Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 trường tiểu học đông hưng học tốt biện pháp tu từ so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.02 KB, 15 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, đứng trước xu thế hội nhập và phát triển của thế
giới, Đảng và Nhà nước ta không ngừng có những chính sách đổi mới về kinh tế,
văn hoá, xã hội ... và nền giáo dục nước nhà cũng không nằm ngoài guồng quay
đó.
Một trong những chính sách cải cách của giáo dục đó chính là thay đổi
chương trình sách giáo khoa, một số nội dung mới được đưa vào nhằm giúp các em
học sinh tiếp cận nhiều hơn với tri thức nhân loại, rèn kỹ năng thực hành, phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo... của học sinh, để đào tạo những con người phát
triển một cách toàn diện đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của khoa học - công
nghệ.
Trong chương trình Tiểu học, là một trong những phân môn mới của bộ
môn Tiếng Việt đã đưa vào chương trình đó là phân môn Luyện từ và câu. Phân
môn này không đơn thuần là kết quả của việc ghép hai phân môn của Từ ngữ và
Ngữ pháp (từ chương trình 365 tuần) mà nó có sự bổ sung rất nhiều kiến thức mới
nhằm mở rộng và làm giàu vốn từ cho học sinh từ đó giúp học sinh sử dụng câu, từ
một cách chính xác trong mọi hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Trong phân môn Luyện từ và câu, biện pháp tu từ so sánh là một nội dung
được đưa vào dạy ở lớp 3. Việc chương trình đưa nội dung so sánh vào đã đáp ứng
được yêu cầu và nhiệm vụ mới của môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học. Vì dạy
Tiếng Việt không chỉ đơn thuần là dạy tri thức mà quan trọng là dạy kĩ năng sử
dụng Tiếng Việt, là gắn bó chặt chẽ và hỗ trợ cho việc nói, viết của học sinh.
Nhưng trong thực tế ở Tiểu học hiện nay, việc dạy - học môn học này gặp rất nhiều
khó khăn. Vì đối với học sinh Tiểu học, vốn từ của các em còn rất hạn chế, cách tư
duy của các em còn cụ thể, trực quan chứ chưa có sự trừu tượng hóa hay khái quát
hoá.
Từ những lí do trên, bản thân tôi là một giáo viên Tiểu học đã trực tiếp
giảng dạy nhiều năm. Đứng trước thực trạng đó, tôi rất băn khoăn, trăn trở. Nên tôi
đã đúc rút kinh nghiệm có nội dung “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3
trường Tiểu học Đông Hưng học tốt biện pháp tu từ so sánh”


Qua sáng kiến này tôi mong muốn giúp các em học sinh lớp 3 có thêm kĩ
năng khi sử dụng các từ ngữ có hình ảnh so sánh trong học tập cũng như giao tiếp,
góp phần làm giàu thêm vốn từ, giúp cho lời nói, câu văn thêm sinh động, gây
hứng thú cho người đọc, người nghe và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức dạy học để giúp học
sinh lớp 3 học tốt biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 3D trường Tiểu học Đông Hưng, năm học 2016-2017.


1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp luyện đọc thuộc lòng
- Phương pháp trao đổi, thảo luận
- Phương pháp trò chơi


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Đối với người Việt Nam phép so sánh là cách nói quen thuộc không xa lạ.
Ngay từ khi còn nằm trong vành nôi các em đã được nghe bà, nghe mẹ ru những câu
ca dao, tục ngữ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Hoặc các cách nói ví von trong những câu chuyện cổ tích: Ví dụ: Khi miêu
tả vẻ đẹp ngoại hình của nàng Bạch Tuyết: Tóc đen như gỗ mun, da trắng như

tuyết, môi đỏ như son….
Đến khi biết nói, biết hát các em lại được hát: Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo,
khi tới trường cô giáo như mẹ hiền…
Đến tuổi đi học, ngay từ lớp 1các em đã được tiếp xúc với các bài văn, bài
thơ có phép so sánh như bài: Trăng của mỗi người.
Mẹ bảo: Trăng như lưỡi liềm
Ông rằng: Trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn: Như hạt cau phơi
Cháu cười: Quả chuối vàng tươi ngoài vườn
(Lê Hồng Thiện)
Lên lớp 2 các em đã được làm quen với phép so sánh qua các bài tập dạng như:
Bài 2: (SGK Tiếng Việt lớp 2 - Tập 2 - Trang 36) Hãy chọn tên loài chim thích
hợp điền vào mỗi chỗ trống dưới đây:
a. Đen như....
c. Nhanh như.....
d. Nói như.....
b. Hôi như.....
(vẹt, quạ, khướu, cú, cắt)
Bài 2: (SGK Tiếng Việt lớp 2 - Tập 2 - Trang 55) Hãy chọn tên con vật thích hợp
với mỗi chỗ trống dưới đây:
a. Dữ như....
c. Khỏe như.....
d. Nhát như.....
b. Nhanh như.....
(thỏ, voi, hổ, sóc)
Như vậy: Biện pháp tu từ so sánh đã được học sinh tiếp thu từ sớm và vận dụng
trong học tập, cuộc sống rất nhiều. Nhưng chỉ đến lớp 3 cách nói này mới được gọi
tên là “Biện pháp so sánh”
Biện pháp so sánh được dạy ở lớp 3 với yêu cầu chuẩn kiến thức như sau:
- Tìm được những hình ảnh so sánh có trong các câu thơ, câu văn.

- Nhận biết được các từ chỉ sự so sánh. Nắm được 3 kiểu so sánh: So sánh
bằng, so sánh hơn, so sánh kém.
- Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
Qua tìm hiểu chương trình tôi thấy biện pháp tu từ so sánh được đưa vào
giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở phân môn: "Luyện từ và câu” gồm 8 bài ở các


tuần: Tuần 1, Tuần 3, Tuần 5, Tuần 7, Tuần 10, Tuần 12, Tuần 15 và tuần ôn tập 18.
Tôi tạm thời chia các bài tập về biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 gồm hai dạng nhỏ
là:
Dạng 1: Bài tập theo mẫu (bài tập nhận biết biện pháp tu từ so sánh)
Dạng 2: Bài tập sáng tạo (bài tập vận dụng biện pháp tu từ so sánh).
Cụ thể từng dạng được chia như sau:
* Đối với các bài tập dạng 1:
Ở dạng bài tập này sách giáo khoa không trực tiếp giới thiệu khái niệm so
sánh (với tư cách là một biện pháp tu từ) cho học sinh mà thông qua hàng loạt bài
tập, dần dần hình thành ở học sinh khái niệm này. Hình thức bài tập này thường là
nêu ngữ liệu (câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ ...) trong đó có sử dụng biện
pháp tu từ so sánh; yêu cầu học sinh chỉ ra các hình ảnh so sánh, các sự vật được
so sánh với nhau trong các ngữ liệu ấy. Dạng bài tập này chủ yếu là nhận biết các
sự vật so sánh với nhau thông qua bài tập. Dạng này chiếm phần lớn trong chương
trình. Nó được xây dựng trên 4 dạng bài như sau:
a) Dạng bài 1: So sánh: Sự vật - Sự vật.
b) Dạng bài 2: So sánh: Sự vật - Con người.
c) Dạng bài 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động.
d) Dạng bài 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh.
* Đối với các bài tập dạng 2:
Mục tiêu của dạng bài tập này là giúp học sinh biết cách vận dụng biện pháp
tu từ so sánh. Dạng bài tập này có tính tư duy, sáng tạo cao hơn, tuy nhiên dạng bài
tập này trong sách giáo khoa rất ít. Nó tập trung ỏ cuối học kì 1 chỉ gồm có 2 bài

tập:
a) Dạng bài 1: Nhìn tranh đặt câu
b) Dạng bài 2: Dạng bài tập điền từ ngữ.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở lớp 3 tôi thấy thực trạng về phía giáo
viên và học sinh trường Tiểu học Đông Hưng như sau:
1. Về phía giáo viên:
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, cơ bản giáo viên dạy theo sách giáo viên
mà không có sự gia công đầu tư thêm. Trong khi dạy, giáo viên chưa có ý thức tích
hợp giữa phân môn Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm văn và các phân môn khác.
Mà cái đích của việc đưa vào dạy biện pháp so sánh trong phân môn Luyện từ và
câu không phải chỉ đơn thuần là dạy để giúp cho học sinh nhận diện được biện
pháp so sánh, mà là học sinh phải biết vận dụng những điều đã học vào trong cuộc
sống hàng ngày cũng như khi nói và viết văn. Vì vậy, học sinh học xong thường
không biết và không có ý thức vận dụng nó trong khi nói và viết, nhất là trong khi
tạo lập văn bản .
2. Về phía học sinh:


Trong năm học 2016 - 2017, ngay khi mới nhận lớp tôi đã tiến hành tìm hiểu
thực trạng của lớp 3D do tôi chủ nhiệm như sau:
- Tổng số học sinh: 30 em
- Kết quả thu được sau khi dạy xong tiết Luyện từ và câu + tiết Tập làm văn
- Tuần 3 như sau:
Loại bài tập Bài tập nhận
diện (Nhận ra
hình ảnh so
sánh trong câu
văn, câu thơ)
Tỉ lệ học sinh

Số học sinh đạt
18 em
= 60%
Số học sinh
12 em
chưa đạt
= 40%

Bài tập vận
Bài tập sáng tạo
viết
dụng
(Tìm Nói, viết câu Nói,
hình ảnh so văn có hình đoạn văn có
sánh phù hợp ảnh so sánh hình ảnh so
sánh
với hình ảnh
cho trước)
12 em
5 em
4 em
= 40%
= 16,7%
= 13,3%
18 em
25 em
26 em
= 60%
= 83,3%
= 86,7%


Kết quả trên cho thấy còn nhiều em chưa nhận biết đúng biện pháp tu từ so
sánh, chưa nói đến kĩ năng dùng từ đặt câu có hình ảnh so sánh cũng rất hạn chế.
Và khi tôi điều tra các lớp khác trong khối 3 cũng được kết quả tương tự.
Trước thực trạng học sinh như vậy, tôi tìm hiểu thì thấy các em thường mắc các lỗi sau:
- Chưa nhận diện được hình ảnh so sánh nếu câu thơ, câu văn đó không
chứa từ so sánh “như”:
Trường Sơn - chí lớn ông cha,
Cửu Long - lòng mẹ bao la sóng trào.
(Tiếng Việt lớp 3 - Tập 1 - Trang 43)
- Nhiều học sinh không chỉ được điểm giống nhau giữa các sự vật không
gần gũi với với học sinh:
Ngôi nhà như trẻ nhỏ,
Ông hiền như hạt gạo,
Bà hiền như suối trong,
- So sánh hình ảnh sự vật có đặc điểm không tương đồng.
- Nhầm trong câu có từ như, là, tựa, bằng ….có tác dụng không phải là từ
biểu thị sự so sánh:
+ Nhầm tác dụng của từ “là”:
Từ là có tác dụng giới thiệu:
Hay nói linh tinh
Là con liếu điếu …
Từ là có tác dụng nhận xét:
Bạn Hồng là học sinh giỏi nhất lớp.
+ Nhầm khi thấy trong câu có từ “bằng”:
Từ “bằng” có tác dụng chỉ phương tiện:
Voi uống nước bằng vòi.


+ Nhầm khi trong câu có từ “như” nhưng từ này chỉ sự liệt kê:

Nhà em trồng rất nhiều loại cây như: xoài, ổi mít, vú sữa … nhưng em chỉ
thích cây xoài.
Để khắc phục các khó khăn trên tôi đã mạnh dạn tìm tòi và tiến hành các
giải pháp như sau:
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Do đặc điểm của chương trình, cấu trúc sách giáo khoa và tình hình thực
trạng của học sinh như trên tôi xin đề xuất các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh tiếp cận thêm một số bài tập sáng tạo ở nhiều
dạng khác nhau về biện pháp so sánh vào các tiết tăng giờ (buổi chiều)
Do đặc thù của chương trình, học sinh Tiểu học được học 9 - 10 buổi / tuần,
nên mỗi tuần các em được học 2 tiết tăng giờ môn Tiếng Việt. Bên cạnh đó chương
trình mới theo chuẩn kiến thức kĩ năng thì biện pháp so sánh tu từ chỉ dừng lại ở
mức độ nhận biết là chủ yếu, vì thế nên khó phát huy nhiều tư duy sáng tạo của học
sinh, đặc biệt là học sinh có năng khiếu. Vì vậy nên tôi muốn để các em làm quen
dần với cách nói nghệ thuật, cách diễn đạt có hình ảnh, biểu cảm sinh động … và
mặt khác để tạo đà cho các em cảm thụ văn và viết văn miêu tả tốt hơn ở các lớp
tiếp theo. Do vậy tôi đã mạnh dạn đưa thêm một số bài tập với các dạng như sau
(chủ yếu là dạng 2 vào các tiết tăng giờ buổi chiều).
Tôi chia các bài tập theo các mức độ:
Mức độ 1: Tạo câu có hình ảnh so sánh phù hợp từ những cụm từ cho trước:
Với các hình thức như nối cụm từ ở hai cột, điền từ cho trước vào chỗ chấm...
Mức độ 2: Đặt câu có hình ảnh so sánh theo yêu cầu hoặc chủ đề cho trước
Mức độ 3: Viết đoạn văn có hình ảnh so sánh .
Khi dạy tôi đã vận dụng vào từng tiết cụ thể như sau:
1.1. Mức độ 1:
Tiết thực hành của tuần 1:
Sau khi học sinh học xong tiết Luyện từ và câu tuần 1, để khắc sâu được
kiến thức cho học sinh vào tiết tăng giờ tôi đã cho các em làm bài tập dạng như
sau:
Ví dụ: Nối từ ngữ ở bên trái với từ ngữ ở cột bên phải để tạo thành câu có dùng

phép so sánh:
a. Hình dáng đất nước ta
1. như chiếc ô xanh khổng lồ
b. Miệng bé cười tươi
2. như núi Thái Sơn
c. Tán cây xòe rộng
3. như hình chữ S
d. Công cha
4. như hoa mới nở
* Đối với bài tập dạng này tôi hướng dẫn học sinh qua các bước như sau:
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kĩ các ý ở cột bên trái và các ý ở cột bên phải tìm
những sự vật có những điểm tương đồng được so sánh với nhau.
- Bước 2: Sau đó lựa chọn và nối các ý với nhau sao cho phù hợp để tạo thành câu.


- Bước 3: Đọc lại các câu văn đó và giải thích sự lựa chọn của mình (đối với học
sinh có năng khiếu)
Ví dụ: Đọc các câu thơ sau:
a. Sương trắng viền quanh núi
b. Bà em ở làng quê
Như một chiếc khăn bông.
Lưng còng như dấu hỏi
Thanh Hào
Phạm Đông Hưng
1. Điền vào chỗ trống tên các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn thơ trên
a. .............................. so sánh với .....................................
b. ............................... so sánh với .....................................
2. Các sự vật này (trong từng cặp so sánh ) có điểm gì giống nhau?
* Đối với bài tập dạng này tôi hướng dẫn học sinh qua các bước như sau:
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kĩ các câu thơ, tìm những sự vật được so sánh với

nhau.
- Bước 2 : Chỉ ra sự giống nhau sự tương đồng giữa 2 sự vật ấy?
Thông thường thì câu 1 học sinh có thể tìm ngay được, nhưng đối với câu 2
học sinh có thể chưa chỉ ra được sự giống nhau giữa 2 sự vật ấy. Đến lúc này giáo
viên có thể hỏi học sinh:
? Điểm giống nhau giữa 2 sự vật trong từng câu thơ câu là gì?
Giáo viên chốt: Khi hai sự vật ấy có điểm giống nhau thì chúng ta mới có
thể đem ra để so sánh chúng với nhau.
Sau khi học sinh đã làm được các dạng bài như trên tôi áp dụng cho các em
làm bài tập dạng sau:
Tiết thực hành của tuần 3:
Ví dụ: Điền vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp để hoàn thành câu văn có dùng
phép so sánh:
a. Mặt trăng tròn như ............................................................
b. Ánh trăng vàng như ..........................................................
- Đến lúc này tôi có thể yêu cầu học sinh nêu ngay sự vật 2 (đối tượng đưa ra làm
chuẩn để so sánh) và yêu cầu học sinh giải thích luôn điểm giống nhau giữa 2 sự
vật ấy.
Tiết thực hành của tuần 5:
Sau khi các em học xong tiết Luyện từ và câu tuần 5: Các em đã nắm được
giữa 2 sự vật so sánh thường có từ chỉ so sánh: như, như là, bằng, giống như, tựa
như ... tôi đã tổ chức cho học sinh làm các bài tập dạng sau:
Ví dụ: Chọn từ so sánh trong ngoặc đơn để điền vào từng chỗ trống sao cho phù
hợp (như, bằng, giống như)
a. Bờ biển Cửa Tùng ...................... một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc
bạch kim của sóng biển.
(Theo Thụy Chương)
b. Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ ............................. một mầm cỏ non mới nhú.



(Theo Ngô Văn Phú)
* Đối với bài tập dạng này tôi hướng dẫn học sinh qua các bước như sau:
- Bước 1: Yêu cầu học sinh lựa chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm
mà khi đọc lên các em đều hiểu được nghĩa của câu đó.
- Bước 2: Giáo viên có thể yêu cầu một số học sinh có năng khiếu giải thích sự lựa
chọn của mình trước lớp.
Hết mức độ 1 tôi chốt lại: Phép so sánh thường có cấu trúc dạng :
Đối tượng được so sánh + từ dùng so sánh + đối tượng đưa ra làm chuẩn để so
sánh
Sự vật (Đặc điểm) 1 + Các từ như, là, tựa + Sự vật (Đặc điểm) 2
Đến đây chúng ta vẫn phải lưu ý học sinh: Trong thực tế, các em có thể gặp
một số cấu trúc so sánh không đầy đủ như:
- Vắng đối tượng được so sánh : Ví dụ: Đẹp như tiên
- Vắng từ dùng để so sánh: Ví dụ: Trường Sơn - chí lớn ông cha
Vì vậy, tùy từng tình huống cụ thể trong câu văn, câu thơ ... các em lựa chọn
sao cho phù hợp. Nhưng bất kỳ tình huống nào thì câu văn, câu thơ đó cũng có đối
tượng đưa ra làm chuẩn để so sánh và giữa sự vật 1 và sự 2 bao giờ cũng có điểm
gần giống nhau.
1.2. Mức độ 2:
Tiết thực hành của tuần 7:
Sau khi các em học xong tiết Luyện từ và câu tuần 7 tôi đã tổ chức cho học
sinh làm các bài tập dạng như sau:
Ví dụ: Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động gợi cảm bằng cách sử dụng
các hình ảnh so sánh:
a. Mặt trời mới mọc đỏ ối.
b. Con sông quê em quanh co, uốn khúc.
Đối với dạng bài tập này, tôi đã yêu cầu học sinh làm như sau:
Từ nội dung của các câu văn cho sẵn, em hãy liên tưởng, tưởng tượng, tìm các
hình ảnh so sánh tương đồng, để tạo ra câu văn sinh động gợi cảm.
Chẳng hạn: a. Mặt trời mới mọc như một quả cầu lửa đỏ ối.

b. Con sông quê em quanh co, uốn khúc như một con trăn lớn đang
trườn về phía biển.
Ví dụ: a. Gạch dưới những từ ngữ chỉ các sự vật được so sánh với nhau trong mỗi
câu dưới đây:
Ai nặn nên hình
Khế chia năm cánh
.
Khế chín đầy cây
Vàng treo lóng lánh
( Phạm Hổ )


b. Chuyển các câu in nghiêng ở hai đoạn thơ thành văn xuôi sau khi thêm từ so
sánh.
Đối với dạng bài tập này câu (b) là khó đối với các em, nên tôi đã lưu ý học sinh:
Hãy chuyển câu thơ thành văn xuôi bằng cách thêm từ so sánh giữa 2 sự vật.
Tiết thực hành của tuần 10 + 12: Tôi tổ chức cho học sinh làm các bài tập dạng sau:
Ví dụ: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về
cây bàng trong từng câu dưới đây:
a. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như ...........................
b. Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như ........................
c. Cành bàng trụi lá trông giống ..................................
Ở dạng bài tập này, trước khi làm bài tôi đã lưu ý học sinh: Muốn tìm được
từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống ở từng trường hợp, em cần đọc kĩ những từ
ngữ cho sẵn, dựa vào nội dung các từ ngữ cho sẵn để tìm từ ngữ cần điền, sao cho
giữa 2 sự vật ấy có những điểm gần giống nhau.
Ví dụ: a. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh.
b. Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như màu đồng hun.
c. Cành bàng trụi lá trông giống như những bàn tay gầy guộc, khô khốc.
* Hết mức độ này chốt lại: Khi viết, nói câu có hình ảnh so sánh thì: Đối tượng

đem so sánh và đối tượng được so sánh phải cùng đặc điểm tương đồng: Giống
nhau về hình dáng, kích thước, tính chất ... Đối tượng được so sánh (sự vật 2) phải
giúp cụ thể hoá làm cho người đọc dễ hình dung tưởng tượng ra đối tượng đem so
sánh (sự vật 1)
1.3. Mức độ 3:
Tiết thực hành tuần 15 +18: Tôi đã cho học sinh làm các bài tập dạng sau:
Ví dụ: Chọn từ ngữ thích hợp (trong ngoặc đơn) để điền vào chỗ trống trong các
dòng dưới đây cho thành câu. Sau đó sắp xếp các câu đã điền từ hoàn chỉnh thành
một đoạn văn tả con mèo: (Con mèo nhà em; Đầu nó; Hai bên mép; hai tai; Chiếc
mũi của nó; Bốn chân; Cái đuôi; Hai mắt nó.)
.............. có bộ lông rất đẹp: màu vàng sậm lẫn với trắng tinh và đen tuyền.
.............. tròn, .............. dựng đứng để nghe ngóng.
.............. dài ngoe nguẩy.
.............. long lanh xanh biếc như ngọc bích.
.............. nhỏ có những vuốt nhọn và sắc.
.............. lơ phơ mấy sợi râu trắng cong cong.
..............đo đỏ,đẹp như cặp môi son hồng.
Đối với dạng bài tập này tôi đã yêu cầu học sinh làm như sau:
Ở từng chỗ trống, em lần lượt thử điền các từ ngữ cho sẵn trong ngoặc đơn.
Nếu tạo ra câu có nội dung thích hợp thì điền được. Sau khi điền từ xong, em sắp
xếp các câu thành đoạn văn tả con mèo theo trình tự hợp lí (Lưu ý tả khái quát đến
cụ thể, từ trước đến sau ...)


Đến khi học sinh đã nắm chắc về biện pháp tu từ so sánh tôi nâng cao hơn:
Ví dụ: Đặt một câu nói về tính tình của cô giáo em trong đó có dùng biện pháp so
sánh:
Mẫu: Cô giáo em hiền như cô Tấm.
Khi học sinh đã đặt được câu có dùng biện pháp so sánh một thành thạo, tôi
cho các em tập đặt câu theo chủ đề tôi yêu cầu (không có câu mẫu) nữa:

Ví dụ: Đặt một câu có dùng biện pháp so sánh để nói về đặc điểm hình dáng của
một đồ dùng em thích.
Khi học sinh đã sử dụng câu có hình ảnh so sánh một cách thuần thục tôi
tiếp tục yêu cầu học sinh viết đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh.
Ví dụ: Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương: Một dòng
sông, một cánh đồng, một con đường làng thân thuộc, một đêm trăng đẹp với
những điệu hò ... Em hãy viết một đoạn văn tả một trong những cảnh đẹp đó
(trong bài viết phải có 1 đến 2 hình ảnh so sánh).
Như vậy trên đây là một hệ thống bài tập mà tôi đã đưa ra cho các em học ở
tiết tăng buổi (được tôi xếp theo trình tự tương ứng với kiến thức các em đã được học
theo từng tuần) để nhằm cung cấp cho các em vốn từ ngữ phong phú và giúp các em
làm quen dần với cách nói nghệ thuật, cách diễn đạt có hình ảnh, biểu cảm sinh động
… đồng thời cũng nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách các em, giúp các em trở thành
những con người có tâm hồn nhân hậu, biết yêu thiên nhiên cây cỏ, yêu con người,
yêu quê hương đất nước.
Biện pháp 2: Dạy tích hợp biện pháp tu từ so sánh vào các môn học khác
2.1. Dạy tích hợp biện pháp tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt:
Khi dạy các phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt, tôi đã tiến hành lồng ghép
giữa các phân môn Tiếng Việt với nhau, cụ thể tôi tiến hành như sau:
a. Tổ chức rèn luyện nội dung so sánh trong giờ Tập đọc:
Các câu văn câu thơ có sử dụng hình ảnh so sánh xuất hiện rất nhiều trong các
bài Tập đọc. Bởi vậy trong khi dạy, tôi đã khéo léo gợi mở cho học sinh có điều kiện
vận dụng những kiến thức mình đã học trong việc cảm thụ những tác phẩm văn học
một cách tốt hơn. Đồng thời thông qua các bài Tập đọc, Tập đọc - Kể chuyện tôi
phân tích và cho học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của sự diễn đạt nghệ thuật,
hay nói cách khác tôi cho các em nhận thấy được tác dụng của việc sử dụng biện
pháp tu từ so sánh trong khi diễn đạt. Từ đó học sinh mới dần dần cảm nhận được tác
dụng của biện pháp so sánh và có ý thức sử dụng nó một cách tốt nhất khi nói và viết.
Đối với phân môn Tập đọc thì trong quá trình dạy giáo viên có thể lồng ghép nội dung
so sánh ở một số tiết. Cụ thể:

Học kỳ I:
Tuần 1: Bài: Hai bàn tay em.
Tuần 6: Bài: Nhớ lại buổi đầu đi học.
Tuần 12: Bài: Cảnh đẹp non sông.


Tuần 13: Bài: Cửa Tùng.
Tuần 15: Bài: Nhà bố ở.
Tuần 16: Bài : Về quê ngoại.
Học kỳ II:
Tuần 22: Bài: Cái cầu.
Tuần 25: Bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên
Tuần 33: Bài: Mặt trời xanh của tôi
Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc: “Hai bàn tay em” - Tiếng Việt 3 - Tập 1 (Trang 7).
Trong bài này có rất nhiều hình ảnh tu từ so sánh, nên khi dạy Tập đọc tôi đã
hướng cho học sinh:
Tìm các câu thơ có hình ảnh so sánh? Sau khi học sinh đã tìm được tôi hỏi tiếp :
Vậy 2 bàn tay của bé được so sánh với sự vật gì?
Sau đó, tôi nhấn mạnh và cho học sinh thấy được: Cái đẹp của hai bàn tay em
dễ hình dung, tưởng tượng, trở nên cụ thể hơn nhờ so sánh với “hoa đầu cành”. Từ đó
để gây hứng thú cho tiết tiếp theo của môn Luyện từ và câu.
Ví dụ : Khi dạy bài Tập đọc: “Cửa Tùng” - Tiếng Việt 3 - Tập 1 (Trang 109)
Để giải thích từ ngữ “Chiếc thau đồng, bờ biển Cửa Tùng” tôi đã yêu cầu các
em tìm câu văn có sử dụng biện pháp so sánh: Học sinh rất dễ dàng tìm ra.
Với những câu văn hay như vậy chắc chắn học sinh sẽ nhớ rất lâu và sẽ áp
dụng tốt trong khi viết văn của mình.
Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc: “Mặt trời xanh của tôi” - Tiếng Việt 3 - Tập 2 (trang
125). Khi tìm hiểu bài, giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi:
Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?
Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời?

Khi học sinh trả lời được hai câu hỏi này thì các em hiểu được tác dụng của
biện pháp so sánh, sau đó tôi chốt lại: Tác dụng của biện pháp so sánh: Giúp người
đọc dễ dàng tưởng tượng ra những sự vật trừu tượng không quen thuộc. Dựa vào đây
tôi hướng dẫn học sinh bước đầu cảm thụ đoạn văn có hình ảnh so sánh.
b.Tổ chức rèn luyện nội dung so sánh trong giờ Tập làm văn:
Đối với phân môn Tập làm văn để học sinh có những vận dụng so sánh trong
khi viết văn, chúng ta không chỉ đơn thuần tổ chức dạy học trong giờ Luyện từ và
câu mà còn phải tổ chức dạy nó cả trong giờ Tập làm văn. Tất nhiên việc tổ chức
dạy ở đây không phải dạy những nội dung mang tính lí thuyết mà cần cả những nội
dung mang tính thực hành trong những giờ Luyện từ và câu & cả trong những giờ
Tập đọc. Ở đây chúng ta tổ chức cho học sinh kĩ năng vận dụng, ứng dụng những
kiến thức về so sánh trong việc tạo lập văn bản. Tổ chức, hướng dẫn và định hướng
cho các em ý thức vận dụng nó cho việc diễn đạt lời văn của mình. Vậy chúng ta sẽ
tổ chức cho học sinh được rèn luyện cũng như ứng dụng so sánh trong khi viết văn
không phải được diễn ra ở tất cả các tiết Tập làm văn mà nó chỉ diễn ra ở một số tiết
có nội dung phù hợp mà học sinh có thể vận dụng. Giờ Tập làm văn là giờ học rèn


luyện nhiều thao tác cũng như kỹ năng, trong đó việc rèn luyện cho học sinh có ý
thức sử dụng hình ảnh so sánh trong khi diễn đạt là chúng ta đang bồi dưỡng cho
học sinh có được thói quen cũng như nhu cầu sử dụng phép so sánh trong mọi hình
thức.
Ví dụ: Khi dạy bài tập làm văn tuần 11: Nói về “Quê hương” tôi đã dẫn dắt, định
hướng cho các em việc sử dụng biện pháp so sánh như sau: Cảnh vật của quê
hương ta rất giàu và đẹp: Con đò, cây đa, lũy tre xanh, đàn trâu thung thăng gặm
cỏ, cánh đồng lúa bát ngát xanh rờn …Trong số những cảnh vật đó em có thể dùng
hình ảnh so sánh nào để diễn tả một cảnh vật được không?
Khi đưa ra những cảnh vật đó chính là định hướng cho học sinh có cơ sở
trong việc liên tưởng, tưởng tượng để tạo lập hình ảnh so sánh.
Hoặc tôi đã dẫn dắt bằng những cách khác như: Gọi một số học sinh kể về

những cảnh vật của quê hương sau đó cho học sinh khác nhận xét, giáo viên chốt
lại và đưa ra câu hỏi gợi mở:
Trong số những cảnh vật bạn vừa kể có những cảnh vật nào gợi cho chúng
ta một sự liên tưởng để có thể sử dụng biện pháp so sánh trong khi diễn đạt.
Ví dụ: Dòng sông uốn mình ôm lấy làng em như người mẹ ôm ấp đứa con của
mình ...
Khi tôi đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để học sinh phải suy nghĩ. Sau
đó tôi gọi học sinh kể về những hình ảnh của quê hương mà các em có thể sử dụng
biện pháp so sánh trong diễn đạt. Cuối cùng tôi nhận xét, biểu dương và chốt lại ý
đúng. Đồng thời nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp so sánh, từ đó khuyến
khích các em sử dụng nhiều hơn biện pháp này trong việc diễn đạt lời của minh khi
nói và khi viết văn.
Như vậy bằng việc dạy tích hợp trong khi dạy Tập làm văn giáo viên đã khơi
gợi và củng cố lại những kiến thức đó được học trong giờ Luyện từ và câu. Từ đó
học sinh có điều kiện được rèn luyện và thực hành nhiều hơn. Đồng thời bồi dưỡng
cho học sinh khả năng viết những bài văn hay, sinh động và giàu hình ảnh. Tương
tự tôi đã áp dụng cách này vào tất cả các bài văn có nội dung ở các tuần như trên.
2.2. Tích hợp biện pháp tu từ so sánh qua các môn học khác:
Qua môn Tự nhiên xã hội:
Ví dụ: Khi dạy bài “Các thế hệ trong gia đình”. Giáo viên có thể cho học sinh tìm
các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tình cảm của những người thân trong gia
đình. Học sinh hoàn thành tìm tự do, nhưng học sinh có năng khiếu tôi đã yêu cầu
cao hơn, đó là những câu đó có sử dụng biện pháp so sánh.
Ví dụ: Anh em như thể tay chân
Qua môn Đạo đức:
Ví dụ: Tương tự như trong môn Tự nhiên xã hội thì môn Đạo đức tôi cũng đã lồng
ghép như sau. Khi dạy bài Đạo đức tuần 1+2: Kính yêu Bác Hồ. Đến phần liên hệ
thực tế tôi đã yêu cầu học sinh tìm câu ca dao, tục ngữ, câu văn, câu thơ ... nói về tình



cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. Đối với
học sinh hoàn thành tìm tự do, nhưng học sinh có năng khiếu tôi đã yêu cầu cao hơn,
đó là những câu đó có sử dụng biện pháp so sánh:
Ví dụ: Ai yêu nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh
Hơn các em nhi đồng.
Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi học tập có lồng nội dung
so sánh:
Đây là hình thức hấp dẫn nhất, trong đó trò chơi là phương tiện, học là mục
đích. Thông qua hình thức chơi mà học, học sinh được hoạt động, tự củng cố kiến
thức. Tuy nhiên muốn tổ chức trò chơi có hiệu quả, cần xác định đúng mục đích
của trò chơi, hình thức chơi cũng phải đa dạng, cách chơi cần phải đơn giản, dễ
hiểu...
Trò chơi này tôi đã áp dụng vào cuối mỗi tiết Luyện từ và câu ở các tuần có
nội dung so sánh, áp dụng vào các tiết tăng buổi, hoặc vào các tiết hoạt động
tập thể ...
Ví dụ: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
Được tiến hành ở cuối tiết thực hành của tuần 3 (như đã nêu ở ví dụ trên –
mục 1.1) sau khi học sinh đã điền vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp để hoàn
thành câu văn có dùng phép so sánh. Tôi tổ chức cho học sinh thử tài so sánh với
các từ “tròn”, “vàng”.
Chia lớp thành 3 tổ: Trong đó 2 tổ chơi, 1 tổ làm trọng tài
Các tổ cử 3 đại diện lên bốc thăm với các từ tròn, vàng . Khi có hiệu lệnh
các tổ nối tiếp nhau lên bảng nêu các từ so sánh: tròn như bi, tròn như quả bóng,
tròn như cái đĩa, vàng như lông bò, vàng như nghệ ...
Ban trọng tài ghi nhận kết quả Đúng - Sai
Lưu ý: Nêu được mỗi cụm từ đúng được 10 điểm.
Thư kí công bố kết quả
Chọn ra tổ thắng cuộc.

Ví dụ: Trò chơi: “Thử tài so sánh”
Chuẩn bị:
Giáo viên làm các bộ phiếu bằng giấy màu khác nhau. Mỗi bộ phiếu gồm 3
– 5 từ chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm, màu sắc của sự vật .. (Tùy theo thời
gian, nội dung của tiết Luyện từ và câu, thực hành Tiếng Việt – Tăng tiết)
- Bộ phiếu 1: (Gồm các từ chỉ hoạt động, trạng thái): đọc, ăn, cười, khóc,
múa.
Bộ phiếu này dành cho tiết 7: Ôn tập từ chỉ trạng thái, tính chất
- Bộ phiếu 2: (Gồm các từ chỉ màu sắc): trắng, xanh, đỏ, đen, vàng.
Bộ phiếu này dành cho tiết 15: Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh.


- Bộ phiếu 3: (Gồm các từ chỉ đặc điểm, tính chất): khỏe, nhanh, chậm, cao,
tốt
Bộ phiếu này dành cho tiết 17: Ôn tập từ chỉ đặc điểm.
Tiến hành:
Chia lớp thành 3 tổ: Trong đó 2 tổ chơi, 1 tổ làm trọng tài
Các tổ cử 3 - 5 đại diện lên bốc thăm với các từ ghi trên phiếu . Khi có hiệu
lệnh các thành viên trong tổ nối tiếp nhau lên nêu thật nhanh cụm từ có hình ảnh
so sánh.
Chọn ra tổ có tài so sánh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi đã dụng các giải pháp như trên vào giảng dạy ở lớp 3D năm học 2016
- 2017, đến cuối học kỳ I, tôi thấy chất lượng học sinh lớp 3D được nâng lên, đặc biệt
về phần biện pháp tu từ so sánh. Qua khảo sát chất lượng đối chứng về phần biện
pháp tu từ so sánh của học sinh lớp 3C (lớp đối chứng) tôi đã thu được kết quả như
sau:
Tổng số học sinh lớp 3D (lớp thực dạy): 30 em
Tổng số học sinh của lớp 3C (lớp đối chứng): 28 em
Loại bài tập Bài tập nhận

diện (Nhận ra
Tỉ lệ
hình ảnh so
học sinh
sánh trong câu
đạt ở 2 lớp
văn, câu thơ)
Lớp 3D ( Lớp
28 em = 93,3%
thực dạy)
Lớp 3C (Lớp
20 em = 71,4%
đối chứng)

Bài tập vận
Bài tập sáng tạo
dụng
(Tìm Nói, viết câu Nói, viết đoạn
hình ảnh so văn có hình văn có hình
ảnh so sánh
sánh phù hợp ảnh so sánh
với hình ảnh
cho trước)
28 em = 93,3%

20 em = 66,6%

19 em = 63,3%

18 em = 64,3%


6 em = 21,4%

7 em = 25%

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua thời gian nghiên cứu và thực thi sáng kiến này tôi tự rút ra bài học kinh
nghiệm là:
Muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì người giáo viên phải rèn
cho học sinh biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế, vì nói và viết là phương
tiện giao tiếp của các em trong đời sống.
Thực hành vận dụng biện pháp so sánh không chỉ ở tiết Luyện từ và câu, tiết
Tập làm văn mà còn ở tất cả các tiết học khác (nếu có nội dung so sánh).
Khi làm bài tập yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài, xác định đúng yêu cầu của bài,
phân biệt được chúng thuộc kiểu bài so sánh dạng nào rồi mới bắt tay vào làm bài.


Cần chú ý đúng mức, hướng dẫn nâng cao với những học sinh có triển vọng
nhằm bồi dưỡng khả năng viết văn cho các em.
Phân loại học sinh để kèm cặp các em, giúp các em được luyện tập nhiều
trong các giờ học.
Thường xuyên có sự trao đổi với đồng nghiệp, kết hợp với gia đình học sinh
để rèn luyện các em ở lớp cũng như ở nhà.
Mỗi giáo viên cần có sự nhạy bén trong quá trình dạy học, phải quan sát và
tìm hiểu xem các em còn vướng mắc ở chỗ nào để có sự điều chỉnh kịp thời.
Trên đây là một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 3 học tốt biện pháp tu từ
so sánh ở trường Tiểu học Đông Hưng chúng tôi. Mỗi biện pháp có một thế mạnh
và vị trí cần thiết trong quá trình dạy học cho học sinh; biện pháp này thúc đẩy sự
phát triển của biện pháp kia và ngược lại. Do đó, muốn phát huy được sức mạnh

của các biện pháp trên cần có sự liên kết, hỗ trợ giữa các biện pháp. Vì thế khi
giảng dạy, mỗi giáo viên cần phải biết vận dụng khéo léo, linh hoạt tất cả các giải
pháp tùy thuộc vào từng bài, tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh sao cho giờ dạy có
hiệu quả nhất.
Sáng kiến kinh nghiệm tuy được hoàn thành, song do năng lực còn hạn chế
nên chắc chắn những vấn đề đưa ra sẽ còn thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý
chân thành và chia sẻ kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
2. Kiến nghị:
Chị có kiến nghị gì ghi vào đây 1-2 câu (Biết gì mà viết nên thôi nhá)
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
NHÀ TRƯỜNG

Thanh Hóa, ngày 5 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.

NGƯỜI VIẾT

Thiều Thị Hòa



×