Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy vần mới và rèn kỹ năng đọc hiểu từ ứng dụng trong dạy học vần lớp 1 trường TH nga vịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.14 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.3.6
2.3.7
2.4
3
3.1
3.2

Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.


Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Nghiên cứu kĩ chương trình và nội dung bài dạy
Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Lựa chọn hình ảnh, tài liệu cho bài học
Lựa chọn, thiết kế bài dạy
Ứng dụng CNTT vào dạy vần mới
Rèn kỹ năng luyện đọc hiểu từ ứng dụng
Tìm từ ngồi bài có vần đã học
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Kết luận, kiến nghị.
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
4
4
5
6
6

6
9
14
15
16
16
16

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học là một môn học nền tảng, đặt cơ sở ban
đầu cho việc hình thành và phát triển tồn diện nhân cách con người, đặt nền
móng vững chắc cho giáo dục phổ thơng,...Vì thế mục tiêu của GD&ĐT, nhằm
giúp giáo viên phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) một cách mạnh mẽ. Nó
0


có tác động tới tất cả các mặt của đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự
hiểu biết về văn hóa - xã hội ngày càng được nâng cao. Nhận thấy tầm quan
trọng, tác dụng to lớn của CNTT Bộ GD & ĐT trong cuộc hội thảo Dự Án phát
triển Tiểu học đã khẳng định: “Đã đến lúc việc ứng dụng CNTT trong nhà
trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng cần được quan tâm đúng mức
hơn”.
Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong
dạy và học. Cán bộ giáo viên trường Tiểu học Nga Vịnh đang ứng dụng CNTT
vào dạy học, cơng tác quản lí… Giáo viên soạn bài trên máy tính, lưu giữ tài
liệu, khai thác thơng tin, ra đề kiểm tra, thiết kế bài dạy điện tử, lấy tài liệu trên
Internet để áp dụng vào soạn giảng trên máy chiếu để củng cố kiến thức, tạo
hình ảnh sinh động, cụ thể cho HS dễ hiểu, nhớ lâu ... các em rất thích thú khi
học tập.

Đặc biệt với các em lớp 1, là HS đầu cấp đang chuyển sang một giai đoạn
mới từ hoạt động chủ đạo là vui chơi, múa hát ở mẫu giáo sang hoạt động mới là
hoạt động học. Tư duy của các em còn đơn giản mang tính trực quan, cụ thể. Sự
hiểu biết về cuộc sống xung quanh các em còn hạn chế. Làm thế nào để tạo
hứng thú trong giờ học, thu hút các em vào hoạt động học tập một cách chủ
động, say mê yêu thích giờ học, thích đến trường đến lớp, điều này đã làm tôi
trăn trở rất nhiều.
Qua nghiên cứu chương trình lớp 1 tơi thấy mơn Tiếng Việt có vai trị quan
trọng, chiếm thời lượng rất lớn trong chương trình (10 tiết/tuần). Học tốt mơn
Tiếng Việt sẽ giúp các em học tốt các môn khác cũng là điều kiện để các em
tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Bởi dạy Tiếng Việt là dạy ngôn ngữ để giao
tiếp thơng qua các hình thức: nghe, nói, đọc, viết. Nếu học xong lớp 1 mà các
em không biết đọc, biết viết thì tương lai các em sẽ mù chữ cả đời. Để các em
đọc thơng, viết thạo thì phần Học vần đóng vai trị rất quan trọng. Các em có
học tốt được phần Học vần thì các em mới có thể đọc tốt, viết tốt được đây là
chìa khóa để các em chiếm lĩnh nội dung các mơn học khác.
Sau nhiều năm dạy lớp 1, tôi luôn trăn trở với câu hỏi: Làm thế nào để tiết
Học vần đạt hiệu quả cao đồng thời mang lại hứng thú cho các em trong giờ học.
Vì vậy năm học 2017-2018 tơi đã tìm tịi, nghiên cứu và mạnh dạn “Ứng dụng
CNTT vào dạy vần mới và rèn kĩ năng đọc hiểu từ ứng dụng trong dạy Học
vần lớp 1” với mong muốn đem lại cho HS những tiết học sinh động, những
hình ảnh phong phú, dễ hiểu, gần gũi với HS tạo hứng thú trong giờ học để các
em nắm bài tốt. Mở rộng thêm sự hiểu biết về thiên nhiên, đất nước con người
Việt Nam cho các em.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp các em giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt qua ngôn
ngữ giao tiếp.
- Củng cố kiến thức cho bản thân. Qua đó thấy được những tồn tại trong
giảng dạy phân môn Học vần ở trường Tiểu học hiện nay về đọc vần mới và từ
ứng dụng cho các em.

1


- Nâng cao chất lượng rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em.
- Đưa một số phương pháp giúp học sinh nghe, nói, đọc, viết tốt hơn.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 1A của trường Tiểu học Nga Vịnh năm học 2017 – 2018.
- Dạy Học vần lớp 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc các tài liệu dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp tìm hiểu, điều tra.
- Phương pháp trải nghiệm thực tế.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực hành theo mẫu.
- Phương pháp khảo nghiệm.
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Cùng với sự phát triển nền kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn
quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Giáo dục được coi là “quốc sách
hàng đầu”. Đảng và Nhà nước đưa ra những định hướng, hướng dẫn …cho sự
nghiệp giáo dục phát triển phù hợp với xu thế phát triển của các nước trong khu
vực cũng như các nước trên thế giới.
2


- Chỉ thị 29/2001/CT-Bộ GD&ĐTcủa Bộ Trưởng Bộ GD&ĐTcũng nêu rõ:

“Đối với GD&ĐT CNTT có tác động mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp,
phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện tiến tới một xã hội học tập.”
Nếu như ở bậc Mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, múa hát thì
đến bậc học Tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất,
chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Để giúp HS học tập được
tốt chúng ta phải hiểu rõ về đặc điểm tâm lí HS Tiểu học, đặc biệt là HS đầu
cấp.
Ví dụ:
- Tri giác: Ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan,
trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, cần phải thu
hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với
bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
- Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy
trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư
duy trừu tượng khái quát.
- Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh Tiểu học:
Ở đầu cấp Tiểu học chú ý có chủ định của trẻ cịn yếu, khả năng kiểm sốt,
điều khiển chú ý cịn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu
thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những mơn học,
giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trị chơi
hoặc cơ giáo xinh đẹp, dịu dàng,...Sự tập trung chú ý của trẻ cịn yếu và thiếu
tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học
tập. Từ đặc điểm tâm lí của HS lớp 1 tơi đã cố gắng tạo nên những tiết học sinh
động có hình ảnh trực quan phong phú để thu hút các em tham gia học tập một
cách hứng thú, say mê, u thích mơn học thích đến trường, lớp.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Về phía giáo viên:
- Qua quá trình giảng dạy, dự giờ thăm lớp của các GV trong nhà trường tôi
thấy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn rất nhiều hạn chế. Hầu hết GV chỉ
thực hiện trong những tiết thao giảng, thi GV giỏi còn lại các giờ học khác GV

đều dạy “chay”. Bởi một tâm lí chung: ngại khó, ngại đổi mới, ngại tốn thời
gian.
- Nhiều GV cho rằng dạy Học vần lớp 1 không cần thiết phải ứng dụng
CNTT bởi mọi người thường nghĩ: dạy sao miễn HS biết đọc, biết viết là được.
Tranh có trong SGK, giải nghĩa từ giáo viên cùng HS giải nghĩa. HS chỉ cần
nhận diện đúng mặt chữ để biết đọc, biết viết là được. Vì vậy tiết học thường
diễn ra một cách rập khn, tẻ nhạt HS ghi nhớ một cách máy móc, nghĩa của từ
trơi qua nhanh chóng khơng đọng lại trong trí nhớ của các em.
- Hơn nữa cơ sở vật chất ở hầu hết các trường Tiểu học còn thiếu thốn. Đa
phần các nhà trường thường chỉ có 1 bộ máy chiếu, chưa có máy Scan, máy
chụp ảnh để phục vụ, hỗ trợ cho giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học.
* Về phía học sinh:
3


Trong những năm giảng dạy ở trường Tiểu học Nga Vịnh cũng như qua
khảo sát đầu năm học. Tôi thấy hầu hết các em đều là con em nhà nông kinh tế
cịn rất khó khăn. Điều kiện để tiếp cận với CNTT còn rất hạn chế. Các em chỉ
mới tiếp xúc gián tiếp qua: tivi, đài… Nên sự hiểu biết về CNTT là hồn tồn xa
lạ với các em. Vì vậy qua tìm hiểu nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 1 tôi
thấy phần Học vần chiếm rất nhiều thời lượng (103 tiết). Quy trình tiết Học vần
thống nhất. Đây là điều kiện thuận lợi để tôi thiết kế bài giảng điện tử.
* Qua khảo sát tình hình:
Ngay sau khi có Cơng văn HD của Phịng GD và ĐT Nga Sơn về công tác
tuyển sinh đầu tháng 8. Tôi đã cùng các đồng chí trong tổ khối tiến hành khảo
sát chất lượng HS theo phiếu của Nhà trường với 2 nội dung: nhận diện mặt chữ
cái, tô chữ.
Kết quả khảo sát lớp 1A, năm học 2017-2018 như sau:
Sĩ số
24 hs

Cuối tháng 8

HS nhận diện mặt
chữ cái và tô chữ
tốt
SL
tỉ lệ
1
4,2%

HS nhận diện mặt
chữ cái và tô chữ
đạt yêu cầu
SL
tỉ lệ
7
29,1%

HS nhận diện mặt
chữ cái và tô chữ
chưa đạt yêu cầu
SL
tỉ lệ
16
66,7%

Qua khảo sát chất lượng tôi thực sự rất lo lắng bởi tỉ lệ HS chưa đạt yêu cầu
rất nhiều. Hầu hết các em đều chưa nhận diện được các mặt chữ cái. Tay cầm
bút để tô rất ngượng, không đúng quy định. HS rất rụt rè khi giao tiếp với thầy
cơ. Vì vậy chất lượng khảo sát đầu năm rất thấp.

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để tạo được tiết học sinh động, hấp dẫn thu hút được các em đồng thời vẫn
đảm bảo đầy đủ được nội dung kiến thức. Tôi đã tiến hành các giải pháp sau:
2.3.1. Nghiên cứu kĩ chương trình và nội dung bài dạy:
Đây là tiêu chí quan trọng. Ngay từ khi được Ban giám hiệu phân công dạy
học lớp 1. Tơi đã bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, yêu cầu
cần đạt của HS lớp 1 trong mơn Tiếng Việt để tìm hiểu lựa chọn PPDH, hình
thức tổ chức dạy học sao cho đạt hiệu quả nhất.
Về nội dung chương trình mơn Tiếng Việt lớp 1 được xác định như sau:
+ Về kĩ năng:
- Nghe: nghe trong hội thoại, nghe hiểu văn bản.
- Nói: nói trong hội thoại, nói thành bài.
- Đọc: đọc thành tiếng, đọc thuộc lòng một số bài văn vần.
- Viết: viết chữ, viết chính tả.
+ Về kiến thức:
- Kiến thức về ngữ âm và chữ viết.
- Từ vựng: học thêm 200 đến 300 từ.
- Ngữ pháp: nhận biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
- Văn: làm quen với các dạng văn vần, văn xuôi.

4


+ Hệ thống bài học: có cấu trúc chặt chẽ, vừa đảm bảo tính đồng tâm vừa
đảm bảo tính phát triển ở cả hai phần Học vần và Luyện tập tổng hợp.
Từ mục tiêu cần đạt được của môn học, tôi nghiên cứu kĩ nội dung của bài
học để đưa ra PPDH phù hợp với đối tượng HS của mình. Những nội dung nào
có thể huy động được từ sự hiểu biết, vốn sống của các em, những nội dung nào
còn xa lạ cần phải mở rộng để cho các em được nhìn thấy từ hình ảnh, vật mẫu
để các em dễ nhớ…Từ đó tơi thiết kế bài giảng đưa câu hỏi phù hợp với bài học.

2.3.2. Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:
Mỗi PPDH, hình thức tổ chức dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế
nhất định. Khơng có PPDH nào là vạn năng cả. Từ kinh nghiệm của đời sống,
những thành tựu văn hố, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và
của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu
không biết đọc thì con người khơng thể tiếp thu nền văn minh của lồi người,
khơng thể sống một cuộc sống bình đẳng. Biết đọc, con người đã nhân khả năng
tiếp nhận lên nhiều lần, từ đó các em biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống nhận
thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc con người sẽ có khả năng
chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên
trong của người khác, thơng hiểu tư tưởng tình cảm của người khác, đặc biệt khi
đọc các tác phẩm văn chương, con người khơng chỉ được thức tỉnh về nhận thức
mà cịn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng
lực, hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn, không
biết chữ con người sẽ khơng có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành
cho họ, khơng thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời
đại bủng nổ thơng tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử
dụng các nguồn thơng tin, đọc chính là học, học nữa học mãi, đọc để tự học, học
cả đời. Môn Tiếng Việt trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người
đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em
chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là cơng cụ
để học tập các môn học khác. Không những là động lực tạo ra hứng thú và động
cơ học tập. Mà còn là một khả năng không thể thiếu được của con người văn
minh.
Trong UDCNTT trong dạy học sẽ tác động tích cực tới trình độ ngơn ngữ
cũng như tư duy của người học, việc dạy UDCNTT sẽ giúp học sinh hiểu biết
hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy
nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy học mơn Tiếng
Việt có một ý nghĩa to lớn nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển.

Đối với HS lớp 1, tư duy của các em cịn mang tính cụ thể, các em thường
chú ý tới các màu sắc sặc sỡ, những hình ảnh sinh động. Từ đó GV phải biết lựa
chọn PPDH sao cho phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng HS của mình thì
giờ học mới đạt hiệu quả. Tập đọc là một phân môn thực hiện nhiệm vụ quan

5


trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Vì vậy, trong dạy
Tiếng Việt khơng thể xem nhẹ yếu tố nào.
2.3.3. Lựa chọn hình ảnh, tài liệu cho bài học:
Để có được hình ảnh, nội dung bài dạy phong phú, hấp dẫn HS, yêu cầu
GV phải có sự đầu tư nhất định về thời gian, cơng sức để tìm kiếm tài liệu phục
vụ cho bài dạy. Những tài liệu đó có thể lấy từ thực tế (vật mẫu), qua tranh ảnh,
sách báo,… Đặc biệt Internet là một kho tài liệu vô cùng phong phú. GV cần
phải có sự hiểu biết nhất định về các địa chỉ trên Internet để tìm kiếm hình ảnh,
tài liệu cho bài dạy nhưng phải tìm hiểu lựa chọn những hình ảnh phù hợp với
nội dung bài. Hình ảnh phải mang tính khoa học, tính chính xác để HS dễ hiểu
và hiểu đúng bản chất của hình ảnh trực quan.
2.3.4. Lựa chọn, thiết kế bài dạy:
Ứng dụng CNTT vào dạy học không chỉ hiểu đơn giản là sự trình chiếu
một tiết dạy trên màn hình. Tiết học đó phải đảm bảo đầy đủ nội dung bài học
theo chương trình quy định. Học sinh được học, được hiểu và nắm nội dung bài
ngay trong tiết học và điều mà tơi quan tâm đó là tiết học đó phải thực sự hấp
dẫn, thu hút được HS tạo được niềm hứng thú đam mê của các em đối với giờ
học vần, để các em yêu thích mơn học. Từ đó các em sẽ học bài tốt hơn.
Tóm lại: Để bài soạn có cấu trúc chặt chẽ, logic được quy định bởi cấu trúc
của bài giảng giáo viên phải xác định mục tiêu, trọng tâm và kiến thức cơ bản
của bài học để làm nổi bật các mối quan hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài.
Từ đó xây dựng kịch bản, lấy tư liệu cho các hoạt động: hoạt cảnh (Animation),

ảnh chụp (image); âm thanh (audio); và phim vi deo (videoclip). Sau đó, giáo
viên lựa chọn phần mềm cơng cụ và hợp thức hố nội dung tạo hiệu ứng trong
các tương tác. Cuối cùng, chỉnh sửa, chạy thử và hoàn thiện nội dung bài dạy.
2.3.5. Ứng dụng CNTT vào dạy vần mới:
Phần dạy vần mới có cấu tạo: vần, tiếng, từ. Đây là nội dung chính của bài
học. HS nắm chắc được cấu tạo của vần mới, biết đọc vần thì các em mới đọc
được tiếng và từ cũng như như các văn bản khác. Vì vậy để hướng dẫn các em
ghép âm, vần thành tiếng mới, từ mới, đánh vần và đọc trơn tiếng, từ tôi đã thiết
kế như sau:
VD: Bài 38: eo- ao (Tiếng Việt 1- Tập 1-Trang 78)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Để thu hút học sinh ngay phần giới thiệu bài tơi đã tạo một slide có hình
ảnh con mèo cho HS quan sát trực tiếp. Vì đây là một con vật hoàn toàn quen
thuộc và gần gũi đối với các em.

6


Con mèo
- Tơi giới thiệu cho HS hiểu về ích lợi của con mèo là bắt chuột để chuột
khỏi phá đồ đạc trong nhà, ăn lương thực, thức ăn của gia đình mình.
Từ tranh trên tơi chuyển sang giới thiệu vần eo. Tơi tạo một slide có vần eo.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS học vần mới:
+ Luyện đọc vần eo
- GV đọc mẫu, HS đọc trơn để ”vỡ” giọng.
- GV nêu câu hỏi:
? Vần eo gồm có mấy âm? (HS TL)
? Âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? (HSTL) đồng thời GV tạo slide có
hiệu ứng khác nhau để âm e và âm o xuất hiện theo thứ tự âm e đứng trước âm o
đứng sau. Lưy ý nhớ đổ màu cho 2 âm này để HS dễ nhìn thấy.

- HS thực hành ghép chữ trên bảng cài: eo
- HS luyện đánh vần: e – o - eo.
+ Luyện đọc tiếng: mèo
- GV nêu câu hỏi: ? Có vần eo muốn có tiếng mèo ta làm thế nào? (HSTL)
- HS thực hành ghép chữ trên bảng cài: mèo
Để ghép được tiếng mèo tôi tạo slide với các hiệu ứng khác nhau để có âm
m đứng trước vần eo đứng sau dấu huyền ở trên âm e.
- HS luyện đọc.
+ Luyện đọc từ: con mèo.
- Để có được từ con mèo tơi trình chiếu hình ảnh bức tranh con mèo đang
hoạt động cơng việc chính để HS quan sát rút từ khóa: con mèo.
GV nêu câu hỏi: ? Có tiếng mèo muốn có từ con mèo ta làm tiếng nào?
? Tiếng nào đứng trước tiếng nào đứng sau?
HS thực hành ghép chữ trên bảng cài: con mèo
Từ đây tôi tạo các slide có các hiệu ứng phù hợp: tiếng con đứng trước
tiếng mèo đứng sau. Khi hoàn thiện xong các bước, GV để lại trên màn hình nội
dung bài học:
7


eo
mèo
con mèo
Từ các bước phân tích, tổng hợp như vậy HS nắm chắc được cấu tạo của
các vần, tiếng, từ. Từ đó các em đọc bài tốt hơn.
Hoạt động 3: Liên hệ:
Để mở rộng thêm sự hiểu biết cho HS đồng thời tạo thời gian cho các
em :”chơi mà học” ngay trong tiết học. Tôi giới thiệu cho các em về vai trò tác
dụng của con mèo đối với đời sống con người như trò chơi “Mèo đuổi chuột”.
Cụ thể: Sử dụng tranh con mèo trong phần giới thiệu bài, tôi giới thiệu cho

các em hiểu được thức ăn của con mèo là cơm, cá, thịt... Cơng việc chính là leo
trèo, rình vồ, bắt chuột cho nó khỏi phá hại tài sản của gia đình.

Con mèo đang rình mồi
- GV vừa giới thiệu đồng thời trình chiếu các slide yêu cầu HS quan sát
tranh tìm tiếng ngồi bài có vần eo. Từ các hình ảnh được quan sát trực tiếp GV
củng cố, mở rộng thêm vốn từ cho HS, HS dễ nhớ vần hơn đồng thời qua đó
cũng mở rộng thêm sự hiểu biết về thiên nhiên, cuộc sống xung quanh cho HS
điều này tôi thấy thực sự rất bổ ích và cần thiết cho đối tượng HS lớp tôi cũng
như HS trong các vùng nông thôn.

8


* Vần: ao
Quy trình tương tự. GV chỉ cần thay đổi nội dung tranh.
Sau khi HS đã học xong 2 vần mới: eo-ao

Tôi hướng dẫn HS so sánh vần để củng cố thêm kiến thức cho các em.
- GV hỏi: Vần eo và vần ao giống nhau và khác nhau như thế nào?
- HS trả lời: Giống nhau đều có âm o đứng sau, khác nhau vần eo có âm e đứng
trước, vần ao có âm a đứng trước.
Lưu ý trong q trình phân tích: vần, tiếng, từ GV chú ý đổ màu cho vần
mới để giúp HS dễ quan sát.
* Tương tự đối với các vần khác.
2.3.6. Rèn kĩ năng luyện đọc hiểu từ ứng dụng:
Sau khi các em học vần mới, đây là phần các em áp dụng vào để luyện đọc
từ. Phần luyện đọc giúp các em đọc tốt hơn. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy phần
luyện đọc từ ứng dụng có rất nhiều từ ngữ xa lạ với học sinh, các em chỉ đọc vẹt
một cách máy móc mà khơng hiểu được nghĩa của từ. Vì vậy các em rất chóng

qn khi giải nghĩa từ. Chẳng hạn:
Bài 39: Từ: sáo sậu. ( SGK Tiếng Việt 1-Tập 1- Trang 80)
Bài 52: Từ: công viên. ( SGK Tiếng Việt 1-Tập 1- Trang 106)
Bài 54: Từ: trung thu. ( SGK Tiếng Việt 1-Tập 1- Trang 110)
Vì vậy tơi đã tìm ra giải pháp:
- Tìm vật thật để HS được nhìn thấy cụ thể.
- Tìm kiếm hình ảnh có các nội dung trên để cho các em quan sát.
Để có hình ảnh cho HS quan sát tơi đã ứng dụng CNTT tạo các slide có
hình ảnh để trình chiếu cho HS được nhìn thấy cụ thể.
VD1: Bài 38: eo-ao (Tiếng Việt 1- Tập 1-Trang 78)
- Trình chiếu trên màn hình 4 từ ứng dụng:
cái kéo
trái đào
leo trèo
chào cờ
9


- HS đọc thầm tìm tiếng có vần mới, GV tạo hiệu ứng đổ màu các vần mới mà
HS vừa nêu:
cái kéo
trái đào
leo trèo
chào cờ
- HS luyện đọc từ ứng dụng.
Bên cạnh việc giúp HS luyện đọc tốt từ ứng dụng với các hình thức: phân
tích (GV nhớ tạo hiệu ứng riêng và đổ màu các vần mới này cho HS dễ nhận
thấy), HS đánh vần, đọc trơn GV cần chú ý giải nghĩa từ để mở rộng thêm sự
hiểu biết cho HS, giúp các em nhớ từ lâu hơn.
+ Để HS hiểu nghĩa của từ “cái kéo” và tác dụng của nó tơi giải thích cho

HS hiểu cái kéo cầm tay để cắt đồ vật, tơi tạo slide có hình ảnh cái kéo cho các
em quan sát:

cái kéo
+ Khi HS luyện đọc từ “leo trèo” tơi giải thích cho các em hiểu là di
chuyển toàn thân lên cao bằng cách bám vào vật khác và bằng cử động của chân
tay. Tơi tạo các slide có hình ảnh chú mèo đang trèo cây cau. Trình chiếu cho
các em quan sát để các em thấy công việc của mèo là leo trèo, rình, vồ bắt mồi.

leo trèo

10


+ Để giúp các em biết từ “trái đào” tôi giải thích cho các em hiểu “trái
đào” hay cịn gọi là “quả đào” cịn có tên gọi khác là quả sơn đào, mai đào,
bạch đào, hồng đào. Quả đào hơi vàng, hơi đỏ, có vỏ mượt như nhung, cùi thịt
trắng hoặc vàng, nhiều nước. Từ đó giúp các em hiểu được tác dụng của quả đào
là loại trái cây ngon tuyệt vời và có nhiều tác dụng khác, ngồi ra đối với phái
nữ làm đẹp da, giảm cân.

trái đào
+ Khi các em luyện đọc từ "Chào cờ” tơi giải thích cho các em hiểu và cho
HS quan clip sau để các em thấy được hình ảnh.

Chào cờ

11



Lễ chào cờ đầu tuần vào mỗi sáng thứ hai, tất cả các thầy cô giáo, nhân
viên và các em học sinh cùng đứng nghiêm trang tham gia chào cờ.
VD2:
Bài 39 : Từ: “sáo sậu”. ( SGK Tiếng Việt 1-Tập 1- Trang 80)

sáo sậu
Để cho HS hiểu biết được từ “sáo sậu” tơi giải thích cho HS hiểu là con
vật thuộc họ chim, có thân nhỏ, lơng thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc
hoặc xanh biếc, mỏ và chân thường màu vàng. Thức ăn của sáo là các loại hạt
thực vật và các loại côn trùng nhỏ. Chúng là loại chim ở đất và cây, kiếm ăn trên
đất, làm tổ trong hốc cây hay khe đá. Chúng có giọng hót rất hay nên thường bị
bắt để ni nhốt. Tạo một Slide có hình ảnh con sáo sậu. Trình chiếu cho HS
quan sát, tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đơi để tìm hiểu một số đặc điểm
nổi bật của sáo sậu và so sánh với một số con vật đang nuôi ở địa phương các
em: con vẹt, con chim vành khun, con khiếu… về hình dáng bên ngồi.
VD3:
Bài 52: Từ: “công viên”. ( SGK Tiếng Việt 1-Tập 1- Trang 106)
- Tạo một Slide có hình ảnh cơng viên trình chiếu cho HS quan sát, tổ chức
cho HS thảo luận theo nhóm đơi để tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật của công
viên. Công viên là khu vực được bảo vệ các nguồn thiên nhiên tự có hay trồng,
một nơi vui chơi, giải trí đại chúng, các hoạt động văn hóa, hưởng thụ. Hình ảnh
cơng viên quen thuộc với các em vì đó là khu vui chơi, giải trí. Để giúp các em
hình dung ra “cơng viên” là nơi như thế nào và dành cho lứa tuổi nào?

12


công viên
VD4: Bài 54: Từ: “trung thu” ( SGK Tiếng Việt 1-Tập 1- Trang 110).
Tạo một Slide có hình ảnh trung thu. Trình chiếu cho HS quan sát, tổ chức

cho HS thảo luận theo nhóm đơi để tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật của “Tết
trung thu” là vào ngày 15 hay rằm tháng 8 âm lịch hằng năm là ngày tết của trẻ
em (Tết Thiếu nhi) còn gọi là Tết trông trăng hay Tết hoa đăng. Trẻ em rất
mong đợi được đón tết này vì được người lớn tặng đồ chơi và bày cỗ trơng
trăng cịn được chơi các trị chơi….. Ngồi ra cịn giúp các em hiểu được nguồn
gốc và ý nghĩa của tết trung thu là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu.
Đây là dịp con cái hiểu được sự săn sóc quý mến của cha mẹ với con cái.
Từ các hình ảnh được thấy, HS biết, hiểu được nghĩa của từ mà các em đọc.
Từ đó các em nhớ từ lâu hơn và cũng từ những hình ảnh trực quan các em được
mở rộng thêm sự hiểu biết về thiên nhiên, phong tục tập qn. Qua đó tơi giáo
dục cho HS tình u thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào về dân tộc Việt Nam.

trung thu
13


2.3.7. Tìm từ ngồi bài có âm vần đã học:
Để củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS về các âm, vần đã học đồng thời mở
rộng, nâng cao hơn cho phù hợp với từng đối tượng HS. Chẳng hạn đối với HS
đạt và chưa đạt, chỉ yêu cầu các em tìm tiếng, từ có chứa vần mới nhưng đối với
HS tốt các em có thể nói câu có chứa vần mới. Dưới nhiều hình thức tổ chức
khác nhau: trị chơi đối mặt, giải ô chữ, quan sát tranh điền vần… các em sẽ
được “học mà chơi, chơi mà học”.
VD: Bài 38: eo-ao (Tiếng Việt 1- Tập 1-Trang 78)
- Tạo slide có hình ảnh chứa tiếng, từ có vần mới.
- Tổ chức cho HS quan sát tranh, điền vần cho phù hợp: eo hay ao

Quả t…

dưa l……


14


HS tìm vần phù hợp để điền: “quả táo”, ”dưa leo” GV tạo hiệu ứng để đổ
màu vần eo cho HS dễ nhận thấy đồng thời giới thiệu thêm cho các em về tác
dụng và ích lợi quả táo và quả dưa leo.
Từ phần mở rộng, nâng cao kiến thức cho HS đồng thời bồi dưỡng HS tốt
ngay trong từng bài học. Khi ứng dụng CNTT vào giờ học sẽ trở nên nhẹ nhàng,
thu hút được các em vào hoạt động học tập một cách chủ động, say mê, các em
sẽ u thích mơn học và học bài tốt hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Qua quá trình áp dụng thử nghiệm sáng kiến kinh nghiệm: “Ứng dụng
CNTT vào dạy vần mới và rèn kĩ năng đọc hiểu từ ứng dụng trong dạy Học
vần lớp 1” tôi thấy đạt được một số kết quả sau:
- HS nắm được cấu tạo vần, tiếng, từ rất tốt đây là cơ sở để các em đọc câu,
đọc đoạn, bài Tập đọc và các văn bản khác.
- Khi các em nắm vững được cấu tạo của vần, tiếng, từ các em sẽ làm tốt
các bài tập dạng: tìm tiếng trong bài có vần.., tìm tiếng ngồi bài có vần.., nói
câu chứa tiếng có vần… trong các bài Tập đọc ở học kì 2.
- Từ chỗ nắm chắc được cấu tạo của vần, tiếng, từ các em viết bài rất tốt.
- Các em rất thích thú tham gia học tập một cách chủ động, tích cực. Tiết
học trở nên sinh động hấp dẫn thu hút được học sinh.
- Từ các hình ảnh trực quan học sinh được mở rộng thêm sự hiểu biết về
thiên nhiên, đất nước, các phong tục tập quán truyền thống của người dân Việt
Nam.
- GV lên lớp nhẹ nhàng, không cần sử dụng bộ đồ dùng bằng chữ, tranh,
ảnh trong quá trình dạy học.
- Quy trình tiết Học vần tương đối thống nhất nên thuận tiện cho việc thiết

kế giáo án điện tử.
Qua một thời gian thử nghiệm trên lớp 1A trong năm học 2017 - 2018 do
tôi phụ trách, kết quả thu được của phần Học vần nói riêng và mơn Tiếng Việt
nói chung thu được kết quả như sau:
Sĩ số
24 hs

HS nhận diện vần
mới và đọc từ ứng
dụng tốt
SL

Tháng
2/2018

13

HS nhận diện vần
mới và đọc từ ứng
dụng đạt yêu cầu

tỉ lệ

SL

tỉ lệ

54,2

10


41,6

HS nhận diện vần
mới và đọc từ ứng
dụng chưa đạt yêu
cầu
SL
tỉ lệ
1

4,2

Từ kết quả đạt được trên, cho thấy số học sinh nói nhận diện vần mới và
đọc từ ứng dụng đạt kết quả rất tốt. Như vậy việc thực hiện: "Ứng dụng CNTT
vào dạy vần mới và rèn kĩ năng đọc hiểu từ ứng dụng trong dạy Học vần lớp

15


1". của phân mơn Học vần - Tập đọc nói riêng và mơn Tiếng Việt nói chung sẽ
được nâng cao rõ rệt và đạt hiệu quả tốt.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trong môn Tiếng Việt lớp 1 phần Học vần là một phần rất quan trọng. Nó
là cơ sở là tiền đề để các em học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
Khi các em nắm được các phụ âm đầu, thuộc hết các vần…thì các em sẽ đọc bài
và viết bài một cách dễ dàng. Đây là điều kiện để các em học tốt các lớp trên.
Từ khi ứng dụng CNTT vào dạy Học vần. HS học bài một cách sôi nổi,
hứng thú, say mê học tập. Hiệu quả từ tiết học mang lại rất cao. Tiết học trở nên

nhẹ nhàng. Sự gần gũi giữa cơ và trị ngày càng thân thiết hơn. HS bạo dạn, tự
tin hơn trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. Hiệu quả
từ tiết học mang lại làm tôi phấn khởi rất nhiều. Bước đầu việc làm của tơi đã
mang lại kết quả. Nó giúp tôi tự tin hơn trong công việc cũng như trong việc đổi
mới phương pháp dạy học. Từ đó tơi rút ra một số kinh nghiệm nhỏ như sau:
- Mỗi thầy cơ giáo cần thấy rõ trách nhiệm của mình làm sao phải tích cực
trau dồi kiến thức về CNTT để đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao
chất lượng dạy học, tạo sự gần gũi hơn đối với các em học sinh.
- Lựa chọn PP, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng HS
của mình và đặc điểm tình hình của địa phương.
- Tự bản thân GV phải có tinh thần học hỏi: “Học thầy không tày học bạn”.
Bản thân tôi khi tiến hành ứng dụng CNTT vào dạy học vần lớp 1 tôi cũng gặp
rất nhiều khó khăn nhưng tơi cũng cố gắng khắc phục bằng cách học hỏi từ ban
giám hiệu, đồng nghiệp... để mở rộng thêm sự hiểu biết cho bản thân.
3.2. Kiến nghị:
Để ứng dụng CNTT vào giảng dạy được đồng bộ trong các trường Tiểu
học. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:
- Đội ngũ GV có vai trò quyết định nhất trong việc ứng dụng các thành tựu
của CNTT vào trường Tiểu học.
- Tập huấn ứng dụng CNTT về sử dụng phần mềm dạy học để dạy các bộ
mơn cụ thể. Nên có các khóa tập huấn ngắn hạn cho các giáo viên nòng cốt của
các trường Tiểu học. Sau đó triển khai mở rộng dần số lượng giáo viên cũng như
số lượng trường có ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Nhà trường và phụ huynh học sinh cần tạo điều kiện để đầu tư về cơ sở
vật chất như máy tính xách tay, máy chiếu, máy photocopy, máy scan, máy
ảnh,...
Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện Ứng dụng
CNTT vào dạy vần mới và rèn kĩ năng đọc hiểu từ ứng dụng trong dạy Học
16



vần lớp 1 nhằm nâng cao hiệu quả trong phần Học vần lớp 1cũng như trong
mơn Tiếng Việt nói chung. Do vừa làm vừa học hỏi để rút kinh nghiệm cho nên
khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tơi rất mong được sự quan tâm
đóng góp ý kiến từ Ban Giám Hiệu nhà trường cũng như các đồng nghiệp để
tôi rút kinh nghiệm và làm tốt hơn trong các năm sau.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nga Vịnh, ngày 23 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan trên đây là SKKN mà
bản thân tôi đã tự viết. Không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết:

Mai Thị Mùi

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học.
(Nhà xuất bản giáo dục)
- Sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1, tập 2 (Nhà xuất bản giáo dục )
- Sách giáo viên Tiếng Việt tập 1, tập 2 (Nhà xuất bản giáo dục)
- GDTH (v/v Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp tiểu học)
- Sách thiết kế bài giảng Tiếng Việt 1.
- Chỉ thị 29/2001/CT-Bộ GD&ĐT

- Thông tư 22: 2016/TT- BGD&ĐT.
- Tập tranh dạy Tiếng Việt 1 BGD & ĐT.

18


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA VỊNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY VẦN
“ỨNG
CÔNG
NGHỆĐỌC
THÔNG
TIN
DẠY
VẦN
MỚIDỤNG
VÀ RÈN
KỸ NĂNG
HIỂU
TỪVÀO
ỨNG
DỤNG
MỚI VÀ RÈNTRONG
KỸ NĂNG
ĐỌC

HIỂU
TỪ
ỨNG
DẠY
HỌC
VẦN
LỚP
1ADỤNG TRON
DẠY HỌC
1AVỊNH
TRƯỜNG
TIỂUVẦN
HỌCLỚP
NGA
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA VỊNH”

Người thực hiện: Mai Thị Mùi
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Vịnh
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

Người thực hiện: Mai Thị Mùi
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nga Vịnh
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ *

THANH HOÁ NĂM 2018


19


SỞ
GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO
TẠO THANH
HỐ *
PHỊNG
GD&ĐT
....(TRƯỜNG
THPT....)**

PHỊNG GD&ĐT ....(TRƯỜNG THPT....)**
(*Font Times New Roman, cỡ 16, đậm, CapsLock;
(*Font
Times
NewNew
Roman,
cỡ 16,
CapsLock;
** Font
Times
Roman,
cỡđậm,
15,CapsLock)
** Font Times New Roman, cỡ 15,CapsLock)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG

KINHcỡ
NGHIỆM
(Font
TimesKIẾN
New Roman,
15, CapsLock)

(Font Times New Roman, cỡ 15, CapsLock)

TÊN ĐỀ TÀI
TÊN
ĐỀ TÀI
(Font Times New
Roman,
cỡ 16-18, CapsLock)

(Font Times New Roman, cỡ 16-18, CapsLock)

Người thực hiện: Nguyễn Văn A
Ngườivụ:
thựcGiáo
hiện:
Nguyễn Văn A
Chức
viên
Chứcvịvụ:
Giáo
Đơn
cơng
tác:viên

Trường THCS B
Đơn
vị
cơng
tác:
THCS
B
SKKN thuộc lĩnh Trường
mực (mơn):
Tốn
lĩnh mực
(Font Times NewSKKN
Roman,thuộc
cỡ 15, đậm,
đứng;(mơn):
mục ĐơnTốn
vị cơng tác chỉ ghi đối

Timesthuộc
New Roman,
15,cấp
đậm,
mụccác
Đơncấp/bậc
vị côngkhác
tác chỉ
ghi đối
với(Font
các SKKN
các bậc cỡ

MN,
THđứng;
và THCS,
không
ghi)
với các SKKN thuộc các bậc MN, cấp TH và THCS, các cấp/bậc khác khơng ghi)

THANH HỐ NĂM ……
(Font Times New Roman, cỡ 14, CapsLock)

20


THANH HOÁ NĂM ……

21



×