Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số kĩ năng lựa chọn phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 3 hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3 HIỆU QUẢ, NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thoan
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Đạo đức

MỤC LỤC
1. Mở dầu ----------------------------------------------------------------THANH HÓA, NĂM 2019

1


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Lý do chọn đề tài . -----------------------------------------------------------------

1

1.2. Mục đích nghiên cứu. ------------------------------------------------


2

1.3. Đối tượng nghiên cứu. -----------------------------------------------

2

1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. --------------------------------------

2

1.5. Phương pháp nghiên cứu. -------------------------------------------

2

2. NỘI DUNG

3

2.1. Cơ sở lý luận của SKKN --------------------------------------------

3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN ---------------------

4

2.3. Giải pháp và các tổ chức thực hiện ---------------------------------

6


2.4. Hiệu quả của SKKN --------------------------------------------------

18

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

19

1. Kết luận ----------------------------------------------------------------

19

2. Kiến nghị -------------------------------------------------------------

19


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
(Nghị quyết số 29- NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu CNH- HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.
Để thực hiện mục tiêu của Nghị quyết, Giáo dục phổ thông nói chung và Giáo
dục Tiểu học nói riêng đã có nhiều chuyển biến về nhận thức, đổi mới phương pháp
giảng dạy và cách đánh giá học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
toàn diện, ngoài việc truyền thụ kiến thức, kĩ năng cho học sinh thì công tác giáo
dục, bồi dưỡng năng lực và phẩm chất đạo đức cho các em là một vấn đề hết sức
quan trọng được toàn xã hội quan tâm.
Muốn thực hiện được mục tiêu đó, cần được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước

và của các ngành, các cấp. Trong đó, ngành Giáo dục là một trong những ngành
chủ chốt, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ của đất nước vừa có tri thức và có phẩm
chất đạo đức tốt. Do đó việc đầu tư vào ngành giáo dục là quốc sách hàng đầu
không thể thiếu được qua mọi thời đại. Ở bậc Tiểu học, tất cả các môn học thì môn
nào cũng quan trọng, nhưng riêng đối với môn Đạo đức là môn học hết sức cần
thiết đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Vì đạo đức là “Cái gốc” của con người. Khi
sinh thời Bác Hồ đã dạy:"Người có tài mà không có đức là người vô dụng,
người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó ". Ngày nay Đảng và Nhà
nước ta cũng rất coi trọng việc giáo dục đạo đức trong trường học đối với học sinh
mà định hướng cơ bản được thể hiện qua mục tiêu của giáo dục là: "Giáo dục và
đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người có tri thức vững vàng, có cơ thể khỏe
mạnh và một tâm hồn trong sáng". Bởi môn Đạo đức góp phần làm cho học sinh
thành con người có nhân cách phát triển toàn diện như: Hình thành và rèn luyện nề
nếp ngay tuổi còn nhỏ, phong cách và tác phong làm việc khoa học, giáo dục ý chí
những đức tính tốt. Nhằm xây dựng ý thức đạo đức (có tri thức đạo đức và niềm tin
đạo đức) … Để các em có những phẩm chất đạo đức quan trọng của công dân Việt
Nam.
Nội dung môn Đạo đức ở Tiểu học chính là các chuẩn mực hành vi đạo đức
được thể hiện trong các bài đạo đức. Việc hình thành các chuẩn mực hành vi đạo
này cần có sự phối hợp nhiều phương pháp và vận dụng các hình thức dạy học
trong môn Đạo đức một cách thích hợp và hiệu quả.
Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học cho mỗi bài, cho mỗi hoạt động
là những hoạt động sáng tạo của mỗi giáo viên trong quá trình lên lớp. Nhưng thực
tế dạy học cho thấy, cùng một nội dung dạy học như nhau nhưng học sinh có hứng
thú, có tích cực học tập hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào việc vận dụng các
phương pháp và hình thức dạy học của người thầy có phù hợp không. Do đó, việc
lựa chọn và vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học trong dạy học môn
Đạo đức là hết sức quan trọng và cần thiết. Vấn đề này càng có ý nghĩa đối với học
sinh các lớp Một, lớp Hai và lớp Ba. Nội dung môn học Đạo đức ở Tiểu học có tính
1



đồng tâm nên các chuẩn mực hành vi đạo đức ở lớp 3 phản ánh các chuẩn mực
hành vi đạo đức cần thiết nhất, phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các
em với bản thân, với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Xuất
phát từ kinh nghiệm thức tế giảng dạy của bản thân trong những năm qua, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức trong trường Tiểu học, giúp giáo viên
có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học môn
Đạo đức tôi đã chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm lựa chọn phương pháp dạy học
môn Đạo đức lớp 3 hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh "
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Môn Đạo đức ở trường Tiểu học nhằm giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù
hợp với lứa tuổi học sinh lớp 3 trong mối quan hệ giữa các em với bản thân, gia
đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội. Môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực
hiện theo các chuẩn mực đó.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức có
hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tài liệu dạy học môn đạo đức lớp 3. Các phương pháp dạy học .
- Tập thể học sinh lớp 3H - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - TP Thanh
Hóa .
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu và sách môn Đạo đức 3.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu bằng điều tra, quan sát.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiêm
- Phương pháp thực nghiệm thống kê kết quả .

2



2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận:
2.1.1.Mục tiêu của môn Đạo đức ở Tiểu học:
Môn Đạo đức ở Tiểu học hình thành những cơ sở ban đầu các phẩm chất đạo
đức cho học sinh theo 3 mục tiêu: Kiến thức, kĩ năng và thái độ, tình cảm.
a.Về kiến thức:
Môn Đạo đức cung cấp cho học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn
mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 3 trong các
mối quan hệ của các em với lời nói, việc làm của bản thân, với những người thân
trong gia đình, với bạn bè và công việc của lớp, của trường, với Bác Hồ và những
người có công với đất nước, với dân tộc; Với hàng xóm láng giềng; Với bạn bè
quốc tế; với cây trồng, vật nuôi và nguồn nước. Bước đầu giúp các em phân biệt
được các đúng - cái sai, cái tốt - cái xấu, cái thiện - cái ác, ... để từ đó định hướng
cho các các em theo cái đúng, cái tốt, cái thiện và tránh xa những biểu hiện sai trái,
xấu xa, độc ác.
b. Về kĩ năng:
Môn Đạo đức từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá đối với những
quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức đã học; Kĩ
năng lựa chọn và thực hiện các hành vi, hình thành và bồi dưỡng cho các em cảm
xúc đạo đức, giúp các em có các cách ứng xử phù hợp theo những chuẩn mực đạo
đức đã được quy định, trên cơ sở đó hình thành những chuẩn mực đạo đức trong
sáng .
c. Về tình cảm, thái độ:
Từng bước hình thành thái độ có trách nhiệm với lời nói, việc làm của bản
thân; Tự tin vào khả năng của bản thân, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em và
bạn bè; Biết ơn Bác Hồ và các thương binh, liệt sĩ; Quan tâm, tôn trọng mọi người;
Đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế; Có ý thức bảo vệ cây trồng, vật nuôi và
nguồn nước.

Ba mục tiêu này của môn Đạo đức có quan hệ khăng khít với nhau. Kiến thức
đạo đức là tiền đề, là cơ sở cho việc hình thành thái độ, tình cảm và thói quen, hành
vi đạo đức. Ngược lại, thái độ, tình cảm và thói quen, hành vi sẽ củng cố, khẳng
định kiến thức đạo đức của các em. Giải quyết tốt ba mục tiêu này, chúng ta đã
bước đầu hình thành được cơ sở ban đầu của phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu
học.
2.1.2. Mục tiêu môn Đạo đức lớp 3 được xác định cụ thể như sau:
a. Về kiến thức:
Học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực đạo đức và pháp luật phù
hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em:
- Quan hệ với bạn thân.
- Quan hệ với gia đình.
- Quan hệ với nhà trường.
- Quan hệ với cộng đồng xã hội.
3


- Quan hệ với môi trường tự nhiên.
b. Về kĩ năng:
Từng bước hình thành cho học sinh một số kĩ năng sống cơ bản: Kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng bày tỏ ý kiến bản
thân, biết nhận xét đánh giá các quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các
chuẩn mực hành vi đã học, có kĩ năng lựa chọn các cách ứng xử phù hợp chuẩn
mực trong các tình huống và biết thực hiện các chuân mực đã học trong cuộc sống
hàng ngày.
c. Về tình cảm, thái độ:
Giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã
hội, môi trường tự nhiên; Giáo dục học sinh có trách nhiệm đối với chính bản thân,
biết quý trọng bản thân, biết tự chăm sóc bản thân, có trách nhiệm đối với hành vi
việc làm của bản thân. Có tình yêu ông bà, cha mẹ, những người thân; Kính trọng

người già, thương yêu em nhỏ, kính trọng biết ơn thầy cô, biết thông cảm, chia sẻ
với những người khó khăn, biết hợp tác với bạn bè; Biết vượt khó vươn lên trong
học tập; Có ý thức tôn trọng và thực hiện luật giao thông; Có ý thức tôn trọng bảo
vệ các công trình công cộng, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên, ...
2.1.3. Các phương pháp dạy học đạo đức lớp 3.
Các phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói
riêng rất phong phú và đa dạng. Nó bao gồm các phương pháp dạy học truyền
thống và các phương pháp hiện đại. Cụ thể là:
Các phương pháp truyền thống
- Phương pháp kể chuyện.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp nêu gương.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp khen thưởng ..v..v..

Các phương pháp hiện đại
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp tổ chức trò chơi.
- Phương pháp xử lí tình huống.
- Phương pháp dự án..v..v ..

Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, không
có phương pháp nào là vạn năng. Phải tùy từng bài học, từng hoạt động cụ thể mà
giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng
chọc sinh. Và điều thiết yếu là phải làm cho học sinh hứng thú và tích cực, chủ
động tham gia vào quá trình học tập và học tập một cách có hiệu quả.
2.2. Thực trạng của việc dạy môn Đạo đức hiện nay.
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Thành phố Thanh Hóa là trường đạt

Chuẩn Quốc. Nhà trường có truyền thống "Dạy tốt - Học tốt", có sức thu hút rất lớn
đối với học sinh trên địa bàn thành phố và các phường lân cận. Nhà trường có
nhiều thành tích trong hoạt động dạy học, nhiều năm được UBND Tỉnh, Thủ tướng
Chính phủ tặng Bằng khen, tặng Cờ thi đua xuất sắc, được Nhà nước tặng Huân
4


chương Lao động hạng Nhì (năm 2016)...

Nhà trường có đội ngũ giáo viên khá vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có
kinh nghiệm trong dạy học. Đặc biệt có sự chỉ đạo chặt chẽ của ban giám hiệu nên
đội ngũ giáo viên tiếp cận nhanh chóng với phương pháp dạy học đổi mới ở tất cả
các môn học nói chung và môn Đạo đức nói riêng. Việc vận dụng các phương pháp
dạy học môn Đạo đức cũng được các tổ khối chuyên môn trao đổi, thảo luận. Bước
đầu, giáo viên cũng đã vận dụng tương đối có hiệu quả việc lựa chọn, vận dụng các
hình thức và phương pháp dạy học đạo đức trong quá trình lên lớp, học sinh nhà
trường thích ứng nhanh với các nội dung, phương pháp học tập mới. Các nội dung,
kiến thức và kĩ năng hành vi của học sinh đều đạt yêu cầu, trong đó tỉ lệ học sinh
đạt yêu cầu ở mức độ cao càng tăng. Song, với yêu cầu ngày càng cao việc đổi mới
phương pháp dạy học cũng như khả năng nhận thức, tiếp cận nhanh chóng của học
sinh nhà trường, tôi vẫn băn khoăn, trăn trở về việc dạy học đạo đức. Qua việc dự
giờ thao giảng của giáo viên trong trường và quá trình dạy học môn Đạo đức của
bản thân, tôi nhận thấy việc vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học Đạo
đức trong quá trình lên lớp của giáo viên vẫn còn những bất cập, còn những vướng
mắc cần được tháo gỡ, cần được điều chỉnh để có kết quả tốt hơn. Trong giảng dạy,
có hoạt động lẽ ra cần được sử dụng phương pháp hỏi đáp để phát huy tính độc lập
của từng học sinh thì giáo viên lại dùng phương pháp Đóng vai hoặc Thảo luận
nhóm. Có giáo viên còn nhầm tưởng cứ sử dụng các phương pháp hiện đại như
Thảo luận nhóm, Đóng vai, đóng Tiểu phẩm... thì mới tốt, mới thu hút học sinh.
Nhưng thực ra họ đã vô tình làm phức tập hóa các hoạt động, vừa làm mất thời gian

mà hiệu quả lại không cao. Sau khi đánh giá phân tích, tôi đã trao đổi với giáo viên
trong khối, tìm ra các lỗi cơ bản của giáo viên trong quá trình dạy học đạo đức như
sau:
5


Một là: Khi xây dựng thiết kế bài học, chưa xác định rõ mục tiêu của từng
hoạt động trong tiết dạy nên việc lựa chọn các phương pháp dạy học ở một vài hoạt
động chưa phù hợp.
Hai lài: Chưa hiểu hết dụng ý của từng bài tập trong sách giáo khoa và sách
giáo viên .
Ba là: Tổ chức một số hoạt động còn mang tính chất hình thức, chưa hiệu quả
do chưa hiểu ý nghĩa của hoạt động đó .
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
2.3.1. Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu từng hoạt động của tiết dạy để lựa
chọn phương pháp cho phù hợp.
Ngoài việc xác định mục tiêu bài học, giáo viên cần xác định mục tiêu từng
hoạt động cụ thể. Trong một bài học, mỗi hoạt động có một mục tiêu riêng và là
một mục tiêu nhỏ của bài học. Mục tiêu hoạt động chính là cái đích cần đạt của
hoạt động đó. Mục tiêu hoạt động sẽ chi phối việc lựa chọn phương pháp, hình thức
tổ chức hoạt động. Hiện nay, sách Đạo đức dành cho giáo viên lớp 3 có xác định
mục tiêu từng hoạt động. Song giáo viên cần xác định mục tiêu cho mỗi hoạt động
của tiết dạy cụ thể, phù hợp để không ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương pháp
dạy học cho từng hoạt động. Vì vậy trong các buổi sinh hoạt chuyên môn khối 3,
chúng tôi đã cùng giáo viên trong khối thống nhất xác định mục tiêu từng hoạt
động cho mỗi tiết học Đạo đức ở lớp 3 mà không phụ thuộc sách giáo viên. Từ việc
xác định mục tiêu hoạt động để giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học cho hoạt
động đó một cách thích hợp, đồng thời hướng học sinh vào hoạt động một cách tích
cực.
Ví dụ: Bài 4: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (trang 14,

15, 16, 17 - Vở bài tập Đạo đức 3), Tôi đã xây dựng kế hoạch bài dạy với việc xác
định rõ mục tiêu cho từng hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Học sinh kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ
dành cho mình. ( Thảo luận nhóm )
Mục tiêu: Học sinh cảm nhận được những tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc
mà mọi người trong gia đình đã dành cho em, hiểu được giá trị của quyền được
sống với gia đình, được bố mẹ quan tâm, chăm sóc.
Hoạt động 2: Kể chuyện: Bó hoa đẹp nhất
Mục tiêu: Học sinh biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha
mẹ, anh chị em.
Hoạt động 3: Đánh giá hành vi
Mục tiêu: Học sinh bước dầu biết phân biệt các hành vi, việc làm đúng và chưa
đúng trong việc quan tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Hoạt động 4: Tự liên hệ
Mục tiêu: Học sinh tự liên hệ bản thân kể việc làm hàng ngày thể hiện sự
quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ , anh chị em trong gia đình .
Hoạt động nối tiếp:
- Sưu tầm các tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện, ...về
6


tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc giữa những người thân trong gia đình.
- Mỗi học sinh vẽ ra giấy một món quà em muốn tặng ông bà, cha mẹ, anh chị
em nhân ngày sinh nhật.
2.3.2. Khi xây dựng thiết kế bài dạy, giáo viên phải hiểu dụng ý của từng
bài tập trong sách giáo khoa để lựa chọn phương pháp thích hợp.
Hiểu dụng ý từng bài tập trong sách khoa là hết sức cần thiết. Sách giáo khoa
là cơ sở cho giáo xây dựng thiết kế bài dạy. Đương nhiên là giáo viên có thể sáng
tạo trong việc các bài tập cho từng hoạt động. Có thể chọn bài tập sách giáo khoa
hoặc không để phù hợp với đối tượng, phù hợp hoàn cảnh từng địa phương. Song,

có thể khẳng định các bài tập trong sách giáo khoa là cơ sở ban đầu cho việc lựa
chọn, là định hướng rất cần thiết cho mối giáo viên. Qua việc trao với anh chị em
trong tổ khối, tôi nhận thấy đa số giáo viên lựa chọn với sách giáo khoa. Song khi
thực hiện tôi chú một số yêu cầu sau:
- Đọc kĩ nội dung và yêu cầu từng bài tập.
- Xác định mục tiêu của từng bài tập trong hoạt động đó.
- Xác định xem bài tập đó có phù hợp đối tượng học sinh của lớp mình hay
không? (Sách giáo khoa soạn chung cho cả nước nên không phải sẽ phù hợp tất cả
vùng miền và mọi đối tượng học sinh).
- Chọn phương pháp dạy học nào cho thích hợp nội dung bài tập đó.
- Các đồ dùng dạy học cần thiết khi sử dụng bài tập này.
Ví dụ: Khi tôi dự giờ đồng nghiệp dạy bài: Chia sẻ vui buồn cùng bạn (Đạo
đức lớp 3, tiết 2), bài tập 4 - trang 20, có nôi dung: Em hãy viết chữ Đ vào ô trống
trước các việc làm đúng và chữ S trước các việc làm sai đối với bạn bè.
a. Hỏi thăm, an ủi bạn khi có chuyện buồn.
b. Động viên, giúp đỡ bạn khi bạn bị điểm kém.
c. Chúc mừng khi bạn được điểm 10.
d. Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém.
đ. Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn
nghèo trong lớp.
e. Thờ ơ cười nói khi bạn đang có chuyện buồn .
g. Kết bạn với các bạn bị khuyết tật , các bạn nhà nghèo.
h. Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.
Với bài tập này, theo tôi, chỉ cần cho học sinh hoạt động cá nhân bằng cách
lựa chọn rồi viết chữ Đ vào trước việc em cho là đúng; Viết chữ S trước việc làm
em cho là sai; Giáo viên cho học sinh báo cáo kết quả. Sau đó cho lớp thảo luận
chung về cách lựa chọn của bạn rồi nói lí do em viết Đ hoặc S trước việc làm đó,
giáo viên kết luận.
Nhưng do chưa hiểu dụng ý sách giáo khoa, một giáo viên đã tiến hành như
sau:

- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Báo cáo kết quả các nhóm.
7


- Giáo viên kết luận
- Giáo viên chất vấn các nhóm nêu lí do em cho việc làm đó đúng, sai?
Như vậy, giáo viên đã làm phức tạp vấn đề. Việc thảo luận nhóm ở đây là
không cần thiết, mất thời gian vì học sinh có thể làm việc cá nhân để chọn được
việc làm Đ, việc làm sai. Việc cho học sinh thảo luận nhóm là không cần thiết và
trở nên nhàm chán vì hoạt động đó đã không còn thích hợp. Tôi đã trực tiếp trao
đổi và rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn, cùng mọi người tìm phương pháp hợp
lí và hiệu quả hơn.
Đối với các bài tập yêu cầu bày tỏ kiến, thái độ, do chưa hiểu dụng ý sách
giáo khoa, có giáo viên đã cho học sinh thảo luận nhóm rồi cho mỗi nhóm báo cáo
kết quả. Như vậy vô tình giáo viên đã không nắm bắt được nhận thức của từng học
sinh, mỗi cá nhân chưa được bày tỏ kiến thái độ của mình trước các kiến đã nêu
trong bài tập. Dù học sinh có được thảo luận nhóm thì kiến của nhóm là kiến
chung, mang tính tập thể. Hơn nữa chúng ta cần hiểu rằng, chỉ tổ chức thảo luận
nhóm khi cần có sự hợp tác của nhiều học sinh, các bài tập cần cho học sinh thảo
luận. Đối với các bài tập có nội dung bày tỏ thái độ (Em tán thành với kiến nào
dưới đây? Vì sao?...) thì cần phải cho học sinh hoạt động cá nhân để học sinh có
dịp được bày tỏ kiến, thái độ của mình và giáo viên nắm bắt để điều chính, bổ sung
cho đúng và đầy đủ nhất.
Như vậy, việc hiểu dụng ý các bài tập sách giáo khoa ở mỗi bài tập là hết sức
cần thiết, là điều mỗi giáo viên cần nắm bắt được khi xây dựng thiết kế bài dạy
môn Đạo đức. Có hiểu dụng ý sách giáo khoa ở mỗi bài tập thì giáo viên mới lựa
chọn được các phương pháp và hình thức dạy học thích hợp và hiệu quả.
2.3.3. Tổ chức các hoạt động dạy học phải thiết thực, linh hoạt, không

mang tính hình thức; biết phối hợp các phương pháp truyền thống và hiện đại.
Chúng ta đã biết, mỗi hoạt động dạy học đều có một mục tiêu nhất định và
góp phần thực hiện mục tiêu bài học. Người giáo viên phải chú trọng đến từng hoạt
động dạy học và hiệu quả của các hoạt động đó trong tiết học. Muốn vậy, cần chú ý
tổ chức các hoạt động có hiệu quả, không mang tính hình thức. Song trong thực tế,
một số giáo viên chưa làm được điều này, nhiều hoạt động dạy học vẫn mang tính
hình thức. Khi xác định mục tiêu hoạt động, giáo viên còn lúng túng. Có giáo viên
còn lạm dụng các phương pháp dạy học hiện đại. Hiện nay, giáo viên lại xem nhẹ
các phương pháp truyền thống như: Nêu gương, khen thưởng. Có quan điểm cho
rằng phương pháp dạy học hiện đại thì tốt hơn. Do đó, khi dự giờ đồng nghiệp, tôi
thường thấy họ sử dụng nhiều các phương pháp hiện đại như: Đóng vai, thảo luận
nhóm, Tiểu phẩm, ...Có tiết học chỉ có 3 hoạt động thì giáo viên đã có 2 hoạt động
sử dụng phương pháp Thảo luận nhóm, kể cả những nội dung đơn giản không cần
sự hợp tác học sinh vẫn có thể giải quyết được. Vai trò cá nhân bị lu mờ và một số
học sinh khá giỏi hoạt động hết công suất (hết kiểm tra bài cũ, trả lời câu hỏi lại
làm nhóm trưởng chỉ đạo hoạt động nhóm lại báo cáo kết quả thảo luận, sắm vai,..).
Trong khi đó một số học sinh yếu thì không có cơ hội tham gia các hoạt động học
tập mà lẽ ra đối tượng này cần được thầy cô chú ý hơn trong tiết học.
8


Ví dụ: Khi dạy bài 7: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (Đạo đức lớp 3
Sách giáo khoa - trang 25, 26, 27, 28), có giáo viên đã cho học sinh thảo luận nhóm
trong hoạt động như sau:
Hoạt động 3: Em hãy cùng trao đổi với các bạn trong nhóm bày tỏ thái độ
của mình đối với các quan niệm có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm
láng giềng (tán thành hay không tán thành...)
a. Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau.
b. Đèn nhà ai, nhà nấy rạng .
c. Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa

xóm.
d. Trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm
phù hợp với khả năng.
Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm đã bị lạm dụng trong việc tổ chức các
hoạt động dạy học của giáo viên. Học sinh sẽ trở nên nhàm chán với việc thảo luận
nhóm không cần thiết này và trong khi nhóm trưởng làm việc liên tục như đã nói ở
trên thì một số học sinh yếu, nhút nhát gần như bị bỏ rơi, tạo ra sức ì ở đối tượng
này. Hơn nữa, với bài tập 3 có nội dung: "Hãy bày tỏ sự đánh giá của em về các ý
kiến " thì không cần phải thảo luận nhóm vì đây phải là ý kiến, thái độ của mỗi cá
nhân. Với hoạt động trên, giáo viên chỉ nên tổ chức cho hoạt động cá nhân (mỗi
học sinh đều giơ thẻ màu để cho biết mình tán thành hay không tán thành với mỗi ý
kiến). Có như vậy, sẽ không gây sự nhàm chán trong học sinh, mỗi hoạt động sẽ
không mang tính hình thức và trở nên hiệu quả hơn.
Việc phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và phương pháp
truyền thống là cần thiết. Tôi nhận thấy một số bài dạy cần phối hợp sử dụng
phương pháp truyền thống sẽ hiệu quả hơn như trong các tiết dạy sau:
- Sử dụng phương pháp động não trong bài: Giữ lời hứa (bài 2), Chia sẻ vui
buồn cùng bạn (bài 5).
- Sử dụng phương pháp kể chuyện trong các bài: Giữ lời hứa (bài 2) Kể
chuyện: "Chiếc vòng bạc".
- Sử dụng phương pháp đàm thoại trong bài 7: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm
láng giềng.
- Sử dụng phương pháp đóng vai trong bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn.
2.3.4. Tổ chức và lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh
trong lớp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học.
Ngoài việc bám vào mục tiêu, nội dung bài học để giáo viên lựa chọn phương
pháp phù hợp thì giáo viên phải đưa ra các hình thức dạy học phù hợp với đối
tượng học sinh trong lớp để phát huy tích tích cực học tập của các em và tạo cho
không khí tiết học thoải mái, thân thiện như hình thức học cá nhân, học theo nhóm,
phương pháp điều tra, dự đoán, sắm vai...

- Hình thức học cá nhân: Giúp học sinh rèn kĩ năng tư duy độc lập, để các em
nêu lên ý kiến của mình trước lớp và có khả năng lập luận để bảo vệ ý kiến của
mình nêu ra là đúng hay sai. Hình thức này áp dụng cho các bài tập có nội dung
9


như: Bày tỏ ý kiến, liên hệ bản thân, trò chơi phóng viên ...

- Tổ chức học nhóm: Ngoài việc học nhóm giúp các em trao đổi để tìm ra kiến
thức mà nội dung bài học nêu ra bằng các hình thức khác nhau như: có nhóm nêu ý
kiến của nhóm về tình huống sẽ xảy ra, nhóm nêu nội dung tranh, nhóm xuất sắc
hơn sẽ thể hiện bằng hình thức sắm vai....Thường thì học sinh rất thích sắm vai để
thể hiện tình huống của vấn đề nêu ra và sau khi thể hiện vai diễn của mình, giáo
viên cho các em được nêu lên suy nghĩ của mình như:
- Vì sao em sắm vai đó, em có thích không?
- Qua việc sắm vai nhân vật đó, em học tập được gì? ...
Sau khi cho học sinh thể hiên tiểu phẩm, giáo viên cho lớp nhận xét về nhóm
thể hiện tiểu phẩm có đúng nội dung yêu cầu không? bạn nào sắm vai tốt nhất và
cùng tuyên dương. Có như vậy các em mới phát huy được tính tích cực, hợp tác
trong học tập, được trao đổi ý kiến của mình trong nhóm và đi đến thống nhất nội
dung mà nhóm được thảo luận. Bên cạnh đó giáo viên phải tổ chức cho các thành
viên trong nhóm phải được thay nhau làm nhóm trưởng để rèn kĩ năng tự tin của
học sinh khi trình bày một vấn đề trước nhóm và lớp. Vì nhóm trưởng là người điều
hành hoạt động trong nhóm và có khả năng tổng hợp ý kiến của các thành viên để
thống nhất kết luận vấn đề. Vì vậy mới rèn cho mỗi học sinh kĩ năng tự tin và khả
năng phân tích tổng hợp ý kiến trong nhóm để đi đến thống nhất chung.
10


3.5. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ( NGLL) theo chủ đề nhằm giáo

dục kĩ năng sống cho học sinh.
Ngoài các tiết học đạo đức trong lớp, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tổ
chức các tiết thực hành (Tiết 2) bằng các hoạt động ngoài giờ lên lớp và theo chủ đề
của trường từng tháng.
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp cho học sinh có cơ hội giao lưu,
cùng tham gia hoạt động cá nhân, nhóm để hoàn thành nội dung, yêu cầu của chủ
điểm, qua đó rèn cho học sinh tính tự giác, độc lập và tinh thần hợp tác đồng đội để
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường như:
Sinh hoạt dưới cờ, Qua các buổi sinh hoạt giúp học sinh hiểu được truyền thống
của nhà trường, ý nghĩa của tên trường, Chẳng hạn: Nhà trường mang tên anh hùng
liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, Học sinh hiểu được chiến công và tinh thần hy sinh anh
dũng để bảo vệ đất nước của anh Nguyễn Văn Trỗi, chính vì thế mà hằng năm đến
ngày mất của anh (15/10), nhà trường tổ chức kỉ niệm ngày mất của anh để tưởng
nhớ và nhắc lại chiến công oanh liệt của anh cho các thế hệ học sinh của nhà trường
để các em nhớ, học tập và noi theo.
Ngoài ra, giáo viên còn tổ chức cho học sinh tham gia làm vệ sinh trường, lớp,
chăm sóc cây và hoa trong sân trường tham gia ủng hộ các bạn khó khăn trong lớp,
trong trường để các em có thái độ biết chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn
11


và giúp đỡ bạn cùng vươn lên trong học tập. Thăm các gia đình thương binh liệt sĩ
(27/7), thăm các chú bộ đội (22/12) để các em hiểu được truyền thống anh dũng của
dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha. Tham gia các
hoạt động về tuyên truyền thực hiện an toàn giao thông nhằm giáo dục học sinh có
ý thức tham gia bảo vệ môi trường và thực hiện tốt luật an toàn giao thông. Tổ chức
cho học sinh tham gia chia khó với học sinh vùng cao... Đó là những hoạt động
giáo dục học sinh biết quan tâm, chia sẻ đến những người xung quanh và có những
hiểu biết trong các mối quan hệ với cộng đồng, xã hội và môi trường.


Học sinh chăm sóc cây cảnh

Học sinh đi thăm các gia đình liệt sĩ
12


3.6. Phối hợp với phụ huynh để giáo dục tình cảm, thái độ cho học sinh
thông qua các bài học đạo đức.
Thông thường thì qua mỗi bài học đạo đức đều có phần học sinh tự liên hệ bản
thân rút ra việc làm từ nội dung của bài học được thể hiện qua thái độ, tình cảm,
hành vi ứng xử với bạn bè và mọi người xung quanh. Bởi vậy, ngoài việc giáo viên
quan sát thái độ, hành vi, việc làm của học sinh ở lớp, ở trường với bạn bè và các
thầy cô giáo, nhân viên nhà trường, thì việc giáo viên thường xuyên trao đổi với
phụ huynh để biết được sự cố gắng, tiến bộ của học sinh về ý thức học tập, thực
hiện thời gian biểu ở nhà, quan hệ với mọi người trong gia đình, biết giúp đỡ, chăm
sóc ông bà, cha mẹ, nhường nhịn em nhỏ... Đó là kênh thông tin hữu ích nhất để
giáo viên nắm được việc làm và tinh thân học tập tự giác và ý thức tu dưỡng đạo
đức của học sinh ở gia đình để có cơ sở nhận xét đánh giá học sinh về năng lực và
phẩm chất một cách hiệu quả nhất. (Qua phiếu thông tin)
Sau đây là ví dụ minh họa tiết dạy mà tôi đã thực hiện thành công cho tổ khối
dự:
Ví dụ : Bài 4 : Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (trang 14,
15, 16, 17 - Vở bài tập Đạo đức 3), tôi đã xây dựng kế hoạch bài dạy với việc xác
định rõ mục tiêu và vận dụng các phương pháp cho từng hoạt động như sau:
Bài 4 : QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM
I/ Mục tiêu : Học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm những người thân
trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
2. Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

3. Biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng
ngày ở gia đình.
4. Có kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân; Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
trước suy nghĩ, cảm xúc; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong
những việc vừa sức.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Vở bài tập Đạo đức lớp 3.
- Câu chuyện: Bó hoa đẹp nhất (Đạo đức 3)
- Các băng giấy viết nội dung để học sinh bày tỏ ý kiến (Hoạt động 3, tiết 2).
- Đồ dùng để phục vụ hoạt động đóng vai.
- Mỗi học sinh có 3 tấm bìa: Xanh, đỏ, trắng.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
Khởi động: Cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau, nhạc và lời của Phan Văn
Minh.
- GV hỏi: Bài hát nói lên điều gì?
- GV giới thiệu: Bài hát nói về tình cảm giữa cha, mẹ và con cái trong gia
đình. Vậy chúng ta cần phải cư xử đối với những người thân trong gia đình như thế
nào? Trong tiết Đạo đức hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó.
13


Hoạt động 1: Học sinh kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ
dành cho mình. (Thảo luận nhóm)
Mục tiêu: Học sinh cảm nhận được những tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc
mà mọi người trong gia đình đã dành cho em, hiểu được giá trị của quyền được
sống với gia đình, được bố mẹ quan tâm, chăm sóc.
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu: Các em hãy nhớ lại và kể lại cho các bạn trong nhóm nghe
về việc mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc như thế nào?


- Học sinh trao đổi với nhau theo nhóm đôi.
- Giáo viên mời đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp sau đó trao đổi chung
cả lớp.
+ Thảo luận cả lớp:
- Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã
dành cho em?
- Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta: Phải sống thiếu tình
cảm và sự chăm sóc của cha mẹ?
Giáo viên kết luận: Mỗi người chúng ta đều có một gia đình và được ông bà,
cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm chăm sóc. Đó là hạnh phúc và là quyền
mà mọi trẻ em đều được hưởng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, vẫn còn có
những bạn nhỏ phải chịu sự thiết thòi, sống thiếu tình yêu thương và sự chăm sóc
của gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em. Chúng ta cần cảm thông và chia sẻ với
các bạn đó. Xã hội và mọi người phải có trách nhiệm chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ các
bạn đó cả về vật chất và tinh thần.
Hoạt động 2: Kể chuyện: Bó hoa đẹp nhất
Mục tiêu: Học sinh biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha
mẹ, anh chị em.
* Cách tiến hành:
1/- Giáo viên kể chuyện Bó hoa đẹp nhất (có sử dụng tranh minh họa),
- Một học sinh có năng khiếu kể chuyện kể lại lần nữa - Cả lớp đọc thầm câu
14


chuyện.
2/ Học sinh thảo luận nhóm:
- Chị em Ly đã làm gì nhân dịp
sinh nhật mẹ?
- Vì sao mẹ Ly lại nói rằng:

"Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được
tặng"?
3/ Đại diện các nhóm học sinh
trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Cả lớp trao đổi, bổ sung.
4/ GV kết luận:
- Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người
thân trong gia đình.
- Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc cho ông
bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.
Hoạt động 3: Đánh giá hành vi
Mục tiêu: Học sinh bước dầu biết phân biệt các hành vi, việc làm đúng và
chưa đúng trong việc quan tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
* Cách tiến hành:
1. GV chia nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm và yêu cầu các nhóm
thảo luận nhận xét cách ứng xử của các bạn trong mỗi tình huống dưới đây:
a, Bao giờ sau bữa ăn, Hương cũng
nhanh nhẹn rót nước, lấy tăm cho ông bà,
cha mẹ. Những lúc rãnh rỗi, Hương còn
nhổ tóc sâu, đọc báo cho ông bà nghe.

B

b, Sâm đang chơi với các bạn ở đầu
ngõ thì thấy bà ngoại ởquê ra chơi. Sâm
vội chạy đến lục túi bà tìm quà rồi quay
lạichơi tiếp với các bạn.

c, Mấy hôm nay bố Phong bận việc
ở cơ quan. Vừa ăn tối xong, bố đã phải

ngồi vào bàn làm việc. Thấy vậy, Phong
vặn nhỏ ti vi và dỗ dành em bé để em
khỏimvào quấy bố.
c/
15


d/ Hôm nay bố mẹ đi làm vắng có
Linh ở nhà trông em. Linh mải chơi
nhảy dây với bạn, để em bé ngã sưng cả
trán.

đ/ Thấy mẹ bị ốm. Hồng không đi
chơi. Em quanh quẩn bên mẹ: Lúc lấy
thuốc, lúc lại thay khăn Chườm trán cho
mẹ.

2. Học sinh thảo luận nhóm.

3. Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm trình bày ý kiến nhận xét về một
tình huống).
4. Cả lớp trao đổi, thảo luận.
5. Giáo viên kết luận:
- Việc làm của các bạn: Hương (trong tình huống a), Phong (trong tình huống
c) và Hồng (trong tình huống đ) là thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm, chăm
16


sóc ông bà cha mẹ.
- Việc làm của các bạn Sâm (trong tình huống b) và Linh (trong tình huống d)

là chưa quan tâm đến bà, đến em nhỏ.
Giáo viên hỏi: Các em có thể làm được các việc như bạn Hương, Phong,
Hồng đã làm để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ không? Ngoài những
việc đó ra, các em còn có thể làm được những việc nào khác?
Hoạt động 4: Tự liên hệ
Mục tiêu: Học sinh tự liên hệ bản thân kể việc làm hàng ngày thể hiện sự
quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ , anh chị em trong gia đình .
* Cách tiến hành:
- Cho học sinh suy nghĩ trong một vài phút để tự liên hệ bản thân.
- Gọi một số học sinh phát biểu trước lớp.
- Lớp nhận xét, trao đổi.
- GV kết luận: Nhiều em đã kể được viêc làm thể hiện đã quan tâm, chăm sóc
những người thân trong gia đình cho dù đó là một việc nhỏ như: Lấy tăm, rót nước
hay đọc báo, nhổ tóc bạc, xâu kim ... cho ông bà; Nhưng cũng có em chưa làm
được điều đó. Sau tiết học này, cô mong lớp ta các em sẽ làm được nhiều việc thể
hiện được sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em để cuộc
sống gia đình thêm hòa thuận, đầm ấm và hạnh phúc.
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK (2 - 3 học sinh).
Hoạt động nối tiếp:
- Sưu tầm các tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, các câu chuyện, ...
về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc giữa những người thân trong gia
đình.
- Mỗi học sinh vẽ ra giấy một món quà em muốn tặng ông bà, cha mẹ, anh chị
em nhân ngày sinh nhật.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trên đây là một số kinh nghiệm khi lựa chọn phương pháp giảng dạy môn
Đạo đức lớp 3. Với quan điểm đó, tôi đã thực hiện việc dạy học môn Đạo đức chặt
chẽ hơn . Vận dụng sự hiểu biết của bản thân đồng thời phối hợp nhịp nhàng trong
các tiết lên lớp kết hợp giáo dục rèn kĩ năng cho học sinh. Sau khi thống nhất với
đồng nghiệp trong khối 3, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, tôi cùng giáo viên

xây dựng thiết kế và thực hiện bài dạy, có ban giám hiệu và giáo viên trong khối dự
và rút kinh nghiệm.
Qua việc thực nghiệm lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với tiết học
Đạo đức, tôi thấy kết quả học tập môn Đạo đức của lớp tăng lên rõ rệt. Học sinh
trong lớp hứng thú trong các tiết học, tích cực tham gia hoạt động nhóm, tự tin
trong giao tiếp và ứng xử thân thiện với thầy cô, bạn bè và những người xung
quanh.
Kết quả cụ thể như sau:
Các thái độ, hành vi

Khảo sát trước
17

Khảo sát sau


Hứng thú trong học tập.
Tích cực tham gia hoạt động
nhóm.
Tự tin trong giao tiếp, ứng xử.
Biết chia sẻ, thân thiện với bạn bè.

khi thực nghiệm
Số lượng
Tỉ lệ %
20/41
17/41
18/41
20/41


khi thực nghiệm
Số lượng Tỉ lệ %
37/41
33/41
30/41
35/41

Bản thân tôi và giáo viên trong khối nhận thấy: Dù vẫn còn những hạn chế
nhất định trong tiết dạy nhưng nhìn chung tiết dạy đã nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn.
Đặc biệt, giáo viên trong tổ khối 3 đã dần khắc phục hiện tượng tùy tiện, lạm dụng
các phương pháp dạy học hiện đại, không còn hiện tượng một phương pháp dạy
học sử dụng nhiều lần trong một tiết dạy như trước đây. Qua quá trình thực hiện
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, học sinh học
tập hứng thú hơn, tích cực hơn. Chất lượng dạy học môn đạo đức luôn đạt tỉ lệ cao.
Hàng năm có 100 % học sinh đều đạt ở mức độ “hoàn thành” và " hoàn thành
tốt" trong môn Đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong
nhà trường.

3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18


3.1. Kt lun:
nõng cao chõt lng dy v hc mụn o c trong trng Tiu hc núi
chung v lp 3 núi riờng, tụi rỳt ra mt s kinh nghim trong quỏ trỡnh dy hc:
* i vi cụng tỏc qun lớ:
Cỏn b qun lớ chuyờn mụn trong nh trng cn sõu sỏt hn tng mụn trong
vic qun lớ dy hc vic thc hin chng trỡnh m cn nm bt v ch o cht
ch t khõu xõy dng thit k n tng hot ng dy hc trờn lp cua giỏo viờn.
D gi thm lp v cựng giỏo viờn rỳt kinh nghim tng tit dy tit dy cua

giỏo viờn ngy cng cú chõt lng tt hn.
* i vi giỏo viờn:
- Khụng coi nhe vic dy hc o c trong nh trng. Khi xõy dng thit
k bi dy, phi hiu dng ý cỏc bi tõp trong sỏch giỏo khoa, phi xỏc nh mc
tiờu cho tng hot ng dy hc.
- Bit la chn cỏc phng phỏp v hỡnh thc dy hc thớch hp cho tng hot
ng. Mi phng phỏp dy hc khụng lp li trong mt tit hc. ng thi khụng
lm dng cỏc phng phỏp dy hc hin i m phi bit kt hp cỏc phng phỏp
truyn thng trỏnh gõy ra s nhm chỏn cho hc sinh trong cỏc hot ng hc
tõp.Vi hc sinh lp 3, ngoi vic cung cõp cỏc chun mc o c cho hc sinh
cng cn bit quan tõm n luyn k nng hnh ng, thc hnh cỏc hnh vi o
c cho hc sinh để việc "hc" thc s i ụi vi "hnh", "lý thuyt"
gn lin vi "thc t".
- Chỉ coi môn Đạo đức là môn học "ít giờ", không đợc coi
môn này là môn "phụ". Có nh vậy ta mới luôn tìm tòi các phng
pháp để nâng cao chất lợng, đáp ứng yêu cầu thực hiện mục
tiêu môn Đạo đức đã đề ra.
Tom li: Dy hc mụn o c trng tiu hc va mang tớnh khoa hc,
va mang tớnh ngh thuõt. Nú gn bú mt cỏch cht ch vi vic tng bc hỡnh
thnh nhõn cỏch cho hc sinh, vi mc tiờu giỏo dc bõc Tiu hc. Vỡ võy, giỏo
viờn phi nm chc mc tiờu tit hc, xõy dng mc tiờu cho tng hot ng, sỏng
to trong vic la chn v võn dng linh hot cỏc phng phỏp, hỡnh thc dy hc,
phỏt huy tớnh tớch cc cua hc sinh trong mi tit hc, nhm hỡnh thnh cỏc chun
mc hnh vi o c, gúp phn hỡnh thnh nhõn cỏch cho hc sinh. Khụng ngng
t hc, t bi dng nõng cao trỡnh chuyờn mụn, t hon thin mỡnh vi tinh
thn cuc võn ng "Mi thy, cụ giỏo l mt tm gng o c t hc v sỏng
to" l mc tiờu cua mi giỏo viờn hin nay.
3.2. Kin ngh:
Mụi nm hc, phong Giỏo dc v o to nờn chn cỏc sỏng kin kinh
nghim tt, hay in thnh cỏc tõp san theo mụn hc cỏc trng lm ti liu tham

kho hc tõp.
Trờn õy l mt s kinh nghim cua bn thõn tụi trong quỏ trỡnh dy hc mụn
o c lp 3 hin nay. Nhng kinh nghim ny tụi ó võn dng trong dy hc
thnh cụng mụn o c trong nhng nm gn õy trng Tiu hc Nguyờn Vn
19


Trỗi - Thành phố Thanh Hóa. Tuy nhiên trong một số nội dung trình bày sẽ có
những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong được sự chỉ đạo, sự góp ý chân thành của
cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân không sao chép
của người khác.
XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ
TRƯỜNG

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2019

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết khôn sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Thị Thoan

20



Cấu trúc của 1 bản sáng kiến kinh nghiệm
- Bìa chính

-mục lục
1. Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề .
2.4. hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.'
3. kết luận, kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục.



×