Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động tham quan với công tác giáo dục truyền thống của Liên đội Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.46 KB, 34 trang )

Phần I: Mở đầu
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài:
Hoạt động tham quan với công tác giáo dục truyền thống
của Liên đội Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.

Người thực hiện : Hoàng Bùi Kim Hiền
Trường: Tiểu học NGuyễn Văn TRỗi - Tam Kỳ - Quảng Nam

Tam Kỳ, tháng năm 2009
I. Lý do chọn đề tài
Trong thời ký thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cần
thiết phải có một đội ngũ cán bộ đủ trình độ năng lực và chuyên môn và có sức khoẻ để đảm nhận được
công việc. Do đó cần phải quan tâm giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Bởi đó là những chủ nhân tương lai của
Đất nước.
Giáo dục truyền thống cho thiếu nhi là giúp các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa truyền thống
tốt đẹp của Dân tộc, Đảng, Đoàn, Đội, giáo dục quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và chăm sóc giáo
dục trẻ em. Từ đó giáo dục tình cảm và lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông, để các em quyết tâm rèn
luyện, học tập, phấn đấu thành những con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, Đoàn viên Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh.
Đội TNTP là lực lượng giáo dục có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Đội là tổ chức
của các em, do các em làm chủ. Cùng với lực lượng khác trong nhà trường phổ thông. Đội có nhiệm vụ
giáo dục học sinh làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, góp phần hình thành nhân cách ở các em.
- Đối với thanh thiếu niên ngoài việc học tập, rèn luyện trên ghế nhà trường còn cần phải đẩy
mạnh các hoạt động ngoại khoá với nhiều hình thức phong phú và đa dạng kết hợp với các hoạt động
giáo dục học tập với các loại hình sinh hoạt vui chơi, giải trí, dã ngoại, giao lưu tham quan bảo tàng, di
tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, làng nghề truyền thống…để các em vui chơi thư giãn thoải mái về tình
thần sau những ngày học tập tại trường. Vui chơi giải trí với trẻ em vừa là nội dung giáo dục, vừa là
phương tiện giáo dục. Các em cần được tổ chức vào các hoạt động giải trí và chính thông qua các hoạt
động này mà những phẩm chất đạo đức cần thiết được củng cố và phát triển.
Đối với Đội hoạt động là phương thức giáo dục đặc trưng hoạt động tham quan dã ngoại nhằm


giáo dục Đội viên về sự hiểu biết, khơi dậy và làm sáng lên cho các em về lòng tự hào Dân tộc, tình yêu
con người Việt Nam, yêu đất nước Việt Nam và tăng sự tự tin của bản thân.
- Còn một thực tế là hiện nay, tại cơ sở việc giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt
động tham quan chưa được coi trọng. Hình thức đưa huyết áp đi tham quan chỉ đơn thuần là đưa học
sinh đến các địa danh. Chưa đạt đến các biện pháp giáo dục nhất là giáo dục truyền thống.
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: "Hoạt động tham quan dã ngoại với công tác giáo dục
truyền thống".

II. Mục đích nghiên cứu

Giúp học sinh hiểu được giá trị về lịch sử về nhân văn. Để từ đó các em hiểu rõ hơn yêu quý hơn
về đất nước, con người Việt Nam.
Qua đó có ý thức rèn luyện học tập để xứng đáng và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.

III. Đối tượng nghiên cứu

Thông qua học sinh khối 4, 5 Trường Tiểu học Cát Linh.

IV. Nhiệm vụ của đề tài

Giúp học sinh hiểu được sự quan trọng và mục đích cần thiết của việc tham quan giáo dục truyền
thống.
Đưa ra những biện pháp tổ chức tham quan để thực hiện tốt việc giáo dục truyền thống.
Xác định được mục đích nội dung giáo dục
Xác định hình thức biện pháp các bước tổ chức một buổi tham quan.

V. Phương pháp nghiên cứu

- Quan sát: Hoạt động tham quan của học sinh trường Tiểu học Cát Linh.
- Phỏng vấn: Một số học sinh sau buổi tham quan.

- Đọc tài liệu.
- Tổng kết kinh nghiệm.
Phần II: Nội dung nghiên cứu
I. Cơ sở lý luận.
Tham quan là một hoạt động của Đội, giúp các em hiểu biết về sự kiện, con người và những
thành quả tốt đẹp của các thế hệ trước. Đây là hình thức giáo dục trực quan sống động, sâu sắc. Hình
thức này có ý nghĩa và tác dụng nhiều mặt với việc giáo dục thiếu nhi.
Đối với TNNĐ việc giáo dục bằng trực quan sinh động rất phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của các em.
Đó là lứa tuổi mà các em thích hoạt động, ham thích tìm tòi hiểu biết. Do vậy, phải có hình thức hoạt
động sinh động, phong phú thu hút các em trực tiếp tham gia. Muốn làm được như vậy hoạt động Đội
phải phù hợp với đặc thù tâm lý lứa tuổi. Một trong những hoạt động của Đội là hoạt động tham quan để
đáp ứng được những yêu cầu trên.
Các hoạt động tham quan dã ngoại là hình thức hoạt động rất bổ ích và lý thú đối với các em vì ở
đó các em được học tập, vui chơi, nâng cao về kiến thức "học mà chơi, chơi mà học".
Các hoạt động tham quan dã ngoại vừa thoả mãn những nhu cầu ưa hoạt động sôi nổi, vừa gây
được ấn tượng sâu sắc và đem lại hiệu quả giáo dục cao trong các em.
Mặc dù vậy tham quan dã ngoại là hoạt động thực tế rất phức tạp. Việc tổ chức gặp nhiều khó
khăn, nếu tổ chức không tốt sẽ lãng phí thời gian, tiền bạc và những hậu quả không lường hết được.
Lớp trẻ hôm nay, có chất lượng mới và khả năng mới: sáng tạo, năng động. Đó là thế hệ có trình
độ hiểu biết ngày càng cao, có hoài bão mơ ước, những lý tưởng lớn, khát khao dân chủ công bằng, có
nhu cầu giao tiếp, thông tin, ham hiểu biết ham tìm tòi. Song họ thường bồng bột trước cái mới, cái lạ.
Đối với thiếu niên các em chưa hiểu biết nhiều về truyền thống, về quá khứ đau thương và anh
dũng của Dân tộc, của các thế hệ cha anh. Hơn nữa các lực lượng đế quốc phản động đang tìm tòi mọi
cách để lôi kéo, đầu độc từ tầng lớp thanh thiếu nhi. Chúng reo rắc những tập tục xấu, những lối sống,
phong cách sống buông thả, đua đòi nhằm tách thế hệ trẻ ra khỏi cộng đồng, khước từ quá khứ, đối lập
với thế hệ cha anh.
Đặc điểm tâm lý của TTN là luôn luôn tìm hiểu, hiểu biếu và khám phá về cái đẹp và cái mới. Do
đó cần phải giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, chuẩn bị cho TTN một cách toàn diện để họ làm tròn
vai trò, bổn phận của mình. Đó là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình nhà
trường và xã hội.


II. Kết quả nghiên cứu thực tiễn.

Tham quan giáo dục truyền thống là việc làm không thể bỏ qua của các ngành các cấp. Trường
Tiểu học Cát Linh luôn luôn coi trọng việc giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua tham quan các
di tích lịch sử, các viện bảo tàng, danh lam thắng cảnh là một phương pháp giáo dục rất có hiệu quả của
nhà trường và tổ chức Đoàn, Đội. Trong các năm học trường đã làm tròn trách nhiệm đặc trách của mình.
Các cụ ta ngày xưa có câu:
" Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
hay "Trăm nghe không bằng một thấy"
Để nói rằng đi nhiều sẽ mở mang hiểu biết, sẽ khôn ra là một thực tế…và cũng để nói rằng thực
tế phải được kiểm nghiệm bằng tai mắt, chứ không phải chỉ đ cảm nhận. Tai đã nghe rồi nhưng mắt phải
được thấy nữa thì thực tế kia mới thật là xác tín.
Đối với đối tượng là các em Đội viên có vai trò rất lớn là trợ thủ đắc lực cho giáo viên TPT cũng
đưa phong trào Đội lớn mạng. Bên cạnh kỹ năng nghiệp vụ Đội của một đội viên, các em cần có thực tế
để nhìn nhận và thêm hiểu biết về đất nước - lịch sử - con người. Nhưng không chỉ là một cuộc dã ngoại
tham quan đơn thuần mà qua cuộc tham quan đó các em sẽ tự biết xây dựng cho mình một chương tình
tham quan phù hợp. Có rất nhiều dạng tham quan của Đội; giáo dục truyền thống với đặc trưng của Đội
là giáo dục bằng các tấm gương, các hình ảnh trực quan sinh động.
Chúng ta có thể đưa học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng kháng chiến
để từ đây khơi dậy trong lòng thiếu nhi, lớp măng non chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam niềm tự
haò và ý thức tự tôn dân tộc bởi bề dày của nền văn hoá lâu đời, giúp các em hiểu biết vệ sự kiện, con
người bà những thành quả tốt đẹp của các thế hệ trước. Để từ đó, các em sẽ trân trọng, biết ơn và đền
đáp công ơn thế hệ ông cha.
Tham quan các bảo tàng - nơi ghi lại dấu tích ông cha hoà hùng một thuở, nơi ghi lại những giá
trị truyền thống muôn đời không lay chuyển của con người Việt Nam: anh dũng, trung kiên, hào hùng,
bất khuất. Đến bảo tàng đường Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Trường Sơn đã
hy sinh trên tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử, thăm nại nơi ghi dấu tích của chiến trường máu lửa và sức
mạng thần ký "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" suốt 16 năm trời đầy gian khổ, hy sinh trước mưa bom,
bão đạn của kẻ thù, học sinh mới hiểu, thấm thía cuộc sống hoà bình ngày hôm nay. Cũng tại bảo tàng

lịch sử, chiều dài thời gian dân tộc Việt Nam đã xoá bỏ áp bức bất công và xiềng xích tù đầy để lại dấu ấn
cho muôn đời qua hình ảnh hiện vật và tư liệu.
Làng nghề truyền thống, các khu công nghiệp và làng văn hoá Việt Nam cũng là nơi cần đưa học
sinh đến giúp các em hiểu về giá trị của lao động, sáng tạo về truyền thống "khéo tay hay nghề" mang
đậm bản sắc của người Việt Nam: cần cù, tự hào về bàn tay và khối óc tinh thần hăng say lao động của
dân tộc ta.
Sau khi tham quan các di tích lịch sử, các bảo tàng, các làng nghề truyền thống giúp các em hiểu
biết thêm về quê hương đất nước con người Việt Nam. Từ đó cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn, có ý giữ
bảo vệ và gìn giữ giá trị truyền thống của cha anh.

III. Giải pháp thực tiễn

1. Vai trò người thiết kế - thi công hoạt động tham quan
Buổi tham quan thành công hay không, có hiệu quả không phụ thuộc hoàn toàn vào vai trò của
người thiết kế - thi công đặc biệ là tham quan giáo dục truyền thống. Bên cạnh việc đảm bảo những yêu
cầu về mặt nội dung thể hiện và hình thức hoạt động. Người thi công, ngoài việc đảm bảo chương trình
hợp lý, hấp dẫn còn phải đảm nhận một vai trò khác: Vai trò của người quản lý với bộn bề công việc và
trách nhiệm. Đó là chuyến tham quan phải an toàn cho đoàn tham quan, đảm bảo về cơ sở vật chất để
phục vụ tốt cho toàn đoàn. Làm được việc này vừa công phu vừa vất vả. Nó phải là sự cộng hưởng của
lòng yêu trẻ, sự nhiệt tình năng lực tổ chức, trách nhiệm. Điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng,
công phu, nên trên thực tế ở cơ sở vai trò của người thiết kế hoạt động tham quan giáo dục truyền thống
chưa được phát huy.
Tổ chức một buổi tham quan giáo dục truyền thống là một hình thức hoạt động dã ngoại có chủ
đề, đã có điều kiện xác định, người thiết kế thi công có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,
đặc những kết quả khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ hấp dẫn và hợp lý của chương trình. Nhưng đòi hỏi
tối thiểu phải xây dựng được tiến trình cơ bản của nội dung chi tiết của buổi tham quan.
Xác định mục đích yêu cầu, địa điểm và thời gian tham quan.
Chủ động linh hoạt trong vấn đề giải quyết những phát sinh của buổi tham quan.
Nội dung của mỗi buổi tham quan. Tập trung vào vấn đề gì? Nội dung thể hiện và hình thức hoạt
động có phù hợp không?

Chương trình phải thể hiện được đặc trưng của phương pháp giáo dục và tự giáo dục. Khai thác
động viên và phát huy được sự tham quan của học sinh một cách tẹ giác, sáng tạo từ khi mở đầu cho
đến khi kết thúc, phải tạo được không khí thoải mái vui tươi hấp dẫn.
Chương trình buổi tham quan phải được sắp xếp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, với quy trình
phát triển tình cảm, nhận thức và năng lực của đội viên.
Chuẩn bị tốt và tổ chức thực hiện cụ thể, thống nhất và chu đáo.
2. Địa điểm tham quan - nơi lưu giữ tinh hoa của dân tộc.
Địa điểm tham quan, nơi ấy có hồn cốt của người Việt, có những chiến tích lẫy lừng, dấu tích oai
hùng và công lao to lớn của cha côn ta. Chúng ta, lớp lớp cháu con của thế hệ cần phải "ôn cố tri tân".
Bởi vì:
Dân ta phải biết sứ ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Sử xanh trên bốn ngàn năm
Tổ tiên rạch rõ anh em thuận hoà
Hồ Chí Minh
Đến với địa điểm tham quan giáo dục truyền thống, ấy là chúng ta đang ngược thời gian về với
cội nguồn dân tộc, ôn lại những giá trị truyền thống quý báu của nhà nước và học tập rèn luyện để xứng
đáng với truyền thống đó.
Tham quan các di tích lịch sử và cách mạng, kháng chiến ta có địa điểm như:
+ 48 Hàng Ngang: các em hiểu thêm nơi Bác Hồ viết bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Lăng Bác - Nhà sàn: Các em biết thêm nơi sống và làm việc của Bác Hồ kính yêu
….
- Tham quan các bảo tàng:
+ Bảo tàng đường Hồ Chí Minh: các em hiểu được tinh thần anh dũng, trung kiên, hào hùng, bất
khuất của những con người làm nên con đường huyền thoại.
+ Bảo tàng Hồ Chí Minh: các em hiểu thêm về Bác Hồ vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.
+ Bảo tàng dân tộc học: các em hiểu thêm về văn hoá các dân tộc Việt Nam.
+ Bảo tàng Phòng không Không quân: Các em tự hào hơn về truyền thống đấu tranh anh dũng
của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và bộ đội Phòng không Không quân nói riêng.

. . .
- Tham quan làng nghề truyền thống, các khu công nghiệp và làng văn hoá Việt Nam.
+ Giấy làng Hồ
+ Đúc đồng Ngũ Xã
+ Gốm Bát Tràng
⇒ Các em hiểu về làng nghề thủ công truyền thống
- Gặp gớ giao lau.
+ Gặp gỡ giao lưu với anh hùng lao động vũ trang nhân dân
+ Với những người có công với cách mang
+ Với một đơn vị có thành tích, đơn vị bộ đội kết nghĩa.
⇒ Hiểu thêm về truyền thống anh hùng cách mạng.
3. Người thuyết minh - nhịp cầu nối các em và những hiểu biết mới.
- Nội dung:
Nội dung thuyết minh là rất quan trọng trong việc bồi đắp, bổ sung kiến thức và những hiểu biết
cho học sinh. Từ đó bằng trí tưởng tượng, các em có thể tái tạo cho mình những diễn biến lịch sử, gây
nên những ấn tượng khó quên.
- Người thuyết minh:
Vai trò của người thuyết minh đặc biệt cần thiết như là nhịp cầu nối các em với hiểu biết mới, nơi
ấy có chiến tích, có công lao, có những con người bất tử. Điều quan trọng để người thuyết minh đảm
nhận được vai trò của mình một cách xuất sắc là phải"
+ Giọng nói truyền cảm để thuyết phục người nghe.
+ Phải thể hiện ngữ điệu: trìu mến, mạnh mẽ, buồn bui, da diết…gây nên những xúc cảm trong
lòng người nghe.
+ Nói phải logic, mạch lạc, có nghệ thuật, nhiệt huyết làm được điều trên thì xem như người
thuyết minh đã thành công.
4. Thu hoạch của giáo viên + đội viên đi tham quan.
Qua các bản thu hoạch của các em BCH Đội tôi được biết các em rất thích hoạt động này. Xin dẫn
ra một vài nhận xét có tính chất tiêu biểu:
"Đến thăm bảo tàng đường Hồ Chí Minh, em thêm lòng tự hào về truyền thống đấu tranh vì một
nền độc lập tự chủ của cha anh. Các anh đã ngaz xuống và mãi mãi trường tồn, bởi vì chúng em, thế hế

trẻ sẽ viết tiếp lịch sử".
Nguyễn Thu Hương - K115 BCHCĐ
"Em cố gắng học hành chăm ngoan tiến bộ, tiếp bước cha anh đi trước, xứng đáng là chủ nhân
tương lai của đất nước".
Nguyễn Hải Yến - K115 BCHCĐ
* Cách tổ chức một buổi tham quan
a) Công tác chẩn bị
- Chon thời điểm tham quan là kịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, ngày hè hoặc mở đầu, kết thúc một
đợt sinh hoạt chủ đề, chủ điểm.
- Xác định địa điểm tham quan và thời gian.
- Thiết kế nội dung và chương trình cuộc tham quan là công việc quan trọng nhất, quyết định
nhất cho cuộc tham quan. Nó bao gồm cả mục đích, ý nghĩa, các yêu cầu, các bước tiến hành và dự kiến
những nhu cầu về tinh thần lẫn vật chất. Vì vậy, phải và chọn cử người có khả năng tổ chức cũng như
hiểu biết tốt về công tác chuyên môn để làm việc này.
- Cử người đi tiền trạm liên hệ nơi ăn, ở, sinh hoạt cùng toàn bộ nội dung của cuộc tham quan.
- Chuẩn bị đồ dùng có nhân và những phương tiện, điều kiện cho tập thể lên đường, sinh hoạt
tập thể, ăn uống, ngủ nghỉ…
- Thông báo cho phụ huynh và có sự phối hợp ủng hộ sự giúp đỡ của họ.
b) Lên đường tham quan.
- Phổ biến nội quy đi đường và phát lệnh hành quân (tổ chức các hoạt động và hoá văn nghệ, vui
chơi giải trí trên đường đi).
- Đến địa điểm tham quan để các em nghỉ 15 phút nhận địa điểm cắm trại hoặc nơi nghỉ (tuỳ
điều kiện từng nơi mà có những phương án khác nhau).
- Theo sự hướng dẫn của nơi tham quan, người tổ chức cho các em xếp hàng theo thứ tự nghe
giới thiệu của hướng dẫn viên. Khi nghe giới thiệu của các em có thể đặt ra những câu hỏi có thể chưa
biết hoặc là rõ thêm nội dung kiến thức được học tại nhà trường, hướng dẫn viên sẽ giải thích, bổ sung
những yêu cầu của các em. Nhìn thấy hiện vật, vừa nghe lời giới thiệu vừa ghi chép ngững nội dung mơi
mẻ thậm chí chụp những bức ảnh lưu niệm làm tài liệu lưu trữ sẽ giúp các em học tập va củng cố kiến
thức một cách nhanh chóng hiệu quả.
Chú ý: Nếu số lượng các m tham gia cuộc tham quan quá đông nên chia thành các nhóm nhỏ để

nghe người hướng dẫn thuyết minh, để các em có điều kiện ghi chép và học tập tốt hơn.
c) Kết thúc cuộc tham quan.
Sau khi đã hoàn thành toàn bộ chương trình và nội dung của cuộc tham quan, Ban tổ chức nên
có quyết định để kết thúc đúng thời gian dự kiến. Sau cuộc tham quan nên bố trí thời gian để các em
viết thu hoạch những điều sâu sắc nhất ( có thể làm bài kiểm tra tập làm văn) hoặc tổ chức cuộc thi kể
lại các nội dung lịch sử truyền thống mà các em thu lượm được từ cuộc tham quan.
* Chương trình tham quan tổ chức theo chủ điểm các tháng của năm học trong trường tiểu học.
Tháng Chủ điểm Hoạt động tham quan
9 Ngày hội khai trường Tham quan Cơ sở vật chất của nhà trường, Phòng truyền thống.
10 Sứng đáng thiếu nhi học sinh Thủ
Đô
Tham quan một danh lam thắng cảnh ở trong Thành phố (hoặc
ngoại thành).
11 Biết ơn thầy cố giáo Tham quan gần (các công viên trong Thành phố).
12 Quân đội nhân dân Việt Nam anh
hùng
Tham quan Bảo tàng Quân đội và các di tích lịch sử, Cách mạng
ở địa phương.
Tham và giao lưu với đơn vị bộ đột kết nghĩa.
1 Ngày hội của học sinh Giới thiệu về các di tích, danh thắng của Đất Nước thông qua
các buổi sinh hoạt trên lớp.
2 Mừng Đảng mừng xuân Tham qun Bảo tàng Cách mạng hoặc các di tích cách mạng ở
địa phương.
3 - Bông hoa mừng cô (08/03)
- Cùng tiến bước lên Đoàn (26/03)
- Giới thiệu các danh thắng của Đất nước

- Cắm trại 26/03
- Tham quan công trình thanh niên ở địa phương.
4 Học

Học nữa
Học mãi
Tham quan danh lam thắng cảnh của Đất nước.
5 Nhớ ơn Bác Hồ - Tham lăng Bác, nhà sàn, Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Tham nhà truyền thống với thiếu nhi (ở Cung thiếu nhi).

Dưới đây là một thiết kế mô hình tham quan lớp BCH Đội.
Tham quan
Đội viên khối 4,5
Liên đội tiểu học Cát Linh
I. Mục đích yêu cầu:
Là một mô hình sinh hoạt tập thể ngoài giờ lên loép, giúp cho học sinh nâng cao hiểu biết về:
Danh lam thắng cảnh, đất nước, con người Việt Nam. Qua đó giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương
nhau.
Cung cấp cho các em mô hình sinh hoạt tập thể liên đội, đảm bảo an toàn, nghiêm túc, tổ chức
có kỷ luật.
II. Tổ chức thực hiện:
1. Địa điểm: Thành Cổ Loa - Đông Anh – Hà Nội
2. Thời gian: 8h00' ngày 18/12/2003
3. Đối tượng: 600 Học sinh khối 4.5
1 đ/c BGH
1 đ/c giáo viên TPT
12 đ/c giáo viên chủ nhiệm
1 đ/c y tế
II. Nội dung chương trình
STT Nội dung chương trình Thời gian
1. - Tập trung liên đội 8h00'
+ Điểm số báo cáo
+ Nhắc nội quy tham quan
+ Kiểm tra trang phục h/s, CSVC mang theo

2. Lên đường đi tham quan 8h30'
Chi đội 4A
Chi đội 4B
Chi đội 4C
Chi đội 4D
Chi đội 4E
Chi đội 4G
Chi đội 5A
Chi đội 5B
Chi đội 5C
Chi đội 5D
Chi đội 5E
Chi đội 5G
3. Địa điểm tập kết khi đến. 8h45'
Tập trung ổn định tổ chức
4. Nội dung tham quan
- Làm lễ dâng hương Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Chia làm 12 nhóm theo 12 chi đội nghe thuyết minh hướng dẫn tham quan thành
Cổ Loa.

5. Phát lệnh chuẩn bị ra về 10h55'
+ Tập trung Liên đội
+ Kiểm tra trang phục, VSVC
6. Lên đường về trường 11h00'
7. Về đến trường, kết thúc cuộc tham quan 11h45'

IV. Phân công thực hiện.
1. Học sinh:
- Mặc đồng phục.
- Thực hiện đúng quy định, nội dung tham quan

2. Giáo viên TPT.
- Quản lý các em theo chi đội
3. Giáo viên chủ nhiệm
- Quản lý các em theo chi đội
Y tế: chăm sóc sức khoẻ h/s và giáo viên.
- P. Giáo vụ: Tập trung + ổn định tổ chức + phổ biến nội quy tham quan.
+ Giáo viên: Quản lý h/s theo GD.
- Phòng hành chính.
- Chuẩn bị xe ô tô + kinh phí
- Phòng đời sống:
Chuẩn bị đồ ăn nhẹ và nước uống.

Phần III. Kết luận

1. Kết luận
"Uống nước nhớ nguồn"
" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Đó là lời nhắc nhở của cha ông ta đối với thế hệ sau cần phải hiểu, tự hào và biết ơn đối với công
lao, thành quả của thế hệ trước. Mặt khác phải cố gắng vươn lên kế tục truyền thống ấy.
Chính vì vậy, trong nhà trường nơi đào tạo các thế hệ tương lai cho đất nước càng không thể
thiếu được hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh.
Qua hoạt động tham quan nếu được chuẩn bị công phu với chương trình hấp dẫn, hình thức
phong phú, linh hoạt sẽ đem lại hiệu quả cao, tá động tới ý thức tự rèn luyện vươn lên của các em.
Thiết nghĩ đối với nàh trường phổ thông người TPT có vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch
tổ chức hoạt động giáo dục này. Để làm tốt, đòi hỏi người TPT phải có tâm huyết, đầu tư suy nghĩ, sáng
tạo ra những hình thức mới.
2. Kiến nghị.
Sách báo là cơ sở để chúng ta học tập. Để hoạt động giáo dục truyền thống có hiệu quả thì
trường, Đội và các trường phổ thông rất cần thiết bổ sung vào tủ sách của nhà trường những tư liệu và

tài liệu.
- Cần có chế độ ưu tiên, sự quan tâm thích đáng hay khuyến khích những người tổ chức hoạt
động tham quan giáo dục truyền thống để khích lệ.
- Phải xây dựng mối quan hệ thường xuyên với đội ngũ cộng tác viên để tổ chức các buổi nói
chuyện, tham quan làm phong phú thêm những hiểu biết cho các em.
- Hoạt động này cần cần sự ủng hộ, giúp đỡ về công sức và kinh phí của các lực lượng trong nhà
trường. Để có một thế hệ mới với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, theo tôi sự đầu tư là vô cùng thích
đáng.
Hội đồng đội quận Đống Đa
Liên đội trường tiểu học Cát Linh
––––––––––––





Sáng kiến kinh nghiệm


Đề tài:

Một số kinh nghiệm bồi dưỡng thường xuyên
Ban chỉ huy chi đội trong trường tiểu học









Người viết: Đặng Thị Hằng
Tổng phụ trách Trường Tiểu học Cát Linh




Năm học 2004
Mục lục


A. Phần mở đầu.
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Nhiệm vụ của đề tài
V. Phạm vi nghiên cứu
VI. Phương pháp nghiên cứu
B. Nội dung nghiên cứu.
I. Cơ sở lý luận
II. Cơ sở thực tiễn
III. Các hình thức, biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.
C. Kết luận - kiến nghị.
I. Kết luận
II. Kiến nghị

A. Phần mở đầu

I. Lý do chọn đề tài:
Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho

đất nước. Việc giáo dục các em là một khoa học, một nghệ thuật, không nên tuỳ tiện chủ quan. Bác Hồ
nói: "Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ ". Đảng ta đặc biệt quan
tâm đến lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có
được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn
mạnh "Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng".
Trong bức thư gửi cho học sinh nhân dịp khai giảng năm học 1945 Bác nói: " Non sông Việt
Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm
châu được hay không. Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu "
Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được
học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia công tác Đội. Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự
chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống. Trong nhà trường, Đội là tổ chức nòng cốt các phong trào thiếu nhi, là
lực lượng giáo dục của nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và do
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Bác Hồ viết: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc,
thành công hay thất bại là do cán bộ đó tốt hay chưa tốt".
Đội thiếu niên tiền phong là tổ chức của các em, do các em điều hành. Vì vậy cần có một lực
lượng có năng lực tổ chức, đó là BCH Đội.
BCH Đội đại diện cho số đông Đội viên, chỉ huy và trực tiếp điều hành các hoạt động của Đội,
thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Chi đội TNTP là nơi biến nghị quyết của liên đội thành chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể
của mình từng tuần, tháng, học kỳ Chi đội là nơi tưực tiếp giao việc và động viên từng Đội viên hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình để bình xét thi đua, kết nạp Đội viên mới và giới thiệu cho Đoàn những Đội
viên ưu tú, phân công Đội viên phụ trách sao nhi đồng. Vì vậy một liên Đội được đánh giá là xuất sắc hay
yếu kém phụ thuộc nhiều vào việc chỉ huy điều hành của BCH liên Đội và đặc biệt là sự điều hành của
BCH chi Đội. Vì lẽ đó việc bồi dưỡng BCH chi Đội là yếu tố quan trọng và vô cùng cấp thiết. Đó chính là lý
do tôi lựa chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm bồi dưỡng thường xuyên Ban chỉ huy chi Đội trong
trường tiểu học".

ii. Mục đích nghiên cứu:
Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng
sản Việt Nam sáng lập, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách.

Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đội TNTP Hồ Chí Minh thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, có sự hướng dẫn của phụ
trách Đội, Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu cho đội viên, giúp đỡ
đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác
Hồ Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình
giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em phát triển toàn diện. Vì vậy việc bồi dưỡng BCH chi Đội là vô
cùng quan trọng và cần thiết.
Đề tài "Một số kinh nghiệm bồi dưỡng thường xuyên Ban chỉ huy chi Đội trong trường
tiểu học" giúp:
- Tìm ra nội dung, phương pháp bồi dưỡng BCH chi Đội đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp
với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương.
- Vận dụng những bài học lý luận để xây dựng được đội ngũ BCH chi Đội có đủ phẩm chất của
người Đội viên, có hiểu biết về Đội, có khả năng điều hành hoạt động Đội, nhanh nhẹn, chủ động, sáng
tạo, có trách nhiệm trong công việc được giao, giúp cho hoạt động của Đội ngày một phát triển cả về bề
rộng và chiều sâu.

iii. Đối tượng nghiên cứu:
Đây là đề tài "Một số kinh nghiệm bồi dưỡng thường xuyên Ban chỉ huy chi Đội trong
trường tiểu học" nên tôi tập trung nghiên cứu các Ban chỉ huy chi Đội thuộc liên Đội trường tiểu học Cát
Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.

iv. Nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài này tập trung nghiên cứu về nội dung bồi dưỡng thường xuyên BCH chi Đội và đưa ra một
số phương pháp, hình thức phù hợp trong việc bồi dưỡng BCH chi Đội.

v. Phạm vi đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu việc bồi dưỡng BCH chi Đội, có nghĩa đối tượng nghiên cứu là BCH
chi Đội của liên Đội (từ lớp 3 đến lớp 5).


vi. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp quan sát:
Là phương pháp thu thập thông tin về các em thuộc BCH chi Đội từ lớp 3 đến lớp 5 bằng cách tri
giác trực tiếp các nhân tố khác có liên quan.
2. Phương pháp điều tra:
Là phương pháp thu thập các sự kiện trên cơ sở sự trả lời bằng văn bản của các em Đội viên về
việc tham gia công tác Đội qua sự hướng dẫn của BCH chi Đội.
3. Phương pháp tổng hợp tài liệu:
Là phương pháp tìm hiểu những người đi trước đã liên quan đến đề tài như thế nào? Đã giải
quyết như thế nào? Liên quan đến đâu
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Là phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn tại trường, đem lý luận phân tích kinh nghiệm của
thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận những bài học thành công và thất bại, những phát
hiện mới và phát triển hoàn thiện.
B. Nội dung nghiên cứu

i. Cơ sở lý luận:
Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng
sản Việt Nam sáng lập, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách.
Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu cho Đội viên, giúp đỡ Đội
viên phát triển mọi khả năng trong học tập và trong hoạt động Đội, thực hiện quyền và bổn phận theo
luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Mục đích của hoạt động Đội luôn bám sát mục tiêu đào tạo con người
mới xã hội chủ nghĩa, con người phát triển toàn diện. Mục đích hoạt động của Đội cũng thống nhất với
mục tiêu giáo dục của nhà trường tiểu học. Chính vì thế, tổ chức Đội phải cùng với nhà trường và các lực
lượng giáo dục khác kết hợp một cách chặt chẽ để giáo dục các em ở cả trường học, trên địa bàn dân cư,
trong giờ học và ngoài giờ học.
Đội TNTP Hồ Chí Minh hoạt động có tính chất đặc trưng đáp ứng nhu cầu của lứa tuổi và đảm
bảo các nguyên tắc giáo dục trẻ em. Trong điều 5 chương II điều lệ Đội ghi rõ "Đội tổ chức theo nguyên

tắc tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của phụ trách Đội". Cũng vì lẽ đó mà Đội TNTP Hồ Chí Minh có
một lực lượng cán bộ Đội rất quan trọng, đó là BCH Đội - BCH liên Đội và đặc biệt là BCH chi Đội.
BCH Đội là đại diện cho số đông Đội viên trực tiếp chỉ huy điều hành các hoạt động của Đội thực
hiện các mục tiêu giáo dục Đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và mục tiêu trước
mắt là trở thành Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
BCH luôn là cánh tay đắc lực của Tổng phụ trách và là đơn vị trực tiếp biến nghị quyết của liên
Đội trong mọi hoạt động của trường. Như vậy BCH chi Đội có giỏi, có năng lực thì công việc của Tổng phụ
trách sẽ đỡ vất vả hơn, các em cũng sẽ phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình.
Vì vậy việc bồi dưỡng BCH chi Đội là việc vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nói cách khác, bồi
dưỡng BCH chi Đội là nâng cao những phẩm chất, những năng lực cần có của BCH chi Đội, phát huy được
sở trường, tư chất của BCH chi Đội. Bồi dưỡng chi Đội tốt thì hoạt động Đội ở trường sẽ diễn ra sôi nổi
hơn, lôi cuốn nhiều em Đội viên tham gia. Đồng thời việc bồi dưỡng này phải diễn ra thường xuyên và
liên tục bởi các em còn rất nhỏ (từ 9 đến 11 tuổi) nên việc lĩnh hội có thể rất nhanh nhưng cũng sẽ rất
chóng quên nếu như không được thường xuyên nhắc đến.
Công tác bồi dưỡng BCH là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên
nhẫn bền bỉ. Quá trình bồi dưỡng BCH đòi hỏi phụ trách vừa làm vừa trau dồi, tích lũy kinh nghiệm đóng
góp cho khoa học công tác Đội.
Vậy một liên Đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do BCH chi Đội đã luôn được bồi dưỡng
thường xuyên và hoạt động có hiệu quả.

ii. Cơ sở thực tiễn:
Trường tiểu học Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội nằm trên mặt phố Cát Linh thuộc hai phường
Cát Linh và Quốc Tử Giám. Do vậy phần đông các em là con công nhân, con gia đình kinh doanh. Các em
phần lớn đều dễ bảo, có phần mạnh dạn và nhiệt tình trong hoạt động Đội.
Trường luôn đạt trường tiên tiến cấp quận. BGH nhà trường, Hội cha mẹ học sinh, Ban chăm sóc
thiếu nhi thuộc hai phường Cát Linh và Quốc Tử Giám, các giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm giúp đỡ hoạt
động Đội đạt kết quả.
Qua 6 năm làm Tổng phụ trách tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng
như tìm hiểu về tư liệu hoạt động Đội. Đặc biệt làm thế nào cho đội ngũ BCH Đội hoạt động có hiệu quả
và có kinh nghiệm để luôn giữ vững danh hiệu: "liên Đội mạnh cấp thành phố".

Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Đội quận, trường Đội Lê Duẩn, của các anh, chị đã từng nhiều năm
làm Tổng phụ trách, tôi đã phần nào thực hiện tốt công tác Tổng phụ trách và học hỏi được nhiều kinh
nghiệm quý báu. Do vậy trong năm học vừa qua, công việc bồi dưỡng BCH chi Đội đã đạt kết quả rõ rệt.

iii. Các biện pháp bồi dưỡng bch chi Đội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đội tntp hồ chí minh:
Bồi dưỡng BCH là việc làm thường xuyên và quan trọng không thể thiếu được của phụ trách. Bồi
dưỡng BCH là yếu tố quyết định sự thành công của phong trào Đội.
Bồi dưỡng BCH là nâng cao và phát huy những mặt mạnh sẵn có của các em, đồng thời khơi dậy
niềm tiềm năng còn tiềm ẩn trong các em, giúp các em vươn tới những phẩm chất năng lực cần có của
người chỉ huy.
1. Nội dung bồi dưỡng:
* Bồi dưỡng phương pháp công tác của BCH:
- Cách ghi chép biên bản, thực hiện các sổ sách của Đội, dự thảo nghị quyết, báo cáo thi đua,
báo cáo tổng kết, thành tích, đăng ký thi đua, biên bản nghị quyết Đại hội Đội, lời điều khiển của chương
trình hoạt động Đội, sinh hoạt sao nhi đồng dựa vào kế hoạch của Tổng phụ trách.
- Phương pháp tổ chức họp BCH Đội.
- Phương pháp xây dựng kế hoạch (theo chủ đề, kế hoạch tháng, kế hoạch thi đua).
- Phương pháp tổ chức và điều khiển sinh hoạt Đội, các hoạt động tập thể (sinh hoạt các cấp cán
bộ Đội, đại hội Đội ).
- Phương pháp chỉ đạo và tổng kết kinh nghiệm.
* Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của BCH:
- Các thủ tục nghi lễ của Đội và phương pháp tổ chức: (lễ kết nạp Đội viên, lễ trưởng thành, lễ
phát động chủ đề, sinh hoạt Đội ).
- Sinh hoạt Đội: Bằng hình thức thi đua sôi nổi hấp dẫn giáo dục Đội viên theo mục tiêu của Đội.
Sinh hoạt Đội có nhiều hình thức như: sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề,
sinh hoạt bất thường, sinh hoạt vui chơi có thể bồi dưỡng các kỹ năng như:
+ Cách tập hợp điều khiển buổi sinh hoạt Đội.
+ Cách điều khiển, tổ chức và hướng dẫn sao cho đơn vị thực hiện tốt nội dung chương trình đề
ra.
+ Cách hướng dẫn đơn vị hoạt động vui chơi, văn nghệ tập thể.

+ Cách nhận xét, đánh giá.
- Đại hội Đội: Là cuộc sinh hoạt Đội nhằm phát huy quyền dân chủ, tự quản để lựa chọn BCH và
xây dựng nghị quyết của Đội.
Đại hội Đội mỗi năm một lần đối với liên Đội cũng như chi Đội. Cần bồi dưỡng về các nội dung:
+ Điều khiển nghi lễ thủ tục: tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chào cờ, giới thiệu chủ tịch Đoàn
điều khiển Đại hội.
+ Điều khiển Đại hội: (viết báo cáo tổng kết và phương hướng công tác Đội, hướng dẫn Đội viên
thảo luận, bầu BCH Đội, thông qua nghị quyết Đại hội).
+ Tổ chức các hoạt động chào mừng (văn nghệ, trò chơi, thi báo tường ).
- Hoạt động lớn của Đội: là những nội dung sinh hoạt mang màu sắc của Đội, được diễn ra trong
thời gian dài như: Phát động chủ đề, hoạt động thi đua
Mục đích: Tập hợp Đội viên, tạo phong trào thi đua cho Đội viên rèn luyện theo chủ đề: Có thể
bồi dưỡng những nội dung sau:
+ Công tác chuẩn bị cho hoạt động: Họp BCH, định hướng nội dung và cơ sở vật chất phục vụ
hoạt động, phổ biến nội dung hoạt động, phân công nhiệm vụ tới từng người trong BCH.
+ Tổ chức hoạt động: Theo nội dung đã bàn, biết lựa chọn các hình thức cho phù hợp với nội
dung, biết huy động và phối hợp các Đội viên nòng cốt để tổ chức tốt hoạt động. Trong hoạt động, có
kiểm tra đánh giá.
+ Sơ kết, tổng kết nội dung hoạt động: Đánh giá rút kinh nghiệm việc tổ chức điều hành các
hoạt động, kết quả hoạt động
* Bồi dưỡng tác phong BCH:
- Bồi dưỡng theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công: Giúp các em thạo việc, hiểu người
trong hoạt động chuyên môn và hoạt động chung, có bản lĩnh trong giao tiếp và phối hợp với người khác.
- Bồi dưỡng khả năng tổ chức và quản lý một cách toàn diện, khoa học.
- Bồi dưỡng BCH trở thành những cán bộ Đội mẫu mực, có kỹ năng nghiệp vụ, có uy tín trong
tập thể.
* Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội:
- Nghi thức và phương pháp hướng dẫn nghi thức.
- Các phương pháp tổ chức trò chơi, dạy hát, dạy múa, tổ chức trại, hoạt động xã hội, tham
quan

- Các bài hát, điệu múa, trò chơi (nút dây, dẫn đường, mật thư ).
Khi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội cần chú ý các loại hình cho phù hợp như:
- Tập luyện cho Đội nòng cốt.
- Thực hiện tập luyện chung.
- Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng hội thi
Tóm lại: Nội dung bồi dưỡng chỉ huy nhằm giúp các em thạo việc, biết tổ chức hoạt động theo
nhiệm vụ chuyên môn được phân công, có khả năng tổ chức quản lý hoạt động Đội một cách toàn diện,
khoa học và có bản lĩnh trong giao tiếp để trở thành một cán bộ mẫu mực có năng lực, uy tín.
2. Hình thức bồi dưỡng BCH:
a) Bồi dưỡng định kỳ:
Tổng phụ trách cần có kế hoạch định kỳ để bồi dưỡng BCH vào đầu năm học, giữa năm học và
cuối năm học.
- Đầu năm học: Cần tổ chức bồi dưỡng phương pháp cach tổ chức điều khiển Đại hội Đội các cấp,
phương pháp xây dựng, kế hoạch hoạt động, dự thảo nghị quyết, báo cáo, ghi chép sổ sách
- Giữa năm: Bồi dưỡng cho BCH kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội như nghi thức, múa hát, trò
chơi và phương pháp hướng dẫn tổ chức điều khiển sinh hoạt tập thể
- Cuối năm: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua, kiểm tra công nhận liên, chi Đội
mạnh
b) Bồi dưỡng thường xuyên:
Tổng phụ trách cần có chương trình bồi dưỡng BCH trong kế hoạch hoạt động của liên Đội ngay
từ đầu năm học, theo các nhiệm vụ liên quan tới chức năng chuyên môn của từng uỷ viên và của từng
cấp Đội. Xếp lịch bồi dưỡng thường xuyên theo tuần, tháng, học kỳ.
- BCH liên Đội: 2 đợt một học kỳ: Nội dung hoạt động, biện pháp tiến hành
- BCH chi Đội: 2 tháng một lần: Hướng dẫn nội dung yêu cầu cách tổ chức sinh hoạt Đội theo chủ
điểm, chuyên đề, định kỳ
c) Bồi dưỡng theo chuyên đề:
Có thể tổ chức bồi dưỡng theo nhiệm vụ của từng cấp chỉ huy hoặc BCH ở các khối lớp (lớp 4; lớp
5) nhằm trao đổi rút kinh nghiệm, tổ chức hoạt động giữa các khối lớp, tổ chức cho BCH tham quan dự
các giờ sinh hoạt hoặc hoạt động của các chi đội.
d) Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn:

Bằng các hoạt động chung của liên Đội, cần thu hút và phân công BCH các chi Đội tham gia như:
"Hội thi chi Đội trưởng giỏi", "Hội thi vẻ đẹp Đội viên", "Hội thi phụ trách Sao giỏi", "Hội trại, hội thi nghi
thức " Qua các hoạt động, với công việc được phân công, được tham gia quan sát, BCH tự rút ra nhiều
bài học thực tiễn quý giá.
3. Phương pháp bồi dưỡng BCH:
Công tác bồi dưỡng BCH chính là quá trình tổ chức học đi đôi với hành, do đó phải kết hợp nhiều
phương pháp bồi dưỡng khác nhau để đạt được mục tiêu, chất lượng BCH tại mỗi đơn vị. Có 2 phương pháp
chủ yếu sau:
a) Phương pháp mở lớp:
Lớp tập trung theo đợt ngắn ngày hay dài ngày (trong năm học hoặc trong dịp hè) cần chú ý:
- Chương trình cụ thể cho từng loại lớp, từng loại đối tượng.
- Tài liệu hướng dẫn cho các em học tập, Tổng phụ trách phải có phương pháp giảng dạy về công
tác Đội, tức là vừa dạy kiến thức, vừa hướng dẫn cách tổ chức thực hành để rèn kỹ năng công tác Đội
cho chỉ huy như: phương pháp trực quan, luyện tập, ghi nhớ.
- Các loại hình phù hợp với khả năng tổ chức của đơn vị: Lớp tập huấn sinh hoạt chủ đề, lớp bồi
dưỡng chuyên đề, lớp bồi dưỡng định kỳ
- Tổ chức lớp: Lên kế hoạch, xây dựng nội dung, chuẩn bị giáo viên phiên chế các lớp, tổ chức
kiểm tra đánh giá, tổng kết khen thưởng, rút kinh nghiệm
b) Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế:
Phương pháp này rất quan trọng, phong phú về nội dung và biện pháp thực hiện.
c) Bồi dưỡng qua các cuộc họp BCH:
- Họp định kỳ: Duy trì họp theo lịch quy định. Nội dung họp phải đảm bảo việc kiểm tra thực
hiện nghị quyết, đánh giá tình hình thi đua, bàn bạc nhiệm vụ thời gian tới và phân công nhiệm vụ tới
từng uỷ viên. Mỗi lần họp cần phải có ý kiến của phụ trách, hoặc Tổng phụ trách, các thành viên đều phải
có ý kiến tham gia.
- Họp giao ban cấp liên Đội: Nội dung để nắm bắt tình hình chỉ đạo thi đua chung của liên Đội,
chi Đội có ý kiến chỉ đạo và giải quyết của BCH liên Đội đối với những hoạt động lớn phải có ý kiến của
Tổng phụ trách và Ban giám hiệu.
Tổ chức các cuộc họp BCH, hội nghị nhằm giúp chỉ huy Đội rèn luyện năng lực tự quản và người
phụ trách có thể hiểu rõ trình độ nhận thức của các em để có điều kiện bồi dưỡng cụ thể hơn

d) Bồi dưỡng qua công tác thực tế:
- Giao nhiệm vụ đến từng uỷ viên trong BCH liên Đội, chi Đội, có hướng dẫn cụ thể để các em
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao song vẫn phải đảm bảo vừa sức, phù hợp với đối tượng.
- Tổng phụ trách có thể làm mẫu để các em rút kinh nghiệm từ việc sắp xếp lên kế hoạch đến
việc tổ chức thực hiện ở liên Đội mình hoặc liên Đội khác. Khi có hoạt động mới, có thể mời BCH cùng
tham gia.
- Kiểm tra kỹ năng, thao tác của BCH về cách điều hành, hướng dẫn tổ chức hoạt động bằng
cách giao nội dung hoạt động cho các BCH.
Bồi dưỡng qua công tác thực tế đòi hỏi Tổng phụ trách phải giúp các em biết vận dụng kiến thức
đã được hướng dẫn vào thực tiễn củadv. Do vậy có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng phụ trách với phụ
trách các chi Đội, cần có sự kết hợp giữa công tác bồi dưỡng của phụ trách với tự bồi dưỡng của BCH.
Bồi dưỡng cán bộ Đội có nhiều hình thức khác nhau như đã nói ở trên. Nhưng tôi xin đi sâu vào
việc nghiên cứu bồi dưỡng thường xuyên độingũ BCH chi Đội.
Việc bồi dưỡng thường xuyên giúp nắm được quy trình công tác của cả năm học, đồng thời nâng
cao chất lượng chỉ huy.
Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận được kế hoạch hoạt động Đội năm học 2003 - 2004 của Hội
đồng Đội thành phố và Hội đồng Đội Quận, tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch hoạt động Đội của liên Đội,
đồng thời lập kế hoạch bồi dưỡng theo 5 đợt thi đua.
* Đợt 1: Từ 5/9 - 15/10:
- Bồi dưỡng cách ghi chép văn bản, sổ sách Đội (báo cáo, sơ kết, biên bản, nghị quyết, chương
trình đại hội, sinh hoạt Đội )
- Bồi dưỡng cách xây dựng kế hoạch công tác Đội dựa vào kế hoạch của Tổng phụ trách.
- Bồi dưỡng cách tổ chức Đại hội chi Đội.
- Bồi dưỡng cách phát động, triển khai chương trình tự rèn luyện Đội viên.
* Đợt 2: Từ 16/10 - 20/11:
- Bồi dưỡng phương pháp hoạt động Đội theo tháng.
- Bồi dưỡng phát động thi đua theo chủ điểm: "Ngàn hoa dâng tặng thầy cô ".
- Bồi dưỡng cách tham gia công tác từ thiện: mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ đồng bào lũ lụt,
ủng hộ trẻ em khuyết tật, ủng hộ Điện Biên v v.
* Đợt 3: Từ 21/11 - 22/12:

- Bồi dưỡng sinh hoạt theo tháng.
- Bồi dưỡng sinh hoạt theo chủ điểm: "Tiếp bước cha anh - Xây dựng đất nước".
- Bồi dưỡng thực hiện công tác Trần Quốc Toản.
* Đợt 4: Từ 12/01 - 26/3:
- Bồi dưỡng sinh hoạt theo chủ điểm: "Mừng Đảng, mừng Xuân - Cùng tiến bước lên Đoàn ".
- Bồi dưỡng về kỹ năng nghi thức Đội.

- Tham gia công tác từ thiện nhân đạo: mua tăm ủng hộ người mù đợt 2, quyên góp sách,
truyện, quyên góp "quỹ tình thương"
* Đợt 5: Từ 27/3 - 19/5:
- Bồi dưỡng sinh hoạt Đội theo chủ điểm: "Mừng đất nước thống nhất - Mừng đội em trưởng
thành".
- Tổ chức sinh hoạt theo tháng.
- Tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 26/3, 7/5, 19/5.
- Tổ chức viết bài tìm hiểu” Âm vang Điện Biên”.
- Bồi dưỡng sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong năm học.
iv. Kết quả:
Sau khi đề ra kế hoạch tập trung bồi dưỡng BCH. Tôi xin phép trình bày một số trọng tâm của
từng đợt và kết quả hoạt động đạt được qua việc bồi dưỡng:
1. Đợt 1:
Chú trọng vào việc bồi dưỡng cách tổ chức Đại hội chi Đội.
Sau khi bước vào năm học mới, ngày 18/9/2003 tôi tiến hành cho 1 chi Đội làm Đại hội mẫu -
Chi đội Kim Đồng - Lớp 5G.
- Thành phần tham dự gồm: BCH chi Đội trong toàn Liên Đội, cô Tổng phụ trách, cô giáo chủ
nhiệm cùng toàn thể Đội viên lớp 5G.
- Công tác chuẩn bị:
+ Địa điểm: Tại phòng học lớp 5G.
+ Trang trí: Quốc kỳ, cờ Đội, ảnh Bác, khẩu hiệu, khăn trải bàn, lọhoa bàn Chủ tịch, bàn thư ký,
hòm phiếu
+ Đội viên ăn mặc đúng nghi thức.

+ Chuẩn bị báo cáo kết quả nhiệm kỳ 2002 – 2003; phương hướng hoạt động của năm 2002 -
2003.
- Diễn biến Đại hội:
+ BCH tập hợp Đội viên, kiểm tra sĩ số, tư thế, trang phục của Đội viên.
+ Khai mạc Đại hội: Lễ chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và công bố số lượng Đội viên
dự Đại hội.
+ Bầu Chủ tịch đoàn gồm 3 em và 1 thư ký Đại hội (đã dự kiến và đưa ra Đại hội biểu quyết).
+ Mời Chủ tịch Đoàn, thư ký lên bàn làm việc.
+ Chủ tịch Đoàn công bố chương trình và thời gian Đại hội. Đồng thời đọc báo cáo tổng kết công
tác trong nhiệm kỳ 2001 - 2002 và dự thảo chương trình công tác Đội nhiệm kỳ 2003 - 2004.
+ Các thành viên trong chi Đội tham gia góp ý kiến vào bản báo cáo và phương hướng cho
nhiệm kỳ tới.
+ Đại hội biểu quyết cho báo cáo và phương hướng nhiệm kỳ tới.
+ Bầu BCH chi Đội mới: Đề cử 7 em, bầu 5 em.
+ Bầu Ban kiểm phiếu: 3 em.
+ Trưởng ban kiểm phiếu đọc thể lệ và danh sách ứng cử (đã thông qua tại Đại hội trù bị) kiểm
tra hòm phiếu, phát phiếu bầu.
Các Đội viên chi Đội Kim Đồng cân nhắc lựa chọn BCH chi Đội mới rồi cho phiếu vào hòm. Trong
lúc chờ Ban kiểm phiếu làm việc Đại hội giải lao và tổ chức văn nghệ, chơi trò chơi.
+ Ban kiểm phiếu công bố kết quả, chọn 5 em có số phiếu cao nhất vào BCH chi Đội mới.
+ Tổng phụ trách phát biểu ý kiến và trao cấp hiệu.
+ BCH chi Đội mới ra mắt và nhận nhiệm vụ.
+ Chủ tịch Đoàn đánh giá kết quả Đại hội và tuyên bố bế mạc, chào cờ bế mạc.
* Kết quả đạt được:
- Đại hội chi Đội mẫu đã tạo được không khí trang nghiêm, giúp các Đội viên ý thức được sự long
trọng của một buổi Đại hội chi Đội, các em có thái độ nghiêm túc và tự hào khi đứng trong hàng ngũ Đội.
- Đại hội chi Đội mẫu đã giúp cho các BCH chi Đội khác có kinh nghiệm tổ chức Đại hội chi Đội
của mình, các em đã tự thiết kế thành công Đại hội chi Đội mình và 100% chi Đội đã hoàn thành tốt Đại
hội chi Đội (24/9/2003), sau khi tiến hành Đại hội Chi Đội đại trà, các em đã bầu ra cho chi Đội mình
một BCH có năng lực, phẩm chất tạo điều kiện cho Đại hội liên Đội thành công tốt đẹp (vào ngày

15/10/2003).
- Đối với chương trình tự rèn luyện Đội viên: Sau khi toạ đàm và tìm hiểu thế nào là chương trình
rèn luyện Đội viên và cách triển khai chương trình rèn luyện Đội viên giữa Tổng phụ trách, BCH liên Đội,
chi Đội, phụ trách Sao: Tổng phụ trách sẽ triển khai chương trình tự rèn luyện Đội viên tới các em thuộc
BCH liên Đội, chi Đội và Đội viên, thiếu niên Nhi đồng bằng văn bản. BCH liên Đội, chi Đội triển khai, nêu
cách thực hiện( theo nhóm). Còn các em nhi đồng được các anh chị phụ trách Sao hướng dẫn. Kết quả
99% Đội viên thiếu niên, nhi đồng của liên Đội tiểu học Cát Linh đạt danh hiệu “ Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”.
- Đối với việc lập kế hoạch công tác Đội, cách ghi chép sổ sách, ghi báo cáo Tổng phụ trách
đưa ra kế hoạch công tác của liên Đội, sau đó hướng dẫn các em lập kế hoạch của chi Đội từng đợt, sau
mỗi đợt đều có tổng kết - ghi báo cáo
2. Đợt 2:
Tập trung bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của BCH chi Đội về cách phát động thi đua theo
chủ điểm "ngàn hoa dâng tặng thầy cô".
Kết thúc đợt 1 vào đầu tháng, tôi hướng dẫn các BCH chi Đội lên kế hoạch cụ thể phát động thi
đua, BCH sẽ phối hợp với Đội sao đỏ kiểm tra đánh giá các mặt hoạt động. Lễ phát động của liên Đội diễn
ra vào buổi chào cờ đầu tuần của đầu tháng 11.
Đối với từng chi Đội: Lễ phát động cũng sẽ diễn ra trong lớp ngay sau lễ phát động của cô Tổng
phụ trách. BCH chi Đội sẽ lên kế hoạch thi đua giữa các phân Đội (các phân Đội trưởng sẽ chấm chéo).
Cuối mỗi tuần tổng kết một lần. Cuối đợt thi đua sẽ tổng kết và khen thưởng.
Với hình thức phát động thi đua theo chủ đề điểm như thế này đã tạo ra sự thi đua sôi nổi giữa
các phân, các chi Đội. Các em biết được ý nghĩa của việc mình làm và cùng nhau phấn đấu vươn lên
trong học tập tốt hơn, rèn luyện ý thức tốt hơn.
Mặt khác BCH chi Đội cũng học tập được cách phát động thi đua theo những chủ điểm khác
nhau, biết cách đánh giá, cho điểm sao cho công bằng, tạo không khí thi đua sôi nổi chứ không ganh
đua, ganh tị lẫn nhau.
Đối với các chi Đội, hàng tháng việc sinh hoạt chi Đội là điều không thể thiếu bởi đâu là buổi các
em tổng kết công tác từng tháng, đưa ra phương hướng tháng tới, các em được chơi các trò chơi, biểu
diễn văn nghệ Tôi đã tổ chức một buổi sinh hoạt chi Đội mẫu tại chi Đội Võ Thị Sáu - Lớp 4G. Thành
phần tham dự là toàn bộ BCH liên Đội - chi Đội.
Qua buổi sinh hoạt này các em sẽ hình dung được thế nào là một buổi sinh hoạt chi Đội. Các em

sẽ về chi Đội mình lập kế hoạch, viết chương trình và tổ chức buổi sinh hoạt chi Đội mình được tốt hơn.
Đối với công tác từ thiện: Sau khi cô Tổng phụ trách phát động trên toàn liên Đội, BCH chi Đội về
chi Đội mình phát động, triển khai kế hoạch thực hiện. Trong năm học 2003 - 2004 toàn liên Đội tiểu học
Cát Linh đã thực hiện tốt công tác từ thiện với những kết quả sau:
- Quyên góp quỹ tình thương : 5.115.000 đ
- Mua tăm ủng hộ người mù : 5.800 gói
- ủng hộ h/s khuyết tật Hà Nội, h/s Điện Biên : 3.264.000đ
- Tặng quà cho 6 học sinh con thương binh : 300.000 đ
- Tặng quà cho 38 học sinh có hoàn cảnh khó khăn : 1.114.000 đ
- ủng hộ quần, áo cho h/s các tỉnh Biên Giới : 863 bộ
- Tặng vở cho h/s Điện Biên : 1.200 q
- Thu giấy loại lấy quỹ ủng hộ Điện Biên : 1.238.000đ
3. Đợt 3:
Tập trung bồi dưỡng sinh hoạt Đội theo chủ điểm "Tiếp bước cha anh - Xây dựng đất nước".
Mục đích: Thu hút Đội viên trong chi Đội tham gia, giáo dục Đội viên theo điều lệ nghi thức Đội,
các em vừa học tập vừa được vui chơi giải trí. Buổi sinh hoạt diễn ra trong một tiết học.
- Chuẩn bị: ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc, cờ Đội, lọ hoa.
- Diễn biến:
+ Tập trung, kiểm tra quân số
+ Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Sơ kết thi đua khen thưởng.
+ Phổ biến công tác mới, thảo luận góp ý.
+ Phụ trách dặn dò.
+ Trò chơi hái hoa dân chủ (tìm hiểu về lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam).
+ Văn nghệ.
+ Bế mạc.
- Kết quả việc bồi dưỡng cho BCH về tổ chức sinh hoạt Đội theo chủ điểm, BCH chi Đội đã áp
dụng tốt vào chi Đội mình, các em đều hứng thú tham gia những buổi sinh hoạt chi Đội, vì nó phát huy
quyền dân chủ của Đội viên, các em vui chơi giải lao sau những giờ học căng thẳng.
Đối với công tác Trần Quốc Toản: Việc thực hiện tốt công tác này đồng nghĩa với việc toàn liên

Đội thực hiện tốt việc thu nhặt giấy vụn. Sau khi phát động tại liên Đội và chi Đội, toàn liên Đội hào
hứng, sôi nổi tham gia công tác này. Kết quả toàn liên Đội thu được 1.307 kg với số tiền: 1.794.000 đ.
4. Đợt 4:
Bồi dưỡng phát động thi đua "Mừng Đảng mừng xuân - Cùng tiến bước lên Đoàn".
Vào đầu đợt thi đua thứ 4, tôi họp BCH liên Đội, đề ra kế hoạch của đợt 4. Sau khi Tổng phụ
trách phát động tại liên Đội vào lễ chào cờ đầu tuần tháng 2. Các chi Đội về triển khai thi đua giữa các
phân Đội (phân Đội trưởng chấm chéo). Cuối mỗi tuần sơ kết một lần. Cuối đợt báo cáo tổng kết, khen
thưởng.
Điều này tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các phân Đội, các chi Đội. Qua đây các em phấn đấu
rèn luyện tốt hơn về mọi mặt.
Đối với các buổi sinh hoạt chi Đội, Tổng phụ trách họp BCH chi Đội, liên Đội triển khai kế hoạch
tháng tới. Các em thuộc BCH chi Đội về triển khai kế hoạch, xây dựng chương trình, tổ chức tốt buổi sinh
hoạt chi Đội. Các em sẽ hào hứng và thích thích với mỗi buổi sinh hoạt chi Đội.
Bồi dưỡng về kỹ năng nghi thức Đội cho BCH, hướng dẫn cách tập trung Đội viên nhanh gọn,
thực hiện tốt các thao tác chỉ huy, thành thạo nghi thức Đội, các yêu cầu về chào cờ, hát Quốc ca, Đội
ca, hô đáp khẩu hiệu để điều chỉnh các Đội viên trong chi Đội.
Qua đợt bồi dưỡng này BCH chi Đội đã củng cố được kỹ năng chỉ huy nghi thức của Đội phục vụ
các buổi lễ diễu hành, kỷ niệm, sinh hoạt truyền thống thật trang nghiêm đúng nghi lễ và mang tính
đặc thù riêng của Đội.
5. Đợt 5:
Bồi dưỡng phát động chủ điểm tháng "Mừng đất nước thống nhất - Mừng Đội em trưởng thành".
Mục đích: Thu hút Đội viên trong chi Đội tham gia, giáo dục Đội viên về truyền thống đấu tranh
anh dũng của cha ông ta thông qua chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, truyền thống của Đội, tìm hiểu về
cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu, các em vừa học tập vừa được vui chơi giải trí. Buổi sinh hoạt
diễn ra trong một tiết học.( VD: Sinh hoạt theo chủ điểm: “Hướng về Điện Biên thân yêu”).
- Chuẩn bị: ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc, cờ Đội, lọ hoa.
- Diễn biến:
+ Tập trung, kiểm tra quân số
+ Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Sơ kết thi đua khen thưởng.

+ Phổ biến công tác mới, thảo luận góp ý.
+ Phụ trách dặn dò.
+ Trò chơi hái hoa dân chủ (tìm hiểu về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ).
+ Văn nghệ.
+ Bế mạc.
Cuối mỗi năm học, BCH chi Đội phải nghe đánh giá, sơ kết kết quả đạt được của chi Đội mình
trong năm học do vậy việc bồi dưỡng cách sơ tổng kết, đánh giá đúng với thực tế cho BCH chi Đội là điều
vô cùng quan trọng.
Việc tổng kết đánh giá kết quả đã giúp các em thấy được thành quả của chi Đội mình, đồng thời
thấy được những thiếu sót để có những kinh nghiệm hoạt động tích cực hơn giúp phong trào của chi Đội
phát triển mạnh hơn ở nhiệm kỳ sau.
* Đánh giá chung:
Sau khi BCH chi Đội được bồi dưỡng về kỹ năng công tác Đội, qua những hoạt động cụ thể, qua
sự đánh giá kết quả của từng đợt được rút kinh nghiệm các em đã từng bước nâng cao khả năng điều
hành hoạt động Đội, nhanh nhẹn hơn, chủ động hơn, có nhiều sáng tạo hơn, đặc biệt là có trách nhiệm,
hoàn thành tốt công việc được giao giúp cho hoạt động của liên Đội ngày một phát triển.
Tôi đã điều tra hơn 600 Đội viên của liên Đội và thấy rằng 100% các em đã có ý thức thực hiện
tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động Đội qua sự hướng dẫn, điều hành của BCH chi Đội.
Trong năm học 2003 - 2004 vừa qua liên Đội tiểu học Cát Linh tiếp tục được xét là liên Đội mạnh
cấp thành phố, 2/10 chi Đội được công nhận là chi Đội mạnh cấp Quận và cấp Thành phố.
C. Kết luận - kiến nghị

i. Kết luận:
1. Hoạt động Đội là hoạt động chính trị xã hội đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Công tác
bồi dưỡng BCH, đặc biệt là BCH chi Đội là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách
phải kiên nhẫn, bền bỉ, phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có điều kiện lao động hợp lý, thuận lợi.
Đồng thời trong quá trình làm việc nên vừa trau dồi vừa tích luỹ kinh nghiệm để đóng góp khoa học trong
công tác Đội. Hoạt động Đội là hoạt động của chính các em, vì vậy các em phải là những người tổ chức,
điều hành hoạt động. Do vậy cần xây dựng một đội ngũ cán bộ Đội thật vững vàng.
Việc bồi dưỡng BCH chi Đội giúp các em thạo việc, biết tổ chức, quản lý hoạt động là yêu cầu cần

thiết. Đặc biệt nó sẽ thúc đẩy phong trào thiếu nhi của các trường lên cao, từng bước khẳng định vị trí,
vai trò của Đội trong nhà trường là vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Bản thân các em trong
BCH các chi Đội khi được bồi dưỡng các em ngày càng có thêm hiểu biết về Đội, thấm nhuần tư tưởng
của Đảng đối với hoạt động Đội trong trường học, phát huy được tiềm năng sẵn có sự năng động, sáng
tạo của các em. Qua đó các em thấy được vị trí của mình mà phấn đấu hết sức mình để góp phần thúc
đẩy hoạt động Đội được lên cao. Đồng thời các em cũng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về phương pháp
chỉ huy, quản lý điều hành công việc của một cán bộ Đội, giúp các em sau này sẽ có một vị trí ở những
tầm cao hơn phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc.
Mặt khác qua quá trình bồi dưỡng, người Tổng phụ trách cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm
trong việc quản lý và bồi dưỡng BCH chi Đội. Đồng thời cũng tìm ra được một cách khoa học nhất phương
pháp bồi dưỡng cán bộ Đội, tiếp thu được những phương pháp mới, cách quản lý mới trong công tác bồi
dưỡng BCH chi Đội.
2. Qua thực tế của việc bồi dưỡng BCH chi Đội và kết quả của hoạt động Đội ở cơ sở, tôi đã rút
ra được bài học kinh nghiệm là:
- Muốn có một BCH chi Đội có năng lực trước tiên phải lựa chọn thật tốt đội ngũ BCH chi Đội. Có
như vậy mới tìm ra được người tài giỏi, có năng lực làm cánh tay đắc lực cho Tổng phụ trách, điều hành
tốt các hoạt động của Đội.
- Phải luôn luôn bồi dưỡng thường xuyên kỹ năng công tác cho cán bộ Đội, phải theo dõi thường
xuyên để đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm phần làm được và chưa làm được để không ngừng cải tiến
đổi mới, làm cho phong trào Đội ngày càng phát triển hơn.
- Đây là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp cho phong trào Đội được nâng cao về
mọi mặt.
- Người Tổng phụ trách ngay từ đầu năm học phải có một chương trình thật cụ thể, chi tiết trong
việc điều hành các hoạt động Đội. Với mỗi hoạt động lớn phải có kế hoạch phân công cụ thể nhiệm vụ
cho các BCH chi Đội. Nhiệm vụ này phải phù hợp với khả năng để phát huy được các tố chất, tài năng
tiềm ẩn của các em.
Qua việc nhìn nhận đánh giá kết quả của các hoạt động trong nhà trường, tôi nhận thấy rằng
nhờ hoạt động Đội mà phong trào học tập ngày càng lên cao, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt
các nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục.


ii. kiến nghị:
Qua thực tế hoạt động của liên Đội. Tôi xin có một số kiến nghị sau:
1. Đối với trường Đội - nơi bồi dưỡng cán bộ Đội: Nên có tài liệu hướng dẫn cho công tác bồi
dưỡng thường xuyên, phù hợp với điều kiện thời gian và thực tế tại các cơ sở.
2. Đối với Hội đồng Đội các cấp cần phải phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, mở lớp đào
tạo và hướng dẫn BCH chi Đội có tính chất quy mô, tạo điều kiện giúp đỡ, nâng cao nghiệp vụ cho Tổng
phụ trách. Đồng thời nên tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các Tổng phụ trách của
các Quận, Huyện để Tổng phụ trách có điều kiện học hỏi và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.
3. Đối với nhà trường: BGH nhà trường phải đặc biệt quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về
phương tiện, cơ sở vật chất, kinh phí hơn nữa cho phong trào Đội ngày càng mạnh hơn và là một kế
hoạch trong các kế hoạch đặt ra của nhà trường.
Trên đây là một số kết quả đạt được cũng như chưa đạt được của tôi trong quá trình bồi dưỡng
xây dựng BCH chi Đội trong trường học. Tôi sẽ cố gắng hơn nữa trong việc bồi dưỡng để đạt được kết
quả cao hơn.
Và tôi cũng mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp để có
thể làm tốt hơn nữa trong việc thúc đẩy phong trào Đội ngày càng phát triển.

Hà nội, ngày 22 tháng 5 năm 2004
Người thực hiện



Đặng Thị Hằng


Tài liệu tham khảo

A
1. Người phụ trách thiếu nhi cần biết.
(NXB Thanh niên Hà Nội - 2001).

2. Hành trang người phụ trách thiếu nhi.
(Trường Cán bộ Đội Thành phố - NXB Hà Nội 1997).
3. Hành trang chi Đội trưởng.
(Trường Cán bộ Đội Thành phố - NXB Hà Nội 1993).
4. Công tác Đội TNTP và Nhi đồng Hồ Chí Minh.
(Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I - 1995).

×