Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 5

Người thực hiện: Lê Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên 2
SKKN thuộclĩnh vực (môn): Lịch sử

THANH HÓA, NĂM 2016

1


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài

………………………………………………… 3

2 Mục đích nghiên cứu

…………………………………………….

3

3 Đối tượng nghiên cứu …………………………………………....



4

4 Phương pháp nghiên cứu …………………………………………. 4
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lí luận …………………………………………………….. .

4

2 Thực trạng vấn đề …………………………………………………

4

3 Các giải pháp đã sử dụng …………………………………………

5

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm …………………………….

15

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ………………………………………………………….. 15
2. Kiến nghị ………………………………………………………..

16

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………

17


V. PHỤ LỤC

…………………………………………………… 18

2


I. MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Được học môn Lịch sử chúng ta mới biết được nguồn gốc dân tộc, biết những
chiến công oanh liệt của các thế hệ ông cha trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước. Học lịch sử, học sinh sẽ được bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào
dân tộc. Từ đó củng cố ý chí, bản lĩnh và có mục tiêu rèn luyện phấn đấu. Như
vậy, môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư tưởng tình
cảm và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, hiện nay do những quy định về thi cử, cách kiểm tra đánh giá
nên một bộ phận không nhỏ học sinh và cả phụ huynh không còn coi trọng môn
Lịch sử. Cũng vì lẽ đó mà giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tiểu học phần nào ít
đầu tư cho môn học này. Điều đó khiến cho những giờ học Lịch sử trở nên tẻ
nhạt, qua quýt và học sinh không thấy hứng thú với những giờ học lịch sử,
những hiểu biết về lịch sử dân tộc của học sinh ít ỏi, nghèo nàn thậm chí là sai
nghiêm trọng… là điều dễ hiểu. Nhận thức rõ vai trò của môn học Lịch sử đối
với sự phát triển toàn diện về nhân cách của thế hệ trẻ, bản thân tôi đã cố gắng
tìm tòi, học hỏi, để có được những giờ dạy Lịch sử sinh động nhằm từng bước
gây hứng thú và khơi gợi niềm yêu thích của học sinh đối với môn học đầy tính
nhân văn này. Vì vậy “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử
cho học sinh lớp 5” là đề tài tôi lựa chọn để nghiên cứu.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Qua thực tế hoạt động chuyên môn như thao giảng, dự giờ, giao lưu giáo
viên giỏi… giáo viên thường ngại dạy môn Lịch sử. Nếu phải dạy thì cố gắng
“diễn” để đạt được những mục tiêu cơ bản của tiết học. Học sinh được nhồi
nhét, được “gài” để trả lời trôi chảy các câu hỏi, trình bày trơn tru các sự kiện…
Các tiết dạy đó đa số được xếp loại Giỏi, song cả người dự lẫn người dạy, người
học đều cảm thấy thiêu thiếu cái gì đó. Chẳng hồi hộp, cũng không thấy đau xót,
phẫn nộ xen lẫn tự hào… Thiếu những cảm xúc mà nội dung môn học vốn đã
chứa đựng.
Với mong muốn nâng cao chất lượng các giờ dạy Lịch sử, bồi dưỡng cho
học sinh niềm ham thích tìm hiểu lịch sử của đất nước, dân tộc mình. Qua đó
3


giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm trong rèn luyện phấn đấu để xứng đáng với
sự hy sinh của các thế hệ đi trước, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp dạy học môn Lịch sử.
- Hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử lớp 5.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy
học môn Lịch sử nói riêng. Có hứng thú học tập học sinh mới tự giác, tích cực
tìm tòi kiến thức và sẽ biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Hứng thú học tập của học sinh được hình thành do tác động của nhiều yếu
tố trong đó có sự tác động quan trọng nhất từ nội dung và phương pháp dạy học.
Có thể nói đổi mới phương pháp dạy học là điều kiện tiên quyết nhằm thực hiện

được mục tiêu tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
Năm học 2015 - 2016, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy các
môn văn hóa lớp 5A5. Lớp có 33 học sinh (13 nữ; 20 nam).
* Kết quả khảo sát đầu năm học đối với việc yêu thích môn học Lịch sử của
lớp như sau:
Thích học
7 ( 21,2 % )

Học vì yêu cầu
của thầy cô
18 ( 54,6 % )

Không thích học
8

( 24,2 % )

4


* Khảo sát mức độ nắm vững kiến thức Lịch sử lớp 4:
Tôi đã cho học sinh làm bài tập sau trong 10 phút:
Nối tên các nhân vật lịch sử ở cột A với các sự kiện lịch sử ở cột B sao
cho đúng
A

B

1. Ngô Quyền


a. Dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long

2. Lý Công Uẩn
( Lý Thái Tổ )

b. Chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân
Tống xâm lược lần thứ hai

3. Trần Hưng Đạo

c. Lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân
Nam Hán trên sông Bạch Đằng ( 938 )

4. Lý Thường kiệt

d. Đại phá quân Thanh

5. Lê lợi

e. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn,
đánh đuổi quân Minh xâm lược.

6. Quang Trung

g. Viết “Hịch tướng sĩ” khích lệ quân sĩ
quyết tâm chống giặc Mông - Nguyên

- Kết quả: Chỉ có 11 em làm đúng hoàn toàn, cá biệt có 2 em làm sai tất cả
* Thuận lợi:

- Điều kiện về Cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo tương đối đầy đủ.
- Đội ngũ giáo viên của nhà trường vững tay nghề, say sưa chuyên môn.
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm và luôn tạo điều kiện cho giáo viên
đổi mới phương pháp dạy học.
- Bản thân cũng có một số kinh nghiệm trong giảng dạy.
* Khó khăn
- Giáo viên Tiểu học phải dạy nhiều môn nên thời gian để đầu tư chuyên
sâu cho môn Lịch sử còn hạn chế.
- Học sinh Tiểu học và phụ huynh chưa coi trọng môn Lịch sử.
- Nội dung môn học với những sự kiện diễn ra trong quá khứ ít “tính thời
sự” nên khó hấp dẫn học sinh.
3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG
5


1. Đối với giáo viên:
Muốn học sinh có hứng thú với môn học Lịch sử thì trước hết giáo viên
yêu thích, say mê môn đó. Giáo viên phải tự trang bị, tích lũy cho mình những
kiến thức sâu hơn, rộng hơn về những vấn đề sẽ truyền đạt cho học sinh. Chính
vì vậy bên cạnh việc nghiên cứu kĩ nội dung sách giáo khoa tôi còn chú ý tìm
tòi, tham khảo các tài liệu liên quan để hiểu sâu sắc vấn đề và có được tính hệ
thống, liên tục của các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Đặc biệt, để tạo được hứng thú học tập cho học sinh thì nội dung mỗi bài
học phải hấp dẫn, lôi cuốn và kích thích được trí tò mò muốn tìm hiểu tiếp của
học sinh. Vì thế lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và sự hỗ trợ
của các phương tiện dạy học là rất quan trọng. Nhận thức rõ điều đó nên tôi luôn
chú ý học hỏi những đồng nghiệp có kinh nghiệm để lựa chọn được những
phương pháp dạy học đặc trưng cho mỗi loại bài học, đồng thời dành nhiều thời
gian để xây dựng kế hoạch bài học theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh.

2. Đối với học sinh:
- Phải đầy đủ Sách giáo khoa, vở bài tập và các đồ dùng cần thiết để phục
vụ cho hoạt động học tập.
- Có ý thức chuẩn bị những nội dung liên quan đến bài học mà giáo viên
yêu cầu.
3. Những việc làm cụ thể nhằm tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho
học sinh.
Nội dung chương trình Lịch sử lớp 5 là: Trình bày những sự kiện, nhân
vật lịch sử tiêu biểu, phản ánh những dấu ấn về sự phát triển của các giai đoạn
lịch sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước (kinh tế, chính trị, văn
hóa…) và giữ nước (chống ngoại xâm) của dân tộc ta từ nửa sau thế kỉ XIX đến
nay.
3.1 Lựa chọn phương pháp dạy học.
Để lựa chọn được phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp,
việc đầu tiên tôi phân loại các dạng bài học và những yêu cầu cần đạt của mỗi
dạng bài.

6


a. Bài học có nội dung về tình hình Kinh tế - Chính trị; Văn hóa - Xã
hội (Các bài 4; 12; 13; 16; 19; 21; 27 và 28)
Nhằm giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về tình hình kinh tế chính trị - xã hội nước ta ở mỗi thời kỳ (giai đoạn lịch sử) tôi đã xác định các
mục tiêu sau:
- Giúp học sinh hình dung, mô tả được tình hình nước ta (về chính quyền,
về đời sống nhân dân, về những khó khăn, thách thức mà chúng ta phải đối mặt)
ở thời kỳ đó như thế nào?
- Trong bối cảnh đó, chính quyền (hay nhân dân, nhân vật lịch sử) đã làm
gì và làm như thế nào?
- Kết quả của việc làm đó ra sao?

Với dạng bài này tôi thường sử dụng phương pháp Quan sát, mô tả, hỏi đáp kết hợp với sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh, băng ghi âm,…
Ví dụ: Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo.
Để giúp học sinh hình dung được tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” ở nước
ta sau cách mạng Tháng Tám, tôi đã cho học sinh quan sát những hình ảnh sau:
+ Quân Pháp ở Sài Gòn năm 1945
+ Quân Anh đến Sài Gòn năm 1945
+ Quân Trung Hoa Quốc dân đảng ở Hải Phòng năm 1945
+ Nạn đói năm 1945
Kết hợp với mô tả sinh động để học sinh hiểu rõ tình thế hiểm nghèo mà
chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta phải đối mặt và vượt qua:
+ Về chính trị: Thù trong, giặc ngoài ra sức chống phá.
+ Về kinh tế: Chiến tranh tàn phá, thiên tai hoành hành, nạn đói đe dọa…
+ Về xã hội: 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại phổ
biến…
* Nhằm đạt được mục tiêu thứ hai, tôi đã làm như sau:
- Nêu câu hỏi gợi mở:

7


+ Để vượt qua tình thế hiểm nghèo đó, Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân
dân ta làm những việc gì ? (Đối phó với thù trong giặc ngoài thế nào? Đẩy lùi
“giặc đói” và “giặc dốt” ra sao? )
- Sau khi các nhóm thảo luận và trình bày, tôi cho các em các em quan sát
hình ảnh “ Bác Hồ đến thăm lớp bình dân học vụ” ; “Hũ gạo cứu đói” …
- Tiếp đó cung cấp thêm một số thông tin để học sinh hiểu sâu sắc hơn
những quyết sách đúng đắn của Đảng và Bác Hồ trước vận nước nguy nan.
+ Để ứng phó với thù trong, giặc ngoài bảo vệ thành quả cách mạng, Hồ
Chủ Tịch đã đề ra biện pháp Ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo.
+ Đẩy lùi “giặc đói”, “giặc dốt” : Phát động các phong trào “Hũ gạo cứu

đói”
+ Xây dựng “Quỹ Độc lập”, tổ chức “Tuần lễ vàng” để giải quyết những
khó khăn về tài chính, trang bị cho các đơn vị Vệ quốc quân, chuẩn bị cho kháng
chiến lâu dài v. v…
Từ việc hiểu sâu sắc tình hình đất nước và những việc làm sáng suốt của
Đảng, của Bác Hồ học sinh sẽ nhận thấy ý nghĩa của việc “Vượt qua tình thế
hiểm nghèo” và củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân ta.

b. Dạng bài có nội dung vê nhân vật lịch sử ( Bài 1 ; 2 ; 5 ; 6 )
Chương trình Lịch sử lớp 5 không giới thiệu tiểu sử các nhân vật mà
thông qua các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong sự nghiệp của các nhân vật để làm
nổi bật những công lao to lớn của nhân vật đó đối với lịch sử dân tộc. Như vậy,
nhân vật lịch sử luôn gắn liền với các sự kiện lịc sử.
Với dạng bài này thì phương pháp kể chuyện, thuyết trình sẽ phát huy
được hiệu quả trong việc khắc họa hình ảnh và công lao của nhân vật lịch sử.
Ví dụ: Bài 5 : Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
Để giúp học sinh hiểu được vì sao Phan Bội Châu lại có chủ trương dựa
vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp tôi đã giới thiệu rõ nét hơn tiểu sử và tư tưởng
của ông: “Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo ở
làng Đan Nhiệm nay là xã Xuân Hoà huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông lớn
lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ. Ông là người thông minh học rộng, tài
cao và có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Ông nhận thấy
rằng Nhật Bản trước đây cũng là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam.
8


Trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản phương Tây, Nhật Bản đã tiến
hành cải cách rồi trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng Nhật Bản là
một nước cùng chung nền văn hóa Á Đông, cùng chủng tộc da vàng nên hy vọng
vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp”

Từ những hiểu biết sâu sắc đó, học sinh sẽ có những đánh giá khách quan
hơn về Phan Bội Châu - Tuy phong trào Đông du thất bại nhưng nhân dân và
lịch sử vẫn ghi nhận công lao của ông: Đào tạo nhân tài cho đất nước, làm dấy
lên phong trào yêu nước, đánh đuổi thực dân Pháp. Đồng thời cảm kích tấm lòng
vì nước, vì dân của ông.
Ví dụ : Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
Nhằm giúp học sinh cảm nhận được sâu sắc ý chí quyết tâm tìm đường
cứu nước của Nguyễn Tất Thành tôi đã hướng dẫn các em tìm hiểu trước về quê
hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành (Truyện Búp sen xanh). Sau khi
học sinh trình bày những hiểu biết của mình tôi đã nhấn mạnh các ý cơ bản sau:
+ Nguyễn Tất Thành được sinh ra và nuôi dưỡng trong “chiếc nôi” truyền
thống yêu nước ( gia đình nhà nho yêu nước, quê hương của những lãnh tụ các
phong trào yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Đình Phùng, Mai Thúc Loan …)
+ Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ
của người dân kiếp nô lệ nên sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng
dân tộc.
Tiếp đó, tổ chức cho học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi : “Vì sao Nguyễn
Tất Thành muốn tìm con đường mới để cứu nước?”
Khi giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời, phải chốt lại các ý cơ bản sau:
+ Nguyễn Tất Thành đã thấy được những nguyên nhân dẫn đến thất bại
trong con đường cứu nước của các bậc tiền bối.
+ Rút kinh nghiệm từ những thất bại đó Nguyễn Tất Thành đã có tư tưởng
và hướng đi đúng đắn trong việc tìm con đường mới để cứu nước đó là: Phải
dựa vào sức mình là chính; phải hiểu rõ về kẻ thù thù mới đánh đuổi được kẻ
thù… Vì thế Người đã chọn cách đi về phương Tây, sang Pháp.
* Để giúp học sinh cảm nhận được nghị lực phi thường của người thanh
niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, ngoài câu chuyện với anh Tư Lê trong sách
giáo khoa tôi còn kể cho các em nghe câu chuyện về “Người phụ bếp trẻ tuổi”.
9



( Trên tàu, Văn Ba phải làm việc từ 4 giờ sáng, quét dọn bếp, đốt lửa
trong các lò, khuân than rồi xuống hầm tàu lấy rau, thịt, cá …anh thường xuyên
phải mang vác nặng và leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành.
“ Ba, đem nước lại đây!”
“ Ba, dọn chảo đi.”
“ Ba, thêm than vào lò.” …
Suốt từ sáng đến tối người anh đẫm mồ hôi và bụi than. Mỗi ngày, chín
giờ tối mọi việc mới xong, anh Ba mệt lử… Trong khi thủy thủ trên tàu nghỉ ngơi
hoặc chơi bài thì anh Ba đọc sách, viết lách… anh học tiếng Pháp từ những
thủy thủ trên tàu. Tất cả mọi người trên tàu từ đô đốc, thủy thủ đến nhân viên
đều cảm phục nghị lực của người thanh niên gầy gò, mảnh khảnh - Văn Ba.)
Với những cách làm như trên không những giúp học sinh nắm vững tiểu
sử, thân thế của các nhân vật lịch sử, hiểu rõ những cống hiến, những hy sinh
của các nhân vật lịch sử đối với dân tộc mà còn làm sáng tỏ thêm bối cảnh đất
nước trong mỗi thời kì. Hơn nữa còn làm cho nội dung bài học thêm hấp dẫn,
kích thích học sinh muốn tìm hiểu thêm về sự nghiệp của những nhân vật lịch sử
đó đồng thời giáo dục lòng biết ơn, niềm kính trọng đối với những người có
công với đất nước.
c. Dạng bài có nội dung đề cập đến các cuộc khởi nghĩa, kháng
chiến, chiến dịch, chiến thắng(Các bài: 3; 7; 8; 9; 14; 15; 17; 20; 23; 24; 26)
Dạng bài này có nội dung hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của học sinh vì thế
giáo viên cần phải làm tái hiện sinh động, cụ thể diễn biến các sự kiện lịch sử
đó. Với dạng bài này thì miêu tả, tường thuật kết hợp với quan sát trực quan là
phương pháp chủ đạo. Ở mỗi bài tôi xác định các yêu cầu cần đạt là giúp học
sinh nắm vững những vấn đề sau:
+ Địa danh, vị trí nơi diễn ra sự kiện lịch sử ( xác định trên bản đồ).
+ Nguyên nhân hay bối cảnh dẫn đến sự kiện lịch sử.
+ Các mốc thời gian diễn ra sự kiện.
+ Diễn biến của sự kiện lịch sử.

+ Ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó đối với dân tộc.
Ví dụ: Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
10


- Đầu tiên tôi tổ chức cho học sinh tìm hiểu vị trí chiến lược của Điện
Biên Phủ trên bản đồ và qua tranh ảnh. Đồng thời phân tích để học sinh thấy
được vị trí của Điện Biên Phủ là một vị trí trọng yếu, án ngữ cả một vùng Tây
Bắc Việt Nam và Thượng Lào.
- Tiếp theo tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu âm mưu của Pháp trong việc
xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Bằng những câu hỏi gợi mở kết hợp
những kiến thức các bài học trước, học sinh dễ dàng nắm được tình thế của quân
Pháp đã rơi vào thế bị động, lúng túng từ sau chiến dịch Biên Giới 1950. Vì vậy,
thực dân Pháp (Với sự giúp đỡ của Mĩ về vũ khí, đô la…) đã xây dựng ở Điện
Biên Phủ một tập đoàn cứ điểm vào bậc nhất ở Đông Dương nhằm thu hút và
tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường.
- Để giúp học sinh thấy được quyết tâm của Trung ương Đảng và Bác Hồ
trong việc mở chiến dịch Điện Biên Phủ tôi đã tổ chức cho học sinh quan sát các
hình ảnh: Bộ chính trị họp thông qua phương án mở chiến dịch Điện Biên Phủ,
Đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ; Kéo pháo vào trận địa … Kết
hợp với thuyết trình các số liệu về sức người, sức của phục vụ cho chiến dịch.
- Diễn biến của ba đợt tấn công trong chiến dịch Điện Biên Phủ chính là
phần trọng tâm của bài. Để có thể tái hiện một cách sinh động diễn biến của
từng đợt tấn công tôi giao nhiệm vụ cho từng nhóm như sau:
+ Đọc sách giáo khoa kết hợp với quan sát lược đồ để tìm hiểu về ba đợt
tấn công của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.( Mỗi đợt tấn công bắt đầu vào
thời gian nào? Ta tấn công vào những vị trí nào? Cuộc chiến đấu ác liệt ra sao?
Có tấm gương chiến đấu nào tiêu biểu? Kết quả của mỗi đợt tấn công. )
+ Chỉ trên lược đồ và tường thuật trong nhóm về mỗi đợt tấn công.
Sau đó đại diện từng nhóm tường thuật trước lớp.

Cuối cùng giáo viên sử dụng lược đồ động (giáo án điện tử) để tường
thuật lại một cách đầy đủ, sinh động và hấp dẫn hơn cả ba đợt tấn công của ta.
Kết thúc bài, tôi còn tổ chức cho học sinh thi đọc những đoạn thơ trình
bày bài hát về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
“ Nắm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non

11


Gan không núng, chí không mòn
Những đồng chí thân chôn làm giá sung
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua lũy thép gai
Ào ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt còn ôm ….”
Những vần thơ nhiệt huyết, giai điệu rộn rã, tự hào của bài hát “Giải
phóng Điện Biên” cùng với đoạn phim tư liệu sẽ làm cho các em như đang được
chứng kiến thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc, đồng thời khơi gợi niểm tự
hào về ý chí, về sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc và góp phần tạo cho dư âm
của bài học lịch sử đọng lại sâu lắng hơn.
Ví dụ bài 24: Chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không”.
Để giúp học sinh hiểu được nguyên nhân sâu xa và âm mưu thâm độc của
Đế quốc Mĩ khi dùng B52 để đánh phá Hà Nội tôi đã bắt đầu từ việc kiểm tra bài
cũ ( Sấm sét đên giao thừa) để mô tả tình hình, bối cảnh dẫn đến sự kiện lịch sử
đó:
+ Sau những đòn bất ngờ, choáng váng Tết Mậu Thân 1968, Mĩ liên tục
thất bại trên chiến trường miền Nam. Vì vậy, Mĩ buộc phải chấp thuận sẽ kí kết

Hiệp định Pa - ri vào tháng 10 - 1972 về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà
bình ở Việt Nam, Nhưng với bản chất của kẻ xâm lược, gần đến ngày kí Tổng
thống Mĩ đã lật lọng ra lệnh sử dụng máy bay B52 hòng hủy diệt Hà Nội và các
thành phố lân cận.
+ Trước đó báo chí Mĩ đã rêu rao về cái gọi là “Pháo đài bay” của chúng:
“Sẽ không còn một sinh vật nào tồn tại nổi dưới những trận mưa bom kinh
khủng của B52. Đối phương sẽ bị hủy diệt về quân sự, khiếp đảm về tinh thần vì
cảm thấy hoàn toàn bất lực trước sức tàn phá của B52… B52 bay cao tít trên
thượng tầng khí quyển, trút bom xuống như mưa, với những tiếng rít, gào, tiếng
xé không khí khủng khiếp…” nhằm uy hiếp tinh thần, làm nhụt ýchí chiến đấu
của chúng ta

12


+ Mỹ hy vọng với cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay hiện đại nhất,
chúng có thể làm thay đổi thế cờ, giành ưu thế ngoại giao, cứu vớt tình hình bi
đát của chúng tại miền Nam
Bằng cách này tôi đã giúp học sinh có được những hiểu biết một cách hệ
thống và liên tục các sự kiện lịch sử.
Tiếp đó, để học sinh thấy rõ tội ác của Đế quốc Mĩ đã gây ra cho nhân dân
Hà Nội trong 12 ngày đêm đó tôi tổ chức cho các nhóm tìm hiểu thông tin trong
sách giáo khoa kết hợp tham khảo tư liệu đã sưu tầm để thấu hiểu những đau
thương, mất mát mà người dân Thủ đô phải hứng chịu …Thông qua đó, tạo cơ
hội cho học sinh bày tỏ suy nghĩ, cảm tưởng của mình trước hành động ném
bom vào trường học, bệnh viện, khu dân cư … của Đế quốc Mĩ (Đó là hành
động vô nhân đạo, mất hết lương tri và đáng bị lên án …). Cũng từ đó học sinh
sẽ có thái độ căm ghét chiến tranh và biết trân trọng giá trị của hoà bình.
Vượt lên những đau thương, mất mát không gì bù đắp được ấy, quân dân
Hà Nội đã giáng trả Đế quốc Mĩ những đòn đích đáng. Ngoài những số liệu

trong sách giáo khoa tôi còn kể cho các em nghe câu chuyện về người phi công
đầu tiên tiêu diệt B52 trên bầu trời Hà Nội - anh hùng Phạm Tuân: Đêm 27 - 12
- 1972, nhiều tốp máy bay B52 từ hướng Tây Bắc bay vào bắn phá Hà Nội.
Được lệnh cất cánh, Phạm Tuân lập tức điều khiển chiếc Mig 21 tiếp cận khu
vực có máy bay địch. Phát hiện mục tiêu B52, anh nhanh chóng vượt qua hàng
rào máy bay tiêm kích của địch, phóng 2 quả tên lửa. Phút chốc, chiếc B52 thứ
hai trong đội hình của địch đã trùm trong biển lửa. Sau đó anh điều khiển máy
bay thoát khỏi tốp F4 bảo vệ B52 của địch, hạ cánh an toàn. Cùng với câu
chuyện là hình ảnh B52 bốc cháy, hình ảnh pháo cao xạ và tên lửa của ta nhả
đạn sáng rực bầu trời… Điều đó đủ làm cho các em cảm nhận được sự oanh liệt,
hào hùng và bi tráng của 12 ngày đêm lịch sử.
d. Dạng bài ôn tập, tổng kết (Các bài: 11 ; 18 ; 29)
Đây là loại bài nhằm hệ thống hoá và củng cố lại những kiến thức đã học
sau một giai đoạn lịch sử. Ở dạng bài này quan trọng nhất là phải thiết kế được
hệ thống câu hỏi, bài tập sao cho qua đó học sinh xâu chuỗi được các sự kiện
lịch sử trong một giai đoạn một cách logích, khoa học. Tuy nhiên những tiết học
này thường khá đơn điệu và nặng nề bởi giáo viên thường tham lam, yêu cầu
học sinh phải nhớ, phải thuộc những kiến thức đã học trong giai đoạn đó. Để

13


khắc phục tình trạng này tôi thường chọn phương pháp tổ chức trò chơi học tập
như “Ô chữ kì diệu” ; “Ô cửa bí mật”; “ Khám phá” v. v…để tạo không khí học
tập sôi nổi mà nhẹ nhàng. Bên cạnh đó phương pháp sơ đồ hoá cũng rất hiệu quả
trong việc hệ thống kiến thức.
3.2 Khai thác phương tiện dạy học
Song song với việc lựa chọn phương pháp dạy học đặc trưng với từng loại
bài và nghiên cứu các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tự giác,
sáng tạo của học sinh thì việc khai thác các phương tiện hỗ trợ cho việc dạy và

học là điều rất cần thiết. Hiện nay, giáo viên đã cơ bản biết ứng dụng CNTT để
phục vụ cho việc dạy và học thì những tư liệu lịch sử, hình ảnh minh hoạ, sơ đồ
động, đoạn phim tư liệu … không còn là điều quá khó khăn. Tuy nhiên cần biết
chọn lọc tránh tình trạng học sinh chỉ sa đà vào tranh ảnh, chỉ chú ý những tình
huống gay cấn mà không chú ý đến kiến thức trọng tâm và đặc biệt là mơ hồ về
ý nghĩa lịch sử. Khi đó tác dụng giáo dục toàn diện của môn học sẽ kém hiệu
quả.
3.3 Khai thác môi trường học tập.
Kiến thức lịch sử không chỉ nằm ở sách giáo khoa mà có ở mọi nơi trên
đất nước ta. Kiến thức lịch sử ở các di tích; ở tên các đường phố, công trình và
đặc biệt là ở các nhân chứng lịch sử mà hàng ngày hàng giờ các em đang tiếp
xúc. Vì thế, ngoài việc truyền thụ đầy đủ, cặn kẽ kiến thức trong sách giáo khoa
thì tôi còn hướng dẫn, khuyến khích các em có ý thức tích luỹ, mở rộng những
hiểu biết của mình về lịch sử dân tộc trong cuộc sống hàng ngày. Đó là:
+ Tìm hiểu các di tích lịch sử ở địa phương.
+ Tìm hiểu ý nghĩa tên trường, tên đường phố nơi trường học đóng, nơi
gia định cư trú.
+ Nghe các cựu chiến binh kể chuyện.
+ Xem các chương trình “ Lễ kỉ niệm” do Đài truyền hình Việt Nam hay
truyền hình địa phương thực hiện.
+ Xem phim có nội dung đề cập đến lịch sử ( Hoa ban đỏ - Chiến dịch
Điện Biên Phủ; Hẹn gặp lại Sài Gòn - Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu
nước ; Biệt động Sài Gòn - Tết Mậu Thân 1968 ; Em bé Hà Nội - Điện Biên Phủ
trên không v. v…)
14


II.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Khi nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi đã tự trang bị, tích luỹ cho mình
những kiến thức lịch sử rất quý giá. Từ chỗ ngại dạy môn Lịch sử dần dần tôi đã

thấy yêu thích và tha thiết muốn “truyền lửa” cho học sinh. Những giờ học Lịch
sử lớp tôi dần bớt đi sự tẻ nhạt, nhàm chán, thay vào đó là sự hào hứng tham gia
thảo luận, tranh luận… “ Thư viện thân thiện” của lớp tôi dần nhiều thêm những
quyển sách về nhân vật lịch sử. Năm học đã gần kết thúc, kiến thức lịch sử giai
đoạn từ nửa sau thế kỉ XIX đến nay của các em tuy chưa nhiều, chưa sâu nhưng
đã tương đối có hệ thống và cơ bản đã hiểu được ý nghĩa của những sự kiện lịch
sử nổi bật.
Đáng mừng nhất là bước đầu tôi đã nhen nhóm và bồi dưỡng cho các em
lòng tự hào dân tộc, niềm tin tưởng vào đường lối của Đảng, sự trân trọng đối
với những thành quả mà lớp lớp cha anh đã đổ biết bao xương máu để gìn giữ và
xây đắp. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất
nước.
* Kết quả bài kiểm tra khảo sát chất lượng cuối Học kìI của lớp 5A5:
Điểm 10

Điểm 9

Điểm 8

Điểm 7

Điểm 6

30

2

1

0


0

Điểm 5 Điểm dưới 5
0

0

III. KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 KẾT LUẬN
Dạy học là một nghệ thuật. Để có được những giờ học thành công thì kiến
thức chuyên môn vững vàng thôi chưa đủ mà còn cần đến năng lực sư phạm của
người thầy. Đó chính là khả năng tổ chức, cách tạo ra sự lôi cuốn hấp dẫn người
học trong từng hoạt động. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học tôi cố gắng suy
nghĩ tìm tòi để đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo sự hứng thú học tập cho
học sinh, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Trên đây là một số biện pháp
giúp học sinh có hứng thú học tập môn Lịch sử mà tôi đã áp dụng ở lớp mình
chủ nhiệm. Tôi hy vọng nhưng kinh nghiệm nhỏ của mình sẽ được đồng nghiệp
tham khảo và đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn.

15


2 KIẾN NGHỊ
Để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử và thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tôi có một số đề xuất sau:
- Nhà trường nên tổ chức các buổi nói chuyện về truyền thống lịch sử
nhân các ngày lễ kỉ niệm như: Chiến thắng Hàm Rồng; Chiến thắng lịch sử Điện
Biên Phủ ; Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước…
- Tổ chức các sân chơi trí tuệ trong đó có nội dung Lịch sử.

- Thành lập “Câu lạc bộ nhà sử học nhỏ tuổi”
- Thư viện giới thiệu sách về đề tài lịch sử v. v…
- Chiếu phim tư liệu lịch sử cho học sinh xem.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác

Lê Thị Hoa

16


IV TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Côi ( Chủ biên): Kiến thức lịch sử cho giáo viên Tiểu học.
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000
2. Nguyễn Văn Khánh ( Chủ biên ): Hỏi - đáp về kiến thức lịch sử Việt Nam
dành cho học sinh lớp 4 và lớp 5. NXB Giáo dục
3. Lê Đình Hà: Sổ tay kiến thức Lịch sử ( cho học sinh Tiểu học).
NXB Giáo dục
4. Chuyên đề Giáo dục Tiểu học Tập 56, 2012

17


V. PHỤ LỤC
* Một số hình ảnh sử dụng trong bài 12 “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”


Quân Anh đến Sài Gòn 1945

18


Người chết đói năm 1945

Bác Hồ đến thăm lớp Bình dân học vụ.

19


* Một số hình ảnh sử dụng trong bài 17 “ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”

20


* Một số hình ảnh trong Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

21


22


23




×