Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn địa lí lớp 5 thông qua các trò chơi ở trường tiểu học nga thủy, nga sơn, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.06 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY
HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5 THÔNG QUA CÁC TRÒ
CHƠI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA THỦY
NGA SƠN, THANH HÓA

Người thực hiện: Trịnh Quốc Hưng
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Thủy
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực: Địa Lí

THANH HÓA NĂM 2019

0


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Địa Lí là một môn học giúp học sinh có những hiểu biết về thiên nhiên,
con người Việt Nam và trên các châu lục. Học Địa Lí không chỉ biết mà phải
hiểu, giúp học sinh bước đầu giải thích được các hiện tượng địa lí xảy ra xung
quanh. Từ đó, hình thành ở các em vốn sống, vốn hiểu biết …để mở rộng tầm
nhìn về thế giới xung quanh.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ GD&ĐT đã đặt ra: “ Giáo dục cho
học sinh Tiểu học là phải giáo dục toàn diện, không coi trọng môn chính, môn
phụ” . Bởi vậy cùng với các môn học khác, phân môn Địa Lí đã góp phần không


nhỏ vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh .(1)
Để dạy tốt phân môn Địa Lí, người giáo viên cần biết phối kết hợp các
phương pháp dạy học như: Phương pháp quan sát, phương pháp nhóm, phương
pháp trò chơi học tập... Trong đó phương pháp Trò chơi học tập là một trong
những phương pháp dạy học có hiệu quả, phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh
tiểu học, khuyến khích được sự tò mò, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích
khi các em được tiếp cận với thực tế, qua đó các em dễ dàng ghi nhớ nội dung
bài học. (2)
Nhưng một số ý kiến cho rằng, sử dụng phương pháp này sẽ gây ồn ào,
mất trật tự ảnh hưởng đến hoạt động khác. Mặt khác, một số giáo viên khi sử
dụng phương pháp Trò chơi học tập lại chưa biết lựa chọn nội dung bài dạy để vận
dụng phương pháp trò chơi học tập cho hợp lý, hoặc trò chơi đưa ra không có tác
dụng thiết thực phục vụ mục tiêu bài học nên việc tổ chức Trò chơi học tập chơi
chưa đạt hiệu quả cao.
Riêng tôi, tôi thấy phương pháp Trò chơi học tập có nhiều ưu điểm, không
những giúp học sinh tự khám phá, hình thành, hệ thống kiến thức mà nó còn tạo
cho các em có sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ khi đến trường tạo
điều kiện cho sự phát triển toàn diện ở học sinh Tiểu học.
- Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy đa số học sinh rất muốn được tham gia Trò
chơi học tập nhưng vẫn còn không ít học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn
tham gia vào các hoạt động này. Mặt khác, trong phân môn Địa Lí lớp 5 có rất
nhiều tiết học cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập để phát hiện kiến
thức mới hoặc để củng cố kiến thức đã học.
Với các lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng
cao chất lượng dạy học phân môn địa lí lớp 5 thông qua các trò chơi ở trường
Tiểu học Nga Thủy, Nga Sơn, Thanh Hóa”.
1


1.2. Mục đích nghiên cứu:

1.Giúp học sinh bước đầu hiểu và giải thích được các hiện tượng địa lí xảy
ra xung quanh và vốn sống, vốn hiểu biết về thế giới qua một số trò chơi.
2. Giúp học sinh có khả năng tự tin, giao tiếp tốt khi giải quyết công việc.
3. Trang bị cho học sinh các kĩ năng cơ bản: Học để biết, Học để làm, Học
để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
1. Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến môn Địa Lý và Sách tổ chức một số
trò chơi cho học sinh Tiểu học.
2. Nghiên cứu thực trạng việc học tập và vui chơi của học sinh trường Tiểu
học Nga Thủy, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
3. Nghiên cứu, tham khảo trên mạng Internet.
4. Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Nga Thủy, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh
Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
1.1. Đọc các tài liệu có liên quan đến Môn Địa lý.
1.2. Tập huấn theo các chuyên đề do PGD và Trường tổ chức.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
2.1. Quan sát tình hình thực tế việc học tập và vui chơi tại nhà trường.
2.2. Dự giờ đồng nghiệp.
3. Phương pháp thực nghiệm:
3.1. Vận dụng những kinh nghiệm dạy tại lớp.
3.2. Rút kinh nghiệm tại trường.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận.
1. Trò chơi là gì?:Trò chơi được hiểu là những hoạt động làm thỏa mãn những
nhu cầu của con người, trước hết là vui chơi, giải trí.
Theo những quan điểm giáo dục, trò chơi vừa là phương tiện phát triển toàn
diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ em, trò chơi là
hoạt động giúp trẻ tái tạo các hành động của người lớn và các quan hệ giữa họ,

định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi, nhu cầu và các
phẩm chất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí được hình thành, thỏa
mãn, thể hiện và phát triển. Trẻ em do được chơi nên phát triển. Do vậy, chơi là
hoạt động chủ đạo trong giáo dục trẻ em.

2


2. Trò chơi học tập là gì? :Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó
còn là con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. Phương
pháp tổ chức trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của
thầy và trò mà nó còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh
trí, có óc tư duy, tưởng tượng của học sinh. Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi
chính là việc giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành tốt phẩm chất của con
người mới : Con người xã hội chủ nghĩa.
* Nhà tâm lý học Kun Kel người Anh nói: “Trò chơi học tập là một phương
pháp dạy học giúp các em vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn. Khi bị khép
vào luật chơi, các em dần có trật tự, kỷ luật hơn…”(7)
3. Vai trò của Trò chơi học tập: có một vai trò rất lớn trong mỗi tiết học vì:
+ Nó làm thay đổi không khí lớp học, tập thể có được bầu không khí vui vẻ,
thân ái, thông cảm.
+ Quá trình học tập còn trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn.
+ Học sinh thấy nhanh nhẹn cởi mở hơn.
+ Học sinh tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn.
+ Học sinh được hệ thống và củng cố kiến thức.
* Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp học
tập có hiệu quả của học sinh. Thông qua trò chơi, học sinh được tập luyện, làm
việc cá nhân, làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thần hợp
tác. Đó là những việc làm thuộc phương pháp học tập mới mà trường Tiểu học
cần hình thành ở người học (3)

4. Yêu cầu của việc tổ chức trò chơi học tập đối với học sinh lớp 5 trong môn
địa lí.
Để giáo viên tổ chức trò chơi học tập cho học sinh đạt kết qủa tốt thì giáo
viên phải nghiên cứu, xây dựng đặt ra các yêu cụ thể phù hợp với từng lứa tuổi
học sinh và từng mục tiêu nội dung bài học . Từ đó, qua công việc giảng dạy
cũng như các hoạt động hàng ngày giáo viên phải theo dõi để phân định các
nhóm học sinh còn hạn chế. Trên cơ sở đó giáo viên cần có hoạch cụ thể:
1.Họcsinh thuộc tên các trò chơi đã học ở các lớp dưới, biết cách chơi, luật chơi
2.HS biết tổ chức được các trò chơi đơn giản ở mọi nơi, mọi lúc.
3.Thông qua đó bước đầu HS biết vận dụng được một số điều đã học vào nề nếp
sinh hoạt và học tập ở trường cũng như ở nhà.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
a. Về phía giáo viên.

3


Qua dự giờ phân môn Địa Lí của một số đồng chí giáo viên dạy khối 4 - 5
trong nhà trường tiểu học Nga Thủy ở các năm học trước, tôi nhận thấy một số
tồn tại sau:
- Một số giáo viên còn chưa linh hoạt khi sử dụng các phương pháp dạy học:
nặng nề về thuyết trình giảng giải, chưa lựa chọn các phương pháp dạy học phù
hợp để làm phong phú tiết dạy mà cơ bản chỉ sử dung phương pháp: Kể chuyện,
hỏi đáp, giảng giải. …mà chưa chú trọng đến việc tổ chức trò chơi cho học sinh.
- Lớp 4,5 lượng kiến thức tương đối nhiều, có khi giáo viên không đủ thời gian
để truyền tải kiến thức nên các trò chơi thường bị bỏ qua dẫn đến tiết học nặng
nề, căng thẳng.
- Đôi khi có tổ chức trò chơi cũng chỉ là hình thức. Chơi thông qua các hình thức
học tập nhằm tạo điều kiện để học sinh trình bày những suy nghĩ của mình.
- Sử dụng hình thức dạy học đơn điệu chủ yếu là dạy cả lớp. Trong tiết dạy hằng

ngày giáo viên ngại tổ chức trò chơi vì như vậy phải đầu tư thời gian, đồ dùng,
thiết bị hỗ trợ.
- Một số giáo viên trong quá trình dạy học cũng đã tổ chức được các trò chơi
nhưng những trò chơi này thường không phù hợp, không hiệu quả hoặc chỉ
mang tính hình thức.
b. Về phía học sinh.
- Đây là môn học mới so với các em vì lớp 1,2,3 chưa học phân môn này
- Một số học hinh coi nhẹ môn học. Vì vậy mà chất lượng chưa cao.
- Học sinh có tính nhút nhát, chưa mạnh dạn trình bày trước tập thể.
- Một số bộ phận phụ huynh chưa quan tâm, động viên tham gia vào các hoạt
động học tập.
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm Phân môn Địa Lí: :( Thời gian 40 phút)
( phụ lục 1)
Kếtquả
HTT
HT
CHT
SL
%
SL
%
SL
%
Số bài
25
3
12
10
40
12

48
Qua bảng khảo sát trên cho thấy chất lượng phân môn Địa Lí số học sinh
chưa hoàn thành nhiều. Vậy làm thế nào để tăng hứng thú cho HS và nâng cao
chất lượng học tâp, bản thân tôi đã trăn trở, lựa chọn một số trò chơi học tập sau
và đưa vào giảng dạy.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Hệ thống nội dung chương trình địa lí lớp 5.
- Chương trình Địa lí lớp 5 gồm 2 phần:
4


+ Địa lí Việt Nam.
+ Địa lí thế giới.
- Tất cả các bài học Địa lí Việt Nam và Địa lí thế giới chủ yếu học về: Vị trí địa
lí, địa hình, đặc điểm tự nhiên, dân cư , hoạt động kinh tế.
2.3.1.1: Phần địa lí Việt Nam:
- Địa lí tự nhiên Việt Nam: Vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng, diện tích,...
- Các yếu tố tự nhiên: Địa hình, Khí hậu, Sông ngòi, Đất, Rừng,...
- Dân cư và sự phân bố dân cư.
- Hoạt động kinh tế: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản, Công nghiệp, thương
mại, du lịch.
- Các loại hình giao thông vận tải.
2.3.1.2: Phần địa lí thế giới:
+Phần địa lí tự nhiên của các châu lục: Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ,
Châu Đại Dương, Châu Nam Cực.
- Các yếu tố tự nhiên nổi bật của một số châu lục: Khí hậu, địa hình,..
- Dân cư.
- Về hoạt động kinh tế của một số châu lục và một số nước có nền kinh tế phát
triển trên thế giới: Liên Bang Nga, Pháp,...
+ Các đại dương trên thế giới.

-Vị trí và một số đặc điểm nổi bật của các đại dương. (4)
2.3.2. Lựa chọn một số trò chơi phù hợp với kiểu bài, dạng bài và hướng
dẫn học sinh cách thực hiện.
2.3.2.1. Trò chơi: Tự xây dựng lược đồ Việt Nam:
a) Phạm vi:
- Đối với loại trò chơi này thường được sử dụng chủ yếu trong phần địa lí Việt
Nam nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng sau phần hình thành kiến thức
mới, thường tổ chức vào cuối tiết học. Cụ thể đó là:
+ Bài 1: Việt Nam- Đất nước chúng ta.
+ Bài 2: Khoáng sản.
+ Bài 4: Sông ngòi.
+ Bài 13: Công nghiệp ( tiếp theo) (5)
b) Ý nghĩa:
- Giúp học sinh có thể tự rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ ở các mức độ khác nhau.
- Tạo không khí học tập, từ đó giúp học sinh có thêm tình yêu đối với môn học,
với quê hương, đất nước.
c) Chuẩn bị:
5


- Đối với giáo viên: Việc chuẩn bị nội dung các trò chơi phải phù hợp với từng
bài, bao gồm:
+ Các dụng cụ để vẽ, dán: Bút, phấn mầu, các ký hiệu chung về tự nhiên, công
nghiệp, nông- lâm- ngư nghiệp… Theo quy ước như SGK địa lí (có thể yêu cầu
học sinh chuẩn bị trước).
+ Lược đồ trống Việt Nam.
- Đối với học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
d) Tổ chức trò chơi:
- Giáo viên nêu luật chơi và hướng dẫn cách chơi.
- Hạn chế thời gian chơi (nếu cần)

- Giáo viên, HS đóng vai trò là trọng tài, có cho điểm đối với các sản phẩm.
e) Ví dụ: Bài 2: Địa hình và khoáng sản Việt Nam – (SGK- T68)
1/ Mục đích:
- Dùng để củng cố bài sau khi giáo viên dạy xong kiến thức mới.
2/ Thời gian chơi: 5 phút
3/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chuẩn bị 2 lược đồ trống (kích thước bằng 1/2 tờ giấy Ao) có sẵn
một số tỉnh thành phố quan trọng.
- Học sinh chuẩn bị kí hiệu khoáng sản.
Kí hiệu một số khoáng sản :
Mỏ than

Đồng

Mỏ dầu
Khí tự nhiên
Mỏ sắt
Thiếc
Mỏ A- pa- tít
Mỏ bô xít
Al
Al
A
4/ Cách tiến hành:
- Giáo viên:
+ Chia lớp 2 nhóm (mỗi nhóm 6 học sinh)
(Mỗi học sinh chuẩn bị một đến hai loại kí hiệu khoáng sản)
+ Treo 2 lược đồ trống lên bảng
+ Yêu cầu cùng một lúc cả 2 nhóm dùng kí hiệu đã chuẩn bị sẵn hình thành 2
lược đồ khoáng sản trên bảng.

+ Hai tổ HS còn lại vừa cổ vũ vừa làm trọng tài.
- Học sinh:
+ Lần lượt lên gián các khoáng sản mình đã chuẩn bị (HS gián tiếp sức trong tổ)
+ Sau khi hoàn thành, 2 tổ HS còn lại cùng với GV kiểm tra, nhận xét cách trình
bày và độ chính xác của mỗi lược đồ.
6


- Giáo viên:
+ Chuẩn hóa, nhắc nhở các em phải xây dựng bảng chú giải cho lược đồ.
+ Cho điểm từng lược đồ đối với mỗi nhóm.
+ Tuyên dương nhóm thắng cuộc, Động viên nhóm thua lần sau cố gắng.
5/ Kết quả:
- Các em khắc sâu vị trí của các loại khoáng sản nước ta cũng như tên của các
loại khoáng sản tiêu biểu. Nhớ được địa danh có các loại khoáng sản đó.
- Tạo không khí học tập sôi nổi và thi đua trong lớp.
- Rèn luyện kỹ năng đọc và làm việc với lược đồ.
- Quá trình chuẩn bị ở nhà giúp các em có thể tự tìm hiểu các kiến thức và nội
dung bài mới một cách tích cực.
2.3.2.2. Trò chơi " ô chữ kì diệu"
a) Phạm vi:
- Đối với trò chơi " ô chữ kì diệu" thường được sử dụng nhằm củng cố kiến
thức, luyện tập kĩ năng sau phần hình thành kiến thức mới hoặc củng cố lại các
kiến thức đã học trong các bài ôn tập như bài: Bài 7, bài 16, bài 22, bài 29.
b) Ý nghĩa:
- Ô chữ tiện sử dụng, có ngay đáp án. Trò chơi mang tính đồng đội cao. Có âm
thanh tạo niềm vui, sự phấn khởi và say mê trong việc nhớ lại các kiến thức đã
học.
c) Chuẩn bị:
- Giáo viên: Các ô chữ, các câu hỏi và đáp án trên giáo án điện tử (màn hình)

- Học sinh: Kiến thức đã học.
d) Tổ chức trò chơi:
- Giáo viên chia đội chơi, đạt tên đội chơi, nêu luật chơi và hướng dẫn cách
chơi, chơi thử.
- Hạn chế thời gian chơi (nếu cần)
- Giáo viên đóng vai trò là trọng tài, cho điểm sau mỗi một câu hỏi đúng.
- Cộng tổng điểm sau khi kết thúc trò chơi, khen thưởng.
e)Ví dụ: Bài 16: Ôn tập.( trang 101)
1- Mục đích: Củng cố kiến thức về Phần địa lí Việt Nam.
2- Thời gian chơi: 10 phút
3- Chuẩn bị: Các ô chữ, 2 quả chuông nhỏ, các câu hỏi và đáp án trên giáo án
điện tử ( màn hình)
- Nội dung ô chữ và gợi ý cho từng ô chữ:
Hàng ngang 1: (Có 9 chữ cái). Nước Việt Nam nằm trên bán đảo nào?
7


Hàng ngang 2: (Có 10 chữ cái). Nơi đây hai lần được UNESSCO tôn vinh là Di
sản văn hóa Thế giới.
Hàng ngang 3: (Có 5 chữ cái). Tên một loại đất chính của nước ta.
Hàng ngang 4: (Có 6 chữ cái).Tỉnh này có ngành khai thác a-pa-tít lớn nhất
nước ta.
Hàng ngang 5: (Có 9 chữ cái). Thành phố nào trở thành trung tâm công nghiệp
lớn nhất nước ta.
Hàng ngang 6: (Có 7 chữ cái). Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
Hàng ngang 7:(Có 8 chữ cái).Ở Nga Sơn (Thanh Hóa nổi tiếng với nghề thủ
công nào?
Hàng ngang 8: (Có 8 chữ cái). Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?
Hàng ngang 9: (Có 9 chữ cái). Cà phê được trồng nhiều ở đâu?
Hàng ngang 10: (Có 5 chữ cái). Đây là thành phố có sân bay quốc tế Nội Bài.

Hàng ngang 11: (Có 2 chữ cái). Đây là đường quốc lộ dài nhất nước ta.
Hàng ngang 12: (Có 4 chữ cái). Đây là tài nguyên của biển có màu trắng và vị
mặn.
4- Cách tiến hành: - Giáo viên có thể chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội cử ra 6
học sinh trực tiếp chơi, các em còn lại làm nhiệm vụ cổ vũ, hỗ trợ.
- 6 HS của 2 đội chơi ngồi trên 2 bàn đặt sẵn quả chuông để chuẩn bị trả lời.
- Hai đội bắt thăm để giành quyền chọn ô trước.
- Khi đội chơi bắt đầu, đội được quyền chọn ô số và người giáo viên sẽ đọc câu
gợi ý trả lời của ô chữ đó. Tuy nhiên quyền đoán ô chữ sẽ dành cho đội nào giơ
tay sớm nhất. Nếu người chơi của đội đó đoán đúng ô chữ thì được 10 điểm, nếu
nếu nói sai hoặc chậm thì đội thứ hai được trả lời, nếu đúng thì cũng được 10
điểm, trong cả hai trường hợp trên thì đội thứ hai được quyền chọn ô tiếp theo.
- Sau khi đoán được ô chữ hàng ngang các đội đưa ngay ra đáp án của ô chữ
hàng dọc. Đội nào đoán được ô chữ hàng dọc sẽ được 50 điểm.
- Trò chơi kết thúc khi tất cả các ô số đều được chọn. Đội nào nhiều điểm hơn
thì đội đó thắng cuộc.
* Giáo viên đánh giá:
+ Nhận xét quá trình chơi, nhắc nhở các em phải nhớ, khắc sâu kiến thức.
+ Tuyên dương, thưởng cho đội thắng cuộc, Động viên nhóm thua lần sau cố
gắng.

8


5- Kết quả:
- Học sinh củng cố lại kiến thức đã học ở học kì 1.
- HS thi đua nhau trả lời, có sự ganh đua, nhớ được kiến thức, trả lời đúng,
nhanh.
- Qua các hình ảnh giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học.
2.3.2.3. Trò chơi: Ai là người nhớ nhiều địa danh nhất:

a) Phạm vi:
- Trò chơi này được sử dụng nhiều trong phần: "Thiên nhiên và con người ở các
châu lục" nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng sau bài hình thành kiến
thức mới.Cụ thể trong các bài:
+ Bài 15: Thương mại và du lịch.
+ Bài 19: Các nước láng giềng của Việt Nam.
+ Bài 20: Châu Âu.
+ Bài 23: Châu Phi.
+ Bài 25: Châu Mĩ.(5)
b) Ý nghĩa:
- Đây là phần có rất nhiều các địa danh không những nước Việt Nam mà các em
còn nhớ được các địa danh ở các nước trên thế giới. Giáo viên nêu một địa danh
nào đó học sinh phải xác định được vị trí của địa danh đó và nêu được một vài
chi tiết minh họa. Những minh họa càng chi tiết, chính xác câu trả lời càng được
điểm cao.

9


- Sử dụng trò chơi này sẽ kích thích được các em đọc nhiều và tìm hiểu kiến
thức nhiều hơn ở bên ngoài có liên quan đến nội dung bài học.
- Tạo không khí học tập sôi nổi, thoải mái.
c) Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chuẩn bị tên các địa danh cần tìm hiểu trong bài.
- Học sinh: Chuẩn bị về kiến thức, phạm vi kiến thức giáo viên cho học sinh biết
trước.
d) Tổ chức:
- GV tổ chức thành 2 đến 3 lượt chơi, mỗi lượt khoảng 4 em.
- Giáo viên đưa ra luật chơi.
- Chơi thử.

-Tuyên dương, khen thưởng sau mỗi lượt chơi.
e) Ví dụ: Bài 21: Các nước láng giềng của Việt Nam.( trang 107)
1- Mục đích: Giúp học sinh nắm được một số địa danh nổi tiếng ở các nước:
Lào; Cam-pu-chia.
2- Thời gian chơi: 5 phút
3- Chuẩn bị:Hình ảnh, một vài nét nổi bật về một số địa danh nổi tiếng ở các
nước: Lào; Cam-pu-chia.
4- Cách tiến hành
- Giáo viên chia bảng thành 4 phần, sau đó đưa ra một địa danh chính và yêu cầu
các em tìm các địa danh nhỏ nằm trong địa danh đó, tên của các địa danh được
học sinh dùng phấn ghi lên bảng (mỗi lần khoảng 4 em).
- Trước khi chơi giáo viên có thể đưa ra một số luật chơi như:
+ Không viết tắt tên địa danh.
+ Không được viết sai tên địa danh quá một chữ.
+ Thời gian chơi đúng quy định.
5- Kết quả: Sau trò chơi này học sinh nắm rất chắc các địa danh không những
về tên các địa danh mà còn nắm được một số đặc điểm nổi bật của các địa danh
đó giúp các em tính tò mò để tìm hiểu thêm các địa danh khác.
2.3.2.4. Trò chơi đi du lịch qua bản đồ.
a) Phạm vi:
Có thể sử dụng trò chơi này ở những bài nói về tự nhiên và con người, nền kinh
tế ở các châu lục (Sử dụng ở phần củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng sau bài
hình thành kiến thức mới. Ôn tập, củng cố lại các kiến thức đã học trong các bài
ôn tập hoặc buổi ngoại khoá hoặc tiết tự chọn).
b) Ý nghĩa:
10


- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ của học sinh ở các mức độ.
- Rèn cho các em trong việc sắp xếp các hiện tượng địa lí, các mối quan hệ và tư

duy logic, khả năng sử dụng ngôn ngữ địa lí chính xác.
- Rèn khả năng suy luận.
- Ngoài ra các em còn thể hiện được khả năng viết văn, giao tiếp, ...
c) Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Chuẩn bị bản đồ, tranh ảnh…
+ Đưa ra tuyến du lịch cho học sinh đi từ … đến … và đánh dấu bằng phấn trắng.
- Học sinh: Chuẩn bị về kiến thức.
d) Tổ chức:
- Giáo viên đưa ra yêu cầu cho chuyến du lịch. Chia nhóm, (hoặc cá nhân) các
nhóm dùng kiến thức đã được học để miêu tả tuyến du lịch, một bạn trong nhóm
có trách nhiệm ghi chép lại toàn bộ quá trình miêu tả của nhóm mình.
- Thời gian: Phụ thuộc vào chuyến đi và đối tượng học sinh. (Không quá 5 phút)
e) Ví dụ: Bài 27: Châu Đại Dương và châu Nam Cực. (SGK trang126)
1- Mục đích: Giúp học sinh nắm được vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu
Đại Dương và châu Nam Cực.
2- Thời gian chơi: 7 phút
3- Chuẩn bị: Hình ảnh, một vài nét nổi bật về châu Đại Dương và châu Nam
Cực.
4- Cách tiến hành
Giáo viên đưa ra tuyến du lịch cho học sinh vòng quanh châu Đại Dương và
châu Nam Cực , sau đó treo bản đồ và dùng phấn đánh dấu tuyến đường cần đi.
Yêu cầu 3 học sinh khá đóng vai các nhà thám hiểm lên tham gia chuyến đi, một
học sinh ghi chép lại nhật kí chuyến đi.
Thời gian du lịch không quá 5 phút.
Ví dụ sau đây là nội dung mà một học sinh trong nhóm đã ghi lại được:
"Chúng tôi đang đi đến vùng Nam Cực - nơi được coi là cực lạnh của trái đất.
Trước mắt chúng tôi hiện ra một màu trắng mênh mông của thế giới băng tuyết.
Không có một ngọn cỏ có thể sinh sống được ở châu lục này. Nhưng động vật vẫn
tồn tại, chúng khá thú vị với lớp lông và mỡ dày, nhiều con có lông trắng, chắc là

để dễ dàng trong việc chạy trốn kẻ thù… đi mãi chúng tôi được biết ở dưới chân có
một mỏ than lớn chưa được khai thác… Sao thế nhỉ? Ở đây lại có than và chúng tôi
chợt nhớ lại lời cô giáo giảng… Tôi cảm thấy lạnh vô cùng, gió ở đây mạnh lắm
như muốn quất thẳng vào mặt người vậy…"
11


(Bài ghi chép của em Trịnh Thanh Tâm - lớp 5A)
5- Kết quả: : Sau khi chơi xong trò chơi này học sinh rất thích thú. Không những
giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học mà còn tạo cho học sinh tính tò mò,
thích khám phá những cái mới, cái hay cái đẹp ở rất xa chúng ta mà chúng ta
không có điều kiện đặt chân đến.
2.3.2.5. Trò chơi: Đoán địa danh qua một số hình ảnh:
a) Phạm vi:
- Sử dụng trò chơi này trong các tiết ôn tập hoặc thực hành nhằm củng cố kiến
thứcđã học.
b) Ý nghĩa:
- Rèn khả năng suy luận, phán đoán.
- Tạo không khí học tập sôi nổi và khả năng tự tìm tòi.
c) Chuẩn bị:
- Giáo viên: các câu hỏi và hình ảnh trên giáo án điện tử (màn hình)
- Học sinh: Kiến thức đã học.
d) Tổ chức trò chơi:
- Giáo viên chia đội chơi, đạt tên đội chơi, nêu luật chơi và hướng dẫn cách
chơi, chơi thử.
- Hạn chế thời gian thảo luận cho mỗi câu hỏi.
- Giáo viên đóng vai trò là trọng tài, cho điểm sau mỗi một câu hỏi đúng.
- Cộng tổng điểm sau khi kết thúc trò chơi, khen thưởng.
e) Ví dụ: Bài 29: Ôn tập.
1- Mục đích: Giúp học sinh nắm được vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của một số

địa danh trên thế giới.
2- Thời gian chơi: 5 phút
3- Chuẩn bị: Hình ảnh về một số địa danh trên thế giới
4- Cách tiến hành:
- Giáo viên có thể chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội cử ra 6 học sinh trực tiếp
chơi, các em còn lại làm nhiệm vụ cổ vũ, hỗ trợ.
- 6 HS của 2 đội chơi ngồi trên 2 bàn đặt sẵn quả chuông để chuẩn bị trả lời..
- Khi giáo viên đưa hình ảnh và nội dung câu hỏi và cho thời gian 1 phút thảo
luận. Hết thời gian đội nào rung chuông trước thì được quyền trả lời. Nếu người
chơi của đội đó đoán đúng thì được 10 điểm, nếu nói sai hoặc chậm thì đội thứ
hai được trả lời, nếu đúng thì cũng được 10 điểm.Cứ lần lượt cho đến hết các
tranh GV yêu cầu.

12


- Sau khi học sinh trả lời tìm ra các địa danh xong, có thể đưa ra câu hỏi để học sinh
nêu một số đặc điểm về địa danh đó.
- Trò chơi kết thúc GV cộng điểm, Đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó thắng
cuộc.

Tranh 1.

Tranh 2.

13


Tranh 3.


Tranh 4.
14


Tranh 5.

Tranh 6.
5- Kết quả: Được chơi trò chơi này học sinh rất thích thú bởi vì các em được
biết được các địa danh ở rất xa các em, khắc sâu cho các em các đặc điểm nổi
bật về các địa danh đó. Để hằng ngày qua sách báo, qua màn ảnh nhỏ, …. sẽ lưu
lại trong trí nhớ các em các địa danh nổi tiếng trên thế giới để các em có những
mơ ước trong tương lai không xa, các em sẽ là những khách du lịch hay những
hướng dẫn viên du lịch thăm quan những địa danh nổi tiếng đó.
15


2.3.2.6. Trò chơi: Đi tìm những cái "nhất":
a) Phạm vi:
- Trò chơi này sử dụng trong những bài ôn tập. Đặc biệt trong phần "Thiên nhiên
và con người ở các châu lục". Đây là một trò chơi phần kiến thức chủ yếu là
những thông tin ngoài sách nên phải có thời gian dài cho học sinh chuẩn bị.
b) Ý nghĩa:
- Tạo không khí học tập.
- Đây là một trò chơi đòi hỏi người học phải tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu,
thông tin bên ngoài để nắm kiến thức rất rộng, thúc đẩy học sinh phát huy tính
kiên trì, chịu khó.
c) Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chủ đề
- Học sinh: Kiến thức đã chuẩn bị theo chủ đề cho trước.
d) Tổ chức:

- Giáo viên yêu cầu khoảng 4 học sinh lên bảng sau đó đưa ra chủ đề thi, 4 học
sinh sẽ thi với nhau cho đến khi chỉ còn lại một học sinh thắng cuộc.
- Thời gian chơi không hạn chế, tuỳ vào sự chuẩn bị của học sinh (nhưng nên
giới hạn không quá 5phút).
e) Ví dụ: Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi : Bài 20: Châu Âu.
Học sinh 1:Châu Âu có đỉnh núi nào cao nhất? (Đỉnh Elbrus là đỉnh núi cao
nhất)
Học sinh 2: Châu Âu có hồ nào lớn nhất và có dung tích lớn nhất ? (Hồ Baikal là
hồ sâu nhất, có dung tích nước lớn nhất).
Học sinh 3: Châu Âu có bán đảo nào lớn nhất? (Lberia là bán đảo lớn nhất).
Học sinh 4: Châu Âu có sông nào dài nhất? (Vonga là sông dài nhất Châu Âu.

Sau trả lời của học sinh thứ 4 lại vòng lại học sinh 1, cứ như vậy vòng lại
cho đến khi còn lại một học sinh thắng cuộc.(trò chơi này có thể chơi được 10
học sinh)
Trước khi chơi, giáo viên có thể đưa ra một số quy định:
+ Không trả lời lập lại ý trả lời của các lần trước.
+ Nếu quá 10 giây (tương ứng đếm từ 1 - 10) học sinh không đưa
được ra câu trả lời sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
* Trong dạy học không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, trò chơi học
tập cũng chỉ là một trong những phương pháp dạy học...Tuy có những ưu điểm
nhất định như đã nói ở trên nhưng cũng không nên lạm dụng mà người giáo
16


viên phải biết vận dụng linh hoạt, biết phối hợp nhịp nhàng với các phương pháp
dạy học khác.Trò chơi học tập thường được sử dụng cuối bài học nhằm củng cố,
khắc sâu kiến thức, tạo không khí thoải mái sau mỗi giờ học căng thẳng. Tuy
nhiên cũng có khi sử dụng trò chơi học tập để học sinh tìm tòi, khám phá kiến
thức mới. Dù sử dụng với mục đích gì cũng chỉ nên sử dụng ở một khâu, một

hoạt động nào đó của bài học. Lạm dụng trò chơi học tập lớp học sẽ ồn ào, hình
thành ở học sinh thói quen học - chơi…Vậy nên, trong cùng một giờ học, tùy
theo từng loại bài, nội dung bài học mà giáo viên nên vận dụng các phương pháp
và hình thức dạy học cho phù hợp: Phương pháp làm việc với bản đồ, kể
chuyện, hỏi đáp, quan sát, học theo nhóm, cá nhân, đồng loạt, ngoài lớp học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến nghiệm.
Ngay từ đầu năm học 2018-2019, tôi đã áp dụng: “Các trò chơi học tập” nêu
trên vào việc giảng dạy phân môn Địa Lí 5 kết quả là:
Giáo viên:
- Nhờ việc biết đưa các trò chơi vào trong công tác giảng dạy, nên các giờ dạy
Địa Lí đã trở nên sôi nổi, tạo được hững thú cho HS, các em hăng hái xây dựng
bài, tìm tòi và phát hiện kiến thức, điều đó làm cho chất lượng giờ dạy được
nâng cao.
- Các tiết dạy Địa Lí mà tôi thao giảng, kiến tập được đồng nghiệp đánh giá
cao và học tập, nhân điển hình.
- GV và HS có sự phối hợp nhịp nhàng, giữa dạy học và học tập. Từ đó các
em hứng thú hơn và thuộc bài ngay tại lớp.
Học sinh:
So với năm trước, tôi nhận thấy các em HS có hứng thú, say mê và ham
thích học môn Địa Lí hơn. Sau mỗi bài học, học sinh có được kiến thức vững
vàng, sâu rộng hơn, chính vì vậy mà khi học môn này các em đã sưu tầm thêm
tư liệu học tập, tìm hiểu thêm rất nhiều điều xung quanh.
Kết quả khảo sát tại thời điểm tháng 4 năm 2019:( thời gian 40 phút)
( phụ lục 2)
Kếtquả
HTT
HT
CHT
SL
%

SL
%
SL
%
Số bài
25
15
60
10
40
0
0
Nhìn vào bảng số liệu trên chứng tỏ rằng, chất lượng giảng dạy phân môn
Địa Lí của lớp tôi giảng dạy đã có chuyển biển tốt so với chất lượng đầu năm
học, là do tôi đã biết vận dụng hợp lý các trò chơi học tập trong giảng dạy phân

17


môn Địa Lí, đồng thời tôi cũng đã biết vận dụng và phối hợp nhịp nhàng với các
phương pháp và hình thức dạy học khác.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Như vậy chỉ bằng những phương tiện rất đơn giản như lược đồ trống, phấn
mầu… giáo viên có thể biến hoá sử dụng các trò chơi cho phù hợp với từng kiểu
bài, kích thích học sinh trong học tập và tìm tòi kiến thức, tạo không khí học tập
sôi nổi. Từ đó giúp học sinh có tình yêu với môn học, tránh cảm giác chán hoặc
sự đơn điệu trong học tập. Đồng thời đạt kết quả cao trong quá trình dạy học.
Qua việc nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả của Phương pháp
trò chơi trong phân môn Địa lí lớp 5, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

1.Giáo viên và học sinh cần xác định rõ mục đích của mỗi trò chơi trong mỗi
tiết học, từ đó có hướng đi đúng đắn cho việc làm tiếp theo của mình.
2. Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng học tập để phục vụ trò
chơi, đồ dùng cần đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ em, giáo viên cần có sự chuẩn bị về không gian, thời gian, thời
điểm diễn ra trò chơi, không lạm dụng trò chơi biến cả tiết học thành tiết chơi
hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết học tạo cho học sinh sự thái quá; giáo
viên cần chuẩn bị về hình thức tổ chức, có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ,
dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện. Giáo viên cần xác
định về số lượng HS tham gia sao cho đủ cả các đối tượng đều được hoạt động.
3. Biết vận dụng trò chơi học tập một cách hợp lí, tạo được hứng thú và niềm
say mê yêu thích môn học cho học sinh.
3.2. Kiến nghị.
- Để nâng cao chất lượng dạy học địa lý lớp 5, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
- Người giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức yêu cầu của mỗi bài
dạy, từ đó lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh của lớp
mình. Phải có kiến thức chắc về kiến thức Địa lí.
- Đề nghị nhà trường mua sắm thêm tài liệu cho giáo viên tham khảo thêm kiến
thức có liên quan đến bài dạy để giúp học sinh học tốt hơn phân môn Địa lí.
- Tổ chức những buổi chuyên đề môn địa lí ở tiểu học có sử dụng đến phương
pháp Trò chơi học tập để chúng tôi được học hỏi kinh nghiệm.
- Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân. Tôi rất mong được sự đóng góp
ý kiến của ban giám hiệu, Tổ chuyên môn, và của các đồng nghiệp để có được
các phương pháp dạy phân môn Địa Lí 5 ngày càng hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
18


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Nga Sơn , ngày 14 /4/ 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
tôi viết không lấy nội dung của người
khác.
NGƯỜI VIẾT

Trịnh Quốc Hưng

19


MỤC LỤC

Trang
1.Mở đầu

1

1.1. Lí do chọn đề tài.

1

1.2. Mục đích nghiên cứu.

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2


1.4: Phương pháp nghiên cứu.

2

2. Nội dung của sáng kiến

3

2.1. Cơ sở lí luận.

3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.

4

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

5

2.3.1. Hệ thống nội dung chương trình địa lí lớp 5.

18

2.3.2. Lựa chọn một số trò chơi phù hợp với kiểu bài,dạng bài và

20

hướng dẫn học sinh cách thực hiện.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.


20

3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận.

20

3.2. Kiến nghị.

20


TRƯỜNG TIỂU HỌC
Nga Thñy

PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
BµI kiÓm TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5
NĂM HỌC: 2018 - 2019

(Thời gian làm bài : 40 phút)
Họ và tên học sinh: ...............................................................................Lớp 5....
Điểm
.....................

Lời nhận xét của giáo viên
................................................................................................
................................................................................................


Câu 1: Phần đất liền của Việt Nam tiếp giáp với các nước: (2điểm)
( Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)
A. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
B. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan.
C. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
Câu 2: Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta: (2điểm)
( Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)
A. Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa.
B. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
C. Nhiệt độ cao, mưa thay đổi theo mùa
D. Nhiệt độ thấp, gió thay đổi theo mùa.
Câu 3: Vùng biển nước ta là một bộ phận của:(2điểm)
A. Biển Đông.
B.Thái Bình Dương.
C.Ấn Độ Dương
Câu 4: Nêu đặc điểm chính của địa hình nước ta.(4điểm)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

21


TRƯỜNG TIỂU HỌC
Nga Thñy

Phụ lục 2:
BµI kiÓm TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5
NĂM HỌC: 2018 - 2019


(Thời gian làm bài : 40 phút)
Họ và tên học sinh: ...............................................................................Lớp 5....
Điểm
.....................

Lời nhận xét của giáo viên
................................................................................................
................................................................................................

Câu1: Châu lục nào có số dân đông nhất thế giới? (2điểm)
( Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)
A. Châu Âu
C. Châu Á
B. Châu Phi
A. Châu Mĩ
Câu 2: Châu lục nào có diện tích lớn nhất thế giới? (2điểm)
( Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)
A. Châu Âu
C. Châu Á
B. Châu Phi
A. Châu Mĩ
Câu 3: Các nước láng giềng của Việt Nam là: (2điểm)
( Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)
A. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
B. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan.
C. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
Câu 4: Vì sao Châu Phi có khí hậu nóng và khô bực nhất thế giới? (4điểm)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình phương pháp dạy học môn Địa lí.
(Đại học Quốc gia - Trường Đại học sư phạm Hà Nội)
2. Đổi mới việc dạy môn Địa lí ở tiểu học.
3. Sách bồi dưỡng thường xuyên (Bộ giáo dục và đaò tạo)
4. Sách giáo viên - Bộ giáo dục và đào tạo.
5. Sách giáo khoa Địa lý và lịch sử - Lớp 5
6. Dạy học lấy học sinh làm trọng tâm (Giáo sư Lê Khánh Bằng).
7. Mạng Internet.

23


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD &
ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Quốc Hưng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Nga Thủy, huyện
Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

TT

Tên đề tài SKKN


1

Giúp học sinh lớp 4 mở rộng
và hệ thống hóa vốn từ

2
3

4

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh…)
Phòng
GD&ĐT
Nga Sơn
Phòng
GD&ĐT
Nga Sơn
Phòng
GD&ĐT
Nga Sơn

Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp
và giáo dục học sinhcos tính
cách đặc biệt
Một số biện pháp dạy toán 4
theo hướng tích cực hóa hoạt

động của học sinh
Một số biện pháp giúp học
Phòng
sinh lớp 5 khắc phục sai lầm
GD&ĐT
khi học số thập phân ở trường
Nga Sơn
tiểu học Nga Thủy

Kết
quả
đánh giá
xếp loại (A,
B hoặc C)
B

Năm học
đánh giá
xếp loại
2006-2007

B

2013-2014

B

2014-2015

B


2017-2018

24


×