Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Vận dụng công nghệ 4 0 trong giảng dạy phương pháp mĩ thuật mới cấp tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 19 trang )

A. MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài:
Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam có rất nhiều các bộ phận, lĩnh
vực hiện đang hoạt động trong không gian của cách mạng công nghiệp 4.0 như:
Viễn thông, hệ thống mạng, camera tự động… thậm chí một số doanh nghiệp
cũng đang áp dụng công nghệ in 3D hay như mới đây nhất công ty FPT cho biết
chuẩn bị ra mắt xe ô tô tự vận hành…
Trước viễn cảnh về sự phát triển của giáo dục trong bối cảnh Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, giáo dục Việt Nam có những thuận lợi căn bản để đón
nhận cơ hội phát triển mà cuộc cách mạng công nghiệp này mang đến.
Đảng và Nhà nước ta luôn dự liệu trước những thách thức trong hoạt động
giáo dục cho thế hệ tương lai. Ngày 04-11-2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW Về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế. Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Nghị quyết là:
“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành; lý luận gắn với
thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Ngày 04-5-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg Về
việc tăng cường năng lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với
nhiều giải pháp quan trọng. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu thay đổi mạnh mẽ các
chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả
năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới.
Vì vậy, việc tìm kiếm những phương pháp giảng dạy mới để nâng cao chất
lượng giáo dục trước sự đột phá của cách mạng 4.0 là một điều trăn trở của
những con người quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo và đổi mới phương pháp giảng trước tác động của cuộc cách
mạng 4.0.


Là một môn học rất được sự quan tâm của các chuyên gia giáo dục trong
nước và nước ngoài, môn Mĩ thuật từ năm 2014 đến nay đã bắt đầu có nhiều đổi
mới khi áp dụng phương pháp dạy học mới của Đan Mạch. Tuy nhiên qua 5 năm
áp dụng –Dạy học theo phương pháp mới có những khó khăn nhất định đòi hỏi
người giáo viên phải thực sự tìm tòi, chuẩn bị chu đáo, chủ động vận dụng linh
hoạt vào từng bài học khác nhau, nhằm thu hút sự tham gia của tất cả các em
học sinh; mặt khác cơ sở vật chất một số nhà trường còn hạn chế chưa đáp ứng
được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay; trình độ công nghệ thông tin của
giáo viên rất hạn chế, chậm đổi mới
Qua thời gian tìm tòi, học hỏi, trải nghiệm tại trường Tiểu học Hàm Rồng, tôi
đã tích lũy được một số kinh nghiệm áp dụng công nghệ thông tin 4.0 trong dạy
và học Mĩ thuật Tiểu học, đó cũng là vấn đề tôi muốn chia sẻ thông qua sáng
kiến kinh nghiệm: Vận dụng công nghệ 4.0 trong giảng dạy phương pháp Mĩ
thuật mới cấp Tiểu học.
1


II. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu các thiết bị công nghệ thông minh, các phần mềm thiết kế giáo
án điện tử, có thể áp dụng vào việc dạy và học môn Mĩ thuật theo phương pháp
dạy học Mĩ thuật của Đan Mạch. Đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy một cách hiệu quả.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, trường Tiểu học Hàm Rồng.
- Các phương tiện dạy học.
- Thiết bị công nghệ.
- Phương pháp dạy học Mĩ thuật của Đan Mạch.
- Sách hướng dẫn dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực nhgười
học.
IV. Phương pháp nghiên cứu:

* Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Nghiên cứu tài liệu về kiến thức công nghệ thông tin.
- Thiết kế các bài giảng điện tử.
- Tìm hiểu thông tin, hình ảnh trên mạng Internet.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng về cơ sở vật chất, hoàn cảnh của
học sinh của nhà trường, tâm sinh lý lứa tuổi,….Đánh giá thực trạng của vấn đề
nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: Dự giờ.
- Phương pháp thống kê: Khảo sát, thu thập số liệu thực nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực hành qua các tiết dạy học ở trên lớp.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm
gần đây, đại thể là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành
tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công
nghệ nano,... với nền tảng là các đột phá của công nghệ số. Khái niệm "Công
nghiệp 4.0" được đưa ra vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover, giới thiệu các dự
kiến của chương trình công nghiệp 4.0 của nước Đức, nhằm nâng cao nền công
nghiệp cơ khí truyền thống của Đức.
Theo đó, giáo dục 4.0 được hiểu là một môi trường mà ở đó mọi người có thể
cùng dạy học ở mọi nơi, mọi lúc với các thiết bị kết nối để tạo ra việc học tập
được cá thể hóa. Môi trường mới này biến đổi tổ chức giáo dục thành một môi
trường tạo sản phẩm sáng tạo mang tính cá thể với thành tựu lĩnh hội kiến thức
và năng lực đổi mới, sáng tạo riêng của từng cá nhân trong môi trường này.
Trong những năm gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới
phương pháp dạy học và quản lý giáo dục không còn là vấn đề mới mẻ. Chúng
ta đều thấy rõ và khẳng định công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong
việc hỗ trợ công tác giảng dạy, quản lý học sinh. Tuy nhiên làm thế nào để việc
2



ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao trong công tác dạy học đang là
câu hỏi cần lời giải đáp.
Với dòng chảy của các mô hình học tập mới cùng sự phát triển của khoa học
công nghệ, các phương pháp dạy học Mĩ thuật mới hướng tới mục tiêu lấy học
sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận
thức. Để từ đó, các em có thể hình thành và phát triển 3 năng lực cốt lõi là: Sáng
tạo; hiểu, cảm nhận, phản ánh và giao tiếp. Ngoài ra học sinh cũng có thể phát
triển các giác quan, các kỹ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn
đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá.
Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, trải nghiệm, đã có nhiều vấn đề phát
sinh. Ví dụ như: Về điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng giảng dạy, trang thiết bị
công nghệ thông tin; năng lực tiếp cận công nghệ thông tin của cả người dạy và
người học còn hạn chế; môi trường học tập chưa phù hợp; lớp học sĩ số đông;…
Ngoài ra tài liệu dành cho giáo viên mới có cuốn Tài liệu tập huấn dạy học Mĩ
thuật dành cho giáo viên Tiểu học, vẫn chưa có tài liệu chính thống.
Chính vì những hạn chế nêu trên, bản thân tôi muốn đưa ra các giải pháp để
phần nào giúp hạn chế những mặt còn tồn tại của việc dạy học Mĩ thuật, hướng
tới nền giáo dục 4.0.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Ngành
giáo dục, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật được đào tạo chuẩn hoá hơn
về chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất được tăng cường, bên cạnh đó cùng
với việc áp dụng phương pháp giáo dục Mĩ thuật theo hướng đổi mới của Đan
Mạch đã mở ra những hướng đi tích cực cho giáo dục Mĩ thuật Tiểu học Việt
Nam nói chung.
Tại trường Tiểu học Hàm Rồng, nơi tôi đang giảng dạy. Ban giám hiệu luôn
quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Các
phòng học được trang bị tivi, có mạng Internet; nhà trường có máy photo copy;

hằng năm đều hỗ trợ cơ sở vật chất cho phòng chức năng riêng của bộ môn.
Khuyến khích động viên giáo viên tăng cường ứng dụng công nghệ vào giảng
dạy, có những giải pháp để học sinh làm quen và phát huy được năng lực học tập
của mình qua công nghệ thông tin. Đó cũng chính là những thuận lợi lợi để cá
nhân tôi có thể áp dụng phương pháp giáo dục Mĩ thuật mới một cách hiệu quả.
Tuy nhiên bên cạnh đó ngay từ thời gian đầu áp dụng phương pháp mới còn gặp
không ít khó khăn như: Việc đổi mới, tiếp cận các công nghệ mới chưa theo kịp
xu hướng đổi mới công nghệ. Giáo viên vất vả trong việc tự trang bị các kiến
thức về công nghệ thông tin, tìm hiểu và trải nghiệm dùng thử 1 số thiết bị; Thiết
kế từng bài giảng điện tử,…. Đồ dùng dạy học phục vụ cho chương trình mới
chưa có, thiếu kinh phí để mua sắm đồ dùng giảng dạy và học tập; số lượng học
sinh trong lớp học đông đã dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt
động trong lớp học; nhiều gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn nên chưa
quan tâm đến việc học của con em, một số em bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà
nghèo nên mọi công việc học tập của con em phó mặc cho nhà trường, sách vở
3


đồ dùng không đầy đủ. Đặc biệt kết quả bài học của học sinh trước khi được áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm thường trùng lập giống nhau, học sinh vẽ hay bắt
trước bạn hoặc cô giáo mà chưa có sự sáng tạo riêng, các chất liệu sử dụng trong
thực hành chỉ có màu, đất nặn, giấy màu; khả năng đánh giá nhận xét tác phẩm
nghệ thuật còn hạn chế. Sau đây là Bảng tham chiếu đánh giá kết quả học tập
của học sinh mà tôi khảo sát được cụ thể qua đối tượng học sinh lớp 2 năm học
2014- 2015 (năm bắt đầu áp dụng PPDH Mĩ thuật của Đan Mạch) theo chuẩn
kiến thức - kỹ năng môn học:
Khối lớp

Số lượng HS


2

73

Đạt HTT
(Tỉ lệ %)
16
(22%)

Đạt HT
(Tỉ lệ %)
56
(76%)

CHT
(Tỉ lệ %)
2
(2%)

Ghi chú

Từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số hướng giải pháp với mong
muốn “Các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp
và đầy tiềm năng. Giáo viên đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phải
thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát
triển”(Kirsren Fugl).
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện.
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sưu tầm tài liệu.
Mĩ thuật là một môn học nghệ thuật, sản phẩm tạo ra là do cách nhìn, cách
hiểu, cách cảm thụ của các em vì thế sản phẩm sẽ không có sự trùng lặp về bố

cục, hình vẽ, màu sắc. Bởi vậy yêu cầu đầu tiên khi sử dụng hình ảnh minh hoạ
phải đẹp, phong phú và đa dạng đồng thời gắn với chủ đề bài học, quy trình mĩ
thuật và đặc trưng của bộ môn, sao cho học sinh thấy thích thú, từ đó phát huy
tích độc lập, chủ động tích cực suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo của học sinh.
Phương pháp dạy –học Mĩ thuật mới bao gồm 7 quy trình: - Vẽ cùng nhau
và sáng tạo các câu chuyện. - Vẽ biểu cảm. - Vẽ theo nhạc. - Xây dựng cốt
truyện. - Mĩ thuật tạo hình 2D - 3D theo chủ đề. - Nghệ thuật sắp đặt hoạt cảnh/
biểu hiện và sắm vai - Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. Và các bài học
được sắp xếp theo các chủ đề, mỗi chủ đề thường từ 2,3 hoặc 4 tiết. Như vậy tuỳ
theo từng nội dung chủ đề và quy trình mĩ thuật mà tôi tìm kiếm, tạo nguồn tài
liệu sao cho phù hợp.
Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đưa ra kinh nghiệm trong việc sưu tầm
tài liệu qua ứng dụng công nghệ thông tin đối với quy trình Tạo hình 3D. Đây là
1 trong 7 quy trình mà tôi đã áp dụng hiệu quả trong quá trình thực tiễn giảng
dạy tại trường Tiểu học Hàm Rồng.
Trong giáo dục Mĩ thuật, thực hành Mĩ thuật không chỉ là vẽ tranh trên mặt
phẳng bằng các chất liệu màu hay tranh xé dán giấy, mà còn được biểu đạt bằng
nhiều hình thức, chất liệu khác nhau, như thể hiện hình tượng của khối hình
trong không gian ba chiều, đó gọi là Tạo hình 3D. Các sản phẩm, hình tượng 3D
riêng lẻ được sắp xếp trong không gian theo chủ đề và ý tưởng thẩm mĩ được
4


gọi là “Nghệ thuật sắp đặt”. Đây có thể nói là hình thức học tập mới đối với học
sinh Tiểu học nhằm tiếp cận với Nghệ thuật hiện đại. Thông qua trải nghiệm và
các hoạt động thực hành theo quy trình, phát triển nhận thức thẩm mĩ, kiến thức
kỹ năng và năng lực tạo hình cho học sinh, khơi dậy ý tưởng sáng tạo, ý tưởng
tạo hình và giáo dục ý thức thu lượm phế liệu, tái tạo sản phẩm có giá trị thẩm
mĩ.
Ngoài sự chuẩn bị thu thập phế liệu sạch như: Vỏ hộp, vỏ chai, lon, vải vụn,

các đồ dùng bỏ đi… , các chất liệu tạo hình như: đất nặn, dây thép,…., phù hợp
với chủ đề bài học, và các vật dụng hỗ trợ như: kéo, băng dính, súng bắn keo,…
thì giáo viên cần phải tiến hành thu thập tài liệu, hình ảnh, video quy trình tạo
hình 3D,…
1.1 Cách thu thập tài liệu, hình ảnh:
Sử dụng công cụ Google. (Google có nhiều tính năng đặc biệt giúp bạn tìm
chính xác những gì bạn đang tìm kiếm). Ví dụ: Gõ tìm các hình ảnh về lễ hội
truyền thống ở Việt Nam.

* Muốn lưu lại hình ảnh, bạn nhấn chuột phải vào ảnh muốn tải về máy tính
chọn Lưu hình ảnh thành…
Chọn nơi lưu ảnh trên máy tính của bạn rồi nhấn nút Save (nếu không xuất
hiện cửa sổ này thì ảnh sẽ được lưu tự động vào thư mục Save Download)
* Muốn copy ảnh, bạn nhấn chuột phải vào ảnh muốn tải về máy tính chọn Sao
chép hình ảnh…
Trên mạng Internet có rất nhiều hình ảnh về sản phẩm tạo hình 3D đẹp mắt,
sáng tạo, phong phú chất liệu, chúng ta có thể tải về làm tài liệu để cho học sinh
có thể xem minh hoạ, mở rộng kiến thức.

5


Hoặc có một cách khác là chúng ta sử dụng máy ảnh, máy điện thoại chụp lại
các bài học mà học sinh thực hành (hoặc giáo viên làm mẫu) vừa lưu lại được
sản phẩm, vừa làm minh hoạ cho bài giảng thêm phong phú:

1.2 Cách thu thập Video:
Muốn tải các video dễ dàng nhất, ta nên sử dụng trình duyệt cốc cốc. Mặc dù
mới ra đời cách đây ít năm, nhưng trình duyệt miễn phí Cốc Cốc đã nhanh
chóng chiếm được cảm tình của người sử dụng, dựa vào hệ thống tính năng đa

dạng của phần mềm duyệt Internet dựa trên nền tảng Chronium này. Tất cả
những gì bạn cần làm là tải và cài đặt Cốc Cốc, mở video YouTube và nhấn
nút Tải Xuống tại giao diện chính.

Giai đoạn lứa tuổi tiểu học phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ, tinh thần,
trẻ ham hiểu biết thích tìm tòi mọi thứ xung quanh. Dưới sự hướng dẫn của cô
giáo trẻ sẽ lĩnh hội được kiến thức được chính xác, đầy đủ hơn. Chính vì vậy mà
hình thức tổ chức các hoạt động cho các em càng phong phú, hấp dẫn, càng gây
hứng thú thu hút các em càng dễ tiếp thu dễ nhớ, lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội
kiến thức.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài giảng điện tử.
Bill Gates, ông chủ tập đoàn Microsoft, đã khẳng định: “Một trong những
điều kỳ diệu nhất trong 20 năm trở lại đây là sự xuất hiện của Internet. Chính
Internet đã làm cho thế giới trở nên rất nhỏ, khoảng cách địa lý đã bị san
phẳng… Một điều tuyệt vời khác là ngày càng có nhiều trường học trên thế giới
đưa bài giảng lên Internet. Bạn có thể ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới để chọn bài
giảng, chủ đề…, thậm chí là học với những giáo sư danh tiếng mà không phải
trả tiền. Đây sẽ là một sự thay đổi gốc rễ hệ thống giáo dục trong thời gian tới”.
Với tác động của công nghệ thông tin, môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác
động mạnh mẽ tới quá trình quản lý, giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự
6


hỗ trợ của các phần mềm ứng dụng, website và hạ tầng công nghệ thông tin đi
kèm.
* Thiết kế bài giảng điện tử:
Có nhiều phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử: Violet, Adobe Presenter
Articulate Studio, PowerPoint,…. Phần mềm nào cũng có những ưu điểm và mặt
hạn chế nhất định, điều quan trọng là giáo viên cần biết cách sử dụng có hiệu
quả và phát huy được thế mạnh của các phần mềm để hiện đại hóa cách thức

giảng dạy, truyền tải kiến thức cho người học, tạo hứng thú hơn cho học sinh
trong việc học tập. Ở phạm vi bài viết này xin được trình bày thiết kế bài giảng
điện tử với phần mềm PowerPoint .

Power Point – nằm trong top phần mềm soạn giáo án điện tử cho giáo viên
bởi trên thực tế trước khi có sự ra đời của các phần mềm soạn giáo án điện tử
cho giáo viên thì PowerPoint chính là công cụ đắc lực nhất để giúp soạn các
giáo án, các bài thuyết trình. Được sự hậu thuẫn từ Microsoft Office với các
công cụ đi kèm như Word, Excel, Note thì việc sử dụng PowerPoint phiên bản
mới nhất hiện nay để tạo các bài giàng là việc hoàn toàn có thể làm được.
Để cuốn hút học sinh vào bài giảng và phát huy được vai trò tự học của các
em, khi thiết kế cần phát huy tối đa tính hấp dẫn của bài giảng với sự kết hợp
kênh chữ với hình ảnh minh. họa, âm thanh làm tăng thêm tính hấp dẫn của bài
học.

Bên cạnh đó, giáo viên cần phải sử dụng linh hoạt, sáng tạo nội dung dạy học
trong sách giáo khoa để bài giảng nhẹ nhàng, sinh động hơn. Ví dụ: Để hình
thành kiến thức cho học sinh, có thể thay thế câu chuyện trong sách bằng cách
sử dụng đoạn phim nhằm thu hút sự tập trung chú ý của các em vào bài học.

7


Ngoài ra, giáo viên nên thiết kế trò chơi học tập và đưa vào bài giảng. Trò
chơi sinh động, hấp dẫn sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh. Có thể tham khảo
các trò chơi trên trang Violet để thiết kế trò chơi cho phù hợp với bài học.

* Minh hoạ thiết kế bài giảng điện tử: Chủ đề Hộp màu của em- Lớp 2

8



9


10


3. Sử dụng hiệu quả trang thiết bị công nghệ, đồ dùng dạy học theo phương
pháp giáo dục Mĩ thuật mới.
Để các em học tốt môn Mĩ thuật thì cần rất nhiều yếu tố song một yếu tố
quan trọng không thể thiếu được đó là trang thiết bị và đồ dùng dạy học mĩ
thuật. Đó là những phương tiện quan trọng giúp học sinh phát huy năng lực quan
sát, khả năng tư duy hình tượng, tính sáng tạo, thấy được tận mắt cách làm việc
cách vẽ để các em định hướng được trong bài học của mình,...hướng các em tới
nếp sống lành mạnh, thói quen thẩm mĩ, phát triển óc sáng tạo và góp phần hình
thành nhân cách cho các em.
Tuy nhiên cơ sở vật chất phục vụ cho môn học ở các nhà trường phần lớn
còn thiếu như: đồ dùng dạy học được cấp rất ít, chưa có tính ứng dụng nhiều vào
bài học; đồ dùng dạy học phù hợp với phương pháp giáo dục Mĩ thuật mới chưa
có….Mặt khác phần lớn học sinh của trường có nhiều hoàn cảnh khó khăn, phụ
huynh học sinh còn chưa quan tâm đến bộ môn mĩ thuật nên đồ dùng của học
sinh học môn mĩ thuật còn thiếu. Ví dụ: Tỷ lệ học sinh có màu vẽ trong một lớp
khoảng 70 - 80%, tỷ lệ học sinh có đất nặn khoảng 40%. Bởi thế mà việc tiếp
thu kiến thức, kỹ năng của Học sinh và việc giáo dục Mĩ thuật của giáo viên gặp
nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nói
chung và sự đầu tư, tâm huyết của ban lãnh đạo nhà trường nói riêng, cơ sở vật
chất của Trường TH Hàm Rồng đang từng bước được đồng bộ và chuẩn hóa
theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, khang trang, sạch đẹp. Có phòng

chức năng Mĩ thuật riêng, được trang bị nhiều thiết bị công nghệ mang đặc trưng
của bộ môn Mĩ thuật, có không gian cho học sinh ngồi học thoải mái, có không
gian để có thể di chuyển dễ dàng, trưng bày các sản phẩm học tập của học sinh
đồng thời có phong cách trang trí riêng để kích thích sự sáng tạo và tạo môi
trường học tập thân thiện, tích cực cho học sinh…Rất phù hợp với phương pháp
dạy học Mĩ thuật mới.
Chính vì những điều đó nên ngay sau khi tiếp nhận chương trình giáo dục
Mĩ thuật mới theo phương pháp của Đan Mạch, tôi đã tìm đưa ra các giải pháp
sử dụng trang thiết bị công nghệ vào dạy học Mĩ thuật như sau:
3.1. Sử dụng loa nhạc:
Trong phương pháp dạy học mới, 1 trong những quy trình mĩ thuật là quy
trình vẽ theo nhạc. Thông qua quy trình học sinh học được cách: lắng nghe và
vận động, di chuyển theo giai điệu của Âm nhạc; chuyển âm thanh và giai điệu
thành những đường nét từ sự hứng khởi; phát triển trí tưởng tượng trong quá
trình tạo ra sản phẩm; sáng tạo những sản phẩm mới từ bức tranh nhiều màu sắc
được tạo ra theo giai điệu của Âm nhạc; biết chọn lọc và sử dụng hình ảnh từ
bức tranh lớn để trang trí, giao tiếp…
Bởi vậy thiết bị không thể thiếu trong quy trình vẽ theo nhạc đó chính là Loa
nhạc. Hiện nay, có rất nhiều loại loa nhạc thông minh có thể kết nối Bluetooth
11


với điện thoại, kết nối với máy tính, laptop, nhỏ gọn sử dụng linh hoạt mọi lúc
mọi nơi.

Một trong số đó là loa Soundmax M2. Với kích thước nhỏ hơn một chiếc cặp
học sinh và cân nặng chỉ 2.6 kg, người sử dụng có nhu cầu di chuyển nhiều sẽ
cảm thấy vô cùng dễ dàng, tiện lợi. Không những thế, SoundMax M-2 sử dụng
pin công nghệ mới, giúp bạn có thể nghe nhạc, cũng như làm việc trong thời
gian rất lâu. Về khả năng kết nối, SoundMax M-2 nhận tín hiệu không dây bằng

công nghệ bluetooth, cho phép hoạt động trong khoảng cách tới 10m. Ngoài ra
loa còn được tích hợp khe cắm thẻ nhớ Micro SD và cổng USB cho phép bạn
nghe nhạc trực tiếp từ thẻ nhớ hoặc USB mà không cần bất cứ thiết bị hỗ trợ
nào. Mặt khác loa có kèm theo mic nói, rất tốt cho việc sử dụng giảng dạy hàng
ngày cho giáo viên.

Ví dụ, với chủ đề Lễ hội, thật khó dạy hoặc khó có thể mô tả hết cho học
sinh về không khí vui nhộn của lễ hội như thế nào, thay vì nghe giáo viên mô tả
giới thiệu, người học được tham gia một màn múa lân, đoàn diễu hành với cờ
hoa rực rỡ trong tiếng nhạc rộn ràng, các em sẽ tự cảm nhận bằng mắt, được
nghe bằng tai, và đặc biệt là có cảm xúc riêng của mình.

12


3.2. Sử dụng Tivi:
Việc dạy học sẽ trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn khi sử dụng hình
ảnh điện tử. Vậy lựa chọn máy chiếu hay tivi sẽ phù hợp hơn? Đấy là câu hỏi mà
nhiều nhà trường đặt ra để có thể lựa chọn loại phương tiện dạy học tốt nhất cho
học sinh của mình.
Nếu như nhiều năm về trước, hầu như các nhà trường đều chọn máy chiếu
làm phương tiện giảng dạy, tạo nên một phong trào ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học. Máy chiếu có ưu điểm là khả năng trình chiếu với màn hình lớn,
ngoài ra tính linh động cao: nhỏ gọn và dễ dàng di chuyển mang đi trình chiếu
mọi nơi. Đáp ứng tốt nhu cầu trình chiếu nhất là khi trình chiếu văn bản. Tuy
nhiên hình ảnh thể hiện của máy chiếu không được sắc nét và sáng. Máy chiếu
khá kém khi trình chiếu ở nơi có ánh sáng, không tốt cho mắt học sinh. Bóng
đèn của máy chiếu cũng có tuổi thọ không được nhiều, nên mỗi lần thay bóng
mất khá nhiều tiền.
Còn đối với tivi, với một số người, ti vi được xem là thủ phạm gây mất tập

trung, suy giảm trí tuệ, giảm thị lực ở trẻ,…. Nhưng đối với việc học trên
lớp
tivi là một công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các thầy cô giáo trong các bài
giảng trên lớp. Tivi khi trình chiếu sẽ cho ra hình ảnh vô cùng sắc nét và
chân thực, khi trình chiếu ở môi trường ánh sáng mạnh tivi vẫn thể hiện
được hình ảnh rõ ràng mà có lẽ không một chiếc máy chiếu nào có thể thể
hiện được tốt hơn tivi.
Thực tế là, tivi có rất nhiều ứng dụng, bên cạnh việc giúp học sinh giải lao,
tivi có thể hỗ trợ dạy học các môn một cách dễ hiểu và sinh động nhất. Sau
đây là những lý do bạn nên có một chiếc tivi smart trong lớp học.
* Trình chiếu giáo án điện tử:
Với 1 thiết bị kèm theo như: máy tính có chứa bài giảng điện tử bạn có thể
trình chiếu trên tivi một cách dễ dàng thông qua cổng HDMI. HDMI (High
Definition Multimedia Interface) là chuẩn kết nối chất lượng nhất hiện nay giữa
thiết bị nguồn (laptop, điện thoại…) sang thiết bị phát (tivi, máy chiếu …). Nhờ
HDMI, mọi nội dung từ hình ảnh đến âm thanh đều được truyền tải một cách
chất lượng và nhanh chóng.
13


Hoặc dùng điện thoại smart phone sử dụng tính năng kết nối thông minh
Screen Mirroring, không cần dây kết nối. Hình ảnh được trình chiếu rõ ràng, sắc
nét kèm âm thanh sống động gây được sự chú ý với học sinh, từ đó giúp học
sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng và gần gũi với thực tế hơn.

* Tìm hiểu kiến thức mới:
Nếu bạn đang dạy học sinh tìm hiểu về chủ đề mới. Trong khi hầu hết các
nguồn tài nguyên đầu tiên của giáo viên là kiến thức, câu chuyện, tranh ảnh, bạn
cũng có thể có lựa chọn khác. Có rất nhiều nguồn tài nguyên phim ảnh (phim tài
liệu, chương trình truyền hình,v.v) hữu ích cho việc tìm hiểu kiến thức mới cho

học sinh. Khi bạn chọn cho lớp xem một trong những chương trình đó, học sinh
vẫn học được nội dung mà bạn nhắm đến, đồng thời, việc xem TV thay vì đọc
hay xem tranh ảnh sẽ giúp thử thách các kĩ năng ngôn ngữ của học sinh bằng
cách yêu cầu chúng tóm tắt những gì xem được và nói lên suy nghĩ của mình về
nội dung được xem. Chiếu một đoạn phim trên lớp (Youtube là công cụ hữu ích)
là cách tốt để bắt đầu cuộc thảo luận về các vấn đề mà bạn muốn đề cập.

14


* Phần thưởng:
Không ai nói rằng dạy học là một công việc dễ dàng, và việc tạo cảm hứng
học tập cho người học lại càng khó khăn hơn. Dù đối tượng người học của bạn
có là học sinh lớp 1 hay sinh viên tại một trường nghề thì việc khiến người học
thích thú với việc học đều là thách thức. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện nhiều
cách để giúp việc học tập trở nên vui vẻ, thú vị và cần thiết hơn đối với người
học. Bạn cũng có thể khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhóm.
Một thử thách về việc hoàn thành bài tập, trò chơi học tập theo nhóm hoặc một
hoạt động nào khác mà mỗi nhóm đều cố giành chiến thắng thì bạn sẽ thấy rằng
học sinh sẽ có hứng thú tham gia các hoạt động học tập hơn. Và tất nhiên để
động viên, kích thích học sinh hơn nữa phải có phần thưởng. Phần thưởng đôi
khi chỉ cần một tràng pháo tay, một lời khen ngợi, nhưng nếu chúng ta có tivi
hãy dành cho các em một vài phút được xem một bộ phim hoạt hình, một clip ca
nhạc hay một chương trình nào đó mà các em yêu thích.

3.3. Sử dụng máy photo coppy:
Trong dạy học Mĩ thuật, có rất nhiều bài vẽ minh hoạ và thực hành liên
quan đến Vẽ màu vào hình vẽ có sẵn như các bài Vẽ màu vào hình tranh dân
gian, vẽ hoạ tiết trang trí lọ hoa,…
Nếu có máy photo thì sẽ rất tiện cho việc in coppy tranh để học sinh vẽ màu. Có

thể cho học sinh vẽ màu theo cá nhân, hoặc vẽ màu theo nhóm. Học sinh sẽ rất
thích thú với hình thức thực hành này, và rất tiện cho giáo viên có thể lưu trữ lại
nhiều bài vẽ đẹp của học sinh, và họ sinh có thể dùng các bài thực hành của
mình để trang trí góc học tập hoặc mang về khoe bố mẹ….
Những phương pháp này đều rất tuyệt vời cho tiết học của bạn. Tất cả
những gì bạn cần là một chút sáng tạo để tạo hứng thú, niềm say mê sáng tạo
của học sinh.

15


Nếu nói rằng tất cả gợi ý trên đây là những phương pháp dễ thực hiện, nhanh
và hiệu quả 100% thì đó là điều không chính xác. Muốn duy trì động lực của
học sinh, nhất là trong thế giới công nghệ với bao điều gây xao nhãng hiện nay,
cần phải động não. Tôi luôn luôn tìm tòi những phương pháp sáng tạo cho mỗi
tiết học của mình. Nhiều ý tưởng thành công, nhiều cái khác thì không. Bởi vì
mỗi lớp học là khác nhau, mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập vì vậy không thể
dùng cố định một cách. Thành công hoặc thất bại, sự kiên trì và sẵn lòng thử
những phương pháp mới giúp tôi thành công trong nhiều năm và cuối cùng, học
sinh của tôi có lợi thế. Điều này tất nhiên là động lực thôi thúc tôi.
4. Hiệu quả của sáng kiến:
Sau 3 năm vận dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mới của Đan Mạch vào
chương trình hiện hành trong các trường tiểu học và áp dụng “Vận dụng công
nghệ 4.0 trong giảng dạy phương pháp Mĩ thuật mới cấp Tiểu học”, từ năm
học 2014- 2015 đến nay bản thân tôi không thấy bỡ ngỡ hay lúng túng khi
giảng dạy như những ngày đầu. Mỗi giờ lên lớp tôi cảm thấy tự tin hơn, có
hứng thú hơn, và đỡ nói lý thuyết nhiều gây nhàm chán cho học sinh. Tích
cực tham gia và giảng dạy thành công nhiều tiết dạy chuyên đề cấp Tỉnh và
cấp Thành phố.
Đối với học sinh, học với công nghệ thông tin, cùng với những giải pháp áp

dụng vào giảng dạy trên, học sinh vừa học, vừa chơi, vừa được tự do sáng tạo,
tiết học thoải mái, sinh động hơn. Từ môn học này tạo cơ hội cho học sinh thực
hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống, phát triển khả năng giao tiếp, kỹ
năng trình bày của mình trước đám đông. Mặt khác, học sinh say mê học tập
hơn, không bị áp lực nhiều về mặt thời gian hoặc sợ mình không làm được. Đối
với học sinh cá biệt, ít quan tâm đến việc học lại trở nên hứng thú hơn, ham
16


thích hoạt động nhiều hơn. Đối với học sinh có năng khiếu thì được bộc lộ khả
năng của mình, qua đó tinh thần hợp tác, tích cực trong môn Mĩ thuật và các
môn học khác được nâng cao.
Sự say mê, háo hức, những tiếng cười vui vẻ dường như luôn hiện diện trong
những giờ học Mĩ thuật, và điều đó cũng mang đến niềm vui không hề nhỏ cho
các thầy cô giáo, những người hàng ngày chứng kiến các em tìm thấy niềm vui,
sự sáng tạo, lòng đam mê trong từng sản phẩm do chính tay các em và bạn làm
ra.
Và sau đây là kết quả thể hiện qua bảng tham chiếu sau 3 năm vận dụng
phương pháp dạy học Mĩ thuật mới của Đan Mạch vào chương trình hiện hành
trong các trường tiểu học và “Vận dụng công nghệ 4.0 trong giảng dạy phương
pháp Mĩ thuật mới cấp Tiểu học”
Khối lớp

Số lượng HS

2

87

Đạt HTT

(Tỉ lệ %)
49
(56%)

Đạt HT
(Tỉ lệ %)
38
(44%)

CHT
(Tỉ lệ %)
0
(0%)

Ghi chú

Đó cũng coi như là kết quả, thành quả của quá trình thực hiện đề tài “Vận
dụng công nghệ 4.0 trong giảng dạy phương pháp Mĩ thuật mới cấp Tiểu học”
mà tôi đã, đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu.
* Một số hoạt động và sản phẩm học sinh:
- Chủ đề: Sáng tạo với Màu sắc (Quy trình Vẽ theo nhạc).

- Chủ đề: Đồ vật quen thuộc (Quy trình Vẽ biểu cảm).

- Sản phẩm quy trình tạo hình 3D:

17


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận:
“Vận dụng công nghệ 4.0 trong giảng dạy phương pháp Mĩ thuật mới cấp
Tiểu học” là đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đúc kết từ nhiều năm trải
nghiệm và áp dụng giáo dục Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch, với mong
muốn truyền cảm hứng và giúp cho giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học có thể vận
dụng linh hoạt phương pháp dạy học mới áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu
quả nhất, đem lại một môi trường học tập mới, tạo cảm hứng học tập tích cực
cho học sinh. Chia sẻ và giúp cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội nhận thấy tầm
quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, trong cuộc
sống hiện tại và tương lai.
II. Kiến nghị:
Đối với Nhà trường: Nhà trường tiếp tục quan tâm hơn nữa cơ sở vật chất
giảng dạy môn mĩ thuật như: Trang bị thiết bị nghe nhìn, máy tính, tivi, các
phần mềm hỗ trợ dạy và học. Khuyến khích động viên phong trào tự làm và
cải tiến thiết bị đồ dùng dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ trong các
hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung. Động viên khen thưởng những
sáng kiến dạy và học thiết thực và sáng tạo. Tăng cường làm tốt công tác tham
18


mưu UBND Phường, với Hội cha mẹ học sinh, để có nguồn kinh phí mua sắm
cơ sở vật chất.
Đối với Phòng giáo dục: Quan tâm hơn nữa về chuyên môn Mĩ thuật.
Phát động các phong trào giao lưu, sáng tạo nghệ thuật của học sinh và giáo
viên giữa các trường. Một năm 2 lần tổ chức chuyên đề Mỹ thuật cấp thành
phố. Tổ chức triển lãm nghệ thuật cho giáo viên và học sinh. Tổ chức các hoạt
động ngoại khoá, vui chơi lành mạnh, bổ ích, hỗ trợ cho việc dạy và học môn
Mĩ thuật.
Thanh Hóa, ngày 26 tháng 03 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA HIỆU

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG
không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Cúc

Hoàng Phương Thủy

19



×