Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp dạy học hát cho học sinh ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.29 KB, 17 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
“J.Amstrong đã nói rằng Âm nhạc làm thăng hoa sự vui sướng- làm vơi
bớt nỗi sầu khổ- xua đi mọi bệnh tật- xoa dịu những cơn đau và đẩy lùi mọi sự
phẫn uất”.
Cũng từ đó trong trường phổ thông Âm nhạc là một môn học mang tính
nghệ thuật cao có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học
sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Thông qua bộ môn Âm nhạc nhằm giáo dục
toàn diện, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, giúp các em cân bằng hơn,thư giãn
hơn khi học các môn văn hóa khác. . .Ngay từ khi còn nhỏ, giao tiếp sớm nhất
của trẻ thơ đối với thế giới cũng chính nhờ thông qua âm nhạc. Đó là những lời
ru của bà, của mẹ, đó là những câu đồng giao, câu vè, câu ví. Cũng nhờ có âm
nhạc mà các em phát triển trí tuệ, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo góp phần
hình thành nhân cách con người lao động mới. Âm nhạc chân chính làm cho tâm
hồn các em ngày càng gần gũi với những gì tốt đẹp nhất của loài người và làm
cho các em biết cách cảm thụ, biết sống một cách nhân văn và cao đẹp hơn.
Thật vậy, Âm nhạc là môn học đặc thù, thông qua những bài hát trong sách giáo
khoa mà các em được học sẽ giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết về thế giới
xung quanh có thêm nghị lực vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Vì
vậy vai trò của người giáo viên giảng dạy môn âm nhạc trong các nhà trường mà
đặc biệt là ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng đối với quá trình giáo dục
học sinh. Một yêu cầu đặt ra đó là mỗi người giáo viên dạy môn Âm nhạc phải
xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn âm nhạc trong quá trình
hình thành nhân cách của học sinh. Để mà từ đó không ngừng học hỏi, đúc rút
kinh nghiệm nhằm cải tiến, đổi mới nội dung phương pháp dạy học góp phần
phấn đấu đưa chất lượng giảng dạy của Giáo viên và chất lượng học tập của học
sinh ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
Mục tiêu hàng đầu của môn âm nhạc ở bậc Tiểu học là dạy học sinh hát
đúng, hát chuẩn xác những bài hát được quy định trong chương trình của cấp
học. Những bài hát được giảng dạy ở trường tiểu học tuy không phức tạp nhưng
để đạt đươc mục tiêu chính yếu nêu trên bằng lối dạy hát theo giai điệu đàn,


truyền khẩu đơn thuần cho những bài hát có âm luyến láy những bài hát có sử
dụng quãng 2 thứ (Nửa cung), những bài hát có đảo phách, nghịch phách những
câu hát ngân dài 3 phách trở lên thì không đơn giản chút nào nhất là học sinh
của chúng ta có năng khiếu rất ít, khả năng âm nhạc còn yếu, vì thế mà kết quả
đạt chưa cao. Mặt khác do nhận thức vị trí, vai trò của bộ môn âm nhạc chưa
được đúng mực (Quan niệm là môn học phụ), một phần cũng làm ảnh hưởng
đến công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
Đứng trước tình hình học tập như vậy, bản thân tôi là một giáo viên dạy
nhạc chuyên trách, tôi luôn băn khoăn trăn trở, phải làm gì? phải tìm biệm pháp
nào? bằng cách thức ra sao? để giờ học âm nhạc nhất là tiết học các bài hát có
hiệu quả cao. Tiết học hát, ngoài việc cho các em thuộc các bài hát, học sinh còn
được chơi các trò chơi âm nhạc giúp các em nắm vững giai điệu các bài hát đã
học, nhớ tên bài, tên tác giả vừa được biểu diễn, qua đó giúp các em tự tin hơn
khi hát trước đông người. Việc các em biểu diễn trước lớp, giáo viên sẽ phát


hiện được những em có năng khiếu ca hát và biểu diễn, để bồi dưỡng cho các em
trở thành các hạt nhân văn nghệ của đội văn nghệ nhà trường. Bên cạnh việc
phát hiện các em có năng khiếu, giáo viên còn phát hiện các em chưa có khả
năng biểu diễn, thiếu tự tin khi hát trước đông người, để có biện pháp gần gũi,
động viên khích lệ, rèn thêm cho các em các kĩ năng biểu diễn và ca hát chuẩn
xác, tự tin hơn khi hát trước đông người.Căn cứ vào tình hình cụ thể của môn
âm nhạc, với mong muốn tìm ra những biện pháp giáo dục học sinh một cách
nhẹ nhàng, thoải mái và yêu thích môn học để góp phần nâng cao chất lượng
dạy học môn âm nhạc trong tình hình đổi mới hiện nay, tôi đã chọn đề tài “Một
số biện pháp dạy học hát cho học sinh ở Tiểu học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp bản thân có những biện pháp, kinh nghiệm dạy học hát hiệu quả
nhất, phát huy tính sáng tạo của học sinh, lôi cuốn và thu hút học sinh yêu thích
học hát. Nắm được khả năng hát các bài hát của học sinh khi áp dụng phương

pháp mới vào giảng dạy, giúp học sinh học thuộc, hát đúng và biết trình bày
một cách chủ động, sáng tạo trong bất kì bài hát nào.
- Giúp dạy tốt môn âm nhạc nói chung
- Giúp dạy đúng các bài hát âm nhạc ở tiểu học.
- Giúp học sinh học tốt môn âm nhạc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng là học sinh trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
- Thực trạng dạy và học phân môn học hát ở trường tiểu học Nguyễn Bá
Ngọc. TP Thanh Hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát, điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luậncủa sáng kiến kinh nghiệm.
Xuất phát từ mục tiêu môn Âm nhạc nhằm cung cấp cho học sinh những
kiến thức, kĩ năng , thái độ phù hợp với lứa tuổi và năng lực của các em, giúp
học sinh phát triển một cách toàn diện, tự nhiên và cân bằng về trí tuệ, sáng tạo
và cảm xúc thẩm mĩ.
Kiến thức:
- Dạy học Âm nhạc nhằm phát triển nhận thức và các năng lực âm nhạc của
học sinh, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần
giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Môn Âm nhạc cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc phù hợp
với lứa tuổi về : Học hát, phát triển khả năng âm nhạc, Tập đọc nhạc, Nhạc lí và
Âm nhạc thường thức.
Kĩ năng:
- Luyện tập kĩ năng hát đúng giai điệu, lời ca và bước đầu tập hát diễn
cảm.

- Luyện tập kĩ năng đọc nhạc và ghi chép nhạc đơn giản.
2


- Luyện tập kĩ năng nghe và cảm nhận âm nhạc.
-Luyện tập một số kĩ năng âm nhạc khác như gõ đệm, đánh nhịp, vận động
theo nhạc.
Thái độ và giá trị:
- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu âm nhạc nhằm phát triển hài hòa
nhân cách.
- Thông qua các hoạt động âm nhạc làm cho dời sống tinh thần phong phú,
lành mạnh, đem đến cho học sinh niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn, tự
tin, lòng tự trọng và các giá trị khác.
- Khuyến khích học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong
và ngoài nhà trường.
Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so
với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng
nó lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê và phải có một chút
“năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học âm nhạc
thông qua các bài hát, những giai điệu, lời ca, giáo dục các em những tình cảm
đạo đức, những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng và phát triển năng lực trí tuệ thông
qua việc rèn luyện những kỹ năng hát, kỹ năng nghe và cảm thụ nhạc, giúp các
em hát đúng âm điệu những bài hát phù hợp với độ tuổi, qua đó tạo cho các em
thói quen nghe, cảm nhận được nội dung, sắc thái bài hát và tập thể hiện được
“cái hồn của nhạc”.
Ngay từ khi chào đời các em đã được nghe tiếng ru của mẹ, của bà. Đó
chính là sự tiếp cận đầu tiên của bé với âm nhạc. Khi lớn lên, các em được tới
lớp mẫu giáo, ở đó các em được học hát và khi đến tuổi Tiểu học các em lại
được cắp sách đến trường. Các em không chỉ được học các môn văn hoá mà còn
được học các môn đặc thù như : Âm nhạc, Mỹ thuật...

Ngày nay với sự phát triển đi lên của nền văn minh nhân loại thì âm nhạc là
môn học không thể thiếu. Nó cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về
nghệ thuật âm nhạc, hình thành một trình độ văn hoá tối thiểu. Bước đầu hình
thành kĩ năng nghe nhạc. Qua học hát các em có ý thức về việc hát đúng cao độ,
trường độ, biết tên nốt nhạc, hình nốt nhạc, và qua đó học sinh được giáo dục
tình cảm lành mạnh, phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc.
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Đối với giáo viên.
- Bản thân là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên môn, bồi dưỡng
về chuyên nghành Âm nhạc và được trực tiếp tham gia giảng dạy môn Âm nhạc
tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
- Trong những năm gần đây, giáo viên môn Âm nhạc đã được tập huấn
qua các lần tập huấn thay sách, bồi dưỡng thường xuyên đã được bổ sung thêm
kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. giáo viên được dự
giờ để học hỏi và rút kinh nghiệm, nâng cao tay nghề.
- Hiện nay, với sự phát triển nhanh của CNTT, việc dạy học ứng dụng
CNTT vào bài giảng đòi hỏi GVBM phải cập nhật và ứng dụng vào giảng dạy,
đó cũng là một trong những giải pháp tạo hứng thú cho HS trong học tập bộ
môn.Với mục tiêu và đặc điểm của bộ môn âm nhạc, việc cần phải được thực
3


hiện một cách nghiêm túc và khoa học góp phần vào sự thành công trong mục
tiêu giáo dục bộ môn.
- Thực tế hiện nay cho thấy đa số các nhà trường hiện nay vẫn còn tình
trạng giáo viên dạy chay, mặc dù đồ dùng và phương tiện dạy học đã được trang
bị tương đối đầy đủ, ảnh hưởng đến chất lượng của môn học chưa cao.
Nhiều giáo viên chưa có sự đam mê, tâm huyết, chưa có sáng tạo tìm tòi để tạo
hứng thú cho học sinh, giúp các em hăng say và yêu môn học, dạy còn nặng về
lý thuyết, chưa tạo được cơ hội cho câc em hoạt động, nhất là theo định hướng

về đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc đã chỉ rõ.
2.2.2. Đối với học sinh.
- Hạn chế lớn nhất của học sinh là thói quen thụ động trong quá trình học
tập. Năng lực cảm thụ âm nhạc còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhận thức của học
sinh về tầm quan trọng của môn âm nhạc trong chương trình chưa đồng đều.
- Về tiếp thu âm nhạc: Số học sinh có năng khiếu âm nhạc tiếp thu nhanh
ít hơn số học sinh năng khiếu còn hạn chế. Do đó, khi dạy hát để các em hát
chuẩn xác rất khó khăn.
Trước thực trạng trên tôi nhận thấy nếu mình không nghiên cứu áp dụng
phương pháp dạy học gây hứng thú và dễ tiếp thu cho học sinh thì kết quả học
tập môn âm nhạc không được cao.
* Từ thực trạng đó tôi đã kiểm nghiệm, khảo sát chất lượng học sinh ở đầu
năm học 2016- 2017 và kết quả thu được như sau.
*Kết quả: Kết quả thu được của học sinh khối 5 .Thời điểm khảo sát đầu
năm: Năm học 2017– 2018
Hoàn thành kiến
thức, kỹ năng
môn học

Chưa hoàn
thành kiến
thức, kỹ năng
môn học

LỚP

Sĩ số

Hoàn thành tốt
kiến thức, kỹ

năng môn học

5A

35

5

24

6

5B

35

4

28

5

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để có một tiết học hát hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên
người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ đầu . Cụ thể như xác định
thái độ , ý thức học tập đối với môn Âm nhạc .Quan trọng hơn nữa người giáo
viên cần phải xác định và nắm vững nội dung chương trình, mối liên hệ kiến
thức giữa các khối lớp.Trong quá trình giảng dạy tôi luôn luôn theo dõi, quan sát
cách hát của học sinh, chú ý đế cách lấy hơi, ngắt tiếng, cách mở khẩu hình
trong từng câu hát. Đồng thời tôi đã tìm hiểu qua một số các đồng nghiệp để tìm

ra các giải pháp và quan điểm chung.
Tôi đã đọc sách tham khảo, sách nghiệp vụ, sách bồi dưỡng thường
xuyên, báo Giáo dục Tiểu học và một số sách có liên quan đến môn học âm
nhạc.Trước yêu cầu cần đặt ra về kiến thức và kĩ năng dạy hát trong môn âm
4


nhạc như đã nêu trên. Bằng sự kết hợp linh hoạt, hài hoà giữa các giải pháp tối
ưu. Xuất phát từ việc tìm hiểu, đánh giá, phân tích nguyên nhân. Bằng những
kinh nghiệm thực tế giảng dạy trong những năm qua, cùng với việc học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp, của các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên... Bản thân
tôi đã rút ra được một số biện pháp, kinh nghiệm mang tính hiệu quả cao.
2.3.1. Giáo viên cần nắm vững các bước khi dạy học hát.
*Trong phần giới thiệu bài: Để thu hút học sinh hứng thú khi bước vào
học một bài học mới thí bản thân người giáo viên ngay trước khi đến lớp, ngay
vào đầu tiết học, tôi chuẩn bị kĩ càng và phải nắm được những nội dung chính
như:
- Xác định nội dung bài dạy.
- Nắm được ý nghĩa và tính chất giáo dục trong nội dung bài dạy.
- Tìm hiểu và biết sơ lược về thân thế và sự ngiệp của tác giả bài hát.
- Biết tên và có thể hát vài bài hát nổi tiếng của tác giả đó để minh họa.
- Tranh ảnh tác giả hoặc tranh ảnh có nội dung phù hợp với nội dung bài
hát để học sinh quan sát và liên tưởng.
Với phương pháp này, Giáo viên đã giúp học sinh không chỉ nhớ ngay được
tên bài hát, tên tác giả của bài hát đó mà còn mở rộng kiến thức cho học sinh, qua
đó sẽ gây được tính tò mò của học sinh và muốn tìm hiểu xem nội dung bài học có
hấp dẫn như những thông tin mà giáo viên đã truyền đạt hay không.
* Hát mẫu: Việc Giáo viên hát mẫu là rất quan trọng vì khi giáo viên hát
mẫu, Giáo viên có thể kết hợp một vài động tác phụ họa đơn giản và nhịp nhàng,
học sinh sẽ cảm thấy thích thú không kém với khi hoc sinh nghe bài hát qua

băng mẫu.
Sau khi nghe xong bài hát yêu cầu học sinh nói lên cảm nhận về giai điệu
của bài hát, tính chất của bài. Đối với lớp 1, lớp 2 do học sinh đang còn nhỏ nên
giáo viên có thể gợi ý trước cho học sinh.
*Đọc lời ca:
- Đối với học sinh lớp 1, 2, 3 giáo viên có thể đọc mẫu từng câu rồi dạy
cho học sinh.Nhưng đối vơi lơp 4,5 giáo viên đọc mẫu cả bài một lần rồi giáo
viên chỉ bảng cho học sinh tự đọc từng câu. Có thể hướng dẫn học sinh đọc lời
ca kết hợp với gõ tiết tấu.
- Học sinh lớp 1,2,3 chưa chính thức học về Âm nhạc nên khi dạy hát giáo
viên không cần giới thiệu bản nhạc, chỉ cần chép lời bài hát. Ở lớp 4,5 học sinh
chính thức học về cao độ, trường độ nên khi dạy hát giáo viên phải giới thiệu
bản nhạc để giúp các em tìm hiểu và củng cố khả năng ghi nhớ về nốt nhạc.
* Dạy từng câu:
- Không yêu cầu học sinh hát khi chưa được nghe hướng dẫn hay nghe
hát mẫu. Bởi vì môn Âm nhạc có đặc thù riêng không giống như các môn học
khác. hát sai và việc sửa sai là điều rất khó và mất nhiều thời gian, mặt khác lời
ca và thuộc lời bài hát khi chưa biết hát, phải thông qua hát để thuộc lời.
Ví dụ: Thường khi dạy hát muốn học sinh nhanh thuộc lời ca ta thường
cho học sinh về tập đọc trước lời ca. Có những em còn học thuộc lòng cả giai
điệu lời ca khi chưa có sự hướng dẫn, kết quả là những em đó đã hát sai và rất
khó sửa. Chính vì thế khi học xong một bài hát tôi thường nhắc học sinh về nhà
5


tập đọc lời ca chứ không tập hát thuộc giai điệu lời ca khi chưa có sự hướng dẫn
của cô giáo.
- Khi dạy hát từng câu, giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh
bằng cách dùng nhạc cụ để đàn giai điệu hướng dẫn học sinh hát. Giáo viên chỉ
hát mẫu trực tiếp khi học sinh hát sai và hát mẫu ở những chỗ khó, những chỗ có

dấu nối, dấu luyến, những chỗ ngân dài….
Ví dụ: Ở lớp 1 tôi đọc lời ca theo tiết tấu cho học sinh đọc theo vài lần để
học sinh quen với lời ca, khi hướng dẫn hát từng câu thì trước tiên tôi đàn giai
điệu cho học sinh nghe, sau đó hát mẫu một lần học sinh sẽ nhớ và hát theo giai
điệu của đàn. Còn với lớp 4, 5 thì tôi hướng dẫn học sinh đọc tiết tấu lời ca cả
bài hát. sau đó tôi sẽ dạy hát theo lối móc xích, giáo viên sẽ đàn giai điệu từng
câu để học sinh nghe và cảm nhận, sau đó mời học sinh hát câu hát mà giáo viên
đã đàn. Tất nhiên là giáo viên sẽ sửa sai khi học sinh hát sai.
-Khi học sinh đã hát thành thuộc bài hát Giáo viên hướng dẫn cho Học
sinh vừa hát và kết hợp với các cách gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca.
Với lớp 1 và 2, các em chưa nhận biết được hình nốt và các giá trị của nốt
trắng, nốt đen, nốt móc đơn,dấu lặng đơn, dấu lặng đen. Mà ở lứa tuổi này chỉ
yêu cầu các em hát đúng theo phương pháp truyền miệng của giáo viên. Các em
biết gõ tiết tấu, gõ nhịp là thông qua giáo viên với các thao tác đó học sinh bắt
chước theo giáo viên…
Ví dụ : Bài hát “Mời bạn vui múa ca “ ở lớp 1.
Trước khi dạy hát cho học sinh, giáo viên tập cho học sinh đọc lời ca theo
tiết tấu 1-2 lần. Sau đó giáo viên dạy cho học sinh hát rồi hướng dẫn các em
cách gõ đệm, với bài này thì giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh gõ đệm theo tiết
tấu lời ca, và gõ đệm theo phách được viết sẵn ở trên bảng phụ:
* Gõ đệm theo tiết tấu lời ca:
Chim ca líu lo hoa như đón chào
x
x x x x
x
x
x
* Gõ đệm theo phách:
Chim ca líu lo hoa như đón chào
x

x xx x
x
xx
Trên bảng phụ giáo viên đã đánh dấu nhân vào từ được gõ. Giáo viên chỉ
định cho học sinh là gõ vào những tiếng ở bài hát. Giáo viên nêu cách gõ đệm
theo tiết tấu lời ca là: Gõ đệm vào từng từ (tiếng) trong câu hát, gõ theo cách
đánh dấu nhân trong khuông nhạc trên bảng phụ. Còn gõ phách là gõ vào phần
mạnh của phách tương ứng với mỗi dấu nhân cô giáo đánh trên bảng phụ.
Sau những năm dạy học tôi thấy cách dạy hát dùng nhạc cụ để đàn giai
điệu hướng dẫn học sinh lắng nghe và hát nhẩm theo có hiệu quả. Như những
tiết ôn tập, ngoài những hoạt động củng cố kỹ năng ca hát. Giáo viên có thể vận
dụng một, hai thủ pháp trò chơi để việc dạy học tốt hơn. Có loại trò chơi nhằm
phát triển tai nghe, trò chơi nhằm phân biệt âm sắc, cường độ trong âm nhạc, có
trò chơi nhằm luyện về tiết tấu, có trò chơi nhằm phát triển cảm nhạc và trí nhớ
âm nhạc...Sử dụng trò chơi nào tùy thuộc vào bài hát. Sau đây tôi xin nêu ra một
số trò chơi: Hát to, hát nhỏ, hát thầm, hát bằng nguyên âm (A,I,O,U ),đoán
giọng hát của bạn, Dùng tiếng đàn và tiếng trống thay cho lời ca, thi hát theo
6


từng chủ đề ( Ví dụ: Hát về con vật, cây cối, hát dân ca), nghe tiếng hát tìm đồ
vật……
Ví dụ : Khi dạy hát bài hát “Gà gáy” Tôi sử dụng trò chơi hát bằng
nguyên âm (O, U, I, A). Tôi dùng kí hiệu tay cho các em nhìn và hát.
Trò chơi âm nhạc rất phong phú tôi đã linh hoạt sử dụng tùy vào từng bài
học, mục tiêu tiết học, cảm nhận của học sinh. Học sinh rất hưng phấn khi học
tiết âm nhạc và giúp học sinh thư giản giữa các tiết học.
2. 3.2.Cách dạy học hát "phiên âm” (cho những tiếng hát có âm luyến,
láy).
- Trước tiên giáo viên phải chỉ ra những tiếng hát có âm luyến trong câu

hát.
- Vừa giải thích cách luyến láy, vừa phiên âm trên bảng cho học sinh nhận
biết.
Ví dụ: Dạy bài hát "Tìm bạn thân" Nhạc và lời: Việt Anh (Lớp 1) Câu hát
cuối bài ( Múa vui nào) có 2 tiếng hát luyến."Múa" ( La- son ), “Vui" (Mi- Rê)
- Giáo viên phiên âm lên bảng và giải thích 2 âm luyến trên như sau:
" Múa" = múa.....ua; "Vui"= vui......ùi.
Chỉ trên tiếng hát đã phiên âm (trên bảng) dùng động tác đánh luyến kết
hợp hát mẫu vài lần.
- Tập riêng các tiếng hát có âm luyến vài lần rồi mới chuyển sang dạy cả
câu hát.
Hoặc bài: " Em yêu hoà bình " Nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn - Lớp 4, có
câu hát
"...Yêu từng gốc đa bờ tre đường làng " Tiếng hát "Tre" và "đường" là 2 âm
luyến Giáo viên phiên âm và giải thích như sau:
" Tre " = tre.... è ( Son - Fa ) " Đường " = đường.....ương ( Rê - Fa ).
2.3.3. Cách dạy học hát " Thêm bớt dấu thanh " ( Sử dụng cho những
câu hát có âm vực trầm, cao, nửa cung)
- Khi dạy cho học sinh những câu hát có âm vực trầm, cao, nửa cung nhằm
giúp cho học sinh dễ hát đúng cao độ thì sau khi đàn giai điệu và hát mẫu câu
hát cần tập, tôi chỉ ra những tiếng hát cần thêm bớt dấu thanh rồi dùng phấn màu
thêm hoặc bỏ dấu thanh những tiếng hát đó.
Ví dụ: Dạy bài hát "Chị ong nâu và em bé" - Nhạc và lời Tân Huyền
( lớp 3) có câu hát :
+ Chị Ong nâu nâu nâu( Đồ,Fa, Fa,Fa, Fa, Fa )
Ta dùng thanh huyền thêm vào tiếng "chị " = chì
+ Câu: "Ông mặt trời mới dậy "( Fa, Rề - Đồ, Rề, Fa, Rề )
Ta thêm bớt các dấu thanh như sau:
"Mới dậy" = Mơi dầy (Bỏ thanh sắc ở riêng " Mới" thêm thanh huyền ở
tiếng "Dậy")

- Giáo viên hát mẫu tiếng đã thêm bớt dấu thanh vài lần, đàn giai điệu và
hát mẫu câu hát đó lần nữa rồi bắt giọng cho học sinh tập hát.
2. 3.4. Cách dạy học hát " Gõ đệm theo phách" ( Nhằm giúp học sinh
hát đúng những chỗ đảo phách nghịch phách)
7


Đây là trường hợp rất khó dạy cho học sinh hát đúng vì trọng âm của tiết
tấu không trùng với trọng âm của tiết nhịp, như bài "Tiếng hát bạn bè mình"
Nhạc và lời : Lê Hoàng Minh (Lớp 3), bài "Em yêu hoà bình" Nhạc và lời
Nguyễn Đức Toàn (Lớp 4). Với trường hợp này Giáo viên cần phân tích rõ cách
gõ phách và dùng mũi tên ( ---->) ghi vào bên dưới các tiếng hát ( mỗi mũi tên
quy định 1/2 phách và tương đương cho động tác đánh phách xuống hoặc giở
phách lên )
Ví dụ: Câu hát "Một chồi non thắm xanh lâu bền lá cành" ( Bài tiếng hát
bạn bè mình nhạc và lời Lê Hoàng Minh - Lớp 3 )
- Giáo viên đánh dấu mũi tên dưới các tiếng hát như sau:

- Phân tích cho học sinh nắm được tiếng hát nào rơi vào lúc động tác gõ
phách xuống, tiếng hát nào rơi vào lúc động tác giở phách lên, tiếng hát nào
ngân dài cả 2 động tác gõ xuống và giơ lên .
- Giáo viên hát mẫu kết hợp dùng thước đánh theo mũi tên đã ghi vài lần.
- Bắt giọng cho học sinh tập hát từ tốc độ chậm đến nhanh (Theo yêu cầu
của bài hát) cho thật thuần thục rồi mới chuyển sang câu hát khác .
Hoặc câu hát "...Em yêu dòng sông hai bên bờ xanh thắm" (Bài: Em yêu
hoà bình - nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn - Lớp 4 ) Giáo viên hướng dẫn các em
hát và đánh phách như sau:

2.3. 5. Cách dạy học hát " Đếm phách" ( Dùng cho học sinh ngân dài đủ
trường độ của tiếng hát và vào hát tiếp câu hát sau được đúng nhịp)

Với những tiếng hát ngân dài 3 phách trở lên ở các bài hát có nhịp 4/4, 3/4,
2/4 , 3/8...Trong những trường hợp này các em thường mắc phải nhược điểm là
ngân dài không đủ phách nên vào hát các câu hát sau thường bị sai nhịp. Muốn
khắc phục trường hợp này giáo viên cần phải tập chính xác ngay từ đầu các câu
hát đó, khi học sinh hát đến chỗ đó (chỗ có ngân dài) giáo viên đếm phách bằng
những tiếng đếm “ Hai - Ba” hay “Một - Hai” hoặc “Hai - Ba - Bốn - Năm".
8


Ví dụ:Dạy bài hát ''Đếm sao''( nhạc và lời :Văn Chung- Lớp 3)

Trước khi cho học sinh hát nối từ câu một sang câu hai, từ câu hai sang câu
ba, giáo viên lưu ý các em phải ngân dài tiếng "Sao" (Son trắng chấm đôi), tiếng
"Vàng" ( Son trắng chấm đôi ) Trong thời gian đếm "Hai - Ba" mới vào hát tiếp
câu sau .
Hoặc bài "Chú chim nhỏ dễ thương" Nhạc Pháp - Lớp 2 có câu hát số 6 và
số 7 như sau:

Trước khi cho học sinh hát nối từ câu 6 sang câu 7, Giáo viên lưu ý các em
ngân dài tiếng " A " trong thời gian Giáo viên đếm " Hai -Ba-Bốn" mới được hát
câu 7. ''Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này''
Hoặc bài "Tre ngà bên lăng Bác"(nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích -Lớp 5)

Trong khi học sinh ngân dài "Hoa" cuối câu "Đón nắng đâu về mà thêu
hoa thêu hoa " giáo viên đếm " Hai - Ba - Bốn - Năm" Giúp các em vào hát câu
"Rất trong là tiếng chim.....'' được đúng 5 nhịp.
2.3.6. Cách dạy học hát "chỉ huy" (Làm nhạc trưởng).
Ở biện pháp này giáo viên đánh nhịp ( chỉ huy ) thật chắc chắn, khi phát hiện
ra những chỗ nào có xu thế nhanh dần phải cho ngừng lại để nhắc nhở, và uốn
nắn kịp thời. Một nhược điểm mà học sinh hay mắc phải trong bài hát tập thể là

hát bị cuốn nhịp tức là các em không giữ được theo nhịp độ ban đầu và có xu thế
hát nhanh dần lên do cảm thụ âm nhạc còn yếu, cùng với sự ồ ạt khi hát tập thể
nên việc này rất khó khắc phục . Muốn hạn chế tối đa nhược điểm này, Giáo
viên cần lưu ý ngay từ khi mới bắt đầu dạy hát phải thực hiện tốt các việc sau:
- Dạy chính xác về cao độ và trường độ.
- Cho các em vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp hoặc theo phách cùng với giáo
viên một cách chính xác.
2. 3.7. Hoạt động kết hợp vận động theo nhạc và biểu diễn.
Về phần này, tôi cho học sinh xem hình ảnh hát múa bài hát vừa học của
9


các bạn học sinh các trường để cho các em học tập, cho các em xem 2, 3 lần.
Sau đó giáo viên hướng dẫn các động tác đơn giản, phù hợp với nội dung bài
hát, khi hướng dẫn giáo viên hướng dẫn từng câu và thực hiện mẫu từng câu để
học sinh quan sát và thực hành theo, giáo viên có thể gợi ý nhiều động tác khác
nhau, cho học sinh cách sáng tạo động tác của riêng mình để phát huy tính tích
cực hoạt động độc lập của học sinh trên lớp. Sau đó, giáo viên cho các em có
khả năng hát múa lên biểu diễn trước lớp để cho các bạn quan sát và nhận xét.
Từ đó các em có thể mạnh dạn biểu diễn trước đám đông, hay trong các buổi
biểu diễn văn nghệ .Tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ để phát huy hết khả
năng của học sinh có năng khiếu từ đó phát hiện và bồi dưỡng cho các em

2.3.8. Vận dụng các trò chơi vào quá trình dạy học
Để học sinh biết hát đúng cao độ, trường độ và thể hiện diễn cảm đúng
tính chất, nội dung của mỗi bài hát, nhận biết một số nhạc cụ dân tộc, biết các kí
hiệu ghi nhạc thông dụng và tập đọc một số bài tập đọc nhạc đơn giản. Qua học
hát, tập đọc nhạc và nghe nhạc, kể chuyện âm nhạc, các em được giáo dục tình
cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc và thẩm mỹ âm
nhạc. Động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động ca hát trong và ngoài

nhà trường.Vì thế mỗi bài học đều có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức và đều
có phương pháp dạy học riêng. Vì thế khi thiết kế trò chơi, tôi đã căn cứ vào tính
chất đặc trưng của từng bài học để thiết kế trò chơi cho phù hợp. Xây dựng trò
chơi âm nhạc trong giờ học tăng cường cũng nên phân ra thành các kỹ năng
khác nhau, nó giúp cho việc luyện tập các nội dung được chuyên sâu và bài bản
hơn. Mỗi trò chơi củng cố được nội dung âm nhạc trong chương trình âm nhạc
4, lớp 5. Có thể là kiến thức trọng tâm của mỗi bài, hoặc kiến thức tổng hợp của
các bài học kết hợp.
Để cụ thể hơn tôi xin đưa ra một số trò chơi và phương pháp vận dụng trò
chơi đưa vào các tiết giảng dạy âm nhạc có hiệu quả mà tôi đã sử dụng:
* Trò chơi 1 * Tên trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại giai điệu các bài hát đã học và nâng cao
trình độ cảm thụ âm nhạc của các em.
10


+ Người chơi: Học sinh cả lớp.
+ Thời gian: 5 phút.
+ Chuẩn bị: Giáo viên hướng dẫn cả lớp cách hát theo giai điệu các bài
hát đã học bằng các nguyên âm A, O, U, I... và tiếng tượng thanh la, lo, lu, li...
- Cassette và băng nhạc một số bài hát đã thu.
* Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn cho một học sinh hát theo giai điệu
một bài hát đã học bằng các nguyên âm sau. A, O, U, I và tiếng tượng thanh la,
lo, lu, li... (Học sinh chỉ cần hát 1 đoạn trong bài hát). Sau khi học sinh hát xong
giáo viên cho học sinh đoán tên bài hát và hát lại toàn bộ bài hát đó bằng lời ca
mà mình đã thuộc, ai đoán đúng, hát hay sẽ được cả lớp vỗ tay và được tiếp tục
trò chơi để đố các bạn đoán bài hát khác.
Trò chơi này có thể áp dụng được vào các lớp 1 - 2 - 3 - 4 - 5 (Nhưng yêu cầu
giáo viên phải chọn bài hát phù hợp với đối tượng học sinh của từng khối lớp
khác nhau)

* Trò chơi 2 * Tên trò chơi: Hát to, hát nhỏ
* Mục tiêu: Thông qua trò chơi, học sinh biết được cách hát theo sắc thái
to nhỏ qua kí hiệu tay trong từng bài hát.
* Người chơi: Tập thể lớp.
* Thời gian:
6 phút.
* Chuẩn bị:
Một số bài hát đã học.
* Cách chơi: Giáo viên quy ước kí hiệu tay. Khi giáo viên giơ 2 tay cách
nhau xa thì học sinh hát to, 2 tay thu lại gần nhau thì học sinh hát nhỏ hơn, khi 2
tay gần sát nhau thì học sinh hát thầm.
- Giáo viên bắt nhịp, cả lớp hát theo kí hiệu tay của giáo viên.
Lưu ý: Học sinh không hát quá to, không gào thét mà cần tập trung thực
hiện theo đúng hiệu lệnh.
* Trò chơi 3 * Tên trò chơi: Nghe giọng hát tìm ca sĩ
* Mục tiêu: Giúp học sinh nâng cao khả năng nghe, phân biệt giọng hát
của các bạn trong lớp.
* Người chơi: Cả lớp học.
* Thời gian:
6 phút.
* Chuẩn bị:
Cassette và băng nhạc có một số bài hát đã học.
* Cách chơi: Giáo viên mời một học sinh lên bảng đứng quay lưng xuống
lớp. Giáo viên chỉ định một học sinh bất kì hát, sau khi bạn hát xong
học sinh quay lưng lại đoán tên bạn vừa hát, nếu đoán đúng bạn đó được
quay về chỗ ngồi của mình và bạn bị đoán đúng lên thay thế.
Ngược lại nếu không đúng thì đứng tiếp, đến khi tìm đúng bạn hát.
Nếu đến 3 lần vẫn không đoán đúng thì giáo viên mời học sinh khác lên
thay thế.
Lưu ý: Yêu cầu lớp giữ trật tự, không nói tên bạn được chỉ định hát.

* Trò chơi 4 Tên trò chơi: Em tập vỗ tay cho đều ,vỗ tay đệm theo 3
cách, nhịp, phách, tiết tấu lời ca, cho một bài hát
* Mục tiêu: Giúp học sinh hát đúng nhạc và vỗ đệm đúng nhịp, phách,
tiết tấu lời ca cho từng bài hát.
+ Người chơi:
Cả lớp cùng chơi.
11


+ Thời gian chơi: 6 phút.
+ Chuẩn bị:
Các bài hát đã học ở lớp 3 lớp 4.
* Cách chơi: Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát một bài hát đã học và
giơ tay ra lệnh khi cô giơ một ngón tay thì cả lớp vừa hát vừa vỗ đệm theo nhịp,
khi cô giơ 2 ngón tay thì cả lớp hát và vỗ đệm theo phách, khi cô giơ 3 ngón tay
thì cả lớp hát và vỗ đệm theo tiết tấu lời ca, cứ như vậy sau 5 phút, giáo viên
dừng lại và khi thực hiện giáo viên quan sát em nào vỗ sai thì bị phạt lặc cò cò
xung quanh lớp một vòng.
(Trò chơi này có thể sử dụng tương tự ở các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5).
* Trò chơi 5 * Tên trò chơi: Tìm đồ vật
* Mục tiêu chơi: Giúp học sinh nhanh nhẹn, linh hoạt và có trí tưởng
tượng sáng tạo để tìm đồ vật mình cần tìm.
+ Người chơi:
Cả lớp cùng chơi.
+ Thời gian chơi: 6 phút.
+ Chuẩn bị chơi: 2 cái hộp bút thật đẹp.
* Cách chơi: Qui ước một bạn ngồi trong lớp giữ cái hộp đựng bút (cả
lớp trật tự không được nói tên bạn) một bạn học sinh đứng quay lưng xuống lớp.
Khi giáo viên ra lệnh cả lớp cùng hát một bài hát do giáo viên quy định, khi bạn
đứng trên bảng xuống tìm đồ vật thì các bạn hát chú ý nếu bạn ở cách xa bạn

cầm hộp bút thì cả lớp hát nhỏ, nếu đi đến gần bạn cầm hộp bút thì cả lớp hát to
hơn. Cứ như vậy nếu bạn tìm được chính xác bạn cầm hộp bút thì hộp bút đó sẽ
là phần thưởng của bạn.
Sau 6 phút thì giáo viên tổng kết cuộc chơi (và nếu bị lộ bạn cầm hộp bút
thì đó sẽ là phạm luật chơi không tính người thắng cuộc), trò chơi này có thể
thực hiện ở các tiết học và các khối lớp.
2.4. Hiệu quả.
Như chúng ta đã biết bộ môn âm nhạc trong nhà trường tiểu học là một
trong những bộ môn được học sinh yêu thích và hồ hởi đón nhận hơn cả . Tuy
nhiên giờ âm nhạc không chỉ là giờ dạy hát mà còn là dạy cho học sinh những
nét đẹp của truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cho nên đòi hỏi giáo
viên phải có năng lực chuyên môn, có lòng yêu nghề mến trẻ. Vai trò của giáo
viên trong giờ học hát rất to lớn, tạo tiền đề tốt cho lớp học. Khi học sinh hát sai
giáo viên nên quan tâm uốn nắn, sửa sai cho các em, có những học sinh không
có năng khiếu giáo viên phải thường xuyên động viên để các em cố gắng hát cho
đúng nhạc, nhịp. Giáo viên phải luôn luôn là người bạn đối với các em để các
em không ngại, không e dè khi hát, biểu diễn chưa tốt để từ đó giáo viên sửa sai
và hướng dẫn các em một cách hiệu quả nhất. Từ những việc làm trên tôi đã
động viên được những em không có năng khiếu âm nhạc cũng cố gắng rèn
luyện.
Có thể nói nhiệm vụ của môn âm nhạc nhằm phát triển sự ham thích đối
với âm nhạc để học sinh nghe và hiểu, phát triển thính giác và thói quen kĩ năng
ca hát. Nhờ vậy sau khi áp dụng một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và hát
chuẩn xác một bài hát, các em phần lớn đã hát rất tốt, thể hiện được tình cảm
của chính bản thân mình và góp phần học tốt các môn học khác.
12


Một nhiệm vụ quan trọng nữa là thông qua môn âm nhạc mà phát triển
tình cảm thẩm mĩ, thị hiếu nghệ thuật lành mạnh, trong sáng, phong phú là cơ sở

hình thành nhân cách con người. Nhiệm vụ này xuất phát từ việc dạy hát trong
nhà trường, nó không chỉ dành riêng cho một số em có năng khiếu mà còn dành
cho tất cả các em khác.Là một giáo viên dạy tại trường Tiểu học, trực tiếp dạy
bộ môn âm nhạc thông qua các phân môn: Dạy hát, nghe nhạc, tập đọc nhạc,
chính vì vậy phải có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức chuyên môn giỏi, có
tâm hồn và lối sống trong sáng, lành mạnh, có tình thương yêu học sinh để
hướng các em vào học môn âm nhạc có hiệu quả cao nhất.
Với điều kiện hiện nay vừa là chủ quan, vừa là khách quan, các phương
tiện và cơ sở vật chất cho giảng dạy âm nhạc còn gặp nhiều khó khăn. Cho nên
nhìn chung hiệu quả giáo dục môn âm nhạc, trong đó có phân môn học hát và
nghe nhạc còn nhiều hạn chế. Qua học tập và thực tiễn trong công tác giảng dạy
môn âm nhạc ở trường Tiểu học. Tôi đã có những kết quả nghiên cứu để góp
một phần nhỏ cho sự nghiệp chung và có những bổ ích thiết thực cho bản thân
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giảng dạy phân môn học hát cho học sinh Tiểu
học nói chung và trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc nơi tôi giảng dạy nói riêng
nhằm góp phần tích cực cho ngành giáo dục đào tạo nơi có nhiệm vụ cao cả là “
Nâng cao trí tuệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước” đó chính là
đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày một cao hơn của ngành giáo dục đào tạo từ Trung
ương, Tỉnh và Thành phố đã luôn luôn quan tâm, trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn
cho giáo viên giảng dạy môn âm nhạc ở các cấp phổ thông đúng quy định, khoa
học và thiết thực.
Bằng sự nhiệt tình, tận tâm của bản thân tôi cùng với sự cố gắng nỗ lực của
học sinh. Qua một thời gian áp dụng các biện pháp dạy hát cho học sinh các em
có rất nhiều tiến bộ, biết hát chuẩn xác được bài hát, nêu cảm nhận của mình về
bài hát, tác phẩm, mạnh dạn tham gia biểu diễn các bài hát, biểu diễn thể hiện
được nội dung, sắc thái tình cảm bài hát và kết hợp được một số động tác phụ
họa, mạnh dạn nhận xét các tác phẩm được nghe, nêu được cảm xúc của mình
khi được nghe các tác phẩm âm nhạc. Học sinh tỏ ra rất thích học, say mê môn
học, lớp học rất sôi nổi, thoải mái kích thích được lòng say mê âm nhạc của học
sinh. Với những cố gắng trên tôi đã thực hiện khá thành công và đã phát huy

được tính tích cực học tập của học sinh.
Kết quả thu được của học sinh khối 5sau khi áp dụng các giải pháp
của sáng kiến..
LỚP

Sĩ số

Hoàn thành tốt kiến thức, kỹ
năng môn học
(có năng khiếu)

Hoàn thành kiến
thức, kỹ năng
môn học

5A

35

10

25

5B

35

11

24


Chưa hoàn
thành kiến thức,
kỹ năng môn
học

0
0

*So sánh kết quả thực trạng và kết quả sau khi áp dụng các biện pháp, giải
pháp của sáng kiến ta nhận thấy:
13


- Trong cùng một điều kiện về CSVC của nhà trng.
- Tình hình đặc điểm của học sinh tng đối đồng
đều.
- Cùng một giáo viên giảng dạy.
- Sử dụng 2 phng pháp giảng dạy khác nhau.
Dẫn đến kết quả đạt đc là khác nhau, nh vy, thụng qua s
so sỏnh v phõn tớch trờn, ó khng nh tớnh khoa hc ỳng n v tớnh hiu qu
ca vic vn dng phng phỏp trờn dy hc õm nhc cho hc sinh tiu hc.
3. Kt lun, kin ngh
3.1. Kt lun.
Ngn ng Nht Bn cú cõu : Tri thc m ra cho chỳng ta nhng chõn
tri mi l. V b mụn õm nhc cng l mt trong nhng yu t da chỳng
ta n nhng chõn tri mi l . Nh cú õm nhc, bn s tỡm c bn thõn
mỡnh nhng sc mnh mi m trc õy cha tng thy. Cỏc bn s thy
cuc i trong nhng sc thỏi v mu sc khỏc. m nhc cng a bn xớch
li gn lớ tng v con ngi hon thin, mc tiờu ca cụng cuc xõy dng

ch ngha cng sn chỳng ta- .SụtxatacụVich
Vai trũ õm nhc i vi i sng con ngi ó c khng nh l vụ
cựng quan trng. Chỳng ta nhng giỏo viờn õm nhc, hn ai ht chỳng ta nhn
thc rt rừ iu ny. Nhng ch cú trỡnh chuyờn mụn thụi cha , m tỡnh
yờu õm nhac, nim am mờ vi ngh mi giỳp chỳng ta em nhng chõn tri
mi l trong tng cõu hỏt n vi nhng hc sinh thõn yờu. ú chớnh l ti sn
quý giỏ m mi ngi giỏo viờn phi trau di v gỡn gi.
Trong sut quỏ trỡnh nghiờn cu, tham kho ti liu, cỏc ti nghiờn
cu ca ngi i trc. Tụi thit ngh tt c nhng giỏo viờn dy mụn õm nhc
núi riờng v giỏo viờn ch nhim núi chung phi luụn luụn tỡm tũi cho mỡnh
nhng kinh nghim ging dy, phng phỏp ging dy t hiu qu giỏo dc
cao nht. Bờn canh nhng n lc, c gng trong chuyờn mụn, ngi giỏo viờn
cn phi cú tm lũng yờu thng, ựm bc tr gi lờn lp luụn l s thớch thỳ
i vi hc sinh.
nõng cao hiu qu giỳp hc sinh hỏt chun xỏc bi hỏt cng nh phõn
mụn tp c nhc cho hc sinh nhm trang b cho cỏc em mt vn vn húa õm
nhc ti thiu nht l c mt quỏ trỡnh phc tp v lõu di. Qua ti Mt s
bin phỏp dy hc hỏt Tiu hc phn no giỳp tụi v cỏc bn ng nghip
cú thờm cỏi nhỡn mi , bi hc kinh nghim trong phng phỏp t chc cỏc gi
dy õm nhc t c kt qu cao nht v gúp phn vo vic giỏo dc hc
sinh ton din cp Tiu hc, t ú cỏc em s say mờ, hng thỳ hn trong cỏc
gi hc õm nhc.
Vỡ iu kin thi gian cú hn cựng vi nng lc hn ch ca bn thõn,
nhng vn ó núi trờn chc chn khụng th gii quyt mt cỏch y v
tha ỏng, bi vy tụi mong c s gúp ý ca quý thy, cụ giỏo, cỏc bn bố
ng nghip, cỏc cp qun lý tụi cú th ngy cng hon thin.
3. 2. Kin ngh:

14



Để đảm bảo cho môn học âm nhạc đạt được kết quả cao trong trường Tiểu
học, với cương vị là một Giáo viên dạy môn âm nhạc tôi có những đề xuất, kiến
nghị sau:
- Đề nghị với các cấp lãnh đạo ở các địa phương nên tiếp tục đầu tư cơ sở
vật chất cho nhà trường, tạo điều kiện cho các trường có phòng học chức năng
riêng để giáo viên có điều kiện phát huy hết khả năng và vận dụng các phương
tiện mỗi khi lên lớp.
- Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa tới môn học âm nhạc để tạo cho các em
điều kiện học tập phù hợp, phát huy hết khả năng của các em.
- Cấp trên cần có sự chỉ đạo phù hợp để cho Giáo viên bộ môn khác không
xem bộ môn âm nhạc là một môn học phụ, không quan trọng.
- Tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ để học sinh được thể hiện hết khả năng
của mình.
- Phòng giáo dục phải thường xuyên tổ chức hội thảo giảng dạy về các môn
học nói chung và môn âm nhạc nói riêng để giáo viên có điều kiên trao đổi, học
hỏi kinh nghiệm giảng dạy cũng như tiếp thu những phương pháp giảng dạy đổi
mới.
- Đối với những em có năng khiếu vượt trội cần khuyến khích các em tham
gia vào các chương trình lớn như thi : Tiếng hát hoa phượng đỏ, các hội thi văn
nghệ do trường, do phòng tổ chức từ đó phát hiện và bồi dưỡng những em có tài
năng nghệ thuật.
Qua nghiên cứu áp dụng đề tài “ Một số biện pháp dạy học hát cho học
sinh ở tiểu học”. Trước những yêu cầu đòi hỏi của nền giáo dục trong giai đoạn
mới hiện nay, những ý kiến mà bản thân tôi đã mạnh dạn trao đổi trong bài này
chỉ là nét chấm phá nhỏ trên bức tranh đầy mầu sắc. Hi vọng bức tranh ấy sẽ
ngày càng hoàn thiện hơn bởi sự đóng góp của các đồng sự./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Vũ Thị Phương Thanh

15


STT
1

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Mở đầu

1

1.1

Lý do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu


1

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

2
2.1

Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm……

2
2

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

2

2.3


kinh nghiệm.………
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử

3

2.4

dụng để giải quyết vấn đề.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt

17

động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà
trường.
3

Kết luận, kiến nghị

18

3.1

Kết luận

18

3.2

Kiến nghị


19

16


17



×