Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh lao động( AT VSLĐ) tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI) trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.88 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Danh Mục Các Từ Viết Tắt.................................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................
Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh tra lao động.............................................................................1
1.1

Một số khái niệm...............................................................................................................1

1.2

Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra lao động..................................................1

1.3

Mục đích thanh tra lao động.............................................................................................1

1.4

Nguyên tắc thanh tra lao động..........................................................................................1

1.5

Cơ cấu tổ chức...................................................................................................................2

1.6

Hình thức hoạt động..........................................................................................................2

1.7

Phương thức thanh tra.......................................................................................................2



1.8

Nội dung thanh tra lao động..............................................................................................3

Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao
động tại doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội........................................................4
2.1 Giới thiệu về các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội.....................................4
2.2 Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh lao động tại doanh
nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội..................................................................................5
2.2.1 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra...............................................................................5
2.2.2 Lực lượng thanh tra.............................................................................................................6
2.2.3 Hình thức thanh tra..............................................................................................................6
2.2.4 Phương thức thanh tra.........................................................................................................6
2.2.5 Nội dụng thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động.......................................................7
2.2.6 Kết quả thanh tra.................................................................................................................7
2.3 Nhận xét.................................................................................................................................8
Chương 3: Đề xuất giải pháp cải thiện công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn,
vệ sinh lao động tại doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội....................................9
Kết luận.................................................................................................................................................
Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................................................
Phụ lục...................................................................................................................................................


Danh Mục Các Từ Viết Tắt

AT-VSLĐ: An toàn – vệ sinh lao động
FDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
LĐ-TBXH : Lao động -thương binh xã hội



LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trên cả nước xảy ra rất nhiều vụ vi phạm về an toàn lao động, vệ
sinh lao động gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể dẫn đến đình công, và
thiệt hại cho doanh nghiệp và nhà nước, trong đó cũng xảy ra tại Hà Nội. Để nhằm
cải thiện tình trạng trên, góp phần phát triển mạnh mẽ nền kinh tế, hoạt động thanh
tra có một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa, xử lý những
vi phạm pháp luật về lao động, đặc biệt là vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động.
Bên cạnh đó, sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) ở Việt Nam đồng thời đối mặt với việc quản lý, giám sát tình hình thực hiện
pháp luật ở các doanh nghiệp này cần phải sát sao, thường xuyên hơn và đòi hỏi
lực lượng thanh tra phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Do đó em chọn đề
tài: “ Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh lao
động( AT-VSLĐ) tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI) trên địa bàn
thành phố Hà Nội” nhằm tìm hiểu rõ hơn về lực lượng thanh tra, công tác thanh tra
việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động và đưa ra một số giải pháp cải thiện.


Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh tra lao động
1.1 Một số khái niệm
Thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện pháp
luật lao động của tổ chức , cá nhân do cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực lao
động thực hiện theo trình tự mà pháp luật qui định nhằm phục vụ cho hoạt động
quản lý , bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức cá
nhân khác.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành
pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc
ngành, lĩnh vực đó.
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra lao động
- Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động.
- Điều tra thanh tra lao động và những vi phạm an toàn, vệ sinh lao động.
- Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật về điều
kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật.
1.3 Mục đích thanh tra lao động
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp
khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố
tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Căn cứ điều 2 Luật Thanh tra lao động 2010.
1.4 Nguyên tắc thanh tra lao động
Căn cứ điều 7 Luật Thanh tra lao động 2010.
1


- Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân
chủ, kịp thời.
- Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ
quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của
cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
1.5 Cơ cấu tổ chức
 Các cơ quan thanh tra nhà nước:
-Thanh tra Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
-Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương;
 Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành :
-Tổng cực dạy nghề;
-Cục quản lý lao động ngoài nước.
Căn cứ điều 5, nghị định 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 quy định về
tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động –Thương binh và Xã hội.
1.6 Hình thức hoạt động
Điều 37 Luật Thanh tra 2010
- Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên
hoặc thanh tra đột xuất.
- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền giao.
1.7 Phương thức thanh tra
Công tác thanh ra lao động tiến hành bằng cách sử dụng thanh tra viên phụ trách
vùng thông qua phiếu tự điều tra( Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH về việc
ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức
thanh tra viên phụ trách vùng , quyết định 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng
2 năm 2006 của Bộ LĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra
thực hiện pháp luật lao động).
2


1.8 Nội dung thanh tra lao động
Thanh tra hành chính:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ

quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
b) Hoạt động thanh tra hành chính phải tuân theo các quy định của pháp luật về
thanh tra hành chính và các quy định của pháp luật có liên quan.
Nội dung thanh tra chuyên ngành
- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật lao động: Việc thực hiện các loại
báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao
động tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động; an
toàn lao động, vệ sinh lao động; việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ,
lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên;
việc thực hiện các quy định đối với lao động là người nước ngoài; kỷ luật lao động,
trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao động;
- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp): Việc thực hiện
pháp luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội; việc thực hiện pháp luật
về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động và người lao động;
- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động: Việc
thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho
người lao động; các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao
động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối
với một số lao động đặc thù; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh; hoạt động của các tổ chức dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động.

3


Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ
sinh lao động tại doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.1 Giới thiệu về các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội
 Sự đóng góp kinh tế
Sau khi mở rộng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Hà Nội có sự tăng

trưởng vượt trội cả về lượng và chất, nhất là về vốn thực hiện và vốn trong lĩnh vực
công nghệ cao, trở thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của kinh tế Thủ đô.
Tính đến hết năm 2017, tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu
lực là 4.250 dự án, với vốn đăng ký 27,64 tỷ USD. Uớc tính năm 2018 sẽ có
25.740 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 280,1 nghìn tỷ đồng (tăng
5% về số lượng và tăng 31% về nguồn vốn đăng ký so với năm 2017). Từ đó, nâng
tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội lên 255.280 doanh nghiệp.   Tám khu
công nghiệp (KCN) tại Hà Nội hiện có 629 dự án đầu tư, trong đó có 325 dự án
FDI (vốn đăng ký 5,4 tỷ USD) và 304 dự án trong nước (vốn đăng ký 13.386 tỷ
đồng); doanh thu năm 2017 đạt 6,5 tỷ USD (tăng 2,5 lần so năm 2008), nộp ngân
sách 180 triệu USD (tăng ba lần).
Các dự án FDI đã tạo động lực cho tăng trưởng, đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
 Vi phạm trong an toàn, vệ sinh lao động
Việc tổ chức mạng lưới an toàn – vệ sinh viên tại nơi lao động, trong các đơn
vị có chức năng thi công là một yêu cầu bắt buộc theo quy định của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra, khảo sát cho thấy, vẫn
còn nhiều đơn vị “tảng lờ” quy định này.
Doanh nghiệp chưa tuân thủ, dù là yêu cầu bắt buộc về an toàn lao động, vệ
sinh lao động.
Qua kết quả khảo sát, kiểm tra của Sở Xây dựng TP.Hà Nội năm 2017 về
công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại các doanh nghiệp, công trường
xây dựng trên địa bàn thành phố đã cho kết luận: Công tác ATVSLĐ tại các doanh
nghiệp xây dựng còn hạn chế.
Năm 2017, các đơn vị tham gia khảo sát (216/216 đơn vị) đều bố trí cán bộ
làm công tác ATVSLĐ, trong đó có 190/216 đơn vị sử dụng cán bộ chuyên trách,
với đa số có chuyên môn, nghiệp vụ về ATVSLĐ, trong đó hầu hết có trình độ cao
đẳng, đại học.
4



Đối với việc tổ chức mạng lưới an toàn – vệ sinh viên tại nơi lao động, là một
yêu cầu bắt buộc theo quy định, trong các đơn vị có chức năng thi công, có
110/216 đơn vị thành lập mạng lưới an toàn – vệ sinh viên, cá biệt có một số đơn vị
sử dụng trên 1.000 lao động (5/216 đơn vị) vẫn không thành lập mạng lưới an toàn
– vệ sinh viên. Mặc dù quy định yêu cầu các đơn vị sử dụng trên 1.000 lao động
phải thành lập Hội đồng bảo hộ lao động.
2.2 Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh lao
động tại doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
 Văn bản pháp luật
-Luật Thanh tra 2010
-Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính
phủ , quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động
–Thương binh và Xã hội;
-Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Lao động –Thương binh và Xã hội ;
-Quyết định số 614/QĐ- LĐTBXH ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, về việc quy định chức năng nhiệm vụ
quyền hạn , và cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ;
- Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ban hành ngày 8/9/2016 của Ủy ban nhân dân
Thành phố Hà Nội về quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Sở LĐTBXH thành phố Hà Nội;
-Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy
định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra thành
phố Hà Nội.
 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra: Thanh tra Sở, Phòng Thanh tra Sở
Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội,
giúp Giám đốc Sở LĐ-TBXH Hà Nội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra
chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham

nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở LĐ-TBXH (sau đây
gọi tắt là Giám đốc Sở); chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về
5


nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.
2.2.2 Lực lượng thanh tra
Tổng số thanh tra viên, chuyên viên, người lao động tại Thanh tra Sở Lao
động- Thương binh và Xã hội Hà Nội có 50 thanh tra: Chánh Thanh tra: Nguyễn
An Huy – Thành ủy viên, 3 Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên,
Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiễm, cách chức sau
khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Ngoài việc thanh tra an toàn lao động, thực hiện chính sách pháp luật về lao
động, lực lượng này còn phải thanh tra việc thực hiện chính sách đối với người có
công, trẻ em và gần đây là triển khai phòng chống tham nhũng, áp dụng cơ chế một
cửa trong tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại.
2.2.3 Hình thức thanh tra
Thanh tra theo kế hoạch do Giám đốc Sở lao động- Thương binh và Xã hội
Hà Nội ra quyết định thanh tra và kiểm tra đột xuất theo yêu cầu công tác quản lý
của ngành và theo chỉ đạo của cấp trên.
2.2.4 Phương thức thanh tra
Để tiến hành một cuộc thanh tra lao động đạt hiệu quả cao nhất phụ thuộc rất
nhiều vào năng lực, trình độ và kỹ năng tổ chức điều hành hoạt động Đoàn thanh
tra của Trưởng đoàn thanh tra. Hiện nay chưa có một văn bản nào quy định hay
hướng dẫn cụ thể về phương pháp tổ chức thực hiện một cuộc thanh tra.
Nói đến phương pháp thanh tra là nói đến quá trình tiến hành thanh tra tại
doanh nghiệp, đơn vị. Thông thường qua 04 bước:
B 1. Công bố quyết định thanh tra:

Trưởng đoàn thanh tra đọc quyết định thanh tra; đồng thời nêu rõ mục đích,
yêu cầu, nội dung, phương pháp và thời hạn thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra cũng nêu cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh
nghiệp trong việc thực hiện các nội dung , yêu cầu của cuộc thanh tra.
B2. Đoàn thanh tra nghe báo cáo
Đoàn thanh tra nghe Giám đốc, thủ trưởng đơn vị hoặc đại diện người sử
dụng lao động báo cáo tình hình thực hiện pháp luật lao động của đơn vị (báo cáo
bằng văn bản theo đề cương thanh tra).
B3. Đoàn thanh tra làm việc với Ban chấp hành Công đoàn hoặc đại diện tập thể
người lao động và tiếp xúc với người lao động của doanh nghiệp, kiểm tra tại hiện
6


trường (nơi sản xuất). Mục đích để kiểm tra những nội dung trong báo cáo của Chủ
doanh nghiệp có chính xác, đúng với thực tế hay không.
B4. Tiến hành kiểm tra sổ sách, hồ sơ, tài liệu, thiết bị, máy, xác minh các nội dung
theo đề cương thanh tra.
Đây là khâu quyết định chất lượng cuộc thanh tra. Do vậy, cần phải thực hiện
đầy đủ các nội dung của đề cương; thu thập các thông tin, chứng cứ; kiểm tra, đối
chiếu, so sánh, phân tích một cách khoa học để đảm bảo cơ sở cho kết luận đúng
việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp.
Phiếu điều tra tại Phụ lục 2.
2.2.5 Nội dụng thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động tại các doanh nghiệp : việc thực hiện các quy phạm, tiêu chuẩn an toàn với
máy, thiết bị, vật tư, nhà xưởng, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất; việc thực hiện
tiêu chuẩn vệ sinh lao động: tiếng ồn, độ rung, ánh sáng/ nhiệt độ; việc lập và thực
hiện kế hoạch bảo hộ lao động;
Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kiểm định,
huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

2.2.6 Kết quả thanh tra
Thực hiện Chiến dịch thanh tra lao động năm 2017, với chủ đề “Tuân thủ
pháp luật lao động vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”, các cơ quan chức
năng ở Trung ương và địa phương đã tiến hành thanh tra 216 doanh nghiệp có vỗn
đầu tư nước ngoài, phát 153 phiếu tự kiểm tra tại các doanh nghiệp,thu về 153
phiếu. Qua đó, phát hiện 1.794 sai phạm, bình quân 8,3 sai phạm/doanh nghiệp xử
phạt hành chính hơn 1,4 tỷ đồng. Trong đó địa phương triển khai tốt hoạt động
thanh tra và phát phiếu tự kiểm tra là: Hà Nội (thanh tra 26 doanh nghiệp), 70 vi
phạm, xử phạt hơn 2 tỷ đồng. Đình chỉ gần 400 máy móc thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động những chưa được kiểm định kỹ thuật an
toàn hoặc đã hết hạn kiểm định.
Với lực lượng mỏng và “ôm” nhiều việc như hiện nay thì phải sau rất lâu
thanh tra viên mới quay lại doanh nghiệp một lần. Việc phát hiện ra vi phạm, nhất
là những vi phạm trong an toàn lao động, là rất hiếm. Đây chính là một trong nhiều
nguyên nhân khiến tình hình tai nạn lao động, đình công liên tục gia tăng.
Đặc biệt các doanh nghiệp còn vi phạm rất nhiều các quy định về an toàn, vệ
sinh lao động, điển hình là: chưa thống kế số lao động làm công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động; chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc tổ
7


chức khám nhưng không đầy đủ cho người lao động; chưa bố trí cán bộ làm công
tác y tế hoặc ký hợp đồng chăm sóc sức khỏe với cơ quan y tế địa phương; chưa
xây dựng quy trình làm việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp
với từng loại máy, thiết bị; chưa tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinhh lao động
theo quy định; chưa tổ chức tự kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh lao động và lập
biên bản kiểm tra theo quy định; chưa xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu
khẩn cấp và tổ chức diễn tập, lập biên bản; chưa tiến hành đo lường các yếu tố có
hại tại nơi làm việc; chưa tiến hành kiểm định các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động.

2.3 Nhận xét
 Ưu điểm
-Thực hiện đúng trình tự quy định pháp luật, hoạt động thanh tra góp phần tích cực
trong quá trình quản lý, kịp thời khắc phục những hạn chế trong công tác thanh tra
quản lý
- Sau khi thanh tra các doanh nghiệp vi phạm về thực hiện pháp luật an toàn về
sinh lao động cũng đã khắc phục và cải thiện tình trạng hơn
 Nhược điểm
-Với lực lượng mỏng và “ôm” nhiều việc như hiện nay thì phải sau rất lâu thanh tra
viên mới quay lại doanh nghiệp một lần. Việc phát hiện ra vi phạm, nhất là những
vi phạm trong an toàn lao động, là rất hiếm. Đây chính là một trong nhiều nguyên
nhân khiến tình hình tai nạn lao động, đình công liên tục gia tăng.
- Phiếu điều tra, phiếu tự kiểm tra còn phát theo hình thức thủ công
- Công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động hiện còn tồn tại một số hạn chế như: hệ
thống pháp luật chưa cập nhật văn bản mới

8


Chương 3: Đề xuất giải pháp cải thiện công tác thanh tra việc thực hiện pháp
luật an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà
Nội
Thứ nhất UBND địa bàn thành phố Hà Nội cần quan tâm, chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các quy
định của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động,
Các doanh nghiệp triển khai thực hiện tốt các nội dung về công tác an toàn, vệ
sinh lao động theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT;
tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Thông tư
số 27/2013/TT-BLĐTBXH quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ
sinh lao động.Đồng thời, triển khai thực hiện tốt các hoạt động của Chương trình

Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2014 nhằm đạt các mục tiêu
của Chương trình Quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày
10/12/2010.Ngoài ra, triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về an
toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động, nhằm hạn
chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn và sức
khỏe cho người lao động.
Thứ hai, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đề nghị Bộ Công an,
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp
với Thanh tra nhà nước về lao động trong việc điều tra, xử lý nhanh, dứt điểm các
vụ tai nạn lao động để kịp thời giải quyết chế độ cho người lao động bị tai nạn lao
động cũng như có biện pháp khắc phục những sai phạm.Nhằm cải thiện tình trạng
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Cục An toàn lao động đề nghị các cơ quan
chức năng triển khai rộng rãi Luật An toàn vệ sinh lao động, tăng cường ý thức chủ
động phòng ngừa, tiến tới đẩy lùi các nguy cơ mất an toàn lao động. Đặc biệt là ở
khu vực không có quan hệ lao động. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động tại các đơn vị,
doanh nghiệp,…cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Bộ LĐ-TBXH sẽ tập
trung vào một số trọng tâm như: Tăng cường tuyên truyền, tập huấn chính sách,
đồng thời xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn pháp luật về An toàn, về sinh
lao động một cách kịp thời, đầy đủ; Rà soát Luật An toàn, về sinh lao động và Luật
Bảo hiểm xã hội 2014 để bổ sung các hành vi vi phạm nhằm đảm bảo tính tuân thủ
pháp luật của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

9


Thứ ba, Một số đề xuất cho Thanh tra:
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát đoàn thanh tra theo quy định tại
Thông tư số 05/2015/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.

- Tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc các đối tượng được thanh tra thực
hiện nghiêm các kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn, hoàn thiện tài liệu, phương pháp tập huấn,
bồi dưỡng, qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên, công chức được
giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao chức năng thanh tra
chuyên ngành, tăng hiệu quả các cuộc thanh tra.
- Xây dựng quy trình thanh tra cho các lĩnh vực cụ thể phù hợp với đặc
điểm, thực tiễn của hoạt động thanh tra chuyên ngành.
- Xây dựng lực lượng thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động
theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động, nhằm bổ sung lực lượng và hỗ trợ
công tác thanh tra an toàn, vệ sinh lao động của hệ thống thanh tra lao động.
Thứ tư, Một số văn bản pháp luật cần hoàn thiện hơn:
Đề xuất xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 39/2013/NĐ-CP theo
hướng:
+ Quy định cụ thể về nhiệm vụ giám sát đoàn thanh tra, theo dõi, đôn đốc,
xử lý kiến nghị thanh tra đối với thanh tra ngành.
+ Bổ sung Cục An toàn lao động vào danh sách các cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
+ Bổ sung chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định
của pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động,
người lao động và đối tượng do Bộ LĐTBXH quản lý.
+ Quy định cụ thể quy trình tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành
LĐTBXH và việc sử dụng các hình thức hỗ trợ hoạt động thanh tra như Phiếu tự
kiểm tra, Bảng kiểm....

10


Kết luận
Trên đây là thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật về an toàn

vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn
thành phố Hà Nội. An toàn, vệ sinh lao động là một chính sách kinh tế xã hội quan
trọng trong chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Ngày nay trong xu thế
toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc thực hiện pháp luật của doanh
nghiệp không chỉ còn là nghĩa vụ chấp hành mà còn là tiêu chí để doanh nghiệp
cạnh tranh tồn tại hay không tồn tại trên thương trường Quốc tế. Công tác thanh
tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động không chỉ để bảo đảm an toàn sức khoẻ cho
người lao động mà còn bảo vệ sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của doanh
nghiệp. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp cần
hiểu rõ các nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động
đối với doanh nghiệp để thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn giúp doanh nghiệp thực
hiện tốt công tác này. Từ những tồn tại hạn chế của công tác thanh tra, em đưa ra
một số giải pháp nhằm cải thiện công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn
vệ sinh lao động và giúp doanh nghiệp thực hiện pháp luật tốt hơn.


Danh mục tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.
5.

Văn bản pháp luật: Luật Thanh tra 2010,
Tổng cục Thống kê />Thanh tra Lao động-Thương binh và Xã hội />Thanh tra Thành phố Hà Nội />Mai Đan, 2017, Tăng cường thanh tra an toàn lao động trong năm 2017.
Được lấy về từ: />6. TS Nguyễn Minh Phong,2018, FDI - Ðộng lực thúc đẩy kinh tế Thủ đô.
Được lấy về từ:
/>
Phụ lục
Phụ lục 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy:



Chánh Thanh tra Thành
phố Hà Nội

Phó Chánh Thanh tra

Văn phòng

Phòng
nghiệp vụ 1

Phó Chánh Thanh tra

Phòng
nghiệp vụ 2

Phụ lục 2: Phiếu tự điều tra

Phòng
nghiệp vụ 3

Phòng
nghiệp vụ 4

Phó Chánh Thanh Tra

Phòng
nghiệp vụ 5


Phòng
nghiệp vụ 6


Cơ quan quản lý:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

………………………………

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tên doanh nghiệp:
………………………………

…………, ngày……… tháng … năm 2017

PHIẾU TỰ KIỂM TRA
Việc thực hiện pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động

1.Tên doanh nghiệp:………………………………………………………….
2. Loại hình doanh nghiệp:…………Giấy phép hoạt động số…………….
Năm thành lập:…………..ĐT: …………………..Fax:……………………………
3. Địa chỉ:…………………………………………………………………….
4. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu:..…………………………………..
5. Tổ chức công đoàn:
Đã thành lập

[


]

Chưa thành lập [

]

Năm thành lập:…………..
I. Các hoạt động an toàn, vệ sinh lao động năm 2017:
1. Các văn bản chỉ đạo thực hiện về an toàn, vệ sinh lao động:
Có [

]

Không [

]

2. Công tác tuyên truyền ATVSLĐ:
- Hình thức tuyên truyền:……………………………………………………..
- Thời lượng tuyên truyền (dự kiến):………. Số người tham dự (dự kiến):
……………..


3. Thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra ATVSLĐ trong đơn vị:
Có [

]

Không [


]

- Số cuộc (dự kiến):…………….
4. Tổ chức mít tinh, hội thi, hội thảo về ATVSLĐ:
- Số cuộc (dự kiến):………… Số người tham gia (dự kiến):………………
5. Kinh phí hoạt động cho Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
(đồng):…………………………
II. Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động:
1. Xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hàng năm:
Có [ ]

Không [

]

Không đầy đủ [

]

2. Hội đồng Bảo hộ lao động:
Có [ ]

Không [

]

3. Số lượng cán bộ làm công tác an toàn:…………….người.
Trong đó chuyên trách:…………….người.
- Thành lập phòng hoặc bộ phận làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao
động:

Có [ ]

Không [

]

4. Số lượng cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe:…………….người.
- Thành lập phòng y tế:
Có [ ]

Không [

]

5. Mạng lưới An toàn vệ sinh viên:
Có [ ]

Không [

]

6. Phân định trách nhiệm về bảo hộ lao động của cán bộ quản lý và các bộ
phận chuyên môn:


Có [ ]

Không [

]


7. Thực hiện chế độ tự kiểm tra về công tác Bảo hộ lao động tại doanh
nghiệp:
Có [ ]

Không [

]

8. Tổng số các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động,
vệ sinh lao động đang được sử dụng:……………..…………………………………
+ Số đã kiểm định:…………….+ Số chưa kiểm định:………………….
9. Tổng số các loại vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động đang được tồn trữ và sử dụng:
+Số đã đăng ký…………………

+Số chưa đăng ký:……………………..

10. Đã huấn luyện an toàn vệ sinh lao động:
- Cho người sử dụng lao động và người quản lý:………….người. Chiếm tỷ
lệ……..% so với tổng số phải huấn luyện.
- Cho người làm công tác an toàn vệ sinh lao động ở cơ sở:…………người.
Chiếm tỷ lệ:…………% so với tổng số lao động phải huấn luyện.
- Cho người lao động:…….. …….. Chiếm tỷ lệ:…… % so với tổng số lao
động
11. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo danh mục nghề:
Có [ ]

Không [


]

12. Xây dựng các nội quy, quy trình vận hành các loại máy, thiết bị về các
biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh lao động đặt tại nơi làm việc:
Có [ ]

Không [

]

Không đầy đủ [

]

Số lượng ?
13. Xây dựng luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh:
Có [ ]

Không [

]

Không đầy đủ [

]


14. Thực hiện bồi dưỡng cho người lao động làm các công việc có yếu tố
độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm:

Bằng hiện vật [ ]

Bằng tiền [

]

Không thực hiện [

]

Tổng số người được hưởng ?
15. Tổng số vụ tai nạn lao động:………………
- Tai nạn nhẹ năm 2016:………

vụ; Quý I năm 2017:…………….vụ

- Tai nạn nặng năm 2016:………

.vụ; Quý I năm 2017:……………..vụ

- Tai nạn chết người:…………

.vụ……………….người.

- Tổng số vụ tai nạn lao động đã điều tra:………………….vụ.
- Số người bị tai nạn lao động đã được giám định sức khỏe:…………người.
- Số người bị tai nạn lao động chưa được giám định sức khỏe:………..người.
- Số người bị tai nạn lao động đã bố trí trở lại làm việc:
……………….người.
- Số người bị tai nạn lao động chưa bố trí trở lại làm việc:

…………….người.
- Khai báo tai nạn lao động với Sở Lao động - TBXH:
Có [ ]

Không [

]

16. Đo đạc, kiểm tra môi trường lao động tại nơi làm việc:
- Năm gần nhất:…………….
- Số mẫu đã đo:……………..
Trong đó: + Số mẫu đạt tiêu chuẩn:………………..
+ Số mẫu không đạt:…………………….
- Yếu tố độc hại có tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép cao nhất là gì:………
17. Trang bị phương tiện, túi thuốc cấp cứu:


Có [ ]

Không [

]

Không đầy đủ [

]

18. Các biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện, môi trường làm việc:
Có [ ]


Không [

]

18. Các biện pháp xử lý chất thải lỏng, rác thải công nghiệp, khí thải:
Có [

]

Không [

]

19. Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động:
- Năm gần nhất:……………..
- Được khám:………………người, chưa được khám:…………………
người.
- Hồ sơ quản lý theo dõi sức khỏe của người lao động hàng năm:
Có [ ]

Không

[

]

20. Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp hàng năm cho người lao động:
- Được khám:………………….người, chưa được khám:……………người
- Số người mắc bệnh nghề nghiệp:………………người.
Trong đó:

+ Được giám định, điều trị:………………………người.
+ Được cấp sổ:…………………………………….người.
+ Số người được chuyển công việc khác:…………người
III. Các đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước:
…………………….
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
Chủ tịch Công đoàn
( Ký tên, đóng dấu)

Chủ doanh nghiệp hoặc cơ sở
( Ký tên, đóng dấu)


Ghi chú: Yêu cầu Doanh nghiệp căn cứ vào mẫu phiếu tự kiểm tra này làm báo
cáo bằng văn bản và gửi về Phòng Việc làm - An toàn lao động, Sở Lao độngTBXH trước ngày 15 tháng 4 năm 2017 (Địa chỉ 75 Nguyễn Chí Thanh, Thành
Công, Đống Đa, Hà Nội ).



×