Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp giúp giáo viên, học sinh viết đúng viết đẹp và xây dựng phong trào giữ vở sạch viết chữ đẹp ở trường trung học cơ sở phú sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.28 MB, 25 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN

TRƯỜNG TH&THCS PHÚ SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN, HỌC SINH
"VIẾT ĐÚNG - VIẾT ĐẸP" VÀ XÂY DỰNG PHONG TRÀO
"GIỮ VỞ SẠCH - VIẾT CHỮ ĐẸP" Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC& TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ SƠN, THỊ XÃ BỈM SƠN

Người thực hiện: Phạm Thị Hường
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Phú Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí

BỈM SƠN NĂM 2019
BỈM SƠN NĂM 2019


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang
I. MỞ ĐẦU
1
1.Lí do chọn đề tài
1
2.Mục đích nghiên cứu
2
3.Đối tượng nghiên cứu


2
4.Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG
3
1. Cơ sở lí luận
3
2. Thực trạng giáo viên trong trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
3. Một số phương pháp để nâng cao chất lượng Vở sạch- chữ đẹp tại
7
trường TH&THCS Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn
3.1. Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên về
7
rèn chữ viết cho học sinh.
3.2. Công tác xây dựng kế hoạch "Giữ vở sạch - viết chữ đẹp"
của nhà trường
7
3.3. Công tác kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức phong trào.
8
3.4. Nhân rộng các đơn vị, cá nhân tiêu biểu, điển hình trong
9
toàn trường
3.5. Công tác thi đua, khen thưởng
9
4. Các biện pháp cụ thể giúp giáo viên, học sinh rèn luyện chữ viết.
10
4.1. Hướng dẫn tư thế ngồi viết và cách cầm bút.
10
4.2. Rèn luyện chữ viết cho giáo viên, học sinh.

11
4.3. Luyện viết mẫu chữ thường
11
4.4. Luyện viết mẫu chữ hoa
12
4.5. Luyện viết các phụ âm kép:
14
4.6. Luyện viết chữ số :
14
4.7. Luyện viết dấu thanh:
14
4.8. Hướng dẫn cho GV và HS nắm vững cấu tạo chữ viết TV
15
4.9. Hướng dẫn xác định các điểm “khung” mà nét chữ đi qua
16
4.10. Hướng dẫn viết liền nét
16
4.11. Hướng dẫn viết vào giấy kẻ ngang
17
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, đồng nghiệp và
17
nhà trường:
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHI
18
1. Kết luận
18
2. Kiến nghị
18



I. MỞ ĐẦU
Phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp” được Bộ Giáo dục – Đào tạo phát
động trong nhiều năm nay. Đặc biệt, từ năm 2002, Bộ GD – ĐT đã ban hành Quyết
định số 31/QĐ-BGD&ĐT ngày 14 tháng 6 năm 2002 về việc ban hành mẫu chữ
viết trong trường tiểu học cũng như hướng dẫn số 5150/TH/BGD&ĐT ngày
17/02/2002 về việc hướng dẫn dạy và học viết chữ ở trường tiểu học.
Viết chữ đẹp là mong muốn của tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và của cả
phụ huynh học sinh nữa. Chữ viết cũng là một môn học, là kiến thức, nhất là ở Tiểu
học, bởi vì: “Nét chữ- nết người”, dạy chữ là dạy người. Chữ viết sẽ góp phần rèn
luyện đạo đức và tính cách con người. Ta dạy cho các em viết đúng, viết cẩn thận,
viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, thận trọng trong công việc,
lòng tự tin của bản thân.
Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Tiểu học là bậc
học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết chữ Việt là chúng ta đã trao cho các em
chìa khóa để mở ra cánh cửa để bước vào tương lai. Chữ viết là công cụ dùng để
giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri
thức văn hóa khoa học và đời sống... Do vậy, ở trường Tiểu học, việc dạy học sinh
viết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và
giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. Đồng thời chữ viết
chính là cơ sở, là nền tảng để học tốt các môn học khác. Mục tiêu của chúng ta là
giúp cho trẻ “Đọc thông - Viết thạo”. Trẻ đọc thông viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài
nhanh hơn, học tốt hơn. Chính vì vậy, việc giữ vở, rèn chữ cho học sinh Tiểu học
có một tầm quan trọng rất lớn. Hơn nữa, nhìn những trang vở của các em học sinh
với những dòng chữ đều tăm tắp, vở sạch đẹp thì cha mẹ và thầy cô đều vui và
chính các em cũng thấy thích thú - là động lực giúp các em ham thích học tập. Thật
vậy, hiện nay “Giữ vở- rèn chữ” là một vấn đề đáng quan tâm trong nhà trường.

1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay chúng ta đang ở trong thời đại mới, thời đại công nghệ thông tin
bùng nổ, mọi người thường ngồi vào chiếc máy vi tính để soạn thảo văn bản thay vì

cầm bút viết ngay trên giấy. Chính vì lẽ đó mà nhiều năm nay việc rèn chữ của
người học không được chú trọng. Ở các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu
học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Phú Sơn nói riêng, trong những năm học gần
đây, tình trạng học sinh viết chữ chưa đúng chuẩn là một thực trạng đáng báo động.
Thậm chí nhiều giáo viên không chú trọng vào công tác rèn chữ, giữ vở cho học
sinh; thậm chí chữ viết của nhiều giáo viên còn chưa đúng quy cách. Chữ viết của
các em học sinh tiểu học chưa được đẹp, chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét
chữ hoặc liên kết giữa các chữ cái chưa chuẩn, tốc độ viết còn chậm, học sinh sử
1


dụng nhiều loại bút - nhiều màu mực để viết bài, vở của các em còn quăn góc, bao
bọc chưa thẩm mỹ, .... nên còn hạn chế trong việc giữ gìn vở sạch - viết chữ đẹp.
Đây là một phần quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học sinh và được các
trường quan tâm. Nâng cao chất lượng giờ dạy để học sinh viết đúng, viết nhanh,
viết đẹp thì phong trào “vở sạch - chữ đẹp” mới có chất lượng.
Chính vì thế mà tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu: Một số biện pháp
giúp giáo viên, học sinh "Viết đúng- viết đẹp" và xây dựng phong trào "Giữ vở
sạch- Viết chữ đẹp" ở trường TH&THCS Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cũng như đáp ứng được lòng mong mỏi của
đại đa số giáo viên và phụ huynh học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra các giải pháp thích hợp nhất giúp giáo viên, các em học sinh khắc
phục tình trạng viết xấu, viết cẩu thả, trau dồi chữ viết cho bản thân.
- Đáp ứng được sự đi lên của xã hội còn là nhiệm vụ của người thầy trước
thế hệ tương lai của nước nhà.
- Trau dồi những kỹ năng cho giáo viên, học sinh về viết đúng- viết đẹp.
Người giáo viên cần phải thường xuyên uốn nắn cách trình bày, cách viết của mình
sao cho đúng đẹp. Cách trình bày cách viết phải chuẩn mực rõ các nét, đúng cỡ chữ
để đảm bảo mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương đi đầu trong việc rèn chữ viết

cho học sinh noi theo.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung sáng kiến sẽ tập trung nghiên cứu các biện pháp, cách thức giúp giáo
viên và học sinh viết đúng, viết đẹp từ đó góp phần nâng cao chất lượng phong trào
“Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp” tại trường TH&THCS Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh
Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp
sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc tham khảo tài liệu, phân tích, tổng
hợp khái quát hóa các vấn đề tài liệu có liên quan để làm cơ sở lí luận cho sáng
kiến.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu
- Phương pháp trắc nghiệm
Phương pháp này giúp tác giả thống kê và phân loại chính tả cơ bản của học
sinh nhà trường thường mắc phải, nắm được thực trạng, nguyên nhân mắc lỗi để từ
đó đề xuất một số biện pháp khắc phục.
2


- Phương pháp thể nghiệm để so sánh, đối chiếu rút ra nhận xét đánh giá tính
khả thi của sáng kiến.
4.3. Phương pháp toán học: sử dụng thống kê để xử lí thông tin, số liệu.
4.4. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Tổng kết, đánh giá kết quả của
sáng kiến và những mặt còn hạnh chế, rút kinh nghiệm.
4.5. Phương pháp thực nghiệm:
Trên cơ sở đưa ra những biện pháp khắc phục các lỗi cơ bản về chữ viết của
học sinh bậc Tiểu học trường TH&THCS Phú Sơn, Bỉm Sơn tác giả tiến hành thiết
kế và áp dụng thể nghiệm trong toàn bậc tiểu học.


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận:
Khái niệm về chữ viết:
Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự
miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng. Nó phân
biệt với sự minh họa như các phác họa trong hang động hay các tranh vẽ, đây là các
dạng ghi lại ngôn ngữ theo các phương tiện truyền đạt phi văn bản, ví dụ như các
băng từ tính trong các đĩa âm thanh. Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn
ngữ nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ. Người ta có thể không biết chữ nhưng
vẫn có ngôn ngữ để giao tiếp. Nhiều dân tộc có ngôn ngữ riêng nhưng vẫn chưa có
chữ viết.
Hệ thống chữ viết chỉ chung hệ thống kí hiệu dùng đề ghi lại ngôn ngữ. Nếu
ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu thì chữ viết là hệ thống kí hiệu của kí hiệu. Chữ viết
có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không thể đồng nhất ngôn ngữ và chữ
viết. Người ta có thể không biết chữ nhưng vẫn có ngôn ngữ như thường. Về mặt
lịch sử, ngôn ngữ xuất hiện cùng với xã hội loài người trong khi đó cho tới nay
nhiều ngôn ngữ vẫn chưa có chữ viết. Con người có mặt trên trái đất hàng chục vạn
năm, nhưng mãi tới giai đoạn cao của xã hội loài người mới có chữ viết. Engels đã
viết: "Giai đoạn này bắt đầu với việc nấu quặng sắt và chuyển qua thời đại văn
minh với việc sáng tạo ra chữ viết có vần và việc sử dụng chữ đề ghi lời văn".
Đối với lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất to
lớn. Ngôn ngữ, cái công cụ giao tiếp chủ yếu của con người, dầu sao vẫn có những
hạn chế nhất định. Vì vỏ vật chất của ngôn ngữ là âm thanh cho nên nếu ở xa nhau
không thể nghe nhau nói được bởi vì khả năng của tai người là hữu hạn. Ở cùng
một chỗ, có thể nghe nhau nói được lại có những hạn chế khác. Các cụ ta thường
nói: "Lời nói gió bay". Mỗi lời nói chỉ được thu nhận vào lúc nó phát ra, sau đó
không còn nữa. Như vậy, ngôn ngữ cũng không vượt qua được cái hố ngăn cách
về thời gian. Nhưng liệu người ta có thể hiểu được lời nói của nhau, khi gián cách
về không gian và thời gian, bằng con đường truyền miệng hay không? Hiển nhiên

3


là có, nhưng rất hạn chế. Khả năng nhận thức của mỗi người khác nhau và trí nhớ
của con người cũng có hạn nên tình trạng "tam sao thất bản" không thể nào tránh
khỏi. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hiện nay người ta đã dùng điện thoại,
vô tuyến điện, radio v.v... nhưng những biện pháp đó không phải là phổ biến, rộng
rãi khắp mọi lĩnh vực Trong tình hình như vậy, chữ viết có giá trị rất to lớn. Vì chữ
viết dựa trên ấn tượng về thị giác cho nên có thể thắng được không gian, thời gian
và làm hạn chế đi nhiều hiện tượng "tam sao thất bản". Nhờ có chữ viết, chúng ta
mới hiểu lịch sử quá khứ của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi thời
kì có chữ viết trong quá trình phát triển của loài người là giai đoạn lịch sử còn thời
kì trước đó là giai đoạn tiền sử hoặc dã sử. Ngày nay chúng ta làm sao hiểu Trần
Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du v.v... nếu không có Hịch tướng sĩ, Bình Ngô
đại cáo, Truyện Kiều v.v... Nhiều người trong chúng ta có vinh dự được trực tiếp
nghe đọc lời di chúc của Bác Hồ, nhưng nhờ có chữ viết, những lời di chúc thiêng
liêng ấy có thể đến với tất cả mọi người dân Việt Nam, tất cả nhân dân thế giới.
Bản di chúc đó sẽ còn mãi mãi với các thế hệ con cháu chúng ta sau này. ĐọcTam
quốc chí, mọi người còn nhớ câu chuyện giữa Khổng Minh và Nguỵ Diên. Khổng
Minh biết Nguỵ Diên sớm muộn thế nào cũng làm phản, nhưng không thể nói
trước tất cả những gì chưa xảy ra. Cho nên, trước khi chết, ông còn để lại cho
Khương Duy một "cẩm nang" đợi khi Diên làm phản mời được giở ra xem. Về
sau Nguỵ Diên làm phản thật. Giở cẩm nang thấy Khổng Minh dặn –bằngchữ
viết– hãy thách Nguỵ Diên đứng trước ba quân hô lớn 3 lần: "Ai dám giết ta! Ai
dám giết ta! Ai dám giết ta!". Quả nhiên, chưa nói dứt lời Nguỵ Diên đã bị Mã Đại
từ đằng sau xông lên chém rơi đầu. Mẩu chuyện trên đây chứng tỏ rằng, chữ viết
chẳng những thắng được không gian và thời gian mà còn phát huy được tác dụng
trong những hoàn cảnh giao tiếp không dùng ngôn ngữ bằng lời được. Với sức
mạnh đó, chữ viết thực sự là một động lực phát triển của xã hội loài người. Nó
thực sự giúp cho con người có thể kế thừa và học tập lẫn nhau trên tất cả các lĩnh

vực hoạt động, từ lĩnh vực văn hoá, lịch sử đến lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Trong
phạm vi một ngôn ngữ nhất định, chữ viết còn có tác dụng thúc đẩy quá trình thống
nhất ngôn ngữ, chuẩn hoá ngôn ngữ nữa.
Một số người khác thì gán cho thuật ngữ "chữ viết" một nội dung quá rộng.
Họ cho các hình thức giao tiếp bằng hiện vật cũng là chữ viết. Như vậy, theo họ
chữ viết phải hiểu là tất cả các kiểu giao tiếp của con người nhờ các tín hiệu thị
giác, tức là các tín hiệu thu nhận được bằng mắt. Số khác gạt những hình thức giao
tiếp bằng hiện vật ra khỏi chữ viết, nhưng vẫn thừa nhận chữ hình vẽ hay còn gọi
là chữ tượng hình.
Thực ra cả hai hình thức giao tiếp trên đây chỉ là những hình thức tiền thân
của chữ viết. Nói đến chữ viết là phải nói đến mối liên hệ của nó với ngôn ngữ. Chỉ
4


những tín hiệu nào liên hệ với các hình thái của ngôn ngữ mới được xem là chữ
viết. Khái niệm “chữ viết có vần” hay “chữ để ghi lời văn” của Engels là vậy.
Chữ viết là sáng tạo kỳ diệu của con người. Sự xuất hiện của chữ viết đánh
dấu một giai đoạn phát triển về chất của ngôn ngữ. Chữ viết và dạy chữ viết được
mọi người quan tâm.Việc rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh Tiểu học đã được nhiều
thế hệ thầy, cô giáo quan tâm, trăn trở, góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội
dung cũng như phương pháp dạy chữ viết. Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp
được bắt đầu từ việc dạy học sinh có những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng
kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo các chữ cái, vị trí dấu
thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ, hoặc liên kết chữ cái…Từ đó hình
thành cho các em những biểu tượng về hình dáng, đường nét các con chữ, độ rộng,
độ cao sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Từ năm học 2014-2015 đến nay, sau khi ngành giáo dục Tỉnh Thanh Hóa và
PGD&ĐT thị xã Bỉm Sơn dừng việc tổ chức các kỳ thi Viết chữ đẹp và Trưng bày
vở sạch chữ đẹp các cấp thì phong trào “Rèn chữ – Giữ vở” cũng dần chững lại và

có xu hướng đi xuống.
Trường TH&THCS Phú Sơn mới được thành lập từ tháng 6 năm 2017, tiền
thân là ngôi trường THCS Quang Trung. Vì vậy phong “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp”
chưa được quan tâm đúng mức, chưa hình thành sâu rộng trong giáo viên và học
sinh nên việc giữ vở sạch - viết chữ đẹp chưa được tốt. Ở thời điểm này, đời sống
kinh tế của một bộ phận gia đình phụ huynh còn nhiều khó khăn, phụ huynh chưa
quan tâm nhiều đến việc học tập của con mình từ chất lượng đến chữ viết.
Ban giám hiệu nhà trường có 2/3 đồng chí là Cán bộ quản lý trường THCS
nên chưa nắm bắt hết được tầm quan trọng của chữ viết đối với giáo viên, học sinh
nhà trường.
Do kinh phí nhà trường còn hạn hẹp nên việc đầu tư cho phong trào này còn
ít; công tác kiểm tra đôn đốc nhắc nhở để giáo viên và học sinh thực hiện phong
trào Rèn chữ – Giữ vở có lúc còn bị trùng xuống thậm chí là lãng quên.
Trong công tác đánh giá thi đua từng học kì và năm học nhà trường không
đưa kết quả phong trào “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp” của lớp vào tiêu chí để xét thi
đua cho tập thể lớp và giáo viên chủ nhiệm. Việc kiểm tra đánh giá phân loại vở
sạch- chữ đẹp ở các lớp chưa tốt, chưa đưa ra giải pháp để khắc phục những nhược
điểm tồn tại.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG:
2.1. Về phía học sinh:
Nhóm 1: Các em học sinh lớp 1.
2.1.1.Ưu điểm: Đa số các em biết đọc, biết viết.
5


2.1.2.Tồn tại: Một số em chữ viết chưa đúng nét, thiếu dấu.
Nhóm 2: Các em học sinh lớp 2.
2.1.3.Ưu điểm: Các em vừa nghe, vừa viết tương đối tốt.
2.1.4.Tồn tại: Hiện tượng viết ẩu, không đúng cỡ, đúng dòng bắt đầu xuất
hiện, viết sai chính tả, thiếu dấu, thiếu nét vẫn còn nhiều.

Nhóm 3: Các em học sinh lớp 3, 4, 5.
2.1.5.Ưu điểm: Các em đọc thông viết thạo.
2.1.6.Tồn tại: Các em viết ẩu nhiều hơn (do lượng kiến thức tăng). Các em
viết hoa còn tuỳ tiện, viết sai chính tả vẫn còn.
2.2. Về phía giáo viên:
2.2.1. Ưu điểm:
- Giáo viên đã nắm rõ được đối tượng học sinh mình phụ trách.
- Nắm vững hệ thống cấu trúc chữ viết tiếng Việt.
2.2.2.Tồn tại:
Chữ viết của một số giáo viên còn xấu nhưng ý thức luyện viết chưa cao dẫn
đến chưa có sự mẫu mực trong chữ viết ở bảng lớp cũng như khi chấm bài và sửa
vào vở học sinh. Thậm chí có giáo viên viết ở bảng lớp vẫn còn cẩu thả không đúng
mẫu, sai chính tả, phân tích, hướng dẫn viết còn sơ sài, qua loa, tuỳ tiện trong cách
trình bày. Nhất là trong thời điểm mà toàn ngành đang vận động soạn bài trên máy
vi tính thì ý thức của giáo viên về phong trào rèn chữ đẹp bị hạn chế rất nhiều.
Chưa có mô hình, điển hình về rèn chữ viết của giáo viên trong các nhà
trường để cùng nhân rộng học tập.
2.3. Về phía nhà trường:
- Nhà trường chỉ mới quan tâm chăm lo chỉ đạo các hoạt động về chuyên
môn như: Bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hoá mà chưa coi trọng đến phong
trào này.
- Chưa có hình thức tuyên dương khen ngợi những học sinh có ý thức trong
phong trào “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp”.
- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ cho phong trào này như có
lớp bàn ghế chưa đúng chuẩn, lớp học thiếu ánh sáng, thiếu các bộ mẫu chữ viết
trong trường tiểu học, …
2.4.Về phía phụ huynh:
Một số phụ huynh còn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của phong trào,
chỉ bắt ép học sinh học môn Tiếng Việt, Toán mà quên rằng chữ viết của các em sẽ
làm cho tâm hồn các em thêm phong phú, chữ viết xấu sẽ làm giảm đi phần điểm

trình bày về chữ viết trong bài làm của các em mà bất cứ bài thi nào cũng có.
BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT CỦA GV VÀ HS
NHÀ TRƯỜNG (Thời điểm giữa học kỳ 1, năm học 2018-2019)
6


Chất lượng
Chữ viết đúng,
Chữ viết đạt
Chữ viết chưa
chữ viết
Tổng số
đẹp
yêu cầu
đạt yêu cầu
SL
%
SL
%
SL
%
của
Học sinh
252
32
12,9
103
40,9
117
46,2

Giáo viên
17
3
17,6
11
64,8
3
17,6
Kết luận: Qua thực tế thấy rằng chất lượng vở sạch, chữ đẹp chưa cao,
phong trào chưa mạnh, chưa thu hút được giáo viên và học sinh say mê trong luyện
chữ đẹp.
3. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng Vở sạch- chữ đẹp tại
trường TH&THCS Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn:
3.1. Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên về rèn chữ
viết cho học sinh.
Quán triệt trong đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường các văn bản hướng dẫn
về phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” của ngành, làm cho mọi cán bộ giáo
viên của trường nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết: Chữ viết thể hiện nết
người.
Cần làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để xây dựng
phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” trong nhà trường.
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm phải tuyên truyền
cho phụ huynh biết về vai trò quan trọng của việc giữ vở sạch - viết chữ đẹp; hướng
dẫn phụ huynh trong việc mua sắm đồ dùng sách vở, bút viết cũng như cách bọc
sách vở cho các em.
Xây dựng nền nếp phong trào ngay từ ở các lớp: Vào đầu năm học mới giáo
viên chủ nhiệm lớp phải tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh,
hướng dẫn học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loại bút nào để luyện viết, hướng
dẫn học sinh cách bọc vở và bảo quản, giữ gìn sách vở như thế nào trong năm học.
3.2. Công tác xây dựng kế hoạch "Giữ vở sạch - viết chữ đẹp" của nhà

trường
Tổ chức các lớp tập huấn về viết chữ đẹp để bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên
trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhà trường.
Đầu năm học nhà trường và tổ chuyên môn tổ chức thi chọn học sinh và giáo
viên viết chữ đẹp để qua đó bồi dưỡng và nhân rộng ra cho tất cả các lớp. Mỗi tổ
chuyên môn tuyển chọn một đội học sinh viết chữ đẹp và cử giáo viên bồi dưỡng
để tham gia thi viết chữ đẹp các cấp.
Trong kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của trường, của tổ chuyên môn, của lớp
chỉ tiêu giữ vở sạch - viết chữ đẹp được quan tâm đúng mức. Đưa việc thực hiện

7


phong trào “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp” vào trong tiêu chí xét thi đua để tạo động
lực cho giáo viên và học sinh thực hiện tốt phong trào.
Ngoài yêu cầu viết đúng, đẹp cần hướng dẫn cách trình bày ở vở của học
sinh trong từng loại bài, cách kẻ vở khi hết bài, hết môn, hết ngày và hết tuần như
thế nào để thống nhất trong cả lớp;
Đối với những em có năng khiếu và viết chữ khá đẹp, giáo viên phải có định
hướng từ đầu là phải luôn chú ý theo dõi, kèm cặp nhắc nhở để học sinh luôn ghi
nhớ, cố gắng thường xuyên. Bởi vì hơn ai hết giáo viên là người trực tiếp dạy dỗ,
quan tâm học sinh hàng ngày nên có điều kiện, kiểm tra và có hướng khắc phục
uốn nắn kịp thời.
Trong thời khoá biểu ở buổi thứ 2 (buổi học tự chọn) nhà trường đã bố trí
thời gian 40 phút (01tiết học/tuần) để giáo viên phụ trách hướng dẫn cho các em
luyện viết đồng thời kiểm tra việc giữ vở sạch của các em.
Nhà trường tổ chức thi trưng bày vở sạch – chữ đẹp vào đầu tháng 4 năm 2019.
3.3. Công tác kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức phong trào.
Từng tháng tổ chuyên môn kiểm tra việc giữ vở sạch - viết chữ đẹp từng lớp,
từng học kì và cả năm học. Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá, tổng kết

và đưa ra những giải pháp khắc phục những tồn tại. Khen thưởng kịp thời những
tập thể lớp, tổ, cá nhân để thực hiện tốt phong trào này.
Hàng tuần phải kiểm tra chấm và nhận xét, động viên để học sinh cố gắng
hơn ở tuần tiếp theo. Hàng tháng, sau khi đánh giá xếp loại Vở sạch - chữ đẹp, giáo
viên cần biểu dương và khen ngợi những học sinh có nhiều cố gắng trong phong
trào này. Sau đây là một vài hình ảnh từ của chấm, chữa bài và nhận xét trong vở
học sinh:

8


Bài làm toán của học sinh lớp
Đây là bài chính tả của học sinh lớp 4A
2A cùng với lời nhận xét, đánh giá cùng với lời nhận xét, đánh giá của giáo
của giáo viên trường TH&THCS viên nhà trường theo TT22/BGD&ĐT.
Phú Sơn.

9


Bài văn của học sinh lớp 5A cùng với lới nhận xét, đánh giá, khen ngợi của
cô giáo Đặng Thị Đạt.
3.4. Nhân rộng các đơn vị, cá nhân tiêu biểu, điển hình trong toàn trường
Có thể lấy một số bài viết của các anh chị lớp trên hoặc những học sinh đã
đạt giải thi viết chữ đẹp cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Quốc gia để cho các em xem và
học tập tấm gương của các anh chị.
Đối với nhà trường, tổ chức lưu giữ và trưng bày các bài viết đẹp trong
phòng học, phòng truyền thống, bảng tin của trường để các em có điều kiện học
hỏi, có ý thức trau dồi, rèn luyện viết chữ viết và có bộ hồ sơ đẹp hơn.
3.5. Công tác thi đua, khen thưởng

Nhà trường đã tổ chức động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân giáo
viên, học sinh, tập thể lớp, trường đạt thành tích cao trong các cuộc thi Trưng bày
Vở sạch- Chữ đẹp cấp trường nên đã động viên, khích lệ được nhiều học sinh, giáo
viên.
10


Ngoài ra, chúng tôi xem đây là một tiêu chí để đánh giá thi đua trong việc
thực hiện các nhiệm vụ của năm học đối với các nhà trường.
4. Các biện pháp giúp giáo viên, học sinh rèn luyện chữ viết.
Như chúng ta đã biết muốn viết đẹp thì trước tiên là phải viết đúng mẫu chữ,
kích cỡ, độ cao, tốc độ viết đảm bảo. Vì thế trong các giờ tập viết, chính tả trên lớp,
giáo viên cần cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, toạ độ
viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái
niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái … Từ đó, hình thành ở các em những
biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. Bên cạnh
đó, giáo viên cần dạy học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao
gồm các kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo các chữ cái và liên kết chữ cái tạo thành
chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ
ô li để hình thành năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và đẹp.
Muốn viết được đúng, đẹp thì giáo viên và học sinh cần nắm và hiểu rõ các nguyên
tắc sau:
4.1. Hướng dẫn tư thế ngồi viết và cách cầm bút.
4.1.1. Tư thế ngồi viết

4.1.2. Cách cầm bút:
- Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ.
- Cánh tay cầm bút phải đặt ít nhất 2/3 trên mặt bàn. (Cần chú ý đẩy vở lên
khi viết đến phần cuối trang).
- Cầm bằng ba ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.

- Đầu hai ngón: ngón cái và ngón giữa phải ôm lấy thân bút.
- Các ngón tay còn lại khom nhẹ vào lòng bàn tay.
- Khi viết, dùng ba ngón tay di chuyển từ trái sang phải. Cán bút nghiêng về
bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại thoải mái. Khi viết cả
bàn tay và thân bút đều phải ở vị trí phía dưới của dòng kẻ đang viết.
- Không nên cầm bút tay trái.
- Không nên cầm bút sát ngòi.
4.2. Rèn luyện chữ viết cho giáo viên, học sinh.
- Ở sáng kiến này tôi sắp xếp lại các chữ thường và chữ hoa dựa theo sự
tương đồng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Phân loại các chữ thành các nhóm chữ có các nét giống nhau.
+ Các chữ có nét tròn.
11


+ Các chữ có nét khuyết (khuyết trên, khuyết dưới).
+ Các chữ có nét xoắn.
+ Các chữ có nét thẳng.
- Như vậy thầy cô và các em sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt cách viết.
4.3. Luyện viết mẫu chữ thường: Tôi tiến hành phân nhóm như sau:
ǯǯǯǯǯǯǯǯ
ô; ơ; a; ă; â; d;
- o;

đ; q; g
ǯǯǯǯǯǯǯǯ
l;
b; h; k; e; ê; r; s;
x; c xxm; n; x
ǯǯǯǯǯǯǯǯ

i; t; u; ư; y
- p;
-

m,
ǯǯǯǯǯǯǯǯ
n, v

Hướng dẫn viết: Khi viết nghiêng sang trái (nét cong tròn khép kín) và nặng
phía dưới, đó là hình ảnh của “giọt sương trĩu nặng”.
*Phân tích :
- Chiều cao và độ rộng của các nét cong tròn khép kín đều bằng nhau, chiều
cao bằng một ô li, chiều rộng ¾ ô li. Các nét tiếp theo của con chữ có sự khác nhau.
- Điểm xuất phát của 10 con chữ này đều giống nhau từ đỉnh bên phải phía
trên của ô vuông nhỏ. Từ điểm xuất phát này nghiêng xuống đưa nét bút nghiêng
xuống đỉnh trái, phía dưới của hình vuông, ô vuông nhỏ đó.

l; b; k; h
Nhóm 2: Gồm các chữ cái: ǯǯǯǯ
- Cả 4 chữ cái này đều có cái “lưng” rất thẳng (đó chính là cùng có nét
khuyết trên).
*Phân tích: Tất cả 4 chữ cái trên đều có điểm xuất phát từ 0,5 li, đều có nét đầu tiên
là nét khuyết trên.

ǯǯǯ

Nhóm 3: Gồm các chữ cái: v; n; m
* Phân tích: Cả 3 chữ trên đều có nét móc xuôi đầu tiên.
ǯǯǯ
Nhóm 4: Gồm các chữ cái: c; e; ê; x; s; r.

* Phân tích: Các chữ cái này phần lớn đều giống nhau có nét cong ngắn, riêng chữ r
thì có nét thắt giống chữ s nên chúng ta gộp chúng vào cùng 1 nhóm.
Lưu ý học sinh, chữ r và chữ s có chiều cao 2,5 ô li.

ǯǯǯǯ
Nhóm 5: Gồm các chữ cái: p; i; t; u; ư; y
* Phân tích: Cả 5 chữ trên đều có nét khởi đầu rất giống nhau (nét hất lên ngắn).
Nét đó có cả hai tác dụng:
12


+ Một là để tạo độ nghiêng theo nó xuống sẽ được như ý về độ nghiêng.
+ Hai là để làm duyên cho chữ, làm mềm mại hài hoà cho chữ hệt như chiếc
gai xinh xinh làm duyên thêm cho những bông hoa hồng.
4.4. Luyện viết mẫu chữ hoa: Tôi tiến hành phân nhóm như sau
-

A;
Ă; Â; M, N
ǯǯǯǯǯǯǯǯ

P; B; R; D; Đ
- ǯǯǯǯǯǯǯǯ
-

ǯǯǯǯǯǯǯǯ
C; S; L; E; Ê

-


I;
ǯǯǯǯǯǯǯǯ
K; V; H; T

-

ǯǯǯǯǯǯǯǯ
O;
Ô; Ơ, Q

-

ǯǯǯǯǯǯǯǯ
X;
U; Ư, Y

Hướng dẫn viết: Chữ cái hoa thiên về sự mềm mại tinh tế, uyển chuyển. Vì
vậy có thể nói: Chữ cái hoa là sự thăng hoa của chữ viết. Độ cao của các chữ cái
hoa hầu hết là 2,5 ly. Riêng chữ G và Y cộng thêm cái đuôi 1,5 ly nữa, tổng cộng là
4 ô li.
*Nhóm 1: Gồm các chữ cái hoa:
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
A, Ă, Â, N, M
- Nét tương đồng của cả ba chữ hoa này là nét đầu tiên. Chữ M là chữ A kép.
Chữ N: có một đôi nét mềm mại tương ứng qua một trục thẳng.

Ǯǯǯǯǯ
P; B; R; D; Đ

* Nhóm 2: Gồm các chữ cái hoa:

+ Phân tích: Tất cả các thành viên của nhóm đều có nét khởi đầu rất giống
nhau và giống nhau hình “nốt nhạc”. Ngoài ra còn có nét hình “bán nguyệt”, hình
“chiếc mũ nồi”- độ rộng của “chiếc mũ nồi”
ly. E; Ê; T
C; khoảng
S; G; 2L;
*Nhóm 3: Gồm các chữ cái hoa: Ǯǯǯǯǯ
+ Phân tích: Cả 7 thành viên của nhóm chữ này đều có nét cong là nét khởi
đầu mỗi chữ.
- Độ rộng của nét cong = 2 ly.
- Điểm cắt nét cong = 1/2 ly
- Độ sâu của nét cong = 1,5 ly.

I; K; H; V
*Nhóm 4: Gồm các chữ cái hoa: Ǯǯǯǯǯ
13


Ví dụ: Chữ: Ǯǯǯǯǯ
H; V
+ Phân tích: Chữ viết đúng có 2 nét song song với nhau, nhu và cương đan
xen với nhau, hoà quyện lẫn nhau tạo hình dáng hài hoà, đối nhau. Nét cong lượn
mềm mại.
O;
Ô; Ơ; Q
Ǯǯǯǯǯ
*Nhóm 5: Gồm các chữ cái hoa:
+ Phân tích: Các chữ hoa nhóm này đẹp là nhờ sự kết hợp hài hoà giữa nét
cương (xuống) và nét nhu (xuống). Còn đẹp được cũng là nhờ nét duyên của những
hoa văn cuốn lại mềm mại, tròn đều.

Ǯǯǯǯǯ
*Nhóm 6: Gồm các chữ cái hoa: U; Ư; X; Y
+Phân tích: Tất cả các thành viên của nhóm này đều được kiến tạo từ một
nét ban đầu là nét móc xuôi (tròn) trái.
4.5. Luyện viết các phụ âm kép:

ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
tr; ch; ph; nh; kh; qu; gi; ngh; ng;
th; gh
* Phân tích: Các phụ âm kép này do hai, ba con chữ ghép lại với nhau, viết
nối với nhau liền nét. Các con chữ có độ rộng đều nhau và đều là 3/4 ô, khoảng
cách giữa con chữ nọ và con chữ kia bằng nửa chữ o. Các nét thẳng đều theo nhau
và tạo nhiều nét song song với nhau. Các chữ có nét khuyết cao hoặc dài 2,5 li.
4.6. Luyện viết chữ số :
- Viết theo theo kiểu chữ viết thường: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10, …
- Viết theo kiểu chữ in thường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
Hướng dẫn:
- Các chữ số nên viết cao gấp đôi chữ, khoảng 2 ô ly, rộng 1 ô li.
- Viết chữ số sao cho mềm mại.

ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
1; 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, …
4.7. Luyện viết dấu thanh:
- Dấu sắc (/)
- Dấu huyền (\)
-Dấu chấm hỏi: ?
- Dấu ngã (~)
- Dấu nặng: (.)
- Dấu ngoặc đơn: ( )
- Dấu ngoặc kép: “ ”

* Hướng dẫn chung:

14


- Ngoài việc phải viết đúng ra, cũng như chữ, dấu thanh hay số còn phải biểu
cảm nữa.
- Có 5 dấu thanh: hỏi, sắc, huyền, ngã, nặng. Các dấu thanh đều phải nhỏ
gọn, chỉ đủ để nhận biết, nằm lọt thỏm trong một khuôn ô, đúng vị trí, ngay sát bên
nguyên Ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
âm của chữ, không bị dính, không bị lệch có thể hơi nghiêng theo chiều
nghiêng của chữ.
* Cách viết dấu phụ của chữ cái:
- Dấu “râu” của Ơ phải được gắn vào điểm khởi phát (điểm bắt đầu- đặt
bút)
của O, (Ơ). Nếu là chữ nghiêng cũng tương tự như vậy.
- Dấu “nặng” và dấu “phẩy” phải được đánh trùng với dòng kẻ ly số 0.
- Dấu “ngoặc đơn” nên đánh cao 2 ô ly, “ngoặc kép” nhỏ, lọt thỏm trong một
ô ly, cao ngang bằng với nhau.
- Dấu “gạch ngang” đầu dòng có độ dài 1,5 ô ly. Nhưng dấu phụ chỉ nối
ngang chỉ nên là một ô ly và được đánh cao 0,5 ô ly.
- Muốn dấu cũng biểu cảm thì các dấu: huyền, sắc, chấm than nên đánh
mạnh ở đầu rồi dần vuốt nhẹ đi (khởi đầu là cương rồi dần là nhu); dấu râu, dấu
phẩy, dấu hỏi thì nên đánh cong. Dấu phẩy cong như hình đuôi mắt cho có hồn, có
thần thái, chứ không viết thẳng như nét xiên vô cảm; dấu nón nên viết cong nhẹ,
lên nhu, xuống cương sẽ biểu cảm hơn.
4.8. Hướng dẫn cho GV và HS nắm vững cấu tạo chữ viết Tiếng Việt
4.8.1. Yêu cầu chung và yêu cầu riêng.
- Viết thẳng đều, nét hất gọn, đúng độ cao, đúng độ giãn cách.
- Viết thẳng đều, nét hất gọn, đúng độ cao, đúng độ giãn cách.


ǮǮǮǮǮǮǮ
- Các chữ có độ cao 2,5 đơn vị (ô li): l; h; b; k; g; y
d; đ; q; p
- Các chữ có độ cao 2,0 đơn vị (ô li): ǮǮǮǮǮǮǮ
t
- Các chữ có độ cao 1,5 đơn vị (ô li): ǮǮǮǮǮǮǮ
- Các chữ có độ cao 1,25 đơn vị (ô li): ǮǮǮǮǮǮǮ
r; s

- Các chữ có độ cao 1,0 đơn vị (ô li): ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
u; ư; v; a; ă; â; c; e; ê; m; n;
- Các dấu thanh nhỏ gọn nằm trong o;
mộtô;
li hoặc
0,5 ô li.
ơ;…
Đoàn kết
- Ví dụ: khoảng cách giữa tiếng “Đoàn” và tiếng “kết” trong từ ǮǮǮ
là 1,5 ô li.
- Viết thẳng đều, nét hất gọn, đúng độ cao, đúng độ giãn cách.
4.8.2. Các nguyên tắc khi tập viết
15


- Khởi điểm đúng, thẳng nét.
- Đơn giản, dễ viết.
- Tạo nét song song.
- Cứng và mềm
- Bố cục hài hoà, cân đối.

- Biểu cảm.
- Viết liền nét, hạn chế nhấc bút.
- Viết các con chữ theo hàng ngang.
4.9. Hướng dẫn xác định các điểm “khung” mà nét chữ đi qua
Khi hướng dẫn học sinh viết chữ, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh
xác định được các điểm quan trọng mà nét chữ sẽ đi qua. Khi đó học sinh chỉ
cần nối các điểm đó lại là sẽ được các con chữ.
Ví dụ : Khi hướng dẫn HS viết các chữ cái a, ă, â, m, n giáo viên hướng
dẫn học sinh xác định các điểm “khung” như hình dưới đây.
Hay khi hướng dẫn học sinh viết các chữ có nét khuyết, chúng ta cũng
cần xác định được các điểm quan trọng mà nét chữ sẽ đi qua. Khi đó chắc
chắn chúng ta sẽ viết đúng và viết đẹp. Ví dụ:

4.10. Hướng dẫn viết liền nét
- Khi dạy tập viết tôi luôn tự đặt câu hỏi cho người học:
- Tại sao phải viết chữ liền các nét với nhau?
+ Vì viết chữ liền nét với nhau chữ sẽ không bị rời rạc, nguệch ngoạc.
+ Viết chữ liền nét sẽ khiến cho chữ đều theo nhau, sẽ mượt mà hơn.
+ Viết chữ liền nét làm giảm thiểu đi những đường cong, những nét uốn. Vì
vậy viết sẽ nhanh hơn.
* Ví dụ:

boong
tàu; chuyển bánh; quang gánh,
Ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
khuyến khích

*Lưu ý:
+ Khi viết liền nét nhớ cầm bút đúng quy định, hơi cao, không cầm bút sát
ngòi, hạn chế nhấc bút khỏi trang giấy. Khi viết hoàn tất phần vần mới được đánh

dấu thanh.
+ Khi viết chữ nối đúng thì phải liền nét, mối nối nhỏ, mềm, không lộ, không
cứng, độ rộng của các con chữ trong một tiếng phải đồng đều nhau.
4.11. Hướng dẫn viết vào giấy kẻ ngang

16


- Tập viết vào giấy kẻ ngang cũng nên tập theo nhóm như khi ta tập viết vào
giấy ô ly. Sau một thời gian được học viết giấy ô ly, chúng ta cũng đã thiết lập
được một thói quen mới: viết chữ theo quy chuẩn. Sau đó ta mang thói quen đó viết
vào giấy kẻ ngang.
- Ở loại giấy kẻ ngang không còn những ô ly nữa, chúng ta phải tự cảm nhận
về sự hài hoà, cân đối của từng con chữ cũng như khi ta đi đường mà không còn
những biển báo, chỉ đường nữa.
*Sau đây là những gợi ý về cách viết vào giấy vở kẻ ngang:
c; a; e,
+ Những chữ cao 1 ô ly gần bằng 1/4 dòng vở kẻ ngang, ví dụ:o;
ȁȂȃȁ



+ Những chữ cao 2 ô ly gần bằng ½ dòng vở kẻ ngang, ví dụ: d;
ȃȃȃȃ
đ; p; q

l; b; h; k …

+ Những chữ cao 2,5 ô ly gần bằng 3/4 dòng vở kẻ ngang, ví dụ: ȃȃȃȃ


+ Những chữ hoa cao gần bằng 3/4 dòng vở kẻ ngang.H,
ȃȃȂȃȁȂ
K, M, N, B, …
+ Những chữ số bằng 1/2 dòng kẻ ngang.

0;
1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10, …..
ȂȂȁȁȂȂȂȂȂȂȁȂȁȁȁȁ
5. Hiệu quả của sáng kiến.
Chúng ta thường nói rằng “Thầy nào - trò nấy”. Quả thật, chữ viết của giáo
viên là vấn đề có tính chất quyết định, bởi vì giáo viên luôn là tấm gương đối với học
sinh về tất cả các mặt, nhất là học sinh Tiểu học và đặc biệt là các lớp đầu cấp thì thầy
cô giáo luôn là một hình ảnh rất tài giỏi, đẹp đẽ và mẫu mực. Thực tế thấy rằng nếu
giáo viên viết chữ đẹp và có ý thức rèn chữ viết thì chất lượng chữ viết của lớp đó sẽ
cao và qua quan sát ta thấy rằng nét chữ của các lớp khác nhau nhưng trong cùng một
lớp thì lại tương đối giống nhau và rất giống chữ của giáo viên.
* Qua thực tế đã chỉ đạo, tôi nhận thấy rằng:
- Chất lượng chữ viết của học sinh nói chung được nâng lên rất nhiều, học sinh
viết đúng mẫu, viết đảm bảo tốc độ, kỹ thuật viết được các em vận dụng và nhiều em
đã có nét chữ đẹp và sáng tạo. Phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm đến chất
lượng chữ viết của học sinh và rất tự hào khi được xem những quyển vở “vở sạch, chữ
đẹp” của con em mình được trưng bày. Số học sinh đạt giải về phong trào “Giữ vở
sạch-Viết chữ đẹp” qua các năm tăng cả về số lượng và chất lượng.
Xây dựng phong trào “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” là một việc làm hết sức cần
thiết quan trọng và không thể thiếu trong việc tổ chức các hoạt động toàn diện trong
nhà trường tiểu học. Chính vì vậy mà các nhà trường nên tổ chức tốt phong trào này
một cách thường xuyên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho
học sinh.
17



BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT CỦA GV VÀ HS
NHÀ TRƯỜNG SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(Thời điểm giữa học kỳ 2, năm học 2018-2019)
Chất lượng
chữ viết
của
Học sinh
Giáo viên

Tổng số
252
17

Chữ viết đúng,
đẹp
SL
%
123
48,8
7
41,2

Chữ viết đạt
yêu cầu
SL
%
103
40,9
10

58,8

Chữ viết chưa
đạt yêu cầu
SL
%
26
10,3
0
0

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để phong trào này thực sự có hiệu quả và chất lượng hơn, thiết nghĩ:
- Các nhà trường cần phải thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức về
vai trò ý nghĩa của việc “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” cho giáo viên và học sinh.
Mỗi một cán bộ quản lý, giáo viên phải tích cực có nhiều giải pháp hơn nữa để
nâng cao chất lượng hiệu quả phong trào.
- Các cấp, ngành và các bậc phụ huynh cần quan tâm, hỗ trợ các nhà trường
nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm đảm bảo các điều kiện
dạy – học tốt hơn.
- Tiếp tục triển khai sâu rộng, hiệu quả, thiết thực hơn nữa phong trào “Văn
hay – Chữ đẹp”. Tôn vinh những bài văn, những nét chữ đẹp bằng cách lập các
“Đặc san” của trường, của lớp, của thị xã,… để các học sinh có điều kiện thuận lợi
được đọc, được nhìn thấy và được học hỏi lẫn nhau. Đến cuối năm, tổ chức thi
trưng bày Vở sạch- Chữ đẹp tại nhà trường. Với cách làm như thế phong trào được
mở ra sâu rộng hơn mà không áp đặt nặng nề, học sinh được tham gia một cách
thoải mái.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Ban giám hiệu nhà trường:

+ Xây dựng kế hoạch giao lưu vở sạch chữ đẹp ngay từ đầu mỗi năm học;
+ Cùng phổ biến các hình thức, biện pháp cho toàn thể cán bộ, giáo viên và
học sinh vận dụng vào trong quá trình giảng dạy và học tập;
+ Có chế độ khuyến khích động viên bằng nhiều hình thức để thúc đẩy
phong trào viết chữ đẹp trong toàn trường.
2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
+ Tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác viết chữ đúng, đẹp cho cán bộ,
giáo viên các cấp học trong toàn thị xã;

18


+ Tổ chức giới thiệu và triển lãm các bài viết chữ đẹp của cán bộ, giáo viên
và học sinh vào những thời điểm thích hợp…
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi để nghiên cứu Một số
biện pháp giúp giáo viên, học sinh "Viết đúng- viết đẹp” và xây dựng phong trào
"Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp” ở trường Tiểu học. Rất mong sự đóng góp chân
thành của các bạn đồng nghiệp, quý lãnh đạo các cấp để cho sáng kiến của tôi được
hoàn thiện và nhân rộng hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG

Bỉm Sơn, ngày 25 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Phạm Thị Hường


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRƯNG BÀY VỞ SẠCH- CHỮ ĐẸP NĂM HỌC 20182019
(BẬC TIỂU HỌC TRƯỜNG TH&THCS PHÚ SƠN)

Góc trưng bày Vở sạch – Chữ đẹp lớp 2A

19


20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1

TÊN TÀI LIỆU
TÊN TÁC GIẢ
Quyết định Số: 31/2002/QĐ-BGD&ĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo
ngày 14 tháng 6 năm 2002 V/v ban hành

2
3

Mẫu chữ viết trong trường tiểu học.
Bộ Mẫu chữ viết trong Trường Tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục
Giáo án luyện chữ đẹp từ xa. Thương Đặng Mai Đông
hiệu số 95588 do Bộ Khoa học Công

4


nghệ Việt Nam - Cục Sở hữu trí tuệ cấp.
Dạy và học TậpViết ở Tiểu học.

Trần Minh Hưởng- Phan
Quang

5

Thân-

Nguyễn

Hữu Cao.
Bộ vở Luyện viết chữ đẹp từ lớp 1- đến Đặng Thị Trà
lớp 5

DANH MỤC

21


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Hường
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường TH&THCS Phú Sơn

TT

1


2
3
4

5

6

7
8
9
10

Kết quả
Cấp đánh
đánh
giá xếp loại giá xếp
Tên đề tài SKKN
(Phòng, Sở, loại (A,
Tỉnh...)
B, hoặc
C)
Một số biện pháp giúp học sinh Sở GD&ĐT
lớp 1 khắc phục khó khăn khi Thanh Hóa
C
thực hiện giải bài toán có lời
văn
Một số biện pháp rèn chữ viết Sở GD&ĐT
A

Thanh
Hóa
cho học sinh lớp 1
Đổi mới phương pháp dạy học Phòng
B
GD&ĐT
môn Toán lớp 4
Bỉm Sơn
Bồi dưỡng Tiếng Việt cho học Sở GD&ĐT
A
Thanh
Hóa
sinh thông qua Hoạt động ngoại
khóa
Phương pháp dạy dạng Toán Sở GD&ĐT
C
Thanh
Hóa
tìm thành phần chưa biết trong
phép tính
Phát triển khả năng giao tiếp Sở GD&ĐT
C
Thanh
Hóa
cho Học sinh lớp 1 qua môn
Tiếng Việt
Phòng
Giúp Học sinh lớp 1 làm giàu
B
GD&ĐT

vốn từ qua môn Tiếng Việt
Bỉm Sơn
Sở GD&ĐT
Kinh nghiệm dạy giải toán có
B
Thanh
Hóa
lời văn cho học sinh lớp 1.
Chỉ đạo Khối 2-3 thực hiện tốt Sở GD&ĐT
B
Thanh
Hóa
dạy học theo mô hình VNEN.
Tổ chức trò chơi dân gian cho Phòng
C
GD&ĐT
học sinh trường Tiểu học Ngọc
Bỉm Sơn
Trạo, TX Bỉm Sơn

Năm học
đánh giá xếp
loại
2002-2003

2003-2004
2004-2005
2005-2006

2006-2007


2007-2008

2009-2010
2010-2011
2012-2013
2013-2014

22


11

12

13

14

Chỉ đạo nâng cao chất lượng
HĐGDNGLL ở trường Tiểu
học Ngọc Trạo, TX Bỉm Sơn
Trao đổi về biện pháp giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học thông qua các hoạt động
ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu
học Ngọc Trạo, TX Bỉm Sơn.
Một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác đánh giá
học sinh tiểu học theo Thông tư

22/2016/BGD&ĐT của bậc
Tiểu học trường Tiểu học và
Trung học cơ sở (TH&THCS)
Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn.
Một số biện pháp giúp giáo
viên, học sinh "Viết đúng- viết
đẹp" và xây dựng phong trào
"Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp" ở
trường TH&THCS Phú Sơn, thị
xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Phòng
GD&ĐT
Bỉm Sơn
Phòng
GD&ĐT
Bỉm

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

Phòng
GD&ĐT
Bỉm

B

2014-2015

B


2016-2017

C

2017- 2018

A

2018-2019

23


×