BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------µ------
LÊ HUYỀN TRANG
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA TẠI ỦY BAN DÂN TỘC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI. NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------µ------
LÊ HUYỀN TRANG
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA TẠI ỦY BAN DÂN TỘC
CHUYÊN NGÀNHC: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN HỒI
HÀ NỘI. NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Học viên
Lê Huyền Trang
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP QUỐC GIA.................................8
1.1. Chương trình KH&CN cấp quốc gia..............................................................8
1.1.1. Khái niệm Chương trình KH&CN cấp quốc gia.......................................8
1.1.2. Đặc điểm của CT KH&CN cấp quốc gia..................................................9
1.1.3. Vai trò của Chương trình KH&CN cấp quốc gia.....................................10
1.2. Quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia của Văn phòng
Chương trình.....................................................................................................10
1.2.1. Mục tiêu quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia của Văn phòng
Chương trình.....................................................................................................10
1.2.2. Nguyên tắc quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia của Văn phòng
Chương trình.....................................................................................................12
1.2.3. Nội dung quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia của Văn phòng
Chương trình.....................................................................................................12
1.2.4. Các nhân tố ảnh hướng tới quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia.......19
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia và
bài học rút ra cho Việt Nam..................................................................................22
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia...22
1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam....................................................................26
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC TẠI VĂN PHÒNG CHƯƠNG
TRÌNH- ỦY BAN DÂN TỘC................................................................................29
2.1. Giới thiệu về Văn phòng Chương trình - Ủy ban Dân tộc...........................29
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Văn phòng Chương trình Ủy ban Dân tộc.................................................................................................29
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Chương trình - Ủy ban Dân tộc...29
2.1.3. Bộ máy tổ chức của Văn phòng Chương trình - Ủy ban Dân tộc............31
2.2. Thực trạng quản lý Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia
của Văn phòng Chương trình- Ủy ban Dân tộc...................................................32
2.2.1.Thực trạng đề xuất, xác định và phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng
của Chương trình..............................................................................................32
2.2.2. Thực trạng tổ chức tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện
nhiệm vụ của Chương trình..............................................................................35
2.2.3. Thực trạng thẩm định nội dung, kinh phí nhiệm vụ................................38
2.2.4. Thực trạng tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát
sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ...........................................................41
2.2.5. Thực trạng nghiệm thu, đánh giá, công nhận kết quả các nhiệm vụ........47
2.3. Đánh giá chung về quản lý Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp
Quốc gia của Văn phòng Chương trình- Ủy ban Dân tộc...................................49
2.3.1. Đánh giá theo mục tiêu quản lý..............................................................49
2.3.2. Đánh giá theo nội dung quản lý..............................................................55
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA CỦA
VĂN PHÒNG CHƯƠNG TRÌNH- ỦY BAN DÂN TỘC....................................63
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý Chương trình Khoa học và
Công nghệ cấp Quốc gia của Văn phòng Chương trình- Ủy ban Dân tộc.........63
3.1.1. Mục tiêu của Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc tại Ủy ban
Dân tộc đến năm 2025......................................................................................63
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý Chương trình Khoa học và Công nghệ
cấp Quốc gia của Văn phòng Chương trình- Ủy ban Dân tộc...........................64
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp
Quốc gia của Văn phòng Chương trình- Ủy ban Dân tộc...................................65
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình đề xuất, xác định và phê duyệt danh mục
nhiệm vụ đặt hàng của Chương trình................................................................65
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ
trì nhiệm vụ......................................................................................................66
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định nội dung, kinh phí nhiệm vụ. 68
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, xử
lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ..............................69
3.2.5. Giải pháp hoàn thiện quy trình nghiệm thu, đánh giá, công nhận kết quả
các nhiệm vụ.....................................................................................................70
3.2.6. Các giải pháp khác..................................................................................71
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp...................................................................72
KẾT LUẬN............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP
BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Tổng hợp đề xuất đặt hàng của Chương trình khoa học và Công nghệ
cấp quốc gia tại Ủy ban Dân tộc...........................................................32
Tổng hợp tình hình tuyển chọn/giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện
nhiệm vụ của Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia tại
Ủy ban Dân tộc....................................................................................35
Kết quả thẩm định nội dung của các nhiệm vụ thuộc Chương trình
Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia- Ủy ban Dân tộc.......................38
Tổng mực dự toán NSNN cho các nhiệm vụ thuộc Chương trình Khoa
học và Công nghệ cấp quốc gia - Ủy ban Dân tộc................................39
Kết quả đánh giá sau khi kiểm tra các nhiệm vụ thuộc Chương trình
Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia - Ủy ban Dân tộc......................42
Tiến độ thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình Khoa học và Công
nghệ cấp quốc gia tại Ủy ban Dân tộc..................................................43
Bảng tổng hợp dự toán được giao hằng năm của Chương trình Khoa
học và Công nghệ cấp quốc gia tại Ủy ban Dân tộc.............................53
Tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình Khoa
học và Công nghệ cấp quốc gia............................................................54
HÌNH
Hình 1.1.
Hình 1.2:
Hình 1.3:
Hình 1.4:
Hình 1.5:
Hình 1.6:
Hình 2.1:
Quy trình quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia.......................13
Quy trình đề xuất, xác định và phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng
của Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia......................14
Quy trình tổ chức tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện
nhiệm vụ của Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia.............15
Quy trình thẩm định nội dung, kinh phí nhiệm vụ thuộc Chương trình
Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia..................................................16
Quy trình tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát
sinh trong quá trình thực hiện của các nhiệm vụ thuộc Chương trình
Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia..................................................17
Quy trình nghiệm thu, đánh giá, công nhận kết quả nhiệm vụ thuộc
Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia............................18
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chương trình Khoa học và Công nghệ
cấp quốc gia - Ủy ban Dân tộc.............................................................31
HỘP
Hộp 2.1:
Hộp 2.2:
Hộp 2.3:
Hộp 2.4:
Hộp 2.5:
Hộp 2.6:
Đánh giá thực trạng đề xuất, xác định và phê duyệt danh mục nhiệm vụ
đặt hàng tại Văn phòng Chương trình- Ủy ban Dân tộc.......................34
Đánh giá thực trạng tuyển chọn, giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân
thực hiện nhiệm vụ của Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp
Quốc gia tại Ủy ban Dân tộc................................................................37
Đánh giá thực trạng thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện nhiệm vụ của
Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia tại Ủy ban Dân tộc.....41
Thực trạng tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát
sinh trong quá trình thực hiện của các nhiệm vụ thuộc Chương trình
Khoa học và Công nghệ tại Ủy ban Dân tộc........................................44
Thực trạng tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát
sinh đối với việc thanh quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thuộc
Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia- Ủy ban Dân tộc. 46
Thực trạng nghiệm thu, đánh giá và công nhận kết quả các nhiệm vụ
thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia tại Ủy ban
Dân tộc.................................................................................................48
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khoa học và công nghệ là một bộ phận nguồn lực không thể thiếu trong quá
trình phát triển kinh tế- xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã xác định được rõ vai trò
then chốt của KH&CN trong quá trình cải cách nền hành chính nhà nước đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, kết quả các nghiên cứu là cơ sở để
xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế và chính sách. Trong thời kỳ đổi
mới, hoạt động KH&CN của các chương trình, dự án cấp nhà nước, cấp bộ đã có
những bước chuyển biến mạnh mẽ, đạt được những kết quả nhất định, đóng góp
tích cực vào sự phát triển của đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Các Chương trình khoa học - công nghệ cấp quốc gia đang triển khai có ý
nghĩa lớn với các mục tiêu hoạch định các chính sách quốc gia ở mọi lĩnh vực
đời sống kinh tế - xã hội mà trong đó các vấn đề vùng dân tộc, người dân tộc
thiểu số đang trở nên rất quan trọng khi đề cập tới phát triển, công bằng và bình
đẳng ở nước ta.
Nguồn lực đầu tư cho các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia
và cho từng nhiệm vụ khoa học - công nghệ quốc gia là rất lớn. Tuy nhiên, hoạt
động KH&CN vẫn còn hạn chế, nhiều công trình nghiên cứu chưa áp dụng được
trong thực tiễn, công tác quản lý các Chương trình, dự án còn lỏng lẻo, chưa đáp
ứng được nhu cầu đặc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát
triển của kinh tế tri thức. Hiệu quả của nó đạt được như mong muốn hay chỉ là
một sự tiêu tốn lãng phí phụ thuộc hoàn toàn vào công tác quản lý các nhiệm vụ
của Chương trình.
Trong thời gian qua, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Ủy ban
Dân tộc đã chủ động tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học và
ứng dụng vào công tác quản lý nhà nước của Ủy ban. Ủy ban Dân tộc là cơ quan
ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc
trong phạm vi cả nước. Năm 2016, Văn phòng Chương trình Khoa học và Công
nghệ cấp Quốc gia, CTDT/16-20 được thành lập, là tổ chức trực thuộc Ủy ban Dân
2
tộc, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Chương trình Khoa
học và Công nghệ cấp Quốc gia; các đề tài, dự án nghiên cứu cấp quốc gia được Bộ
trưởng, chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc giao. Đến nay, Văn phòng Chương trình Khoa
học và Công nghệ cấp Quốc gia, CTDT/16-20 đã quản lý 50 nhiệm vụ cấp Quốc gia
thuộc Chương trình với số kinh phí từ Ngân sách Nhà nước trên 160 tỷ đồng, nhiều
đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn cao, có những tác động tích cực đối với sự
phát triển của đồng bào dân tộc thiểu số nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, trong vấn đề quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia tại Ủy
ban Dân tộc còn có nhiều bất cập như: các nhiệm vụ còn dàn trải, có tính trùng lắp
với các chương trình khác trong khi một số nhiệm vụ mang tính cơ bản và cấp bách
trong thực tiễn công tác dân tộc đang cần được nghiên cứu lại chưa được triển khai;
công tác thẩm định kinh phí chưa xem xét đến khả năng bảo đảm của NSNN; công tác
quản lý tài chính và thực hiện các quy định về sử dụng kinh phí đối với các nhiệm vụ ở
một số đề tài còn có những hạn chế, hồ sơ chứng từ chưa đúng quy định, giải ngân
chậm làm ảnh hưởng chung đến tiến độ giải ngân của Chương trình; thủ tục hành chính
còn rườm rà, vướng mắc; thời gian kết thúc của các nhiệm vụ ảnh hưởng đến việc
chuyển giao các kết quả nghiên cứu của Chương trình cho Ủy ban Dân tộc và các cơ
quan có liên quan trong việc phục vụ xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2021-2025
Đây cũng là những khó khăn, thách thức đối với cơ quan quản lý, cơ quan
chủ trì và các nhà khoa học thực hiện các nhiệm vụ. Do đó, việc tiến hành điều tra,
đánh giá thực trạng quản lý Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia sẽ
giúp Ủy ban Dân tộc có một bức tranh tổng thể, phát hiện những bất cập trong quản
lý và đề xuất các giải pháp mới đối với quản lý hoạt động của Chương trình Khoa
học và Công nghệ cấp Quốc gia là rất cần thiết
Với mong muốn được góp phần trực tiếp và cải tiến vấn đề quản lý này, dưới
góc độ là một luận văn thạc sỹ, tác giả đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Quản lý
Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia tại Ủy ban Dân tộc”
2. Tổng quan nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu về quản lý Chương trình KH&CN nói chung, cũng như
3
Chương trình KH&CN cấp quốc gia nói riêng trong thời gian qua đã được các cơ
quan QLNN của nhiều bộ, ngành, địa phương quan tâm và nghiên cứu. Các đề án
tập trung nghiên cứu vê đổi mới phương thức xác định nhiệm vụ KH&CN, tuyển
chọn nhiệm vụ KH&CN; nghiệm thu đánh giá nhiệm vụ KH&CN… và kết quả là
các văn bản quản lý đã được xây dựng như: Thông tư qui định trình tự, thủ tục xác
định nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN); Thông
tư quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ
KH&CN cấp quốc gia sử dụng NSNN; Thông tư hướng dẫn đánh giá, nghiệm thu
kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng NSNN…
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về Chương trình KH&CN:
Đào Thị Thu Thủy (2013), “Nhận diện những bất cập và hoàn thiện quy
trình tuyển/xét chọn các ĐT/DA thuộc Chương trình trọng điểm cấp nhà nước
giai đoạn 2011-2015”- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN. Luận
văn đã trình bày Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác tuyển/xét chọn tổ chức,
cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước; nhận diện những bất cấp trong
quy trình tuyển/xét chọn các ĐT/DA thuộc Chương trình trọng điểm cấp nhà
nước giai đoạn 2011-2015 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy trình
tuyển/xét chọn các ĐT/DA thuộc Chương trình trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn
2011-2015.
Nguyễn Văn Minh (2015), “Quản lý tài chính đề tài/dự án thuộc các chương
trình trọng điểm cấp nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ”- Luận văn Thạc sĩ
Khoa Kinh tế. Luận văn đã hệ thống, làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý tài
chính đề tài, dự án khoa học công nghệ thuộc các chương trình trọng điểm cấp nhà
nước; Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính đề tài, dự án thuộc các
chương trình trọng điểm cấp nhà nước tại Bộ KH&CN trong 3 năm gần đây, chỉ rõ
những thành công, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; và đề xuất phương
hướng, giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý tài chính đề tài, dự án thuộc các
chương trình trọng điểm cấp nhà nước tại Bộ KH&CN trong thời gian tới.
Hồ Thị Hạnh (2016), “Quản lý Chương trình khoa học và công nghệ trọng
điểm cấp nhà nước tại Bộ Khoa học và công nghệ” – Luận văn Thạc sĩ, Chuyên
4
ngành Quản lý công. Luận văn đã trình bày Cơ sở khoa học về quản lý chương trình
KH&CN trọng điểm cấp nhà nước; phân tích thực trạng quản lý Chương tình
KH&CN trọng điểm cấp nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 20112015; phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chương trình KH&CN trọng
điểm cấp nhà nước tại Bộ Khoa học và Công nghệ
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã phân tích một phần trong quy
trình quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia hoặc một số công trình nghiên
cứu vấn đề quản lý Chương trình tại Bộ Khoa học và Công nghệ, chưa có đề tài
nào nghiên cứu đánh giá cả quy trình quản lý Chương trình tại Ủy ban Dân tộc.
Do vậy, đề tài nghiên cứu này có mục tiêu đầy đủ hơn, có thể kế thừa một số ý
kiến của công trình trên để giúp Ủy ban Dân tộc có một cái nhìn tổng quát trong
quản lý.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá kết quả, hiệu quả của các nhiệm vụ khi hoàn thành
- Phân tích được thực trạng quản lý Chương trình Khoa học và Công nghệ
cấp Quốc gia của Văn phòng Chương trình - Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2016-2018,
chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân điểm yếu trong quản lý Chương
trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia của Văn phòng chương trình- Ủy ban
Dân tộc
- Đề xuất được giải pháp hoàn thiện quản lý Chương trình Khoa học và Công
nghệ cấp quốc gia của Văn phòng Chương trình- Ủy ban Dân tộc đến năm 2025
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về quản lý Chương trình Khoa học và
Công nghệ cấp quốc gia của Văn phòng Chương trình
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý các Chương trình
Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia của Văn phòng Chương trình- Ủy ban Dân tộc
theo quy trình quản lý: đề xuất, xác định và phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng
của Chương trình; tổ chức tuyển chọn, giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân thực hiện
nhiệm vụ của Chương trình; thẩm định nội dung kinh phí; kiểm tra, giám sát, xử lý
5
các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; đánh giá nghiệm thu và công nhận
kết quả
Phạm vi không gian: tại Ủy ban Dân tộc
Phạm vi thời gian: số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2016-2018, số liệu
sơ cấp thu thập vào tháng 3-4/2019, giải pháp đề xuất đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung lý thuyết
Khung lý thuyết về quản lý Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quôc gia
Nhân tố ảnh hưởng tới
quản lý Chương trình
Khoa học và Công nghệ
cấp quốc gia của Văn
phòng Chương trình
1. Nhân tố thuộc về VPCT
- Bộ máy lãnh đạo của Văn
phòng Chương trình
- Năng lực, trình độ cán bộ
quản lý của Văn phòng
Chương trình
- Môi trường làm việc của
Văn phòng Chương trình
- Hệ thống thông tin quản lý
của Văn phòng Chương trình
- Nguồn tài chính
2. Nhân tố bên ngoài
- Nhân tố chính trị - pháp luật
- Năng lực, trình độ của tổ
chức, cá nhân chủ trì thực
hiện nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học
- Sự phối hợp của các bên
liên quan đến hoạt động của
Chương trình
Nội dung quản lý
Chương Khoa học và
Công nghệ cấp quốc gia
của Văn phòng
Chương trình
+ Đề xuất, xác định và phê
duyệt danh mục nhiệm vụ
đặt hàng của Chương trình
+ Tổ chức tuyển chọn, giao
trực tiếp tổ chức, cá nhân
thực hiện nhiệm vụ của
Chương trình
+ Thẩm định nội dung
kinh phí
+ Kiểm tra, giám sát, xử lý
các vấn đề phát sinh trong
quá trình thực hiện
+ Đánh giá, nghiệm thu và
công nhận kết quả
Mục tiêu quản lý Chương
trình Khoa học và Công
nghệ cấp quốc gia của
Văn phòng Chương trình
- Đảm bảo cho chương
trình thực hiện đúng đường
lối, chính sách, pháp luật
về khoa học và công nghệ
- Đảm bảo xác định được
danh mục nhiệm vụ đặt
hàng của Chương trình giải
quyết được mục tiêu của
Chương trình
- Đảm bảo lựa chọn được
tổ chức, cá nhân có uy tín,
chất lượng, thực hiện
nhiệm vụ của Chương trình
- Đảm bảo xác định và
phân bổ đúng, đủ kinh phí
cho các nhiệm vụ của
Chương trình
- Đảm bảo cho các đề tài
hoàn thành đúng tiến độ, sử
dụng hiệu quả kinh phí
6
5.2. Phương pháp thu thập số liệu
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp từ tài liệu tham khảo:
+ Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư liên quan đến hoạt động quản lý
Chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc gia.
+ Phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình Khoa
học và Công nghệ cấp quốc gia
+ Báo cáo kết quả nghiên cứu của các tổ chức chù trì đối với Chương
trình; Báo cáo tổng kết giai đoạn của Chương trình; Báo cáo tài chính của Văn
phòng Chương trình
+ Các tài liệu có liên quan qua sách báo, internet....
5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp từ kết quả phỏng vấn các đối tượng liên quan trong
hoạt động quản lý Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Quốc gia của Văn phòng
Chương trình. Tiến hành phỏng vấn:
- Ông Nguyễn Cao Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp- Ủy ban Dân tộc
- Ông Nguyễn Văn Huân - Chánh văn phòng Văn phòng Chương trình Khoa
học và Công nghệ cấp quốc gia- Ủy ban Dân tộc
- Bà Mao Tiết Hiếu - Kế toán trưởng Văn phòng Chương trình Khoa học và
Công nghệ cấp quốc gia- Ủy ban Dân tộc
- Ông Chu Quốc Tú - Chuyên viên Vụ Tổng hợp- Ủy ban Dân tộc
- Ông Nguyễn Phùng Quân - Chuyên viên Văn phòng Chương trình Khoa
học và Công nghệ cấp quốc gia- Ủy ban Dân tộc
- Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Chuyên viên Văn phòng Chương trình Khoa học
và Công nghệ cấp quốc gia- Ủy ban Dân tộc
Mục đích phỏng vấn: để làm rõ thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu và những
khó khăn trong quá trình quản lý Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc
gia tại Ủy ban Dân tộc
Thời gian và địa điểm phỏng vấn: tại Văn phòng Chương trình Khoa học và
Công nghệ cấp quốc gia - Ủy ban Dân tộc
7
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu, bảng biểu thu thập được về
Chương trình CTDT/16-20 và các chính sách có liên quan đến hoạt động quản lý
của Chương trình... để đánh giá thực trạng cũng như những bất cập trong việc quản
lý Chương trình CTDT/16-20 tại Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2016-2020
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu về số lượng,
kinh phí thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình CTDT/16-20, các kết quả
công bố và ứng dụng…
6. Nội dung và cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý Chương
trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia của Văn phòng Chương trình
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý Chương trình Khoa học và Công
nghệ cấp quốc gia của Văn phòng Chương trình- Ủy ban Dân tộc
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Chương trình
Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia của Văn phòng Chương trình- Ủy ban Dân tộc
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP QUỐC GIA
1.1. Chương trình KH&CN cấp quốc gia
1.1.1. Khái niệm Chương trình KH&CN cấp quốc gia
“Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự
nhiên, xã hội và tư duy rút ra từ thực tiễn và được chứng minh bằng các phương
pháp nghiên cứu khoa học và nói” (UNESCO)
“Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc
không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Công nghệ còn là
phương pháp, là quy trình sản xuất, là “cách” mà theo đó con người tiến hành các
hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người. Công nghệ còn được hiểu như
một tổng hợp nhiều yếu tố mà con người có thể khai thác, chinh phục, lợi dụng giới
tự nhiên, làm chủ chúng, buộc chúng phục vụ cuộc sống con người và nó được tồn
tại dưới dạng tri thức, dạng trí tuệ”. (Quốc hội, 2006)
“Nhiệm vụ KH&CN là những vấn đề KH&CN cần được giải quyết để đáp
ứng yêu cầu thực tiễn phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển
KH&CN. Nhiệm vụ KH&CN được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài, dự
án, nhiệm vụ nghiên cứu theo chức năng của tổ chức KH&CN và các hình thức
khác” (Luật KH&CN, 2013)
“Chương trình khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có
mục tiêu chung giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ phát triển và
ứng dụng khoa học và công nghệ trung hạn hoặc dài hạn được triển khai dưới hình
thức tập hợp các đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án
khoa học và công nghệ” ( Nghị định 08/2014/NĐ-CP )
Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia là hệ thống đồng bộ các
nhiệm vụ KH&CN (Đề tài/Dự án cấp quốc gia) và các biện pháp nhằm đảm bảo
9
thực hiện mục tiêu và giải quyết những vấn đề KH&CN quan trọng nhất trong các
lĩnh vực KH&CN ưu tiên của chiến lược phát triển KH&CN đất nước.
1.1.2. Đặc điểm của CT KH&CN cấp quốc gia
“Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia, bao gồm: chương trình
khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia và chương trình khoa học và công
nghệ cấp quốc gia khác”
Chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc gia có đặc điểm sau:
Tính tổng thể, liên ngành và hệ thống: Các Chương trình Khoa học và công
nghệ cấp quốc gia được xây dựng để đảm bảo giải quyết vấn đề có liên quan đến
nhiều ngành, nhiều địa phương khác nhau theo xu thế phát triển tổng thể. Các
Chương trình thường tập trung nghiên cứu ứng dụng và triển khai, các thành tựu về
KH&CN trên các lĩnh vực như: khoa học xã hội, công nghệ, nông nghiệp, khoa học
y dược, tài nguyên, môi trường, điện tử, viễn thông...
Hệ thống các chương trình cấp quốc gia về KH&CN có mục tiêu gắn với yêu
cầu phát triển KT-XH của từng thời kỳ phát triển của đát nước. Phương thức thực
hiện ngày càng được phát triển theo hướng ưu tiên, trọng tâm trọng điểm và hoàn
thiện chuyên nghiệp về tổ chức, quản lý theo mô hình phát triển KH&CN của các
nước phát triển trên thế giới.
Tính chiến lược, dài hạn: Các chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc
gia thường thường kéo dài 5 năm, mang tính chất chiến lược, thích hợp với các
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng tạo ra công nghệ nguồn và thường do
NSNN cấp kinh phí
Tính đồng bộ: các nguồn lực của Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp
quốc gia như vật tư, trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực KH&CN, nguồn tài
chính và nguồn thông tin trong KH&CN trong nước, ngoài nước được đồng bộ để
đảm bảo cho hoạt động của Chương trình
Tính phối hợp: hoạt động của các Chương trình đều có hợp tác với các tổ
chức nước ngoài đi thăm quan khảo sát học tập kinh nghiệm nghiên cứu và quản lý
KH&CN thế giới và nắm bắt xu hướng phát triển KH&CN trên thế giới.
10
Tính trách nhiệm: Quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm
của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN và biện pháp thực
thi chương trình KH&CN.
1.1.3. Vai trò của Chương trình KH&CN cấp quốc gia
Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia có tầm quan trọng đối với
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi lãnh thổ cả nước;
nâng cao tiềm lực KH&CN và giải quyết các vấn đề liên vùng, liên khu vực, đa
ngành, đa lĩnh vực
Kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ thuộc Chương trình đã đóng góp lớn
vào thành tựu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước; giúp ngành KH&CN đạt được
mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm đồng thời giúp các Bộ, ngành giải quyết được
các vấn đề ưu tiên đáp ứng được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà
một Bộ, ngành không thể giải quyết được.
Các Chương trình Khoa học va công nghệ cấp quốc gia đã có đóng góp lớn
trong việc nâng cao năng lực của cán bộ khoa học, đặc biệt là những nhà nghiên cứu
trẻ tuổi, tạo nền tảng quan trọng cho việc ứng dụng và phổ biến các công nghệ tiên
tiến vào đời sống và sản xuất
1.2. Quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia của Văn phòng
Chương trình
1.2.1. Mục tiêu quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia của Văn
phòng Chương trình
Quản lý chương trình KH&CN cấp quốc gia là quá trình xác định danh mục
nhiệm vụ thuộc chương trình; tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm
vụ; thẩm định nội dung và kinh phí của nhiệm vụ; tổ chức thực hiện, kiểm tra tiến
độ và xử lý các vấn đề phát sinh; nghiệm thu, đánh giá, công nhận kết quả.
Mục tiêu quản lý Chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc gia của
Văn phòng Chương trình:
Một là, đảm bảo cho các hoạt động của chương trình thực hiện đúng đường
lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về khoa học và công nghệ, tuân thủ các quy
định của pháp luật.
11
- 100% các đề tài thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của Luật Khoa học
và Công nghệ; các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
Hai là, đảm bảo xác định được danh mục nhiệm vụ đặt hàng phù hợp với
mục tiêu của Chương trình, giải quyết được các nội dung theo quyết định đã được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- 100% các nhiệm vụ của Chương trình được phê duyệt đáp ứng đúng mục
tiêu, nội dung của Chương trình theo Quyết định số 1641/QĐ-BKHCN, ngày
29/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Ba là, đảm bảo lựa chọn được tổ chức, cá nhân có uy tín, chất lượng trong và
ngoài nước tham gia thực hiện nhiệm vụ của Chương trình
Bốn là, đảm bảo nguồn NSNN phân bổ cho Chương trình đúng thời hạn, đầy
đủ theo quyết định
Năm là, đảm bảo xác định và phân bổ đúng, đủ kinh phí cho các nhiệm vụ
thuộc Chương trình
- 100% các đề tài được phân bổ đủ vốn và kinh phí theo dự toán đã được phê
duyệt.
Sáu là, đảm bảo cho các đề tài hoàn thành đúng tiến độ, đạt được kết quả
theo yêu cầu, sử dụng hiệu quả kinh phí
-Yêu cầu sản phẩm, chỉ tiêu đối với các đề tài thuộc Chương trình bằng hoặc
hơn so với Quyết định 1641/QĐ-BKHCN, ngày 29/6/2015
- Các kết quả nghiên cứu phục vụ cho các đề án, chính sách của Ủy ban Dân
tộc
- 100% các đề tài hoàn thành đúng tiến độ, không có đề tài gia hạn thời gian
thực hiện
- 100% các đề tài sử dụng kinh phí đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
mức theo các quy định của cơ quan có thẩm quyền về công lao động, điều tra khảo
sát, hội thảo, tọa đàm...
12
1.2.2. Nguyên tắc quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia của Văn phòng
Chương trình
Nguyên tắc quản lý là nhân tố đặc biệt quan trọng của hoạt động quản lý. Nó là
cơ sở nền tảng có vai trò chi phối và tác động tới toàn bộ nội dung và phương thức hoạt
động của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
Nguyên tắc quản lý là hệ thống những quan điểm quản lý có tính định hướng và
những quy định, quy tắc bắt buộc chủ thể quản lý phải tuân thủ trong việc thực hiện chức
năng và nhiệm vụ nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức
Việc quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia của Văn phòng Chương
trình được thực hiện theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và nguyên tắc thực hiện
quy trình quản lý
Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng
đầu trong lĩnh vực kinh tế nói chung và trong quản lý các nhiệm vụ KH&CN có sử dụng
NSNN nói riêng. Thực hiện nguyên tắc này, đảm bảo cho các chế độ, tiêu chuẩn, định
mức chi ngân sách được thực hiện và trở thành căn cứ pháp lý xác đáng phục vụ cho quá
trình quản lý. Cần lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động nghiên cứu khoa học sao
cho tổng số NSNN có hạn nhưng vẫn hoàn thành và đạt chất lượng, mục tiêu đã đề ra.
Chính vì vậy, cần có phương án phân bổ và sử dụng kinh phí một cách hợp lý, lựa chọn
phương án tối ưu cho quá trình lập dự toán.
Nguyên tắc tuân thủ quy trình quản lý theo luật định: Quản lý Chương trình
Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia được thực hiện theo một quy trình đã được xác
định rõ bao gồm tổ chức xây dựng đề xuất đặt hàng, thực hiện xác định nhiệm vụ, tuyển
chọn/giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học, kiểm tra đánh giá, nghiệm thu
Quản lý theo quy trình quản lý giúp cho quá trình thực hiện các hoạt động của
Chương trình đảm bảo đúng và đầy đủ theo các quy định của pháp luật. Hơn nữa,
nguyên tắc này yêu cầu chủ thể quản lý không chỉ trang bị cho mình những kiến thức về
chuyên môn nghiệp vụ mà điều quan trọng là phải có được những kiến thức về khoa học
quản lý, khoa học tổ chức, khoa học lãnh đạo...
1.2.3. Nội dung quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia của Văn
phòng Chương trình
13
Một Chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc gia thường có nhiều đề
tài, dự án KH&CN có mối quan hệ gắn kết và liên ngành với nhau theo một logic và
triết lý giải quyết tổng thể và trọn vẹn mục tiêu nghiên cứu trung và dài hạn. Hoạt
động QLNN đối với chương trình KH&CN bao gồm các nội dung sau:
- Đề xuất, xác định và phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng (1)
- Tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ (2)
- Thẩm định nội dung và kinh phí của nhiệm vụ (3)
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra tiến độ và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ (4)
- Nghiệm thu, đánh giá và công nhận kết quả sau nghiệm thu nhiệm vụ (5)
Quy trình quản lý CT KH&CN cấp quốc gia của Văn phòng chương trìnhỦy ban Dân tộc được mô tả sơ lược theo hình 1.1:
Hình 1.1. Quy trình quản lý Chương trình KH&CN cấp quốc gia
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các văn bản quy định
(1) Đề xuất, xác định và phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng
Xác định nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình là xây dựng danh mục đề
tài, dự án thuộc Chương trình đảm bảo có mục tiêu, nội dung và sản phẩm dự kiến
phù hợp với khung chương trình và các yêu cầu khác theo quy định.
Xác định nhiệm vụ là một trong những quy trình quan trọng của quá trình
quản lý Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia, đảm bảo các nhiệm vụ
đưa ra có tính cấp thiết cao, giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng mang tính liên
vùng, liên ngành hoặc có tầm quan trọng đối với phát triển KT-XH, an ninh quốc
phòng trong phạm vi cả nước. Xác định nhiệm vụ cũng đảm bảo cho các nhiệm vụ
không bị trùng lắp về nội dung với các nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN đã và
đang thực hiện.
14
Quy trình đề xuất, xác định và phê duyệt danh mục nhiệm vụ đăt hàng được
thể hiện ở hình 1.2:
Hình 1.2: Quy trình đề xuất, xác định và phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt
hàng của Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các văn bản quy định
Để xây dựng các đề xuất đặt hàng, Bộ chủ trì sẽ gửi văn bản về việc đặt hàng
nhiệm vụ đến các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn về trình tự thực hiện, thời gian
và địa điểm nhận đề xuất đặt hàng. Căn cứ vào văn bản của Bộ chủ trì, các bộ,
ngành, địa phương thực hiện và gửi các đề xuất nhiệm vụ KH&CN cần được giải
quyết về Bộ chủ trì. Trên cơ sở đó, Văn phòng Chương trình của Bộ chủ trì sẽ tiến
hành đặt hàng nhiệm vụ sau khi rà soát, tổng hợp, xin ý kiến, đưa ra mục tiêu, yêu
cầu, nội dung đặt hàng. Căn cứ vào đề xuất đặt hàng đã được rà soát, xin ý kiến,
Văn phòng Chương trình của Bộ chủ trì tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, biểu mẫu theo
quy định và tổ chức họp các Hội đồng Tư vấn xác định nhiệm vụ theo quy định.
Căn cứ vào kết quả tư vấn của Hội đồng, Bộ chủ trì tiến hành hoàn thiện hồ sơ, xin
ý kiến các cơ quan có liên quan và ra quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ.
(2) Tổ chức tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các
nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình.
“Tuyển chọn, xét chọn là việc lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực và kinh
nghiệm tốt nhất để thực hiện đề tài, dự án theo đặt hàng của Bộ chủ trì thông qua
việc xem xét, đánh giá các hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn theo những yêu cầu,
tiêu chí theo quy định. Quy trình tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực
hiện nhiệm vụ thuộc CT KH&CN cấp quốc gia được thể hiện ở hình 1.3:
15
Hình 1.3: Quy trình tổ chức tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực
hiện nhiệm vụ của Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các văn bản quy định
Trên cơ sở danh mục nhiệm vụ KH&CN được đề xuất là “thực hiện”, Văn
phòng Chương trình của Bộ chủ trì công bố công khai việc tuyển chọn tổ chức, cá
nhân thực hiện nhiệm vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng theo qui định.
Căn cứ vào thông báo tuyển chọn, các nhà khoa học xác định cụ thể tên đề tài, dự
án nghiên cứu và phát triển, xây dựng thuyết minh đề cương và nộp cho cơ quan
quản lý nhiệm vụ của Bộ chủ trì. Sau đó, đơn vị quản lý Chương trình chủ trì rà soát
hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp, trình Bộ chủ trì thành lập Hội
đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ Chương
trình. Trên cơ sở kết luận của Hội đồng tư vấn, tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề
tài, dự án có trách nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của hộ đồng gửi
về Văn phòng chương trình của Bộ chủ trì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận
được thông báo kết quả.
(3) Thẩm định nội dung và kinh phí đề tài, dự án