Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đảng bộ huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) lãnh đạo phát triển kinh tế trang trại từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
======

NGUYỄN THỊ NGỌC

ĐẢNG BỘ HUYỆN SÓC SƠN
(THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
======

NGUYỄN THỊ NGỌC

ĐẢNG BỘ HUYỆN SÓC SƠN
(THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Ngô Thị Lan Hƣơng



HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
TS. Ngô Thị Lan Hƣơng - Giảng viên Khoa Giáo dục Chính trị Trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, Ban
Chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị trƣờng
ĐHSP Hà Nội 2 - nơi tôi học tập, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành khóa luận này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các phòng, ban của
Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn đã tạo điều điện giúp tôi trong việc tìm
thông tin thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã luôn động viên, khuyến
khích tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi đƣợc
thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Ngô Thị Lan Hƣơng. Các tài liệu, số
liệu trích dẫn trong khóa luận đảm bảo tính khách quan, trung thực và có xuất
xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KHKT

: Khoa học kĩ thuật

KTTT

: Kinh tế trang trại

Nxb

: Nhà xuất bản

UBND


: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC LÃNH
ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN
SÓC SƠN .......................................................................................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 7
1.1.2. Đặc trƣng và vai trò của kinh tế trang trại đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội...................................................................................................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 12
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN SÓC SƠN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỪ NĂM
2005 ĐẾN NĂM 2015 .................................................................................... 22
2.1. Chủ trƣơng của Đảng về phát triển kinh tế trang trại ........................... 22
2.2. Quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại ... 33
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .............................. 46
3.1. Thành tựu và nguyên nhân của thành tựu ............................................. 46
3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu ................................................................. 51
KẾT LUẬN .................................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 60
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền sản xuất
hàng hoá. Trong gần hai thế kỷ qua, nền nông nghiệp thế giới đã có nhiều

hình thức tổ chức, sản xuất khác nhau. Trong đó hình thức tổ chức sản xuất
theo mô hình KTTT phù hợp với đặc thù của nông nghiệp nên đạt hiệu quả
cao, và ngày càng phát triển ở hầu hết các nƣớc trên thế giới. KTTT là bƣớc
phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông hộ, là mô hình sản xuất đã có
từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thực tiễn đã khẳng
định khả năng phát triển và hiệu quả nhiều mặt của KTTT, nó góp phần khai
thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra khối lƣợng nông sản hàng hoá ngày
càng nhiều; tạo ra khả năng to lớn trong việc áp dụng các tiến bộ KHKT, tăng
năng suất lao động,… trên cơ sở đó góp phần giải quyết các vấn đề phát triển
kinh tế, xã hội và môi trƣờng bền vững.”
“Ở nƣớc ta, trong những năm gần đây, nhất là từ sau Nghị quyết 10 của
Bộ Chính trị năm 1988, KTTT đã có bƣớc phát triển khá và từng bƣớc khẳng
định là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp có nhiều ƣu
thế và phù hợp với xu hƣớng phát triển tất yếu của một nền sản xuất nông
nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, KTTT đã đƣợc
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII
khẳng định và khuyến khích phát triển.”Chính phủ cũng đã ban hành Nghị
quyết 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 về KTTT nhằm thống nhất nhận
thức về vị trí, vai trò của KTTT và đề ra các chính sách của Nhà nƣớc cho
KTTT phát triển. Tuy nhiên, KTTT hiện nay chƣa phát triển rộng; chƣa tạo ra
bƣớc đột phá trong việc đầu tƣ khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất
trống, đồi núi trọc, mặt đất, mặt nƣớc hoang hoá ở các khu vực trung du, miền

1


núi, ven biển để phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp; chƣa đóng góp
thỏa đáng vào việc mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất,
hiệu quả và sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản mang tính hàng hoá trong

điều kiện thị trƣờng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.“KTTT vẫn
là một loại hình kinh tế còn mới mẻ ở nƣớc ta, vì vậy cần phải đẩy mạnh
nghiên cứu cụ thể tiềm năng và lợi thế đối với từng vùng, từng địa phƣơng để
có những chính sách khuyến khích phát triển KTTT, đƣa ra những giải pháp
phù hợp, sát thực tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu
cực, yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong quá trình đầu tƣ và phát triển.”
“Sóc Sơn là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Hà Nội, cơ cấu
kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên của Sóc
Sơn phù hợp với phát triển nông nghiệp nói chung và KTTT nói riêng, các mô
hình trang trại nhƣ: trang trại trồng trọt; trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm,
thủy sản hoặc trang trai kết hợp…”Tuy nhiên thực trạng phát triển mô hình
KTTT vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của vùng, chƣa tận dụng đƣợc hết
các yếu tố nguồn lực của địa phƣơng. Trong đó, chủ trƣơng, đƣờng lối của
Đảng bộ huyện Sóc Sơn là một trong các yếu tố quan trọng nhằm phát triển
KTTT. Bên cạnh đó, chƣa có công trình nào nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng
bộ huyện Sóc Sơn về phát triển KTTT trong giai đoạn 2005 - 2015.
Chính vì những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đảng bộ huyện
Sóc Sơn (Thành phố Hà Nội) lãnh đạo phát triển kinh tế trang trại từ năm
2005 đến năm 2015”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Phát triển KTTT là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng theo hƣớng sản
xuất hàng hóa. Bởi vậy đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu và đề cập
đến KTTT và phát triển KTTT ở các khía cạnh khác nhau:

2


Trong tác phẩm: "Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại
trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn

Đình Hƣơng, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2000. Trong đó tác giả đã phân tích,
đánh giá thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển KTTT ở Việt Nam
dƣới góc độ kinh tế, đồng thời đƣa ra những giải pháp mang tầm vĩ mô nhằm
chỉ đạo phát triển KTTT nƣớc ta trong thời gian tới.
Tác giả Trần Kiên, Phúc Kỳ, trong cuốn sách: "Làm giàu bằng kinh tế
trang trại - mô hình kinh tế trang trại trẻ", Nxb Thanh Niên, năm 2000, lại
đƣa ra những quan điểm riêng về kinh tế trang trại, với con đƣờng, cách thức,
biện pháp để làm giàu bằng KTTT và phát triển KTTT trong tình hình mới.
Tác giả Nguyễn Đình Hà; Nguyễn Khánh Quắc trong cuốn sách: "Kinh
tế nông nghiệp gia đình nông trại”, Nxb Nông Nghiệp, năm 1999 đã đƣa ra
quan điểm về kinh tế nông nghiệp gia đình, các giải pháp phát triển kinh tế
nông nghiệp gia đình bền vững.
Nguyễn Đình Văn - “Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế
trang trại ở tỉnh Bắc Kạn” - Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh (2008).
Trần Lệ Thị Bích Hồng - “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” - Đại
học kinh tế và quản trị kinh doanh (2007).
Lê Thị Hồng - “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp từ 2001 - 2010” - Học viện chính trị (2015).
Trần Đình Trân - “Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ngãi” - Đại
học Đà Nẵng (2011).
Các công trình nghiên cứu trên đã khái quát quá trình xây dựng và phát
triển kinh tế trang trại ở các địa phƣơng khác nhau trên cả nƣớc. Ở Sóc Sơn,
vấn đề KTTT mới chỉ đƣợc khái quát trong các báo cáo tổng kết của các ban
ngành, chƣa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt

3


là đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện. Tuy nhiên đây cũng là những tài

liệu tham khảo hữu ích giúp tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn lãnh đạo, chỉ đạo
phát triển KTTT từ năm 2005 đến năm 2015. Trên cơ sở đó, đánh giá những
kết quả đạt đƣợc, những ƣu điểm, hạn chế của Đảng bộ huyện Sóc Sơn trong
quá trình lãnh đạo phát triển KTTT và bƣớc đầu đúc rút một số kinh nghiệm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận phân tích những yếu tố tác động đến phát triển KTTT ở
huyện Sóc Sơn.
Khóa luận hệ thống hóa, làm rõ chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Sóc Sơn về phát triển KTTT từ năm 2005 đến năm 2015.
Khóa luận đánh giá thành tựu, hạn chế, làm rõ nguyên nhân hạn chế và
đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn lãnh
đạo phát triển KTTT trong giai đoạn 2005-2015.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Sóc Sơn đối với phát triển KTTT. Từ đó đúc rút những kinh nghiệm
lãnh đạo phát triển KTTT cho giai đoạn tiếp theo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Khóa luận nghiên cứu quá trình chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Sóc Sơn trên các lĩnh vực: Chỉ đạo ban hành chính sách phát triển
KTTT, chỉ đạo ứng dụng KHKT trong phát triển KTTT và chỉ đạo phát triển
KTTT gắn với du lịch sinh thái.
Về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện
Sóc Sơn.

4



Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Sóc Sơn
lãnh đạo phát triển KTTT từ năm 2005 đến năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Khóa luận nghiên cứu dựa trên các phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các Nghị quyết của Đảng về phát triển
kinh tế nông nghiệp nói chung và KTTT nói riêng.
* Phƣơng pháp chuyên ngành:
Khóa luận sử dụng phƣơng pháp: Lịch sử và logic
6. Đóng góp của khóa luận
6.1. Ý nghĩa lý luận
Thứ nhất, khóa luận hệ thống và làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Sóc
Sơn quán triệt, vận dụng những chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam về phát triển KTTT vào thực tiễn địa phƣơng từ năm 2005 đến năm 2015.
Thứ hai, đề tài góp phần tập hợp, hệ thống các tài liệu về chủ trƣơng,
đƣờng lối, thành tựu của Đảng bộ huyện Sóc Sơn trong quá trình lãnh đạo
phát triển KTTT.
Thứ ba, khóa luận bƣớc đầu nêu một số nhận xét về ƣu điểm, hạn chế
và đúc rút một số kinh nghiệm của Đảng bộ huyện Sóc Sơn trong quá trình
lãnh đạo phát triển KTTT trên địa bàn huyện.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Khóa luận làm rõ sự phát triển của KTTT huyện Sóc Sơn dƣới sự lãnh
đạo của Đảng bộ, gợi mở những bài học kinh nghiệm để vận dụng trong lãnh
đạo phát triển KTTT trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay.
Từ đó góp phần vào công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phƣơng.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận đƣợc chia
thành 3 chƣơng, 6 tiết


5


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác lãnh đạo phát triển
kinh tế trang trại của Đảng bộ huyện Sóc Sơn.
Chƣơng 2: Chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Sóc
Sơn về phát triển kinh tế trang trại từ năm 2005 đến năm 2015.
Chƣơng 3: Nhận xét và bài học kinh nghiệm.

6


NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN SÓC SƠN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Trang trại
Hiện nay, trong các tài liệu nghiên cứu khoa học kinh tế, trang trại và
KTTT đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều quan điểm khác nhau:
Trong từ điển tiếng Việt, trang trại đƣợc hiểu một cách khái quát là:
“Trại lớn sản xuất nông nghiệp” [15; tr.412].
Trong các tài liệu nghiên cứu về kinh tế, trang trại thƣờng gắn với
ngành sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp gọi là “nông trại”, “lâm trại”, “ngƣ
trại” để phân biệt chuyên ngành sản xuất của các trang trại.
Theo tác giả Trần Đức (1998), “Trang trại là một loại hình tổ chức sản
xuất cơ sở trong nông, lâm, thuỷ sản, có mục đích sản xuất hàng hoá, có tƣ
liệu sản xuất thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất
đƣợc tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình

độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trƣờng” [11; tr.2].
Theo tác giả Trần Hai (2000), “Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất
nông nghiệp dựa trên cơ sở lao động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có
tƣ cách pháp nhân, tự chủ sản xuất kinh doanh bình đẳng với các thành phần
khác, có chức năng chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hoá, tạo ra nguồn thu
nhập chính và đáp ứng nhu cầu cho xã hội” [10; tr.1].
Ta có thể hiểu rằng:“Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở
trong nông, lâm, ngƣ nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tƣ
liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập.

7


Sản xuất đƣợc tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đƣợc
tập trung tƣơng đối lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ
thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trƣờng.”
* Kinh tế trang trại
“Khái niệm KTTT là một khái niệm không còn mới với các nƣớc kinh tế
phát triển và đang phát triển. Đối với nƣớc ta đang còn là một vấn đề mới, do
nƣớc ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng nên việc nhận thức chƣa đầy
đủ về KTTT là điều không thể tránh khỏi. Các lý luận về KTTT đã đƣợc các
nhà khoa học trao đổi trên các diễn đàn và các phƣơng tiện thông tin đại
chúng. Song cho tới nay ở mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau các nhà khoa
học lại đƣa ra các khái niệm khác nhau về KTTT.”
Theo một số nhà khoa học trên thế giới thì khái niệm về KTTT nhƣ sau:
V.I.Lênin đã phân biệt KTTT “Ngƣời chủ trang trại bán ra thị trƣờng
hầu hết các sản phẩm làm ra, còn ngƣời tiểu nông thì dùng đại bộ phận sản
phẩm sản xuất đƣợc, mua bán càng ít càng tốt” [22; tr.1].
Quan điểm của Mác đã khẳng định: “Điểm cơ bản của trang trại gia
đình là sản xuất hàng hoá, khác với kinh tế tiểu nông là sản xuất tự cấp tự túc,

nhƣng có điểm giống nhau là lấy gia đình làm cơ sở làm nòng cốt” [22; tr.1].
“Theo PGS. TS. Lê Trọng, KTTT (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngƣ
trại,…) là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa
trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, bao gồm một số ngƣời lao
động nhất định, đƣợc chủ trang trại tổ chức trang bị những tƣ liệu sản xuất
nhất định để tiến hành hoạt động kinh doanh phù hợp với yêu cầu của nền
kinh tế thị trƣờng và đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ [12; tr.2].”
Theo Ban kinh tế Trung ƣơng: “KTTT mang tính chất sản xuất hàng
hoá, gắn liền với thị trƣờng, chính vì vậy có nhu cầu cao hơn hẳn kinh tế hộ
mang nặng tính tự cấp, tự túc, về tiếp thị, về sự tác động của khoa học - công

8


nghệ vào sản xuất nông nghiệp, về sự phát triển của công nghiệp, trực tiếp là
công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản, chế tạo nông cụ nhằm
tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và đáp ứng đƣợc đòi hỏi của
khách hàng về quy cách, chất lƣợng sản phẩm để bảo đảm tiêu thụ hàng hoá,
cạnh tranh trên thị trƣờng” [22; tr.2].
Theo Pháp luật về trang trại (2005), “KTTT là hình thức tổ chức sản
xuất tiến bộ, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm và hình thức tổ chức sản xuất
trong nông nghiệp, do đó đây là hình thức tổ chức phổ biến trong nông nghiệp
và không chỉ đƣợc phát triển ở các nƣớc công nghiệp mà còn đƣợc phát triển
ở tất cả các nƣớc trên thế giới”.
“KTTT là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong nông, lâm, ngƣ
nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau ở nông thôn, có sức đầu tƣ lớn,
có năng lực quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh, có phƣơng pháp
tạo ra sức sinh lời cao hơn bình thƣờng trên đồng vốn bỏ ra; có trình độ đƣa
những thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức
cạnh tranh cao hơn trên thị trƣờng xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội

cao” (Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, 2000).”
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, “KTTT là hình thức tổ
chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao; là
đơn vị sản xuất tích cực ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, cũng nhƣ chủ
động tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Có thể nói,
KTTT là nhân tố mới ở nông thôn; là động lực mới, nối tiếp và phát huy động
lực của kinh tế hộ, góp phần vào quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất, gắn
liền với quá trình phân công lao động nông thôn”.
Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 của Chính phủ ban hành
đã nêu rõ: “KTTT là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp,
nông thôn, chủ yếu dựa vào gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu

9


quả sản xuất trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng
rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản” [6; tr.2].
1.1.2. Đặc trưng và vai trò của kinh tế trang trại đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội
* Đặc trưng của kinh tế trang trại
Xuất phát từ khái niệm của KTTT đã trình bày ở trên có thể thấy KTTT
có những đặc trƣng cơ bản sau:
“Một là, mục đích chủ yếu của KTTT là sản xuất nông sản theo nhu cầu
của thị trƣờng. Đặc trƣng về mục đích sản xuất hàng hoá là đặc trƣng quan
trọng nhất của KTTT vì mục đích sản xuất hàng hoá ảnh hƣởng rất lớn, thậm
trí quyết định tới các đặc trƣng khác của KTTT.”
“Hai là, tƣ liệu sản xuất trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng của một ngƣời chủ độc lập. Tƣ liệu sản xuất trong trang trại phải thuộc
sở hữu, hoặc quyền sử dụng (nếu là đi thuê) của chủ trang trại. Có nhƣ vậy
trang trại mới hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ lựa

chọn xu hƣớng sản xuất, quyết định kỹ thuật, công nghệ cho đến tiếp cận thị
trƣờng, tiêu thụ sản phẩm...”
“Ba là, các yếu tố sản xuất mà đặc biệt là ruộng đất và tiền vốn đƣợc tập
trung với quy mô đủ lớn có thể đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá.
Đặc trƣng này của trang trại chính là xuất phát từ đặc trƣng về mục đích sản
xuất hàng hoá. Không chỉ trong nông nghiệp mà ở các ngành sản xuất hàng
hoá, vật chất khác, sản xuất hàng hoá đƣợc tiến hành khi mà các yếu tố sản
xuất đƣợc tập trung tới quy mô cần thiết (ruộng đất, tiền vốn, tƣ liệu sản
xuất...) tập trung đủ lớn.”
“Bốn là, KTTT có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên
cở chuyên môn hoá sản xuất, thâm canh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện
hoạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thƣờng xuyên tiếp cận thị trƣờng.”

10


“Năm là, chủ trang trại là ngƣời có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có
kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, có hiểu biết nhất định về kinh doanh.
Những nhân tố đó về cơ bản không có ở ngƣời chủ nông hộ sản xuất tự cấp,
tự túc. Tuy nhiên những đặc trƣng trên của chủ trang trại không đƣợc hội tụ
đủ ngay từ đầu nên đƣợc hoàn thiện dần cùng với quá trình phát triển của
trang trại.”
* Vai trò của kinh tế trang trại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
“Trong các nghị quyết Đại hội Đảng gần đây, Đảng luôn xác định nông
nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất
nƣớc. Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, là tế bào kinh tế
quan trọng để phát triển nông nghiệp nông thôn, thực hiện sự phân công lao
động xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc
sang sản xuất hàng hoá, sự hình thành và phát triển các trang trại có vai trò
cực kỳ quan trọng. Xét từ góc độ phát triển bền vững, vai trò và hiệu quả phát

triển KTTT đƣợc đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: hiệu quả về kinh
tế, xã hội và môi trƣờng.”
Về mặt kinh tế
“KTTT đã tạo ra bƣớc chuyển biến về giá trị sản phẩm hàng hóa và thu
nhập của trang trại vƣợt trội hẳn so với kinh tế hộ, khắc phục dần tình trạng
sản xuất phân tán, manh mún tạo nên những vùng chuyên môn hóa, tập trung
hàng hóa và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn, góp phần tích cực thúc đẩy
sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.”
Về mặt xã hội
KTTT thu hút lao động, hạn chế bớt làn sóng di cƣ từ nông thôn ra
thành thị, làm giảm áp lực đối với xã hội. Phát triển KTTT làm tăng hộ giàu ở
nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động và dân cƣ

11


ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ
tầng nông thôn.
Ngoài ra, việc phát triển KTTT còn góp phần đảm bảo an ninh lƣơng
thực, thực phẩm. Mặc dù đóng góp của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh
tế có giảm về tỷ trọng một cách tƣơng đối nhƣng giá trị tuyệt đối đóng góp lại
không giảm mà ngày càng tăng lên.
Về mặt môi trường
KTTT góp phần cải tạo môi trƣờng sống và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
KTTT góp phần sử dụng đất đai, nguồn nƣớc hợp lý, tiết kiệm. Áp dụng các
biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong các trang trại giúp cho việc bảo vệ đất đai
khỏi bị ô nhiễm, thoái hóa, tiết kiệm nƣớc và hạn chế ô nhiễm nguồn nƣớc.
Đối với trang trại chăn nuôi, ngƣời chăn nuôi vẫn phải đối mặt với tình

trạng chất thải của gia súc, gia cầm gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣng hiện nay
với kỹ thuật hầm biogas, sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi… đã
cùng lúc giải quyết vấn đề nguồn năng lƣợng, nhiên liệu dùng trong gia đình
và lƣợng phân hữu cơ phục vụ cho nhu cầu phân bón của trang trại. Đây là
một kỹ thuật phù hợp với mọi loại hình trang trại chăn nuôi.
Ba mặt trên của trang trại có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua
lại với nhau. Sự kết hợp hài hòa ba mặt này đảm bảo cho KTTT phát triển
bền vững.
Đảng xác định KTTT là mô hình phát triển bền vững trong sản xuất
nông nghiệp. Huyện Sóc Sơn có nhiều tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, kinh tế xã hội để phát triển mô hình này nên trong những năm gần đây Đảng bộ
huyện Sóc Sơn đã có những chủ trƣơng phát triển KTTT trên địa bàn huyện.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
* Về điều kiện tự nhiên
“Về vị trí địa lý: Sóc Sơn là huyện ngoại thành ở phía Bắc Thủ đô Hà
Nội. Trung tâm huyện cách trung tâm Hà Nội gần 30 km, Sóc Sơn đƣợc định

12


vị trong mối quan hệ với các địa phƣơng lân cận nhƣ sau: Phía Bắc giáp tỉnh
Thái Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, phía Tây giáp tỉnh
Vĩnh Phúc, phía Nam giáp Huyện Đông Anh - Hà Nội. Sóc Sơn là đầu mối
giao thông thuận tiện nối Thủ đô với sân bay Nội Bài, các khu công nghiệp,
các trung tâm dịch vụ lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với các tỉnh
phía Bắc và Đông Bắc nƣớc ta qua hệ thống quốc lộ nhƣ quốc lộ 2 đi Tuyên
Quang, Hà Giang… quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Bắc Kạn… đƣờng cao tốc Hải
Phòng - Hà Nội - Lào Cai; quốc lộ 18 đi một số tỉnh phía Bắc và Quảng Ninh;
các tuyến đƣờng sắt, đƣờng thuỷ đi các tỉnh phía Bắc... Đây là một trong
những lợi thế quan trọng của Sóc Sơn trong lƣu thông hàng hoá, hành khách,

tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Với vai trò
có tính trung tâm, vị trí địa lý của huyện Sóc Sơn có sức hút, gia tăng mối
quan hệ gắn kết trong phát triển nông nghiệp nói chung và KTTT nói riêng
với các địa phƣơng lân cận thuộc Thủ đô Hà Nội cũng nhƣ vùng đồng bằng
sông Hồng.”
Về địa hình: Sóc Sơn là một huyện trung du, đồi núi, nằm trong vùng
chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng, có địa hình
đa dạng, phức tạp và có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn
Huyện đƣợc chia thành 3 vùng với những đặc trƣng khác nhau về địa hình:
Vùng đồi gò bao gồm 9 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh Trí, Minh
Phú, Phù Linh, Hiền Ninh, Quang Tiến, Tân Dân, có cao độ địa hình từ 15 200 m. Sƣờn núi có độ dốc 40 - 500 m. Vùng đất giữa bao gồm 8 xã: Phù Lỗ,
Phú Cƣờng, Phú Minh, Thanh Xuân, Tiên Dƣợc, Mai Đình, Tân Minh và thị
trấn Huyện, có cao độ địa hình từ 10 - 15m. Vùng trũng gồm 9 xã ven các
sông Cầu, Cà Lồ: Trung Giã, Tân Hƣng, Bắc Phú, Việt Long, Xuân Giang,
Đức Hoà, Xuân Thu, Kim Lũ, Đông Xuân, có cao độ địa hình từ 4 - 9m. Với
đặc điểm địa hình chia làm 3 vùng rõ rệt tạo điều kiện cho việc định hƣớng
phát triển kinh tế theo đặc điểm và thế mạnh của từng vùng, tạo nên sự phát

13


triển đa dạng về kinh tế, văn hoá, xã hội của Sóc Sơn. Đồng thời, với địa hình
dốc tự nhiên, sẽ tƣơng đối thuận lợi cho việc thiết kế hệ thống tiêu thoát nƣớc
trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở Sóc Sơn.
Về khí hậu: Khí hậu huyện Sóc Sơn về cơ bản là khí hậu của vùng Hà
Nội, chịu ảnh hƣởng của chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa nội chí tuyến. Mùa
nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.
Nhiệt độ không khí trung bình trong năm là 23 oC. Lƣợng mƣa tập trung chủ
yếu từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm 78% lƣợng mƣa cả năm. Nhìn chung,
huyện nằm trong vùng khí hậu tƣơng đối thuận lợi, đặc biệt là cho sản xuất

nông nghiệp nói chung và KTTT nói riêng.
Về đất đai: Theo số liệu từ cục Thống kê Hà Nội, quỹ đất của huyện
Sóc Sơn là 30.651,3 ha (2015). Nhìn chung, trong 5 loại đất của huyện, nhiều
nhất là đất sản xuất nông nghiệp chiếm 44,36%), trong đó chủ yếu là đất trồng
cây hàng năm. Quỹ đất nông nghiệp lớn là một thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp trong đó có KTTT của Sóc Sơn. Theo đặc điểm địa lý, toàn huyện
đƣợc chia thành 03 tiểu vùng nhƣ sau: Vùng đồi gò chiếm diện tích lớn nhất
với 12.477 ha, tƣơng ứng chiếm 40,7% tổng diện tích, phù hợp với phát triển
lâm nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, đồng thời thuận lợi để
phát triển kinh tế du lịch và KTTT. Vùng đất giữa có diện tích 7.557 ha,
chiếm 24,65% tổng diện tích, phù hợp với trồng cây lƣơng thực, hoa màu, rau
quả, cây công nghiệp, cây ăn quả, xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia
cầm, đồng thời là nơi quy hoạch xây dựng các dự án công nghiệp của Thủ đô.
Vùng ven sông có diện tích 10.260 ha, chiếm 34,65% tổng diện tích. Đây là
vùng có diện tích trũng và thƣờng xuyên ngập lụt. Vùng này có thể trồng lúa,
phát triển trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trang trại nuôi trồng thuỷ sản.
Về sông ngòi - thuỷ văn: Huyện Sóc Sơn có 3 tuyến sông chính chảy
qua: Sông Cà Lồ chảy qua phía Nam huyện, sông Cầu bao quanh phía Đông

14


của huyện, sông Công chảy qua phía Bắc huyện. Ngoài ra, huyện còn có
nhiều hồ ở vùng đồi gò, trong đó có một số hồ lớn nhƣ Hàm Lợn, Đồng Đò,
Đồng Quan, Cầu Bãi... Hệ thống sông ngòi tạo điều kiện cho Sóc Sơn có khả
năng phát triển vận tải đƣờng thuỷ và đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu nƣớc
tƣới cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên là huyện có diện tích đồi gò lớn
nhất thành phố nên hiện trạng cung cấp nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp
còn gặp nhiều khó khăn.
Về cảnh quan thiên nhiên: Sóc Sơn là huyện có nhiều hồ thuỷ lợi nằm

bên núi, phong cảnh hữu tình. Cùng với những cảnh quan thiên nhiên, Sóc
Sơn có núi Đôi, đền Sóc là những thắng cảnh di tích đã đƣợc ghi vào lịch sử
và văn học của nƣớc nhà. Hiện tại Sóc Sơn đã và đang thực hiện một số dự án
nhƣ: khu du lịch nghỉ ngơi cuối tuần đền Sóc, dự án này đã đƣợc phê duyệt
với tổng diện tích hơn 274 ha; khu dự án sân goft; tổ hợp khu du lịch và sân
goft Minh Trí. Những dự án này hoàn thành sẽ càng tăng thêm cho Sóc Sơn
cảnh quan hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là du khách nghỉ cuối tuần của khu
vực nội thành Hà Nội. Huyện Sóc Sơn ở vị trí cách trung tâm Thủ đô không
xa có tiềm năng rất lớn về du lịch văn hoá với các di tích lịch sử, văn hoá và
các lễ hội truyền thống. Cảnh quan núi non cùng các hồ đập lớn nhỏ tạo cho
Sóc Sơn phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Đây là lợi thế cơ bản của Sóc Sơn so
với các quận, huyện khác trong xu thế bùng nổ về nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi
cuối tuần của ngƣời dân nội thành Hà Nội. Sóc Sơn sẽ càng đóng vai trò quan
trọng đối với Thủ đô Hà Nội trong tƣơng lai. Vai trò đó trƣớc hết thể hiện ở
chức năng cải thiện môi trƣờng sinh thái cho Thủ đô và ở khả năng đáp ứng
nhu cầu nghỉ ngơi cuối tuần cho ngƣời lao động tại các quận nội thành khi
huyện có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm thƣơng mại,
dịch vụ phát triển mạnh. Cảnh quan thiên nhiên đẹp, đa dạng, phong phú tạo
điều kiện để huyện phát triển các dịch vụ du lịch, nghỉ dƣỡng. Bên cạnh đó,

15


mô hình KTTT đang đƣợc nhân rộng và đạt đƣợc những hiệu quả nhất định
thì những yếu tố trên chính là tiền đề để huyện xây dựng và phát triển những
mô hình KTTT gắn với du lịch sinh thái.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Về dân số: Dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực, đồng thời dân số
và nguồn nhân lực lại là nền tảng trong các quy hoạch ngành, lĩnh vực và lãnh
thổ khi tính toán các nhu cầu cơ bản về dân sinh. Quy mô dân số lớn, tốc độ

gia tăng và mật độ dân số cao sẽ là một trong những nhân tố thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp nói chung và phát triển KTTT nói riêng trên địa bàn huyện, cung
cấp lƣơng thực, thực phẩm ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu hàng hóa trên địa
bàn huyện và các vùng lân cận của Thủ đô.
Về lao động: Lực lƣợng lao động của huyện chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao
trong tổng dân số. Năm 2009, toàn huyện có 192.264 lao động, chiếm 67,7%
dân số, trong đó chủ yếu là thuần nông. Lao động cần cù, nhiều kinh nghiệm,
am hiểu thị trƣờng, tiếp cận sớm với KHKT. Đây là lợi thế để nông dân trong
huyện phát triển KTTT.
“Về cơ sở kinh tế kỹ thuật: Huyện Sóc Sơn có hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đầu mối quan trọng của quốc gia có: đƣờng sắt Hà Nội - Thái Nguyên; đƣờng
bộ Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Quảng Ninh; và trạm
điện 220 KV cùng các tuyến điện cao thế 220 KV, 110 KV, 35 KV nối với
Hoà Bình, Thái Nguyên, Phả Lại đã và đang xây dựng. Đặc biệt, Sóc Sơn có
cụm cảng hàng không Quốc tế Nội Bài - cụm lớn nhất và hiện đại của miền
Bắc, đồng thời là trung tâm giao lƣu quốc tế của Thủ đô. Đây là lợi thế của
huyện trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển ngành dịch vụ và
là yếu tố có tác động lan tỏa đến sự phát triển kinh tế cũng nhƣ phát triển các
khu đô thị và các điểm dân cƣ đô thị hoá trên địa bàn huyện.”
“Về điều kiện thị trƣờng: Nội thành Hà Nội là thị trƣờng rộng lớn cho
các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm của KTTT nói riêng của

16


Sóc Sơn. Các sản phẩm lƣơng thực, rau quả của huyện đã góp phần cung cấp
cho nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ Thủ đô. Trong những năm gần đây, cùng
với sự đi lên của kinh tế - xã hội Thủ đô, nhu cầu về sản phẩm nông sản chất
lƣợng cao ngày càng tăng, thúc đẩy sự chuyển dịch sản xuất nông nghiệp của
huyện theo hƣớng sản xuất nông sản hàng hoá cao cấp (hoa tƣơi, rau quả

sạch...). Thị trƣờng là lợi thế nhƣng cũng đồng thời là thách thức lớn đối với
các sản phẩm của KTTT. Với việc cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho cƣ
dân trên địa bàn, cạnh tranh với các sản phẩm của các địa phƣơng lân cận sẽ
thúc đẩy mô hình KTTT của huyện theo chiều sâu, nâng cao chất lƣợng để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của ngƣời tiêu dùng.”
Về nguồn lực tài chính: Ngoài vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc - nguồn vốn
quan trọng để dẫn dắt và định hƣớng sự phát triển kinh tế - xã hội, huyện Sóc
Sơn có khả năng thu hút tài chính khá lớn từ bên ngoài khi đặt các yếu tố tiềm
năng và nguồn lực của Sóc Sơn trong mối quan hệ với các quận, huyện lân
cận của Hà Nội và các địa phƣơng khác. Các nguồn vốn này bao gồm: vốn
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI, vốn đầu tƣ phát triển chính thức ODA và
nguồn vốn của khu vực kinh tế tƣ nhân trong nƣớc. Đây là nguồn lực quan
trọng để huyện phát triển KTTT cả về quy mô, số lƣợng và chất lƣợng.
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Sóc Sơn trước năm 2005
“Dƣới ánh sáng Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ chính trị về đổi mới,
quản lý kinh tế nông nghiệp, nghị định 02 của Chính phủ về giao đất lâm
nghiệp và nghị quyết 06 của Thành ủy Hà Nội về phát triển kinh tế ngoại
hành và xây dựng nông thôn mới. Ban thƣờng vụ Huyện ủy Sóc Sơn có nghị
quyết 03 cụ thể hóa NQ 10 của Bộ Chính trị và NQ 6 của Thành ủy Hà Nội về
việc giao ruộng đất lâu dài cho nông dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn.”
Đặc biệt ngày 25/2/2000 chính phủ ra nghị quyết 03 về phát triển
KTTT. Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ VIII ghi

17


rõ: “phát triển KTTT là một nhiệm vụ quan trọng, khâu đột phá giai đoạn
2001 - 2005”. Sóc Sơn là huyện trung du, có diện tích đất đồi núi 7.745 ha,
trong đó đất trồng rừng và KTTT là 6630 ha, mặt khác huyện Sóc Sơn có

nhiều quốc lộ chạy qua, có sân bay Quốc tế Nội Bài, có khu công nghiệp, lại
gần thị trƣờng Hà Nội.
Những yếu tố cơ bản trên là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
KTTT. Trong những năm qua bằng nhiều chủ trƣơng, giải pháp, huyện Sóc
Sơn đã tập trung chuyển dịch chỉ đạo cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật
nuôi theo định hƣớng phát huy thế mạnh từng vùng, từng xã. Mặt khác, với sự
đầu tƣ, hỗ trợ của nhà nƣớc nhiều hộ sản xuất hàng hóa đã năng động, biết
phát huy, khai thác tiềm lực, mở rộng quy mô sản xuất hình thành trang trại.
Trƣớc khi chƣa có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP của Chính phủ về phát triển
KTTT thì KTTT huyện Sóc Sơn phát triển theo quyết định 3325 của UBND
Thành phố về việc giao đất rừng cho các hộ và theo chƣơng trình 327 của Thủ
tƣớng Chính hủ về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Do đó đến năm 2005 đã
có 530 hộ sản xuất với quy mô khác nhau, trong đó có 43 hộ đạt quy mô trang
trại. Vì vậy KTTT Sóc Sơn đã có sự chuyển biến rõ nét, đời sống nhân đân
đƣợc cải thiện, bộ mặt nông thôn đƣợc đổi mới góp phần xóa đói giảm nghèo,
tăng giàu [17; tr.3].
Theo tiêu chí xác định KTTT, kết quả điều tra (tháng 7/2000) toàn
huyện có 43 trang trại theo cấp quản lý (các xã quản lý 39; lâm trƣờng quản lý
4). Trong đó các xã vùng đồi gò có 26 trang trại chiếm 60,5%. Các xã ven
sông là 17 trang trại chiếm 39,5. Ngoài ra còn hàng trăm hộ sản xuất vƣờn
đồng, vƣờn đồi, vƣờn rừng có quy mô nhỏ hơn tiêu chí trên ở các mức độ
khác nhau:

18


* Sự phân bố theo ranh giới hành chính:
STT

Địa phƣơng


Số lƣợng

1

Xã Minh Phú

6 trang trại

2

Xã Minh Trí

3 trang trại

3

Xã Bắc Sơn

4 trang trại

4

Xã Hiền Ninh

1 trang trại

5

Xã Nam Sơn


2 trang trại

6

Xã Phù Linh

4 trang trại

7

Xã Xuân Thu

5 trang trại

8

Xã Phù Lỗ

9

Xã Đông Xuân

1 trang trại

10

Xã Quang Tiến

2 trang trại


11

Xã Xuân Giang

2 trang trại

12

Xã Tiên Dƣợc

13

Xã Hồng Kì

9 trang trại

3 trang trại
1 trang trại

* Loại hình kinh doanh: có 2 loại hình
Một là, loại hình sản xuất kinh doanh tổng hợp có 21 trang trại chiếm
49%. Đây là loại hình phổ biến ở Sóc Sơn với diện tích trên 2 ha. Tập trung
chủ yếu ở các xã vùng đồi gò, với thế mạnh trồng cây ăn quả, trồng chè, trồng
rừng, chăn nuôi. Giá trị sản xuất trên 1ha đạt bình quân 25 - 30 triệu đồng,
loại hình này có ƣu điểm là vốn đầu tƣ không lớn, giải quyết đƣợc nhiều lao
động nông nhàn ở nông thôn.
Hai là, loại hình sản xuất chuyên: có 22 trang trại chiếm 51% trong đó
trang trại chăn nuôi là 17, trang trại trồng trọt là 5. Đây là loại hình sản xuất
chuyên một cây con nào đó nhƣ trồng trọt, trồng cây ăn quả, chăn nuôi

thƣờng có quy mô nhỏ, diện tích dƣới 1 ha, thu nhập bình quân trên 1 ha (40 -

19


×