Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số kinhnghiệm huy động cộng đồng tham gia công tác giáo dụccùng với nhà trường ở trường tiểu học thành tiến năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 20 trang )

Mục lục
Mục
1.1. Lí do chọn đề tài

Số trang
2

1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu

3
3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng
để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Kết luận

5
6
10


11

Kiến nghị

12

Tài liệu tham khảo

12

Phụ lục.

13

1


Đề tài
Một số kinh nghiệm huy động cộng đồng tham gia công tác giáo dục
cùng với nhà trường ở Trường Tiểu học Thành Tiến năm học 2015-2016
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, của Hội nghị lần thứ tám Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định rõ các quan
điểm, mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới; các giải pháp nâng
cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; định hướng các mục tiêu, đối
tượng cần ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đổi mới chính sách, cơ
chế tài chính để huy động sự tham gia đóng góp của xã hội vào phát triển giáo dục

và đào tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo.
Trong Kế hoạch số: 45/KH-PGD&ĐT về việc Thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8, Khóa XI về “ Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế” của Trưởng phòng giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thành cũng đã xác
định: Các cấp ủy, chính quyền địa phương phát huy nội lực, làm tốt công tác xã hội
hóa giáo dục; cùng với Hiệu trưởng các nhà trường rà soát diện tích đất, quy hoạch
cảnh quan trường lớp theo hướng xanh - sạch - đẹp, an toàn và hiện đại. Đẩy mạnh
công tác xã hội hóa giáo dục, làm cho nhân dân thấy được con đường xoá đói giảm
nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống nhanh và bền vững phải bằng việc chăm lo
nâng cao chất lượng giáo dục.
Như chúng ta đã biết, cơ sở vật chất là một yếu tố cần thiết để góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Việc nhà trường có đủ các phòng học
đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục diễn ra được hiệu quả. Ngoài
ra, việc giáo dục và các điều kiện để giáo dục học sinh giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh
chung cũng rất cần thiết.
Trường Tiểu học Thành Tiến đạt Chuẩn Quốc gia mức độ I từ năm 2011. Cơ
sở vật chất về cơ bản có đủ các phòng học và phòng chức năng. Trong đó có 6
phòng học chưa kiên cố là các phòng cấp 4 được xây dựng từ nhiều năm trước đây.
Hiện nay, nhà trường tham gia Dự án Mô hình Trường Tiểu học mới Việt Nam
VNEN, việc huy động cộng đồng tham gia công tác giáo dục là một điểm quan
trọng góp phần làm nên thành công của mô hình trường tiểu học mới. Tuy nhiên,
trong 5 năm qua, cơ sở vật chất của nhà trường hầu như không được bổ sung, sửa
chữa. Việc vận động cộng đồng tham gia các hoạt động giáo dục với nhà trường
còn chưa triệt để. Chưa phát huy được vai trò to lớn của cộng đồng trong công tác
giáo dục cùng với nhà trường.
2



Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và để tương xứng với danh hiệu trường
Tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia, nhà trường cần từng bước nâng cao chất lượng, đảm
bảo có đủ các phòng học, phòng chức năng theo đúng quy định để giữ vững danh
hiệu Trường Tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia Mức độ 1 để từng bước phấn đấu xây
dựng trường TH đạt Chuẩn quốc gia Mức độ 2 và quan trọng là huy động cộng
đồng vào công tác giáo dục của nhà trường góp phần làm nên thành công của dự
án mô hình trường Tiểu học mới .
Năm học 2014-2015, nhà trường đã tham mưu và xin UBND xã đầu tư để sửa
lại các phòng học đã xuống cấp. Nhưng do ngân sách xã đã đầu tư xây dựng trường
THCS đạt Chuẩn Quốc gia nên không còn kinh phí để đầu tư cho trường tiểu học.
Xét thấy trong khi ngân sách nhà nước còn hạn hẹp thì việc huy động xã hội chung
tay xây dựng trường học là việc làm vô cùng cần thiết và ý nghĩa.
Năm học này, với cương vị là hiệu trưởng nhà trường, tôi thấy việc tiến hành
ngay tu sửa cơ sở vật chất nhà trường và huy động cộng đồng vào công tác giáo
dục cùng nhà trường là việc làm vô cùng cần thiết. Vì vậy, tôi đã trăn trở, suy nghĩ,
lập kế hoạch, xin ý kiến chỉ đạo và được sự đồng ý của lãnh đạo xã Thành Tiến. Tôi
đã bắt tay thực hiện theo kế hoạch đã vạch ra. Kết quả, đã huy động được các
nguồn lực xã hội chung tay ủng hộ cùng với nhà trường để xây dựng cơ sở vật chất
và hỗ trợ các hoạt động giáo dục đạt kết quả cao.
Với những lí do trên, tôi tự xét thấy các biện pháp mình đã thực hiện có hiệu
quả.Vậy nên, tôi mạnh dạn chia sẻ “Một số kinh nghiệm huy động cộng đồng
tham gia công tác giáo dục ở Trường Tiểu học tham dự Mô hình trường học
mới Việt Nam VNEN năm học 2015-2016”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu, tìm các giải pháp để làm tốt công tác xã hội hóa trong nhà trường.
Tìm các giải pháp để xã hội chung tay cùng nhà trường tu sửa cơ sở vật chất và hỗ
trợ các hoạt động giáo dục để nhà trường đảm bảo các điều kiện để đề nghị công
nhận lại trường Tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu, tổng kết các biện pháp, giải pháp để huy động nguồn lực từ nhân

dân, từ xã hội cùng chung tay với nhà trường nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo
dục tại nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thuyết trình, tranh luận;
-Phương pháp điều tra khảo sát điều tra thực tế, thu thập thông tin;
-Phương pháp phân tích;
-Phương pháp so sánh, tổng hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Căn cứ Nghị định số 90/CP ngày 21-8-1997 của Chính phủ về phương hướng
và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, ta biết:
3


-Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa là vận động và tổ chức
sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp
đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa và sự phát
triển về thể chất và tinh thần của nhân dân.
-Xã hội hóa là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân
đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi
cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa. Ở mỗi địa phương, đây là cộng đồng
trách nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà
nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa
phương và của từng người dân.
-Xã hội hóa và đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục, ytế, văn hóa
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bên cạnh việc củng cos các tổ chức của Nhà
nước, cần phát triển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc cá nhân
tiến hành trong khuôn khỏ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đa
dạng hóa chính là mở rộng các cơ hội cho các tâng lớp nhân dân tham gia chủ động
và bình đẳng vào các hoạt động trên.

-Xã hội hóa là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân
lực, vật lực, tài lực trong xã hội. hát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của
nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế , văn hóa phát triển nhanh
hơn, có chất lượng cao hơn, là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính
sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý
nghĩa tình thế trước mắt do nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này. Khi
nhân dân ta có mức thu nhập cao, ngân sách nhà nước dồi dào vẫn phải thực hiện
xã hội hóa, bởi vì giáo dục, y tế, văn hóa là sự nghiệp lâu dài của nhân dân, sẽ hất
triển không ngừng với nguồn lực to lớn của toàn dân.
-Xã hội hóa không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của nhà nước, giảm
bớt phần ngân sách Nhà nước; trái lại, Nhà nước thường xuyên tìm thêm các nguồn
thu đẻ tăng tỉ lệ ngân sách chỉ cho các hoạt động này, đồng thời quản lý tốt để nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó.
-Thực hiện xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa cũng là giải
pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiên slược phát
triển kinh tế, xã hội của Đàng và Nhà nước. Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện
về mặt hưởng thụ, tức là người dân được xã hội và Nhà nước chăm lo, mà còn biểu
hiện cả về mặt người dân đóng góp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của
từng người, từng địa phương.
-Công bằng xã hội trong việc huy động các nguồn lực của nhân dân vào các
hoạt động văn hóa, xã hội không phải là huy động bình quân, mà là vận dụng cách
huy động và mức huy động tùy theo các lớp người có điều kiện thực tế các nhau, có
mức thu nhập khác nhau.
Theo Cẩm nang Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực của
nhóm tác giả PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Nguyễn Thị Bẩy, ThS. Bùi Ngọc Diệp,
ThS. Bùi Đức Thắng, TS. Ngô Thị Tuyên do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
4


cũng đã chỉ rõ: “Cộng đồng cũng có thể đóng góp tài chính, nhân lực, vật lực nhằm

giải quyết nnhững yếu kém về cơ sở vật chất của nhà trường, nhằm đảm bảo cho
nhà trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, có đủ nhà vệ sinh, bàn ghế,
có các phương tiện dạy học…”.
Theo tài liệu Hướng dẫn sự tham gia của cộng đồng theo mô hình trường
tiểu học mới tại Việt Nam có nêu rõ:
- Mô hình trường học mới xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, tương tác giữa
nhà trường, gia đình và cộng đồng. Cộng đồng và gia đình luôn có vai trò quan
trọng trong giáo dục và hình thành nhân cách của trẻ.
- Điều quan trọng là giúp học sinh thụ hưởng và kế thừa những kiến thức từ
cha mẹ và cộng đồng.
- Sự kết nối giữa chương trình học với gia đình và cộng đồng sẽ hiệu quả
hơn nếu khuyến khích gia đình và cộng đồng cùng tham gia. Từ đó có cơ hội chia
sẽ các hoạt động văn hóa và kiến thức bản địa.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất nhà trường.
Trường Tiểu học Thành Tiến những năm trước năm 2010, cơ sở vật chất
còn thiếu nhiều. Phòng học cho mỗi lớp còn chưa đủ, phải học 2 ca. Các phòng học
tạm bợ, còn nhiều phòng học tranh tre nứa lá.
Tới năm 2004 được Dự án “ Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng”
xây khu nhà 2 tầng 8 phòng. Lúc này, nhà trường có 18 lớp học. Như vậy vẫn còn
10 phòng học chưa đảm bảo yêu cầu.
Năm 2010, nhờ Dự án “Kiên cố hóa trường lớp học” nhà trường được xây
dựng thêm khu nhà 1 tầng 4 phòng học. Năm học 2009-2010, nhà trường có 11 lớp
Như vậy, về cơ bản nhà trường đã có đủ các phòng học kiên cố cho các lớp.
Năm 2010-2011, nhà trường có đủ các phòng học, phòng chức năng, cơ sở
vật chất đảm bảo đạt các tiêu chí của trường Chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Đầu năm học 2015-2016, qua khảo sát, tôi thấy dãy nhà 6 phòng cấp 4 hiện
nay đã xuống cấp, các thanh xà đã bị mối mọt, có nguy cơ bị sập rất cao, ngói bị
thủng, vỡ rất nhiều vì thế hễ trời mưa là dột. Các phòng thư viện, thiết bị và phòng
y tế đều phải che chắn áo mưa phía trên mỗi khi trời mưa. Điều này làm việc bảo

quản các tài liệu và thiết bị dạy học rất vất vả.
Ngoài ra, các phòng học đều chưa có bồn rửa tay, chưa có hệ thống dẫn
nước tới các phòng học. Xét theo các tiêu chuẩn công nhận trường học Xanh- sạchđẹp- an toàn trong Quyết định số 331 /QĐ-PGD&ĐT, ngày 12 tháng 9 năm 2014
của Trưởng phòng Giáo dục Thạch Thành thì nhà trường chưa có đủ nước rửa mặt,
tay chân cho học sinh trước khi vào lớp học (khoảng 10 vòi cho 300 học sinh) vì cả
trường chỉ có 1 khu bể nước.
Trường chưa có thảm cỏ. Vì đã nhiều lần nhà trường tổ chức cho giáo viên,
học sinh trồng cỏ song do đất quá nhiều đá sỏi lại bị bạc màu nên cỏ không sống
được.
5


Việc huy động cộng đồng vào công tác xây dựng tổ chức lớp học còn chưa tốt.
Việc làm sơ đồ cộng đồng trong lớp học đa phần là do giáo viên và nhà trường thực
hiện. Ngoài ra, việc xây dựng tủ sách lớp học cũng là do giáo viên, nhà trường
mua, quyên góp. Thực trạng các tủ sách có quá ít tài liệu, thiếu các tài liệu về địa
phương.
2.2.2. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tại nhà trường trong
những năm qua.
Trong những năm qua, nhà trường cũng đã chú ý tới công tác xã hội hóa
giáo dục song hiệu quả chưa cao. Qua điều tra, khảo sát, tôi nhận thấy, lí do dẫn
đến hiệu quả của công tác này chưa được như mong muốn là do cách vận động và
do chưa có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm và quan trọng hơn cả là do chưa có
được sự đồng tình, ủng hộ của người dân địa phương.
Thực tế là năm học 2010-2011, nhà trường đã kêu gọi cán bộ, giáo viên,
nhân viên và người dân địa phương ủng hộ cây để tôn tạo khuôn viên xây dựng
trường Chuẩn. Năm đó, mội người ủng hộ rất nhiệt tình. Đã hoàn thiện được khuôn
viên nhà trường có quy mô và khang trang, sạch đẹp.
Qua thực tế đã cho thấy, khi nhân dân xã Thành Tiến tin tưởng nhà trường,
thấy kế hoạch nhà trường đưa ra là thiết thực và cần thiết đối với con em họ thì họ

luôn sẵn sàng chung tay cùng với nhà trường để hoàn thành tốt sự nghiệp giáo dục
của xã nhà. Vấn đề là làm thế nào để nhân dân tin. Chỉ cần có niềm tin với nhà
trường thì nhân dân sẽ chung tay ủng hộ.
Song những năm sau đó, tuy nhà trường có làm công tác xã hội hóa giáo
dục, có huy động cộng đồng vào công tác giáo dục của nhà trường nhưng chưa
xứng tầm với nội lực của cộng đồng địa phương.
Thực trạng có cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn. Tuy tham gia
Dự án VNEN đã 2 năm, song cha mẹ học sinh và cộng đồng hầu như không tham
gia vào công tác xây dựng tổ chức lớp học. Cộng đồng còn chưa hiểu rõ về Mô
hình trường tiểu học mới tại việt Nam mà trường đang thực hiện. Các hoạt động
ngoại khóa như tham quan di tích lịch sử hầu như không thực hiện được do không
có kinh phí.
Nhận thức được thực trạng nhà trường như vậy, tôi đã tiến hành các giải
pháp để huy động cộng đồng tham gia cùng với nhà trường trên cả hai phương
diện: huy động cơ sở vật chất và tham gia các hoạt động giáo dục như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo xã, các ban ngành đoàn thể,
các Hội Cựu giáo chức, Hội cựu chiến binh, … trên địa bàn xã.
Nhận thức được vai trò quan trọng của lãnh đạo xã cũng như sự ủng hộ của
các ban ngành đoàn thể ở địa phương. Khi lập xong kế hoạch thúc đẩy công tác xã
hội hóa giáo dục tại địa phương năm học 2015-2016, tôi đã xin ý kiến chỉ đạo của
lãnh đạo xã. Được sự góp ý và thống nhất, tôi đã hoàn thiện kế hoạch.

6


Tiếp theo, cần đến gặp các trưởng ban ngành đoàn thể trong địa phương,
nêu rõ thực trạng nhà trường và việc cần thiết phải xã hội hóa giáo dục. Khi được
mọi người hiểu rõ tình hình nhà trường thì mọi người sẽ nhiệt tình ủng hộ.
Trước khi tổ chức họp Đại diện cha mẹ học sinh toàn trường, cần họp riêng

trước các đại diện ban chấp hành để tuyên truyền, vận động và thông qua kế hoạch
để tranh thủ sự ủng hộ. Bởi vì đây là lực lượng có sức tuyên truyền sâu rộng,
nhanh, mạnh nhất.
Trong năm học 2015-2016, do đất nhà trường quá nhiều đá sỏi, lại bạc màu
nên cây cỏ khó sống. Vì thế tôi đã vận động được Hội cha mẹ học sinh năm học
2015-2016 đã đổ 15 xe đất màu mỡ để rải lên trên. Đoàn thanh niên xã, Hội phụ nữ,
Hội cha mẹ học sinh đã đến san đất, đào cỏ ba lá từ ngoài bờ ruộng vào để cùng
cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trồng cỏ.
Các hộ ở thôn 1 đã quyên góp ủng hộ làm cho hệ thống dẫn nước và các
vòi phun nước để tưới cỏ mọc thuận lợi dễ dàng.
Ngoài ra, các hộ ở thôn 6 đã lắp đặt hệ thống nước rửa tay, bồn rửa đến tận
mỗi lớp học. Điều này giúp nhà trường giáo dục học sinh giữ vệ sinh cá nhân cho
học sinh được dễ dàng. Trước mỗi giờ học, trước khi vào lớp học sinh được rửa tay
sạch sẽ, điều đó đã góp phần cho thành công của phong trào” Giữ vở sạch- Viết chữ
đẹp” của nhà trường.
Hiện tại nhà trường ban đầu chưa có sân cỏ. Bây giờ, nhà trường đã có sân cỏ
với độ bao phủ thảm cỏ chiếm 35% diện tích toàn trường. Cỏ được trồng thành
thảm có khuôn hình phù hợp với khuôn viên, được phủ kín, không có các loại cây
tạp, cây có gai, dây leo và các vật cứng, sắc nhọn. được chăm sóc cắt tỉa thường
xuyên. Khu vực hố chứa rác đầy đã được đào và xử lý rác.
2.3.2. Thành lập, bồi dưỡng đội tình nguyện đi vận động ủng hộ.
Đội tình nguyện đi vận động ủng hộ được xây dựng trên nguyên tắc tự
nguyện. Các thành viên đi làm công tác kêu gọi phải là những người yêu trường
lớp, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục tại địa phương mới có đủ lòng nhiệt tình và
chịu khó để hoàn thành xuất sắc công việc này.
Trước khi cử các thành viên đi tới các thôn và doanh nghiệp trên địa bàn,
cần cho mọi người hiểu rõ kế hoạch xã hội hóa giáo dục của nhà trường. Nắm vững
điều kiện hiện tại của nhà trường và những khó khăn trong hoạt động giáo dục của
nhà trường để tư vấn cho mọi người có cơ sở và có định hướng chung.
Sau đó, tổ chức tập huấn cho mọi người cách tiếp cận, trình bày thuyết

trình và kêu gọi các cá nhân, tập thể trên địa bàn để mội người hiểu rõ kế hoạch và
có kĩ năng ứng xử cũng như xử lý khi làm công tác tuyên truyền.
2.3.3. Tuyên truyền, kêu gọi ủng hộ của nhân dân dưới nhiều hình
thức.
Vấn đề về công tác xã hội hóa đã được các ban ngành đoàn thể địa phương
ủng hộ. Vậy làm sao để kế hoạch này đến được với tất cả người dân trên địa bàn xã
cũng như đến với người dân thành đạt của xã đang công tác ở nơi khác? Đó là vấn
đề đòi hỏi chịu khó và sự khéo léo.
7


Tôi đã bằng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, hiệu quả như: Tuyên
truyền miệng, tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng (Loa đài truyền thanh
của các thôn); qua các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền; thông báo lồng ghép vào
sinh hoạt nội bộ của các ban ngành tại địa phương ; tăng cường tuyên truyền thông
qua hệ thống cha mẹ học sinh và học sinh; viết thư kêu gọi ủng hộ nhà trường tu
sửa, làm mới cơ sở vật chất.
Sau đó, chọn lựa giáo viên, nhân viên và phân cho các thành viên đi đến
từng thôn và một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Liên hệ với trưởng thôn để biết lịch họp thôn, Đến với buổi họp thôn để
tuyên truyền, kêu gọi làm dân hiểu, dân tin và dân ủng hộ.
Ngoài ra, tôi còn gửi thư kêu gọi tới các cá nhân là con em của xã đang
công tác ở nơi khác.
Công tác tổ chức buổi tuyên truyền tập trung phải luôn được chú trọng. Bởi
cộng đồng có cơ hội được giao lưu với nhau, người biết sẽ giới thiệu thêm cho
người chưa biết về mô hình Trường tiểu học mới Việt Nam, những người tham dự
sẽ là nguồn vận động hiệu quả hơn hết trong công tác tuyên truyền vận động trong
cộng đồng nhân dân. Trong năm học, tôi đã tổ chức buổi tuyên truyền về Mô hình
trường Tiểu học mới việt Nam. Tới dự buổi tuyên truyền, có mặt đầy đủ các lãnh
đạo xã, lãnh đạo các ban ngành đoàn thể trong xã, trưởng thôn của 7 thôn, đại diện

ban chấp hành hội cha mẹ học sinh, đại diện gia đình các học sinh. Nội dung trong
buổi tuyên truyền tôi giới thiệu về Mô hình trường tiểu học mới Việt Nam mà nhà
trường đang áp dụng, lồng ghép vào nội dung tuyên truyền là phần báo cáo kết quả
thực hiện dự án mà nhà trường đang thực hiện đồng thời nêu rõ những khó khăn và
điều kiện còn thiếu mà cộng đồng có thể chung tay giúp đỡ cho nhà trường. Chính
buổi tuyên truyền đã giúp cộng đồng đoàn kết, nhất trí và chung tay với sự nghiệp
giáo dục trong nhà trường.
2.3.4. Lựa chọn cá nhân uy tín trong địa bàn ủng hộ đầu tiên để có sức
thuyết phục cho nhân dân tin tưởng noi theo.
Cần biết chọn người xung phong, đi đầu là tấm gương cho mọi người học
tập noi theo. Với mỗi thôn, lựa chọn đầu tiên là đến vài gia đình khá giả trong thôn
để tuyên truyền và kêu gọi.
Các hộ này phải là những hộ được mọi người tin tưởng, yêu mến có uy tín
với mọi người và luôn sẵn lòng ủn hộ công tác giáo dục của nhà trường. Được
những người này ủng hộ, các gia đình có điều kiện khác sẽ học tập để noi theo.
2.3.5. Công khai quỹ do nhân dân, xã hội ủng hộ.
Trên tinh thần tự nguyện, ai có nhiều thì ủng hộ nhiều, ai có ít thì ủng hộ ít.
Người có của thì giúp của, người có công thì giúp công.
Kết quả quyên góp ủng hộ của các cá nhân, tập thể , tôi niêm yết tại bảng
tin của nhà trường. Trong các buổi họp với các ban ngành đoàn thể tôi cũng thông
báo rộng rãi những cá nhân, tập thể đã ủng hộ xây dựng nhà trường.
Ngoài ra, ở các công trình được ủng hộ, tôi cũng lắp bảng ghi rõ tên cá
nhân, tập thể đã ủng hộ.
8


Thiết nghĩ việc làm này là nguồn động viên cũng là động lực cho công tác
xã hội hóa giáo dục của nhà trường được lâu dài, phát triển.
2.3.6. Tuyên truyền, kêu gọi đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, “hội
dâu rể” nhà trường ủng hộ.

Lực lượng CB, V, NV và hội dâu rể là những thành phần tích cực, quan
trọng, đi đầu là tấm gương cho nhân dân làm theo.
CB, GV, NV đã quyên góp tự nguyện. Người có điều kiện thì ủng hộ nhiều,
người còn là hợp đồng, lương thấp, kinh tế còn eo hẹp quyên góp ít hơn. Kết quả
CB, GV, NV đã quyên góp tặng nhà trường 32 cây râm bụt và hoa ngâu, 22 cây hoa
giấy và nhiều cây cảnh khác để tu sửa bồn hoa và trang trí lại khuôn viên nhà
trường.
Hố rác thải nhà trường nhiều năm liền không xử lý nên rác đầy. Trong năm
học, Hội dâu rể nhà trường đã hỗ trợ vét toàn bộ rác, đào lại hố và xử lý rác thải, đổ
bê tông che hố ga nhà vệ sinh. Hiện tại, công trình hố chứa rác thải của hội dâu rể
tặng đã giúp nhà trường giữ vệ sinh chung rất tốt.
2.3.7. Huy động các đoàn thể, doanh nghiệp và phụ huynh tham gia
vào công tác giáo dục học sinh trong nhà trường.
Ngay từ đầu năm, trong buổi họp cha mẹ học sinh toàn trường, nhà trường
đã phân tích tình hình nhà trường, vận động, động viên, khích lệ, thống nhất chung
tay cùng giáo dục học sinh, nêu rõ những khó khăn mà nhà trường đang gặp, trình
bày và kêu gọi cha mẹ học sinh ủng hộ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất để đảm
bảo công tác giáo dục trong nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.
Song tôi nhận thấy cần hết sức khéo léo, tế nhị khi đưa ra vấn đề này tới tất
cả cha mẹ học sinh. Bởi gia đình học sinh có những điều kiện khác nhau. Cần tránh
hiện tượng “cào bằng”, tránh hiện tượng lấy ban chấp hành hội cha mẹ học sinh
đứng ra làm bình phong để thu tất cả phụ huynh một mức tiền như nhau. Điều đó là
trái quy định và làm phản tác dụng tới thái độ của gia đình học sinh đối với công
tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường. Vì thế, tôi đã kêu gọi và làm cho cha mẹ
học sinh hiểu rõ được vấn đề ai có điều kiện nhiều thì ủng hộ nhiều, ai điều kiện
còn khó khăn thì ủng hộ theo khả năng của mình, ai không có của thì có thể giúp
công… để cho cha mẹ học sinh khi tham gia họp không bị áp lực mà có chung một
lòng giúp đỡ nhà trường theo khả năng của mình.
Kết quả, trong năm học, gia đình học sinh không những hỗ trợ nhà trường
trong việc trồng và chăm sóc cây xanh; bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất của nhà

trường và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.
Ngoài ra, gia đình học sinh còn là lực lượng hỗ trợ nhà trường dạy học sinh
về lịch sử văn hóa, nghề truyền thống ở địa phương; cung cấp cho nhà trường
những tài liệu, dụng cụ cần thiết để giúp cho nhà trường thực hiện giáo dục được
tốt hơn.
Làm công tác xã hội hóa giáo dục không chỉ chú ý đến xã hội hóa về cơ sở
vật chất mà cần chú ý đến xã hội hóa cả các hoạt động giáo dục của nhà trường.
9


Nên trong năm học, nhà trường, giáo viên đã hướng dẫn gia đình học sinh
cách hỗ trợ nhà trường vào các hoạt động giáo dục. Kết quả, gia đình học sinh đã
biết chia sẻ thông tin về các hoạt động của địa phương, giúp đỡ trẻ ứng dụng nội
dung bài học vào thực tiễn gia đình và cộng đồng. Ngoài ra, gia đình học sinh và
nhà xe nhà anh Trịnh Văn Ba ở thôn 2 còn hỗ trợ kinh phí để nhà trường tổ chức
các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà
Hồ, thăm và tặng quà các gia đình chính sách, gia đình neo đơn tại địa phương..
2.3.8. Huy động cha mẹ học sinh và cộng đồng vào tổ chức không gian
lớp học.
Nhà trường tổ chức dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN nên
lớp học tổ chức theo nhóm. Vì vậy, để thực hiện các hoạt động dạy học được thuận
lợi dễ dàng, bàn ghế của các em được dịch chuyển trong phòng học để phục vụ cho
các hoạt động học tập khác nhau. Thực tế, trong năm học bàn ghế của học sinh bị
bung đinh, hỏng rất nhiều. Nhờ có hai hộ kinh doanh nhà ông Nguyễn Danh Cầu ở
thôn 3 và hộ kinh doanh Bùi Văn Hà ở thôn 4 đã hỗ trợ nhà trường, trong năm, sửa
toàn bộ bàn ghế bị hư hỏng không lấy tiền.
Trong không gian lớp học của nhà trường còn có thư viện lớp học hay còn
gọi là tủ sách lớp học. Nhờ tuyên truyền, kêu gọi không những cha mẹ học sinh mà
cả cộng đồng trên truyền thanh xã, trong các buổi họp các đoàn thể mà tôi tham dự
nên hiện nay, mỗi lớp học đều có một thư viện với nhiều tài liệu tham khảo cho học

sinh, từ điển, sách báo tham khảo dành cho nội dung về địa phương, sách truyện
cho trẻ em… Đây là nguồn cung cấp tư liệu phong phú cho các môn học, các chủ
đề khác nhau. Thực tế ta thấy, học sinh rất tò mò muốn tìm hiểu thế giới xung
quanh. Vì vậy, thư viện sẽ giúp các em thỏa mãn sự tò mò đó bằng cách cho các em
đọc và tòm hiểu về những chủ đề mà các em thích thú. Trong năm học, người dân
đã tự nguyện bổ sung cho thư viện các tài liệu, vật phẩm, đồ dùng mang bản sắc địa
phương.
Ngoài ra, cha mẹ học sinh và người dân địa phương còn góp phần trang trí
các góc học tập như cung cấp thêm các vật dụng để làm đồ dùng trực quan trong
lớp học, các vật liệu do cha mẹ học sinh cùng học sinh tự làm hoặc sưu tập như
tranh vẽ, bài viết và các sản phẩm khác.
Cha mẹ học sinh còn giúp nhà trường làm sơ đồ cộng đồng nhằm mô tả
đơn giản về trường học, đường giao thông, vị trí nhà của tất cả các em trong lớp,
trụ sở ủy ban, trạm y tế, sông, đồi núi,…
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Kết quả vận động đã vượt cả kế hoạch ban đầu của nhà trường. Cuối năm
học, nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Cụ thể:
a) Về hộ trợ cơ sở vật chất: Tổng cộng trong năm huy động các nguồn lực
vào đầu tư cho nhà trường được 136. 337. 000.000 đồng.
TT

Công trình

Trị giá

Lực lượng hỗ trợ

Ghi chú
10



01
Bắn mái tôn 6 phòng dãy
nhà cấp 4

02

Cha mẹ học sinh, các
hộ
kinh
doanh,
118.000.000
CB,GV,NV
nhà
đồng
trường, một số người
là con em xã đang
học tập và làm việc
nơi khác, nhân dân xã
Thành Tiến
750.000 đồng
CB,GV,NV
nhà
trường
3.370.000 đồng Hội dâu rể nhà trường
tặng

Trồng mới 32 cây hoa
râm bụt, 22 cây hoa giấy.

03
Đào, xử lý 2 hố chứa rác
thải, đổ bê tông che hố
ga nhà vệ sinh
04
Tu sửa 52 cái bàn ghế hư 1.040.000 đồng Doang nghiệp
hỏng
Nguyễn Danh Cần
thôn 3 và Doanh
nghiệp Bùi Văn Hà
thôn 4
05
Hệ thống dẫn nước tới 3.000.000 đồng
các phòng học + Các bồn
Các hộ thôn 6- Thành
rửa tay trước các phòng
Tiến
học
06
Hệ thống dẫn nước tới 1.327.000 đồng Các hộ thôn 1- Thành
thảm cỏ
Tiến
07
Đổ 15 xe ô tô đất màu
2.400.000 đồng Hội cha mẹ học sinh
năm học 2015-2016
San đất, trồng cỏ
1.250.000 đồng Đoàn thanh niên, Hội
cha mẹ học sinh, CB,
GV, NV và học sinh

08
Bảng tin
5.200.000 đồng CB,GV,NV nhà
trường tặng
b) Về hỗ trợ các hoạt động giáo dục khác:
Cộng đồng đã hỗ trợ nhà trường dạy học sinh về lịch sử văn hóa, nghề
truyền thống ở địa phương 4 lần; cung cấp cho nhà trường những tài liệu, dụng cụ
cần thiết để giúp cho nhà trường thực hiện giáo dục được tốt hơn.
Ngoài ra, cộng đồng còn hỗ trợ kinh phí để nhà trường tổ chức các hoạt
động ngoại khóa, hoạt động tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ 3 lần,
thăm và tặng quà các gia đình chính sách, gia đình neo đơn tại địa phương.
Cha mẹ học sinh và cộng đồng đã tham gia làm sơ đồ cộng đồng trong lớp
học nhằm giúp giáo viên biết được chính xác vị trí nà học sinh, những khó khăn về
đường đi tới trường của mỗi em. Việc huy động cộng vào công tác dạy học về các
11


ngành nghề truyền thống của địa phương cũng được cộng đồng góp sức bằng các
sản phẩm của những ngành nghề đó. Tủ sách lớp học được đa dạng, phong phú
nhờ có sự đóng góp của nhân dân.
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
Công tác huy động cộng đồng tham gia làm công tác giáo dục cùng nhà
trường muốn thành công thì trước hết người cán bộ quản lý phải nhanh nhẹn, khéo
léo, chịu khó và hơn cả là phải tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
Người quản lý khi lập kế hoạch xã hội hóa giáo dục trong nhà trường cần thực sự
khoa học, cụ thể, phải bám sát thực tế
Ngoài ra, cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để có được sự hỗ trợ đắc
lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Khi phân công thực hiện
nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục cần phân công phù hợp năng lực, điều kiện, hoàn

cảnh của mỗi người.
Muốn xã hội hóa giáo dục được lâu dài và ngày càng phát triển thì cần thiết
phải công khai, minh bạch. biết tuyên dương, khen kịp thời để tạo niềm tin và phấn
khởi cho nhân dân. Nhà trường phải luôn làm tốt nhiệm vụ dạy học, đưa chất lượng
giáo dục nhà trường ngày một nâng lên.
Xã hội hóa giáo dục thành công cần chú ý tới công tác tham mưu với
UBND xã và Phòng GD&ĐT; công tác phối kết, hợp với các ngành, đoàn thể, phụ
huynh học sinh...
Nhà trường cần kêu gọi tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, các tổ chức xã
hội, chính trị xã hội tại địa phương để phát huy sức mạnh của việc xã hội hoá giáo
dục, thực hiện dân chủ hoá trường học.
Điểm quan trọng khi thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục là phải để cho tất
cả mọi người dân đều có quyền tham gia, bàn bạc, đóng góp ý kiến cho giáo dục và
có trách nhiệm trong công việc giáo dục học sinh và xây dựng cơ sở vật chất trường
học.
- Kiến nghị.
+ Cần tăng thêm nguồn kinh phí hỗ trợ các nhà trường hoạt động để nâng cao
chất lượng giáo dục và hiệu quả làm việc trong nhà trường.
+ UBND xã nên tổ chức thường xuyên các lớp học tập cộng đồng, hướng dẫn
người dân có nghề nghiệp ổn định cuộc sống. Điều đó sẽ giảm các hộ gia đình
có cả bố và mẹ đi làm ăn xa, thiếu người chăm lo đến việc học hành của trẻ.
Tài liệu tham khảo
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Ngành Giáo dục và Đào tạo Việt
Nam.
- Cẩm nang Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực của nhóm tác
giả PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Nguyễn Thị Bẩy, ThS. Bùi Ngọc Diệp, ThS. Bùi
Đức Thắng, TS. Ngô Thị Tuyên do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
- Tài liệu Hướng dẫn sự tham gia của cộng đồng theo mô hình trường tiểu học
mới tại Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản tháng 6 năm 2013.
12



Phụ lục.
Một số hình ảnh về kết quả công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường năm
học 2015-2016:

Hình ảnh bồn hoa với những cây hoa giấy, hoa ngâu trước văn phòng nhà trường.
13


Hình ảnh những cây hoa giấy được tặng trang trí trước cửa các lớp

Hình ảnh nhà trường khang trang với bồn hoa, bảng tin được tặng.
14


Hình ảnh các bồn nước rửa tay trước cửa các lớp do các hộ dân thôn 6 tặng.

Hình ảnh sân trưởng với thảm cỏ xanh mát do đoàn thanh niên, Hội cha mẹ
học sinh, CB, GV, NV và học sinh cùng cải tạo, trồng, chăm sóc.
15


Hình ảnh dãy nhà cấp 4 được bắn tôn do cha mẹ học sinh, các hộ kinh doanh,
CB,GV,NV nhà trường, một số người là con em xã đang học tập và làm việc nơi
khác, nhân dân xã Thành Tiến.

Hình ảnh cán bộ, giáo viên và học sinh thăm và tặng quà các gia đình neo đơn
ở địa phương.
16



Hình ảnh Tủ sách lớp học do nhà trường cùng cộng đồng xây dựng trong các
phòng học.
17


Hình ảnh cộng đồng hỗ trợ kinh phí để nhà trường tổ chức cho học sinh tham
quan Thành nhà Hồ- di sản văn hóa thế giới.
18


Hình ảnh góc cộng đồng do cha mẹ học sinh cùng giáo viên xây dựng tại các
phòng học.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thạch Thành, ngày 12 tháng 4 năm 2016
KT. HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
PHT
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Trần Thị Hòa

Phạm Thị Điệp
19


20




×