịch các vật sắc nhọn, theo
người lạ ra khỏi khu vực trường lớp,…)
Tập văn nghệ chào mừng Ngày khai giảng 5/9;
Dạy trẻ kĩ năng chào hỏi lễ phép, xin lỗi, cảm ơn
Tháng 10: Tiếp tục đưa trẻ vào nề nếp học tập
Hướng dẫn trẻ khám phá chủ đề Bản thân, dạy trẻ một số kĩ năng phòng

chống tai nạn thương tích, an toàn tính mạng: không chơi với vật sắc nhọn, không đi
theo nguời lạ và nhận quà khi chưa đuợc phép,…
Dạy trẻ hiểu về ngày 20/10 là ngày Phụ nữ Việt nam, hình thành cho trẻ tình
cảm biết yêu thương, quan tâm bả, mẹ và cô giáo.
VD: Vẽ tranh tặng cô giáo
Tháng 11: Hướng dẫn trẻ khám phá chủ đề gia đình, dạy trẻ ghi nhớ địa chỉ
gia đình mình đang ở, tên bố mẹ và số điện thoại của bố mẹ nhằm đề phòng khi bị
lạc; giúp trẻ nhận ra và phòng tránh một số vật dụng nguy hiểm ( bàn là, bếp đang
đun, phích nước nóng,..)
Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, biết tiết kiệm điện nước.
Thi đua Làm đồ dùng, đồ chơi, tạo môi truờng ngoài lớp học, gây hứng thú
cho trẻ đến với trường mầm non.
Luyện thi Bé khoẻ - bé tài năng cấp trường
5


Tháng 12: Hướng dẫn trẻ khám phá chủ đề “ Nghề nghiệp”, dạy trẻ có hiểu
biết về vai trò của một số nghề trong xã hội, biết yêu quý tôn trọng nguời lao động,
hình thành uớc mơ được làm nghề có ích cho xã hội; kĩ năng phòng tránh những vật
dụng nguy hiểm đến tính mạng như : liềm, hái, dao, phay, cuốc, xẻng, cưa, máy kéo,

Tổ chức tham quan, giã ngoại cho trẻ.
Luyện thi Bé khoẻ -bé tài năng cấp truờng
Tháng 01: Hướng dẫn trẻ khám phá chủ đề Thế giới động vật, dạy trẻ biết tên
gọi, đặc điểm, ích lợi và tác hại của các con vật.Từ đó hình thành cho trẻ ý thức và
kĩ năng chăm sóc, bảo vệ con vật; phòng tránh những hành động nguy hiểm như:
trêu ghẹo chó, mèo, bắt sâu gióm,…
Tham gia hội thi Bé khoẻ -bé tài năng cấp trường
Tháng 02: Hướng dẫn trẻ khám phá chủ đề Thế giới thực vật, dạy trẻ kĩ năng
chăm sóc bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi truờng.

Tháng 03: Hướng dẫn trẻ khám phá chủ đề Giao thông, dạy trẻ biết đi bên
phải, đi đúng hướng dẫn đèn tín hiệu, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm,…
Dạy trẻ hiểu về ý nghĩa ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ.Từ đó hình thành
cho trẻ tình cảm biết quan tâm yêu thuơng bà, mẹ và cô giáo.
VD: Làm bưu thiếp tặng mẹ
Tháng 04: huớng dẫn trẻ khám phá chủ đề “Nước và các hiện tượng tự
nhiên”, dạy trẻ biết giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi: mặc áo ấm khi lạnh, mặc
áo mưa khi đi trời mưa; biết tránh nơi nguy hiểm ( ao, hồ, bể chứa nước, biển);
Tháng 05: Huớng dẫn trẻ khám phá chủ đề “ quê hương đất nước- Bác HồTrường tiểu học”
Tổ chức cho trẻ tham quan khu du lịch vạn chài, FLC, thăm quan truờng tiểu
học.
Biện pháp 2: Tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức về kĩ năng sống
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh truớc tiên
giáo viên phải có nhận thức về nội dung dạy trẻ, để làm đuợc điều đó giáo viên cần
thực hiện như sau:
- Tham khảo tài liệu về những hoạt động dạy kĩ năng sống .
- Tập trung bồi dưỡng về lý thuyết những nội dung mà trẻ còn yếu để có kiến
thức dạy trẻ.
Giáo viên phải hiểu rõ thế nào là dạy kĩ năng sống. Dạy kĩ năng sống cho trẻ là
dạy những kĩ năng gì? Dạy kĩ năng sống cho trẻ vào thời điểm nào là hiệu quả nhất,
đặc biệt nhấn mạnh đến những kĩ năng: Lao động tự phục vụ, hợp tác, chia sẻ; giao
tiếp lễ giáo; khám phá học hỏi; mạnh dạn tự tin.
+ Kỹ năng sống tự tin: Ngay từ khi đến lớp tôi luôn khuyến khích động viên
trẻ giới thiệu tên của mình với các bạn trong lớp. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được
mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ
năng này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi, mọi lúc.
+ Kỹ năng lao động tự phục vụ: Trẻ ở lứa tuổi mầm non còn rất vụng về, khi
để trẻ tự xúc ăn. Có thể bố, mẹ hoặc cô giáo thấy trẻ lúng túng thì lại xúc cho trẻ ăn
để tránh rơi vãi, hoặc là khi đến lớp bố mẹ không để cho con cất giầy dép, cởi bớt
áo khoác, cất ba lô mà lại làm giúp cho con. Vì thế tôi phải dạy cho trẻ tự cầm thìa

6


xúc cơm ăn, tự mặc quần áo, ... lúc đầu có thể chưa quen nhưng dần dần trẻ sẽ thành
thục trong việc tự phục vụ cho mình.
+ Kỹ năng vệ sinh cá nhân: Giúp cho giáo viên dạy trẻ có thể tự súc miệng,
đánh răng và rửa mặt. Dạy trẻ cách rửa tay trước mỗi bữa ăn và nhận biết khi nào
thì quần áo của mình bị bẩn cần phải giặt. Đối với các bé gái, giáo viên phải biết
dạy trẻ thói quen tóc tai luôn gọn gàng, biết giúp người lớn dọn dẹp, không làm ảnh
hưởng đến người xung quanh.
+ Kỹ năng sống hợp tác: Khi dạy trẻ kỹ năng hợp tác cần giúp trẻ hiểu có
những công việc một mình sẽ không thể làm được. VD Cùng bê một chiếc bàn hay
một chiếc sạp.... Chính vì vậy phải có sự hợp tác của các thành viên trong nhóm.
+ Kỹ năng ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng
quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu
và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho
thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ
thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được.
+ Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần phải dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn
đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về
một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ thấy thích học và sẵn sàng tiếp nhận những
suy nghĩ mới.
+ Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi:
Ngay từ khi còn bé, nếu trẻ hiểu được nên dùng những lời cảm ơn và xin lỗi
trong hoàn cảnh phù hợp thì sẽ rất có lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ sau
này. Cho nên giáo viên cần phải biết dạy trẻ sử dụng các lời nói đó vào những hoàn
cảnh cụ thể. Ví dụ khi có người lớn cho quà trẻ phải biết nhận bằng hai tay và nói lời
“cảm ơn”, hoặc khi không may lỡ làm bạn ngã thì phải biết dùng lời “xin lỗi” đối với
bạn.
Tự bồi dưỡng về khả năng thực hành dạy kĩ năng sống cho trẻ: Muốn dạy

được trẻ các kỹ năng sống thì đòi hỏi thao tác của giáo viên phải chuẩn mực và có sự
thống nhất.
Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt
động trong ngày .
Biện pháp này có tác dụng giúp trẻ thường xuyên được thực hành các kĩ năng
sống phù hợp với yêu cầu của công việc, cụ thể như sau:
Giáo dục kỹ năng sống thông qua giờ đón trẻ :
Tại thời điểm này, cho trẻ thực hành các kĩ năng, thói quen tốt như chào cô
giáo, tạm biệt bố mẹ ông bà một cách bình tĩnh, vui vẻ; kĩ năng tự cất đồ dùng cá
nhân như: cởi áo khoác, treo túi, thay dép, tự đi vào lớp không cần ai dắt vào, làm
quen với bạn, chơi cùng bạn,…Cho trẻ chơi tự do tại các góc hoặc trò chuyện với trẻ
về chủ đề đang học, về bản thân và những gì xảy ra xung quanh trẻ. Khi trò chuyện,
có thể gợi mở, nêu tình huống để trẻ trả lời, giúp trẻ rèn luyện và phát triển kĩ năng
ứng xử, giao tiếp: lắng nghe người khác nói, tự tin nói trước đám đông, biết tham gia
khởi đầu, tiếp nối và kết thúc cuộc trò chuyện.
Giáo dục kỹ năng sống thông qua giờ điểm danh:
Cho trẻ tập kĩ năng quan tâm đến bạn bằng cách trẻ phát hiện ra bạn vắng mặt,
lý do bạn vắng, đếm số bạn có mặt ngày hôm nay, mạnh dạn nói tên của mình
7


Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động học:
Giáo dục kỹ năng sống là phải giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi và cả trên tiết
học.Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm hình thành cho trẻ
những thói quen, hành vi có văn hoá là rất cần thiết. Trên tiết học trẻ vừa được cung
cấp kiến thức vừa được giáo dục kỹ năng cần thiết.
* Hoạt động Thể dục:
Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khoẻ
mạnh, trẻ biết trong khi tập phải xếp hàng theo thứ tự không chen lấn xô đẩy nhau.
Trẻ biết tự lấy đồ dùng, dụng cụ thể dục của mình. Biết hợp tác với bạn để chơi trò

chơi. Hoạt động thể dục giúp trẻ tập các kĩ năng phối hợp với bạn, nhận ra khả năng
của mình, định hướng không gian,…
* Hoạt động khám phá khoa học-xã hội:
Trẻ được lĩnh hội những kiến thức về thế giới xung quanh, từ đó hình thành cho
trẻ những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ an toàn cho bản thân…
Tôi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: Trò chuyện về gia đình của bé.
Trẻ biết chia sẻ thông tin về gia đình, kể về các thành viên trong gia đình, những
việc mà trẻ thường làm ở nhà.
Kỹ năng sống trẻ học được là: biết vâng lời người thân trong gia đình, biết yêu
thương, quan tâm, giúp đỡ bố mẹ, nhường nhịn em nhỏ,….
Với chủ đề “ Bản thân” tôi cho trẻ tích cực sử dụng các giác quan để khám phá,
lời nói để miêu tả sự vật, thực hiện các hoạt động đa dạng, cùng làm khi trẻ gặp khó
khăn. Hoạt động giáo dục này tập cho trẻ các kĩ năng sáng tạo, mạo hiểm, đương đầu
với khó khăn, chấp nhận thử thách, tìm kiếm sự giúp đỡ, ham hiểu biết.
* Hoạt động tạo hình:
Cho trẻ vẽ, nặn, xé dán, lắp ghép, làm đồ chơi,.. bằng những nguyên vật liệu
đảm bảo vệ sinh, đơn giản sẵn có như: giấy báo, bìa catton, hoa lá, hột hạt,vỏ ngao
sò, ốc hến, vải vụn,… để tập các kĩ năng sáng tạo, ý thức về bản thân, yêu thương,
thể hiện tình cảm với người thân thiết.
Ví dụ: Đề tài “ Nặn đồ dùng gia đình” giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong
gia đình gọn gàng, sạch sẽ. Rèn kĩ năng khéo léo đôi bàn tay, tạo ra sản phẩm đẹp.
* Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học: Cô kể chuyện, đọc thơ, đồng dao,
ca dao, hò vè, nói lái, nói ngược,..cho trẻ nghe và cho trẻ thể hiện. Hoạt động giáo
dục này tập cho trẻ các kĩ năng nghe, trình bày năng lực của bản thân, sáng tạo.
* Hoạt động làm quen với Toán:
Tôi cho trẻ làm quen với số và đếm trong phạm vi10, với các hình học (tròn,
vuông, tam giác, chữ nhật), với các khối ( khối vuông, khối tròn, khối trụ và khối chữ
nhật ), định hướng trong không gian ( trên, dưới, phải trái, trước, sau) và thời gian
( sáng, trưa, chiều, tối và các mùa xuân, hạ, thu đông ), các cách sắp xếp theo quy
tắc: trang trí trên gạch, chăn gối, khăn mặt,..Hoạt động giáo dục này tập cho trẻ kĩ

năng sống về xác định số lượng, hình dạng, kích thước, thời gian, định hướng không
gian, ham hiểu biết, tỉ mỉ, sáng tạo,..
* Hoạt động làm quen với chữ cái:
Tôi dạy trẻ phát âm đúng, nói rõ ràng, biết sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng,
ngăn nắp.
8


* Hoạt động giáo dục âm nhạc:
Tôi dạy cho trẻ các kĩ năng hát, múa, gõ đệm theo nhịp phách của bài hát; hát
cho trẻ nghe và giao lưu cùng trẻ tạo sự thân thiện, gần gũi; tổ chức các trò chơi âm
nhạc vui nhộn, hấp dẫn rèn tính mạnh dạn, tự tin, ham hiểu biết. Hoạt động giáo dục
này, tập cho trẻ các kĩ năng nghe, trình bày năng lực của bản thân, sáng tạo,…
Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải gò ép trong những tiết học chính thức
mà phải kết hợp qua các hoạt động vui chơi của trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động chơi ở các góc: hàng ngày, tạo
điều kiện cho mọi trẻ được tự do lựa chọn các nhóm chơi và tham gia vào các trò
chơi, hoạt động tự nguyện, theo ý thích; mỗi ngày trẻ đuợc chơi 3- 4 góc dưới sự bao
quát, hướng dẫn của cô, cô chơi cùng trẻ, tạo điều kiện để các nhóm giao lưu trao đổi
cùng nhau; nhắc nhở trẻ không tranh giành hay quang ném đồ chơi, các nhóm tự cất
và sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp đúng quy định. Hoạt động này trẻ
được thực hành các kĩ năng hợp tác ( thoả thuận, phân công vai trò, thực hiện đúng
vai trò, giúp đỡ ); kĩ năng vượt khó ( chấp nhận, đối mặt với khó khăn, giải quyết vấn
đề, hài lòng với thành công).
Vd: Góc phân vai: trẻ chơi đóng vai gia đình, bán hàng, bác sỹ
Tại góc chơi này có khoảng 7- 8 trẻ tham gia, trẻ tự thoả thuận các vai chơi: 2
người bán hàng, 3 người đóng vai bố, mẹ và con, 2 người làm bác sỹ và y tá.Trong
quá trình chơi, trẻ tự thể hiện các hoạt động của mình giống người lớn: mẹ đi chợ
mua hàng, người bán hàng mời chào khách thân thiện cởi mở, người mua nhận hàng,
trả tiền và cảm ơn, người bán hàng cảm ơn và hẹn gặp lại,…Bố đưa con đi khám

bệnh chào bác sỹ, bác sỹ ân cân hỏi tình hình sức khoẻ rồi khám bệnh, kê đơn,
khuyên bảo,…
Như vậy, khi tham gia các trò chơi đóng vai dưới sự bao quát , hướng dẫn của
cô, trẻ đã tái hiện lại các hoạt động của người lớn một cách tích cực.Qua đó hình
thành kĩ năng sống cho trẻ trong giao tiếp, ứng xử.
Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động chơi ngoài trời:
Cho trẻ quan sát và tập các kĩ năng sang đường, đi trên đường trơn, tránh mưa,
tránh sét đánh, tuân thủ các quy tắc nơi công cộng (vứt rác vào nơi quy định, đi ở
bên phải, đi bộ trên vỉa hè, nhường đường cho cụ già, …); tìm kiếm sự giúp đỡ khi
bị lạc, không đi theo người lạ, chấp nhận mạo hiểm ( chơi trò chơi mới, tìm những sự
vật mà cô yêu cầu như sỏi, lá cây,…)
Khi cho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngoài trời, tôi vừa quan sát trẻ chơi,
vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cách leo lên xuống thang, cách nắm thành
cầu trượt để trượt cho an toàn, cách cầm dây thừng khi chơi kéo co, tuyệt đối không
xô đẩy, tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn.
Khi cho trẻ ăn: cô dạy trẻ văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao
động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống
tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng
đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng
khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ
bát, thìa… hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, không làm
ảnh hưởng đến người xung quanh.
Khi cho trẻ ngủ: tập cho trẻ các kĩ năng chải chiếu, xếp gối, ngủ và thức dậy
đúng giờ, giúp cô cất gối, chăn, chiếu gọn gàng,…
9


Buổi chiều: cho trẻ ôn lại một số kiến thức đã học, hoặc chơi một số trò chơi
vận động, trò chơi học tập, tập văn nghệ, hay đóng kịch,…Tôi tổ chức phối hợp giữa
hoạt động có tính chất tĩnh với hoạt động có tính chất động một cách hợp lý. Không

cho trẻ tham gia quá nhiều nội dung cùng một lúc hay quá lâu một hoạt động nào đó.
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở thời điểm này tạo sự thoải mái, vui vẻ để trẻ được
trải nghiệm, rèn luyện các kĩ năng đã học một cách thành thạo hơn.
Khi trả trẻ: trước khi cho trẻ ra về, tôi trò chuyện cùng với trẻ, khuyến khích
nêu các gương tốt trong ngày, tạo cho trẻ tâm trạng hào hứng, vui vẻ, phát huy vai trò
của mình, yêu truờng yêu lớp hơn; rèn thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ : lau mặt,
rửa tay, sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ; khi bố mẹ đến đón, nhắc trẻ
chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn truớc khi ra về.
Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi tập thể
*Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động thăm quan, giã ngoại
Phương pháp giáo dục trẻ mầm non phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm
tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu
cầu hứng thú của trẻ trong phương châm chơi mà học, học bằng chơi. Chú trọng đổi
mới môi trường giáo dục nhằm kích thích tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thử nghiệm
và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.
Trong năm học này tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan một số khu vực ở gần
trường phù hợp với thời điểm và với chủ đề đang học.
* Giáo dục kỹ năng sống thông qua các trò chơi vận động.
Biện pháp này giúp tôi tập hợp các trò chơi vận động, tạo nguồn tư liệu phong
phú cho tôi để sử dụng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Tôi đã sưu tầm các trò chơi vận động, phân loại các trò chơi theo tác dụng của
chúng đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Chẳng hạn:
Nội dung “Kỹ năng hợp tác”
Đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Khi chúng ta kết hợp
năng lực làm việc của mình với người khác theo cùng một mục đích chung, đó chính
là sự hợp tác. Sự hợp tác giúp ta hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh chóng và dễ
dàng hơn là tự mình làm lấy. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm, cùng chơi
với bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ với bạn.
VD: Trò chơi “ chuyền bóng”

Chia trẻ làm 2 nhóm thi đua nhau, mỗi nhóm 10 trẻ đứng thành hành dọc,
chuyền bóng theo yêu cầu( sang phải, trái, qua đầu, qua chân), sao cho bóng không
bị rơi, đội nào được nhiều bóng thì dành chiến thắng.
Vậy để dành được nhiều bóng thì cả đội phải cùng cố gắng giữ bóng cẩn thận
và chuyền thật nhanh, đó chính là sự “hợp tác”.
Nội dung “Sự tự tin”
Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự
tin trong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về trong cá nhân và
trong mối quan hệ với người khác.
VD: Trò chơi: “kẹp bóng di theo đường dích dắc”
Đây là một trò chơi đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì, bền bỉ của trẻ sao cho quả
bóng không bị rơi, đưa bóng về đến đích. Qua đó phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho
trẻ trong hoạt động.
10


Qua các trò chơi vận động tôi thấy trẻ học được rất nhiều kỹ năng như sự tự
tin, cách hợp tác với bạn để hoàn thành công việc, cách xử lí tình huống và tôi thấy
trẻ lớp tôi tự tin, khéo léo hơn rất nhiều.
* Giáo dục kỹ năng sống thông qua các trò chơi dân gian.
Trò chơi dân gian là nét đẹp văn hoá của dân tộc cần đuợc lưu giữ mãi, thông
qua các trò chơi này,trẻ được phát triển các kĩ năng vận động, được thư giãn, đồng
thời trẻ có được kỉ niệm đẹp về một thời thơ ấu tại trường mầm non.
Một số trò chơi dân gian như: bịt mắt bắt dê, kéo co, nhảy sạp, ô ăn quan,…

Ảnh: Trẻ chơi Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”
.* Giáo dục kỹ năng sống thông qua ngày lễ hội:
Tôi chọn lọc những trẻ có năng khiếu để rèn luyện các kĩ năng vận động âm
nhạc, tham gia các tiết mục văn nghệ cho ngày Khai giảng năm học mới, tham gia
Hội thi Bé khoẻ bé tài năng cấp trường. Qua đây trẻ được rèn luyện sự tự tin, mạnh

dạn đứng trước đám đông.

Ảnh : Trẻ tham gia Hội thi Bé khoẻ -Bé tài năng
11


Các ngày lễ như 20/10, 20/11, 22/12, Tết Nguyên đán, 8/3,…Tôi tổ chức cho
trẻ tham gia các hoạt động tạo hình như: vẽ tranh, làm bưu thiếp, làm đồ chơi để tặng
và chúc mừng bà, mẹ, cô giáo, chú bộ đội,...Qua đó giáo dục trẻ lòng biết ơn, biết
quan tâm và yêu thương mọi người.
* Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động lao động
Khi tổ chức cho trẻ hoạt động lao động, tôi để trẻ chủ động nhận công việc của
mình, tự thỏa thuận, phân công công việc trong nhóm, tự bàn bạc tìm cách giải quyết
công việc của nhóm mình. Qua đó tôi có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin, kỹ năng
hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra vấn đề cần giải quyết.

Ảnh: Trẻ lao động
Qua hoạt động lao động giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường và hình
thành lối sống thân thiện với thiên nhiên ngay từ khi còn bé.. Từ đó trẻ em sẽ hình
thành nếp sống thân thiện, biết bảo vệ môi trường, nếp sống này hằn sâu vào ý thức,
tình cảm và trẻ thực hiện tự nhiên không phải ép buộc
Biện pháp 5: Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Để tạo nên môi truờng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, tôi xây dựng theo hướng
“xây dựng môi truờng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Tạo môi trường trong và
ngoài lớp học phong phú, hấp dẫn cho trẻ được thực hành trải nghiệm.
Trong lớp, tôi bố trí các góc chơi gọn gàng, hợp lý, đồ chơi để ở nơi trẻ dễ
thấy, dễ lấy, dễ dùng; trang trí các góc mở, xây dựng tình huống cụ thể cho trẻ được
trải nghiệm và tham gia hoạt động. Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, tổ chức
giao lưu các lớp với nhau, tổ chức mừng sinh nhật, tổ chức noen,...thông qua các
hoạt động đó nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách nhẹ nhàng và có hiệu

quả.

12


Ảnh: Mừng sinh nhật
Tạo môi trường ngoài lớp học: Tăng cường các góc chơi ngoài sân trường
như : trồng vuờn rau, vườn hoa, cây cảnh, vườn cổ tích, góc thiên nhiên của bé, khu
trưng bày trò chơi dân gian, trò chơi vận động....Tại đây trẻ được trải nghiệm với
các hoạt động cụ thể như: đào đất trồng rau, tưới rau, tuới cây, nhặt lá rụng; chơi các
trò chơi dân gian như: ô ăn quan, chơi cành...; các trò chơi vận động như: bật chụm
tách chân, ném trúng đích, chơi ép bóng ,…

Ảnh: Trẻ nhặt lá rụng
Ngoài ra tôi còn cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động
học và chơi, trang trí lớp. Những lúc như vậy trẻ rất háu hức được làm việc, trẻ và cô
gần gũi nhau hơn, phát triển khả năng sáng tạo, sự khéo léo khi tạo ra các sản phẩm .
13


Biện pháp 6: Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết; sáng tác tiểu
phẩm, thơ ca, vè có nội dung về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ:
*Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết.
Trong cuộc sống có vô vàn các tình huống xảy ra đòi hỏi con người phải giải
quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các kỹ năng sống một cách linh hoạt sẽ cho phép
trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra với trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Một trong những kỹ năng cần hình thành cho trẻ, đó là giúp trẻ có khả năng xử
lý tình huống có vấn đề. Ngoài ra, tôi còn thiết kế một số tình huống để tập cho trẻ
tự giải quyết vấn đề. Những tình huống này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình
chăm sóc giáo dục trẻ.

Ví dụ 1:- Trong chủ đề “Thế giới thực vật” khi cho trẻ quan sát, trò chuyện về
“một số loại quả”, tôi hỏi :
Khi ăn quả con phải làm gì? ( Phải rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt)
Không may bị nuốt hạt con cần làm gì? (Nhờ người lớn giúp đỡ)
Ví dụ 2: Tôi đưa ra tình huống: có người lạ cho con quà rồi rủ con đi chơi,
con sẽ làm gì?
Trẻ nói: con không nhận quà và không đi cùng họ.
Tôi lại hỏi: Nếu họ cứ kéo con đi, con sẽ làm thế nào?
Trẻ nói: con sẽ cắn vào tay họ, rồi kêu “ cứu” thật to.
Như vậy, qua hoạt động này, tôi thấy trẻ lớp tôi đã “trưởng thành” hơn hẳn.
Trẻ độc lập, chủ động giải quyết các tình huống có vấn đề. Biện pháp này dạy trẻ kĩ
năng sống phòng tránh bị bắt cóc. Đây là bài học giúp trẻ tự bảo vệ mình thoát khỏi
những người lạ có ý đồ bắt cóc, không nhận quà và đi theo nguời lạ. Biết bảo về an
toàn cho bản thân mình.
* Xây dựng Tiểu phẩm “ Con biết lỗi rồi”
Cảnh 1: Mẹ và con:
Mẹ: Con yêu của mẹ, ở nhà chơi ngoan để mẹ đi chợ, rồi mẹ về mẹ sẽ mua
quà cho cón nhé.
Con: Vâng ạ
Mẹ: Con nhớ là không được mở cửa cho người lạ vào nhà nếu không họ sẽ
bắt cóc con đấy.
Con: Con nhớ rồi ạ
Mẹ đi chợ, con ở trong nhà chơi
Cảnh 2: Người bắt cóc: Ai có điện thoại hư, máy tính hỏng, tăng âm loa đài
cũ bán đi. Ai có điện thoại hư, máy tính hỏng, tăng âm loa đài cũ bán nào.
Từ sáng tới giờ, chán thật chẳng mua chẳng bán được cái gì, thế thì khi nào
mới làm giàu cho được.
À, mà nghề chính của mình là bắt cóc trẻ em, mình thử đi tiếp xem có đứa
trẻ nào không để mình lừa nó. Chắc là nó thích ăn bim bim và chơi đồ chơi lắm.
Người bắt cóc lại gần cháu bé và hỏi: Cháu bé ơi bố mẹ cháu có ở nhà

không?
Cháu bé trả lời: Bố mẹ cháu đi vắng rồi ạ
Người bắt cóc: Cháu ở nhà buồn thế, mở cửa cô vào chơi cho vui
Cháu bé: Không được đâu cô ạ bố mẹ cháu dặn là không được mở cửa cho
người lạ vào khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ.
14


Người bắt cóc: Cô không phải lạ mà là bạn rất thân với bố mẹ cháu , nay cô
đến chơi với bố mẹ cháu mà , cháu lại đây cô cho bim bim nào.
Cháu bé: cháu không ăn bim bim đâu ạ
Người bắt cóc: Cháu lại đây cô cho búp bê này, đẹp lắm.
Cháu bé: ôi búp bê đẹp quá, đẹp quá. Cháu cảm ơn cô
Người bắt cóc: Cháu có thích gấu bông to và đẹp hơn nữa không, đi với cô,
cô sẽ mua cho.
Cháu bé: Có ạ!
Người bắt cóc: Vậy cháu mở của ra đi với cô nào, cô đã xin phép bố mẹ
cháu cho cháu đi với cô rồi .
Cháu bé: Thế thì cháu đi với cô, thích thế
Bé lên xe
Cảnh 3: Đi được 1 đoạn gặp bà ngoại bà ngoại hỏi: Này cô kia cô là ai, Cô
chở bé Kim phựơng nhà tôi đi đâu đấy?
Người bắt cóc: Tôi, tôi…
Bé Phượng nói: Dạ Cháu đi chơi với cô này là bạn thân của bố mẹ cháu ạ!
Bà vừa gặp mẹ và biết cháu ở nhà 1 mình bà nhanh đến nhà chơi với cháu ,
cháu xin phép mẹ chưa mà đi chơi?
Cháu nói: cháu cháu chưa ạ!
Bà hỏi: Này cô là ai? Cô bán gì ?
Người bắt cóc: Tôi buôn đồng nát bà ạ !
Cảnh 4: Mẹ về tới nhà gặp cảnh vậy liền hỏi: Bà cháu có chuyện gì thế ?

Bé hỏi: Mẹ ơi cô này bảo cô ấy là bạn thân của bố mẹ mà, cô chở con đi chơi
và cho con quà .
Mẹ nói: ô hay, tôi có quen biết cô đâu, cô là ai ? cô là người lừa đảo bắt cóc
con tôi phải không ? thôi chết rồi, gọi công an thôi !
Mẹ gọi điện cho chú công an: 113,Các chú công an ơi, đến ngay nhà tôi ở số
nhà 10, đường Nguyễn Du, Khu Phố Thanh Thái, phường Quảng Cư nhé, có người
giả danh bán hàng, bắt cóc trẻ em.
Công an chạy đến ngay; tuýt còi và hỏi: Này chị, chị đã bị tình nghi là bắt
cóc trẻ em chị, mời chi theo chúng tôi về đồn giải quyết !
Cảnh 5: Mẹ nói: Con gái của mẹ suýt nữa con bị bắt cóc rồi đấy, con sẽ
không được ở nhà với bố mẹ nữa, rồi số phận con sẽ nguy hiểm.
Bé Kim Phượng khóc nức nở: Mẹ ơi, con sợ quá, con biết lỗi rồi từ nay con
sẽ không nhận quà của người lạ và đi theo người lạ nữa ạ, con xin lỗi mẹ, cháu xin
lỗi bà.
Bà ngoại nói: Ừ ừ, cháu biết lỗi là tốt rồi, cháu phải vâng lời bố mẹ, ông bà
và cô giáo, không tự ý đi chơi hoặc nhận quà của người lạ nhé!
Cháu nói: vâng cháu nhớ rồi ạ!
Công an đi đến nói: chào cả gia đình, chúng tôi đã điều tra và bắt giam cô An
Nhiên vì tội chuyên lừa đảo, bắt cóc trẻ em. đây là một trong những mối nguy hiểm
của xã hôi, đề nghị gia đình và tất cả mọi người hãy lưu ý cảnh giác với tệ nạn này.
Hai trẻ bên trong kéo băng dôn chạy ra, tất cả đọc to khẩu hiệu “ Hãy cảnh
giác với tệ nạn bắt cóc trẻ em”
-> Tiểu phẩm này gồm 6 trẻ tham gia đóng vai, tập luyện nhiều lần, thể hiện
cho cả lớp xem rồi cô đưa ra các câu hỏi đàm thoại và giáo dục trẻ. Sau đó, tiểu
15


phẩm được thể hiện trên sân khấu trong Hội thi Bé khoẻ- bé tài năng cấp trường, cấp
thành phố. Tiểu phẩm có tác dụng sâu sắc đến tất cả mọi người về giáo dục kĩ năng
sống cho trẻ và phòng tránh nạn bắt cóc trẻ em, bảo vệ an toàn tính mạng cho trẻ.

Việc cho trẻ tham gia đóng tiểu phẩm còn có tác dụng phát triển kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng hợp tác và cách xử lý tình huống một cách phù hợp.

Ảnh : Trẻ đóng tiểu phẩm
Biện pháp 7:Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ và cộng đồng về kỹ năng
sống cho trẻ
Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh những văn bản chỉ đạo, những chính
sách, chế độ liên quan đến công tác giáo dục mầm non. Trong đó đặc biệt quan tâm
đến nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Tôi tích cực trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ, cuộc họp phụ huynh, sổ
liên lạc điện tử, để phụ huynh cùng tôi nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính
cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như cách tác
động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp.
Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này, tôi thường trao đổi, tuyên
truyền phụ huynh hiểu những việc nên và không nên đối với trẻ để giúp trẻ có kỹ năng
sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc sống. Trẻ luôn bắt chước
người lớn và cha mẹ trẻ là những người lớn gần gũi trẻ nhất. Vì vậy các bậc làm cha
làm mẹ cần hướng dẫn cho con những hành vi tốt để tạo nên những quen tốt, giúp con
phát triển toàn diện.
Cha mẹ có thể làm gì giúp con phát triển toàn diện?
Thứ nhất: Hãy dạy con tự phục vụ bản thân: Tự vệ sinh cá nhân, tự sắp xếp
chăn gối khi ngủ dậy, tự ăn, tự mặc quần áo, tự gấp đồ, tự giặt đồ, tự học bài…
Thứ hai: Dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Biết phân biệt nguy hiểm, biết
xử lý khi bị ngã, biết tự xử lý vết thương, biết tránh xa những nơi nguy hiểm…
16


Thứ ba: Dạy con kỹ năng tự lập (kỹ năng sống đơn lẻ). Dạy con biết tự đứng
lên khi ngã, biết nấu những món ăn đơn giản khi ở nhà một mình, biết phân biệt
những đồ ăn nào có thể ăn, biết tự đi đến trường, biết chuẩn bị đồ dùng khi đến

trường…
Thứ tư: Dạy con kỹ năng giao tiếp giúp trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý
tưởng của mình cho người khác hiểu và hình thành thói quen cảm ơn, xin lỗi, chia sẻ,
quan tâm, yêu thương…
Thứ năm: Dạy con sự tự tin để giúp con biết mình là ai, cả về cá nhân và trong
mối quan hệ với người khác, sự tự tin trước đám đông
Bố mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra
các mối liên kết bạn bè tại gia đình. Bố mẹ hãy hỏi trẻ muốn mời ai về nhà chơi?
Mối quan hệ này được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với một
trẻ nào đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng
hơn.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua một thời gian thực hiện và theo dõi, tôi nhận thấy những biện pháp trên
rất có hiệu quả, học sinh lớp tôi có chuyển biến rất rõ rệt, đặc biệt trẻ tự tin và khéo
léo hơn. Kết quả đạt được như sau :
4.1. Về phía giáo viên: Sau khi thực hiện các biện pháp trên, tôi đã nắm vững
các nội dung giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ mầm non và biết vận dụng vào các
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại nhóm lớp một cách phù hợp với các hoạt động
và các chủ đề. Mạnh dạn, tự tin hơn khi tổ chức họp phụ huynh, mạnh dạn trao đổi
những ý tưởng của cá nhân khi sinh hoạt chuyên môn hoặc khi góp ý về chuyên môn,
thao giảng ...
4.2. Về phía trẻ:
- Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có kỹ năng sống cần
thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin mạnh dạn
giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo đạt kết quả tốt.
- Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng sống: giao
tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, cư xử với
nhau một cách thân thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột,…Và phát triển
những phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn,...

4.3. Về phía phụ huynh: Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với
cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin và hầu hết trẻ có kỹ năng sống
cần thiết theo độ tuổi.
* Kết quả khảo sát cuối năm:
Đạt
Chưa đạt
Nội dung
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Số trẻ Tỷ lệ (%)
(%)
Ý thức về bản thân

37

37

100

0

Quan hệ xã hội

37

36

97,9


1

0
2,7
17


Kỹ năng giao tiếp

37

36

97,9

1

2,7

Thực hiện công việc

37

37

100

0

0


Ứng phó với thay đổi

37

36

97,9

1

2,7

Căn cứ vào bảng số liệu trên so với kết quả khảo sát đầu năm, tôi thấy chất
lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ có sự thay đổi rõ rệt. Tỉ lệ trẻ đạt được nâng
cao, tỉ lệ trẻ chưa đạt giảm xuống. Với những kết quả khả quan như vậy tôi thấy
mình cần phải phát huy hơn nữa, giáo dục và rèn kỹ năng sống cho trẻ để làm tốt
nhiệm vụ trồng người của mình.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thông qua việc nghiên cứu đề tài cho thấy để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
mẫu giáo lớn, giáo viên phải xác định được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của
việc hình thành các kỹ năng sống cho trẻ trong mọi hoạt động.
Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp
trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ là nền tảng cho quá
trình học tập suốt đời của trẻ. Người lớn hãy luôn khuyến khích trẻ mạnh dạn tham
gia các hoạt động, tự tin vào bản thân.
Bên cạnh những lời nói khích lệ, nêu gương, khuyến khích những hành vi, lời
nói tốt của trẻ. Các bậc làm cha mẹ, cô giáo, những người lớn cần nhẹ nhàng, khéo
léo khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, không nên hạ thấp khả năng của trẻ, không

doạ nạt hay bắt trẻ phải làm những việc quá sức của trẻ. Người lớn không nên nuông
chiều, bao bọc trẻ thái quá, không nên nhồi nhét lượng kiến thức quá mức so với khả
năng tiếp nhận từng lứa tuổi của trẻ.
Giáo viên cần phải là người có kỹ năng sống tốt và luôn là tấm gương sáng
cho trẻ noi theo, đúng với cuộc vận động “ Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức,
tự học và sáng tạo ”.
Giáo viên có sự trao đổi tích cực với phụ huynh thông qua: giao tiếp hàng
ngày, bảng tuyên truyền và thông qua các tài liệu trực quan sẽ nâng cao hiệu quả giáo
dục. Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào cô giáo, đồng thời cô giáo đã góp phần
tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cộng đồng, vận động cộng đồng cùng chung tay
giáo dục trẻ kỹ năng sống.
Với kết quả đạt được của lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non đã
cho thấy tính khả thi của đề tài, tính hiệu quả của các biện pháp áp dụng nhằm giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ.
2. Kiến nghị
* Đối với phòng giáo dục:
- Phòng giáo dục, tổ chức các buổi học tập chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ.
- Về phía bản thân tôi luôn luôn mong muốn được sự quan tâm của các cấp
lãnh đạo phòng giáo dục, chính quyền địa phương đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở
vật chất cho trường mầm non.
18


* Đối với nhà trường:
- Bổ sung các tài liệu giáo trình giảng dạy về kỹ năng sống cho trẻ mầm non
đến giáo viên.
Trên đây là Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường mầm non Quảng Cư của tôi đã triển khai
thực hiện. Tôi đã áp dụng thành công ở lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non

và thu được kết quả tốt.
Kính mong được sự góp ý xây dựng của Hội đồng khoa học trường mầm non
Quảng cư, Hội đồng khoa học phòng giáo dục và đào tạo Sầm Sơn để sáng kiến kinh
nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn và tạo điều kiện cho tôi nâng cao chất lượng
chăm sóc giảng dạy cho trẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Sầm Sơn, ngày 06 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Thanh Hà
Nguyễn Thị Hợp

19


NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.TÂM LÝ HỌC TRẺ EM
-Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết – Nguyễn Thị Như Mai – Đinh Thị kim Thoa
2.CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
- Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo - Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
3.HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
-Tác giả :TS. Trần Thị Ngọc Trâm – TS. Lê Thu Hương – PGS. TS. Lê Thị Ánh
Tuyết – Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
4. MODUN MN 39: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO

- Tác giả : Lê Bích Ngọc

20



×