Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ bị nhiễm HIV AIDS được đến trường học hòa nhập tại trường tiểu học đồng tiến, huyện triệu sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ BỊ NHIỄM HIV-AIDS ĐƯỢC
ĐẾN TRƯỜNG HỌC HÒA NHẬP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC
ĐỒNG TIẾN, HUYỆN TRIỆU SƠN.

Người thực hiện: Đỗ Thị Lộc
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Đồng Tiến.
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HOÁ NĂM 2019

MẪU


MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

1. Mở đầu


1

2

1.1 Lý do chọn đề tài

1

3

1.2 Mục đích nghiên cứu

1

4

1.3 Đối tượng nghiên cứu

2

5

1.4 Phương pháp nghiên cứu

2

6

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm


2

7

2. Nội dung

3

8

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

9

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm

3

10

2.3 Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

5

11

Biện pháp 1: Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, quản

lý của Nhà trường, sự chỉ đạo của Chuyên môn trong công
tác phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS.

5

12

Biện pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu đối với cấp trên

6

13

Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch Tuyên truyền phòng, chống
HIV-AIDS, ma túy trong trường học

8

14

Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống
HIV-AIDS trong trường học năm học 2017-2018 và 20182019

9

15

Biện pháp 5: Tăng cường tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ
thiện


16

16

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

17

17

3. Kết luận và kiến nghị

19

18

3.1 Kết luận

19

19

3.2 Đề xuất, kiến nghị.

19


1. Mở đầu

1



1.1. Lí do chọn đề tài:
Hiện nay HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với
tính mạng, sức khỏe, con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân
tộc trên toàn cầu. Nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, an
ninh trật tự và an toàn xã hội đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc
gia trên thế giới. Đáng lo ngại hơn là HIV/AIDS đang lan tràn mạnh mẽ ở khắp
các vùng miền từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo xa xôi của
đất nước cũng như ở khắp nơi trên thế giới.
Ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân
biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi và biểu hiện
công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau,
dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Đặc biệt hơn nữa, thực trạng trẻ em
bị nhiễm HIV/AIDS không được đối xử bình đẳng vẫn còn đang xảy ra. Thực tế
cho thấy, số lượng trẻ em bị coi thường trong xã hội, đặc biệt là trong trường học
trẻ em bị lây nhiễm căn bệnh này vẫn bị bạn bè xa lánh, có một số trường học từ
chối tiếp nhận.
Nỗi sợ hãi căn bệnh thế kỷ này đã khiến cho nhiều người trong xã hội vô
tình tạo nên rào cản đối với những trẻ em bị lây nhiễm HIV/AIDS. Đã có rất
nhiều trường hợp một số trường học không tiếp nhận những em đó vào học,
đồng thời do chịu áp lực từ phía phụ huynh những học sinh khác, nên nhà
trường cũng không dám nhận. Nhiều phụ huynh có tâm lý không thể để con em
mình học tập chung với những trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, nếu phải học cùng họ sẽ
chuyển con em mình đi nơi khác học,...
Theo nghiên cứu của TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Phát triển, sự kỳ thị và phân biệt đối xử càng trở nên bất công hơn, khi điều đó
dành cho trẻ em. Nhiều trẻ em có cha mẹ bị lây nhiễm HIV/AIDS bị bạn bè xa
lánh, trường học không tiếp nhận. Sự kỳ thị đối với trẻ em nhiễm HIV lại càng
trở nên rõ ràng hơn. Điều này đang vi phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em của

trẻ bị nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Việt Nam đã kí Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em và ban hành Luật
phòng chống HIV/AIDS, theo đó, trẻ em có quyền được học hành và không bị
phân biệt đối xử. Mọi hành vi gây cản trở quyền được học tập, quyền được hòa
nhập và vui chơi giải trí của trẻ em nhiễm HIV đều là vi phạm pháp luật và cần
được xử lý. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Thông tư số 39/2009/TTBGDĐT ngày 29/12/2009 quy định về giáo dục hòa nhập cho trẻ có hoàn cảnh
khó khăn. Đồng thời xây dựng và triển khai hiệu quả việc thực hiện tiểu đề án
“Xây dựng môi trường tiếp cận giáo dục cho trẻ em bị nhiễm và trẻ em có nguy
cơ cao bị nhiễm HIV/AIDS”.

2


Chính vì vậy, việc đảm bảo quyền học tập cho trẻ em lứa tuổi mầm non và
tiểu học nhiễm HIV là vô cùng cần thiết. Mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt trong kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020, phấn đấu 90% trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS trong diện quản lý được cung cấp các dịch vụ về y tế, giáo dục, tư
vấn, hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí
và các chính sách xã hội theo quy định; phấn đấu 90% cơ sở trợ giúp, chăm sóc
và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV, các tổ chức xã hội được cung cấp kiến thức,
kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; 100% trường
học tạo cơ hội cho trẻ em được đi học theo nhu cầu.
Thế nhưng, qua các số liệu của nghiên cứu về chỉ số đánh giá mức độ kỳ
thị với người nhiễm HIV ở Việt Nam do mạng lưới người sống với HIV Việt
Nam thực hiện cho thấy, người nhiễm HIV đang phải đối mặt với sự kỳ thị, phân
biệt đối xử. Có khoảng 3% người nhiễm HIV và 4% trẻ em là con của người
nhiễm HIV không được đi học.
Điều mà các trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS mong muốn đó là được hòa nhập

với cộng đồng, được đi học, được vui đùa cùng bạn bè. Bản thân các em đâu có
lỗi khi mắc phải căn bệnh này, nhưng vì những suy nghĩ lo sợ, kỳ thị của những
người xung quanh vẫn còn tồn tại khiến các em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV
luôn mặc cảm, khó hòa nhập cộng đồng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cả về
thể chất lẫn tinh thần.
Làm thế nào để từng bước làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, xã hội
về công tác phòng chống HIV/AIDS, để mọi người thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ
nhiều hơn với người có HIV. Những rào cản, khó khăn với trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/ AIDS dần xóa bỏ, mở ra cơ hội để các em được học tập, vui chơi, phát
triển, hòa nhập với cộng đồng đúng với quyền và nghĩa vụ của mình. Chính vì
vậy, mục đích của tôi trong sáng kiến kinh nghiệm này là muốn nghiên cứu, tìm
hiểu, tổng kết kinh nghiệm nhằm hướng tới mục đích đưa ra “Một số biện pháp
giúp trẻ bị nhiễm HIV- AIDS được đến trường học hòa nhập tại Trường
tiểu học Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, đối tượng nghiên cứu của tôi là những
biện pháp giúp em Hoàng Thị Ngọc - Học sinh bị nhiễm HIV- AIDS được đến
trường học hòa nhập tại Trường tiểu học Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, phân tích,
tổng hợp các vấn đề lí luận.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Phương pháp phỏng vấn và điều tra giáo dục.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
3


1.5. Những điểm mới của SKKN:
Sáng kiến kinh nghiệm này đã đưa ra được một số biện pháp giúp trẻ bị
nhiễm HIV-AIDS được đến trường học hòa nhập tại trường tiểu học Đồng Tiến,

huyện Triệu Sơn mà nhà trường và cá nhân đang thực hiện có hiệu quả trong hai
năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019. Sáng kiến này có thể áp dụng cho nhiều
trường khác trong khối các trường THPT.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đại dịch HIV/AIDS không chỉ tác động xấu đến quá trình phát triển kinh
tế - văn hóa - xã hội, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến các nhóm quyền cơ bản
của trẻ em, trong đó quyền được học tập của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV chưa
được đảm bảo. Vậy cần những biện pháp gì để tháo gỡ tình trạng này?
Quả thực, hiện nay tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử gây trở ngại cho
việc học tập của trẻ em nhiễm HIV, song chủ yếu là do người lớn chứ trẻ em thì
rất vô tư. Chỉ có rất ít trường học ở Việt Nam hiện nay chấp nhận dạy dỗ trẻ em
nhiễm HIV hòa nhập với trẻ em bình thường, còn đại đa số là không chấp nhận.
Nhưng việc không chấp nhận này không phải do các thầy cô giáo mà do sức ép
của các bậc phụ huynh, nhiều người lôi kéo nhau tạo nên làn sóng phản đối
quyết liệt, không cho trẻ “có HIV” được học chung với con em mình. Rât nhiều
người đã từng công khai phát biểu: “Nếu tôi có con, cháu thì tôi cũng không cho
con, cháu tôi học ở lớp có trẻ nhiễm HIV”. Nếu chúng ta không kịp thời có ngay
những biện pháp ngăn chặn thì tình trạng kỳ thị, ngăn cản việc học tập của trẻ
“có HIV” sẽ bùng nổ thành “đại dịch” và đương nhiên sẽ thành vấn đề nghiêm
trọng.
Ước mơ được đến trường của trẻ nhiễm HIV là chính đáng. Bản thân các
em không có lỗi mà phải gánh chịu hậu quả do bố mẹ truyền sang. Để giúp trẻ
nhiễm HIV có cơ hội tiếp tục học tập hòa nhập, phụ huynh học sinh và cộng
đồng cần hiểu chính xác và đầy đủ về HIV, biết phòng tránh lây nhiễm HIV
đúng cách để không có sự kỳ thị với trẻ nhiễm bệnh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Thực tế cho thấy, tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em nhiễm
HIV đang rất nổi cộm ở các nhà trường, điều đáng nói là tư tưởng này chủ yếu
xuất phát từ các bậc phụ huynh. Rất ít trường chấp nhận dạy dỗ trẻ em nhiễm

HIV, giúp các em hòa nhập với trẻ bình thường và xã hội. Trong khi đó, hầu hết
trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thường phải sống trong hoàn cảnh kinh tế khó
khăn, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

4


Hiện nay, các trường học đã tiếp nhận cho con em bị ảnh hưởng bởi HIV
tham gia học tập. Tuy nhiên, một số phụ huynh lo ngại vì sợ lây nhiễm cho con
họ. Do đó, các gia đình chăm sóc trẻ đều phải giấu thông tin trẻ bị nhiễm hoặc
có người thân nhiễm. Mặt khác, người có HIV chưa dám bộc lộ thẳng thắn
những hiểu biết về HIV, những trải nghiệm và nỗi đau của người bị nhiễm, bị
kỳ thị và xa lánh để cộng đồng hiểu, chung tay giúp đỡ, thay đổi thái độ. Các
văn bản về Luật Phòng chống HIV/AIDS chưa được phổ biến đến tất cả mọi
người trong cộng đồng; một số người khi biết luật nhưng không thực hiện.
Tại xã Đồng Tiến nơi tôi công tác có gia đình chị Lang Thị Sao có chồng
bị nhiễm HIV-AIDS và đã qua đời, người vợ cũng bị lây nhiễm từ chồng. Thế
nhưng, bất hạnh chưa buông tha gia đình chị khi kết quả xét nghiệm cho biết
đứa con thứ ba của chị là cháu Hoàng Thị Ngọc cũng đã bị nhiễm HIV. Chồng
mất, bản thân mang bệnh, nhà thuộc hộ nghèo, một mình nuôi 3 con đã vất vả,
bên cạnh đó lại luôn phải đối mặt với sự kì thị, xa lánh của người thân, họ hàng
và những người xung quanh, hàng xóm láng giềng tránh mặt chị... Chị không thể
tìm được việc gì làm ngay cả làm thuê bởi không ai dám tiếp xúc, gần gũi với
mẹ con chị. “Lấy gì để nuôi những đứa con, làm gì để tồn tại?” luôn là câu hỏi
lớn trong chị, người mẹ có thời điểm tuyệt vọng và muốn kết thúc cuộc đời.....
Và rồi chị quyết định công khai tình trạng bản thân để mong nhận được sự cảm
thông của mọi người và tìm đến cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe.
Thay đổi trong suy nghĩ, nhận thức của chị đã tạo nên một sự đổi thay mà
theo cách nói của chị là “tìm được lối đi” trong những ngày bế tắc nhất. Có được
sự quan tâm, hỗ trợ về mặt tinh thần và sức khỏe của cán bộ y tế cũng như được

cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng phòng chống lây nhiễm bệnh cho cộng
đồng, chị hiểu ra nhiều điều mà trước đây chị chưa hề biết.
Dù vậy chị vẫn không dám cho cháu Ngọc đi học ở trường mầm non vì ở
đó các cháu nhỏ ăn chung, ngủ chung…Nhưng khi Ngọc đến tuổi vào lớp 1- với
niềm khát khao cho con biết chữ nên người mẹ đã mạnh dạn mang hồ sơ đi
tuyển sinh cho con vào học lớp 1 tại trường tiểu học Đồng Tiến năm học 20172018. Đứng trước hội đồng tuyển sinh của nhà trường, người mẹ không ngần
ngại đưa ra hồ sơ bệnh án của con và nói trong nước mắt “Em biết rằng cha mẹ
nào cũng sẽ lo lắng sợ hãi và không muốn cho con mình học cùng với đứa trẻ có
HIV như con em. Nhưng em chỉ mong muốn con em được đi học, được biết chữ
trong thời gian cháu còn sống”. Cầm tờ đơn xin học từ mẹ bé Ngọc, lãnh đạo
nhà trường hết sức đắn đo, cân nhắc và đã có tư vấn kỹ càng cho mẹ của cháu,
bởi kinh nghiệm cho thấy, những trường hợp nhiễm HIV đã công khai tại cộng
đồng như cháu Ngọc sẽ gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập.

5


Và điều nhà trường lo ngại đã trở thành hiện thực, khi phụ huynh của 29
cháu cùng lớp cháu Ngọc đồng loạt viết đơn xin cho con chuyển lớp, nhất định
“không cho con học với đứa bị Ết”. Các phụ huynh kéo đến trường kiến nghị và
tuyên bố sẽ cho con nghỉ học chờ đến khi nhà trường giải quyết. Một phụ huynh
vừa khóc vừa nói rằng: "Tôi cũng thật sự xúc động và xót xa cho các cháu bị lây
nhiễm HIV/AIDS. Nhưng ở cấp tiểu học, các cháu còn rất hiếu động, hoàn toàn
xảy ra những chuyện như đánh, cắn nhau, từ đó khả năng lây HIV là rất cao.
Phải nói thẳng rằng, không thể loại trừ hoàn toàn khả năng lây nhiễm HIV giữa
các cháu. Nếu như chuyện đó xảy ra, ai sẽ chịu trách nhiệm?” …Một phụ huynh
khác lại nói: “Các cháu không có tội tình gì, có quyền được đi học, nhưng hãy
sắp xếp một lớp học riêng đặc biệt cho các cháu có HIV. Trường học, các cấp,
các ngành có thể quyết cho cháu đi học nhưng không thể quyết được chuyện các
cháu khác sẽ chuyển khỏi lớp. Mọi người có thể coi ý kiến này là khá nặng nề,

nhưng tôi tin dù không nói nhưng phần lớn phụ huynh có chung ý kiến giống
tôi. Các cơ quan quản lý luôn hô hào các bậc phụ huynh nên biết cảm thông.
Nhưng nếu, để xảy ra việc lây nhiễm cho những trẻ khác thì nhà trường, ngành
GD&ĐT, Cơ quan Y tế... có gánh trách nhiệm không?!"
Trước hết phải nói rằng, việc các bậc cha mẹ lo lắng cũng có cái lý là
xuất phát từ sự thương yêu, bảo vệ con em mình. Theo nhận định của những
chuyên gia tâm lý, phản ứng tiêu cực của nhiều phụ huynh đối với sự xuất hiện
của trẻ có HIV tại học đường là điều dễ hiểu, bởi dù nguy cơ lây nhiễm là rất
nhỏ, nhưng vẫn là... nguy cơ. Sự băn khoăn của phụ huynh là đúng đắn, nó xuất
phát từ tình thương con nhưng trên hết là sự thiếu hiểu biết về HIV/AIDS.
Ban lãnh đạo nhà trường lúc này đứng trước sự lựa chọn, nếu chấp nhận
cháu Ngọc theo học thì hiển nhiên phụ huynh 29 cháu kia sẽ cho con chuyển lớp
hoặc rời khỏi trường. Ngược lại, sẽ tước đi quyền được học tập của những đối
tượng thiệt thòi như cháu Ngọc; cô giáo và nhà trường sẽ bị người thân có cháu
nhỏ bị nhiễm HIV phản ứng, họ sẽ cho rằng luật pháp cho phép trẻ em bị nhiễm
HIV được hòa nhập cộng đồng, tại sao nhà trường lại tước đi quyền được đi học
của cháu?
Làm gì để bảo vệ quyền học tập cho trẻ nhiễm HIV mà vẫn giữ vững an
ninh trật tự và sự ổn định trong nhà trường? Đây là một vấn đề hết sức khó
khăn, nan giải đối với Ban lãnh đạo Trường tiểu học Đồng Tiến, Triệu Sơn.
Cùng với các đồng chí trong ban lãnh đạo của nhà trường, tôi luôn trăn trở suy
nghĩ để tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ bị nhiễm HIV-AIDS được đến
trường học hòa nhập tại Trường tiểu học Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn” .

6


Quyền của trẻ em là được học tập, vui chơi. Ảnh minh họa
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Biện pháp 1: Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của

Nhà trường, sự chỉ đạo của Chuyên môn trong công tác phòng, chống Ma
tuý, HIV/AIDS.
Hàng năm, bước vào đầu năm học, Trường tiểu học Đồng Tiến đã thành
lập Ban chỉ đạo phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội trong
trường học. Bao gồm các ông bà có tên sau:
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9

HỌ VÀ TÊN

Bà: Nguyễn Thị Thủy
Bà: Bùi Thị Hằng
Bà: Đỗ Thị Lộc
Ông: Ngô Duy Cảnh
Ông: Hoàng Văn Chuông
Bà: Nguyễn Thị Nương
Bà:Lê Thị Tuyết
Bà: Lê Thị Hồng
Bà: Đỗ Thị Quyên

CHỨC VỤ


NHIỆM VỤ

Hiệu trưởng-BTCB
Phó Hiệu trưởng- Phó BTCB
Phó Hiệu trưởng-CTCĐ
TPT Đội
Tổ trưởng tổ HC-NVYT
Tổ trưởng tổ 1,2,3
Tổ trưởng tổ 4,5
Bí thư ĐTN
TKHĐ

Trưởng ban
Phó ban
Phó ban
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên

7


Phân công nhiệm vụ cụ thể trong ban chỉ đạo như sau:
a. Ban giám hiệu nhà trường:
- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chuyên môn, các tổ chức
Đoàn, Đội triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống

ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội trong trường học.
- Phối hợp với các ngành chức năng liên quan, trạm y tế xã kiểm tra việc
thực hiện các nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma tuý,
HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội trong trường học.
- Tổng hợp báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo kết quả triển khai, thực
hiện các nội dung theo kế hoạch.
b. Các tổ chuyên môn, Chi đoàn, Đội TNTP nhà trường:
- Chủ động triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục phòng,
chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội trong các tổ khối, các lớp; theo
dõi, phát hiện các trường hợp vi phạm, báo cáo nhà trường để có các biện pháp,
giải pháp cụ thể để ngăn chặn, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã
hội xâm nhập vào nhà trường.
- Quan tâm giáo dục cho học sinh ý thức tự bảo vệ bản thân trong việc
phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học
thông qua việc tích hợp nội dung vào các môn học và các hoạt động NGLL.
- Tổng phụ trách đội kết hợp Đoàn thanh niên xây dựng nội dung tuyên
truyền vào các giờ chào cờ đầu tuần và chương trình phát thanh măng non.
- Các lớp, tổ chuyên môn, Đoàn, Đội tổng hợp báo cáo kết quả hàng tháng
trước cuộc họp HĐNT.
Biện pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu đối với cấp trên
Thông tư số 09/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/08/2018 về hướng dẫn quy
trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã nêu rõ:
* Các nguyên tắc trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:
- Bảo đảm sự tham gia của trẻ em.
- Bảo đảm không kỳ thị, không phân biệt đối xử.
- Bảo đảm bảo mật thông tin, việc tiết lộ thông tin bí mật đời sống riêng
tư của trẻ em phải tuân thủ quy định của pháp luật và bảo đảm vì lợi ích tốt nhất
của trẻ em.
* Các bước thực hiện quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS:

- Tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin.
- Xác định nhu cầu cần trợ giúp của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Lập kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
8


- Thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Rà soát, đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch trợ giúp trẻ em bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS.
Vì vậy, ngay sau khi nhận được hồ sơ tuyển sinh của cháu Hoàng Thị
Ngọc (Năm học 2017-2018), Ban Ban chỉ đạo phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS
và các tệ nạn xã hội của trường đã họp bàn tìm hướng giải quyết để giúp cho
cháu Ngọc được đến trường và đã thống nhất thực hiện theo các bước sau:
Bước 1:
- Lập tờ trình gửi PGD - ĐT, UBND huyện xin ý kiến chỉ đạo.
- Làm báo cáo gửi sang UBND xã.
- Phân công 1 đồng chí GV dạy lớp 1 lâu năm, có nhiều kinh nghiệm
trong công tác giảng dạy và quản lí học sinh làm chủ nhiệm lớp có HS Hoàng
Thị Ngọc theo học.
- Tìm hiểu các nguy cơ lây nhiễm, cách theo dõi, chăm sóc và biện pháp
phòng tránh để triển khai đến toàn thể cán bộ, GV, HS trong nhà trường.
Bước 2:
Sau khi phòng Giáo dục và Đào tạo huyện nhận được Tờ trình số 19/TTrTrTH ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Tiểu học Đồng Tiến về
việc xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên về vấn đề tổ chức học tập cho học
sinh bị nhiễm HIV, Phòng GD&ĐT đã có văn bản báo cáo gửi Chủ tịch UBND
huyện xin ý kiến chỉ đạo.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lê Quang Trung – Phó Chủ tịch
UBND huyện, Phòng GD&ĐT chủ trì và phối hợp với phòng Y tế và Trung tâm
Y tế dự phòng huyện về làm việc cùng với lãnh đạo xã Đồng Tiến, lãnh đạo
trường Tiểu học và toàn thể phụ huynh học sinh lớp 1B trường TH Đồng Tiến.

Cụ thể:
I. Thời gian: 14 giờ 00 phút ngày 29 tháng 9 năm 2017.
II. Địa điểm: Tại văn phòng trường TH Đồng Tiến.
III. Thành phần gồm:
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo: đồng chí Trưởng phòng và 2 chuyên viên.
2. Đại diện Phòng Y tế: 1 đồng chí Chuyên viên.
3. Đại diện TTYT dự phòng huyện: đồng chí Phó Giám đốc TTYT và
1Cán bộ TTYT.
4. Đại diện lãnh đạo xã Đồng Tiến: Ông Lê Đình Thanh – PCT UBND xã.
5. Đại diện trạm Y tế xã Đồng Tiến: Bà Nông Thị Nên – Trạm trưởng.
6. Phía trường TH Đồng Tiến gồm có:
- Cô: Nguyễn Thị Thủy – Hiệu trưởng.
9


- Cô Bùi Thị Hằng – Phó Hiệu trưởng.
- Cô Đỗ Thị Lộc - Phó Hiệu trưởng.
- Cô Nguyễn Thị Dung – GVCN lớp 1B.
7. Toàn thể phụ huynh HS lớp 1B cùng mẹ của học sinh Hoàng Thị Ngọc.
IV. Nội dung làm việc:
1. Đoàn nghe ý kiến của các bậc phụ huynh lớp 1B về việc trong lớp có
01 học sinh bị nhiễm HIV.
- Ý kiến của gia đình học sinh Hoàng Thị Ngọc.
2. Đại diện phòng Y tế huyện và TTYT huyện tư vấn về vấn đề chuyên
môn Y tế với những băn khoăn, vướng mắc mà các bậc phụ huynh phản ánh.
3. Nghe ý kiến của lãnh đạo xã, trạm Y tế xã.
4. Phòng GD&ĐT có ý kiến chỉ đạo và kết luận.
Sau buổi làm việc, nhờ được sự tư vấn, tuyên truyền của đại diện phòng Y
tế huyện và TTYT Dự phòng huyện, tâm trạng bức xúc của các bậc phụ huynh
đã có phần giảm bớt. Các bậc phụ huynh đã phần nào yên tâm và tiếp tục cho

con đến lớp học bình thường.
Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch Tuyên truyền phòng, chống HIVAIDS, ma túy trong trường học
Ngay từ cuối tháng 8, Ban Ban chỉ đạo phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS
và các tệ nạn xã hội của trường tổ chức họp để cùng nhau xây dựng kế hoạch
hoạt động cho Ban nói chung và kế hoạch tuyên truyền giáo dục phòng, chống
Ma tuý, HIV/AIDS(dự thảo) nói riêng. Sau khi có kế hoạch, nhiệm vụ năm học
của Ngành, Kế hoạch, nhiệm vụ năm học của nhà trường, kế hoạch về phòng,
chống Ma tuý-HIV/AIDS của cấp trên, Ban chỉ đạo phòng, chống Ma tuý,
HIV/AIDS của nhà trường chỉnh sửa lại kế hoạch của đơn vị để thành kế hoạch
chính thức đưa vào hoạt động. 
Từ đó triển khai kế hoạch tuyên truyền phòng, chống HIV-AIDS, ma túy
trong trường học với mục đích:

10


- Nâng cao hiểu biết cho cán bộ, giáo viên và học sinh về: Công ước Quốc
tế về Quyền trẻ em; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật phòng
chống HIV/AIDS; Nghị định số 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Các văn bản
nghị định của Chính phủ về phòng chống HIV/AIDS; Thông tư số 39/2009/TTBGDĐT ngày 29/12/2009 quy định về giáo dục hòa nhập cho trẻ có hoàn cảnh
khó khăn; đề án “Xây dựng môi trường tiếp cận giáo dục cho trẻ em bị nhiễm và
trẻ em có nguy cơ cao bị nhiễm HIV/AIDS”… nắm bắt được những quy định
liên quan đến quyền tiếp cận điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm
HIV nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV và người
thân của họ. Đảm bảo cho người bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
được học tập, làm việc, vui chơi giải trí và các chính sách xã hội theo quy định
trong nhà trường.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi, đảm bảo
100% cán bộ, giáo viên, học sinh có kiến thức phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Từ

đó giáo dục, hướng dẫn cán bộ, giáo viên, học sinh các cấp thực hiện các biện
pháp phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
- Thường xuyên tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, giáo viên, học sinh về
công tác phòng, chống HIV/AIDS, tác hại của HIV/AIDS và biện pháp phòng
chống HIV/AIDS trong trường học.
Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống HIV-AIDS
trong trường học năm học 2017-2018 và 2018-2019:
Để giảm bớt sự kỳ thị thì biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất là công
tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân. Mọi
người cần hiểu được HIV/AIDS là một căn bệnh, không phải là một tệ nạn xã
hội và phải đối xử bình đẳng với người mắc bệnh, không kì thị, phân biệt đối xử
với bệnh nhân HIV/AIDS (trong đó có trẻ em). Bởi các em khi sinh ra bị nhiễm
HIV là một điều bất hạnh rất lớn, không có gì đáng buồn hơn khi các em phải
sống trong cô lập, bị phân biệt đối xử ngay cả trong việc học tập và vui chơi.
Trong thời gian qua, các Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ LĐTBXH, Bộ Giáo
dục và Đào tạo và Bộ Y tế đã cùng với cấp ủy, chính quyền của các địa phương
triển khai có hiệu quả “Kế hoạch Hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” theo Quyết định số 84/QĐ-TTg
ngày 4/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ, quyền học tập của trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS được thực hiện đầy đủ hơn. Trong “Chương trình trợ giúp trẻ em
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020” gồm 6 dự án, trong đó có dự
án “ Giáo dục không rào cản cho mọi trẻ em” với những giải pháp và hành động
cụ thể, đã và đang giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được đến trường học
tập hòa nhập.

11


Ngày nay ngành y tế, ngành giáo dục luôn có đủ những biện pháp để bảo
đảm sự an toàn cho trẻ nên phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm. Các nhà nghiên

cứu khẳng định nguy cơ lây nhiễm HIV ở trường học là rất hiếm, cho đến thời
điểm này vẫn chưa có một tai nạn nào xảy ra. Những trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS trước khi tới trường đã được tư vấn rất kỹ về cách chăm sóc bản
thân, không lây bệnh cho các bạn...
Cho đến nay, sau gần 30 năm, trên toàn thế giới cũng như Việt Nam chưa
ghi nhận bất kỳ trường hợp trẻ em nào bị lây nhiễm HIV bởi các trẻ em khác qua
tiếp xúc hay sinh hoạt bình thường, mà chỉ có lây từ mẹ sang con. Trẻ “có HIV”
hiện nay đã được điều trị miễn phí bằng thuốc ARV nên các em có thể kéo dài
cuộc sống thêm hàng chục năm. Phần lớn trẻ được điều trị bằng ARV không tìm
thấy virus HIV trong máu, lúc đó các em cũng khỏe mạnh như những trẻ bình
thường khác. Điều đó cho thấy, khả năng lây nhiễm HIV của những trẻ chơi
chung với nhau là rất khó, hầu như không thể xảy ra. Do đó, không gì có thể cản
trở đến quyền được học tập của các em.
Việt Nam đã kí Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em và ban hành Luật
phòng chống HIV/AIDS, theo đó, trẻ em có quyền được học hành và không bị
phân biệt đối xử. Mọi hành vi gây cản trở quyền được học tập, quyền được hòa
nhập và vui chơi giải trí của trẻ em nhiễm HIV đều là vi phạm pháp luật và cần
được xử lý.
Chính vì vậy, việc đảm bảo quyền học tập cho trẻ em lứa tuổi mầm non và
tiểu học nhiễm HIV là vô cùng cần thiết. Để bảo vệ quyền lợi, chăm sóc phụ nữ
và trẻ nhiễm HIV, các ngành, các cấp có liên quan cần tăng cường hệ thống y tế,
giáo dục và phúc lợi nhằm hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; Hợp nhất
các chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con vào các chương trình
sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em nói chung; Tập hợp các dữ liệu nhằm theo
sát những tiến triển cũng như các thiếu hụt cơ bản cần thiết cho phụ nữ, đặc biệt
là trẻ nhiễm HIV để điều trị kịp thời...
Hiện nay, công tác truyền thông giáo dục về Luật và các kiến thức, kỹ
năng phòng chống HIV/AIDS, các hoạt động thực hiện mục tiêu giảm kỳ thị và
phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được triển khai rộng
khắp trên cả nước, đã giúp mọi người hiểu rõ bản chất vấn đề để vượt qua rào

cản tâm lý. Song song với việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng, cần tuyên truyền ngay tại các buổi họp phụ huynh trong trường học, cho
học sinh và bản thân các em nhiễm HIV về con đường lây nhiễm và cách phòng
tránh HIV, cách chơi với bạn như thế nào để hai bên cùng được an toàn… Bên
cạnh đó, việc khơi dậy lòng nhân ái, sự đùm bọc yêu thương đối với những trẻ
em không may bị nhiễm HIV là điều quan trọng..., để nhận thức, hiểu biết của
mọi người dân HIV/AIDS được đầy đủ, rõ ràng hơn.
Về công tác tuyên truyền giáo dục, Trường tiểu học Đồng Tiến đã
thực hiện tốt các biện pháp như sau:
a. Tổ chức triển khai trong đơn vị các nội dung sau:
12


- Triển khai “Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020” của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thanh Hóa, với các mục tiêu:
+ Phấn đấu 90% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong diện quản lý
được cung cấp các dịch vụ về y tế, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ dinh dưỡng và phát
triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí và các chính sách xã hội theo
quy định.
+ Phấn đấu 100% cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở chăm sóc và điều trị cho trẻ
em nhiễm HIV, các tổ chức xã hội có liên quan đến trẻ em HIV được cung cấp
kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
+ 100% trường học tạo cơ hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
được đi học theo nhu cầu.
Và Yêu cầu là: Quản lý tốt, giảm thiểu lây nhiễm HIV trong cộng đồng và
nhóm trẻ em có nguy cơ cao; các hoạt động góp phần làm thay đổi nhận thức,
hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong
cộng đồng.
- Triển khai Kế hoạch “Tháng hành động quốc gia phòng, chống

HIV/AIDS năm 2017 và năm 2018” với chủ đề: “Hướng tới mục tiêu 90 - 90 90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam” (90% số người nhiễm HIV biết được
tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được
điều trị ARV, 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virút ở
mức thấp để sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác).
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho toàn thể cán bộ, giáo
viên, công nhân viên và học sinh toàn trường về các chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước và của ngành giáo dục về phòng, chống ma tuý;
HIV/AIDS như: Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em; Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em; Nghị định số 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Các văn bản nghị
định của Chính phủ về phòng chống HIV/AIDS; Luật phòng chống ma tuý; Luật
phòng, chống HIV/AIDS… Đẩy mạnh giáo dục truyền thông về công tác phòng
chống HIV/AIDS trong học sinh trong trường với các nội dung: Truyền thông
tác hại của HIV/AIDS; biện pháp phòng chống HIV/AIDS; phổ biến Luật
phòng, chống HIV/AIDS, nhấn mạnh về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm
HIV; những qui định liên quan đến quyền tiếp cận điều trị và chăm sóc sức khỏe
cho người nhiễm HIV. Các hoạt động trên gắn kết với các hoạt động ngoài giờ
lên lớp, ngoại khóa. Gắn nội dung giáo dục tuyên truyền về phòng chống
HIV/AIDS trong việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua giữa các
khối lớp.

13


- Tăng cường chất lượng sinh hoạt trong công tác phòng
chống HIV/AIDS của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh. Xây dựng lực lượng Đoàn viên, Đội viên thật sự vững
mạnh để làm nòng cốt trong công tác đấu tranh, tuyên truyền, giáo dục phòng
chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.
- Tổ chức cho học sinh toàn liên đội ký cam kết và giao ước thi đua không

liên quan đến tệ nạn ma tuý và tích cực phòng, chống ma túy- HIV/AIDS ngay
vào đầu năm học.
- Tích hợp kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình và kế
hoạch dạy học các môn có liên quan và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
ở tất cả các các môn học có liên quan.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông dưới cờ, phát thanh măng non về
việc không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Lồng ghép các hoạt động giáo dục phòng, chống HIV/AIDS vào phong
trào: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh, an toàn không có tệ nạn xã hội, không có ma túy.
- Đưa nội dung giáo dục phòng chống HIV/AIDS vào các tiết Chào cờ;
buổi hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt sao, sinh hoạt đội; các buổi sinh hoạt Câu
lạc bộ hàng tuần…
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về việc giữ gìn an toàn thân thể,
đề phòng lây nhiễm HIV-AIDS và tránh bị xâm hại tình dục ở trẻ em.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi nhằm tuyên truyền về tác hại của
HIV/AIDS với nhiều hình thúc phong phú, sáng tạo như: Nói chuyện chuyên đề,
văn nghệ, tiểu phẩm, vẽ tranh tuyên truyền, xé giấy dán tranh, chiếu phim, tờ
rơi, áp phích.... thật vui tươi, sinh động nằm thu hút sự tham gia động đảo của
CB – GV – NV và học sinh.
- Mỗi năm đều treo băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng “Tháng hành động
quốc gia phòng, chống AIDS” với nội dung sau: VD:“ Nhiệt liệt hưởng ứng
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017” ….
- Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên về cách thực hiện sơ
cứu vết thương... Nhà trường cũng trang bị hộp đựng dụng cụ sơ cấp cứu ở các
lớp học. CB,GV,NV, HS nhà trường được tập huấn sơ cứu về các cách phòng
chống lây nhiễm HIV cho mọi người. Trong trường hợp các cháu bị chảy máu
thì y tế nhà trường cần có biện pháp xử lý ngay lập tức.
- Đưa nội dung quy định về phòng, chống tệ nạn ma tuý - HIV/AIDS vào
tiêu chí đánh giá thi đua của các tập thể lớp, thường xuyên kiểm tra giám sát;


14


Từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của CBQL, GV, NV và học
sinh, đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, giúp đội ngũ hiểu biết về tác hại
của HIV/AIDS đối với bản thân, gia đình và xã hội; giảm kỳ thị và phân biệt đối
xử đối với người nhiễm HIV và người thân của họ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm hoạt động.
Ban chỉ đạo xác định việc tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả bao nhiêu thì
không thể không có công tác kiểm tra, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm. Việc kiểm
tra, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm được Ban chỉ đạo thực hiện thường xuyên
hàng tháng, hàng kỳ và hàng năm để qua đó có thể bổ sung, chỉnh sửa kế hoạch
hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, các hoạt động vừa
tiết kiệm được thời gian, công sức vừa tiết kiệm tiền của nhưng vẫn đạt hiệu
quả. Việc kiểm tra, đánh giá còn để nhìn nhận năng lực cụ thể của từng đồng chí
trong Ban chỉ đạo ở từng mảng công việc cụ thể, từ đó có thể luân chuyển, thay
thế sao cho phù hợp.
- Tăng cường công tác thi đua khen thưởng: Tất cả các hoạt động đều cần
thi đua khen thưởng, có thi đua khen thưởng thì mới phát huy được vai trò tích
cực và hiệu quả công việc. Vì vậy Ban chỉ đạo phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS
của nhà trường hàng năm vẫn thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cho các
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống Ma tuý,
HIV/AIDS, các hình thức khen thưởng và giá trị khen thưởng có thể rất nhỏ
như: Tặng một giấy khen, một cuốn sổ tay hay tuyên dương trước cờ, tuyên
dương trong Lễ Sơ kết học kỳ, Lễ Tổng kết năm học, tuyên dương trong buổi
họp phụ huynh hoặc gắn với trao tặng Đoàn viên ưu tú, gắn với chỉ tiêu thi đua
của giáo viên, nhân viên, của các tập thể lớp cũng có thể khuyến khích được
tinh thần, trách nhiệm, ý thức tích cực, nhiệt tình của các tập thể và cá nhân
trong công tác phòng, chống Ma tuý, HIV/AIDS. Vì việc phòng, chống Ma tuý,

HIV/AIDS không phải cho ai mà chính là cho bản thân, cho tương lai của họ.

Một buổi tuyên truyền về kỹ năng sống và giảm kỳ thị đối với người
HIV/AIDS
b. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh bị HIV:
15


Là những giáo viên giỏi của trường, có thời gian giảng dạy lớp 1;2 lâu
năm, là người yêu nghề, mến trẻ, luôn được học sinh và phụ huynh yêu mến tin
tưởng. Thế nhưng khi Cô giáo Nguyễn Thị Dung được phân công làm chủ
nhiệm lớp 1B ( năm học 2017-2018) và Cô giáo Nguyễn Thị Thu được phân
công làm chủ nhiệm lớp 2B ( năm học 2018-2019) với 30 học sinh, trong đó có
học sinh Hoàng Thị Ngọc bị nhiễm HIV-AIDS thì bản thân các cô giáo cũng hết
sức lo lắng. Tuy nhiên, được sự phối hợp của Ban lãnh đạo, Ban chỉ đạo phòng,
chống Ma tuý, HIV/AIDS nhà trường với những kiến thức về phòng, chống lây
nhiễm HIV-AIDS, với lương tâm và trách nhiệm của một nhà giáo, các cô đã
thực hiện rất tốt công tác chủ nhiệm và giảng dạy của mình.
Cụ thể:
- Ban chỉ đạo tuyên truyền phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn
xã hội của nhà trường kết hợp cùng với Giáo viên chủ nhiệm tập huấn cho học
sinh của lớp và bản thân học sinh “có HIV” về con đường lây nhiễm và cách
phòng tránh HIV, cách chơi với bạn như thế nào để hai bên cùng được an
toàn…. luôn bố trí cán bộ cùng với một tình nguyện viên phối hợp với giáo viên
chủ nhiệm thường xuyên quan tâm, theo dõi các em trong quá trình học tập, vui
chơi để tránh xảy ra xô xát, cào cấu...
- Vì liên tục phải uống các loại thuốc điều trị HIV nên sức khỏe của em
Ngọc rất yếu và ảnh hưởng rất lớn đến trí nhớ. Nên Giáo viên chủ nhiệm lớp
phải luôn sát sao, quan tâm đến em nhiều hơn trong các tiết học, kèm thêm vào
các buổi học thứ hai.

- Trong lớp học, giáo viên sắp xếp, bố trí chỗ ngồi hợp lí ở gần bàn của cô
để tiện cho việc theo dõi và giúp đỡ em.
- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh của em Ngọc về tình hình học tập;
hướng dẫn chi tiết cho mẹ em cách chăm sóc, kèm cặp thêm khi ở nhà.
- Định kì gặp gỡ, trao đổi tình hình của lớp với các phụ huynh khác.

Cô giáo Nguyễn Thị Dung(Lớp 1B)
đang giảng bài cho em Ngọc

Cô giáo Nguyễn Thị Thu (Lớp 2B)
đang giảng bài cho em Ngọc

c. Về công tác phối kết hợp với các tổ chức, ban nghành, đoàn thể, hội
Cha mẹ học sinh:
16


- Ban chỉ đạo tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS trong trường học và
chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bị lây nhiễm HIV/AIDS, tệ nạn xã
hội của trường phối hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, để tuyên truyền giáo dục học
sinh.
- Ban chỉ đạo tuyên truyền phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn
xã hội trong trường học luôn phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện CMHS, gia
đình để quản lý học sinh, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều
kiện để học sinh, cán bộ, nhà giáo tham gia thường xuyên vào các hoạt động câu
lạc bộ, văn nghệ, thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tránh xa tệ nạn ma
túy đồng thời phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại
địa phương đặc biệt là Công an để triển khai các hoạt động phòng chống ma tuýHIV/AIDS trong trường học. Tại cuộc họp Ban đại diện phụ huynh vào đầu năm
học, Ban Giám hiệu nhà trường đã mời Trung tâm Y tế dự phòng huyện đến

tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS cho phụ huynh, đồng thời tuyên truyền
pháp luật để mọi người hiểu rằng, việc ngăn cản trẻ “có HIV” đến trường là
phạm luật.
Ngoài ra Ban lãnh đạo nhà trường còn thường xuyên gặp gỡ các phụ
huynh của lớp 1B để tuyên truyền, tìm hiểu, đánh giá những chuyển biến tâm lí
của họ về việc học hòa nhập của học sinh Hoàng Thị Ngọc nhằm hạn chế và xử
lý kịp thời những biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra.
d. Những việc làm của bản thân và tập thể đối với em Ngọc và gia
đình:
Với cương vị là một Phó Hiệu trưởng - Chủ tịch Công đoàn trường, tôi
nhận thấy không có sự tuyên truyền nào có hiệu quả bằng chính những việc làm
cụ thể, thiết thực của các thầy cô giáo trong nhà trường. Vì gia đình Em Ngọc ở
rất gần gia đình tôi nên tôi hiểu rất rõ về hoàn cảnh gia đình em. Tôi có điều
kiện thường xuyên lui tới gặp gỡ, trò chuyện cùng mẹ con em. Mấy mẹ con em
Ngọc cũng thường xuyên lui tới gia đình tôi mỗi khi cần sự tư vấn, giúp đỡ. Các
con nhỏ của tôi vẫn cùng Ngọc hồn nhiên chơi đùa.Tôi cũng thường xuyên chở
em về sau những buổi học khi em không có người đưa đón. Tôi cũng nhờ một
người bạn có cửa hàng kinh doanh nhận chị gái của em Ngọc vào làm việc bán
thời gian để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình và trang trải cho việc học.
Tôi cũng đã kết hợp cùng các ban nghành đoàn thể của thôn để tạo ra
những buổi nói chuyện với bà con trong thôn nhằm giúp bà con hiểu được sâu
sắc hơn về căn bệnh HIV/AIDS, về các biện pháp phòng tránh lây nhiễm …dần
dần mọi người đã có cái nhìn khác hơn về gia đình em Ngọc, không còn sợ hãi,
né tránh như trước đây. Mẹ của em Ngọc đã được tham gia vào đội văn nghệ của
thôn, 2 chị gái của em được tham gia Hội trại Hè Thiếu nhi 2018. Hội phụ nữ
thôn chúng tôi còn tổ chức đến giúp gia đình em cấy lúa, gặt lúa, đều đặn mỗi
tháng quyên góp ủng hộ gia đình em 20 kg gạo.
17



Ở trường, tôi cùng các đồng nghiệp thường xuyên quan tâm, gần gũi,
chăm sóc Ngọc cùng chị gái em hiện đang học lớp 4. Có lần Ngọc đã bị ngất khi
đang học, hỏi ra mới biết là em không có gì để ăn trước khi đi học, từ đó trong
tủ của tôi lúc nào cũng để sẵn sữa và bánh để mỗi khi hai chị em Ngọc không
được ăn sáng thì các thầy cô sẽ tự giác lấy cho hai em. Những khi em bị ốm ở
trường mà mẹ bận đi làm không về được thì các thầy cô sẽ thay nhau chăm sóc
cho em. Các thầy cô cũng thường mua quà bánh, đường sữa, quần áo, giày dép
cho mấy chị em Ngọc.
Chính những việc làm đó đã góp phần làm thay đổi nhận thức và cách
nhìn của phụ huynh trong trường đối với em Ngọc. Đã bắt đầu có những phụ
huynh thể hiện sự quan tâm bằng cách mua cho em khi thì gói bánh, lúc thì dây
sữa. Đó là một thành công không nhỏ đối với tôi và nhà trường trong quá trình
thực hiện giúp em Ngọc hòa nhập với môi trường học tập.
Biện pháp 5: Tăng cường tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện:
Tôi đã từng nghe một câu nói rất hay rằng “Trong cuộc sống, mấy ai có
thể lí giải từ “số phận”. Chỉ biết rằng đâu đó quanh ta vẫn có những hoàn cảnh
éo le, lận đận mà nếu như không có sự san sẻ từ cộng đồng thì những phận
người bé nhỏ ấy thật khó bước tiếp trên những cung đường đầy gập ghềnh, trắc
trở của cuộc đời.”
Chính vì vậy, bên cạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS
cần phải tuyên truyền, khơi gợi lòng nhân ái, sự đùm bọc yêu thương đối với
những trẻ em không may “có HIV”. Nhà trường có trách nhiệm giáo dục cho
học sinh lòng nhân ái, chia sẻ với người có HIV, đảm bảo quyền được học tập,
làm việc và sống hòa nhập với cộng đồng của người có HIV.
* Về phía nhà trường: Đối với trường hợp học sinh Hoàng Thị Ngọc,
nhà trường đã có những việc làm cụ thể như sau:
- Mỗi năm học, nhà trường đã cấp cho em Ngọc một bộ sách và đồ dùng
học tập trong thư viện của trường.
- Ngay từ đầu năm học đã mua cho em quần áo đồng phục cả mùa hè và
mùa đông.

- Hỗ trợ tất cả các khoản đóng góp theo quy định.
- Tổ chức cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường
quyên góp ủng hộ phong trào “ Cùng bạn nghèo đón Tết”. Kết quả có 18 em học
sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được nhận quà. Trong đó em Ngọc được
tặng 1 bộ quần áo ấm mùa đông và 750 000đ để đón Tết 2018. Tết năm 2019
em được tặng 1 bộ quần áo ấm mùa đông và 1 000 000đ.
- Cuối năm học 2017-2018, toàn trường lại tiếp tục ủng hộ học sinh
Hoàng Thị Ngọc cùng gia đình với tổng số tiền là 3 760 000đ.

18


- Lập hồ sơ đăng kí cho em tham gia chương trình “Cặp lá yêu thương”
trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam.
* Về phía chính quyền, địa phương: Với sự quan tâm sâu sát của các
cấp, các ban ngành ở địa phương, gia đình em Ngọc cũng đã nhận được các
chương trình hỗ trợ như sau:
- Hội Khuyến học xã hỗ trợ phần thưởng khuyến học cho học sinh có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: 500 000đ.
- Quà của UB MTTQ huyện Triệu Sơn.
- Tết Nguyên Đán năm 2018, UBND xã Đồng Tiến đã hỗ trợ cho gia đình
em Ngọc 2kg thịt và 17 kg gạo. Tết Nguyên Đán năm 2019, UBND xã Đồng
Tiến đã hỗ trợ cho gia đình em Ngọc 4kg thịt và 20 kg gạo.
- Gia đình em Ngọc đã được đưa vào kế hoạch Hỗ trợ tu sửa nhà của UB
MTTQ huyện Triệu Sơn.
* Về phía các tổ chức Xã hội, các nhà Hảo tâm:
- Em Ngọc đã nhận được 1 xuất quà dành cho học sinh có hoàn cảnh khó
khăn từ Liên đoàn Lao động huyện Triệu Sơn: 500 000đ và 01 chiếc xe đạp
(năm 2018).
- Tết Nguyên Đán năm 2019 Huyện Đoàn Triệu Sơn đã trao tặng 01 phần

quà Tết trị giá 500 000 đồng.
- Em Ngọc đã nhận được 02 xuất quà dành cho học sinh có hoàn cảnh khó
khăn từ quỹ hỗ trợ Chia khó của Liên đoàn Lao động huyện và PGD-ĐT huyện
Triệu Sơn: mỗi xuất trị giá 500 000đ.
- Quà của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thanh Hóa tặng hàng năm.
- Vào các dịp Tết Nguyên Đán, gia đình ông Lê Hữu Quyền – Giám đốc
Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thanh Hóa đều đã đến thăm và tặng quà.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
và nhà trường:
Thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình thương của người thân, bị bạn bè kỳ thị
và xa lánh, thiếu tự tin... là những rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Để thay đổi điều này, rất cần sự
chung tay của cả cộng đồng xã hội.

19


Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, xã hội hóa giáo dục mà em Hoàng Thị
Ngọc đã được chăm sóc tốt hơn, được đến trường đầy đủ và học cùng lớp với
các trẻ em bình thường khác. Em đã biết đọc, biết viết, biết làm tính một cách
thành thạo…; được tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí cùng
các bạn trong trường, lớp. Đến thời điểm hiện tại, các bậc phụ huynh học sinh
lớp 2B cũng như của Hội Cha mẹ học sinh toàn trường đều không còn ý kiến
phản đối việc để cho cháu bị nhiễm HIV được học tập với các cháu bình thường
khác. Trong lớp, trong trường em Ngọc không hề bị bất cứ sự phân biệt kỳ thị
nào từ các bạn. Em Hoàng Thị Hằng- chị gái của em Ngọc chia sẻ: "Chị em nhà
mình rất tự hào đều học giỏi, bạn bè không xa lánh vì em mình bị nhiễm HIV.
Trong thời gian ba chị em mình đi học đều được hỗ trợ nhiều. Thật sự mình rất
vui, thông qua các chương trình hỗ trợ, tặng quà, dù là phần nhỏ nhưng giúp ích
được cho những gia đình có hoàn cảnh như nhà mình bớt đi khó khăn…".

Tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của em Hoàng Thị Ngọc năm học
2017-2018 và Học kì I năm học 2018-2019 như sau:

Năm học

20172018
HKI:
20182019

Môn
học và
hoạt
động
giáo
dục

NĂNG LỰC

PHẨM CHẤT
Tự
học và
giải
quyết
vấn đề

Chăm
học,
chăm
làm


Tự tin,
trách
nhiệm

Trung
thực,
kỉ luật

Đoàn
kết,
yêu
thương

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt


Đạt

Đạt

Đạt

Tự phục
vụ, tự
quản

Hợp
tác

Hoàn
thành

Đạt

Hoàn
thành

Đạt

20


Một số hình ảnh em Hoàng Thị Ngọc trong học tập và vui chơi tại trường:

Em Ngọc (Áo vàng - ảnh 1- thứ hai từ trái qua) cùng các bạn nữ lớp 1B


Em Ngọc (Áo vàng) hoạt động Múa hát sân trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận:
Sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng thời gian qua từng bước
làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, xã hội về công tác phòng chống
HIV/AIDS. Mọi người thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ nhiều hơn với người có
HIV. Những rào cản, khó khăn với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS đã và
đang dần xóa bỏ, Những nỗ lực của cộng đồng, nhà trường đã giúp nhiều trẻ em
có HIV vươn lên, tự tin trong cuộc sống, mở ra cơ hội để các em được học tập,
vui chơi, phát triển, hòa nhập với cộng đồng đúng với quyền và nghĩa vụ của
mình. 
Công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma tuý, HIV/AIDS và không
kì thị với những người bị nhiễm HIV/AIDS đang là công tác quan trọng của cả
xã hội nói chung và của ngành giáo dục nói riêng.
21


Tuy đã có chuyển biến tích cực, nhưng để đạt mục tiêu không còn kỳ thị
và tất cả trẻ bị nhiễm, ảnh hưởng bởi HIV được giúp đỡ còn cả một quãng
đường dài. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc và hỗ trợ trẻ
nhiễm HIV hòa nhập với cộng đồng, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng
trong những năm tới, các tổ chức, ban ngành, đoàn thể sẽ quan tâm hơn nữa với
những hoạt động hỗ trợ dài hạn, những chính sách ưu tiên giúp đỡ cả về vật
chất, tinh thần và trang bị kỹ năng sống cho trẻ em nhiễm HIV để nhóm trẻ này
có thể hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. Với các nỗ lực can thiệp giảm thiểu
kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của các bộ,
ngành cùng với cấp ủy, chính quyền của các địa phương, nhà trường và xã hội…
thì quyền học tập của trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở trường tiểu
học Đồng Tiến cũng như ở các nơi khác sẽ được đảm bảo.

Trường tiểu học Đồng Tiến đã nhận thức được tầm quan trọng của công
tác này nên hàng năm đã xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động phòng,
chống ma tuý, HIV/AIDS khá hiệu quả. Từ đó chúng tôi đã đúc rút được một
số kinh nghiệm của đơn vị về “Một số biện pháp giúp trẻ bị nhiễm HIV-AIDS
được đến trường học hòa nhập tại Trường tiểu học Đồng Tiến, huyện Triệu
Sơn” để vận dụng trong đơn vị trong các năm học tiếp theo. Từ đó có thể giúp
các đơn vị khác trong huyện áp dụng khi có học sinh bị nhiễm HIV/AIDS theo
học.
3.2. Đề xuất, kiến nghị:
- Sở GD & ĐT Thanh Hoá cần phối hợp với Sở Y tế; các Trung tâm Y tế
dự phòng tổ chức tập huấn về công tác phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS nhiều
hơn nữa cho các thành phần đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng,
chống ma tuý ở các nhà trường như : Cán bộ Đoàn, Đội, Hội, giáo viên, nhân
viên trong trường học
- Cung cấp nhiều hơn nữa các tài liệu, tranh ảnh, băng, đĩa hình có liên
quan đến phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS để công tác tuyên truyền, giáo dục
phòng chống ma tuý, HIV/AIDS trong các nhà trường thêm sinh động.
- Có nhiều chính sách hỗ trợ đối với những học sinh bị nhiễm HIV/AIDS
để các em giải quyết được phần nào khó khăn trong cuộc sống, trong học tập.
- Tăng cường hơn nữa công tác thi đua khen thưởng về công tác phòng,
chống ma tuý, HIV/AIDS đối với các đơn vị trường học, gắn công tác phòng,
chống ma tuý, HIV/AIDS vào tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua cuối năm của
các đơn vị.

22


Trên đây là một phần nhỏ những việc làm mà tôi cùng các đồng nghiệp
đã thực hiện ở đơn vị. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng trong sáng kiến vẫn còn
những tồn tại nhất định. Tôi kính mong sẽ tiếp tục nhận được nhiều ý kiến góp ý

từ các thầy cô trong trường, đồng nghiệp từ các nơi khác trong toàn huyện, đặc
biệt là từ Hội đồng khoa học của PGD – ĐT huyện Triệu Sơn xây dựng để chúng
tôi hoàn thành tốt sáng kiến này để tôi cùng tập thể nhà trường có thêm động lực
và có định hướng đúng đắn cho chặng đường sắp tới.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

..........................................................
..........................................................

Thanh Hóa, ngày 01 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do mình
tự làm và không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

..........................................................

Đỗ Thị Lộc

23


×