Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn một số biện pháp quản lý chỉ đạo làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non sơn lư huyện quan sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.31 KB, 13 trang )

STT
1

2

3

Mục lục

Trang
A. MỞ ĐẦU.
2-3
I. Lý do chọn đề tài
2
II. Mục đích nghiên cứu
3
III. Đối tượng nghiên cứu
3
IV. Phương pháp nghiên cứu
3
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
4 - 11
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
4
- Thực trạng của trường hiện nay.
5
III. Những biện pháp, giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề. 6
1. Biện pháp, giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
6


2. Dùng nước sạch, an toàn chế biến thức ăn đồ uống và rửa 7
dụng cụ là rất cần thiết.
3. Cách sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ.
7
4. Phương pháp chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ. 7
5. Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt.
8
6. Kiểm tra ngăn chặn, xử lí kịp thời các vụ ngộ độc thực 8
phẩm và thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
7. Công tác trao đổi và phối hợp với phụ huynh.
9
8. Công tác truyên truyền.
9
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
10,11
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
12
1. Kết luận.
12
2. Đề xuất
12

1


A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là cấp học đấu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt
nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ của trẻ em. Trẻ
được tiếp cận với giáo dục mầm non càng sớm, càng thúc đẩy quá trình học tập

và phát triển của các giai đoạn theo. Chính những kỹ năng mà trẻ tiếp thu được
qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập sau này.
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương
“về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đáp ứng nhu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Cũng như Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày
20/9/2017 của Ban Chấp hành huyện ủy huyện Quan Sơn “về đổi mới, nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo của huyện Quan Sơn đến năm 2020. Chính vì
vậy giáo dục Mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên
của con người. Để đạt được mục tiêu giáo dục trẻ phát triển toàn diện thì cần
phải kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe và giáo dục đó là điều
tất yếu. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có
cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày càng được nâng cao.
Việc chăm sóc, giáo dục trẻ cũng được các gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm.
Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khỏe mạnh, học tốt phát
triển cân đối thì trước tiên ta phải có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp
trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy
trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ có được những thói quen
học tập, sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người
quản lý chỉ đạo phải thực hiện tốt chuyên môn phải thực hiện đúng về nhiệm vụ,
yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành
học giao cho.
Tiếp tục thực hiện tốt việc chỉ đạo, chăm sóc giáo dục trẻ, nâng cao chất
lượng, phòng chống suy dinh dưỡng và an toàn thực phẩm là nội dung hàng đầu
trong năm học 2017-2018.
Với trách nhiệm của một người quản lý, tôi luôn suy nghĩ rằng làm thế nào
để chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có
sự nổ lực phấn đấu trong công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa giáo
dục, tuyên truyền tới các bậc cha mẹ trẻ về kiến thức nuôi dạy con theo khoa
học. Như chúng ta đã biết với trẻ em việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho

trẻ là điều rất cần thiết. Và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng rất quan trọng
trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lí chỉ
đạo làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non Sơn Lư
huyện Quan Sơn”
II, Mục đích nghiên cứu.

2


Nắm chắc thực trạng kết quả về an toàn thực phẩp của trường Mầm Non Sơn
Lư.
- Lựa chọn và thực hiện một số biện pháp tại trường Mầm Non.
- Rút ra bài học kinh nghiệm chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường
Mầm Non.
III, Đối tượng nghiên cứu:
Giáo viên nhân viên và học sinh ở trường Mầm Non Sơn Lư huyện Quan
Sơn.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Tham khảo tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Thực nghiệm các biện pháp đã chọn.
- Khảo sát cơ sở vật chất, trang thết bị phục vụ công tác nuôi ăn bán trú tại các
khu trường và thống kê kết quả.

3


B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay vấn đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” đang là vấn đề cấp bách, được

mọi người mọi nhà đều quan tâm. Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
phòng chống suy dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với ngành giáo
dục nói chung trong đó cấp học Mầm non nói riêng đóng vai trò quan trọng đến
việc tổ chức an toàn thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường Mầm non. Vì an
toàn thực phẩm liên quan đến sức khỏe của trẻ nó góp phần nâng cao sức khỏe
học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay. Đây cũng là
thông điệp giúp cho toàn thể cộng đồng quan tâm đến sức khỏe, và cùng nhau
thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm tại
trường Mầm non có tổ chức ăn bán trú.
Chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con
người. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc
lớn vào sự chăm sóc, giáo dục của trẻ trong trường mầm non.
Trong những năm gần đây xã hội nói chung, xã Sơn Lư nói riêng đã và đang
phát triển về mọi mặt. Đặc biệt là kinh tế đang trên đà phát triển, trình độ dân trí
cao hơn. Mặt khác thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình cho nên số con trong
mỗi gia đình ít đi. Chính vì vậy cuộc sống của trẻ được đặt ra cho trường mầm
non Sơn Lư cần phải đẩy mạnh hơn nữa về chăm sóc và nâng cao chất lượng
giáo dục trẻ. Từ những suy nghĩ trên tôi nhận thấy người quản lý không ngừng
học hỏi về kinh nghiệm về chuyên môn cũng như công tác quản lý từ đó mới có
thể quản lý tốt để đáp ứng được yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay. Mặt
khác đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường cần có trình độ chuyên môn vững
vàng, có sức khỏe, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
Chúng ta đều nhận thấy tầm quan trọng của việc ăn uống. Đó là nhu cầu hàng
ngày, thiết yếu và phải đáp ứng nhu cầu, phòng ngừa được “bệnh từ miệng
vào”... Thức ăn sẽ không còn giá trị cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nếu
không đảm bảo về sinh an toàn thực phẩm. Khi ăn phải thực phẩm ô nhiễm hoặc
các chất độc hại với lượng quá cao, sau một vài giờ có thể xuất hiện các triệu
chứng của ngộ độc thực phẩm như đau đầu, đau bụng, tiêu chảy...
Thực phẩm kém vệ sinh an toàn không chỉ gây nên ngộ độc cấp bách một

cách ồ ạt dễ nhận thấy mà còn phải kể đến bệnh mãn tính gây suy kiệt sức khỏe
do nhiễm và tích lũy các chất độc hại trong người như: chì, thủy ngân, asen.
Thuốc phẩm màu bảo vệ thực vật động vật với lượng còn nhiều thì gây nên cho
con người mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Cho nên vai trò của chất lượng giáo
dục, phòng chống suy dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường
mầm non là rất quan trọng.
1. Thực trạng của trường hiện nay.
Trường mầm non Sơn Lư cách trung tâm huyện 4km. Khu chính nằm ở km
39 thuộc bản Păng, các khu lẻ nằm rải rác dọc đường 217. Kinh tế chủ yếu là
4


nông nghiệp. Những năm gần đây có các hộ gia đình từ miền xuôi lên buôn bán
điều kiện và kinh tế của các hộ gia đình phát triển tốt hơn, nhiều hộ gia đình có
điều kiện kinh tế hay nuông chiều con cái cho trẻ ăn bất cứ thứ gì mà trẻ thích,
có loại thức ăn trẻ được ăn quá nhiều, có loại ăn rất ít không điều độ, cha mẹ các
cháu chỉ quan tâm đến khối lượng thức ăn của trẻ, suy nghĩ lệch lạc rằng cho trẻ
ăn nhiều là tốt. Từ nguyên nhân ấy trẻ hay quấy khóc lười ăn vào đầu năm học
khiến cho giáo viên chăm sóc và dạy trẻ rất vất vả. Từ thực tế trên tôi đã chọn đề
tài này và đưa vào trong thời gian qua áp dụng vào nuôi dạy trẻ. Tôi nhận thấy
còn có một số thận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Trường mầm non Sơn Lư được chương tình phát triển vùng hỗ trợ mua
sắm một số trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để phục vụ trong công tác dạy và học.
Nhất là đầu tư kinh phí xây dựng cho nhà trường được nhà bếp ăn cho khu chính
và hỗ trợ trang thiết bị nhà bếp cho khu Bon và khu Sỏi để nhà trường tổ chức
nuôi ăn bán trú cho trẻ.
Sự quan tâm chăm sóc của phụ huynh đối với trẻ đã được nâng lên.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ có trách nhiệm với công việc. Do
vậy mọi hoạt động của nhà trường đều thực hiện tốt.

* Khó khăn:
Phụ huynh đã có sự quan tâm chăm sóc trẻ nhưng kinh tế người đan vẫn
còn khó khăn các cháu đều là con em nông dân, một số phụ huynh chưa hiểu
được kiến thức chăm sóc trẻ theo khoa học, hoặc có những gia đình thường
nuông chiều ý thích của con mua gì ăn gì bất cứ việc đó đúng hay sai.
Ví dụ: đòi ăn kẹo cao su, bim bim, ăn kem...
Khi chăm sóc cho trẻ ăn trong các bữa trong ngày phụ huynh nhiều khi chưa biết
vận dụng các kiến thức khoa học, khi mua thực phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày
có phụ huynh chưa xác định đâu là thực phẩm đảm bảo an toàn mà chỉ thấy rẻ
tiền là mua.
Ví dụ: Mua rau xanh non, dưa chuột, đỗ xào ..v.v... có phun thuốc kích
thích.
Việc tổ chức ăn bán trú tại trường còn khó khăn ở khâu thu chi mua thực
phẩm vì giá cả thị trường bất động lên xuống thất thường.
Nhận thức của phụ huynh khi đưa con đến trường là giao trách nhiệm nhà
trường phải chăm sóc trẻ coi đó là nơi chăm sóc nuôi dạy đầy đủ, gia đình không
phải quan tâm nhiều.
Cơ sở vật chất: Phòng học còn chật hẹp nhất là ở các khu lẻ như khu Bon; Khu
Bìn....
Từ những khó khăn trên tôi đã suy nghĩ và tự đưa ra một số biện pháp và
áp dụng trong quá trình thực hiện nuôi dưỡng, đặc biệt là “vệ sinh ăn toàn thực
phẩm” trong thời gian qua.

5


* Khảo sát thực trạng ban đầu cho thấy:
Thờ Tổng Mắc
i
số trẻ bệnh

gian
thông
thườn
g

Theo dõi sức khỏe trẻ
Cân nặng
Kên Kênh SD Kênh
h
D (dưới cao
BT -2 và -3) hơn
tuổi
(trên
+2 và
+3)
Số Tỷ
trẻ lệ
%
217 34 13.5 0

Chiều cao
Kên Kênh
h
thấp còi
BT

Kên
h
cao
hơn

tuổi

Giảm
so
với
đầu
năm

Số Tỷ
trẻ lệ
%
34 13.5 0

Đầu 251
22
218
năm
III. Những biện pháp, giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
1. Biện pháp tự tạo và chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và
đảm bảo vệ sinh an toàn.
a. Biện pháp tự tạo ra các loại thực phẩm.
* Trước tiên nhà trường tận dụng khu đất có thể trồng được rau xanh đảm bảo
rau sạch, đủ ăn trong ngày, giao cho nhà bếp có trách nhiệm trồng rau quanh
năm, theo mùa.
Ví dụ: Mùa hè trồng rau đay, rau mồng tơi, rau muống...
Mùa đông trồng rau bắp cải, rau xu hào, rau cải canh...
b. biện pháp hướng dẫn nhà bếp khi chọn mua thực phẩm cho trẻ ăn hàng ngày,
phải đảm bảo một số tiêu chuẩn sau.
Khi mua hàng cần chú ý xem hạn sử dụng của thực phẩm, đặc biệt là các thực
phẩm đóng chai, hộp như: Nước mắm, dầu ăn, sữa tươi...Không mua hàng bao

gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hết hạn sử dụng.
* Chọn rau quả tươi, không bị dập nát, không có màu sắc, không bị mùi lạ.
* Chọn thịt: Lợn tươi ngon màng ngoài khô, không bị nhớt và màu sắc, bình
thường khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, ngón tay ấn vào tạo thành vết lõm
nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra.
* Chọn các loại phủ tạng thịt và thủy sản còn tươi như: Tim phải có màu hồng
tươi, chắc không có dấu xuất huyết ở vành tim và màng trong tim.
* Gan lợn bình thường có màu hồng, bề mặt miện, thùy gan mềm, không có nốt
ngoại tử màu trắng hoặc vàng.
* Bầu dục màu hồng tim không có nốt ngoại tử.
* Chọn cá: Cá đang sống hay vừa mới chết nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn cá tươi
như: khi để cá lên tay thân cá không bị thả xuống, mắt cá trong suốt, giắc mạc
đàn hồi, miệng ngậm cứng, mang cá màu đỏ tươi, dán chặt xuống hoa khế, bụng
bình thường thịt rắn chắc, không có mui ươn hôi.
6


* Chọn trứng: Vỏ trứng màu sáng không có vết xám đen, không bị giập, quả
trứng phải có màu hồng trong suốt khi soi qua ánh sáng.
* Không sử dụng các loại thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt là các loại ngũ cốc,
hạt có dầu như: Đậu, lạc mốc có chứa nhiều độc tố vi nấm gây nguy hiểm, đặc
biệt khi mua thực phẩm cần phải lưu ý không mua các loại thực phẩm không
đúng quy định.
Ví dụ: Thịt gà có màu đen thâm, thịt lợn có đốm trắng mùi hôi, rau quả các
loại bị dập nát hoặc có ướp các chất hóa học.
2. Dùng nước sạch, an toàn chế biến thức ăn đồ uống và rửa dụng cụ là rất
cần thiết.
Do vậy nhà trường cần thực hiện an toàn nguồn nước như sau:
- Nhà trường đã được chương trình phát triển vùng mua cho máy lọc nước, bình
lọc nước và đồ dùng mỗi trẻ một chiếc cốc uống nước riêng.

- Sử dụng nước máy lọc, đã qua xử lý.
- Nước trong không có màu, không mùi, không mùi lạ, không vẩn đục.
- Dụng cụ chứa nước phải đảm bảo sạch, không chứa các chất gây độc như kim
loại, nước không có rêu bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, dụng cụ phải có nắp
đậy kín rễ cọ rửa và có vòi.
- Dùng nước đun sôi để uống hoặc nước lọc, bình đựng nước uống phải bằng
chất liệu chuyên dùng đã được quy định của bộ y tế như sứ, sành, nhựa cao cấp
hoặc thủy tinh... bình thường lau rửa sạch hàng ngày và tráng lại bằng nước sôi.
Đến nay nhà trường đã có 3 máy lọc nước và có đủ đồ dùng mỗi trẻ một cốc
riêng.
3. Cách sử dụng các đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ.
- Chỉ đạo nhà bếp cần sử dụng các dụng cụ nấu nướng, ăn uống sạch sẽ không
để các dụng cụ bẩn qua đêm.
- Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải phải bỏ đựng vào thùng có nắp đậy và được
chuyển đi hàng ngày, tránh ruồi nhặng.
- Bát đĩa phải được rữa sạch sau khi ăn xong và úp vào giá để ráo, phơi khô,
tránh bụi bẩn.
- Dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm sống, chín phải dùng riêng biệt.
- Bát đĩa rữa xong cần dùng ngay thì phải tráng nước sôi, dùng khăn ẩm mốc để
lau, chùi.
4. Phương pháp chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ.
- Hướng dẫn nhà bếp trước khi chế biến món ăn cần lựa chọn thực phẩm ăn
được, loại bỏ các vật lạ lẫn vào thực phẩm như sạn, xương, lông, tóc ....
- Rửa rau phải rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc thay nước rửa 3, 4 lần.
- Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan băng đá hoàn toàn và được rửa sạch
trước khi chế biến.
- Có nhiều loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng, sữa dễ bị ô nhiễm bởi
các sinh vật gây bệnh, do đó thực phẩm phải được nấu kỹ ở nhiệt độ sôi đều để
tiêu diệt được các mầm bệnh.


7


- Khi nấu chín xong phải ăn ngay nếu để nguội lâu thì vi khuẩn dễ xâm nhập và
phát triển.
* Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại
hoa quả khác thì cần phải ăn ngay khi bốc vỏ hoặc cắt ra.
* Bảo quả thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn.
- Không để lẫn thực phẩm sống và thức ăn chín, khi nấu xong cần phải che đậy
tránh bụi, ruồi nhặng hay sự xâm nhập của côn trùng, gặm nhấm và các động vật
khác.
* Phải giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ăn uống và chế biến thực phẩm.
- Khu vực chế biến thực phẩm phải không có nước đọng, xa cách khu gây khói
bụi bẩn.
- Bếp, phòng ăn đủ ánh sáng và thông gió.
- Không để nước rửa thực phẩm và dụng cụ ăn uống ứ đọng làm ô nhiễm môi
trường xung quanh.
- Phải đủ nước sạch sử dụng trong chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực ăn
uống, chế biến.
- Đề phòng sự xâm nhập của gián, chuột và các động vật khác ở nơi ăn uống và
chế biến thực phẩm.
5. Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt.
- Trước khi chế biến thức ăn phải rửa tay bằng xà phòng bằng nước sạch.
- Không dùng tay bốc thức ăn chính.
- Cô nuôi phải mặc quần áo sạch sẽ (đeo tạp dề) đầu tóc phải gọn gàng, móng
tay cắt ngắn và sạch sẽ, nếu có vết thương thì phải băng kín bằng vật liệu không
thấm nước.
- Người chế biến không bị mắc bệnh, khi ốm nghỉ và tìm người chế biến khác.
6. Kiểm tra ngăn chặn, xử lí kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm và thực
hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Trong tuần nhà trường có lịch kiểm tra và thường xuyên, kiểm tra đột suất
công việc của nhà bếp như: vệ sinh trong ngoài nhà ăn, đồ dùng nấu ăn vệ sinh
có sạch sẽ không. Số thực phẩm ghi trong sổ có đúng với thực tế không, thực
phẩm có đảm bảo quy định chưa, khi chế biến món ăn sống hay chín, thức ăn
vừa hay mặn. Đặt biệt nước uống của trẻ đun sôi để uống ấm về mùa đông, uống
mát về mùa hè.
- Kiểm tra đồ dùng cá nhân của trẻ như: Khăn mặt, ca cốc... thường xuyên nhắc
nhở giáo viên và cô nuôi dạy đánh rửa ca cốc, tẩy khăn mặt, chăn gối, chiếu... từ
1 đến 2 lần/tuần
- Thường xuyên vệ sinh chỗ ăn ngủ của trẻ và xung quanh trong và ngoài nhà ăn
và lớp học.
- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột ... và hướng dẫn vệ sinh
phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.
- Trong năm học mới các đoàn y tế đến kiểm tra vệ sinh thực phẩm và các điều
kiện phục vụ nuôi dưỡng. Như kiểm tra thực đơn ăn của trẻ trong ngày, thực

8


phẩm chế biến món ăn đảm bảo theo quy định chưa, vệ sinh trong và ngoài nhà
ăn sạch sẽ chưa.
Ngoài ra các y bác sĩ khám bệnh cho trẻ, nếu có mắc bệnh thông thường bác
sĩ cho thuốc điều trị ngay, cháu có bệnh nặng được bác sĩ giới thiệu lên tuyến
trên khám vè điều trị, các bác sĩ còn cấp thuốc cho nhà trường: Ví dụ: thuốc
cảm, hạ sốt, thuốc đi ngoài, thuốc tra mắt...
7. Công tác trao đổi và phối hợp với phụ huynh.
- Thường xuyên tổ chức họp phụ huynh trao đổi về việc chăm sốc nuôi dạy trẻ,
đặt biệt phổ biến về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm phụ huynh và nhà
trường cùng phối hợp làm tốt, tránh không để cho phụ huynh tùy tiện, chăm sóc
trẻ phải theo như đã bàn bạc trong cuộc họp cụ thể như khi về nhà các gia đình

cần cho trẻ ăn, ngủ điều độ đúng khoa học, về vệ sinh cá nhân cho trẻ, cho trẻ
rửa tay bằng xà phòng vệ sinh trước và sau khi ăn.
- Khi cho trẻ ăn uống cần phải đảm bảo ăn chín uống sôi, thực phẩm mua về
không nhiễm khuẩn, cho trẻ ăn đủ chất (4 nhóm thực phẩm/bữa ăn của trẻ)
không nên cho trẻ ăn bánh kẹo trước khi đi ngủ.
- Khi họp phụ huynh nhà trường thông báo mức ăn hàng ngày của trẻ, tình hình
sức khỏe của trẻ qua biểu đồ, cháu nào khi có giảm cân nhà trường trao đổi xem
nguyên nhân từ đâu để kết hợp cùng chăm sóc trẻ, ăn đủ chất giúp trẻ tăng cân
đảm bảo cho trẻ không bị suy dinh dưỡng.
8. Công tác tuyên truyền.
Mỗi cán bị giáo viên là những tuyên truyền viên, tuyên truyền kiến thức nuôi
dạy con theo khoa học, trao đổi phụ huynh hiểu được tầm quan trọng vệ sinh ăn
toàn thực phẩm trong gia đình cũng như trong xã hội.
Vào các đợt có dịch bệnh nhà trường triển khai đầy đủ nội dung của cấp trên
tới các bậc phụ huynh. Đặc biệt vệ sinh an toàn thực phẩm nhà trường giao cho
giáo viên phải có trách nhiệm tuyên truyền tới các bậc phụ huynh nắm rõ nội
dung để phòng và chống dịch bệnh, ngoài ra nhà trường còn tuyên truyền bằng
cách treo hình ảnh, pa nô áp phích về vệ sinh an toàn thực phẩm ở những nơi
đông người qua lại hoặc cửa lớp để cha mẹ các cháu xem, đọc các nội dung và
cùng nhà trường làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe trẻ.
Ví dụ: + 10 lời khuyên về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lý.
+ 10 nguyên tắc vàng chế biên vệ sinh an toàn
Thông qua đài truyền thanh, truyền hình bằng các bài báo, thông tin trên loa
đài và thông qua các hội thi, hội họp tuyên truyền về những việc làm tốt, việc
chưa thực hiện tốt về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm từ đó rút kinh nghiệm
vào công tác chăm sóc trẻ.
Do vậy muốn tổ chức tốt việc vệ sinh an toàn thực phẩm, trước tiên nhà
trường phải là nơi thực hiện đầy đủ các quy định về việc chăm sóc trẻ, ngoài ra
phải nắm vững yêu cầu nhiệm vụ của việc nuôi dạy trong trường mầm non.

Chính vì vậy mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường phải là
người giỏi toàn diện biết chăm sóc nuôi dạy tốt am hiểu mọi việc “vừa hồng vừa
9


chuyên” giao việc gì cũng đều hoàn thành tốt, thế mới có thể chăm sóc trẻ phát
triển toàn diện trên 5 mặt “ đức, trí, lao, thể, mỹ”
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua quá trình chỉ đạo của nhà trường cũng như việc thực hiện vệ sinh an
toàn thực phẩm trong năm học 2017- 2018 đã có một sống kết quả như sau:
- Nhà trường duy trì tổ chức ăn bán trú ở khu chính và 2 khu lẻ đạt tỉ lệ 87%
cháu ăn tại nhà trường. Trong thời gian tổ chức ăn, không để xảy ra ngộ độc
thức ăn, khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Cán giáo viên, các cô nuôi hiểu và nắm được công tác đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm co trẻ ăn bán trú tại nhà trường.
- Nhà bếp đã được trung tâm y tế huyện Quan Sơn kiểm tra và cấp giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực hiện tốt việc mua chọn thực phẩm đảm bảo tươi ngon vệ sinh sạch sẽ.
- Chất lượng bữa ăn của trẻ đảm bảo đúng tiêu chuẩn ăn đủ chất, thực hiện ăn
chín, uống sôi, không ăn hoa quả tươi chưa qua kiểm định.
- Thực phẩm mua về phải được rửa sạch qua nhiều lần và ngâm qua nước muối,
hàng ngày các món ăn còn được thay đổi, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị
ăn của trẻ nhằm giúp trẻ ăn hết suất.
- Về tình hình sức khỏe của trẻ: ít mắc các bệnh, hàng tháng, hàng quý cân đo trẻ
theo dõi đúng lịch đã quy định.
* Kết quả đạt được như sau:
Thời Tổn Mắc Theo dõi sức khỏe trẻ
Giảm
gian g số bệnh Cân nặng

so
Chiều cao
trẻ thôn Kên Kênh SD Kênh Kên Kênh
Kên với
g
đầu
h
D (dưới -2 cao
h
thấp còi h
thườ BT và -3)
hơn
BT
cao năm
ng
tuổi
hơn
(trên
tuổi
+2 và
+3)
Số Tỷ
Số Tỷ
trẻ lệ
trẻ lệ
%
%
Đầu 251 22
217 34
13.5 0

218 34 13.5 0
năm
Cuối 251 20
220 31
12.3 0
220 31 12.3 0
năm
Đội ngũ CBGV nhiệt tình với công việc, chăm sóc trẻ chu đáo từ bữa ăn đến
giấc ngủ của trẻ.
Nhà bếp tăng cường rau xanh đảm bảo đủ rau hàng ngày an toàn, khi mua thức
ăn hay về chế biến món ăn nhà bếp luôn giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm tốt,
không để xảy ra ngộ độc.
10


Phụ huynh đã phối hợp với nhà trường làm tốt công tác nuôi dạy trẻ, cho trẻ ăn,
uống đúng khoa học, hàng ngày chăm sóc chu đáo, giúp trẻ ăn khỏe ngủ ngoan
chóng lớn, nhanh nhẹn thông minh, hoạt bát, chất lượng học tập của trẻ có nhiều
chuyển biến như trẻ biết ứng xử giao tiếp với mọi người lễ phép ngoan ngoãn và
khiêm tốn biết kính trên, nhường dưới.
Nhà trường làm tốt công tác tham mưu với cấp trên và chương trình phát triển
vùng mua sắm đầy đủ đồ dùng nấu ăn, đồ dùng dạy và học và một số trang thiết
bị khác.
Trong năm học nhà trường tổ chức các buổi tọa đàm các đợt sinh hoạt chuyên
môn cụm trao đổi về chuyên môn về chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục để giáo
viên học hỏi trao đổi các kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm đáp
ứng được việc chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay. Nhìn chung trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của giáo viên trong nhà trường tương đối vững vàng, có khả năng
chăm sóc giáo dục trẻ tốt.


11


C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Trong việc tổ chức chỉ đạo nhà trường thực hiện chuyên đề vệ sinh an toàn
thưc phẩm đã được giáo viên đồng tình và nhất trí cao. Vì đó là một việc làm rất
quan trọng đòi hỏi mọi người ai cũng phải thực hiện.
Muốn chỉ đạo tốt công việc vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết người quản
lý phải gương mẫu, nhiệt tình năng động trong công tác, làm tốt công tác tham
mưu với cấp trên, tuyên truyên giỏi để các cấp các ngành quan tâm giúp đỡ, và
phải có năng lực công tác, có trình độ chuyên môn vững vàng để chỉ đạo nhà
trường thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.
* Nội dung nghiên cứu được áp dụng chưa thường xuyên nhưng đã phần nào
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Do vậy chúng ta phải biết phối hợp
với các ngành các cấp quan tâm chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ, cho bản thân
mọi người.
Đặc biệt giáo viên phải có tâm huyết với nghề của mình coi dó là sự phân
công của xã hội, xác định vào nghề phải toàn tâm, toàn ý có trách nhiệm chăm
sóc trẻ chu đáo, coi trẻ như con đẻ của mình, luôn luôn học hỏi kinh nghiệm của
người đi trước để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
mình. Nhất là đối với người quản lý phải có kiến thức giỏi về mọi mặt, giỏi
chuyên môn, giỏi quản lý, giỏi tham mưu. Hàng năm phải biết xây dựng kế
hoạch chỉ đạo các hoạt động của nhà trường. Ngoài ra các buổi sơ kết, tổng kết
phải có khen thưởng những người làm tốt để động viên phong trào, phát huy mặt
mạnh, cần bồi dưỡng giáo viên yếu, tập thể phải có tinh thần đoàn kết nhất trí
cao, tư tưởng thoải mái yên tâm với nghề.
2. Ý kiến đề xuất:
Để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ có hiệu quả cao, thì
trước hết phải có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đầu tư kinh phí cho xây

dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị cho nhà trường trong công tác chăm
sóc và giáo dục trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm thực tế về công tác: “Một số biện pháp quản lí
chỉ đạo làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhà trường mầm non
Sơn Lư” đã thực hiện trong thời gian qua. Trong bản sáng kiến kinh nghiệm
không tránh những thiếu sót mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để tôi
tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Xin trân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Sơn Lư, ngày 15 tháng 4 năm 2018
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
NGƯỜI VIẾT
Lữ Thị Thanh
12


13



×