Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non hồi xuân, huyện quan hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.28 KB, 18 trang )

0


MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

MỤC LỤC

1

Mở đầu

2

1.1

Lí do chọn đề tài

2

1.2

Mục đích nghiên cứu

3

1.3



Đối tượng nghiên cứu

3

1.4

Phương pháp nghiên cứu

3

2

Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

4

2.1

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

4

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm

5

2.3


Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

6

Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, đảm bảo VSATTP, vệ
sinh trong chế biến cho đội ngũ CBGV,NV trong nhà trường

6

1

2.3.1

2.3.2 Thực hiện nghiêm túc nội quy mua bán thực phẩm sạch
2.3.3

Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng, dụng cụ nhà
bếp và vệ sinh môi trường

7
8

2.3.4 Thực hiện tốt vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm

9

2.3.5

Tuyên truyền với phụ huynh về nâng cao chất lượng đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường

9

2.3.6

Tăng cường các hoạt động giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với giáo viên, nhân viên và học sinh

11

2.3.7

Thực hiện tốt việc theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe chú trọng
công tác kiểm tra an toàn thực phẩm

12

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

12

Kết luận, kiến nghị

14

3.1

Kết luận


14

3.2

Kiến nghị, đề xuất

15

Tài liệu tham khảo

17

2.4
3

1


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của con
người, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cũng ngày càng
đa dạng và phong phú, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm những năm
qua đã có nhiều tiến bộ, được lãnh đạo các cấp quan tâm và coi đây là một trong
những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe của con người.
Nghị quyết Trung ương Đảng đã nêu: Giáo dục Mầm non là bộ phận rất
quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, vì đây là một tiềm lực phát triển
mạnh mẽ nếu chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, đúng khoa học thì các cháu phát triển
toàn diện về thể chất và trí tuệ một cách đúng đắn, mạnh mẽ, là giai đoạn cực kỳ

quan trọng của con người mới. Nghị quyết cải cách giáo dục của Bộ chính trị
cũng đã nêu vì mục tiêu đào tạo của giáo dục mầm non “ Giáo dục mầm non
thu hút trẻ từ 2 tháng đến 6 tuổi, có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng
các cháu nhằm tạo ra những mầm mống về thể chất và năng lực con người làm
cho các cháu phát triển thuận lợi về thể lực, tình cảm và trí tuệ chuẩn bị cho các
cháu vào học phổ thông [1].
Đảng và Nhà nước ta đã thực sự quan tâm đến giáo dục Mầm non. Quan
điểm của Đảng và Nhà nước xác định rõ giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên
trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta. Mục đích chung của giáo dục mầm
non là giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Giáo dục phải hướng tới phát triển tất cả
các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con
người [2].
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là tổ chức công tác nuôi dưỡng chăm
sóc, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Giáo dục dinh dưỡng là
một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí của con
người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi để đi đến tự giác chăm lo
vấn đề ăn uống và sức khỏe của cá nhân, tập thể và cộng đồng [3].
Hiện nay tình trạng mất an toàn về vệ sinh thực phẩm đang là vấn quan
tâm lớn của toàn xã hội. Điều đáng chú ý, nhiều người trồng rau vẫn hay sử
dụng bừa bãi các hoá chất bảo vệ thực vật như các loại thuốc cấm, thuốc ngoài
danh mục được phép sử dụng để phun trừ các loại sâu bệnh trên các loại rau quả,
tiêm thuốc kích thích cho quả mau chín, ngâm ủ giá đỗ bằng các hóa chất tăng
trưởng độc hại… đã làm tích luỹ một dư lượng nitrat rất lớn tồn dư trong rau, củ,
quả. Ngoài ra, nhiều người trồng rau đã dùng nước thải sinh hoạt và nước thải
chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh
trong rau quả cao hơn nhiều so với qui định của Bộ Y tế… Đó chính là nguyên
nhân làm phát sinh các bệnh cấp tính, là mầm mống gây ra nhiều loại bệnh đặc
biệt nguy hiểm.
Thêm vào đó, các thực phẩm từ gia súc, gia cầm như: lợn, bò, gà, vịt…
không ít người chăn nuôi cũng sử dụng những loại cám tăng trọng không rõ

2


nguồn gốc để kích thích tăng trưởng, thậm chí những người kinh doanh thực
phẩm còn sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt cá ôi thối để che mắt khách hàng
bán ra thị trường.
Xuất phát từ những lý do trên và tầm quan trọng của vấn đề nâng cao chất
lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người dân nói chung, trẻ
mầm non nói riêng, nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường Mầm non Hồi Xuân,
huyện Quan Hóa” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào
công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường Mầm non hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường và cha
mẹ trẻ về dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non. Đồng thời tuyên truyền kiến
thức nuôi dạy con theo khoa học đặc biệt là biết cách giáo dục ý thức vệ sinh ăn
uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hình thành cho trẻ thói quen trong sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh, nhận thức
được các hành vi đúng, hành vi sai, biết phân loại các nhóm thực phẩm và biết
lợi ích của vệ sinh dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.
Tìm ra những giải pháp tốt vận động phụ huynh cho trẻ bán trú tại trường,
khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi Mầm non ở các
trường vùng cao miền núi còn nhiều khó khăn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mầm non trường Mầm non Hồi Xuân huyện Quan Hóa. Với tổng số
trẻ: 240 trẻ 12 nhóm, lớp.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường 25 người, các bậc phụ huynh
học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp tham khảo tài liệu
Phương pháp trao đổi trực tiếp qua thực tiễn giáo viên, phụ huynh
Phương pháp, biện pháp kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm
hàng ngày.
Phương pháp đánh giá sức khoẻ qua biểu đồ tăng trưởng của từng giai
đoạn và khám sức khoẻ định kỳ hàng năm.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục Mầm non là hình thành cho trẻ những cơ
sở ban đầu của nhân cách con người mới, làm cho trẻ phát triển toàn diện, hài
hòa và cân đối, tạo điều kiện cho những bước phát triển sau này, xây dựng cho
3


mỗi trẻ em một nền tảng nhân cách vừa khỏe khoắn vừa mềm mại đầy sức sống
cả về thể chất lẫn tinh thần [4].
Mục tiêu của chăm sóc giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể
chất, nhận thức, ngôn ngữ tình cảm thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên
về nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành và phát triển ở trẻ em
những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những
kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những
khả năng tiềm ẩn, đặt nền móng cho sự phát triển ở cấp học tiếp theo [5].
Ở trường Mầm non vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò đặc biệt quan
trọng trực tiếp đối với sức khoẻ của trẻ. An toàn thực phẩm mầm non không
những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hiện tại mà còn ảnh hưởng lâu dài đến
sự phát triển giống nòi, về kinh tế, văn hóa, xã hội và giao lưu thương mại. Theo
cộng đồng quốc tế thì an toàn thực phẩm mầm non là một trong những nhiệm vụ
quan trọng đảm bảo an sinh xã hội. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mầm
non phải là trách nhiệm chung của cộng đồng.
Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng thì việc ăn uống có ảnh hưởng rất

lớn đến sức khoẻ của trẻ [6]. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ
hồng hào, cơ bắp chắc và cân nặng đảm bảo. Sự ăn uống không điều độ sẽ ảnh
hưởng đến sự tiêu hoá của trẻ. Nếu cho trẻ ăn uống không khoa học, không có
giờ giấc, thì thường gây ra rối loạn tiêu hoá và trẻ có thể mắc một số bệnh như
tiêu chảy, còi xương, khô mắt do thiếu VitaminA….Như vậy, vấn đề ăn uống đối
với trẻ Mầm non đã được quan tâm từ rất sớm. Trong khi thế kỷ 21, thế kỷ của
nền kinh tế trí thức, rất cần những con người có sức khoẻ tốt, có khả năng tiếp
thu tri thức để lao động, sáng tạo có hiệu quả và năng suất cao.
Vì thế việc chăm sóc nuôi dưỡng để phát triển và lớn lên trong một môi
trường giáo dục tốt thì nhiệm vụ của mỗi chúng ta phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
mầm non ngay từ khi còn nhỏ. Như chúng ta đã biết cơ thể trẻ em đang ở trạng
thái phát triển dần dần các cơ quan chưa ổn định. Vì vậy khi chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ mầm non phải đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo bữa ăn hợp
lý, đủ lượng, đủ chất, muốn đảm bảo được chất lượng bữa ăn cho trẻ tốt, thì việc
quan trọng đầu tiên phải là đảm bảo an toàn thực phẩm ngay từ khâu đầu tiên
trong quá trình giao nhận thực phẩm, sơ chế, và chế biến thực phẩm.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng
kiến kinh nhiệm
Trường Mầm non Hồi Xuân là một trường vùng núi cao, có 4 dân tộc anh
em cùng sinh sống, dân cư rải rác phân bố không đồng đều, phụ huynh học sinh
chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và buôn bán nhỏ. Trường có 4 điểm
trường; có 2/4 điểm được tổ chức nuôi ăn bán trú, tổng số học sinh được nuôi ăn
tại trường là: 208/240 cháu tỷ lệ 86,6%. Trẻ nhà trẻ được ăn 2 nhóm với 43
cháu; Trẻ mẫu giáo được ăn 8 lớp với 196 cháu, mức đóng góp 13.00014.000đ/trẻ/ngày (ăn một bữa chính và một bữa phụ chiều).
4


Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên và nhân viên hợp đồng nuôi dưỡng
trong trường là 28 người. Trong đó: Cán bộ quản lý; 3 người, giáo viên 22
người, nhân viên nuôi dưỡng hợp đồng trường 3 người, trong quá trình tổ chức

thực hiện nhiệm vụ nuôi ăn bán trú có một số thuận lợi khó khăn như sau:
a) Thuận lợi
Năm học 2018-2019 luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của
phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, sự quan tâm giúp đỡ của cấp uỷ đảng, chính
quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể trong toàn xã hội, sự ủng hộ nhiệt
tình của các bậc phụ huynh học sinh nên công tác chăm sóc giáo dục trẻ được
quan tâm. Trang thiết bị đồ dùng, dụng cụ tương đối đầy đủ.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đã được tập huấn kiến thức về dinh
dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm và bồi dưỡng kỹ năng thực hành chăm sóc vệ
sinh cho trẻ.
Nhà trường có hợp đồng các loại lương thực, thực phẩm của các nhà hàng
tin cậy và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn
thực phẩm.
Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các
đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Khó khăn
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của nghành đề ra, chưa đảm
bảo vệ sinh, nguồn nước sạch chưa đủ đáp ứng yêu cầu, trang thiết bị nhà bếp
còn thiếu.
Điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn nên việc đóng góp cho trẻ
ăn chưa đảm bảo yêu cầu, mức ăn thấp nên việc tính cân đối khẩu phần khó thực
hiện được. Công tác vận động các nguồn thu chưa có kết quả chỉ có một nguồn
duy nhất do cha mẹ góp tiền ăn cho trẻ.
Công tác tuyên truyền đến cha mẹ trẻ và cộng đồng cũng như việc tổ chức
thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực
phẩm vào các hoạt động trong ngày của trẻ còn nhiều hạn chế.
Cô nuôi là hợp đồng thời vụ, lương thấp không đảm bảo cuộc sống, không
có chế độ khác; Bếp ăn chật chưa đúng quy trình bếp một chiều, nguồn nước
thiếu nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác chế biến thực phẩm và nấu ăn.
c) Kết quả thực trạng

Bảng khảo sát đầu năm trên biểu đồ cân nặng - chiều cao của trẻ
Kết quả cân nặng
Tổng số trẻ
240 cháu

Kênh BT
SL

%

Kết quả chiều cao

Kênh SDD

Cao hơn

(-2&-3)

(+2&+3)

SL

%

SL

%

Kênh BT


Kênh thấp
còi

SL

SL

%

%
5


216

90

24

10

0

0

208

87

32


13

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ giáo viên, nhân viên
trong nhà trường
Những năm gần đây phòng Giáo dục và Đào tạo tập huấn chuyên đề cho
cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường về những nội dung chuyên đề
quan trọng trong đó có nội dung chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. Tôi đã xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, áp
dụng chuyên đề phần mềm dinh dưỡng vào cách tính khẩu phần ăn hằng ngày,
cân đối giữa các chất hợp lý theo yêu cầu về năng lượng Calo của từng trẻ, theo
từng ngày, từng tuần, thay đổi thực đơn theo mùa hợp lý.
Với chức năng là một Phó Hiệu trưởng quản lý công tác chăm sóc nuôi
dưỡng bán trú trong nhà trường tôi tham mưu với ban giám hiệu phối hợp với
các ban ngành của huyện đến thăm, kiểm tra và hướng dẫn chỉ đạo công tác vệ
sinh an toàn thực phẩm nuôi trẻ bán trú tại trường, kết hợp đưa các nội dung
tuyên truyền các tài liệu về vệ sinh an toàn thực phẩm lồng ghép trong các cuộc
họp, trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, trang trí, sắp xếp đồ dùng theo
quy trình bếp ăn một chiều sao cho hợp lý, đảm bảo vệ sinh, gọn gàng ngăn nắp
thuận tiện cho việc chế biến thực phẩm nâng cao chất lượng nhận thức giúp giáo
viên, nhân viên nắm bắt thêm được kiến thức lựa chọn thực phẩm, kỹ thuật chế
biến phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.

6


Lãnh đạo các ban, nghành của huyện đến thăm và kiểm tra

bếp ăn tại trường
Đối với các cháu suy dinh dưỡng nhà trường phối hợp với các phụ huynh
tăng cường nguồn dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ để trẻ phát
triển tốt. Đồng thời vào các chiều thứ sáu hàng tuần nhà trường tổ chức giao ban
kết hợp sinh hoạt chuyên môn rút kinh nghiệm công tác nuôi dưỡng chăm sóc
sức khỏe của trẻ bao gồm hiệu phó phụ trách bán trú, các cô tổ nuôi, tổ trưởng
các khối lớp để rút kinh nghiệm.
2.3.2. Thực hiện nhiêm túc nội quy mua bán thực phẩm sạch
Kết hợp với Trung tâm y tế huyện thường xuyên kiểm tra khám sức khoẻ
định kỳ cho cô nuôi xem có đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ, không mắc các bệnh truyền
nhiễm để đáp ứng được công việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, khâu
chế biến nấu nướng, khâu bảo quản vận chuyển. Phối hợp với chính quyền địa
phương kiểm soát các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, cấm các loại hàng rong
bán quà xung quanh trường học khi không đủ điều kiện vệ sinh theo quy định.
Sau khi đã chọn được các cơ sở đảm bảo, yêu cầu nhà trường, chủ nhân các
cơ sở, nhân viên, cùng ban giám hiệu nhà trường tổ chức ký hợp đồng; Hợp
đồng nêu rõ về yêu cầu chất lượng vệ sinh thực phẩm, giá cả thời gian giao nhận
và điều khoản thi hành có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã.
Nhân viên nhà bếp khi tiếp nhận thực phẩm cần ghi chép đủ định lượng
và tình trạng thực phẩm, các thực phẩm không đảm bảo không được tiếp nhận,
khi giao nhận thực phẩm hai bên phải ký nhận cùng chứng kiến của ban giám
7


hiệu nhà trường. Khâu bảo quản tại kho của nhà bếp phải đảm bảo vệ sinh,
không để thực phẩm quá hạn, ẩm mốc kém chất lượng.
2.3.3. Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng, dụng cụ nhà
bếp và vệ sinh môi trường
Vệ sinh khu vực bếp; sắp xếp các khu vực sao cho thuận tiện, gọn gàng,

nơi tiếp phẩm và nơi sơ chế khu nấu chín và khu chia cơm cho từng lớp. Nhà
bếp phải có bảng phân công trong ngày.

Hình ảnh một góc đồ dùng, dụng cụ nhà bếp ngăn nắp, gọn gàng
Bếp ăn phải có thực đơn theo tuần, bảng định lượng xuất ăn hàng ngày và
có bảng công khai tài chính rõ ràng với phụ huynh. Thực hiện nghiêm túc việc
tính khẩu phần ăn cho trẻ, thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh nhà bếp theo lịch
hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng, khi nấu xong phải dọn dẹp, xếp đồ dùng
ngăn nắp đúng nơi quy định.
Vệ sinh đồ dùng dụng cụ nhà bếp; Chén bát là nơi để thức ăn phải thoáng,
bát hàng ngày phải được lau sạch, phải có rổ úp bát khô ráo, không dùng bát
nhựa, dụng cụ xoong nồi phải sạch sẽ khô ráo, rá rổ dao thớt phải khô được treo
và kê cao thoáng.
Vệ sinh môi trường; Rác thải phải đổ vào đúng nơi quy định, rác thải phải
được xử lý ngay trong ngày, không để ngày hôm sau mới xử lý gây mất vệ sinh,
rác thải phải để xa nơi chế biến thùng đựng rác phải có nắp đậy, cống rãnh phải
được thông thoáng không ứ đọng.
2.3.4. Thực hiện tốt vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm
Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí, bếp thực hiện đảm bảo vệ
sinh. Nhà bếp luôn luôn tổng vệ sinh, đảm bảo bếp không bị bụi, có đủ dụng cụ
cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có đủ nguồn nước sạch cho trẻ phục vụ
ăn uống.
8


Ngoài ra trong nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ
sinh an toàn thực phẩm và 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, nội quy nhà bếp
cho mọi người cùng đọc và thực hiện. Phân công cụ thể ở các khâu: Chế biến
theo thực đơn, theo số lượng đã quy định của nhà trường, đảm bảo nhu cầu dinh
dưỡng và hợp vệ sinh.


Hình ảnh nhân viên đang sơ chế rau xanh
Yêu cầu trong chế biến và bảo quản thực phẩm; chế biến thực phẩm phải
đảm bảo chất lượng ngon, phù hợp với trẻ, đảm bảo an toàn. Thức ăn phải được
nấu chín kỹ, nấu xong cho trẻ ăn ngay, thực hiện nghiêm túc quy định về lưu
mẫu thức ăn, hàng ngày nhà bếp lưu mẫu thức ăn theo quy định 24/24giờ, mẫu
thức ăn phải được lấy khi vừa nấu xong trước khi cho trẻ ăn, hộp đựng mẫu thức
ăn phải sạch sẽ có nắp đậy ghi ngày giờ trên nắp.
2.3.5. Tuyên truyền với phụ huynh về nâng cao chất lượng đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường
Đầu năm nhà trường họp và tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về cách
chăm con theo khoa học, thông báo sức khoẻ của từng trẻ qua góc trao đổi với
phụ huynh tại các nhóm lớp để phụ huynh nắm được sức khoẻ của con em mình,
từ đó phối hợp cùng nhà trường chăm sóc nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất.

9


Hình ảnh khai giảng và lồng ghép tuyên truyền VSATTP với
phụ huynh
Ngoài ra tôi đã cung cấp thêm một số tư liệu, bài tuyên truyền phòng
chống ngộ độc thực phẩm để tuyên truyền vào góc tuyên truyền các nhóm lớp.
Không sử dụng thực phẩm ôi thiu, không nuôi trâu, bò dưới gầm sàn, không
mua các thực phẩm không rõ nguồn gốc, không dùng hóa chất trong chăm nuôi,
sản xuất hoa màu, khyến khích phụ huynh tăng ra sản xuất để nhà trương thu
mua….. Qua đó các phụ huynh đã hiểu tầm quan trọng của các loại rau sạch, tạo
điều kiện cho nhà trường ký hợp đồng rau hoa quả tươi sạch do chính họ trồng
hàng ngày.
Hướng dẫn giáo viên tuyên truyền tại lớp, thông qua giờ đón trẻ, trả trẻ
trao đổi với phụ huynh về tinh hình sức khoẻ, chế độ ăn uống, chăm sóc để

thống nhất phương pháp chăm sóc giáo dục, đề phòng một số bệnh theo mùa,
bệnh thông thường, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ trẻ và hình thành
nề nếp thói quen cho trẻ trong ăn, ngủ, nề nếp sinh hoạt ở trường cũng như ở
nhà. Kết hợp với phụ huynh phát động phong trào làm vườn rau của bé tại các
điểm trường để trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ trải nghiệm với thực tế
và phát triển tìm hiều môi trường xung quanh đồng thời cải thiện bữa ăn của trẻ.
2.3.6. Tăng cường các hoạt động giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với giáo viên, nhân viên và học sinh
Nhân viên nuôi dưỡng phải được kiểm tra sức khỏe theo định kì, được cập
nhật bồi dưỡng những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, nắm vững trách
nhiệm của mình trong công tác nuôi dưỡng và an toàn. Cần phải thực hiện tốt
10


khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ, mặc đồng phục
lao động, đầu tóc gọn gàng, móng tay móng chân cắt ngắn sạch sẽ, rửa tay bằng
xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh. Không được ho
khạc nhổ khi chế biến thức ăn cho trẻ. Khi chia thức ăn cho trẻ phải đeo khẩu
trang, không dùng tay bốc để chia, thực hiện cân đong chia thức ăn cho trẻ đảm
bảo vệ sinh và đủ định lượng.

Hình ảnh cô nuôi nuôi dưỡng
Đối với giáo viên trên lớp, thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một
ngày của bé phù hợp với từng độ tuổi, chú trọng công tác chăm sóc nuôi dưỡng
và các thời điểm vệ sinh cho trẻ, đưa nội dung giáo dục môi trường, vệ sinh an
toàn thực phẩm vào các giờ hoạt động chung, hoạt động góc, mọi lúc mọi nơi,
nhằm giúp trẻ tích cực tham gia như: Lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi
trường, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi vệ sinh văn minh nơi công
cộng, tạo môi trường sạch sẽ trong và ngoài lớp.
Đối với cá nhân trẻ, trước khi ăn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi

nước chảy, xả xong lau khô, dạy trẻ biết rửa tay trước khi đi vệ sinh và sau khi
tay bẩn, dạy trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống, ăn chín uống sôi, ăn chậm, nhai
kỹ, ăn uống từ tốn, biết nhặt cơm vãi vào nơi quy định, ăn xong uống nước, lau
miệng sạch sẽ.
2.3.7. Thực hiện tốt việc theo dõi biểu đồ, khám sức khoẻ chú trọng công
tác kiểm tra an toàn thực phẩm

11


Nhà trường chủ động phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe cho trẻ 2
lần/ năm. Thực hiện cân đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng đánh giá sức khỏe của
trẻ trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng
và béo phì ở trẻ.

Hình ảnh Bác sĩ đang khám sức khỏe cho trẻ tại trường
100% các cháu trong nhà trường đều được cân đo và có sổ theo dõi sức
khỏe trên biểu đồ tăng trưởng thường xuyên. Thực hiện công khai kết quả
khám sức khoẻ và cân đo để phối hợp với gia đình có biện pháp can thiệp phù
hợp, kịp thời.
Trong năm học 2018-2019 Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực
phẩm của tỉnh kiểm tra và gửi các thông điệp và dán pano, tuyên truyền trên hệ
thống loa của các xã, thị trấn đến tận các chòm bản trên toàn huyện về an toàn
vệ sinh thực phẩm, để nâng cao ý thức của người dân trong việc nâng cao chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm góp phần đảm bảo sức khỏe, tính mạng
cho trẻ thơ và cộng đồng
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với
hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường
mầm non Hồi Xuân, huyện Quan Hóa
12



Đối với nhà trường
Trong năm học không xảy ra bất kì trường hợp ngộ độc thực phẩm nào ở
nhà trường. Thể lực trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹ, linh hoạt tinh thần thoải mái, hoạt
bát năng động tích cực tham gia các hoạt động chơi, hoạt động học, tỷ lệ suy
dinh dưỡng của trẻ đã giảm nhiều so với đầu năm học.
Kết quả cho thấy công tác nuôi dưỡng cuối năm học

Cuối năm

242 cháu

Kênh BT

Kênh SDD

Cao hơn

(-2&-3)

(+2&+3)

Kênh
BT

Kênh
thấp còi

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

231

95

11

4.5

0

0


218 90

24

10

Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cộng đồng cũng như cuả
nhân dân trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
trong toàn xã hội nói chung, trường mầm non nói riêng; các cô nuôi cũng như
giáo viên trên lớp luôn thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ
và được Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như ban giám hiệu, các bậc phụ huynh
đánh giá cao trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm trong trường Mầm non.
Nhà bếp đã được trung tâm y tế dự phòng huyện kiểm tra và cấp giấy
chứng nhận bếp ăn đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, dụng cụ,
bát, thìa, ca, cốc…đạt yêu cầu theo đúng quy định.
Đối với Phó Hiệu trưởng phụ trách
Bản thân sử dụng phần mềm dinh dưỡng trực tuyến, số liệu chính xác, cân
đối các chất đảm bảo, tiết kiệm được nhiều thời gian cho công việc khác. Có kế
hoạch cụ thể kiểm tra giám sát theo dõi quá trình nhập, xuất, sơ chế và chế biến
thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không ngừng học hỏi các bạn bè
đồng nghiệp, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý và trình độ
chuyên môn. Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực sáng tạo
trong quản lý, chỉ đạo đội ngũ trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong
trường Mầm non.
Đối với giáo viên trên lớp
Đã đưa nội dung an toàn thực phẩm vào trong công tác giảng dạy đạt
hiệu quả cao, thông các hoạt động như hoạt động chung, hoạt động góc, mọi
lúc mọi nơi…100% cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu và nắm được công tác

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ăn bán trú trong trường mầm non,
có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh
an toàn thực phẩm.
Đối với trẻ
13


Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống con
người, hầu hết trẻ biết phân biệt được một số loại thực phẩm tươi ngon, biết giữ
vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học tích hợp, vui chơi…
Biết được một số công việc lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi
trường như: Không vứt rác bừa bãi, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh lớp
học hàng ngày…
Đối với phụ huynh học sinh
Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đều đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh
và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn sảy ra trong nhà trường. Đã có sự phối
hợp chặt chẽ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh chung, vệ
sinh cá nhân và cùng nhau làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tạo điều kiện củng cố
về cơ sở vật chất và các điều kiện đáp ứng nhu cầu gửi bán trú của phụ huynh
học sinh đồng thời nâng cao chất lượng công tác bán trú; giáo viên, nhân viên
phục vụ bán trú được khám sức khỏe định kỳ và tham dự lớp tập huấn về vệ sinh
an toàn thực phẩm do chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm phối hợp với Trung tấm
Y tế dự phòng huyện tổ chức.
Làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao vai trò, trách nhiệm,
tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định vệ sinh trang thiết bị, dụng
cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa nguy cơ ô
nhiễm thực phẩm, tuyên truyền phổ biến việc thực hiện kiến thức và sức khỏe

người trực tiếp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn trong chế biến; bảo quản,
sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm góp phần vào giảm thiểu ngộ độc
thực phẩm.
Ngay vào đầu năm học, nhà trường đã ký hợp đồng mua bán thực phẩm
sạch với các nhà cung cấp thực phẩm đảm bảo đúng quy trình. Nhà trường tuyệt
đối không dùng thực phẩm màu trong việc chế biến thức ăn cho trẻ. Hàng ngày
ký nhập thực phẩm tay 3 theo quy định.
Ban Giám hiệu, Ban Thanh tra nhân dân, Y tế nhà trường cùng Ban Đại
diện cha mẹ học sinh thường xuyên kiểm tra việc nhập, xuất, chế biến thực
phẩm, chia ăn của trẻ.
Thức ăn được lưu trong hộp inox có nắp đậy và được để ngăn mát tủ lạnh
trong vòng 24h, ghi rõ tên thức ăn, ngày giờ lưu thức ăn và được đảm bảo tuyệt
đối. Đảm bảo vệ sinh môi trường, bếp ăn, công trình vệ sinh để phòng, chống
ngộ độc thức ăn. Trong thời gian qua không có xẩy ra ngộ độc thực phẩm. Môi
trường xung quanh đảm bảo vệ sinh, khu vực chế biến sạch sẽ.
Nhà trường sử dụng nguồn nước giếng khoan để nấu ăn đã được đi xét
nhiệm; nước uống của trẻ sử dụng là nước lọc tinh khiết đóng bình. Y tế thường
xuyên kiểm tra và từ đầu năm học đã có kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong
14


nhà trường. Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho từng lớp học, xây dựng kế
hoạch công tác bán trú theo năm, tháng, tuần và thường xuyên kiểm tra bán trú
các lớp học đột xuất, có báo trước và định kỳ.
Năm học tiếp theo, nhà trường sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tham
mưu để nhà trường đẩy mạnh hơn nữa công tác vệ sinh an toàn thực phẩm để
góp phần đạt mục tiêu bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho trẻ khi tới trường.
Tuyên truyền sâu rộng đến đến tất cả các bậc cha mẹ học sinh và cộng
đồng thấy được tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường Mầm non trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

3.2. Kiến nghị, đề xuất
Đối với Sở Giáo dục và Đạo
Tham mưu với các cấp có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí đầ tư xây dựng bếp
ăn một chiều theo qui định; Công trình vệ sinh kiên cố, hỗ trợ kinh phí mua đồ
dùng phục vụ bán trú; Có chế độ chính sách phù hợp cho các cô nuôi. Tăng
cường mở các lớp bồi dưỡng những kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an thực
phẩm trong trường Mầm non.
Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo mở nhiều lớp học về dinh dưỡng và an
toàn thực phẩm, để tôi và chị em có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm chế
biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường ngày càng
tốt hơn.
Đối với giáo viên
Cần nắm vững kiến thức giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm, tuyên tuyền vận phụ huynh tham gia chương trình giáo dục dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm ở mọi lúc mọi nơi. Nâng cao tinh thần trách nhiệm
trong trường học, tiếp cận kiến thức khoa học về giáo dục dinh dưỡng vệ sinh
an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
Đối với phụ huynh
Cần quan tâm hơn nữa tới các khu trường phối kết hợp nhà trường trồng
rau sạch, cải thiện bữa ăn cho trẻ, đóng góp thực phẩm sẵn có trong gia đình cho
các cháu được ăn thực phẩm sạch.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc chỉ đạo thực hiện
hoạt động nâng cao chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công
tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường, sáng kiến kinh nghiệm trên của bản
thân tôi đã được áp dụng tại trường và thực sự đem lại hiệu quả.
Mặc dù bản thân tôi cũng đã nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi
cùng với sự tâm huyết của mình trong chuyên môn nhưng do khả năng diễn đạt
còn hạn chế, nên sáng kiến kinh nghiệm của tôi chắc rằng không tránh khỏi
thiếu sót và có đôi chỗ chưa thoả mãn sự mong đợi của đồng nghiệp và cấp trên.

15


Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của lãnh đạo các cấp và bạn bè đồng
nghiệp để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
.

Hồi Xuân, ngày 16 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình

XÁC NHẬN
viết, không sao chép nội dung của người khác.
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
NGƯỜI VIẾT

Phạm Thị Mận

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản toàn, diện giáo dục và đào tạo.
[2] Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
[3] Hướng dẫn chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực.
phẩm của Bộ giáo dục Đào tạo.
16


[4] Trích 60 năm giáo dục Mầm non Việt Nam. Trang 272.
[5] Chương trình giáo dục Mầm non. NXB Giáo dục.
[6] Tạp chí tập 12, số 3/2016 Dinh dưỡng và thực phẩm của viện dinh
dưỡng Quốc gia.


17



×