Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng phân môn LTVC cho HS lớp 4 ở trường TH thiệu khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 21 trang )

Mục lục
Nội dung

Trang
1
2
2
2
2
2
3

Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung .
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng
2.2.1. Thuận lợi
2.2.2. Khó khăn
2.2.3. Nguyên nhân

2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1.Giáo viên cần làm tốt công tác chuẩn bị
2.3.2. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong
mỗi tiết học
2.3.3. Vận dụng linh hoạt và hiệu quả một số phương pháp và kỹ
thuật dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4.


2.2.4. Sử dụng cách đánh giá thường xuyên học sinh một cách hiệu
quả.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận – kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

3
3
3
3
4
5
5
8
9
16
16
16
16
17
18

1. Mở đầu
1


1.1. Lí do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết mục tiêu trường Tiểu học là giáo dục toàn diện cho trẻ
từ 6 đến 11 tuổi, có những hiểu biết cơ bản về: Khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Thực hiện chủ trương dạy đủ môn ở trường
Tiểu học, ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học trong
tất cả các môn học nói chung. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ
cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao.
Môn Tiếng Việt rất quan trọng đối với học sinh cấp bậc tiểu học nói chung,
ở lớp tôi nói riêng. Nếu học tốt bộ môn này nó sẽ giúp các em học tốt hơn các
phân môn của bộ môn Tiếng Việt như: Nó sẽ giúp thêm cho môn Tập làm văn,
về câu văn sẽ trau chuốt hơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, biết sàng
lọc để đưa hình ảnh hay vào trong bài. Nó còn giúp cho bộ môn chính tả như
viết đúng. Trong bộ môn kể chuyện, các em sẽ biết cách kể hay, hấp dẫn người
nghe. Học tốt bộ môn này nó còn giúp cho việc học và nắm bắt kiến thức các
môn học khác một cách dể dàng hơn.
Trong bộ môn Tiếng Việt thì phân môn Luyện từ và câu có một nhiệm vụ
đó là cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về viết Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng
dùng từ đặt câu (nói- viết), kĩ năng đọc cho học sinh, cụ thể là:
1- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ
bản về từ và câu.
2- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
3- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu,
có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu đối với
học sinh, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp nâng
cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4 Trường Tiểu học Thiệu
Khánh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài này mục đích nghiên cứu chính là tìm ra một số phương pháp
dạy học, giải pháp thích hợp nhất trong quá trình dạy các dạng bài tập Luyện từ

và câu lớp 4. Từ đó vận dụng linh hoạt vào hướng dẫn rèn kỹ năng làm các dạng
bài tập Luyện từ và câu cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
Nghiên cứu về nội dung, kiến thức chương trình, phương pháp dạy
học luyện từ và câu lớp 4 để nâng cao chất lượng phân môn luyện từ và câu
đối với học sinh lớp 4B, trường Tiểu học Thiệu Khánh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp đặt vấn đề.
- Phương pháp thực hành.
2


- Phương pháp trò chơi.
2. nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là: Hình thành và phát triển ở học
sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp
trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Trong chương trình “ Luyện từ và
câu lớp 4” không những cung cấp cho học sinh vốn từ ngữ, giải nghĩa từ, kỹ
năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu mà còn được luyện tập, thực hành sử
dụng từ ngữ cung cấp, phát triển kĩ năng sử dụng từ cho học sinh . Các em thích
diễn đạt, thích vận dụng từ ngữ hay để nói, viết… Tuy nhiên tư duy các em phát
triển chưa hoàn thiện, các em chưa hiểu hết nghĩa của từ, chưa nắm chắc kiến
thức tiếng Việt. Vì vậy, việc giúp các em hình thành và phát triển kỹ năng tiếng
Việt là rất quan trọng. Các em nắm chắc kiến thức từ ngữ và cấu trúc câu để học
tốt môn tiếng Việt và các môn học khác, là cơ sở, nền tảng cho học tập các bậc
học trên. Mặt khác, thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các

thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về
Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về
văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam trong giai đoạn mới.
Phân môn Luyện từ và câu ®ãng vai trß rÊt lín trong viÖc thùc
hiÖn c¸c môc tiªu giáo dục ®ã.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
2.2.1. Thuận lợi

Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho công tác giảng dạy, thường
xuyên tổ chức các chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi về kinh
nghiệm, phương pháp, hình thức dạy học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.
Giáo viên trong trường đều có trình độ chuyên môn cao, đạt chuẩn và trên
chuẩn. Giáo viên là người có tay nghề, có đầy đủ SGK, sách hướng dẫn, tài liệu.
Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, yêu nghề, có năng lực sư phạm.
Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo. Lớp học được trang bị
tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất như: bàn ghế hợp qui chuẩn, bảng từ, thiết bị
chiếu sáng đầy đủ. Phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 nhìn chung ngắn gọn, cụ
thể đã được giảm bớt nhiều so với chương trình Từ ngữ - Ngữ pháp của lớp 4
trước đây, phân môn đã chỉ rõ 2 dạng bài đó là: Bài lý thuyết và bài tập thực
hành với định hướng rõ ràng.
- Học sinh có đầy đủ đồ dùng học tập, sách giáo khoa
- Hầu hết các em học sinh đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, chú ý nghe
giảng, ý thức học tập tốt.
2.2.2. Khó khăn

- Phân môn Luyện từ và câu là phân môn khó dạy nhất trong các phân môn

của môn Tiếng việt.
- Trình độ của học sinh không đồng đều, vốn từ của học sinh còn hạn chế.
3


- Kiến thức về từ vựng, ngữ nghĩa học của một số giáo viên ít nhiều còn
hạn chế nên bộc lộ những sơ xuất khi dạy phân môn luyện từ và câu.
- Giáo viên đôi lúc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học chưa phù hợp vói
dạng bài, việc phân chia thời lượng lên lớp ở môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt
động của cô- trò có lúc thiếu nhịp nhàng, nặng tính hình thức.
- Do điều kiện kinh tế một số phụ huynh phải đi làm ăn xa cả năm để con ở
nhà với ông bà già yếu không kèm cặp được cho các cháu học hành. Ông bà chỉ
còn một cách duy nhất là “Trăm sự nhờ nhà trường, nhờ cô giáo”. Đây là lý do
không nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của phân môn Luyện từ và
câu.
- Có một số học sinh chưa thật sự chú trọng khi học môn Tiếng Việt nói
chung, môn Luyện từ và câu nói riêng. Trong tâm tưởng của các em và một số
phụ huynh học sinh đều hướng cho con em học môn Toán nhiều hơn mà chưa
thật sự chú trọng môn Tiếng Việt, coi nhẹ môn Tiếng Việt, cho rằng, các em chỉ
cần đọc được, viết được là được. Chính vì vậy nhiều học sinh không hứng thú
với môn học, thờ ơ với môn học và lệ thuộc vào các loại sách tham khảo, sách
bồi dưỡng, sách bài tập có sẵn đáp án, không chịu khó học, suy nghĩ hay chú
tâm vào môn học, nhất là đối với phân môn Luyện từ và câu. Do đó các em chưa
thật sự hứng thứ với môn học này.
Tôi đã đưa ra bài khảo sát đầu năm như sau:
Bài 1: Dùng dấu gạch chéo tách từ láy, từ ghép trong đoạn văn sau:
Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới…Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi
mà như nhảy nhót.
Bài 2: Xếp các từ có tiếng nhân ( nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân,
nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài) thành hai nhóm:

a. Từ có tiếng nhân có nghĩa là người:
b. Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người :
Bài 3: Em hãy đặt một câu với từ ngay thẳng.
Theo kết quả khảo sát lần thứ nhất, vào tuần 4 (cuối tháng 9) kết quả tôi
thu được như sau :
K
Q
TSHS
30

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

3


10%

16

53,3%

11

36,7%

Sau khi kiểm tra khảo sát, tôi nhận thấy rằng trong bài làm của học sinh
chưa hoàn thành còn mắc nhiều lỗi, cách phân biệt từ ghép, từ láy còn chưa rõ
ràng, nhầm lẫn, chưa đúng theo yêu cầu đề bài. Khi xác định cấu tạo từ học sinh
còn gặp khó khăn trong những trường hợp mà nghĩa của từ hoặc dấu hiệu hình
thức không rõ ràng. Các em chưa nắm chắc nghĩa của từ, dùng từ đặt câu chưa
phù hợp. Chất lượng học sinh chưa hoàn thành còn nhiều, số học sinh Hoàn
thành tốt chưa cao.
2.2.3. Nguyên nhân :

- Vì cho rằng phân môn Luyện từ và câu là môn học khô khan, không gây
được hứng thú với học sinh. Bên cạnh đó sự tập trung của học sinh lại chưa bền
4


vững, khả năng tập trung chưa cao, hay nóng vội, khả năng ngôn ngữ còn thấp
cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng môn học.
- Mặc dù học sinh có đủ sách vở học tập nhưng nhiều em không chịu học
mà phụ thuộc hoàn toàn vào sách có đáp án được in, bán sẵn.
- Cha mẹ học sinh không kịp thời khuyến khích, động viên con em học tập.
Thời gian dành cho việc học ở nhà còn ít. Đa số phụ huynh học sinh lại có

nguyện vọng cho con em học thiên về môn Toán nhiều hơn.
- Bên cạnh đó còn một bộ phận học sinh do bị hổng kiến thức từ lớp dưới,
do khả năng tiếp thu bài hạn chế. Từ những tồn tại nêu trên tôi đã trăn trở, luôn
suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến chất lượng môn Luyện từ và câu. Mặc
dù trong giảng dạy phân môn này có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó
khăn. Song khó khăn nào cũng có hướng giải quyết, thuận lợi nào đều có thể
phát huy được. Được sự hỗ trợ và giúp đỡ của đồng nghiệp, của lãnh đạo nhà
trường, thông qua cuộc họp Cha mẹ học sinh đầu năm học tôi mạnh dạn đề ra
một số biện pháp khắc phục, cách dạy phù hợp với nhận thức của học sinh nhằm
giúp học sinh có hứng thú với môn học và nắm bắt bài một cách tốt hơn, nâng
cao chất lượng, hiệu quả của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4B trường Tiểu
học Thiệu Khánh, năm học 2017 - 2018.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
Qua thực tế giảng dạy bản thân rút ra một số giải pháp để nâng cao chất
lượng dạy phân môn luyện từ và câu lớp 4 như sau::
2.3.1Giáo viên cần làm tốt công tác chuẩn bị
* Nắm vững qui trình dạy luyện từ và câu ở lớp 4.
Để dạy phân môn luyện từ và câu lớp 4 đạt hiệu quả cao, giáo viên cần nắm
vững qui trình dạy hai dạng bài lí thuyết và bài thực hành.
Cách dạy theo 2 dạng bài lí thuyết và bài thực hành như sau:
Quy trình dạy bài lí thuyết

Quy trình dạy bài thực
hành
1. Củng cố kiến thức:
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn thực hành theo
nội dung, yêu cầu của bài
- Củng cố, dặn dò: Khắc sâu

nội dung bài.

1. Củng cố kiến thức:
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hình thành khái niệm
+ Phân tích ngữ liệu
+ Ghi nhớ kiến thức
- Hướng dẫn luyện tập
- Củng cố, dặn dò: Chốt lại
những kiến thức, kỹ năng cần nắm
vững.
- Nhận xét tiết học.
* Nghiên cứu kỹ và xác định nội dung trọng tâm của bài theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng
Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản của từng bài học trong SGK và
những mục tiêu cần đạt của yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng. Tuỳ theo đặc
điểm của từng bài học mà xây dựng kế hoạch bài học cho phù hợp. Song, cho dù
5


thế nào cũng cần có đầy đủ các hoạt động lớp và tổ chức các hoạt động đó một
cách phong phú, phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức cho phù hợp
với nội dung của bài dạy và chủ điểm của bài đó.
* Lập kế hoạch bài học :
Để có kết quả cao trong tiết dạy Luyện từ và câu giáo viên cần lập kế hoạch
bài học chu đáo, cẩn thận chuẩn bị về mọi mặt cho tiết dạy. Vì vậy việc lập kế
hoạch bài học của giáo viên phải lôgíc, tích hợp đầy đủ các nội dung dạy học,
phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu, cũng như qui trình một bài dạy sao cho phù
hợp. Khi lập kế hoạch bài học, giáo viên phải đặt ra những tình huống trong giờ

học ngoài dự kiến của mình để kịp thời xử lí, đồng thời tạo cho giờ học sinh
động, hấp dẫn. Việc làm này phải diễn ra trước khi thi công bài dạy trên lớp học.
Phát huy ý thức học tập của học sinh từ đó bồi dưỡng hứng thú học tập cho
học sinh qua các bài học.
Làm cho học sinh ý thức được ích lợi của việc học để tạo động cơ học tập.
Cho nên ở mỗi tiết dạy người giáo viên đều cần hướng đến việc hình thành và
duy trì hứng thú cho học sinh. Dạy Luyện từ và câu chính là dạy cho các em
kiến thức về từ ngữ và ngữ pháp nhưng giáo viên cần đưa ra một số thủ pháp
dạy học, hình thức dạy học phù hợp với sở thích của các em, đó chính là các trò
thi đố, các trò chơi để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học, giảm bớt sự
căng thẳng, nhàm chán. Khi lập kế hoạch bài học, giáo viên cần lưu ý:
- Lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học phù hợp:
Giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học sẽ làm cho lớp
học sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học một
cách tốt hơn, nắm vững nội dung của bài học. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải
có dự kiến về các câu trả lời của học sinh và các tình huống sư phạm có thể xảy
ra trong mỗi hoạt động từ đó có biện pháp giải quyết, điều chỉnh kịp thời. Việc
tổ chức các hoạt động học tập có tác dụng rất lớn đến việc giảng dạy phân môn
Luyện từ và câu, giúp học sinh biết quý trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt từ đó hình thành cho các em nhân cách sống và kĩ năng sống.
Có thể sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy .
Đó là các hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, trò chơi, trao đổi nhóm, đàm
thoại gây hứng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu.
VD: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ Ước mơ (tuần 9) Trang 87
Bài tập 2: Tổ chức trò chơi:” Truyền điện”
Tìm thêm những từ cùng nghĩa với “ước mơ”
- HS 1 tìm từ bắt đầu từ tiếng “ước”: ước ao, …
- HS 2 tìm từ bắt đầu từ tiếng ‘‘mơ’’: mơ mộng, ...
- HS 3 tìm từ bắt đầu từ tiếng “ước”: ước mong, ...
- HS 4 tìm từ bắt đầu từ tiếng ‘‘mơ’’: mơ ước, ...

BT 3 : Nêu yêu cầu viết thêm những từ : đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho
nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng... vào sau từ ước mơ thể hiện sự đánh giá :
+ HS thảo luận nhóm 4.
- Đánh giá cao: ước mơ đẹp, ước mơ chính đáng, ước mơ cao cả, ước mơ
lớn, ước mơ đẹp đẽ.
- Đánh giá không cao: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ.
6


- Đánh giá thấp: ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột, ước mơ viển vông, ước mơ tầm
thường.

BT 4: Nêu VD về 1 loại ước mơ nói trên.
Bài này cho học sinh làm việc cá nhân.
VD: + Ước mơ được đánh giá cao: Đó là những ước mơ vươn lên làm
những việc có ích cho mọi người như:
- Ước mơ học giỏi để trở thành bác sĩ/ kĩ sư…
- Ước mơ chinh phục vũ trụ…
+ Ước mơ được đánh giá không cao: Đó là những ước mơ giản dị, thiết
thực, có thể thực hiện được không cần nỗ lực lớn:
- Ước mơ có truyện đọc/ có xe đạp/ có một đồ chơi…
+ Ước mơ bị đánh giá thấp: Đó là những ước mơ phi lí, không thể thực hiện
được hoặc là những ước mơ ích kỉ, có lợi cho bản thân nhưng gây hại cho người
khác:
- Ước mơ được xem ti vi suốt ngày/ ước không phải học mà vẫn được cô
giáo nhận xét tốt.
- Ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của vợ ông lão đánh cá.
- Ước mơ tầm thường – ước được ăn dồi chó – Ba điều ước.v.v…
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy, đồ dùng học tập
Vì đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học là tư duy cụ thể, dựa vào

những trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể nên giáo viên cần tận dụng
và sử dụng một cách triệt để các đồ dùng và trang thiết bị dạy học. Với đối
tượng học sinh tiếp thu bài chậm, khả năng tư duy trừu tượng thấp do đó cần
tăng cường, hỗ trợ các em về khả năng tư duy bằng hình ảnh, bằng âm thanh…
bằng trực quan sinh động sẽ giúp các em tiếp thu bài tốt hơn, hiệu quả hơn.
Đặc biệt, để giờ học gây hứng thú học tập cho học sinh giáo viên nên ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học
Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học để giao nhiệm vụ cho học
sinh chuẩn bị thêm đồ dùng, dụng cụ học tập. Các em có thể tự tìm tòi, tự làm
lấy để trở thành đồ dùng học tập hữu ích. Quá trình tự chuẩn bị này sẽ giúp học
sinh chủ động , hứng thú hơn với môn học, tiếp thu bài tốt hơn .
Ví dụ: Khi dạy bài: “ Danh từ chung và danh từ riêng”
GV nên sử dụng công nghệ thông tin đưa một số danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử, một số địa danh ở địa phương, trong tỉnh, trong nước, một số danh
lam thắng cảnh, địa danh nổi tiếng trên thế giới lên màn hình máy chiếu cho học
sinh quan sát. Ngoài ra, giáo viên có thể giao việc cho học sinh về nhà sưu tầm
tranh ảnh về một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, một số địa danh ở địa
phương, trong tỉnh, trong nước, một số danh lam thắng cảnh, địa danh nổi tiếng
trên thế giới cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn gây hứng thú học tập cho
học sinh.
- Phân chia đối tượng học sinh theo mức độ.
Đổi mới phương pháp dạy học là phải phát huy tính tích cực của học sinh,
giáo viên cần chú ý đến mọi đối tượng học sinh, vì vậy có thể phân chia học sinh
7


ra nhiều mức độ để có phương pháp dạy thích hợp. Muốn phát huy được tính
tích cực chủ động của học sinh người giáo viên phải có hệ thống câu hỏi trong
mỗi bài thật cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể.
Giáo viên cần chú ý đến mọi đối tượng học sinh trong giờ học để cho tất cả

các em đều được nói, đều được làm việc phù hợp với khả năng tư duy.
- Phân bố thời gian học tập cho từng hoạt động dạy học hợp lý.
Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, việc
phân bố thời gian học tập cho học sinh một cách hợp lí cũng là một yếu tố quan
trọng của sự thành công. Người giáo viên phải biết phối kết hợp nhịp nhàng các
hoạt động dạy học và phân chia thời gian của từng hoạt động đó phù hợp trong
mỗi tiết học, mỗi bài học cụ thể. Tránh tình trạng hết tiết học mà không hết bài
hoặc ngược lại tạo cơ hội cho học sinh không làm việc. Điều này cũng giúp ích
cho học sinh trong việc tự phân bố thời gian học ở nhà hợp lí, mang lại hiệu quả
2.3.2. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong mỗi
tiết học
* Thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực và tốt đẹp :
Giữa cô và trò, giữa các trò với nhau cũng sẽ tạo được hứng thú học tập cho
học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái
hữu nghị trong giờ học sẽ tạo hứng thú cho cả cô và trò. Vì vậy, bên cạnh việc
giáo dục tính mục đích kỉ luật, ý thức về trách nhiệm v.v…cho học sinh, với mỗi
giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường phải là người tổ chức cuộc sống ở
trường thật hấp dẫn, tạo niềm vui, phải phấn đấu sao cho Mỗi ngày các em đến
trường là một ngày vui. Mỗi học sinh sẽ luôn mong muốn phải là người được
hạnh phúc ngay ngày hôm nay. Bởi vậy, giáo viên phải thường xuyên tìm hiểu
học sinh muốn việc học diễn ra như thế nào? cái gì làm các em thích? cái gì làm
các em không thích? để có thể tổ chức quá trình dạy học như các em mong đợi.
Trong quá trình dạy học người giáo viên cần chú trọng vào mặt thành công
của trẻ, nhìn nhận các em theo cách nhìn: em nào cũng ngoan, em nào cũng
giỏi, em nào cũng cố gắng. Chỉ có em này ngoan, hoàn thành tốt, cố gắng nhiều
hơn, em kia ngoan, hoàn thành, cố gắng ít hơn mà thôi. Bên cạnh đó giáo viên là
người luôn nâng đỡ, khích lệ, thông cảm chú trọng vào mặt thành công của các
em, đề cao tính sáng tạo của các em. Đôi lúc cô giáo cũng cần tỏ ra ngạc nhiên,
vui sướng, tôn trọng những sáng tạo của các em dù là rất nhỏ, giúp các em tự
phát hiện ra chân lí. Sau cùng là cách kiểm tra đánh giá của cô giáo đối với các

em. Việc đánh giá trong dạy học đòi hỏi phải nghiêm khắc nhưng không có
nghĩa là khắt khe và quá chặt chẽ. Khi nhận xét bài làm của các em giáo viên
nên có những lời động viên khéo léo để khích lệ các em cố gắng hơn ở những
bài làm tiếp theo.Giáo viên phải là người luôn thắp sáng ước mơ cho các em. Có
thể đặt ra câu hỏi ‘‘Cần đặt ra yêu cầu gì với các em để đánh giá hợp lí nhằm
khuyến khích, học sinh học tốt hơn?’’. Thành quả mà các em thấy được qua sự
học tập của mình được thể hiện bằng những lời nhận xét, đánh giá tốt, gần gũi,
thân tình của cô giáo . Để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh cũng là một
nghệ thuật trong quá trình dạy học của người giáo viên. Tạo hứng thú cho học
sinh trong học tập cũng chính là làm cho các em thấy hạnh phúc trong học tập,
bởi vì học là hạnh phúc không chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại mà hạnh
8


phúc còn nằm ngay trong chính sự học từ đó mà các em nâng cao ý thức trong
học tập.
Giáo viên cũng cần tranh thủ sự trao đổi thông tin, học hỏi lẫn nhau giữa
học sinh với học sinh. Đôi khi qua cách nói nôm na của bạn bè lại giúp cho đối
tượng học sinh yếu thấy đơn giản và dễ hiểu hơn. Chẳng phải “Học thầy không
tày học bạn” đó sao. Giao cho học sinh hoàn thành tốt thường xuyên kèm cặp
học sinh chưa hoàn thành cùng hưởng ứng thi đua “Đôi bạn cùng tiến”. Cùng
nhau tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các giờ chơi, giờ chào cờ,
các cuộc tọa đàm, trao đổi, sinh hoạt, các em sẽ thấy thích thú và tự giác tích luỹ
được vốn từ, vốn kiến thức cho mình.
VD: Qua bài Mở rộng vốn từ Đồ chơi – Trò chơi các em cũng thấy được
những trò chơi nào có lợi, những trò chơi nào có hại, nên tránh.
Thông qua các cuộc tọa đàm trao đổi đó, các em sẽ học được ở bạn bè để
đặt câu hỏi một cách lịch sự, tránh hỏi trống không hoặc những câu hỏi tò mò
thiếu tế nhị. Biết giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị với mọi người
xung quanh.

2.3.3. Vận dụng linh hoạt và hiệu quả một số phương pháp và kỹ thuật dạy
học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4.
* Phương pháp vấn đáp (nêu câu hỏi)
Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường kĩ năng suy nghĩ, tư duy
sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như
kinh nghiệm đã có của học sinh. Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi
kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn.
Yêu cầu khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội
dung bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ dàng phù hợp với mọi đối tượng
học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ sau
đó cho học sinh trả lời, các em khác nhận xét bổ sung. Phương pháp này phù
hợp với cả hai loại bài lí thuyết và thực hành.
VD: Khi dạy bài Danh từ (tuần 5) mục đích của bài là học sinh phải nắm
được Danh từ là gì?
- Giáo viên đưa ra ví dụ:
Bài : Truyện cổ nước mình
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
LÂM THỊ MỸ DẠ
Câu hỏi 1: Em hãy tìm những từ chỉ sự vật trong đoạn thơ?
Dòng 3: Cơn nắng, cơn mưa
Dòng 4: Con sông, rặng dừa
9



Dòng 5: cha ông
Dòng 8: Ông cha.
Câu hỏi 2: Hãy sắp xếp các từ vừa tìm được vào từng nhóm sau cho thích hợp:
- Từ chỉ người
: Ông cha- Cha ông
- Từ chỉ vật
: sông, dừa, chân trời.
- Từ chỉ hiện tượng : mưa, nắng
- Từ chỉ đơn vị
: Cơn, con, rặng.
Câu hỏi 3: Những từ đó thuộc loại từ gì? (Danh từ)
Câu hỏi 4: Vậy danh từ là gì? (Danh từ là những từ chỉ sự vật: người, vật hiện
tượng hoặc đơn vị).
Như vậy, qua 4 câu hỏi gợi mở cho các em hình thành một khái niệm ngữ
pháp mà nội dung của bài đề ra.
Tóm lại: Phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả tiết học
và phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh.
* Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề là cách mà giáo viên đưa ra những
tình huống gợi vấn đề điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, tự giác hoạt động,
trực tiếp chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề thông qua đó mà kiến tạo tri
thức, rèn luyện kĩ năng.
Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề
của thực tiễn. Nâng cao kĩ năng phân tích và khái quát từ tình huống cụ thể và
khả năng độc lập cũng như khả năng hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề.
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần chuẩn bị trước câu hỏi sao cho
phù hợp với mục đích, yêu cầu và nội dung của bài đảm bảo tính sư phạm, đáp
ứng với các đối tượng học sinh, giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức để giải
quyết vấn đề mà học sinh đưa ra.

VD: Khi dạy bài mở rộng vốn từ “Đồ chơi- trò chơi” (tuần 16)
Giáo viên đưa ra một số thành ngữ - tục ngữ sau: “Chơi với lửa”, “Ở chọn
nơi, chơi chọn bạn”, “Chơi diều đứt dây”, “Chơi dao có ngày đứt tay”, hãy
chọn câu thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn:
a) Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.
b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ
mình gan dạ.
- Với tình huống (a) các em có thể chọn thành ngữ tục ngữ: “Ở chọn nơi,
chơi chọn bạn”. Nhưng với tình huống (b) các em có thể chọn 1 hoặc 2 thành
ngữ tục ngữ như:“Chơi với lửa” hoặc “Chơi dao có ngày đứt tay” đều được.
Tóm lại: Với phương pháp này người giáo viên cần hiểu rằng trong từng
tình huống cụ thể sẽ có nhiều cách giải quyết hay, thích hợp để học sinh có thể
ứng dụng vào trong học tập, trong cuộc sống.
* Phương pháp trực quan
Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học trong đó giáo viên có sử
dụng các hình ảnh trực quan nhằm giúp học sinh có biểu tượng đúng về sự vật
và thu nhận được kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung bài học một cách
thuận lợi.
10


Thu hút sự chú ý và giúp học sinh hiểu bài, ghi nhớ bài tốt hơn, học sinh có
thể khái quát nội dung bài và phát hiện mối liên hệ của các đơn vị kiến thức.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo nội dung cần truyền đạt.
VD: Khi dạy bài “Đồ chơi – Trò chơi” (tuần 15)
Giáo viên đưa ra 6 bức tranh trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 (trang 147) để
tìm ra các từ ngữ chỉ tên đồ chơi – trò chơi mà các em được mở rộng trong bài
học.
Bức tranh 1: HS tìm từ chỉ đồ chơi: Diều – Trò chơi: thả diều.
Bức tranh 2: đồ chơi: đèn ông sao, trống cơm, đầu sư tử – trò chơi: múa

lân, rước đèn, đánh trống.
Bức tranh 3: đồ chơi: dây, nồi xoong, búp bê – trò chơi: nhảy dây, nấu ăn,
cho bé ăn bột…
Bức tranh 4: đồ chơi: máy tính, bộ xếp hình – trò chơi: điện tử, xếp hình.
Bức tranh 5: đồ chơi: dây, súng ná - trò chơi: kéo co. bắn súng.
Bức tranh 6: đồ chơi: khăn – trò chơi: bịt mắt bắt dê…
Tóm lại: Sử dụng phương pháp trực quan giảng giải khi dạy phân môn
Luyện từ và câu là rất quan trọng vì sẽ khai thác được triệt để các kênh hình của
bài học, nhờ đó mà giáo viên giúp học sinh nắm bài một cách tốt hơn.
* Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn tổ chức
của giáo viên từ đó rút ra bài học. Giúp học sinh tìm tòi huy động vốn kiến thức
cũ của mình ra kiến thức mới. Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện kiến thức
(về nội dung và hình thức thể hiện).
VD: Khi dạy bài “Từ đơn và từ phức”, tiến hành như sau:
Bước 1: Cho học sinh đọc phần nhận xét: Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ
được phân cách bằng một dấu gạch chéo:
Nhờ / bạn / giúp đỡ /, lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hanh /
là / học sinh / tiên tiến /.
Các em sẽ tìm được :
1. Hãy chia các từ sau thành 2 loại:
- Từ chỉ gồm một tiếng ( từ đơn) . M: nhờ
- Từ gồm nhiều tiếng ( từ phức) . M: giúp đỡ
2. Theo em:
- Tiếng dùng để làm gì?
- Từ dùng để làm gì?
Bước 2: Phân tích:
H: Câu (1) Học sinh chia 14 từ tành 2 nhóm
- Từ chỉ gồm một tiếng ( từ đơn) : nhờ, bạn, lại. có, chí, nhiều, năm, liền,
Hanh, là.

- Từ gồm nhiều tiếng ( từ phức) : giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
H: Câu (2) Tiếng dùng để làm gì? Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một
tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.
H: Từ dùng để làm gì? Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.
Qua phân tích của giáo viên, học sinh rút ra được bài học:
11


Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay
nhiều tiếng gọi là từ phức.
Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.
Ví dụ: Dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ đơn, từ phức trong câu sau:
Mùa xuân mong ước đã đến .
Học sinh dựa vào phân tích ngừ liệu vừa học để làm ví dụ trên.
Mùa xuân / mong ước / đã / đến /.
* Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được
hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải
mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp
học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.
Trong thực tế dạy học, giáo viên chú ý mỗi trò chơi phải củng cố được
một nội dung học cụ thể trong chương trình ( có thể là hình thành kiến thức, kỹ
năng mới, kiến thức thực hành, luyện tập,..)
Các trò chơi giúp học sinh rèn luyện kỹ năng học tập, phát huy trí tuệ, óc
phân tích, tư duy sáng tạo.
Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian sử dụng trong giờ học thích hợp
với môi trường học tập.
Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.
Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp.
Giáo viên tổ chức trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham

gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
Trò chơi học tập bên cạnh chức năng giải trí còn giúp học sinh củng cố kiến
thức, thói quen học tập một cách hứng thú, thói quen làm việc theo nhiều quy
mô ( cá nhân, nhóm, lớp,…). Các tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ tập
trung của học sinh.
Ví dụ :Trò chơi thứ nhất: “Ai nhanh, ai đúng”
a- Chuẩn bị: Các băng giấy có ghi sẵn từ.
Hai bảng phụ có kẻ sẵn 3 cột: Danh từ, Động từ. Tính từ.
b- Cách tiến hành: Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 5 em, xếp hai hàng.
Đặt tên cho hai đội. Mỗi em sẽ nhặt một băng giấy và gắn vào cột từ loại.
Đội nào nhanh chính xác sẽ thắng. Các em khác cổ vũ cho hai đội chơi.
* Mục đích của trò chơi: củng cố kiến thứ từ loại, rèn tư duy nhanh.
Ví dụ: Trò chơi thứ hai: “ Điền động từ”
a) Chuẩn bị
- Các động từ được ghi sẵn vào các băng giấy: vỗ, tha, nhuộm, đánh thức,
dậy, rải.
- Ghi vào 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy to đoạn thơ:
“ Tiếng chim ……. lá cành
Tiếng chim …… chồi xanh … cùng
Tiếng chim …… cánh bầy ong
Tiếng chim …… nắng … đồng vàng thơm”

12


b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 4 học sinh. Mỗi học sinh
điền một dòng thơ cho đúng. Sau đó mỗi đội cử một bạn đọc diễn cảm đoạn thơ,
biết nhấn mạnh vào các động từ vừa điền.
- Điền nhanh, đúng.
- Đọc thơ hay.

* Mục đích của trò chơi: Luyện tập sử dụng động từ đúng chỗ nhằm hoàn
thiện nội dung đoạn thơ gợi tả tiếng chim buổi sớm và cảm nhận được cách
dùng từ sinh động trong đoạn thơ hay.
*Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp thảo luận nhóm là chia học sinh trong lớp học thành từng
nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các
nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay
đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những
nhiệm vụ khác nhau.
Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi
người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích
cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành
viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua
với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả
học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn
lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày
một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.
* Cách tiến hành phương pháp thảo luận nhóm như sau:
Làm việc chung cả lớp:
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.
- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm.
Làm việc theo nhóm:
- Phân công trong nhóm.
- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm.
- Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm.
Tổng kết trước lớp:
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo

trong bài

Học sinh thảo luận nhóm trong tiết luyện từ và câu lớp 4B trường tiểu học Thiệu Khánh
13


Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn
khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng
cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết
của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở
thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo
viên.
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành
viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia.
Ngoài các phương pháp dạy học, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến các
kĩ thuật dạy học tích cực.
* Kĩ thuật trình bày một phút
Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho học sinh tổng kết lại kiến thức đã học và đặt
những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày
ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời
học sinh đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho giáo viên
thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào.
Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:
Sử dụng sau cuối mỗi phần học, mỗi bài học (Chốt hoạt đông, chốt bài), giáo
viên yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: Ví dụ: Bài học hôm nay
ta đã biết được gì? Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải
đáp?... Em có hỏi gì nữa không?
Học sinh suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của học sinh có thể dưới nhiều
hình thức khác nhau.
Mỗi học sinh trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em

đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các
em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm.
Đối với kỹ thuật “ Trình bày một phút” giáo viên cần tạo cho học sinh tâm lý
thoải mái khi trình bày. Chú ý cách diễn đạt của học sinh là phải nói được cái cốt
lõi, cô đọng của bài học.
* Kĩ thuật chúng em biết 3:

Rèn cho học sinh cách diễn đạt, ngắn gọn xúc tích, chọn những ý cơ bản để
trình bày ở các nội dung thảo luận nhóm.
Kĩ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết kiệm
thời gian đối với những bài học/phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá
khó đối với HS.
Cách tiến hành:
Giáo viên chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong
vòng từ 7- 10 phút về những gì mà các em biết về chủ đề này.
HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả
lớp.
14


Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên.
Trên đây là một số phương pháp và kĩ thuật dạy học mà tôi đã áp dụng
trong giảng dạy phân môn Luyện từ và câu, tuy nhiên tôi cũng nhận thấy rằng
không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu. Mỗi phương pháp thường có
mặt mạnh, mặt yếu của nó. Cho nên để tránh nhàm chán cần phối hợp nhiều
phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, có như vậy tiết học
mới đạt kết quả tốt.
2.2.4. Sử dụng cách đánh giá thường xuyên học sinh một cách hiệu quả:
Trong quá trình dạy học tôi đã áp dụng đúng tinh thần của thông tư số :
03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 (thông tư hợp nhất ban hành quy

định đánh giá học sinh tiểu học) của Bộ giáo dục và đào tạo.
Tôi đã đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua quá trình làm bài
kiểm tra bằng cách dùng lời nói trao đổi, chỉ ra cho học biết được chỗ đúng,
chưa đúng và cách sửa chữa; hoặc tôi còn viết lời nhận xét vào vở của học sinh,
có biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh kịp thời. Tôi luôn động viên, khích lệ
học sinh dù đó là sự tiến bộ nhỏ nhất.

15


Tổ chức cho học sinh tự nhận xét và tham gia tự đánh giá bài làm của mình.
Tổ chức cho học sinh tham gia nhận xét đánh giá bài làm của bạn, nhóm
bạn để giúp đỡ bạn cùng nhau tiến bộ.
Tôi đã phối hợp với phụ huynh, khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với
giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và kết
hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện tốt hơn.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
Qua quá trình vừa nghiên cứu và áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi nhận
thấy rằng những phương pháp dạy học, những giải pháp mà tôi áp dụng đã có
những kết quả đáng vui mừng và phấn khởi.
Sau khi áp dụng cách đổi mới phương pháp dạy học. Tôi đã tổ chức khảo
sát lại chất lượng học sinh về phân môn luyện từ và câu vào thời điểm kết thúc
tuần học 29 và thu được kết quả thu được như sau :
KÕt
qu¶
TS HS
30

Hoàn thành tốt


Hoàn thành

S.L

%

S.L

%

16

40%

14

60%

Chưa hoàn
thành
S.L
%
0

0%

Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu
Lớp 4B đã được nâng lên trông thấy. Cụ thể trong bài làm của các em đã thể
hiện hiểu và phân biệt được cấu tạo từ một cách rõ ràng, biết sử dụng cấu tạo từ

trong đặt câu và viết văn. Học sinh tự tin, hào hứng khi học phân môn này. Kết
quả môn học được nâng cao. Điều đó minh chứng cho cách làm đạt hiệu quả và
đi đúng theo sự chỉ đạo của nhà trường và của ngành đề ra. Cho đến nay tôi vẫn
tiếp tục thực hiện và phát huy những mặt đạt được, khắc phục những mặt còn
tồn tại để nâng cao chất lượng dạy học hơn nữa.
3. Kết luận – Kiến nghị
3.1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất
lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 Trường Tiểu học Thiệu
Khánh”, tôi rút ra một số kết luận sau:
- Trước hết giáo viên phải là người nắm vững chương trình, kiến thức, kĩ
năng tiếng Việt, có vốn sống phong phú.
- Thực sự yêu nghề, có tâm huyết với nghề.
- Thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức, nghiên cứu tài liệu, sách báo...
giao lưu học hỏi đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm đề ngày càng làm phong
phú thêm vốn kiến thức, kĩ năng cho mình.
- Có phương pháp nghiên cứu bài, soạn bài, thiết kế bài học một cách khoa
học, sáng tạo, linh hoạt.
- Tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với học sinh, mẫu mực trong lời nói,
việc làm, thái độ, cử chỉ. Có tâm hồn trong sáng lành mạnh để học sinh noi theo.
16


- Giỏo viờn l ngi khi dy nim say mờ hng thỳ ca hc sinh vi phõn
mụn Luyn t v cõu núi riờng, mụn Ting Vit núi chung. Luụn phi hp vi
gia ỡnh to iu kin tt nht cho cỏc em tham gia hc tp.
3.2. Kin ngh:
Từ những điều đã nói ở trên tôi có một số kiến nghị, đề
xuất nh sau:
- Đối với giáo viên: Mỗi ngi GV i mi phng phỏp dy hc, cn

phi tỡm tũi, hc hi, nõng cao trỡnh chuyờn mụn, nghip v.
- Đối với nh trng, t chuyờn mụn t chc cỏc chuyờn v i mi
cỏc phng phỏp dy hc.
- i vi phũng Giỏo dc : t chc t chc cỏc chuyờn , tng thờm cỏc ti
liu v dy hc mụn Ting Vit bi dng thờm kin thc, tay ngh cho giỏo
viờn.
Trờn õy l xut sỏng kin ca tụi. Tuy nhiờn trong quỏ trỡnh thc hin
ti chc chn s khụng trỏnh khi nhng thiu sút, tụi rt mong c s úng
gúp ý kin ca cỏc ng chớ lónh o cng nh bn bố ng nghip ti ca
tụi cú tớnh kh thi hn cng nh phm vi s dng c rng rói hn.
Tụi rt mong c s úng gúp ý kin ca cỏc ng nghip, ca BGH nh
trng v ca cp trờn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XC NHN CA HIU
TRNG NH TRNG

Thanh Hoỏ, ngy 8 thỏng 4 nm 2018
Tụi xin cam oan õy l SKKN ca
mỡnh vit, khụng sao chộp ni dung ca
ngi khỏc.
Ngi thc hin

Lng Th Thu H

17


1.
2.
3.

4.
5.

Tài liệu tham khảo
SGK 4 tập 1– NXB giáo dục năm 2015
SGV 4 tập 2– NXB giáo dục năm 2015
Tiếng Việt nâng cao 4
Bồi dưỡng Tiếng Việt 4
Sổ tay kiến thức Tiếng Việt Tiểu học–NXB giáo dục năm 2008- Phương
pháp dạy học các môn học ở lớp 4 tập 1, 2 –NXB giáo dục năm 2007

18


19


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 4
TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU KHÁNH

Người thực hiện: Lương Thị Thu Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thiệu Khánh
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt


THANH HOÁ NĂM 2018




×