Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố hà nội năm 2015 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.36 KB, 22 trang )

MỤC LỤ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ ĐỐI
TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC...........................................................2
1.1.Sự cần thiết khách quan của BHXH.............................................................2
1.1.1 Khái niệm...............................................................................................2
1.2. Một số vấn đề về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc....3
1.2.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.....................................................3
1.2.2 Phạm vi quản lý......................................................................................4
1.2.3 Nội dung công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc...........5
1.2.4 Vai trò của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.........5
1.2.5 Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc...........................5
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM
GIA BHXH BẮT BUỘC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2015 – 2017.........7
2.1 Khái quát chung về thành phố Hà Nội và BHXH thành phố Hà Nội..........7
2.1.1 Khái quát chung về thành phố Hà Nội...................................................7
2.1.2 Khái quát chung về BHXH thành phố Hà nội.......................................7
2.2 Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thành phố
Hà Nội giai đoạn 2015 – 2017.........................................................................12
2.2.1 Tình hình thực hiện..............................................................................12
2.2.2 Đánh giá...............................................................................................14
CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TẠI THÀNH
PHỐ HÀ NỘI GIAI NĂM 2015 – 2017.............................................................16
3.1 Phương hướng thực hiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn mới...............................16
3.2 Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng tham
gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội.........................................16
3.3 Kiến nghị với Nhà nước và cơ quan BHXH Việt Nam..............................17


KẾT LUẬN.........................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................20


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. ASXH: An sinh xã hội
2. BHXH: Bảo hiểm xã hội
3. BHYT: Bảo hiểm y tế
4. BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
5. CNTT: Công nghệ thông tin
6. HĐLĐ: Hợp đồng lao động
7. ILO: Tổ chức Lao động Quốc tế
8. IVAN: Insurance Value Added Network
9. NLĐ: Người lao động
10.NSDLĐ: Người sử dụng lao động
11. SDLĐ: Sử dụng lao động
12. TTHC: Thủ tục hành chính


LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển là nhờ có bàn tay khối óc của con người, con
người luôn là nhân tố quan trọng để đời sống xã hội được phát triển mạnh mẽ.
Con người tồn tại được không chỉ nhờ trái đất mà nhờ vào sức lao động của bản
thân, thành quả lao động mà người lao động bỏ mồ hôi công sức ra chính là thu
nhập. Thu nhập của người lao đọng chính là đề tài mà mọi người trong xã hội
đều quan tâm bởi ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội to lớn của nó. Nhờ đó BHXH đã
ra đời để bảo về thu nhập cũng như cuộc sống của người lao động.
Trong hầu hết các quốc gia, BHXH được coi là bộ phận chính cấu thành
lên hệ thống ASXH, là chính sách phát triển của các nước và nước ta không hề

ngoại lệ. BHXH Việt Nam đã được thực hiện cho công chức Nhà nước, lực
lượng vũ trang và người lao động trong các khối kinh tế ở những nơi có quan hệ
lao động và Nhà nước sẽ mở thêm cho nhiều đối tượng khác.
BHXH cấp quận, huyện, thành phố là một bộ phận quan trọng trong hệ
thống quản lý BHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên để thực hiện công tác BHXH.
Giám đốc BHXH thành phố tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH và
quản lý tài chính BHXH trên địa bàn quận.
Công tác quản lý đối tượng tham gia có ý nghĩa quan trọng với sự phát
triển của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH thành phố, quận, huyện nói
riêng. Em đã chọn cho mình đề tài : “ Thực trạng quản lý đối tượng tham gia
BHXH bắt buộc trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2015 – 2017 ” để đánh giá
kết quả của việc quản lý đối tượng tham gia BHXH trong các năm qua và tìm
hiểu nguyên nhân xấu còn tồn đọng.

1


CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA BHXH BẮT BUỘC.
1.1.Sự cần thiết khách quan của BHXH
Con người muốn tồn tại và phát triển được trước hết phải ăn, mặc, ở và đi
lại...Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra
những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con
người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như
vậy, việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ
thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế, con người
không chỉ lúc nào cũng gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh
sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều
ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều

kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hoặc bị tai nạn trong lao
động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động hay khả năng tự phục vụ
bị suy giảm ...Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong
cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất
hiện thêm một số nhu cầu mới mhư: cần được khám và điều trị khi ốm đau; tai
nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng ...Bởi vậy, muốn
tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực
tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong
một nội bộ cộng đồng.
Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên
được thế giới quan niệm là BHXH đối với người lao động. Như vậy, BHXH là
sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi
họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm
trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời
sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm an toàn xã hội .
1.1.1 Khái niệm
a. Khái niệm BHXH
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về BHXH, tùy theo góc độ
nghiên cứu, cách tiếp cận khác nhau mà người ta đưa ra nhận định. Có thể xác

2


định khái niệm BHXH như sau :
Theo ILO: BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thanh viên của mình
thông qua các biện pháp công cộng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã
hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, tai nạn lao động –
bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, tuổi già và cái chết đồng thời đảm bảo
các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.
Theo định nghĩa thông dụng ở nước ta, có thể hiểu BHXH là sự đảm bảo

bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi mắc bệnh nghề
nghiệp, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tuổi già hoặc chết... trên
cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chỉnh tập trung, nhằm đảm bảo ổn định
đời sống cho họ và an toàn xã hội.
b. Khái niệm quản trị BHXH
- Nếu coi quản trị BHXH là quá trình thì nó bao gồm việc hoạch định, tổ
chức thực hiện và kiểm tra, giám sát nhằm đạt được mục tiêu chung của BHXH
và chính sách BHXH đó là đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ.
- Nếu coi quản trị BHXH là hoạt động thì hoạt động đó bao gồm những
hoạt động cần thiết được thực hiện như: quản lý đối tượng tham gia, đối tượng
thụ hưởng BHXH, việc thu chi, quản lý đầu tư, kiểm tra, giám sát, ứng dụng
CNTT, cải cách hành chính,.. nhằm mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ.
1.2. Một số vấn đề về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
1.2.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
a. NLĐ
- Là công dân Việt Nam bao gồm :
• Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức.
• Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và HĐLĐ
không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động.
• NLĐ, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo
HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập,
hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
• Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh
nghiệp thuộc lực lượng vũ trang
3


• NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và
ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương tiền công trong nước.

• NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước
khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về NLĐ
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
b. NSDLĐ
• Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
• Các công ty nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước đang
trong thời gian chuyển đổi thành công tuy trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ
phần theo Luật Doanh nghiệp.
• Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp Nhà nước.
• Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội –
nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
• Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật.
• Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực : giáo dục – đào tạo, y
tế, văn hóa và các ngành sự nghiệp khác.
• Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
• Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có sử dụng và
trả công cho NLĐ theo quy định của pháp luật lao động.
• Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ký hết hoặc tham gia có quy định khác.
1.2.2 Phạm vi quản lý
- Quản lý các đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa
bàn quản lý theo sự phân cấp quản lý.
- Quản lý NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trong từng đơn vị
SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn quản lý theo sự phân
cấp quản lý.
- Quản lý mức tiền lương, tiềng công đóng BHXH bắt buộc của những
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc và tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH
bắt buộc của các đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc.


4


1.2.3 Nội dung công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc trong từng đơn vị
SDLĐ, danh sách diều chỉnh lao động và mức lương đóng BHXH bắt buộc.
- Quản lý tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Bảng kê
khai mức tiền lương, tiềng công làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị SDLĐ lập
theo mẫu quy định của BHXH Việt Nam.
- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của từng
đơn vị tham gia BHXH bắt buộc. Bảng kê khai tổng quỹ tiền lương, tiền công do
đơn vị QLĐTTG lập theo mẫu của BHXH Việt Nam.
- Quản lý mức đóng BHXH của từng đơn vị cà từng tham gia trên cơ sở
danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị.
- Cấp, quản lý sổ BHXH cho người tham gia BHXH và hàng năm ghi bổ
sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ và theo quy định của pháp
luật về BHXH.
1.2.4 Vai trò của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ số
lượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định.
- Là điều kiện đảm bảo quyền thực hiện, quyền tham gia BHXH của NLĐ,
đơn vị SDLĐ theo quy định của pháp luật về BHXH.
- Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhằm
thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH, tiến tới thực hiện
BHXH cho mọi người vì sự an sinh và công bằng xã hội theo chủ trương của
Nhà nước.
- Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng tham gia
theo đúng quy định của pháp luật về BHXH.
- Góp phần tích cực đưa ra việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi
phạm pháp luật về BHXH của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực

hiện pháp luật về BHXH.
1.2.5 Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Cơ sở pháp lý.
- Bộ máy tổ chức.

5


- Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện.
- Công nghệ thông tin
- Các cơ quan, tổ chức hữu quan.

6


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH
BẮT BUỘC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2015 – 2017.
2.1 Khái quát chung về thành phố Hà Nội và BHXH thành phố Hà Nội.
2.1.1 Khái quát chung về thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung
tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm
lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Trải qua 1.000 năm hình thành
và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô
Lịch làm nơi định đô cho muôn đời. Hà Nội đã chứng kiến sự thăng trầm của
hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam từ Lý- Trần - Lê - Mạc - Nguyễn…
kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả
miền Bắc.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội
hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành.

Tính đến năm 2018, dân số Hà Nội là 8.215.000 người, 55% dân số (tức
4,5 triệu người) sống ở thành thị, 3,7 triệu sống ở nông thôn.(45%)
Mật độ trung bình của Hà Nội là 2505 người/km². Mật độ dân số cao
nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện
ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa mật độ dưới 1.000
người/km². Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và
Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác
như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73% dân
số, người Mường 0,75% và người Tày chiếm 0,23 %.
2.1.2 Khái quát chung về BHXH thành phố Hà nội.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 15
QĐ/TC-CB ngày 15 tháng 06 năm 1995 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội
Việt Nam.
2.1.2.1 Chức năng
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện

7


chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quản lý các quỹ. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của Bảo
hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện
của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính
nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo
Quyết định số 99/QĐ-BHXH ngày 28/01/2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã
hội Việt Nam.

2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH thành phố Hà Nội
1. Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát
triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn và
chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau
khi được phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế
độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người
tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng quy định.
4. Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định; tổ chức thu các khoản đóng bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức và cá nhân
tham gia.
5. Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố và Bảo hiểm xã
hội quận, huyện, thị xã trực thuộc (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội
huyện); thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Thành phố; chỉ đạo, hướng
dẫn Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện theo đúng quy định.
6. Thực hiện giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
và chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện triển khai thực hiện theo quy
định.

8


7. Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định.
8. Quản lý và sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản

theo quy định.
9. Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở
khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát
việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo
hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.
10. Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ
sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn theo phân cấp của Tổng Giám
đốc.
11. Chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện tổ chức chi trả các chế độ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và của
Ngành.
12. Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc
thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị
trực thuộc Bảo hiểm xã hội Thành phố và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp
luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp
luật.
13. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo
chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
14. Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ
đối tượng tham gia, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp.
15. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý, điều hành Bảo hiểm xã hội Thành phố.
16. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội Thành phố
và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế.

9



17. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã
hội ở địa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
18. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước
trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
19. Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa
đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
20. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc
gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội Thành phố và chỉ
đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện triển khai thực hiện theo đúng quy định.
21. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được
hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
22. Quản lý công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội Thành phố.
23. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt
Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
24. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức
- Tổng số công chức, viên chức toàn hệ thống BHXH Thành phố: 1377
người.
- Trong đó: 85 cán bộ có trình độ Thạc sỹ; 1.005 cán bộ có trình độ Đại
học.

a.Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội
Các phòng không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có con dấu, không
có tài khoản.
1. Phòng chế độ BHXH
10


2. Phòng cấp sổ thẻ
3. Phòng công nghệ thông tin
4. Phòng giám định BHYT 1
5. Phòng giám định BHYT 2
6. Phòng kế hoạch tài chính
7. Phòng kiểm tra
8. Phòng khai thách và thu nợ
9. Phòng quản lý thu
10. Phòng quản lý hồ sơ
11. Phòng tiếp nhận và trả kết quả TTHC
12. Phòng tổ chức cán bộ
13. Phòng tuyên truyền
14. Văn phòng
b.Hệ thống tổ chức của BHXH thành phố
BHXH các huyện có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu, tài khoản riêng
và có trụ sở đặt tại quận, huyện, thị xã tương ứng.
1. BHXH quận Ba Đình
2. BHXH huyện Ba Vì
3. BHXH quận Bắc Từ Liêm
4. BHXH quận Cầu Giấy
5. BHXH huyện Chương Mỹ
6. BHXH quận Đống Đa
7. BHXH huyện Đan Phượng

8. BHXH huyện Đông Anh
9. BHXH huyện Gia Lâm
10. BHXH quận Hà Đông
11. BHXH quận Hai Bà Trưng
12. BHXH quận Hoàn Kiếm
13. BHXH quận Hoàng Mai
11


14. BHXH huyện Hoài Đức
15. BHXH quận Long Biên
16. BHXH huyện Mê Linh
17. BHXH quận Mỹ Đức
18. BHXH huyện Nam Từ Liêm
19. BHXH huyện Phú Xuyên
20. BHXH huyện Phú Thọ
21. BHXH huyện Quốc Oai
22. BHXH thị xã Sơn Tây
23. BHXH huyện Sóc Sơn
24. BHXH quận Tây Hồ
25. BHXH huyện Thạc Thất
26. BHXH quận Thanh Xuân
27. BHXH huyện Thanh Trì
28. BHXH huyện Thanh Oai
29. BHXH huyện Thường Tín
30. BHXH huyện Ứng Hòa
2.2 Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thành
phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2017.
2.2.1 Tình hình thực hiện
a. Năm 2015

BHXH Hà Nội quản lý 45.864 đơn vị, với 1.309.098 lao động (tăng
6,78% so với năm 2014) và hiện có 5.480.163 người tham gia BHXH, BHYT
(tăng 8,07% so với cùng kỳ năm trước). BHXH Việt Nam giao kế hoạch thu cho
BHXH Hà Nội là 23.462,6 tỷ đồng. Hết năm 2015, toàn thành phố thu 24.284,5
tỷ đồng BHXH, BHYT, BHTN, đạt 103,5% kế hoạch BHXH Việt Nam giao,
tăng 11,23% so với năm 2014.
Thành phố Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao với
tỉ lệ bao phủ BHYT đạt 77,23% dân số; khai thác được 7.341 doanh nghiệp
(tăng 52,1% so với cùng kỳ năm trước) với 44.369 lao động tham gia BHXH,

12


tuy nhiên, số doanh nghiệp tham gia BHXH mới đạt khoảng 50% tổng số doanh
nghiệp trên địa bàn.
BHXH Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT. BHXH thành phố đã tiếp
nhận và giải quyết 4 triệu hồ sơ, với gần 800 nghìn lượt giao dịch, tỉ lệ chậm
muộn không quá 5%. Có 38.904 doanh nghiệp đã đăng ký và thực hiện giao dịch
qua mạng internet (đạt 100%). Số doanh nghiệp đã thực hiện giao dịch điện tử
thông qua các đơn vị IVAN là 23.920 (chiếm 61.5% tổng số đơn vị đăng ký) với
103.522 lượt giao dịch điện tử thành công...
b. Năm 2016
Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN là 29.179 tỷ đồng (đạt 102 % kế
hoạch BHXH Việt Nam giao); cấp được 217.900 sổ BHXH, nâng tổng số sổ đã
cấp từ trước đến nay lên khoảng hơn 2.637.900 sổ; in cấp mới và gia hạn 4,5
triệu thẻ BHYT, nâng tổng số thẻ BHYT còn hạn sử dụng lên hơn 5.790.000 thẻ
đang có giá trị sử dụng (tăng 5,6 % so với năm 2015) đạt và vượt chỉ tiêu bao
phủ BHYT do Chính phủ giao (80,9% dân số Thủ đô).
BHXH thành phố đã tổ chức chi trả ước 31.371 tỷ đồng; tổ chức giám
định chi phí khám chữa bệnh BHYT và thực hiện thanh toán đúng quy định; xét

duyệt, giải quyết các chế độ BHXH cho hơn 45 ngàn người đảm bảo kịp thời,
đầy đủ và đúng quy định. Công tác kiểm tra, thanh tra liên ngành với 1.323 cuộc
thanh tra, kiểm tra cũng như giải quyết đơn thư tiếp dân thường xuyên được chú
trọng
BHXH thành phố cũng đã triển khai thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử
trên 11 nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Tính
đến nay, đã có hơn 45 ngàn đơn vị thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử, chiếm
84,98% các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT. Công tác tuyên
truyền, công tác tổ chức cán bộ, cải cách hành chính, CNTT cũng được đẩy
mạnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tham gia và thụ hưởng
BHXH, BHYT...
c. Năm 2017
Toàn thành phố có 6.325.046 người tham gia BHXH, BHYT, tăng 8,1%
so với năm trước; có 1.512.352 người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, tăng
5,5% so với năm trước; 23.264 người tham gia BHXH tự nguyện; 1.442.045
người tham gia BHTN, tăng 5,7% so với năm trước.
13


Năm 2017, có 73,754 đơn vị tham gia BHXH, BHYT, trong đó, có
53.003 doanh nghiệp, tăng 12,5% so với năm 2016, với kết quả thu BHXH,
BHYT, BHTN bắt buộc và thu BHXH tự nguyện là 33.718,1 tỷ đồng, đạt
100,9% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao, đây là năm có số thu cao nhất từ
trước đến nay.
Hoàn thành chỉ tiêu: nợ BHXH đã giảm 3,8% so với năm 2016, vượt chỉ
tiêu kế hoạch thu giao là 0,9; hoàn thành việc đồng bộ dữ liệu dân cư và cấp thẻ
BHYT theo mã số BHXH đảm bảo mỗi người có một mã duy nhất.
2.2.2 Đánh giá
a. Ưu điểm
- Luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu do cấp trên đề ra.

- Đóng góp được nhiều sáng kiến, kinh nghiệm trong công tác quản lý đối
tượng tham gia cho BHXH Việt Nam.
b. Nhược điểm
Bên cạnh những kết quả khả quan đã nêu trên thì trong quá trình thực hiện
công tác quản lý đối tượng các năm qua BHXH thành phố Hà Nội cũng đã bộc
lộ nhiều khuyết điểm cần được khắc phục:
- Chưa có biện pháp cụ thể để xác định tính chính xác của các bản kê khai
danh sách sử dụng lao động, quỹ lương của các doanh nghiệp, các đơn vị sử
dụng lao động.
- Công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định của BHXH thành
phố vẫn chưa được thực hiện thường xuyên liên tục, đôi khi hoạt động này còn
tỏ ra thiếu nghiêm túc và chưa thực sự minh bạch nên hầu như chưa thu được
hiệu quả nào đáng kể.
- Công tác tuyên truyền, giải đáp thắc mắc về BHXH cho các đối tượng
chưa được thực hiện một cách thường xuyên và chưa đạt hiệu quả như mong
muốn. Nội dung và hình thức tuyên truyền còn nặng nề, mang tính hình thức
chưa thu hút được sự quan tâm của đông đảo người lao động và chủ sử dụng lao
động.
c. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về trách nhiệm
và quyền lợi của việc tham gia BHXH còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở khu vực
14


các huyện, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Hệ thống văn bản pháp luật về BHXH còn chưa thực sự đồng bộ, vẫn tồn
tạo nhiều vấn đề khúc mắc cần giải đáp, nhưng các văn bản hướng dẫn của
BHXH Việt Nam còn thiếu sự thống nhất, đôi khi còn chồng chéo khó hiểu,
thiếu tính kịp thời gây những khó khăn nhất định cho hoạt động của BHXH
thành phố.

- Việc thực hiện khen thưởng, xử phạt đối với các cán bộ BHXH còn chưa
rõ ràng, thỏa đáng nên chưa phát huy được tác dụng khuyến khích cán bộ nhân
viên trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

15


CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TẠI THÀNH
PHỐ HÀ NỘI GIAI NĂM 2015 – 2017
3.1 Phương hướng thực hiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn mới.
- Tổ chức quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH theo Nghị
định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH
ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn, đảm
bảo tất cả các đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH đầy đủ.
- Tổ chức quản lý tiền lương đóng BHXH của các đối tượng tham gia
BHXH, đảm bảo xác định chính xác, đúng đủ số phải thu BHXH.
- Tổ chức cấp phát và quản lý sổ BHXH cho các đối tượng tham gia đầy
đủ, kịp thời; theo dõi ghi sổ bổ sung đúng, đủ và nhanh chóng những thay đổi về
tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của từng đối tượng.
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan báo đài và các phương tiện thông
tin truyền thông để tuyên truyền về chính sách BHXH đến mọi người dân, người
lao động để họ nắm bắt được quyền, nghĩa vụ và lợi ích của mình khi tham gia
BHXH.
3.2 Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tăng cường công tác phân công cán bộ chuyên quản, trực tiếp đối với các
đơn vị sử dụng lao động, nắm chắc tình hình biến động lao động, tình hình biến

động quỹ lương, nắm bắt thời điểm nâng lương của từng nhóm đối tượng, nhằm
quản lý tốt quỹ lương trích nộp BHXH.
- Đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ quản lý đối tượng tham gia BHXH,
lấy tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của từng người lao động tại các thời
điểm kết thúc và mở đầu năm tài chính. Hàng năm yêu cầu các chủ sử dụng lao
động phải lập danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH theo quy định.
- Đẩy mạnh chương trình ứng dụng công nghệ tin học vào trong quản lý lao
động, quỹ lương làm căn cứ trích nộp BHXH.

16


- Tăng cường công tác tuyên truyền chế độ chính sách BHXH cho chủ
dụng lao động và người lao động. Dựa vào tổ chức công đoàn tại các đơn vị sử
dụng lao động và người lao động. Công khai hóa mức tham gia BHXH cho
người lao động biết bằng cách hàng năm người lao động phải được kiểm tra sổ
BHXH của mình một lần.
- Phối hợp với thanh tra lao động, liên đoàn lao động và thanh tra nhà nước
để tổ chức việc kiểm tra thực hiện Luật lao động, Luật BHXH tại các đơn vị sử
dụng lao động. Trên cơ sở thanh tra phát hiện những nhân tố tích cực và nhân tố
yếu kém để đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm gây sức ép cho
các đơn vị thực hiện. Thực hiện xử lý nghiêm minh đối với các chủ sử dụng lao
động cố tình khai báo không đầy đủ về số lao động và quỹ lương của đơn vị.
Trong công tác xử lý cần thiết phải phân định rõ trách nhiệm của từng người và
xử lý theo luật định đối với chủ sử dụng lao động.
- Bên cạnh đó cần có các chương trình phối hợp thực hiện chính sách
BHXH với các ban ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh để nắm bắt thông tin về
tăng giảm đầu mối phải tham gia, tình hình lao động, quỹ lương của các đơn vị
sử dụng lao động.
- Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ trên các phương diện: chuyên môn

nghiệp vụ, nghệ thuật tiếp cận cơ sở, cơ sở khoa học của việc hoạch định các
chính sách về BHXH, công nghệ thông tin ...
- Đầu tư cơ sở làm việc và các trang thiết bị cần thiết đặt nền móng cho
việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ tin học toàn đơn vị, toàn ngành. Trang bị
máy vi tính cho từng bộ phận, từng cán bộ chuyên trách để để tiến tới thực hiện
quản lý và lưu trữ danh sách đối tượng tham gia trên hệ thống vi tính, kết nối nội
bộ, đảm bảo tính liên kết thông tin trong toàn ngành...
3.3 Kiến nghị với Nhà nước và cơ quan BHXH Việt Nam.
- Nhanh chóng hoàn thiện và đồng bộ hóa các quy định về BHXH, cụ thể
hóa kịp thời các chủ trương chính sách mới bằng các văn bản hướng dẫn để giúp
BHXH tỉnh triển khai thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác.
- BHXH Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng một cơ chế chung để các địa
phương thể chế hóa việc khuyến khích thỏa đáng cho các tập thể, cá nhân thực
hiện tốt công tác BHXH. Đối với cán bộ trong ngành BHXH cần có 1 chế độ
thưởng, phạt rõ ràng và thích hợp hơn để khuyến khích và nâng cao hiệu quả
17


công tác.
- Cơ chế và mức độ xử phạt đối với các đơn vị có vi phạm pháp luật về
BHXH cần được xem xét để thay đổi sao cho hợp lý hơn và có đủ sức răn đe.
- BHXH Việt Nam cần có chủ trương, kế hoạch và hành động cụ thể về
việc đầu tư tin học cho công tác BHXH kể cả đào tạo con người, cung cấp máy
tính và thiết kế phần mềm chuyên ngành.

18


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh đất nước đang phát triểm mạnh mẽ, thành phố Hà Nội đã

được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển để sớm trở thành trung tâm
kinh tế - xã hội. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho quán phát triển của
thành phố, tuy nhiên đó cũng là thách thức không nhỏ trong việc giải quyết các
vấn đề an sinh đặc biệt là BHXH cho người lao động. Chính trong điều kiện này
vai trò của BHXH thành phố Hà Nội cần được thể hiện rõ hơn bao giờ hết.
Suốt chặng đường 23 năm kể từ khi chính thức thành lâp (năm 1995)
BHXH thành phố Hà Nội đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển
BHXH Việt Nam và ổn định đời sống xã hội trên địa bàn thành phố. Trong
khuôn khổ một bài tiểu luận với phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp không thể hiện
được hết những vấn đề cần được quan tâm trong giai đoạn phát triển tiếp theo
của BHXH thành phố. Tuy nhiên từ sự phân tích đúc rút kinh nghiệm của những
giai đoạn trước em hi vọng có thể đóng góp một vài ý kiến nhỏ mang tính chất
tham khảo xây dựng cho BHXH tỉnh trong giai đoạn phát triển đầy thách thức
tiếp sau.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo Trình Quản Trị Bảo Hiểm Xã Hội (Trường ĐH Lao Động Xã Hội).
2.

/>ctitle/15/TopMenuId/15/Default.aspx

3.

/>o-hiem-xa-hoi-thanh-pho-trien-khai-nhiem-vu-nam2018.html;jsessionid=SqZb-VO+rFrD1Q1TDUxfxN0g.app2

4.


/>
5.

/>/2784621/10/bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-ha-noi-trien-khai-cong-tac-nam2017.html;jsessionid=9jUTLIsN1GSILmw8Z4H3MjAH.app2

6. Một số tài liệu khác.

20



×