Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại tỉnh cao bằng giai đoạn 2015 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.39 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................4
Chương I: Tổng quan khái quát những vấn đề lý thuyết về quản lý đối tượng
tham gia BHXH.....................................................................................................6
1.1.Khái niệm:----------------------------------------------------------------------------6
1.1.1. Đối tượng tham gia BHXH: là tất cả những người lao động là công dân
Việt Nam.-------------------------------------------------------------------------------------6
1.1.2. Quản lý đối tượng tham gia BHXH:-------------------------------------------6
1.2.Vai trò của quản lý đối tượng tham gia:------------------------------------------6
1.3.Công cụ quản lý đối tượng tham gia:---------------------------------------------6
1.4.Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH:----------------------------------7
1.5.Một số nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đối tượng tham gia BHXH:--------8
Chương II: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH tại Cao Bằng giai
đoạn 2015-2017....................................................................................................9
2.1.khái quát về cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng.------------------------------------9
2.1.1.khái quát đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng:----------------------------9
2.1.2. Giới thiệu chung về BHXH tỉnh Cao Bằng:--------------------------------10
2.2. Tình hình tham gia BHXH tai tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2017:------11
2.3. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH:-------------------------------------------13
2.3.1. Quản lý mức đóng BHXH bắt buộc------------------------------------------14
2.4. Hồ sơ, thủ tục tham gia và sổ BHXH bắt buộc:------------------------------15
2.5. Đánh giá kết quả quản lý đối tượng tham gia BHXH:-----------------------16
2.5.1 kết quả đạt được:-----------------------------------------------------------------16
Trong những năm qua, BHXH tỉnh Cao Bằng đã đạt được một số kết quả
đáng kể như:................................................................................................16
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân:------------------------------------------------------17
1



2.5.2.1. Những hạn chế:---------------------------------------------------------------17
Bên cạnh những thành tích mà BHXH tỉnh đã đạt được trong công tác quản
lý đối tượng tham gia thì cũng còn tồn tại những mặt hạn chế, yếu kém cần
khắc phục. Đó là:.........................................................................................17
2.5.2.2. nguyên nhân:------------------------------------------------------------------17
Chương III: giải pháp nhằm phát triển công tác quản lý đối tượng tham gia
BHXH..................................................................................................................19
3.1. Mục tiêu, định hướng quản lý đối tượng tham gia BHXH tại tỉnh Cao
Bằng trong thời gian tới:-----------------------------------------------------------------19
3.1.1: Định hướng về công tác BHXH bắt buộc:----------------------------------19
3.1.2. Định hướng về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc- 19
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia
BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng------------------------------------------19
3.3. Một số khuyến nghị---------------------------------------------------------------21
3.3.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước-----------------------------------------------21
3.3.2. Khuyến nghị đối với BHXH Việt Nam--------------------------------------22
3.3.3. Khuyến nghị đối với BHXH tỉnh Cao Bằng--------------------------------22
KẾT LUẬN..........................................................................................................23
Danh mục tài liệu tham khảo..............................................................................24

2


DANH MỤC VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHXHBB


Bảo hiểm xã hội bắt buộc

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

SDLĐ

Sử dụng lao động



Lao Động

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp


CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

KH

Kế hoạch

TL-TC

Tiền lương – tiền công

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong mọi thời đại, con người luôn là nhân tố để phát triển, đã tồn tại con
người thì không thể không lao động vì có lao động con người sẽ có tất cả. Công
sức mà bỏ ra để lao động đã được đền bù bằng kết quả lao động và người ta vẫn
gọi đó là thu nhập. Thu nhập của con người luôn luôn là vấn đề được xã hội
quan tâm chú ý bởi ý nghĩa kinh tế và xã hội to lớn của nó. Chính vì vậy, BHXH
đã ra đời để bảo vệ cuộc sống cho người lao động.
Ở Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập Nhà nước, BHXH đã được quan tâm
thực hiện. Trải qua hơn 40 năm thực hiện, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với
từng giai đoạn, chính sách BHXH đã đóng góp rất to lớn trong việc đảm bảo đời

sống cho người lao động và gia đình của họ, đồng thời góp phần ổn định chính
trị - xã hội, của đất nước. Cùng với sự phát triển không ngừng của đời sống kinh
tế - xã hội thì đối tượng tham gia BHXH cũng ngày càng được mở rộng như:
công chức Nhà nước, lực lượng vũ trang và người lao động trong các thành phần
kinh tế ở những nơi có quan hệ lao động,v.v...., và sẽ ngày càng được mở rộng
cho nhiều đối tượng khác.
Trong hoạt động BHXH thì công tác quản lý đối tượng tham gia có vai trò
hết sức quan trọng để duy trì hoạt động BHXH nói chung. Việc quản lý đối
tượng tham gia BHXH đạt kết quả chưa cao; tình trạng trốn đóng, chậm đóng,
nợ đọng BHXH tiếp tục gia tăng ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của
Ngành.Tình trạng lạm dụng các chế độ BHXH còn xảy ra ở một số địa phương.
Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành còn ít; việc xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật BHXH như trốn đóng, chiếm dụng tiền BHXH chưa được các
cơ quan có thẩm quyền quan tâm đúng mức. Hơn nữa, cơ sở vật chất của Ngành
còn quá thiếu, nhất là trụ sở làm việc ở nhiều đơn vị, chật chội, xuống cấp; công
nghệ thông tin còn lạc hậu nguồn vốn đầu tư những năm qua có bố trí tăng
nhưng không đáng kể so với nhu cầu.
Không chỉ vậy, nhận thức của người dân về việc tham gia BHXH còn hạn
chế, ý thức đóng BHXH của các tỉnh không cao nên việc quản lý đối tượng tham
gia BHXH còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Thực trạng quản lý đối tượng tham
gia BHXH của tỉnh còn có nhiều hạn chế. Vì vậy, em đã chọn đề tài cho bài tiểu
luận của mình là “Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2017” nhằm chỉ ra một số điểm được và
chưa được của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH, và từ đó có những
giải pháp giải quyết vấn đề này.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của bài tiểu luận gồm 3 phần:
4


Chương I: Một số lý luận chung về BHXH và quản lý đối tượng tham gia

BHXHBB
Chương II: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXHBB tại Tỉnh Cao
Bằng giai đoạn 2015 – 2017
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc quản lý đối
tượng tham gia BHXH Tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2017
Trong quá trình làm bài, do thời gian và nhận thức còn nhiều hạn chế nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của
thầy cô về những thiếu sót trong bài viết này.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới Giảng viên Ngô Thị Liên đã tận tình
giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn!

5


Chương I:
Tổng quan khái quát những vấn đề lý thuyết về quản lý đối tượng
tham gia BHXH
1.1.Khái niệm:
1.1.1. Đối tượng tham gia BHXH: là tất cả những người lao động là công
dân Việt Nam.
1.1.2. Quản lý đối tượng tham gia BHXH:
là công tác quản lý của nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm tới những người
lao động là công dân Việt Nam.
1.2.Vai trò của quản lý đối tượng tham gia:
- Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ số
lượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định.
- Là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tham gia BHXH của NLĐ, của đơn vị
SDLĐ và của công dân theo quy định của pháp luật về BHXH.
- Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH nhằm thực hiện mục
tiêu mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH, tiến tới thực hiện BHXH cho mọi

người vì sự an sinh và công bằng xã hội theo chủ trương của Nhà nước.
- Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng tham gia
theo đúng quy định của pháp luật về BHXH.
- Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm
pháp luật về BHXH của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện
pháp luật về BHXH.
1.3.Công cụ quản lý đối tượng tham gia:
- Công cụ pháp lý
Hệ thống pháp luật là công cụ cơ bản và quan trọng để thực hiện việc quản lý
đối tượng tham gia BHXH.Bởi lẽ, đối tượng tham gia BHXH thường được quy
định cụ thể trong các văn bản pháp luật của chính phủ.
Hệ thống pháp luật mà các nhà quản trị có thể dựa vào đó để quản lý đối
tượng tham gia BHXH bao gồm: pháp luật về LĐ, pháp luật về BHXH và các
văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, như Luật DN, Luật Đầu tư, Luật
Hợp tác xã, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân, Luật Sĩ quan Công an nhân dân…
- Hệ thống bộ máy tổ chức

6


Thông qua hệ thống tổ chức bộ máy BHXH và các nhà quản trị BHXH làm
việc trong từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức BHXH từ Trung ương đến địa
phương.
Một cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH được thiết kế khoa học, có sự phân công,
phân cấp hợp lý, cụ thể, rõ ràng, cùng với sự phối hợp hoạt động một cách nhịp
nhàng, thống nhất sẽ là một trong những công cụ chính để thực hiện việc quản lý
đối tượng tham gia BHXH một cách chặt chẽ, hiệu quả.
- Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện:
Hồ sơ tham gia BHXH là những quy định về các loại văn bản, giấy tờ cần
thiết và các thủ tục hành chính mà đối tượng tham gia BHXH phải thực

hiện.Trong đó, quy định rõ hồ sơ và thủ tục thực hiện đối với cá nhân người
tham gia và hồ sơ tham gia đối với các đơn vị SDLĐ. Đây là một trong những
công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ một hệ thống BHXH nào, cho dù BHXH
ở các nước phát triển cũng vậy.
Trong quá trình quản trị, các công việc của nhà quản trị liên quan đến hồ sơ
của đối tượng tham gia luôn chiếm một khối lượng lớn, theo dõi và quản lý lâu
dài.
- Công nghệ thông tin:
Khi xã hội phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị
BHXH nói chung, quản lý đối tượng tham gia BHXH nói riêng là một việc làm
tất yếu. Khi công nghệ thông tin được sử dụng làm công cụ quản lý đối tượng
tham gia, thì các thủ tục hành chính được cải cách, hiệu quả quản trị của tổ chức
BHXH sẽ tốt hơn.
- Cơ quan, tổ chức hữu quan
1.4.Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH:
- Chính sách pháp luật về Bảo hiểm xã hội
Chính sách pháp luật về BHXH có vai trò quan trọng trong việc quản lý đối
tượng tham gia BHXH, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của
công tác quản lý nói chung và là yếu tố không thể thiếu trong việc quản lý đối
tượng tham gia BHXH nói riêng.
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một đất nước phản ánh khả năng chi tiêu, tiết
kiệm và đầu tư của Nhà nước. Đất nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Hoạt
động sản xuất kinh doanh thuận lợi, thu nhập cả NLĐ cao. NLĐ có thu nhập đủ
để trang trải cuộc sống, nhận thức cũng như nhu cầu của họ cũng được nâng cao.
Để từ đó, ngoài việc đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cuộc sống hàng ngày, họ cũng
có nhu cầu được đảm bảo an toàn trước các rủi ro trong cuộc sống tương lai.
Điều này giúp mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH, giúp BHXH thực hiện
tốt chức năng của mình.
7



- Cơ cấu dân số và lực lượng lao động
Người lao động là một trong những đối tượng chính tham gia BHXH. Họ là
người trực tiếp tạo ra của cải, vật chất cho xã hội và đóng góp vào nguồn quỹ
của BHXH. Quốc gia có dân số trẻ, số người lao động trong độ tuổi lao động lớn
sẽ góp phần tăng số lượng đối tượng tham gia BHXH. Như vậy, lực lượng lao
động tăng lên hay giảm đi đều có ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng
tham gia BHXH.
Số lượng người lao động tham gia quỹ BHXH càng lớn, quỹ càng có nhiều
nguồn lực để chi trả cho rủi ro người lao động gặp phải trong quá trình lao động
và về già đồng thời, người lao động tham gia quỹ cũng tăng gánh nặng chi trả
cho quỹ BHXH.
- Nhận thức của đối tượng tham gia
Nhận thức của người tham gia là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong việc
triển khai chính sách BHXH cũng như công tác quản lý đối tượng tham gia.Nếu
cả NLĐ và NSDLĐ đều có nhận thức đúng đắn về BHXH thì họ sẽ tích cực thực
hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia của mình.
Các chủ SDLĐ thường vì lợi nhuận cả mình mà không muốn tham gia
BHXH cho NLĐ của mình. Phần lớn họ đều mới nhận thấy cái lợi trước mắt mà
không nghĩ đến hậu quả khi có rủi ro không may xảy đến với NLĐ của họ. còn
NLĐ, do kém hiểu biết, hoặc lo sợ bị mất việc khiến họ không lên tiếng đòi
quyền lợi được tham gia BHXH của mình. Khi đối tượng tham gia không có ý
thức, hợp tác kém thì chắc chắn công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH sẽ
gặp nhiều khó khăn.
1.5.Một số nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đối tượng tham gia BHXH:
- chính sách của BHXH: nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của
công tác quản lý nói chung và có vai trò quan trong trong quản lý đối tượng
tham gia BHXH nói riêng.
- cơ cấu dân số: nếu một quốc gia có dân số già, tức là lực lượng lao động chiếm

tỉ trọng thấp sẽ dẫn tới tình trạng số người tham gia BHXH cũng thấp.
- tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: nó phản ánh khả năng tiết kiệm và tiêu
dùng của nhà nước. Nếu tốc độ tăng trưởng cao sẽ dẫn đến các doanh nghiệp
hoạt động mạnh, đây là điều kiện mở cho người lao động tham gia BHXH.

8


Chương II:
Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH tại Cao Bằng giai
đoạn 2015-2017
2.1.khái quát về cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng.
2.1.1.khái quát đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng:
- Vị trí địa lý:
Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới, năm ở phía Đông Bắc của
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 6690,72km2.Phía Đông Bắc giáp tỉnh
Quảng Tây – Trung Quốc,có đường biên gới dài 311km. Phía Tây giấp tỉnh Hà
Giang và tỉnh Tuyên Quang , phía Nam và phía Tây Nam giáp tỉnh Lạng Sơn và
tỉnh Bắc cạn .Với dân số toàn tỉnh là 510.884( số liệu 2009).Gồm 10 dân tộc:
Tày, nùng sán, giao, mông..v..v .Cao Bằng có 12 huyện, 1thành phố trong đó:
* 01 thành phố : Thành phố Cao Bằng
* 12 huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên
Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh
Với tổng số 6 phường 14 Thị trấn và 179 xã
- Điểm mạnh về kinh tế :
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2017 đạt 501,85 tỷ đồng, tăng 5%
so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: thu nội địa đạt 456,96 tỷ đồng, bằng 45,6%
so với dự toán Trung ương giao, bằng 46,73% so với dự toán HĐND tỉnh giao;
thu thuế xuất nhập khẩu được 57,78 tỷ đồng, bằng 28% so với dự toán Trung
ương giao, bằng 23,6% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 53,3% so với cùng

kỳ năm 2015. Chi ngân sách trên địa bàn tỉnh trong tháng 6/2017 đạt 14.173 tỷ
đồng, tăng 6% so với tháng trước.
Sản xuất nông, lâm nghiệp: Các địa phương trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo
thu hoạch thuốc lá, chăm sóc cây trồng vụ xuân, làm đất chuẩn bị gieo cấy vụ
mùa. Kết quả gieo trồng một số cây trồng như sau: diện tích trồng ngô đạt
22.777 ha, bằng 80,7% kế hoạch (KH); lúa xuân: 3.525 ha, bằng 105,5% KH;
thuốc lá đạt 3.549 ha, bằng 88% KH; trồng mía mới được 1.138 ha, bằng
109,3% KH; đỗ tương: 767,7 ha, bằng 68,2% KH; lạc: 215,2 ha, bằng 70,4%
KH; … Công tác trồng rừng được chú trọng, riêng trong tháng 5, toàn tỉnh trồng
được 112,5ha. Phát hiện và xử lý 16 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng
(tăng 01 vụ so với tháng trước), tịch thu 25,95 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách
163,6 triệu đồng.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6/2017 tăng 8,16% so với tháng trước, tăng
5,76% so với cùng kỳ năm 2016. Giá trị sản xuất công nghiệp trong 5 tháng đầu
năm tính theo giá hiện hành ước đạt 654,8 tỷ đồng, tăng 45,7% so với cùng kỳ
9


năm trước.
Hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ nhìn chung ổn định. Hàng hóa
lưu thông trên thị trường dồi dào, phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản
xuất của nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ ước đạt 2.204,73
tỷ đồng, tăng 1,31% so với cùng kỳ năm 2015.
2.1.2. Giới thiệu chung về BHXH tỉnh Cao Bằng:
BHXH tỉnh Cao Bằng được thành lập theo quyết định số 97/QĐ-TCCB,
ngày 4/8/1995. Về việc thành lập BHXH tỉnh Cao Bằng của tổng giám đốc
BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Cao Bằng có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch
toán cấp 2, có con dấu và có tài khoản riêng. BHXH tỉnh Cao Bằng có trụ sở đặt
tại Tam Trung, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng.
Từ lúc mới thành lập BHXH tỉnh Cao Bằng đã gặp không ít khó khăn về cả

nhân lực cũng như cơ sở vật chất. Nhưng đến nay, nhìn lại một chặng đường sau
15 năm hình thành và phát triển cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộcông nhân viên chức trong đơn vị và sự quan tâm giúp đỡ của các ngành địa
phương. BHXH tỉnh Cao Bằng đã từng bước phát triển và luôn hoàn thành tốt
nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam giao cho.
Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH tỉnh Cao Bằng : Cơ quan
BHXH tỉnh Cao Bằng gồm 9 phòng nghiệp vụ: Phòng thu, kiểm tra, chế độ
chính sách, cấp phát sổ thẻ, hành chính tổng hợp, giám định, kế toán tài chính,
phòng một cửa, công nghệ thông tin và một số phòng khác như photocopy…
Và 12 cơ quan BHXH huyện.
Sơ đồ bộ máy tổ chức BHXH tỉnh Cao Bằng
Giám đốc

HXH H. Trùng Khánh

H H. Thông Nông

HXH H. Thạch An

H. Quảng Uyên

10

XH H. Phục Hòa

H. Nguyên Bình

BHXH H. Hòa An

XH H. Hà Quảng


BHXH H. Bảo lạc

HXH H. Bảo Lâm

BHXH. Thị Xã

2.2. Tình hình tham gia BHXH tai tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2017:

BHXH H. Trà Lĩnh

P. CNTT

P. một cửa

P. Kế toán tài chính

P.giám định

P.HC - TH

P. Giám đốc
P. cấp phát sổ thẻ

BHXH H. HạP.CĐ
Langchính sách đôđbhybhBBHYTBHYTBHYT

Thu P.Thu

P. Kiểm tra


P. Giám đốc


Cao Bằng là một tỉnh có nhiều phát triển trong thời gian qua. Đặc biệt từ khi
UBND tỉnh chú trọng việc kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng nhiều khu công
nghiệp quy mô lớn thì số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào Cao Bằng tăng lên
đáng kể.
Trong giai đoạn 2014- 2016, mặc dù nền kinh tế nước nhà còn gặp nhiều khó
khăn, nhưng trên địa bàn tỉnh có một số công ty, doanh nghiệp mới được thành
lập. Tỉnh Cao Bằng đã không ngừng phổ biến đến hầu hết các đơn vị sử dụng
lao động để họ thực sự hiểu và thực hiện đúng chính sách BHXH qua đó thực
hiện trách nhiệm của mình đối với NLĐ.
Bảng 2:Số đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia tham gia và thực tế đã
tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2017

ST
T

1
2
3
4
5
6
7
8

Khối loại hình quản lý

Doanh nghiệp nhà nước

Ngoài quốc doanh
Hành chính sự nghiệp
Xã Phường
Hợp tác xã
DN có vốn đầu tư Nước ngoài
Khối hộ nghề, hộ Kinh doanh
cá thể
Tổng cộng

Số đơn vị thuộc
diện tham gia
( ĐV )

Số đơn vị thực tế
tham gia ( ĐV )


m
201
5
41
248
420
125
157
1


m
201

6
36
293
434
137
189
2


m
201
7
30
348
447
156
216
4


m
201
5
41
129
420
125
78
1



m
201
6
36
151
434
137
85
2


m
201
7
30
175
447
156
95
4

21

25

36

10


15

26

101
3

111
6

123
7

804

860

932

( nguồn Bảo hiểm xã
hội tỉnh Cao Bằng)
- Quản lý các đơn vị SDLĐ thuộc diện phải đóng BHXH bắt buộc : Các đơn vị
SDLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cũng được chia ra làm các khối khác nhau.
Danh sách các đơn vị trong từng khối được BHXH tỉnh quản lý một cách có hiệu
quả ,nghiêm túc và chặt chẽ, đầy đủ.
Các đối tượng đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa
bàn tỉnh trong những năm qua không có sự biến đáng kể. Số lượng đơn vị SDLĐ
tập trung chủ yếu trong khu vực hành chính sự nghiệp, bên cạnh đó là các đơn vị
11



thuộc các khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
đơn vị ngoài quốc doanh, ngoài công lập, các xã phường và hợp tác xã.
Cụ thể được thể hiện như sau: năm 2015 có 1116 đơn vị tham gia, năm
2016 tăng lên 1237 đơn vị (tăng lên 121 đơn vị tương ứng tăng 10,17% so với
năm 2008), Năm 2017 là 1326 đơn vị (tăng lên 89 đơn vị tương ứng tăng 22,1%
so với năm 2016 và tăng 210 đơn vị, tương ứng tăng 10,85% so với năm 2015 ) .
Tổng số các đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên toàn
tỉnh đến cuối năm 2017 có 1326 đơn vị, tăng 89 đơn vị so với năm 2016, do sự
tăng lên của các khối đơn vị nhưng tốc độ tăng liên hoàn qua các năm không
đáng kể, số lượng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa
bàn tỉnh là khá lớn và có tiềm năng để khai thác.
* Quản lý danh sách NLĐ tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Tình hình tham
gia BHXH BB của NLĐ được thể hiện rõ qua bảng sau :
Bảng 3 : Số lao động thuộc diện tham gia và thực tế đã tham gia BHXH bắt
buộc địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015- 2017
S
T
T
1
2
3
5
6
7
8
9

Khối loại hình
quản lý


DN nhà nước
Ngoài quốc doanh
Hành chính sự nghiệp
Xã Phường
Hợp tác xã
DN có vốn đầu tư NN
Khối hội nghề, hộ KD
cá thể
Tổng cộng

Số Lao động thuộc
diện tham gia ( người )

Số lao động thực tế
tham gia ( người )

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

Năm
2015

Năm

2016

Năm
2017

6.727

6.905

7.250

6.727

6.794

6.862

13.24

15.06

17.32

9.34

8.909

9.087

17.93


19.93

27.72

17.928

18.002

19.262

2.653

2.757

2.895

2.653

2.757

2.895

804

896

1.021

500


582

681

92

138

156

92

138

156

96

106

120

45

80

152

40.73

9

44.896

56.482

28.879

37.262

39.095

( Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)
Năm 2017 số SLĐ thuộc diên tham gia Bảo hiểm xã hội của tỉnh là: 56482
người, tăng so với năm 2004 là: 17433 người.
Số lượng người thuộc đối tượng tham gia ở khối doanh nghiệp nhà nước là
khá nhiều, vì trong khu vực này hầu hết là những người làm việc ổn định có hợp
đồng lao động từ ba tháng trở lên. Còn khu vực ngoài quốc doanh, do quy mô
của các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, sản xuất không ổn định, nên số lượng NLĐ
thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc còn rất ít vì họ làm việc theo thời vụ, và
12


hợp đồng lao động dưới 3 tháng, nên ở khu vực này gặp khó khăn để khai thác
quản lý đối tượng tham gia. Ở các khu vực kinh tế khác thì người lao động cũng
ngày càng tăng dần lên do hàng năm có tăng thêm số lượng lao động tuyển vào
các đơn vị trong từng lĩnh vực riêng NLĐ và đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia
BHXH bắt buộc trên toàn tỉnh được BHXH tỉnh phối hợp với Sở Lao động thương binh
và xã hội tỉnh kiểm soát ở mức độ tương đối. Dù kết quả còn nhiều hạn chế nhưng cũng
có sự tiến bộ và nỗ lực trong những năm vừa qua.

- Tỷ lệ lao động thực tế tham gia BHXH bắt buộc so với số thuộc diện tham gia:
Nhìn chung, tại các khối đơn vị có tỷ lệ 100% đơn vị SDLĐ tham gia
BHXH bắt buộc so với số thuộc diện tham gia thì tỷ lệ người lao động tham gia
cũng là 100%, như các khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khối phường xã. Tỷ lệ tham gia BHXH
bắt buộc thấp nhất nằm ở hộ nghề, hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã.
Việc quản lý và mở rộng đối tượng tham gia ở khu vực doanh nghiệp tư
nhân cũng chưa cao. Ở khu vực này, tỷ lệ tham gia BHXH bắt bộc không ổn
định, số lượng có tăng nhưng số lao động thuộc diện tham gia lại tăng với tốc độ
nhanh hơn, khiến tỷ lệ tham gia giảm. Thể hiện sự quản lý, đốc thúc các đối
tượng tham gia chưa sát sao, việc khai thác đối tượng thuộc diện phải tham gia
còn kém.
Như vậy, danh sách các đơn vị SDLĐ và người lao động tham gia BHXH bắt
buộc đều được BHXH tỉnh Cao Bằng quản lý đầy đủ trong những năm qua với
những con số thống kê lên xuống sát với thực tế. Đồng thời, việc khai thác nhiều hơn
nữa tiềm năng tham gia BHXH bắt buộc đang được tích cực thực hiện.
2.3. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH:
Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH BB là tiền lương, tiền
công theo ngạch, bậc hoặc lương theo cấp bậc, chứng vụ, lương hợp đồng, các
khoản thâm niên chức vụ, thâm niên chức vụ bầu cử, hệ số chênh lệch bảo lưu
(nếu có).
NLĐ hưởng lương theo chế độ tiền lương thuộc hệ thống thang bảng
lương do Nhà nước quy định, thì tiền lương tháng đóng BHXH BB là tiền lương
theo ngạch bậc, cấp bậc quân hàm và khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên
vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề ( nếu có ). Tiền lương này được tính trên cơ
sở mức lương tối thiểu.
Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ làm việc theo
chế độ tiền lương do NSDLĐ quy định thì tiền lương tiền công tháng đóng
BHXH BB là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động nhưng
không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và mức cao nhất

không được cao hơn 20 tháng tiền lương tối thiểu chung.

13


TL-TC chính là căn cứ đóng BHXH. Vì vậy để quản lý được số thu
BHXH, thì cơ quan BHXH phải quản lý được tổng quỹ lương làm căn cứ đóng
BHXH bắt buộc. Trách nhiệm của cơ quan BHXH tỉnh là theo dõi chặt chẽ diễn
biến thu nhập của từng NLĐ trong từng đơn vị NSDLĐ. Đối với các đơn vị có
tăng giảm về số lao động hoặc tăng giảm về tiền lương tiền công thì phải làm
biểu mẫu báo cáo với cơ quan BHXH. Trường hợp báo cáo chậm phải có công
văn giải trình nếu không cơ quan BHXH sẽ tính lãi theo đúng quy định. BHXH
tỉnh thường xuyên kiểm soát, đối chiếu tổng quỹ lương của đơn vị phải nộp
BHXH vào quỹ BHXH.
Dựa trên cơ sở số liệu mà các đơn vị nộp lên BHXH hàng tháng, cơ quan
BHXH chỉ có thể quản lý tốt TL-TC trên cơ sở giấy tờ mà chưa thể thống kê
chính xác quỹ lương thực tế của đơn vị. Chính điều này đã gây ra không ít khó
khăn cho công tác quản lý TL-TC. Trên thực tế có nhiều đơn vị có TL-TC cao
hơn rất nhiều, nhưng họ chỉ khai báo và đóng ở mức tối thiểu vùng.
Bảng 4: Tổng quỹ lương, mức lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc
Đơn vị : Triệu đồng
Năm

Số đơn vị
( ĐV )

Số lao động
( người )

2015


1116

40.739

683.342.549.298

2016

1237

44.896

826.972.206.936

2017

1326

56.482

950.784.286.561

Quỹ tiền lương

(đồng )

(ng
uồn BHXH tỉnh Cao Bằng)


Qua bảng số liệu trên ta thấy Quỹ tiền lương làm căn cứ trích nộp BHXH BB
cho NLĐ của các đơn vị tăng lên nhanh chóng từ 515.122.109.192 đồng năm
2015 lên 974.931.245.204 đồng năm 2017 (tăng 60,54% tương ứng với 311.850
097.744 đồng ). Sự tăng lên này là do hai nguyên nhân:
Là số lao động tăng lên từ 39.223 người (năm 2015) lên 45.792 người
(năm 2017s) và tiền lương tối thiểu vùng.
2.3.1. Quản lý mức đóng BHXH bắt buộc
BHXH tỉnh Cao Bằng thực hiện theo quy định của BHXH Việt Nam

14


Bảng 5. Mức đóng so với thu nhập thực tế bình quân một lao động tỉnh Cao
Bằng giai đoạn 2015-2017
Năm

TL-TC bình quân một
Thu nhập bình quân TL-TC làm căn
tháng làm căn cứ đóng
một lao động (triệu
cứ đóng so với
(triệu đồng/người/tháng)
đồng/người/tháng)
thu nhập (%)
2015
2,344
3,158
74,01
2016
2,636

3,414
76,85
2017
2951
3,756
78,12
Trên thực tế thì TL-TC làm căn cứ đóng của NLĐ thấp hơn nhiều so với thu
nhập thực tế của họ, chủ yếu là khối ngoài quốc doanh. Điều này cũng dễ hiểu,
bởi lẽ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thu nhập của NLĐ khá cao,
nhưng NSDLĐ lại kê khai mức thu nhập của NLĐ thấp hơn thực tế. Họ không
muốn mất đi lượng tiền lợi nhuận của mình trong thời gian ngắn, họ cũng
không hiểu được trách nhiệm của mình và lợi ích của NLĐ trong thời gian dài.
2.4. Hồ sơ, thủ tục tham gia và sổ BHXH bắt buộc:
Cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng tiếp nhận và quản lý hồ sơ tham gia BHXH
bắt buộc của NLĐ theo đúng nguyên tắc đã quy định, đảm bảo khoa học, thuận
tiện để khai thác và sử dụng. Công tác hướng dẫn, tư vấn giải quyết các chế độ
BHXH bắt buộc cho đối tượng đến làm việc đạt hiệu quả cao vì thế hồ sơ bị trả
lại bổ sung, hoặc hồ sơ đã nhận mà không hợp lệ chiếm tỷ lệ nhỏ. Công tác lưu
trữ và khai thác hồ sơ được thuận tiện, nhanh chóng, chính xác không để xảy ra
tình trạng mất hay thất lạc hồ sơ.
Kết quả của công tác quản lý hồ sơ tham gia của NLĐ tại BHXH tỉnh Cao
Bằng được thể hiện qua Bảng 6.
Năm
Số sổ BHXH Số sổ BHXH Số sổ BHXH Số sổ BHXH
phải
đã cấp(quyển)
chưa cấp
đã cấp/số sổ
cấp(quyển)
(quyển)

BHXH phải
cấp
2015
199.864
198.990
874
99.56
2016
200.034
199.508
526
99,73
2017
220.898
220.097
801
99,63
Bảng 6. Tình hình cấp sổ của BHXH tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2017
Số người lao động đã được cấp sổ BHXH luôn tăng qua các năm. Năm 2015
số sổ BHXH phải cấp là 199.864 quyển trong đó cấp mới sổ là 198.990 quyển
và có 874 số sổ BHXH chưa cấp cho NLĐ. Năm 2016 số sổ phải cấp tăng lên
220.898 sổ và số sổ đã được cấp là 220.097 quyển, sổ sổ chưa cấp là 801 quyển.

15


Có được kết quả trên là do sự nỗ lực rất lớn của tập thể các cán bộ trong quá
trình tuyên truyền, hướng dẫn làm thủ tục và quản lý hồ sơ tham gia BHXH bắt
buộc. Những trường hợp chưa được cấp sổ BHXH chủ yếu là do những nguyên
nhân như: lao động mới tham gia BHXH bắt buộc , sự hiểu biết về thủ tục, hồ

sơ của cán bộ làm công tác BHXH tại doanh nghiệp còn hạn chế gây chậm trể
trong việc cấp sổ, thông tin cung cấp chưa chính xác, thiếu giấy tờ cần thiết.
2.5. Đánh giá kết quả quản lý đối tượng tham gia BHXH:
2.5.1 kết quả đạt được:
Trong những năm qua, BHXH tỉnh Cao Bằng đã đạt được một số kết quả
đáng kể như:
-Luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu do cấp trên đề ra, đóng góp được
nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc.
-Trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
BHXH tỉnh đã nắm bắt được tương đối chặt chẽ số lượng các đơn vị sử
dụng lao động, NLĐ thuộc diện tham gia và đã tham gia BHXH nhờ việc theo
dõi sát sao các đơn vị thành lập mới, sát nhập, giải thể, phá sản hay di chuyển
sang địa bàn khác vì thế tỷ lệ đối tượng tham gia luôn chiếm tỷ lệ cao và ngày
một tăng lên.
-Trong công tác quản lý hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc
BHXH tỉnh Cao Bằng đã thực hiện hướng dẫn tỉ mỉ, chu đáo với những đơn
vị tham gia lần đầu, giúp đơn vị hoàn thiện hồ sơ, nhanh và chính xác nhất, tạo
điều kiện cho NLĐ tham gia BHXH bắt buộc. BHXH tỉnh đang từng bước cải
thiện thủ tục hành chính trong công tác quản lý và giải quyết chế độ cho NLĐ.
-Trong công tác quản lý sổ BHXH bắt buộc.
BHXH tỉnh Cao Bằng luôn cố gắng hoàn thành nhanh chóng việc thẩm định
hồ sơ tham gia và cấp sổ BHXH cho NLĐ, giúp NLĐ sớm được hưởng quyền
lợi đầu tiên khi tham gia BHXH bắt buộc là được cấp sổ BHXH. Đồng thời giải
quyết kịp thời những tồn đọng, vướng mắc trong quá trình thực hiện, tạo thành
thể thống nhất trong hệ thống quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Công tác chốt sổ BHXH luôn được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và hạn
chế tối đa sai sót do những ứng dụng của công nghệ thông tin, góp phần tiết
kiệm thời gian công sức và đảm bảo quyền lợi cho NLĐ
Công tác ghi bổ sung xác nhận và chốt sổ BHXH cũng được thực hiện đơn

giản, nhanh chóng nhờ những hiệu quả của việc áp dụng công nghệ thông tin và
các phần mềm quản lý. Thông tin trên sổ được xác nhận đúng quy trình nghiệp
vụ, chính xác và đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
16


-Trong công tác quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng BHXH bắt
buộc. BHXH tỉnh đã nắm bắt tương đối rõ về mức lương, thang bảng lương của
các đơn vị. Diễn biến tiền lương của các lao động. Biến động tiền lương hàng
tháng được thông báo kịp thời tới các cơ quan BHXH, đối với những trường hợp
chậm trễ BHXH tỉnh yêu cầu phải có công văn giải trình.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân:
2.5.2.1. Những hạn chế:
Bên cạnh những thành tích mà BHXH tỉnh đã đạt được trong công tác
quản lý đối tượng tham gia thì cũng còn tồn tại những mặt hạn chế, yếu
kém cần khắc phục. Đó là:
-Trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Trên địa bàn tỉnh tỷ lệ lao động đã tham gia trên tổng số lao động thuộc diện
tham gia còn chưa cao. Nhiều đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia
BHXH bắt buộc nhưng chưa tham gia BHXH cho NLĐ nhất là các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.
- Một trong những tồn tại lớn nhất trong việc thực hiện những quy định về
BHXH bắt buộc hiện nay là công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ quan BHXH
cũng như các ban ngành chức năng chưa nắm chắc hoạt động sản xuất và tình
hình sử dụng lao động sử dụng lao động của các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào
sự kê khai đăng ký của các đơn vị sử dụng lao động.
-Trong công tác quản lý hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc
Số lượng đơn vị tham gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng lớn, tuy nhiên số cán bộ
BHXH còn hạn chế nên trong một số trường hợp việc hướng dẫn đơn vị hoàn
thiện hồ sơ còn gặp nhiều vướng mắc. Bên cạnh đó cán bộ đảm nhận công tác

còn yếu về chuyện môn nghiệp vụ dẫn đến tình trạng làm chậm trễ, phải làm lại
giấy tờ. Số lượng hồ sơ đã tham gia rất lớn nên việc lưu trữ hồ sơ còn gặp nhiều
khó khăn.
-Trong công tác quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng BHXH bắt
buộc.
Một số đơn vị sử dụng lao động còn cố tình cấu kết , gian lận khai báo biến
động tiền lương của NLĐ không chính xác gây ra khó khăn trong quá trình quản
lý BHXH bắt buộc. Việc phối hợp các ban, ngành có liên quan có nhiều hạn chế
nên một số trường hợp vi phạm không được phát hiện kịp thời để xử lý.
2.5.2.2. nguyên nhân:
- Về phía NLĐ
Do áp lực về việc làm nên một bộ phận không nhỏ NLĐ không nắm bắt
được hoặc không dám đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình.
Vì lợi nhuận, một số chủ sử dụng lao động sẵn sang bất chấp các quy định của
17


pháp luật, chiếm dụng tiền BHXH bắt buộc của NLĐ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và nhà nước. Sự kết
hợp kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng còn chưa triệt để.
-Về phía NSDLĐ
Nhiều doanh nghiệp do mới thành lập, nguồn vốn kinh doanh còn ít chưa có
điều kiện tham gia BHXH bắt buộc nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
doanh nghiệp tư nhân.
Do thay đổi về cơ chế quản lý, chuyển đổi hình thức sở hữu, môi trường cạnh
tranh ngày càng khốc liệt nên một số đơn vị gặp khó khăn phải ngừng hoạt động
sản xuất kinh doanh .
Đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH bắt buộc ở một số doanh nghiệp không
ổn định và phải kiêm cùng lúc nhiều công việc khác nên chưa hiểu thật rõ về
chính sách và chế độ BHXH bắt buộc.

-Về phía cán bộ BHXH
Cán bộ BHXH chưa nắm bắt hết tình hình thực tế của đối tượng tham gia
BHXH bắt buộc vì nguồn nhân lực còn thiếu, trình độ nghiệp vụ và lý luận
chính trị chưa sâu, phần lớn chưa được đào tạo bài bản về BHXH. Thực tế cho
thấy chỉ một số ít cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành do đó phần lớn cán
bộ trong ngành làm việc không đúng chuyên ngành nghề được đào tạo.
-Về phía công đoàn
Công đoàn là tổ chức đại diện cho NLĐ trong một tập thể, đứng ra bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ. Tuy nhiên, ở những doanh nghiệp trốn
đóng BHXH bắt buộc thì tiếng nói của công đoàn dường như lại không có trọng
lượng, chưa đủ sức lên tiếng buộc doanh nghiệp thực hiện theo luật.
-Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Công tác thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng còn hạn chế, chưa có
biện pháp mạnh xử lý kiên quyết các vi phạm, việc phối hợp hoạt động với cơ
quan hữu quan dù đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa thường xuyên và chặt
chẽ. Một số cấp ủy Đảng thì chưa thực sự quan tâm đến việc lãnh, chỉ đạo và
phối hợp trong công tác quản lý, thực hiện chế độ này cho NLĐ.

18


Chương III:
giải pháp nhằm phát triển công tác quản lý đối tượng tham gia
BHXH
3.1. Mục tiêu, định hướng quản lý đối tượng tham gia BHXH tại tỉnh Cao
Bằng trong thời gian tới:
3.1.1: Định hướng về công tác BHXH bắt buộc:
Trong nhưng năm tới BHXH tỉnh Cao Bằng sẽ tập trung chỉ đạo, phối hợp với
các cấp các ngành, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, tăng cường công
tác tuyên truyền về luật lao động, luật BHXH. Tổ chức tốt công tác thu BHXH,

tích cực khai thác mở rộng đối tượng thu thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh đang hoạt động sản xuất trên địa bàn.
Vai trò của công nghệ thông tin đã không thể phủ nhận trong công tác quản lý
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nói riêng và quản lý BHXH nói chung. Do
đó, BHXH tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt
động nghiệp vụ. Tăng cường học tập nâng cao trình độ, để xử lý và bảo quản
máy móc, thiết bị đáp ứng nhiệm vụ được giao. Đảm bảo an ninh mạng và dữ
liệu được an toàn.
3.1.2. Định hướng về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ
BHXH bắt buộc nói riêng và BHXH nói chung cho NLĐ trên địa bàn tỉnh theo
quy định. Mở rộng đối tượng tham gia đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài
quốc doanh.
Kết hợp với đài phát thanh tỉnh Cao Bằng với các đài phát thanh của các quận
huyện trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức đa
dạng và phong phú nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về
chính sách BHXH bắt buộc nói riêng và BHXH nói chung nhằm thu hút đông
đảo đối tượng tham gia.
Quản lý tốt quỹ TL-TC làm căn cứ đóng BHXH. Hạn chế tình trạng NLĐ và
NSDLĐ thỏa thuận với nhau đóng BHXH ở mức thấp hơn.
Giải quyết chế độ BHXH bắt buộc đầy đủ, kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho
NLĐ và các đối tượng tham gia theo luật BHXH. Lưu trữ hồ sơ tham gia khoa
học, thuận tiện cho việc tìm kiếm. Đồng thời cải cách thủ tục hành chính, cách
thức quản lý, nâng cao ý thức phục vụ của cán bộ, tạo thuận lợi tối đa cho người
dân và doanh nghiệp tham gia BHXH.

19


3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia

BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Mở rộng đối tượng tham gia BHXH tới mọi người lao động dù họ tham
gia lao động trong bất cứ ngành nghề nào, thuộc thành phần kinh tế nào, miễn là
họ tham gia đóng góp đầy đủ vào quỹ BHXH như luật quy định.
- Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ trên các phương diện: chuyên môn
nghiệp vụ, nghệ thuật tiếp cận cơ sở, cơ sở khoa học của việc hoạch định các
chính sách về BHXH, công nghệ thông tin….
- Đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ quản lý đối tượng tham gia BHXH,
lấy tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của từng người lao động tại các thời
điểm kết thúc và mở đầu năm tài chính. Hàng năm yêu cầu các chủ sử dụng lao
động phải lập dánh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH theo quy định.
- Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, chế độ chính sách
BHXH cho chủ dụng lao động và người lao động. Dựa vào tổ chức công đoàn
tại các đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Công khai hóa mức tham gia
BHXH cho người lao động biết bằng cách hàng năm người lao động phải được
kiểm tra sổ BHXH của mình một lần.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý đối tượng tham gia BHXH.
Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nghiệp vụ BHXH không chỉ có lợi
ích giảm chi phí, mà còn giúp thống nhất cách nhìn của nhiều người, nhiều đơn
vị dưới cùng một tiêu chuẩn thống nhất. Tạo ra phong cách làm việc khoa học và
hiệu quả, xây dựng các nguyên tắc bảo mật an toàn, có sự kiểm tra và tính toán
khoa học khi lưu trữ, xây dựng được sự tin cậy đối với các đối tượng tham gia…
từ đó năng cao chiến lược phục vụ.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. cơ quan BHXH cần
phải có kế hoạch thanh tra, kiểm tra xem xét đối chiếu danh sách lao động thuộc
diện tham gia BHXH bắt buộc có được NSDLĐ đăng kí để đóng góp BHXH
hay không và sự thay đổi số lượng người lao động tham gia BHXH ở các cơ
quan đơn vị có sử dụng lao động.
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa với các ngành, đặc biệt là sự
lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH cấp trên, cấp ủy và chính quyền địa phương.

- Có chế tài bắt buộc đóng BHXH bắt buộc. Cần có hệ thống giám sát để
cung cấp thông tin chính xác về những đơn vị không thực hiện trách nhiệm pháp
lý trong việc nộp các khoản đóng góp cho cơ quan BHXH.
-Nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở trong việc thực hiện chính sách
BHXH.
-Thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc.
- Quản lý hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc là một trong những công tác rất
quan trọng, làm tốt công tác này là góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đối
20


tượng tham gia BHXH bắt buộc đạt hiệu quả cao, để đạt được điều này BHXH
tỉnh Cao Bằng cần chú trọng một số giải pháp sau đây:
+Tích cực cải cách thủ tục hành chính, thay đổi tác phong phục vụ
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ BHXH.
- Thực hiện tốt công tác quản lý sổ BHXH.
- Tăng cường ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin trong công
tác quản lý hồ sơ tham gia để áp dụng vào công tác quản lý sổ BHXH.Thông
qua hồ sơ tham gia mới tiến hành in và cấp sổ BHXH kịp thời cho NLĐ.
- Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn để NLĐ hoàn thành thủ tục
cấp sổ BHXH nhanh chóng và chính xác, từ đó tránh việc phải sửa chữa, bổ
sung giấy tờ rút ngắn thời gian cấp sổ BHXH.
- Thực hiện tốt công tác quản lý mức TL-TC làm căn cứ đóng BHXH bắt
buộc, BHXH tỉnh Cao Bằng cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Có biện pháp để NLĐ kê khai đúng mức lương làm căn cứ đóng BHXH
bắt buộc. Tích cực tuyên truyền, phổ biến để NSDLĐ hiểu được trách nhiệm của
mình đồng thời để NLĐ biết quyền lợi mà họ được hưởng khi tham gia BHXH
bắt buộc. Khi đơn vị kê khai sai mức lương gây ra ảnh hưởng đến quyền lợi,
NLĐ có thể lên tiếng tố các để đảm bảo quyền lợi cho chính mình.

+ Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc kê khai
mức lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.
Cơ quan BHXH tỉnh cần tích cực kiểm tra những biến động về tiền lương
của NLĐ để có những điều chỉnh kịp thời. Đối với những hành vi cố tình khai
thấp mức thu nhập vi phạm luật BHXH thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu
một trong các hình phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
3.3. Một số khuyến nghị
3.3.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước
Quốc hội phải tạo ra hành lang pháp lý hợp lý, có sự tương thích giữa luật
BHXH và các luật khác, tránh sự chồng chéo, không thống nhất trong
các văn bản.
Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành chức năng, các tỉnh thành phố, để tăng
cường công tác quản lý nhà nước về BHXH ở địa phương.
Chỉ đạo BHXH Việt Nam và các cơ quan chức năng liên quan tăng cường tổ
chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tham gia về chính sách BHXH
bắt buộc. Củng cố bộ máy tổ chức và nâng cao năng lực cho cán bộ, viên chức,
cải cách thủ tục hành chính…
Chỉ đạo các cơ quan chức năng, rà soát các văn bản hướng dẫn, thi hành
pháp luật về BHXH, khắc phục sớm những bất cập trong việc thực hiện chính
21


sách BHXH bắt buộc, đồng thời xem xét tính khả thi của các văn bản luật mà
chính phủ và các bộ ngành đã quy định.
3.3.2. Khuyến nghị đối với BHXH Việt Nam
Có cơ chế phù hợp từ Bộ, ngành trung ương, hướng dẫn kịp thời, thống nhất
các quy định của luật BHXH, hướng dẫn về quy trình, thủ tục cụ thể trong việc
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và phát hiện, xử lý triệt để nhằm bảo đảm
tăng cường pháp chế của Luật.
Phối hợp cùng các cơ quan chức năng: ban kiểm tra, Sở lao động thương binh

xã hội, UBND để xử lý các đơn vị thực hiện không nghiêm túc chính sách
BHXH.
3.3.3. Khuyến nghị đối với BHXH tỉnh Cao Bằng
Tăng cường đội ngũ cán bộ về số lượng và chất lượng. Các cán bộ trong
BHXH tỉnh cũng như các cán bộ ở các cơ quan BHXH huyện cần được đào tạo
về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu và kỹ năng nghề nghiệp, hạn chế
tuyển ồ ạt những người không đúng chuyên ngành.
Nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học và trình độ sử dụng công nghệ
thông tin cho tất cả các các bộ trong BHXH tỉnh Cao Bằng.
Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện
nghiêm túc việc đăng ký thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động theo
đúng các nội dung quy định trong Bộ luật lao động, làm cơ sở cho việc đăng ký
tham gia BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.
Đầu tư cơ sở, vật chất bao gồm cả việc nâng cấp trụ sở làm việc và trang
thiết bị hệ thống máy vi tính, đảm bảo mỗi cán bộ, công chức có một máy và
BHXH huyện, thị xã, đều có máy chủ nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng.
Đưa việc thực hiện thu, nộp BHXH cho NLĐ là một trong những tiêu chí
đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm và bình xét thi đua, khen
thưởng, công nhận các danh hiệu thi đua của doanh nghiệp.

22


KẾT LUẬN
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã và đang
phát huy vai trò hết sức to lớn đối với người lao động, góp phần ổn định đời
sống của hàng triệu người lao động và gia đình họ khi gặp phải những trường
hợp ốm đau, bệnh tật, khó khăn trong cuộc sống.
Các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm, chỉ đạo
sát sao hơn, tạo thuận lợi cơ bản cho công tác quản lý đối tượng tham gia

BHXH. Kể từ khi thành lập cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng đã có nhiều cố gắng,
nỗ lực, góp phần ổn định ngân sách Nhà nước, giảm gánh nặng cho ngân sách,
giúp người lao động ổn định cuộc sống, an tâm lao động…Bên cạnh đó, BHXH
tỉnh Cao Bằng đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban
Nhân dân tỉnh và phối hợp với các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa
phương tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn,
nhất là việc thanh tra, kiểm tra các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động; tuyên
truyền chính sách BHXH đến đông đảo người lao động và nhân dân. Việc đơn
giản hóa các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam được
thực hiện quyết liệt và đạt kết quả tốt, góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính
về BHXH, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia BHXH tỉnh Cao
Bằng . Bên cạnh đó, hoạt động của bộ phận một cửa đáp ứng được yêu cầu giải
quyết công việc của các tổ chức, cá nhân; rút ngắn được thời gian giải quyết,
hạn chế sự chồng chéo trong quá trình giải quyết công việc; việc giải quyết hồ
sơ được thực hiện công khai, khoa học; tạo cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ,
ngăn chặn tiêu cực xảy ra.
Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH ở tỉnh Cao Bằng hiện nay tuy
đã được nâng cao hiệu quả một cách đáng kể nhưng bên cạnh đó cần phải lưu ý
một số vấn đề. Cần sự phối hợp và tập trung chỉ đạo của các phòng ban trong
việc thường xuyên đôn đốc kiểm tra thực hiện đối với công tác quản lý đối
tượng tham gia BHXH. Cần đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong quá
trình quản lý, việc tham gia đóng, hưởng chính sách BHXH của người dân và
người lao động sẽ góp phần hạn chế sai sót, chống lạm dụng và giảm thiểu các
thủ tục hành chính của ngành BHXH. BHXH tỉnh Cao Bằng cần cố gắng hơn
nữa trong việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh và
không ngừng phấn đấu vì mục tiêu “tất cả mọi người lao động đầu có quyền và
nghĩa vụ tham gia BHXH” của Đảng và Nhà nước ta.
Vai trò và vị trí của BHXH bắt buộc nói riêng và BHXH nói chung có ý
nghĩa quan trọng, nên muốn thực hiện các biện pháp, chính sách BHXH đạt


23


được kết quả tốt cần có những giải pháp quản trị BHXH, đồng bộ đối với hệ
thống BHXH.

Danh mục tài liệu tham khảo

Văn bản Luật:
1. Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ: Hướng dẫn một
số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015 của Chính phủ: Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Việc Làm về bảo hiểm thất nghiệp.
4. Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao độngThương binh và xã hội: Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định
115/2015/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số Điều của
Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
5. Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số
134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn một số Điều của
Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
6. Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014 của Quốc hội : Luật Bảo hiểm Y tế.
7. Luật số: 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội: Luật Bảo
hiểm Xã hội
8. Số: 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015
Website:
1.Tạp chí BHXH: />2. Trang tin điện tử BHXH VN: />3.
4. />
5. />6. Giáo trình Quản trị Bảo hiểm xã hội của Trường Đại học Lao động – Xã hội.

24




×