Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo GV, HS trường TH lam sơn nâng cao nhận thức và thực hiện đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.44 KB, 15 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Tình hình tai nạn giao thông hiện nay trên cả nước ta nói chung, Ngọc
Lặc Thanh Hóa, nói riêng diễn ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng. Ảnh hưởng
không nhỏ đến kinh tế, đời sống mỗi gia đình, là gánh nặng cho xã hội. Mỗi
công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm
cho xã hội trở nên văn minh hơn, hiện đại và phát triển hơn. Việc tạo dựng ý
thức nền móng là rất quan trọng. Vì vây, để góp phần tạo dựng ý thức cho mỗi
người thì phải giáo dục từ học sinh, những công dân tương lai của đất nước, biết
ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, ngay khi bắt đầu là học
sinh Tiểu học. Để thực hiện được điều này thì công tác giáo dục Pháp luật về trật
tự an toàn giao thông, giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông trong
các trường tiểu học cũng phải được coi là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách.
Mục đích của giáo dục trật tự an toàn giao thông là cung cấp cho học sinh những
hiểu biết ban đầu, những quy tắc ứng xử đơn giản thường gặp khi tham gia giao
thông hàng ngày, điều quan trọng là giúp các em nhận thức, có thái độ ứng xử
văn minh trong văn hóa giao thông, chấp hành Pháp luật trật tự về an toàn giao
thông chung và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình.
Tình hình giáo viên và học sinh của nhà trường nhiều năm nay tuy chưa có
tai nạn nghiêm trọng song bị chấn thương nhỏ như gãy tay, trẫy xước phần mềm
vẫn còn sảy ra. Học sinh đi học bằng xe đạp đi dàn hàng ngang, lạng lách; học
sinh đi bộ không đúng làn đường, sang đường không quan sát; Phụ huynh đưa
đón con bằng xe gắn máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm; tình trạng ùn tắc
giao thông tại cổng trường trước giờ vào học hoặc khi tan trường vẫn sảy ra
thường xuyên, hàng ngày.
Cùng với việc phối hợp nghiên cứu, tìm giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt nội
dung của Đề án 3980 của UBND tỉnh Thanh Hóa về “Các giải pháp phòng ngừa,
đấu tranh làm giảm tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm thuộc
địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017- 2020”; và làm giảm tai nạn giao thông
trên các tuyến quốc lộ trọng điểm đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15A, đường nội
thị trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.


Xuất phát từ những lí do trên, bản thân tôi luôn trăn trở: Làm thế nào để
đảm bảo an toàn giao thông cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong
nhà trường? Làm thế nào để các em chấp hành tốt luật giao thông khi tham gia
trên đường? Làm thế nào để giải tỏa việc ùn tắc trước cổng trường? Làm thế nào
để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ
huynh và học sinh trong đơn vị? Mong muốn của Bản thân được đóng góp một
1


phần nhỏ bé của mình trong việc giáo dục học sinh luôn có ý thức chấp hành
nghiêm túc Luật Giao thông; Nâng cao được ý thức và trách nhiệm của mỗi
người; Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt trật tự an toàn
giao thông. Qua thực tế làm công tác quản lý và trực tiếp chỉ đạo việc nâng cao
nhận thức về an toàn giao thông cho giáo viên và học sinh bản thân cũng đã rút
ra được một số kinh nghiệm nhỏ và mạnh dạn đưa ra: “Một số giải pháp chỉ
đạo giáo viên, học sinh trường tiểu học Lam Sơn nâng cao nhận thức và thực
hiện đảm bảo trật tự an toàn giao thông” để đồng nghiệp tham khảo và góp ý.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở thực tiễn SKKN nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng việc
chấp hành và ý thức tham gia giao thông của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ
huynh và học sinh trường Tiểu học Lam Sơn, từ đó đề ra các giải pháp nhằm
thực hiện mục đích nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông và giảm thiểu
các tai nạn giao thông đáng tiếc sảy ra với cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ
huynh và học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Cán bộ giáo viên, nhân viên; học sinh và các bậc phụ huynh học sinh toàn
trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích tổng hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình giáo dục bậc Tiểu học có
các nội dung của 9 môn học và các hoạt động giáo dục khác, tuy nhiên trong quá
trình thực hiện các nhà trường phải căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của
từng địa phương để xây dựng kế hoạch và thực hiện một cách có hiệu quả cao
nhất. Trong tình hình hiện nay, các chủ đề, chủ điểm để tổ chức hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện và rèn kỹ năng
sống, giá trị sống cho các em đang được quan tâm đặc biệt, đó cũng là mục tiêu
của Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” mà tất cả
các trường học trong cả nước đang hưởng ứng một cách sôi nổi. Tuy nhiên, bên
cạnh việc cung cấp những kiến thức cơ bản trong chương trình của bậc học thì
việc giúp học sinh nâng cao kiến thức về an toàn giao thông cũng là một vấn đề
được các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân đang coi trọng. Đối với
bậc Tiểu học nói riêng và các bậc học trong hệ thống giáo dục Quốc dân nói
2


chung người thầy luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, do đó để giúp
học sinh có kiến thức về an toàn giao thông thì trước tiên người thầy phải có
kiến thức về luật giao thông cũng như phải gương mẫu chấp hành tốt trật tự an
toàn giao thông. Do vậy tôi đã thực hiện bổ sung kiến thức về an toàn giao thông
cho 2 đối tượng trong nhà trường đó là người dạy và người học.
Nâng cao văn hóa giao thông là đào tạo nên những con người có ý thức
chấp hành Luật giao thông, tạo nên một xã hội văn minh và an toàn. Muốn cho
học sinh nắm được kiến thức nói chung, kiến thức an toàn giao thông nói riêng
thì người giáo viên cũng cần phải được trang bị kiến thức và hiểu biết nhất định,
hơn thế nữa trong quá trình thực hiện Luật an toàn giao thông là dành cho tất cả
mọi tầng lớp nhân dân, dành cho mọi phương tiện giao thông nên người thầy

cũng cần phải nắm và thực hiện. Trên thực tế, công tác đảm bảo trật tự an toàn
giao thông là thực hiện an toàn cho chính mình, cho mọi người và thực hiện liên
tục trong suốt cuộc đời.
Thực tế hiện nay, Cùng với sự phát triển của đất nước đó là sự tăng trưởng
kinh tế và những mục tiêu phát triển xã hội khác, như nhu cầu nhà ở, học hành,
vui chơi giải trí, tham quan du lịch và nhu cầu về giao thông cũng gia tăng đột
biến. Do đó, các loại phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường
không và đặc biệt là đường bộ phát triển không ngừng, nhằm đáp ứng nhu cầu đi
lại của nhân dân. Cũng chính vì vậy mà trong thời điểm hiện tại tai nạn giao
thông và những bức xúc về giao thông đang là sức ép nặng nề lên xã hội. Để
phần nào giải quyết những bức xúc đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được ban
hành các tài liệu về an toàn giao thông: Như Luật giao thông; phát hành bộ sách
An toàn giao thông từ lớp 1 đến lớp 5 để dạy học trong các trường Tiểu học. Từ
đó đã cung cấp cho giáo viên và học sinh những kiến thức về an toàn giao thông
là nhu cầu và việc làm cần thiết giúp cho các em cũng như thầy cô có những
hiểu biết ban đầu, những quy tắc ứng xử thường gặp khi tham gia giao thông
hàng ngày. Từ đó hình thành thái độ, hành vi tự giác, chấp hành Pháp luật trật tự
an toàn giao thông tránh được tai nạn cho bản thân và mọi người xung quanh.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1.Tình hình chung về công tác an toàn giao thông:
Năm 2018 cả nước đã sảy ra hơn 80.000 vụ tai nạn giao thông. Bình quân
trong năm 2018 cả nước mỗi ngày có hơn 50 người chết, hơn 23 người bị
thương. Những con số thương tâm này đã làm cho bao nhiều gia đình đau khổ,
tan nát, con cái bơ vơ là gánh nặng cho xã hội và làm cho nền kinh tế cũng như
các hoạt động xã hội gặp không ít khó khăn. Tại Thanh Hóa công tác thực hiện
an toàn giao thông đã được các cấp các ngành chú trọng, song tình hình tai nạn
3


giao thông vẫn xảy ra. Tại huyện Ngọc Lặc và địa phương xã Lam Sơn cũng là

một nơi mà có nhiều vụ tai nạn xảy ra thường xuyên, đặc biệt trên tuyến đường
giao nhau giữa đường Quốc lộ 516B và tuyến đường hành lang kênh mương
Cửa Đạt thuộc Thôn Trung Tâm.
2.2.2. Vài nét về đặc điểm địa phương:
Xã Lam Sơn mới được thành lập vào năm 2004, tiền thân là thị trấn nông
trường Lam Sơn. Diện tích tự nhiên là: 1258,42 ha Tổng số hộ: 1239 hộ; Tổng
số dân: 4869 người. Tỉ lệ sinh: 1.0. Toàn xã có 8 thôn, chủ có 2 dân tộc: Kinh và
Mường sinh sống. Kinh tế trọng yếu của người dân là trồng cây mía đường, cao
xu và chăn nuôi gia súc, gia cầm... Nhìn chung đời sống nhân dân ổn định và
đang trên đà phát triển. Hệ thống giáo dục địa phương hiện nay gồm 1 trường
THCS, 1 trường Tiểu học và 1 trường Mầm non.
Địa phương có quốc lộ 516 B đi qua, xuyên suốt từ Thôn 7 qua Thôn 12,
Thôn Trụ Sở; Thôn Trung Tâm. Địa bàn rộng, đường giao thông nhiều đường
gấp khúc quanh co, nhiều đoạn hư hỏng nặng chưa được nâng cấp như đoạn
đường từ Thôn 9 đến Thôn Trung Tâm, Hệ thống đường liên thôn được bê tông
hóa tương đối đảm bảo ở cả 7 Thôn của xã (Trừ Thôn 5), cả ba trường học
(MN,TH, THCS) đều nằm dọc theo đường nhánh nối với quốc lộ 516B, do vậy
việc tham gia giao thông của người dân cũng như của học sinh trên địa bàn xã
gặp không ít khó khăn, nhất là về mùa thu hoạch mía, xe trọng tải chở mía qua
lại rất nhiều.
2.2.3. Vài nét về tình hình nhà trường:
Trường tiểu học Lam Sơn có 2 điểm trường, 1 điểm chính đặt tại khu
Thôn Trụ Sở, một điểm lẻ đặt tại khu Thôn 6. Năm học 2018 - 2019 trường có
15 lớp với tổng số 402 học sinh, huy động 100% trẻ trong độ tuổi trên địa bàn
đến trường, ngoài ra trường còn thu hút được gần 100 học sinh từ các xã lân cận
đến học tại trường. Nhà trường đã tổ chức cho 7/15 lớp học 2 buổi/ ngày 8/15
lớp được học tăng buổi.
* Đối với Đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viên: Nhà trường có tất cả 22 đồng
chí. Trình độ đào tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cụ thể như
sau: Đại học: 13 đ/c, Cao đẳng: 4 đ/c, THSP: 5 đ/c. Tuổi đời trung bình: 40.

Giáo viên trực tiếp giảng dạy là 19 đồng chí, trong đó có 1 GV Tiếng anh dạy
liên trường, 1 GV Thể dục, 1 GV dạy Hát nhạc, 16 GV văn hóa. Ban giám hiệu
nhà trường có 2 đồng chí trẻ, khoẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, làm việc có
trách nhiệm và luôn đoàn kết. Đội ngũ giáo viên trong trường luôn tận tình với
công việc, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,
Luôn có ý thức chấp hành tốt trật tự an toàn giao thông. Song bên cạnh đó vẫn
4


còn một số giáo viên nắm kiến thức về luật giao thông còn lơ mơ, ý thức chấp
hành còn hời hợt, đội mũ bảo hiểm chưa đảm bảo quy chuẩn...
* Đối với học sinh và phụ huynh: Năm học 2018-2019 nhà trường có 402 học
sinh được học ở 2 khu, với tổng số 15 lớp, trong đó Khối 1: 112 em, Khối 2: 83
em, Khối 3: 75 em, Khối 4: 69 em, Khối 5: 63 em. Toàn trường có 88 học sinh
dân tộc. Học sinh đi đến trường có những em phải đi đoạn đường tương đối xa
và đi qua con đường Quốc lộ 516 B (HS Thôn 7) số phương tiện giao thông đi
lại nhiều nhất là mùa thu hoạch mía và dứa. Nhìn chung các em đều ngoan, có ý
thức trong học tập. Tuy nhiên một số học sinh con nhà thuần nông, điều kiện
kinh tế gia đình còn quá khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa ở vói ông bà… nên việc
quan tâm đến việc học cũng như đưa đón hoặc mua sắm phương tiện đến trường
của một số em chưa được tốt, đa số học sinh lớp 4, 5 phải tự đi học không có bố
mẹ đưa đến trường. Một số phụ huynh thường xuyên đưa đón con em đi học
song chưa chấp hành tốt việc đội mũ bảo hiểm, thường xuyên đỗ xe chưa đúng
quy định gây ắc tắc giao thông trước cổng trường nhất là giờ tan học.
* Tình hình cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo đầy đủ cho
việc dạy và học. Trường có 2 khu. Khu chính có 11 phòng học kiên cố, khu
Thôn 6 có 4 phòng học kiên cố. Thiết bị dạy và học đang được bổ sung để phục
vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhà trường đạt chuẩn Quốc gia
mức độ 1 năm 2011 và đã được Sở GD&ĐT Thanh Hóa về kiểm tra công nhận
lại sau 5 năm vào tháng 4 năm 2018.

2.3. Kết quả của thực trạng trên:
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục cuối năm học có chuyển biến.
Việc duy trì sĩ số hàng năm đạt 100%. Học sinh đến trường bằng xe đạp khoảng
gần 35%, số còn lại là các em đi bộ và một số được bố mẹ đưa đến trường. Giáo
viên 22/22 đồng chí đến trường bằng xe máy. Khoảng cách từ nhà đến trường
của một số giáo viên phải đi qua tuyến quốc lộ 15A đông người qua lại, cũng
như của một số học sinh phải đi tương đối xa và phải đi qua đường nhiều tuyến
giao thông cong co và tuyến đường giao thông Quốc lộ 516 B giao nhau qua
tuyến kênh mương Cửa Đạt. Đặc biệt dọc trên tuyến đường có nhiều xe chở mía
về công ty mía đường Lam Sơn, do vậy xe tải chở mía qua lại nhiều.
Chính quyền địa phương chưa thực hiện triệt để về đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. Một số phụ huynh
đưa đón con em đi học cũng chưa chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông bằng xe mô tô, đỗ xe chờ đón con em tại cổng trường không đúng quy
định gây ùn tắc giao thông tại cổng trường thường xuyên. Một bộ phận phụ
huynh và giáo viên tham gia giao thông có đội mũ bảo hiểm nhưng mũ chưa
5


đảm bảo chất lượng và đội chưa đúng quy cách, đội mũ chỉ để đối phó là chủ
yếu.Tình hình học sinh đến trường bằng xe đạp vẫn còn dàn hàng hai, hàng ba,
lạng lách đánh võng... học sinh đi bộ đi chưa đúng làn đường, sang đường chưa
quan sát... Theo thống kê của Ban công an xã, trong năm 2018 trên địa bàn xã
xảy ra 9 vụ tai nạn giao thông trong đó chết 1 người, bị thương 14 người (Trong
đó có 01 HS Lớp 4ª trường Tiểu học Lam Sơn bị gãy tay phải bó bột vào tháng 6
năm 2018). 3 tháng đầu năm 2019 cũng đã sảy ra 3 vụ TNGT làm bị thương 4
người.
2.4. Các giải pháp tổ chức thực hiện:
Với những tình trạng thực tế nêu ở trên, tôi đã thực hiện các giải pháp để
tổ chức chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và tuyên truyền cho phụ

huynh nhà trường nâng cao kiến thức và thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông
trong năm học 2018-2019 cụ thể như sau:
Giải pháp thứ Nhất: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện trật tự an toàn giao
thông cấp trường.
- Tham mưu cho Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực
hiện an toàn giao thông và công khai cho các thành viên trong trường cùng biết.
Ngoài ra, Trưởng ban phân công cụ thể cho từng thành viên và định hướng
những việc làm cụ thể trong quá trình thực hiện trật tự an toàn giao thông cho
bản thân cũng như các thành viên trong gia đình. Ban chỉ đạo thực hiện trật tự an
toàn giao thông có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và chỉ đạo
thực hiện kế hoạch, ngoài ra còn làm công tác tuyên truyền đến cán bộ giáo
viên, học sinh và các thành viên trong gia đình thực hiện và chấp hành tốt Luật
an toàn giao thông. Thành phần Ban thực hiện an toàn giao thông bao gồm có
Hiệu trưởng là Trưởng ban; Phó hiệu trưởng và Chủ tịch công đoàn là phó ban
và các thành viên khác là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn; trưởng các đoàn thể
trong trường và một số học sinh có năng lực tuyên truyền ở khối 4-5 ( Nên chọn
học sinh đại diện theo đơn vị thôn xóm để tiện việc giám sát theo dõi). Số lượng
các thành viên của Ban phụ thuộc vào quy mô của nhà trường, nếu trường dưới
18 lớp có thể thành lập 11 thành viên, nếu trên 18 lớp có thể thành lập 15 thành
viên trở lên. Những thành viên của Ban thực hiện an toàn giao thông là những cá
nhân có kiến thức về Luật an toàn giao thông, có uy tín trong trường, có tinh
thần trách nhiệm cao và làm tốt công tác động viên, tuyên truyền.
- Bồi dưỡng kiến thức về an toàn giao thông cho các thành viên ban chỉ
đạo cấp trường: Các thành viên ban chỉ đạo là kiêm nhiệm, bản thân họ là những
cán bộ, giáo viên, học sinh đôi khi cũng chưa nắm vững được những kiến thức
về an toàn giao thông. Vì vậy Tôi đã po to tài liệu về Luật giao thông đường bộ;
6


các tài liệu liên quan đến luật giao thông phù hợp phát cho các thành viên

nghiên cứu, ngoài ra tôi còn tải trên internet 300 câu hỏi về Luật an toàn giao
thông dành cho học sinh tiểu học, tham khảo các câu hỏi trong phần thi kiến
thức của các cuộc thi An toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học trong tỉnh,
để gửi vào gmail cho từng giáo viên và po tô cho học sinh là thành viên ban chỉ
đạo tự nghiên cứu để trang bị thêm kiến thức. Tổ chức chỉ đạo các tổ chuyên
môn lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chuyên môn để tham khảo những văn bản
hướng dẫn của các cấp, những điều trong văn bản Luật giao thông; Cập nhật các
vụ tai nạn giao thông và nguyên nhân sảy ra để mọi người cùng rút kinh
nghiệm...Trong phần này chúng tôi cũng đã giúp các thành viên trong Ban thực
hiện an toàn giao thông và giáo viên chủ nhiệm lớp hiểu rõ được đặc điểm tình
hình giao thông trên địa bàn xã, địa bàn huyện, địa bàn tỉnh và cả nước, để từ đó
có những đề xuất biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông trong đơn vị. Qua đó,
các thành viên còn hiểu rằng việc thực hiện an toàn giao thông là nghĩa vụ của
tất cả mọi người chứ không riêng một cá nhân hay một tổ chức nào.
- Chỉ đạo Tổng phụ trách Đội; Tổ chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm lớp
phối hợp: Xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa và triển khai thực hiện
nghiêm túc, hiệu quả, có ý nghĩa giáo dục cao. Phối hợp với chuyên môn và
Ban chủ nhiệm câu lạc bộ nhà trường để thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu
quả các hoạt động lồng ghép với tổ chức giao lưu các câu lạc bộ học sinh các
khối lớp dưới hình thức rung chuông vàng xen kẽ các câu hỏi về Luật Giao
thông đường bộ, đường thủy dành cho HS tiểu học vào nội dung giao lưu ngoài
trời dưới quy mô toàn trường và từng khối lớp; thường xuyên nhắc nhở các em
thực hiện tốt việc an toàn giao thông vào các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp
đối với giáo viên chủ nhiệm… hoặc một số lưu ý khi tham gia giao thông trên
các con đường có nhiều ngõ ngách, ngoằn ngoèo, đường đất, đường giao nhau...
Giải pháp thứ Hai: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện an toàn giao thông;
Kế hoạch chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và tích hợp
nội dung tích hợp giáo dục an toàn giao thông vào các môn học
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện: Đây là một giải pháp quan trọng
nhất trong việc thực hiện nâng cao kiến thức về an toàn giao thông cho cán bộ

giáo viên và học sinh, bởi vì muốn thực hiện được cần phải có kế hoạch cụ thể
và các biện pháp thực hiện phù hợp. Ngoài ra giúp cho Ban thực hiện an toàn
giao thông cũng như cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường định hướng được
những việc cần thực hiện để nâng cao kiến thức về an toàn giao thông. Muốn
thực hiện được một công việc gì thì trước hết chúng ta cần xây dựng cho được
kế hoạch hoạt động của Ban theo kế hoạch Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
7


và theo những tháng cao điểm trong năm học. Để kế hoạch nâng cao kiến thức
về an toàn giao thông cho giáo viên và học sinh mang tính khả thi thì chúng tôi
đã tiến hành thực hiện theo nhiều hình thức như tổ chức trò chơi, tham gia đóng
tiểu phẩm, đố vui, tổ chức thi tìm hiểu kiến thức về An toàn giao thông cấp
trường, hoạt động lồng ghép với tổ chức giao lưu các câu lạc bộ học sinh các
khối lớp dưới hình thức rung chuông vàng…Để tổ chức thành công các buổi
hoạt động ngoại khóa về trật tự an toàn giao thông có hiệu quả cần: Xây dựng kế
hoạch cụ thể, chuẩn bị trang thiết bị cho buổi hoạt động tập thể, có kinh phí
khen thưởng cho cá nhân hoặc tập thể có thành tích.
Trong thời gian qua chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi hoạt động tập thể
dành riêng cho Chủ đề “An toàn giao thông” và hoạt đông lồng ghép với tổ chức
giao lưu các câu lạc bộ học sinh các khối lớp dưới hình thức Rung chuông vàng.
Hình ảnh tổ chức lồng ghép Giao lưu Câu lạc bộ dưới hình thức rung
chuông vàng của nhà trường trong năm học 2018-2019

Hình ảnh tổ chức lồng ghép, các trò chơi trong các tiết hoạt động giáo dục
NGLL của nhà trường trong năm học 2018-2019

Tăng cường chỉ đạo giáo viên nghiên cứu chương trình dạy học trong năm
để lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục An toàn giao thông vào các môn học phù
hợp nhất, hiệu quả nhất. Thực hiện nghiêm túc tài liệu giáo dục an toàn giao

thông dành riêng cho các khối lớp. Xen kẽ trong các tiết hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp. Tăng cường cho học sinh thực hành trãi nghiệm về tham gia
giao thông an toàn ngoài sân trường qua đó giúp các em hiểu sâu thêm kiến thức
và biết thực hiện tốt Luật giao thông. Ngoài ra, khuyến khích giáo viên ứng
dụng tốt công nghệ thông tin để khai thác các hình ảnh, các quy định về Luật
giao thông; cập nhật các nguyên nhân gây tại nạn giao thông trên intornet để
cung cấp hình ảnh cho học sinh để qua đó giáo dục các em có ý thức thực hiện
và phòng tránh rủi ro cho bản thân và tuyên truyền cho mọi người xung quanh.
Hình ảnh tiết học An toàn giao thông giáo viên sử dụng công nghệ thông tin
để giúp học thực hành bổ sung kiến thức về Luật giao thông

8


Giải pháp thứ Ba: Làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho
cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh trong toàn trường về vị
trí và tầm quan trọng của việc chấp hành Luật an toàn giao thông.
Ngay từ đầu năm học, qua các buổi hội họp, sinh hoạt chuyên môn, họp phụ
huynh, chúng tôi đã dành một khoảng thời gian cho việc triển khai đến cán bộ,
giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh nắm được các văn bản của các cấp về
lĩnh vực an toàn giao thông. Các văn bản như: Luật an toàn giao thông; Đề án
3980 của UBND tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017- 2020”; Thực hiện Kế hoạch số
143/ KH-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2018 của UBND huyện Ngọc Lặc; Kế
hoạch số 21/GD&ĐT ngày 13 tháng 12 năm 2018 của trưởng phòng Giáo dục
huyện Ngọc Lặc; các thông tin an toàn giao thông trên cả nước, trên địa bàn xã
nhà. Duy trì xuyên suốt cả năm học dưới nhiều hình. Ngoài ra, chỉ đạo các tổ
khối chuyên môn và các đoàn thể trong nhà trường để cùng theo dõi đôn đốc,
động viên để cho mọi thành viên trong tổ chức mình đều nắm được và cùng thực
hiện. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tuyên truyền cho học sinh và
phụ huynh thực hiện đúng Luật giao thông; Khuyến khích giáo viên tự tìm hiểu

thêm kiến thức An toàn giao thông cấp Tiểu học để năm chắc và hướng dẫn học
sinh tìm hiểu và thực hiện.
- Tổ chức mít tinh phát động tháng cao điểm về an toàn giao thông; Tổ
chức lễ tưởng niệm về các nạn nhân chết vì tai nạn giao thông để tuyên truyền,
giáo dục ý thức cho mọi người cùng thực hiện tốt Luật an toàn giao thông phòng
tránh rủi ro cho bản thân mình và gia đình cũng như giảm gánh nặng cho xã hội.
Đây cũng là một trong những hình thức tuyên truyền rộng rãi nhất, có số lượng
người tham gia đông nhất và có tính tuyên truyền cao. Ngoài ra nhà trường còn
chỉ đạo các đoàn thể treo băng zôn, khẩu hiệu ở cổng trường, bảng tin...
Hình ảnh lễ phát động tháng cao điểm thực hiện An toàn giao thông của
nhà trường và Hướng dẫn học sinh đội mũ bảo hiểm đúng quy cách.

- Giao nhiệm vụ cho một thành viên trong Ban chỉ đạo luôn nắm bắt
thông tin về tình hình an toàn giao thông trong cả nước qua các phương tiện
thông tin đại chúng để cung cấp cho giáo viên và học sinh toàn trường vào sáng
thứ hai hàng tuần qua buổi sinh hoạt dưới cờ. Đây là một hình thức tuyên truyền
mà tôi thấy có hiệu quả rõ rệt nhất, học sinh đón nhận một cách tự giác nắm
vững các thông tin vừa được cung cấp, có lẽ đây là món ăn tinh thần không thể
thiểu được của cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường. Tuy nhiên để biện
9


pháp tuyên truyền này có hiệu quả thì người thuyết trình phải có năng lực thật
sự, tuyên truyền bằng nhiều cách, số liệu rõ ràng, chính xác, hình thức triển khai
phong phú, hấp dẫn. Nếu trong thời điểm đó tại địa phương có thông tin về tai
nạn giao thông thì cung cấp trước và điều quan trọng là rút ra được nguyên nhân
của vụ tai nạn để giáo viên và học sinh hiểu và rút kinh nghiệm cho bản thân
trong quá trình tham gia giao thông.
- Phát mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1; Phát động phong trào đội mũ bảo
hiểm đảm bảo chất lượng và đúng quy cách khi tham gia giao thông bằng

phương tiện xe mô tô 2 bánh: Bằng hình thức tuyên truyền qua đóng tiểu phẩm
hoặc giới thiệu những chiếc mũ đảm bảo quy chuẩn, cách cài quai mũ để giáo
viên và học sinh nắm được, với phương châm không có mũ bảo hiểm không đi
xe máy. Do đó mà khi phụ huynh đưa các em đến trường thì đã thực hiện đội mũ
bảo hiểm cho học sinh; Giáo viên khi tham gia giao thông bằng xe máy đã thực
hiện nghiêm túc việc đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên trong thực tế tại trường hiện
nay, khoảng 20% mũ bảo hiểm của giáo viên và học sinh không đảm bảo chất
lượng, không đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông khi bị tai nạn, số
mũ này chỉ là hình thức thời trang hoặc để đối phó nên nhà trường đang thực
hiện công tác tuyên truyền để giáo viên và học sinh thay mũ bảo hiểm đảm bảo
chất lượng mà hiện nay Bộ giao thông đang phát động, đến tháng 3 năm 2018,
100% giáo viên và học sinh sẽ đội mũ bảo hiểm đúng chất lượng.
- Tổ chức cho giáo viên và học sinh toàn trường viết cam kết không vi
phạm Luật an toàn giao thông trong suốt năm học. Tổ chức, chỉ đạo đội cờ đỏ
phối hợp với Ban chỉ đạo kiểm tra việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp
điện, xe gắn máy và chấp hành đảm bảo trật tự an toàn giao thông của học sinh
hàng ngày. Tổng hợp số lượt học sinh vi phạm và xếp loại các lớp vào buổi giao
ban. Hàng tuần đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm.Tuyên dương những
gương điển hình chấp hành tốt và chấn chỉnh những hành vi thực hiện chưa đảm
bảo trật tự an toàn giao thông trước cờ.
- Ban giám hiệu phải thực hiện tốt công tác kiểm tra: Kiểm tra việc soạn
bài tích hợp lồng ghép, kiểm tra giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,
kiểm tra dự giờ các tiết sinh hoạt lớp, các tiết dạy giáo dục An toàn giao thông
của Giáo viên chủ nhiệm lớp; Kiểm tra kế hoạch Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp cúng như việc thực hiện kế hoạch của Tổng phụ trách đội hàng tháng để
đánh giá kết quả, kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh…
10


- Phân công các thành viên là học sinh trong ban chỉ đạo về An toàn giao

thông giám sát việc tham gia giao thông trên đường của các học sinh từng thôn
để kịp thời phát hiện những học sinh đi xe đạp lạng lách, dàn hàng ngang, đi bộ
không đúng làn đường, sang đường không quan sát, ngồi trên xe máy không đội
mũ bảo hiểm… báo cáo kịp thời với ban chỉ đạo để có biện pháp khuyên răn,
ngăn chặn, tránh những rỉu ro có thể sảy ra.
- Gắn việc chấp hành Luật giao thông với việc bình xét thi đua khen
thưởng của giáo viên và học sinh vào cuối năm học.
Sau khi thực hiện biện pháp này, chúng tôi thấy hiệu quả rõ rệt. Đó là cán
bộ giáo viên, học sinh hiểu rõ được trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo
trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, bản thân họ hưởng ứng một cách nhiệt
tình và trở thành một phong trào rầm rộ trong nhà trường. Công tác này được
thực hiện một cách thường xuyên liên tục trong cả năm học.
Giải pháp thứ Tư: Phối hợp với chính quyền địa phương và phụ huynh học
sinh trong việc thực hiện đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Với địa phương: Khi có chiến dịch cao điểm, đề nghị địa phương bố trí
lực lượng cùng nhà trường tham gia tuyên truyền hoặc bổ sung cơ sở vật chất để
hạn chế việc xảy ra tai nạn giao thông trong nhà trường cũng như trên địa bàn
xã. Phối hợp với Ban chỉ đạo an toàn giao thông của nhà trường tăng cường
công tác chấn chỉnh mọi người trên địa bàn xã thực hiện Luật an toàn giao
thông, cán bộ địa phương phải thực sự gương mẫu chấp hành tốt Luật an toàn
giao thông.
- Với phụ huynh: Thông qua sổ liên lạc điện tử, thông qua các buổi họp
phụ huynh từng lớp và toàn trường, ban giám hiệu và giáo viên lồng ghép nội
dung tuyên truyền để phụ huynh nâng cao ý thức trách nhiệm, thường xuyên
quan tâm chăm lo phương tiện đến trường của học sinh như: Trước khi các cháu
đến trường phải kiểm tra chất lượng, độ an toàn của xe đạp cho các em. Dặn dò
các em đi đúng phần đường quy định, không lạng lách, đánh võng, đèo nhiều
người, không sang đường khi chưa quan sát, đi bộ đúng làn đường...Nếu phụ
huynh đưa con đến trường bằng xe máy thì cả phụ huynh và học sinh phải đội
mũ bảo hiểm đúng quy cách và đảm bảo chất lượng; Khi chờ đón học sinh ngoài

cổng trường phải chấp hành dừng đỗ xe đúng vị trí, địa điểm quy định, tránh
việc ùn tắc giao thông trước cổng trường. Việc phối hợp này có hiệu quả thì đã
giúp cho nhà trường một phần trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh khi đến
11


trường, qua đó còn tuyên truyền, giáo dục mọi người nâng cao ý thức chấp hành
đúng Luật an toàn giao thông.
Giải pháp thứ Năm: Đánh giá tổng kết, tuyên dương khen thưởng và tổ chức
rút kinh nghiệm.
Sau một năm triển khai và thực hiện, Ban chỉ đạo an toàn giao thông của
nhà trường báo cáo kết quả thực hiện trong một năm học và gắn với tuyên
dương, khen thưởng những cá nhân và tập thể chấp hành tốt quy định về an toàn
giao thông trong bình xét thi đua cuối năm. Hiện tại biện pháp này tôi chưa thực
hiện mà đang là kế hoạch sẽ triển khai trong thời gian cuối tháng 5. Là giải pháp
cuối cùng song nó có vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt phong trào này
vì có nhận xét, đánh giá, tổng kết, tuyên dương thì mới rút ra được bài học kinh
nghiệm những điều đã làm tốt, chưa làm được, nguyên nhân...Từ đó tiếp tục xây
dựng kế hoạch thực hiện trong thời gian tiếp theo với những giải pháp phù hợp
hơn, hiệu quả hơn, bởi vì thực hiện đảm bảo trật tự an toàn giao thông là thực
hiện cả đời, nâng cao văn hóa giao thông là giữ an toàn cho bản thân và cho mọi
người.
Đây cũng chính là một biện pháp tạo động lực thi đua, khích lệ tinh thần
cho giáo viên và học sinh. Tuy nhiên muốn có hiệu quả tốt thì Hiệu trưởng phải
thực hiện tốt việc tổ chức, đánh giá tổng kết, tuyên dương, khen thưởng, nhận
xét, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt phát động phong trào thi đua để cán bộ, giáo
viên và học sinh nghiêm túc thực hiện, tạo thói quen phải duy trì được việc làm
này trong suốt năm học và các năm học tiếp theo.
2.5. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
Với những giải pháp trong quá trình chỉ đạo thực hiện tại trường Tiểu học

Lam Sơn từ đầu năm học cho đến nay bước đầu đã thu được kết quả đáng khích
lệ. Cụ thể:
- 100% cán bộ giáo viên và học sinh toàn trường cơ bản đã nắm chắc kiến
thức về Luật giao thông; thực hiện đúng bản cam kết từ đầu năm học không vi
pham trật tự an toàn giao thông;
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh nhà trường
đã nâng cao được ý thức chấp hành và hưởng ứng một cách nhiệt tình, trách
nhiệm, hầu hết các thầy cô, học sinh và phụ huynh đều hiểu và tự giác chấp hành
nghiêm chỉnh Luật an toàn giao thông. Tính đến nay nhà trường chưa sảy ra vụ
tai nạn giao thông nào. Khi tham gia giao thông các thầy cô, phụ huynh, học
sinh đều đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, học sinh không còn tình trạng đi xe
12


đạp hàng đôi hàng ba và các em đã có ý thức đi đúng lề đường bên phải; đi bộ
đúng làn đường và quan sát kĩ trước khi sang đường. Tuy nhiên cho đến bây giờ
một số ít phụ huynh chờ đón học sinh vẫn còn đậu xe trước cổng trường chưa
đúng quy định, tôi đã có kế hoạch tiếp tục tuyên truyền để phụ huynh hiểu và
chấp hành.
- Kết quả đáng khích lệ hơn hết đó là học sinh trong toàn trường đã được
trang bị kiến thức về Luật an toàn giao thông thể hiện qua việc tham gia Hội thi
An toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học cấp huyện, đội tuyển học sinh
nhà trường tham gia và đạt giải Nhất toàn huyện; Nhà trường Có 3/10 học sinh
được chọn vào đội tuyển dự thi An toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học
cấp Tỉnh; có 01 em đạt giả Nhất; 1 em đạt giải Ba và 01 em đạt giải Khuyến
khích phần thi kiến thức về Luật an toàn giao thông, đóng góp thành tích đáng tự
hào vào thành tích chung của huyện Ngọc Lặc đạt giải Nhất toàn tỉnh.
- Phong trào này đã được lan tỏa sâu rộng đến một bộ phận nhân dân
trong địa bàn xã và phụ huynh học sinh trong trường. Thể hiện rõ trong công tác
tuyên truyền của nhà trường, trong việc phối hợp thực hiện của Ban chỉ đạo

và các đoàn thể chính quyền địa phương.
Đây cũng là thành quả đáng khích lệ song không phải vì thế mà hài lòng
buông lơ việc thực hiện trật tự an toàn giao thông, mà cần đưa phong trào này
được nhân rộng và phát triển hơn nữa.
Ảnh chụp học sinh nhà trường tham gia và đạt giải Nhất hội thi
An toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học cấp Huyện.

Ảnh chụp học sinh nhà trường tham gia và đạt giải Nhất hội thi An
toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học cấp Tỉnh.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới của đất nước, trong sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa, đòi hỏi phải có những con người năng động, tự chủ,
sáng tạo và thể hiện là người có văn hóa giao thông. Vì vậy việc đào tạo thế hệ
trẻ thành những con người theo mục tiêu giáo dục đề ra là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân, nhưng trước hết là của ngành giáo dục. Phải tạo ra bước chuyển
biến căn bản từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp giáo dục để đưa chất lượng
13


giáo dục ngày một nâng cao. Muốn vậy người quản lí cần phải năng động, sáng
tạo, dám nghỉ, dám làm, giám chịu trách nhiệm trong công việc của mình.
Sau một thời gian áp dụng thực hiện những giải pháp trên trong việc nâng
cao kiến thức về an toàn giao thông cho giáo viên và học sinh trường Tiểu học
Lam Sơn, kết quả nêu trên cho thấy giáo viên, học sinh của nhà trường không
những nắm chắc kiến thức về An toàn giao thông mà việc chấp hành trật tự an
toàn giao thông cũng được nâng lên rõ rệt và cũng từ đó mà chất lượng giáo dục
của trường ngày càng được khẳng định, nó đã trở thành một việc làm không thể
thiếu và đã trở thành thói quen của thầy và trò. Các hoạt động của nhà trường đi

vào ổn định; Không có giáo viên vi phạm trật tự an toàn giao thông bị các lực
lượng chức năng phạt hoặc bị tai nạn; Học sinh được bố mẹ đưa đến trường đã
tham gia đội mũ bảo hiểm; Số học sinh tự đi xe đạp đến trường đã thực hiện
đúng phần đường bên phải, không đi hàng đôi, hàng ba, lạng lách, đánh võng; đi
bộ đúng làn đường...
Tuy kết quả đạt được về đảm bảo an toàn giao thông của nhà trường trong
năm học vừa qua đã tốt nhưng không phải vì thế mà tôi bằng lòng với thực tại vì
thực hiện an toàn giao thông là thực hiện liên tục, thực hiện trong suốt thời gian
và địa điểm khi tham gia giao thông, do đó trong thời gian tiếp theo chúng tôi
tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lí của mình đặc biệt là không ngừng chỉ đạo
nâng cao kiến thức về an toàn giao thông cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học
sinh để góp phần nhỏ bé vào công tác đảm bảo an toàn giao thông của địa
phương Lam Sơn cũng như của huyện nhà trong tình hình hiện nay.
3.2. Kiến Nghị:
Để cho công tác thực hiện trật tự an toàn giao thông có hiệu quả và có tính
bền vững thì các cấp chính quyền các ban ngành chuyên môn cùng bắt tay thực
hiện một cách đồng bộ về công tác tuyên truyền giáo dục ngăn ngừa tai nạn giao
thông cho các cá nhân và tập thể. Muốn vậy cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Muốn cho học sinh có kiến thức về giao thông thì trước tiên các nhà quản lý
phải khuyến khích, tạo điều kiện về phương tiện và thời gian để đội ngũ giáo
viên tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nắm vững Luật an toàn giao thông và thực
hiện tốt, bởi lẽ giáo viên là người trực tiếp giáo dục và tuyên truyền đến học
sinh, hơn thế nữa giáo viên luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Hiệu trưởng phải theo dõi về đôn đốc việc thực hiện các hoạt động về an
toàn giao thông, cương quyết coi đây là một tiêu chí đánh giá thi đua của tập thể,
cá nhân trong nhà trường. Có như vậy mới có duy trì được công tác này và là cơ
sở, tiền đề để giúp học sinh có được nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an
toàn, văn minh của một người công dân tương lai.
- Hiệu trưởng phải làm tốt công tác phối hợp với Chính quyền và các đoàn
thể địa phương để làm tốt công tác tuyên truyền và triển khai công tác đảm bảo

trật tự an toàn giao thông.
14


- Để đạt được mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và
giúp giáo viên, học sinh trong trường có kiến thức về trật tự an toàn giao thông,
người Hiệu trưởng phải chỉ đạo tốt các hoạt động giáo dục, trong đó cần chú ý
đến thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân được rút ra sau một năm
thực hiện trong quá trình quản lý tại trường Tiểu học Lam Sơn, tôi đã mạnh dạn
đưa ra để các đồng nghiệp tham khảo và vận dụng với mục đích góp phần nhỏ
bé của mình vào công cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục; Đào tạo ra
những chủ nhân tương lai của đất nước có văn hóa giao thông. Tuy nhiên thời
gian và kinh nghiệm còn ít xin được tiếp thu những ý kiến đóng góp của các cấp
quản lí giáo dục cũng như của đồng nghiệp để của bản thân ngày càng tiến bộ
cũng như công tác quản lý, chỉ đạo về An toàn giao thông của nhà trường được
hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Lam Sơn, ngày 16 tháng 4 năm 2019
Tôi xin xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN

Nguyễn Đức Trọng
Nguyễn Thị Thủy

15




×