Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Quản lí và chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.1 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

QUẢN LÍ VÀ CHỈ ĐẠO
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

Người thực hiện: Phạm Thị Mai Hoa
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Điện Biên 1
SKKN thuộc lĩnh mực: Quản lí

THANH HOÁ NĂM 2016

1


MỤC LỤC
Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.3.


1
2.3.
2
2.3.
3
2.3.
4
2.3.
5
2.4
3
3.1
3.2

Nội dung
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của việc đổi mới “Sinh hoạt chuyên môn”
Thực trạng việc “Sinh hoạt chuyên môn” ở các trường Tiểu
học hiện nay
Các giải pháp nhằm đổi mới sinh hoạt chuyên môn
Đổi mới việc lập kế hoạch năm học

Trang
1
1

1
2
2
2
2
3
4
4

Đổi mới việc sinh hoạt chuyên môn tại các tổ

5

Nâng cao hiệu quả việc dự giờ của giáo viên

6

Tổ chuyên môn tự xây dựng chuyên đề chuyên môn cho tổ

9

Làm phong phú các hình thức sinh hoạt chuyên môn

11

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị


15
16
19
19

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng về “Đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng với thời
đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì
việc cần làm ngay đó chính là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên. Việc
sinh hoạt chuyên môn ở các nhà trường luôn giúp cán bộ giáo viên bồi dưỡng, cập
nhật các kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, giúp giáo viên nâng cao tay
nghề
Sinh hoạt chuyên môn không chỉ giúp mỗi giáo viên nâng cao năng lực
chuyên môn cho bản thân mà sinh hoạt chuyên môn còn là môi trường để tình đồng
nghiệp nảy nở và phát triển, giúp họ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác; hình thành môi
trường học tập tốt đẹp cũng như truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của nhà
trường.
Hiện nay tại các trường Tiểu học, việc sinh hoạt chuyên môn vẫn còn hình
thức. Sinh hoạt chuyên môn chưa thực sự khơi dậy lòng ham mê học hỏi, khám phá
của cán bộ giáo viên, và mỗi giáo viên chưa coi sinh hoạt chuyên môn là nhu cầu
của bản thân, chính vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục
còn nhiều hạn chế.
Sinh hoạt chuyên môn tại các nhà trường Tiểu học đang được đặc biệt quan
tâm và được chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch 80/KH-BGDĐT ngày 25 tháng 2 năm

2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nâng
cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong các trường phổ thông và các trung tâm
giáo dục thường xuyên. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực quản lí cho cán bộ
quản lí giáo dục và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên nhằm tạo chuyển biến
mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh. Đây là việc cần
làm ngay trong mỗi nhà trường Tiểu học.
Để sinh hoạt chuyên môn trở thành nhu cầu thực sự của mỗi cán bộ giáo
viên, để mỗi hình thức sinh hoạt chuyên môn luôn bổ ích, thực sự đem lại hiệu quả
trong việc bồi dưỡng đội ngũ thì việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn là việc làm vô
cùng cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng.
Là một Hiệu trưởng trường Tiểu học, luôn mong muốn đổi mới công tác
quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nên tôi lựa chọn đề tài:
“Quản lý và chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường Tiểu học ” để
nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại tại các trường Tiểu học theo hướng nâng
cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực quản lí cho
cán bộ quản lí giáo dục và nâng cao năng lực cho giáo viên nhằm tạo chuyển biến
mạnh mẽ về chất lượng đội ngũ và hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.
3


“Đổi mới sinh hoạt chuyên môn” là việc làm cần thiết đối với mỗi nhà
trường nói chung và nhà trường Tiểu học nói riêng. Đối với mỗi cán bộ quản lí thì
tổ chức đổi mới sinh hoạt chuyên môn là trách nhiệm. Bản thân là người quản lí, tôi
thấy rõ tầm quan trọng trong việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn vì thế tôi đã chọn
đề tài “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn” để nghiên cứu và thực hiện nhằm thực hiện
tốt vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của người quản lí trong việc quản lí chuyên môn,
từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

Trong khuôn khổ thời gian có hạn, tôi chỉ xin tập trung vào nghiên cứu sự
đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn tại trường Tiểu học (một số hình thức sinh
hoạt chuyên môn, một số nét đổi mới ở các khâu sinh hoạt chuyên môn)
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, bản thân tôi đã sử
dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới “Sinh hoạt chuyên môn”
Không có thầy giỏi thì không có trò giỏi, đó là chân lý không thể chối cãi
được. Thiên chức của người thầy không phải là người sáng tạo ra chân lý mà là
người giúp học trò của mình tái tạo lại chân lý mà các nhà khoa học đã khám phá.
Tri thức là của nhân loại, được đúc kết và lưu giữ vào sách giáo khoa, vào tài liệu.
Người thầy chính là cầu nối giữa tri thức nhân loại với người học. Cầu nối đó gần
hay xa, dễ hay khó là tùy thuộc vào năng lực và phẩm chất của người thầy. Vì vậy,
đức độ, tài năng là những giá trị nhân cách của người thầy luôn phải được rèn giũa,
nâng cao để đáp ứng được với trình độ phát triển của người học cũng như theo kịp
với yêu cầu xã hội. Điều đó cũng đồng nghĩa với nhiệm vụ của người thầy là phải
thường xuyên trau dồi, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học trò. Dạy trò cách tư duy, cách giải
quyết một vấn đề khoa học. Kiến thức luôn cập nhật, lượng thông tin bùng nổ ngày
càng nhiều trong khi đó thời gian lên lớp của thầy chỉ có giới hạn. Vì thế, dạy cho
trò cách tìm kiếm tri thức là một yêu cầu tất yếu cũng như muốn mình không bị tụt
hậu, yếu kém.
Người thầy ngày nay được ví như trọng tài, quân sư, là người tổ chức, điều
khiển trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, người thầy không thể trung thành với
những phương tiện truyền thống mà phải kế thừa, vận dụng, sáng tạo làm chủ khoa

học công nghệ, phương tiện dạy học để có thể truyền tải nội dung một cách nhanh
nhất và hiệu quả nhất.
4


Vì vậy việc người thầy mỗi ngày trau dồi kiến thức để trở thành người thầy
giỏi để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường là việc cần
thiết. Việc sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học chính là góp phần nâng cao
chất lượng đội ngũ người thầy, là diễn đàn để mỗi người thầy thể hiện năng lực,
học hỏi, trao đổi cùng đồng nghiệp.
Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động cần thiết và quan trọng trong nhà trường
tiểu học, chính vì vậy mà Bộ GD&ĐT đã triển khai kế hoạch số 80 KH-BGDĐT
ngày 25 tháng 2 năm 2014 về “Tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn
trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên”
Việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm đổi mới để đảm bảo cho tất cả học
sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến
khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học
tập. Đồng thời tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ
năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp,
kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
Các kĩ năng sư phạm của cán bộ quản lí, của giáo viên được khẳng định thông qua
sinh hoạt chuyên môn như:
- Kĩ năng xây dựng kế hoạch/nội dung/chủ đề/chuyên đề sinh hoạt chuyên
môn.
- Kĩ năng chủ trì, điều hành thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn.
- Kĩ năng chia sẻ, trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn.
- Kĩ năng chia sẻ, trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn qua mạng Internet.
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà
trường. Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: cải thiện mối
quan hệ giữa Ban giám hiệu với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với

học sinh và học sinh với học sinh; tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ,
thân thiện cho tất cả mọi người.
Việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn kịp thời tháo gỡ những khó khăn về đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới các hoạt động đánh giá học sinh,... cho giáo
viên, tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng
góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2.2. Thực trạng việc “Sinh hoạt chuyên môn” ở các trường Tiểu học hiện nay
Theo Điều lệ trường Tiểu học, tổ chức sinh hoạt chuyên môn được thực hiện
2 tuần/lần. Việc sinh hoạt chuyên môn ở nhà trường Tiểu học hiện nay chủ yếu vẫn
mang nặng tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Thực tế như sau:
- Đối với cán bộ quản lí chỉ đạo: Triển khai các văn bản chỉ đạo về chuyên
môn, tiếp thu và triển khai các chuyên đề chuyên môn (phối hợp với giáo viên cốt
cán). Lên kế hoạch kế hoạch chuyên môn và triển khai đến các tổ chuyên môn.
- Đối với các tổ chuyên môn: Tiếp thu việc triển khai các văn bản về chuyên
môn do cấp trên hoặc nhà trường tổ chức. Triển khai, học tập các chỉ thị nghị quyết
5


có liên quan đến ngành giáo dục. Tập huấn phương pháp dạy học, thảo luận về
chương trình giảng dạy, các tin tức, sự kiện mới liên quan đến kiến thức giảng dạy,
…Tổ trưởng điều hành việc sinh hoạt chuyên môn theo các thao tác lặp lại như:
đánh giá nhận xét quá trình hoạt động trong tuần, triển khai công việc trong thời
gian tới (theo nhiệm vụ nhà trường đã phổ biến), ghi chép lại những nội dung
chuyên môn được nhà trường triển khai, thống nhất hình thức, phương pháp giảng
dạy ở một số tiết dạy khó, thống nhất lịch bù bài ở những ngày nghỉ lễ,….
- Giáo viên: Chủ yếu là lắng nghe và thực hiện
Hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, chưa đi sâu vào
chất lượng dẫn đến chất lượng đội ngũ không được cải thiện nhiều, giáo viên thụ
động, không phát huy hết năng lực. Các vấn đề đổi mới về chuyên môn chưa được
ngấm sâu và thực hiện một cách hiệu quả.

Trước thực trạng sinh hoạt chuyên môn ở các trường Tiểu học như trên, bản
thân là người quản lí, tôi luôn trăn trở để đổi mới sinh hoạt chuyên môn góp phần
vào nâng cao chất lượng đội ngũ từ đó nâng cáo chất lượng giáo dục trong nhà
trường.
2.3. Các giải pháp nhằm đổi mới sinh hoạt chuyên môn
2.3.1. Đổi mới việc lập kế hoạch năm học
Trong quản lý trường học, kế hoạch năm học được xem như là một cương lĩnh
hoạt động trong năm học của nhà trường. Để các hoạt động trong nhà trường đạt
hiệu quả cao, các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch thì việc đầu tiên là cần xây
dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường của địa phương, có
tính khả thi cao. Muốn có được kế hoạch phù hợp thì cần huy động được trí tuệ của
tập thể trong quá trình xây dựng. Việc xây dựng kế hoạch năm học là rất quan trọng
trong nhà trường trước thềm năm học mới.
Hình thức cũ: Thường thì việc lập kế hoạch do cán bộ quản lí nhà trường dựa
trên nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, các công
văn hướng dẫn của có liên quan như tài chính, các tổ chức xã hội, dựa trên điều
kiện thực tế của nhà trường, của địa phương, dựa vào kết quả năm học trước,…để
lập kế hoạch năm học. Sau khi lập kế hoạch năm học, nhà trường gửi về các tổ khối
để các tổ khối bổ sung nhưng việc bổ sung thường là rất ít, chủ yếu là đề xuất chỉ
tiêu phấn đấu của tổ.
Ưu điểm: Người quản lí dựa trên các văn bản nên việc lập kế hoạch sát với
yêu cầu của ngành, của địa phương, phù hợp với tình hình thực tế.
Nhược điểm: Giáo viên thụ động và thường là thống nhất với những gì nhà
trường đã đưa ra, không phát huy được trí tuệ của giáo viên, không phát huy được
vai trò của tổ chuyên môn trong việc lập kế hoạch.
Hình thức mới: Nhằm huy động trí tuệ của tập thể, phát huy vai trò của tổ
chuyên môn trong việc lập kế hoạch nhằm làm cho kế hoạch có tính khả thi cao.
6



Các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ
- Quản lí nhà trường gửi về tổ chuyên môn nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở,
Phòng GD&ĐT để giáo viên nắm bắt chủ đề, các nhiệm vụ trọng tâm của năm học.
- Các tổ chuyên môn thảo luận, xây dựng kế hoạch năm học dựa trên các nội
dung phù hợp với tổ khối lớp mình. Khuyến khích các tổ sáng tạo trong việc xây
dựng các hoạt động có nét mới, có chất lượng trong mỗi tổ khối.
+ Chỉ tiêu phấn đấu: Học tập, rèn luyện năng lực, phẩm chất, vở sạch chữ đẹp,
các hoạt động khác như hoạt động Đội, Sao,…
+ Các hoạt động chuyên môn được tổ chức ở cấp Tổ: Hoạt động chuyên môn:
Dự giờ, thao giảng, xây dựng chuyên đề (tổ chức chuyên đề nên đi sâu vào những
vấn đề cần đổi mới trong tổ)
+ Hoạt động ngoài giờ được tổ chức ở cấp Tổ, lớp: Hoạt động ngoài giờ nhằm
giáo dục kĩ năng sống: Tổ chức tuần làm quen (lớp 1), hội chợ xuân, thi phụ trách
sao giỏi, đêm hội rung chuông vàng, thi múa hát sân trường, ngày hội thời trang,
học sinh thanh lịch, ngày hội ra trường,…(Các hoạt động tùy thuộc vào đặc điểm
của từng khối học sinh)
+ Biện pháp thực hiện: Chỉ rõ thời gian, biện pháp, hình thức thực hiện nhằm
đem lại hiệu quả cao.
Bước 2: Nhà trường xây dựng kế hoạch năm học
Cốt cán và quản lí nhà trường tổng hợp các kế hoạch của các tổ. Sau khi tổng
hợp, có sự điều chỉnh nhằm tránh sự trùng lặp các hoạt động giữa các tổ khối.
Ngoài ra còn điều chỉnh kế hoạch của các tổ nhằm phù hợp với tình nhà trường, địa
phương để xây dựng thành kế hoạch nhà trường. (Có thống nhất với các tổ khối về
sự điều chỉnh).
Cách xây dựng kế hoạch này huy động được trí tuệ tập thể, đặc biệt phát huy
hết tính sáng tạo của giáo viên trong việc đề xuất tổ chức các hoạt động, các giải
pháp thực hiện nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra. Tính khả thi của kế hoạch sẽ cao
bởi kế hoạch được xây dựng trên dẫn đến việc thực hiện kế hoạch dễ dàng, thuận
lợi. Mặt khác các tổ chuyên môn nắm bắt chi tiết nhiệm vụ của tổ mình, giúp cho

việc thực hiện đạt hiệu quả cao.
2.3.2. Đổi mới việc sinh hoạt chuyên môn tại các tổ
Hình thức cũ:
- Quản lí nhà trường đánh giá công tác chuyên môn của nhà trường trong hai
tuần trước, triển khai công việc trong hai tuần tới.
- Tổ trưởng triển khai công việc tại tổ trên cơ sở các công việc của nhà trường
đã triển khai. Thống nhất các tiết dạy thay, dạy bù, thảo luận, đánh giá các tiết thao
giảng, các tiết khó dạy.
Ưu điểm: Nội dung thống nhất với kế hoạch của nhà trường.
7


Nhược điểm: Giáo viên thụ động, chưa phát huy được khả năng, rụt rè trong
giao tiếp, ngại đưa ra ý kiến,…Kiến thức và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên ít
được cải thiện.
Hình thức mới: Giáo viên, tổ chuyên môn tích cực, chủ động trong sinh hoạt.
Cụ thể việc sinh hoạt chuyên môn được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Sinh hoạt chuyên môn tại tổ
* Đánh giá công tác 2 tuần qua:
- Từng giáo viên đánh giá việc thực hiện chuyên môn của bản thân, những
việc quan sát, học hỏi được từ đồng nghiệp, những vướng mắc, giải pháp trong
chuyên môn đã được thực hiện, số giờ dự được trong 2 tuần, vướng mắc quá trình
đánh giá học sinh,…Nêu những đề xuất trong chuyên môn.
- Tổ chuyên môn tổng hợp, thống nhất những ưu điểm, tồn tại của tổ trong hai
tuần qua, thống nhất giải quyết những thắc mắc của giáo viên và đề xuất với nhà
trường những vấn đề cần cần thiết (Nếu không thể giải quyết trong tổ)
* Triển khai công tác 2 tuần tới:
- Đề xuất và thống nhất công việc của tổ trong hai tuần tới
- Trên cơ sở kế hoạch của tổ đã được đề ra từ đầu năm học, xây dựng kế hoạch
của hai tuần tiếp theo (giáo viên bổ sung, điều chỉnh, đề xuất thực hiện các nội

dung, hoạt động cho phù hợp với đặc điểm tình hình, thời gian hoạt động của
trường, của tổ)
Bước 2: Sinh hoạt chuyên môn toàn trường
* Đánh giá công tác 2 tuần qua
- Các tổ báo cáo đánh giá công tác chuyên môn của tổ 2 tuần qua
- Phó Hiệu trưởng đánh giá công tác chuyên môn toàn trường. Giải đáp các
thắc mắc của giáo viên.
- Hiệu trưởng tổng hợp, bổ sung, nhấn mạnh những điểm cần lưu ý, nhắc nhở.
Giải đáp các thắc mắc về chuyên môn của giáo viên.
* Triển khai công tác 2 tuần tới
- Các tổ nêu nhiệm vụ công tác chuyên môn của tổ 2 tuần tới
- Hiệu trưởng bổ sung, thống nhất kế hoạch công tác cho 2 tuần tới trên cơ sở
nhiệm vụ công tác tháng của Phòng GD&ĐT, trên nội dung họp Ban giám hiệu và
theo công văn hướng dẫn trong giai đoạn đó.
Hình thức sinh hoạt chuyên môn này có tác dụng giúp giáo viên chủ động
trong đánh giá chuyên môn, nắm bắt kế hoạch công tác chuyên môn rõ ràng, có chủ
đích, phát huy được trí tuệ, tính tích cực của giáo viên, phát huy được vai trò của tổ
chuyên môn. Công việc của mỗi giáo viên và việc điều hành của tổ chuyên môn
đem lại hiệu quả cao hơn hẳn. Ngoài ra hình thức sinh hoạt chuyên môn này giúp
giáo viên tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, làm cho khả năng ứng xử sư phạm của
giáo viên được nâng lên rõ rệt.
2.3.3. Nâng cao hiệu quả việc dự giờ của giáo viên
8


Trong thực tế, việc còn nhiều giáo viên đi dự giờ một cách hình thức, chủ yếu
để hoàn thành hồ sơ chính vì vậy mà việc dự giờ đem lại hiệu quả chưa cao. Để
giúp giáo viên nhận thấy rõ việc dự giờ đồng nghiệp là nhu cầu, là sự cần thiết của
mỗi giáo viên thì cần đổi mới cách hiểu, cách đánh giá sau mỗi giờ được dự.
Hình thức cũ:

- Giáo viên dự giờ đồng nghiệp là chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của
đồng nghiệp, nhận xét tập trung chủ yếu vào người dạy.
- Đối với Hội thi giáo viên giỏi cấp trường: Việc xếp lịch thao giảng chưa
khoa học, giáo viên chưa được dự giờ đồng nghiệp nhiều hoặc có được dự thì nhiều
lớp phải tự quản vì giáo viên đang tham gia dự giờ.
Hình thức mới:
- Dự giờ đồng nghiệp là các giáo viên của trường.
- Dự giờ đồng nghiệp qua mạng Internet.
Ngoài việc dự giờ giáo viên trong trường thì việc dự giờ qua mạng Internet
đem lại nhiều tác dụng. Giúp giáo viên chủ động về thời gian. Những tiết dạy trên
mạng đều đã được chuẩn bị chu đáo nên giáo viên có thể học hỏi được nhiều.
- Đổi mới trong tổ chức thao giảng cấp trường.
* Yêu cầu với mỗi giáo viên đi dự giờ:
- Tập trung vào người học và những ưu điểm là chủ yếu. Giáo viên dự giờ
cần nhận xét tiết dạy theo các tiêu chí:
+ Giờ dạy có đảm bảo cơ hội học tập thực sự có ý nghĩa cho tất cả học sinh
chưa?
+ Việc đó thể hiện qua: Học sinh đã học chưa? Học sinh học như thế nào?
Việc học đó có ý nghĩa không? Việc học thực sự của học sinh thể hiện trên từng đối
tượng học sinh được phân loại chưa? Học sinh khá giỏi học như thế nào? Học sinh
trung bình học như thế nào? (Học sinh giỏi không có nghĩa là giáo viên cho học
sinh làm thêm nhiều bài hoặc làm bài khó mà giáo viên huấn luyện để học sinh giỏi
có thể giúp bạn học, biết giúp bạn khác học,…) để tất cả các học sinh đều vui vẻ
học. Sự phối hợp giữa các học sinh như thế nào?
+ Giờ dạy phát triển chuyên môn cho giáo viên chưa? Việc đó thể hiện qua:
Việc quan sát tinh tế, nhanh nhạy việc học của học sinh và linh hoạt điều chỉnh dạy
học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và diễn biến của tiết học. Đồng thời
qua tiết dạy biết được gì qua việc thiết kế kế hoạch bài học của giáo viên như thế
nào? Việc đổi mới phương pháp đã tốt ở điểm nào? Hình thức tổ chức trong tiết dạy
có gì nổi bật đáng để học tập? Sự phối hợp nhịp nhàng của giáo viên với học sinh

như thế nào?
Để mỗi tiết dự giờ không còn căng thẳng đối với người dạy thì cần tập trung
vào việc nhận xét hoạt động học tập của học sinh và nhận xét những ưu điểm của
mỗi giáo viên về: Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức của tiết dạy, khả năng
sư phạm của giáo viên, sự phối hợp giữa thầy và trò,…Sau khi nhận xét giờ dạy với
9


những yêu cầu như trên thì tự mỗi giáo viên sẽ hiểu mình cần dạy thế nào để đảm
bảo được các yêu cầu đó. Mỗi giờ dạy kể cả người dạy và người dự sẽ rút cho mình
được nhiều bài học bổ ích về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giúp giáo
viên luôn hướng mỗi giờ dạy vào học sinh.
Dự giờ qua mạng Internet là hình thức mới được nhà trường lựa chọn. Các
tiết dạy trên mạng thường được chuẩn bị chu đáo, được cân nhắc rất kĩ từ nội dung
đến phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Từ đó đem lại hiệu quả cao cho tiết
dạy. Sau khi dự các giờ trên mạng internet, yêu cầu giáo viên nhận xét theo các yêu
cầu đã nêu. Trao đổi với đồng nghiệp về những điểm học tập được, những khó
khăn, phương hướng giải quyết những khó khăn khi thực tế dạy bài đó để đảm bảo
hiệu quả bài như đã được dự.
Mô hình sinh hoạt chuyên môn mới của nhà trường trong dự giờ là ngoài dự
giờ đồng nghiệp trong nhà trường, có thể dự giờ qua mạng Internet. Việc đánh giá
giờ dạy cần tập trung tới việc học của học sinh, trao đổi việc làm thế nào để phát
triển chuyên môn cho giáo viên. Tất cả vì quyền lợi của học sinh. Chính vì sự đổi
mới trong việc dự giờ mà giáo viên học hỏi được nhiều hơn, chất lượng đội ngũ,
hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Giáo viên luôn có nhu cầu trong việc được
đồng nghiệp dự giờ và đi dự giờ đồng nghiệp.
* Tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp trường hiệu quả
Bước 1: Xếp lịch thao giảng khoa học giúp cho việc thao giảng đạt hiệu quả
cao.
Hình thức thi: 5 tổ (giáo viên chủ nhiệm) thi vào 5 ngày trong tuần, tổ đặc

thù thi vào ngày riêng.
Ban giám hiệu nhà trường định hướng về việc xếp thời khóa biểu cho các tổ
theo các bước như sau:
+ Bắt thăm ngày thi cho mỗi tổ
+ Sau khi có ngày thi, các tổ xếp thời khóa biểu như sau: Mỗi giáo viên trong
ngày thi chỉ dạy 01 tiết ở lớp mình để các giáo viên khác dự giờ, 6 tiết còn lại bố trí
dạy các môn đặc thù để giáo viên trong tổ có thời gian đi dự giờ và nhận xét giờ
dạy lẫn nhau. Tương tự với giáo viên đặc thù, ngày thi của giáo viên tổ đặc thù thì
mỗi giáo viên chỉ dạy 1 tiết, các tiết khác trong ngày dành cho giáo viên chủ nhiệm
dạy để giáo viên trong tổ đặc thù dự giờ và nhận xét tiết dạy.
+ Bắt thăm bài dạy trước 1 ngày. Sau khi bắt thăm bài, nhà trường sẽ thông
báo bài dạy của mỗi giáo viên lên bảng tin của trường.
Theo thời khóa biểu thì học sinh học 7 tiết/ngày. Giáo viên trong mỗi tổ của
trường có 4 đến 5 giáo viên chủ nhiệm, như vậy chỉ dùng 4 đến 5 tiết để dự giờ, các
tiết trống còn lại trong ngày đó giáo viên dùng để nhận xét giờ dạy. Mỗi giáo viên
đều hoàn toàn yên tâm về việc dự giờ và nhận xét giờ dạy mà không ảnh hưởng đến
chất lượng cũng như nề nếp ở các tiết còn lại trong ngày thao giảng.
Bước 2: Yêu cầu đối với người dạy và người dự giờ
10


+ Đọc kĩ bài trước khi dự giờ để nắm bắt nội dung, mục tiêu tiết dạy.
+ Đối với mỗi giáo viên đi dự giờ cần chuẩn bị nhận xét theo sườn như đã
nêu trên.
Bước 3: Tiến hành thao giảng
+ Người dạy và người dự tiến hành dạy và dự theo kế hoạch đã lên
Bước 4: Đánh giá giờ dạy
+ Nhận xét, đánh giá theo các nội dung đã nêu ở phần * Yêu cầu với mỗi giáo
viên đi dự giờ.
Việc xếp thời khóa biểu khoa học giúp cho hoạt động dạy và học trong thời

gian diễn ra thao giảng cấp trường không bị xáo trộn, học sinh không bị thiệt thòi vì
giáo viên bỏ lớp di dự giờ. Việc bố trí thời gian còn lại sau các tiết thao giảng một
cách khoa học để giáo viên góp ý giờ dạy là vô cùng cần thiết, giúp giáo viên được
giao lưu, học tập và thể hiện tính sáng tạo của bản thân trong quá trình trao đổi.
Việc người dạy và người dự nắm bắt trước nội dung, mục tiêu tiết dạy và
biết những nội dung cần nhận xét sau giờ dạy làm cho người dạy đúng trọng tâm và
hướng vào học sinh, giờ dạy đạt hiệu quả cao. Đối với người dự, sau khi dự giờ biết
góp ý đúng trọng tâm, xác định rõ ưu điểm, nhược điểm của tiết dạy, đồng thời rút
ra được kinh nghiệm cho bản thân.
2.3.4. Tổ chuyên môn tự xây dựng chuyên đề chuyên môn cho tổ
Mỗi năm học, đều có chủ đề của năm học và có những nhiệm vụ trọng tâm.
Nhằm phát huy tính tích cực, sự tìm tòi khám phá của mỗi giáo viên, hướng mỗi
giáo viên vào các nhiệm vụ trọng tâm trong mỗi năm học nên việc tổ chức các
chuyên đề là hết sức cần thiết. Chuyên đề chuyên môn cập nhật kiến thức, phương
pháp và những vấn đề mới cho giáo viên, giải quyết các vướng mắc và nâng cao
kiến thức và năng lực sư phạm cho giáo viên. Để chuyên đề được tổ chức một cách
hiệu quả, nhà trường đã tiến hành các bước sau:
Bước 1: Các tổ đăng kí xây dựng chuyên đề chuyên môn
- Các tổ cần bám vào nhiệm vụ năm học, kế hoạch năm học của trường, của
khối để đăng kí xây dựng chuyên đề. Có thể liên tổ phối hợp trong việc đăng kí
chuyên đề.
- Yêu cầu của việc lựa chọn chuyên đề:
+ Chuyên đề phải thiết thực đối với mỗi giáo viên của tổ trong năm học.
+ Phù hợp với nhiệm vụ năm học và các vấn đề cần cập nhật (Ví dụ năm
2014 là năm đầu tiên thực hiện thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học, nhà
trường đã chọn chuyên đề “Đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư 30 của
Bộ GD&ĐT” hay năm 2015 là năm Du lịch Quốc gia tại Thanh Hóa, nhà
trường đã chọn chuyên đề “Dạy Lịch sử và Địa lí địa phương cho học sinh” để
triển khai và thảo luận.
Phù hợp với năng lực giáo viên, với đối tượng học sinh của khối.

+ Thiết thực với việc dạy và học, đem lại hiệu quả trong dạy học.
11


- Đăng kí thời gian tổ chức chuyên đề. (Sau khi nộp đăng kí, nhà trường sẽ có
sự điều chỉnh để việc thực hiện chuyên đề trong các khối không có sự trùng lặp về
thời gian và cũng có thể sắp xếp phối hợp để các tổ cùng thực hiện một chuyên đề,
nếu các tổ đều chọn chung một chuyên đề).
- Sau khi các tổ đăng kí chuyên đề, nhà trường tổng hợp và thông báo đến
các tổ để các tổ nắm bắt tên chuyên đề, thời gian tổ chức các chuyên đề trong toàn
trường trong suốt năm học.
- Trước khi tổ chức chuyên đề của tổ nào thì ngoài việc tổ đó thực hiện
chuyên đề, các tổ khác đều nghiên cứu nội dung, các vấn đề liên quan đến chuyên
đề của tổ bạn. Chuẩn bị các câu hỏi, các thắc yêu cầu tổ thực hiện chuyên đề giải
đáp.
Bước 2: Thảo luận, xây dựng chuyên đề trong tổ
- Mỗi cán bộ giáo viên đều được đọc các tài liệu có liên quan đến chuyên đề
chuyên môn của tổ mình. Thống nhất những nội dung cần thể hiện, trình bày.
- Phân công nhiệm vụ cho mỗi giáo viên, sự phối hợp giữa các giáo viên của
tổ trong việc chuẩn bị (soạn thảo nội dung chính, trình bày Power Point, người
thuyết trình, người dạy minh họa, câu hỏi thảo luận, dự đoán câu trả lời của đồng
nghiệp, thu thập dẫn chứng,…)
- Tham khảo ý kiến của cán bộ quản lí nhà trường và đồng nghiệp.
Bước 3: Thực hiện chuyên đề
- Các tổ chuyên môn cử người trình bày chuyên đề.
+ Giáo viên thuyết trình, kết hợp trình chiếu Power Point.
+ Dạy minh họa
+ Hướng dẫn thảo luận các nội dung để làm rõ chuyên đề, giải đáp thắc mắc.
- Kết luận, chốt lại nội dung của chuyên đề: Tổ chuyên môn và cán bộ quản
lí nhà trường thực hiện.

Một số ví dụ chuyên đề đã được tổ chức tại trường Tiểu học trong 3 năm qua.
Năm học 2013 – 2014:
+ Đổi mới đánh giá học sinh lớp 1 (Không cho điểm số)
+ Sử dụng kênh hình trong dạy Lịch sử và địa lí lớp 4 (Giáo viên tổ 4 thực
hiện)
+ Dạy tiết Thực hành kĩ năng sống cho học sinh như thế nào? (Giáo viên tổ 5
thực hiện)
+ Dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 2
+ Kinh nghiệm chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm (Giáo viên tổ 3 thực hiện)
Năm 2014 – 2015:
+ Đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư 30 của Bộ GD&ĐT (Giáo viên tổ
1 thực hiện)
+ Dạy học sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” (Giáo viên tổ 4 thực
hiện)
12


+ Dạy học mĩ thuật theo phương pháp của Đan mạch (Giáo viên Tổ đặc thù
thực hiện)
+ Dạy Lịch sử và Địa lí địa phương cho học sinh (Giáo viên tổ 5 thực hiện)
Năm học 2015 – 2016:
+ Học sinh lớp 1 thực hiện tuần làm quen với trường Tiểu học (Giáo viên tổ
1 thực hiện)
+ Kết quả thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong giảng dạy (Giáo
viên tổ 4, 5 thực hiện)
+ Kinh nghiệm thực hiện thông tư 30 của Bộ GD&ĐT về đánh giá học sinh
Tiểu học (Giáo viên tổ 2, 3 thực hiện)
Việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn bằng cách cho các tổ đăng kí và thực
hiện các chuyên đề trong năm học giúp giáo viên luôn tư duy, tìm tòi những vấn đề
trong chuyên môn để trao đổi, học hỏi. Các vấn đề mới luôn được khai thác kịp

thời, triệt để. Từ đó trình độ, khả năng giao tiếp và nghiệp vụ của giáo viên được
nâng lên rõ rệt, tổ chuyên môn phát huy được vai trò trong việc điều hành các hoạt
động chuyên môn.
2.3.5. Làm phong phú các hình thức sinh hoạt chuyên môn
Việc luôn làm mới hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn là việc làm cần
thiết. Sinh hoạt chuyên môn có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau
tạo cho giáo viên hứng thú, say mê. Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn thành công là
đã để lại ấn tượng trong mỗi giáo viên. Làm cho giáo viên luôn có nguyện vọng
được tham gia sinh hoạt chuyên môn để được bày tỏ nguyện vọng về chuyên môn
của mình và được học hỏi, trao đổi cùng đồng nghiệp. Những hình thức sinh hoạt
chuyên môn mà trường Tiểu học Điện Biên 1 đã tổ chức ngoài những hình thức
sinh hoạt chuyên môn như dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức chuyên đề, đánh
giá và triển khai công tác chuyên môn,…là các hình thức sau:
Hình thức phát hiện, tổ chức thảo luận những nội dung khó trong
chuyên môn
Trong quá trình thực hiện chuyên môn, mỗi giáo viên, mỗi tổ và trong nhà
trường có rất nhiều nội dung, tình huống chuyên môn phát sinh. Để phát huy hết
năng lực của giáo viên và tháo gỡ những khó khăn mà giáo viên còn gặp phải trong
giảng dạy. Mỗi giáo viên, mỗi tổ tự phát hiện, đề xuất những nội dung cần thảo
luận để đưa ra bàn bạc, xử lí trong sinh hoạt. Việc giải quyết có thể ngay tại tổ
nhưng cũng có thể đưa ra thảo luận toàn trường, tùy thuộc vào nội dung được đưa
ra.
Hoặc qua việc dự giờ, qua quá trình quản lí chuyên môn, quản lí nhà trường
rút ra những vấn cần thiết, những vấn đề giáo viên còn vướng mắc trong quá trình
thực hiện để yêu cầu các tổ thảo luận, thống nhất nhằm nâng cao hiệu quả giảng
dạy. Các vấn đề mà quản lí nhà trường và giáo viên hay vướng mắc là sử dụng các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tối ưu nào cho một số phần khó trong tiết
13



dạy hoặc bài khó hoặc dạng bài khó,…Ví dụ như: Phần Luyện nói cho học sinh lớp
1 (Trong các tiết học vần), dạng bài dạy thực hành kĩ năng sống, các tiết ứng dụng
phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dạy kĩ năng quan sát và ghi chép lại những điều đã
quan sát được trong phân môn tập làm văn,…Hoặc cũng có thể là phương pháp gây
hứng thú cho học sinh trong các môn khó: Lịch sử và Địa lí, Tự nhiên và Xã hội,…
Hoặc cũng có thể là: Các hình thức dạy học cá biệt hóa học sinh để đạt hiệu quả.
Mỗi lần sinh hoạt chuyên môn (Trừ những tuần thực hiện chuyên đề) đều thảo luận
một nội dung. Nội dung do giáo viên, tổ đề xuất hoặc do nhà trường chỉ định. Cách
thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn như sau:
- Đưa vấn đề cần thảo luận cho các tổ. Hoặc cũng có khi vấn đề được tung ra
ngay sau khi dự giờ minh họa cho chuyên đề (yêu cầu giáo viên toàn trường thực
hiện trong thời gian ngắn).
- Các tổ thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn của tổ. Hoặc nếu nội dung đó
được đưa ra để thảo luận toàn trường thì quá trình thảo luận sẽ được chia nhóm
thực hiện ngẫu nhiên (Không nhất thiết các giáo viên trong cùng một tổ làm thành
một nhóm) và các nhóm thực hiện việc thảo luận nội dung được đưa ra có kèm các
số liệu, dẫn chứng,…
- Các tổ chuyên môn hoặc các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Quản lí nhà trường tổng hợp và yêu cầu giáo viên rút ra bài học.
- Thống nhất thực hiện các vấn đề đã nêu ra.
Ví dụ về một nội dung trong sinh hoạt chuyên môn:
Thảo luận về giờ dạy: Cách tổ chức như sau:
- Tuần 23, năm học 2015 - 2016, tại trường Tiểu học Điện Biên 1, khối lớp 2
có tiết dạy: Thực hành kĩ năng sống. Bài dạy “Kĩ năng tự tin”. Cuối tuần 22, quản lí
nhà trường yêu cầu các tổ chuyên môn thảo luận về phương pháp, hình thức tổ
chức giảng dạy tiết này. Bài tập cần thực hiện trong tiết dạy là bài tập 3 và bài tập 4
- Tiết thứ 2 của chủ đề, chủ đề có 3 tiết. Chúng tôi chọn tiết 2 của chủ đề vì giáo
viên dễ nhầm lẫn mục tiêu tiết dạy và môn “Thực hành kĩ năng sống rất mới mẻ với
giáo viên. Tập trung thảo luận những nội dung sau:
+ Mục tiêu chính cần đạt được sau tiết dạy. So sánh mục tiêu giữa 3 tiết trong

chủ đề “Kĩ năng tự tin”.
+ Phương pháp, hình thức tổ chức dạy bài tập 3 và 4.
+ Bài học về dạy kĩ năng sống lớp 2 (Mục tiêu quan trọng cần đạt được sau
mỗi tiết dạy đã được phân chia trong chủ đề, phương pháp, hình thức tổ chức để
giờ dạy đạt hiệu quả,…).
- Các tổ thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn của tổ mình
- Sau buổi sinh hoạt chuyên môn tổ là đến phần sinh hoạt chuyên môn chung
toàn trường. Lúc này dưới sự điều hành của quản lí nhà trường, từng tổ trình bày
nội dung thảo luận, các tổ khác trao đổi, bổ sung.
- Quản lí nhà trường thống nhất rút ra bài học sau sinh hoạt chuyên môn. Mỗi
14


giáo viên tự rút ra bài học cho bản thân.
- Tổ 2 thực hành áp dụng vào việc dạy bài “Kĩ năng tự tin” ở tuần 23 (tiết 2),
các tổ khác áp dụng bài học về việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học phù hợp vào dạy kĩ năng sống.
Sau việc thảo luận, giáo viên biết lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học phù hợp đối với tiết dạy kĩ năng sống. Giáo viên biết phân biệt mục tiêu
giữa các tiết trong cùng một chủ đề, từ đó xác định đúng mục tiêu cho từng tiết dạy.
Qua đó giúp giáo viên lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp cho tiết
dạy, giúp giờ dạy đạt hiệu quả cao. (Thường thì nhiều giáo viên không phân biệt rõ
mục tiêu cho từng tiết trong cùng một chủ đề mà chỉ xác định mục tiêu chung cho
tất các tiết dạy trong chủ đề, dẫn đến việc lệch trọng tâm của tiết dạy). Cũng từ việc
thảo luận tiết dạy này, một lần nữa giúp giáo viên thực hiện tốt việc xác định mục
tiêu cho những bài có nhiều tiết mà không có trong hướng dẫn như: Môn kĩ thuật,
thể dục,…
Thảo luận về tiết học được tổ chức dưới dạng hoạt động tập thể cho học
sinh toàn khối:
Tuần 30, năm học 2015 - 2016, khối lớp 3 có tiết dạy Giáo dục ngoài giờ lên

lớp với nội dung: “Ngày hội hóa trang và trình diễn thời trang”. Trước đó, vào
tuần 28, tổ chuyên môn khối 3 đã bàn bạc, thảo luận về hình thức, nội dung với
mục đích tổ chức tiết học và đã có ý tưởng biến tiết học thành một hoạt động tập
thể với qui mô toàn khối với yêu cầu tất cả giáo viên và học sinh của khối đề tham
gia. Quản lí nhà trường và giáo viên trong khối đã tập trung thảo luận và đi đến
thống nhất những nội dung sau:
- Thời gian tổ chức: Tuần 30 (tiết thứ 4 buổi chiều để tất cả học sinh toàn
trường được tham gia)
- Địa điểm tổ chức: Sân trường
- Nội dung:
Phần 1: Hóa trang vào nhân vật (Cần hóa trang vào các nhân vật: Lịch sử, cổ
tích, hoạt hình,…nhưng gần gũi với học sinh. Qua đây cung cấp kiến thức về lịch
sử, văn học, rèn kĩ năng sống cho học sinh). Mỗi lớp 2 học sinh tham gia (10 học
sinh)
- Từng học sinh lên trình diễn.
- Học sinh còn lại đoán tên nhân vật, ngoài ra có thể nói hiểu biết của mình
về nhân vật đó.
Phần 2: Trình diễn thời trang về bảo vệ môi trường (Mỗi lớp được chia
thành 3 nhóm tham gia vào 3 nhóm thời trang: Cây và hoa, nước, sử dụng lại vật
liệu phế thải).
- Từng nhóm học sinh lên trình diễn
- Học sinh nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
Thông qua việc thảo luận nội dung tiết dạy, giáo viên đã nảy được ra ý tưởng
15


từ tiết dạy tổ chức thành hoạt động tập thể cho học sinh. Chất lượng giờ dạy đạt
hiệu quả cao hơn bằng việc tổ chức hoạt động tập thể. Hoạt động đã được tổ chức
thành công, đem lại sự phấn khởi cho học sinh, giáo viên và phụ huynh. Việc đổi
mới sinh hoạt chuyên môn đã phát huy được tính sáng tạo, chủ động của giáo viên

và tập thể, từ đó chất lượng các giờ dạy được nâng lên rõ rệt.
Một trong các biện pháp nhằm đổi mới sinh hoạt chuyên môn chính là mỗi
giáo viên, mỗi tổ khối hay mỗi cán bộ quản lí chủ động đưa ra các vấn đề khó, các
vấn đề mới để thảo luận, chia sẻ và thống nhất. Việc làm thường xuyên này của nhà
trường góp phần giải quyết những vấn đề khó, vấn đề mới trong hoạt động dạy học,
giáo dục học sinh. Giúp giáo viên tự tin trong công tác, giúp cán bộ quản lí hăng
say quan sát, tìm tòi để có thể giải quyết được nhiều vấn đề khó và mới trong
chuyên môn.
Hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn qua các hình thức thi
Tổ chức các cuộc thi nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của
bản thân mỗi giáo viên, khích lệ khí thế thi đua trong đơn vị. Thông qua việc tham
gia các cuộc thi, giáo viên được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự
giác và sáng tạo của bản thân. Giáo viên được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm,
ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng
định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của
nhóm mình và của đồng nghiệp,…Một số hình thức thi như: Thi làm đồ dùng dạy
học, thi giáo viên giỏi, thi hiểu biết kiến thức, thi công tác chủ nhiệm giỏi,…
Ví dụ về hình thức thi: “Xử lí tình huống sư phạm”:
Trong cuộc đời dạy học của mỗi giáo viên đều gặp rất nhiều các tình huống.
Nếu xử lí các tình huống sư phạm một cách linh hoạt giúp chúng ta tự tin hơn trong
việc tiếp xúc với các đối tượng: Học sinh, đồng nghiệp, lãnh đạo, phụ huynh,…Từ
đó giúp cho các hoạt động của mỗi giáo viên đạt hiệu quả cao hơn.
Nhà trường tổ chức thi dưới hình thức cá nhân và tổ chuyên môn. (Mỗi giáo
viên đều có trách nhiệm tham gia đóng góp 01 tình huống sư phạm vào ngân hàng
“Tình huống sư phạm” của nhà trường). Nội dung và cách tổ chức thi như sau:
Nội dung:
Các “Tình huống sư phạm” được đưa ra cần thực tế, tập trung vào cách cư xử
giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với phụ
huynh, giữa giáo viên với cán bộ quản lí,… và các tình huống chuyên môn xảy ra
trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh.

Phần 1: Thi năng lực cá nhân qua việc xử lí tình huống sư phạm.
Mỗi tổ chuyên môn cử 3 giáo viên thi xử lí tình huống sư phạm cá nhân. Mỗi
giáo viên theo thứ tự bắt thăm của mình lần lượt lên bắt tình huống sư phạm và xử
lí tình huống đó trong vòng 2 phút. (Nếu xử lí tình huống vượt quá thời gian qui
định sẽ bị trừ điểm). Yêu cầu trong quá trình xử lí tình huống sư phạm phải thể
hiện rõ ngôn ngữ giao tiếp, thái độ đối với đối tượng trong tình huống đã yêu cầu.
16


Phần 2: Thi năng lực của tổ chuyên môn thông qua việc xây dựng và xử
lí tình huống sư phạm.
Tổ chuyên môn sẽ xây dựng và xử lí tình huống sư phạm qua việc thể hiện
năng khiếu của tổ mình như: Đóng kịch, hò vè, thơ ca, hát, vẽ tranh (có thuyết
minh),…Thời gian cho mỗi tổ chuyên môn là không quá 10 phút. Để đảm bảo cho
tất cả các giáo viên đều được dự thi thì số giáo viên không thi xử lí tình huống sư
phạm cá nhân sẽ tham gia phần này.
Cách tổ chức
- Thời gian tổ chức: Sáng 26/3/2016
- Địa điểm: Văn phòng nhà trường
- Thông báo đến giáo viên, tổ chuyên môn: Nội dung, thời gian tổ chức Hội
thi trước 1 tuần, để có thời gian chuẩn bị phần năng khiếu.
- Giáo viên, tổ chuyên môn bắt thăm thứ tự thi trước 1 ngày (ngày
25/3/2016)
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, phân công giám khảo cho hội thi
- Tiến hành hội thi theo kế hoạch
- Cuối buổi thi: Tổng hợp kết quả cá nhân, tập thể và cộng điểm thành điểm
của tổ chuyên môn. Trao giải cho tập thể tổ chuyên môn.
Hình thức thi “Xử lí tình huống sư phạm” của trường Tiểu học Điện Biên 1
tổ chức đã đem lại sự phấn khởi trong tập thể giáo viên. Sự thể hiện của giáo viên
hết sức linh hoạt, tự tin, đúng trọng tâm. Việc xây dựng các tình huống của tổ

chuyên môn cũng hết sức phong phú, giáo viên thể hiện qua việc đóng vai các nhân
vật rất phù hợp và diễn xuất rất tự nhiên.
Hội thi là nơi mỗi cán bộ giáo viên trau dồi thêm nghiệp vụ sư phạm, tích lũy cho
bản thân những kinh nghiệm trong cách xử lí các tình huống sư phạm. Qua cuộc thi
tạo sự mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giảng dạy và giao tiếp của giáo
viên. Qua hội thi cũng là để tôn vinh nét đẹp trí thức sự khéo léo của giáo viên
trước mỗi tình huống sư phạm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn đã giúp giáo viên luôn tự tin trước mỗi giờ
lên lớp. Giáo viên rất tự giác và coi sinh hoạt chuyên môn như một nhu cầu cần
thiết của bản thân, không còn thấy áp lực trong công việc. Chất lượng đội ngũ
chuyển biến tích cực rõ rệt. Năm học nào nhà trường cũng có giáo viên thi giáo
viên giỏi các cấp và đạt kết quả cao.
Năm học 2012 – 2013, có 2 giáo viên giỏi Quốc Gia
Năm học 2013 – 2014, có 3 giáo viên giỏi cấp Thành phố, trong đó có 2 giáo
viên thủ khoa ở môn Toán và Tiếng việt.

17


Năm học 2014 – 2015, có 1 giáo viên tham gia giao lưu giáo viên dạy An
toàn giao thông cấp Tỉnh đạt giải Nhất, được chọn dự giao lưu toàn quốc và đạt giờ
Xuất sắc.
Năm học 2015 – 2016, có 3 giáo viên giỏi cấp Thành phố thì cả 3 giáo viên
đều đạt thủ khoa hoặc á khoa ở một hoặc cả hai giờ dạy.
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn đã giúp kết quả dạy học và giáo dục ngày một
đi lên và bền vững.
Năm học 2014 – 2015 và học kì 1 năm học 2015 – 2016: 100% số học sinh
được đánh giá “Hoàn thành” ở lĩnh vực Hình thành và phát triển kiến thức kĩ năng.

100% số học sinh được đánh giá “Đạt” ở lĩnh vực Hình thành và phát triển năng lực
và phẩm chất. Chất lượng mũi nhọn luôn bền vững và là trường dẫn đầu trong toàn
thành phố. Năm học 2015 – 2016,có 95 giải học sinh giỏi các cấp. Trong đó có 8
học sinh đạt 16 huy chương (Với 13 huy chương Vàng, 03 huy chương Đồng) tại
hội khỏe Phù Đổng toàn Quốc lần thứ IX, khu vực 3 tại Thanh Hóa. Có 01 học sinh
được giải Đặc biệt trong Liên hoan Kể chuyện – Tiếng hát cấp Tỉnh.
Năng lực của giáo viên ngày càng được khẳng định. Nhờ sự linh hoạt, sáng
tạo của giáo viên mà các hoạt động ngoài giờ của nhà trường cũng được tổ chức với
nhiều hình thức phong phú hơn, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng học sinh, giáo
viên, phụ huynh. Các hoạt động được nhà trường tổ chức trong các năm qua như:
Hội thi “Rung chuông Vàng”, “Hội chợ Xuân kết hợp trao quà cho nạn nhân chất
độc da cam trên địa bàn phường”, “Chia sẻ với học sinh vùng cao”, “Vui tết cổ
truyền”, “Vui trung thu”,…Giáo viên tự tin trong việc thể hiện mình trong các hoạt
động chuyên môn cũng như các hoạt động khác của các tổ chức trong nhà trường tổ
chức: tất cả giáo viên và học sinh mỗi lớp đều tham gia “Hội thi tiếng hát dân ca”
của nhà trường, thể hiện tiểu phẩm trong các chủ đề của công đoàn như: “Lẽ sống”,
“Ánh mắt tuổi thơ”, “Nàng dâu thời nay”,…do công đoàn tổ chức. Giáo viên tự tin,
nắm vững các chủ trương, chính sách, những vấn đề mới trong giáo dục để tuyên
truyền đến phụ huynh, học sinh và các tầng lớp nhân dân. Vận động tốt học sinh,
phụ huynh tham gia tốt các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là công tác từ thiện.
Trong hai năm học 2014 – 2015 và 2015 – 2016, đã vận động và tổ chức cho cán
bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh thăm và tặng quà cho học sinh 04 trường gồm
huyện Ngọc Lặc, huyện Lang Chánh, huyện Bá Thước. Tổ chức cho học sinh kịp
thời ủng hộ đồng bào bị hạn hán, xâm nhập mặn. Số tiền ủng hộ đồng bào bị hạn
hán, xâm nhập mặn lên tới trên 23 triệu đồng.
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn giúp người quản lí hăng say tìm tòi, sáng tạo
trong công tác. Công tác quản lí của cán bộ quản lí nhà trường ngày một chủ động,
khoa học, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu vươn lên của đội ngũ giáo viên, đáp ứng với
yêu cầu giáo dục hiện nay. Kết quả giáo dục của nhà trường luôn bền vững và nằm
trong tốp dẫn đầu của thành phố cả về chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn ở

tất cả các bộ môn.
18


SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ 4 TẠI TRƯỜNG

DỰ GIỜ TRÊN MẠNG INTERNET (MỘT HÌNH THỨC DỰ GIỜ MỚI)
Sinh hoạt chuyên môn tổ đã giúp giáo viên tự tin, sáng tạo. Từ tiết dạy
“Ngày hội hóa trang, giáo viên khối 3 đã tổ chức thành một hoạt động với qui mô
toàn khối. Hoạt động đã đem lại sự phấn khởi cho học sinh và giúp giáo viên nâng
cao năng lực tổ chức các hoạt động.

19


NGÀY HỘI HÓA TRANG KHỐI 3 ĐƯỢC TỔ CHỨC NGÀY 7/4/2016
(ẢNH CHỤP CÔ VÀ TRÒ LỚP 3B)

TỔ CHỨC HỘI THI “ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM” TẠI TRƯỜNG
THÁNG 3 NĂM 2016 (3 TỔ ĐẠT GIẢI NHÌ, BA, KHUYẾN KHÍCH)
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn là việc làm thiết thực, cần thiết với mỗi nhà
trường Tiểu học. Đây là một hoạt động nằm trong tổ chức giáo dục của các nhà
trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo cho giáo viên được trao đổi,
20


chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Vì vậy, nếu tổ chức tốt sinh hoạt chuyên
môn sẽ góp phần nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên từ đó góp phần nâng

cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Thực tế, qua việc đổi mới sinh hoạt
chuyên môn tại trường Tiểu học Điện Biên 1 cho thấy tác dụng rõ rệt. Giáo viên
hứng thú và luôn có nhu cầu được học hỏi về kiến thức cũng như kĩ năng sư phạm
và kĩ năng giao tiếp. Giáo viên luôn tự tin trong thể hiện năng lực qua việc dạy, qua
sinh hoạt chuyên môn, giao tiếp với học sinh, với phụ huynh. Sự chia sẻ kinh
nghiệm giữa các giáo viên, giữa các tổ chuyên môn ngày càng nhiều. Từ nhu cầu
phát triển năng lực của giáo viên, cán bộ quản lí nhà trường đã nỗ lực, sáng tạo
trong việc hướng dẫn, tổ chức các hoạt động chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu
của giáo viên. Từ đó năng lực quản lí của quản lí nhà trường cũng được nâng lên ở
một tầm mới. Nhờ sự đổi mới sinh hoạt chuyên môn mà trường Tiểu học Điện Biên
1 luôn là địa chỉ tin cậy của học sinh, phụ huynh và các cấp lãnh đạo trong mọi
hoạt động.
Có nhiều hình thức để đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Song tất cả các nhà
trường Tiểu học đều cần đổi mới sinh hoạt chuyên môn và đều có thể làm được
nhằm đáp ứng yêu cầu về đội ngũ trong giáo dục ở giai đoạn hiện nay. Việc đổi mới
sinh hoạt chuyên môn tùy thuộc vào điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về đội
ngũ giáo viên, đội ngũ quản lí,…của từng trường nhưng đầu tiên là cần sự tâm
huyết của đội ngũ quản lí - những người đi đầu trong công tác chuyên môn. Cán bộ
quản lí phải làm khơi dậy trong đội ngũ giáo viên lòng say nghề, ý thức đổi mới,
tạo ra các tình huống, các cơ hội để mỗi giáo viên được sáng tạo, vươn lên. Mỗi
giáo viên cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp trồng người ở giai đoạn
hiện nay. Dựa vào tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương, người quản lí
và giáo viên cần thấy rõ trách nhiệm, vai trò của mình trong việc đổi mới sinh hoạt
chuyên môn thì chắc chắn sẽ thành công, đem lại hiệu quả cao cho mọi hoạt động.
Thực tế cho thấy việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học Điện Biên 1
đã bước đầu đem lại sự thành công, chúng tôi đã tạo được một tập thể luôn hăng
say trong công tác, chất lượng giáo dục luôn bền vững.
3.2. Kiến nghị
Chúng tôi, những người cán bộ quản lí trong các trường Tiểu học luôn mong
muốn được trao đổi kinh nghiệm thông qua các diễn đàn chuyên môn để học hỏi

nâng cao năng lực quản lí đồng thời học hỏi các biện pháp, hình thức tổ chức các
hoạt động chuyên môn giữa các nhà trường. Từ đó, năng lực quản lí, năng lực
giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm của cán bộ giáo viên được nâng lên, tạo chuyển biến
mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh. Vì thế chúng tôi
kính đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức các chuyên đề “Trao đổi kinh
nghiệm quản lí ở trường Tiểu học” để được chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.
Trong khuôn khổ thời gian có hạn, bản thân tôi đã đúc rút kinh nghiệm trong
công tác quản lí giáo dục từ những việc làm thực tế trong việc “Đổi mới sinh hoạt
21


chuyên môn” tại trường Tiểu học Điện Biên 1. Rất mong được sự góp ý của đồng
nghiệp để các hình thức sinh hoạt chuyên môn ngày càng phong phú, từ đó chất
lượng đội ngũ ngày càng được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện trong các nhà trường Tiểu học.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Phó Hiệu trưởng

Nguyễn Thị Liên

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Phạm Thị Mai Hoa

22




×