Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức văn học vào dạy tiết bài lịch sử việt nam lớp 9 ở trường THCS thành mỹ đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.25 KB, 23 trang )

MỤC LỤC

STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2

NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiê cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã

2.1
2.2

sử dụng để giải quyết vấn đề
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để

2.3

giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,


2.4
3
3.1
3.2

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
KẾT
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
1
2
2
2
2
3

18
19
19
20

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Bộ môn lịch sử ở trường THCS có vai trò quan trọng, nó hình thành cho học
sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển của dân tộc và xã hội loài người.
0



Trên cơ sở đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lí tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành.
Với vị trí, chức năng và nhiệm vụ quan trọng như vậy, nhưng hiện nay vai
trò của bộ môn lịch sử trong trường THCS chưa thực sự được đề cao. Nhiều học
sinh không chú ý học tập các môn khoa học xã hội, trong đó có bộ môn Lịch sử.
Tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân, trước hết là do quan niệm, nhận thức chưa
đúng đắn về vị trí môn học của học sinh, gia đình và xã hội. Mặt khác, lịch sử là
một môn khó học, khô khan, kiến thức trong sách giáo khoa nặng nề, cấu trúc bài
học còn nhiều bất cập, khiến học sinh khó hiểu. Hơn nữa, các môn khoa học xã hội
hiện nay sẽ rất khó khăn cho việc định hướng nghề nghiệp, đây là lí do không nho
tác động đến quá trình học tập bộ môn Lịch sử của các em.
Xuất phát từ thực tế trên, một yêu cầu đặt ra với mỗi giáo viên dạy bộ môn
lịch sử ở trường THCS nói chung và bản thân tôi phải từng bước đổi mới phương
pháp dạy học bộ môn, để tìm ra phương pháp hay, cách dạy mới giúp học sinh có
hứng thú và từ đó có thể tiếp cận kiến thức môn học một cách nhanh nhất, kết quả
cao nhất.
Vậy làm thế nào để học sinh THCS yêu thích và học tốt môn lịch sử? Đó là
câu hoi mà biết bao nhà khoa học sư phạm, các thầy cô giáo đi tìm lời giải đáp bao
lâu nay. Trong đó có một số phương pháp đã được áp dụng và thực hiện như: Sử
dụng đồ dùng trực quan, sử dụng hệ thống câu hoi gợi mở, thảo luận nhóm, ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học…Nhưng với phương pháp vận dụng kiến
thức văn học vào dạy học lịch sử Việt Nam lớp 9 là một biện pháp rất quan trọng
giúp học sinh không chỉ nắm vững những kiến thức đã học mà còn giúp các em có
hứng thú với bộ môn. Đây là một phương pháp mà trong quá trình giảng dạy tôi đã
thường xuyên sử dụng và mang lại những kết quả khả quan. Vì thế tôi muốn chia
sẻ với đồng nghiệp “Một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức văn học vào dạy tiết
lịch sử Việt Nam lớp 9 trường THCS Thành Mĩ đạt hiệu quả”.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích đổi mới phương pháp dạy - học của giáo viên và học sinh trường
THCS nói chung, học sinh THCS Thành Mỹ - Thạch Thành nói riêng, giúp đồng
nghiệp có thêm một số kinh nghiệm dạy học, học sinh có một cách học mới để tiếp
thu và lĩnh hội những tri thức lịch sử hiệu quả. Từ đó góp phần quan trọng trang bị
cho học sinh các kĩ năng nghe, hiểu và vận dụng kiến thức liên môn văn học trong
một số tiết bài lịch sử phần lịch sử Việt Nam Lớp 9, nhằm phát huy năng lực tư
duy, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 9A, 9B trường THCS Thành Mỹ năm học 2017 – 2018
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1


Dạy học lịch sử là một quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến
thức cơ bản của lịch sử nhân loại cũng như những kiến thức của lịch sử dân tộc
nhằm phục vụ cho việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Lịch sử nó vốn tồn
tại khách quan và đã diễn ra trong quá khứ nên muốn học sinh tiếp thu được vấn đề
đòi hoi giáo viên phải linh hoạt, khéo léo lựa chọn các phương pháp dạy học phù
hợp với từng tiết bài, từng lứa tuổi sao cho đạt kết quả cao.
Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động chiếm
lĩnh kiến thức, người thầy trực tiếp tổ chức các hoạt động học nên càng đòi hoi giáo
viên phải khai thác triệt để các phương pháp dạy học tích cực để thu hút sự chú ý
của học sinh. Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện các bước
cụ thể sau đây:
- Tìm, nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường
THPT- THCS hiện nay.
- Nghiên cứu, tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu
chuẩn kiến thức và kĩ năng, các tài liệu tham khảo kiến thức Văn học, Lịch sử lớp 9
Phần Lịch sử Việt Nam.
-Thông qua việc thao giảng, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm, đặc biệt là

những tiết dạy học có sử dụng kiến thức liên môn Ngữ văn trong dạy học.
- Cho học sinh làm bài kiểm tra, sử dụng phiếu trắc nghiệm khách quan sau
những tiết có sử dụng các kiến thức liên môn Ngữ văn trong một số tiết bài lịch sử
phần lịch sử Việt Nam Lớp 9 trong dạy - học nhằm phát huy năng lực tư duy, tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Mục đích của việc dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung, trường THCS
nói riêng là giáo viên giúp học sinh hình dung được lịch sử quá khứ, biết ghi nhớ
các sự kiện, hiện tượng của lịch sử và người học hiểu được bản chất của sự kiện,
nội dung và vấn đề cụ thể; phát triển các kĩ năng, trong quá trình nhận thức như:
khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức để rút ra quy luật phát triển vận động mang
tính chất liên tục của lịch sử. Từ việc nắm kiến thức đó, các em vận dụng vào cuộc
sống sinh hoạt, lao động sản xuất đạt hiệu quả...
Để đạt được những yêu cầu và mục đích trên, giáo viên đã phải sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau như so sánh đối chiếu giữa các sự vật hiện tượng để
rút ra bản chất, hoặc phân tích tổng hợp, sử dụng đồ dùng trực quan, tài liệu giải
thích, đặt câu hoi tổng hợp để phát huy tính tích cực… Việc vận dụng kiến thức văn
học trong dạy - học lịch sử cũng là một phương tiện và công cụ khoa học nhằm
giúp giáo viên và học sinh đạt được những yêu cầu của việc dạy và học.
2


Ở trường THCS hiện nay nói chung mà đặc biệt là học sinh khối 9 nói riêng
năng lực, kĩ năng học tập bộ môn Lịch sử còn yếu. Trong mỗi giờ học chưa tích
cực, chủ động tìm và lĩnh hội kiến thức. Việc học cái gì, nội dung gì chủ yếu lệ
thuộc vào giáo viên. Thầy nói gì, học sinh biết nghe cái đó, thầy cho ghi trên bảng
thế nào thì học cái đó. Học sinh chưa biết cách tự học, tự khai thác kiến thức trong
sách giáo khoa để phục vụ cho giờ học một cách hiệu quả. Một số học sinh khá hơn

đã nắm được những sự kiện lịch sử của bài học nhưng chỉ dừng lại ở mức độ “biết”
và “thuộc” mà chưa hiểu rõ được bản chất của vấn đề nên các em nhanh quên. Khi
làm bài kiểm tra, hầu hết học sinh chưa có khả năng khái quát tổng hợp một cách
có hệ thống những kiến thức đã học nên chất lượng các bài kiểm tra chưa cao.
Văn học và sử học có mối quan hệ mật thiết với nhau, văn học phản ánh cuộc
sống bằng hình tượng, còn lịch sử phản ánh cuộc sống bằng sự kiện. Mới nghe ta
thấy giữa văn học và lịch sử phản ánh cuộc sống có phần không hề giống nhau,
nhưng nếu cả văn học và lịch sử hỗ trợ nhau trong việc phản ánh cuộc sống thì thật
hiệu quả. Trước đây, “ Văn, Sử, Triết bất phân” bởi lúc đó Văn học, Sử học, Triết
học chưa trở thành những môn khoa học độc lập. Còn ngày nay chúng đã trở thành
các môn khoa học độc lập. Văn học bổ trợ cho Sử học ngược lại Sử học bổ trợ cho
Văn học. Nếu chúng ta biết vận dụng kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử thì
hiệu quả dạy học sẽ được nâng lên. Vì vậy tôi đã chon đề tài “Một số kinh nghiệm
vận dụng kiến thức văn học vào dạy tiết lịch sử Việt Nam lớp 9 trường THCS
Thành Mĩ đạt hiệu quả”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát xao của PGP&ĐT ở các môn, trong đó có
môn Lịch sử như: tổ chức chuyên đề, thao giảng cấp huyện… có tổ chức rút kinh
nghiệm…
Bản thân là một giáo viên có nhiều năm tham gia giảng dạy môn Lịch sử 9
nên nắm bắt rất rõ đặc điểm của bộ môn, mục đích, yêu cầu của chương trình và
nắm bắt rất rõ những khó khăn mà các em gặp phải khi lĩnh hội kiến thức lịch sử.
Bản thân thường xuyên thực hiện các chuyên đề cấp huyện, dự giờ, thao
giảng và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
Ngày nay, các phương tiện thông tin truyền thông đã giúp các em tiếp cận
Lịch sử qua nhiều nguồn khác nhau để lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ nhất.
Bên cạnh đó các em nhìn nhận bộ môn Lịch sử cũng theo chiều hướng tích cực
hơn.
Học sinh trường THCS Thành Mỹ đa số các em đều ngoan, được trang bị

đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập và có thư viện với các đầu sách để các em tham
khảo.
3


b. Khó khăn
Trường THCS Thành Mỹ đóng trên địa bàn miền núi, thuộc diện 135. Mật độ
dân số thấp, xa trung tâm văn hóa huyện, kênh thông tin chậm… Có đến 98% là
con em dân tộc Mường, đời sống vật chất khó khăn (54% hộ nghèo), trình độ dân
trí thấp nên đã ảnh hưởng không nho đến chất lượng bộ môn.
Nhà trường chưa có phòng Hiểu Bộ, phòng học bộ môn, các trang thiết bị
phục vụ dạy học vẫn còn thiếu, xuống cấp…
Đa số các em chưa biết khai thác các kênh thông tin để nâng cao hiệu quả
lĩnh hội kiến thức Lịch sử.
Để vận dụng tốt đề tài này vào dạy học Lịch sử đòi hoi giáo viên giảng dạy
phải am hiểu kiến thức văn học Việt Nam và chịu khó tìm tòi, sưu tầm các tác phẩm
văn học cách mạng hoặc các kiến thức liên quan…
KÕt qu¶ kh¶o s¸t chÊt lîng bé m«n
Đầu năm học 2017-2018, để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài tôi tiến hành
khảo sát để tìm hiểu động cơ và thái độ học tập của 58 học sinh lớp 9 trường THCS
Thành Mỹ.
Kết quả 2 líp 9: 9A, 9B, n¨m häc 2017- 2018 nh sau:
Líp

TS

YÕu

9A


28

10

9B

30

11

TC

58

21

TL
%
35,
7
36,
7
36,
2

TB
13
14
27


TL
%
46,
4
46,
7
46,
5

Kh¸
4
5
9

TL

Giá TL

%
14,

i

%

1

3,6

3

16,
6
15,
5

0
1

1,8

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Các giải pháp cải tiến
Chương trình lịch sử kì II, Lớp 9, là phần lịch sử Việt Nam thuộc giai đoạn
(từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000). Đối với từng bài khi dạy, giáo
viên có thể dẫn chứng minh hoạ bằng: các câu ca dao, câu văn, câu thơ… trong các
tác phẩm văn học cùng thời để làm rõ hơn các sự kiện lịch sử. Từ đó khiến các em
dễ nhớ, nhớ lâu những kiến thức lịch sử. Tuy nhiên giáo viên nên linh hoạt để chọn
ngữ liệu áp dụng cụ thể sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và phù hợp với
thời lượng của một tiết học. Cụ thể:
Bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
4


Ở mục I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
Khi giảng đến nội dung kiến thức chương trình khai thác của thực dân Pháp
thuộc lĩnh vực nông nghiệp và khai mo. Giáo viên có thể minh họa bằng câu thơ:
“ Cây cao su quý hơn người
………………………..
Mỗi cây bón một xác người công nhân”
Hoặc


“Đổi thân được mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”

Hay:

Lại nghe nói Lào Cai -Yên Bái
Mấy muôn ngưòi xẻ núi đào sông
Cực thay lam trướng nghìn trùng
Sông sâu quẳng xác, hang cùng chất xương.
Hoạ diệt chủng vừa thương vừa sợ!
Nòi giống ta biết có còn không?
Nói ra ai chẳng sờn lòng.
Cha con tủi nhục vợ chồng lìa tan”
( Trích: Bài ca đoàn kết)

Hoặc: Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu
thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mo, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta nhất là dân cày và dân
buôn trở nên bần cùng.
… Chúng bóc lột công nhân vô cùng tàn nhẫn…”
(Trích: Tuyên ngôn độc lập”)
Hoặc:

Các hạng thuế các làng tăng mãi,
Hết đinh điền rồi lại trâu bò.
Thuế chó cũi thuế lợn lò,
Thuế diêm, thuế rượu, thuế đò, thuế xe,
Thuế các chợ, thuế chè, thuế thuốc,

Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn.
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền,
5


Thuế người xẻ gỗ, thuế thuyền bán buôn.
…………………………..
Các hạng thuế kể chi cho xiết,
Thuế xia kia mới thật lạ lùng,
Làm cho thập thất cửu không,
Làm cho xơ xác, khốn cùng chưa thôi”
( Trích: Bài ca cách mạng)
Khi giảng đến phần này, giáo viên cung cấp kiến thức lịch sử và cung cấp
kiến thức qua các câu văn, câu thơ về chính sách khai thác, bóc lột của thực dân
Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Kết hợp với phương pháp phát vấn để rút ra
kết luận về chính sách đầu tư khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Các câu thơ,
văn trên trực tiếp tác động đến học sinh, giúp các em hiểu được chính sách bóc lột
cực kì tàn bạo của thực dân Pháp đối với nhân dân ta và giáo dục lòng yêu nước,
căm thù giặc, có thái độ cảm thông, chia sẻ những người lao động chân chính.
Ở mục II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục
Khi giảng giáo viên có thể trích dẫn các đoạn văn, thơ thể hiện trên máy
chiếu, hoặc đọc cho học sinh nghe.
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết
những người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta
trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng
dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược…”
( Trích: Tuyên ngôn độc lập)
Hoặc:
Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo !

Bà quan tênh hếch xem bơi trải,
Thằng bé lom khom ghé hát chèo.
Cậy sức, cây đu nhiều chị bám;
Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo.
Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu, nhục bấy nhiêu.
( Hội Tây - Nguyễn Khuyến)
Giáo viên cung cấp kiến thức lịch sử, cung cấp kiến thức văn học để minh
họa và kết hợp với câu hoi. Từ đó hình thành kiến thức: Mục đích chính sách chính
trị, văn hóa, giáo dục là chính sách ngu dân thâm độc, tàn bạo, dã man của thực dân
6


Pháp đối với nhân dân ta. Hành động sảo trá, lọc lừa, dưới con bài ngụy biện, che
đậy tội ác, nhằm mục đích xoa dịu mâu thuẫn dân tộc, thủ tiêu đấu tranh… luận
điệu “ Khai phá văn minh” của mẫu quốc. Qua đó giáo dục lòng yêu nước, giáo dục
lòng căm thù thực dân, áp bức bóc lột cho học sinh.
Bài 16: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG
NHỮNG NĂM 1919- 1925

Mục I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp ( 1917- 1923)
Giáo viên có thể trích dẫn Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm:
1. Tổng ân xá những người bản xứ bị tù chính trị.
2. Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được
quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu Âu. Xóa bo hoàn toàn những
tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất
trong nhân dân An Nam.
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4.Tự do lập hội và hội họp.
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.

6. Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người
bản xứ.
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
8. Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị
viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.
( Bản yêu sách của nhân dân An Nam)
Trên đây là dẫn chứng nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh về bản “Bản
yêu sách của nhân dân An Nam” do Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai
(1919). Mặc dù bản Yêu sách phản ánh nguyện vọng của nhân dân Việt Nam không
được Hội nghị xem xét nhưng lại tác động mạnh mẽ đến cả người Pháp và người
Việt Nam trong nước và nước ngoài. Người Pháp coi đây là quả bom làm chấn
động dư luận nước Pháp, còn người Việt Nam lại coi đó là tiếng sấm của mùa xuân.
Tiếng sấm ấy báo hiệu một điều rằng ở xứ Đông Dương thuộc Pháp có một dân tộc
Việt Nam bị áp bức đang khát khao vùng lên giải phóng để giành độc lập cho mình.
Qua các dẫn chứng này, giúp học sinh dễ nhớ được các mốc lịch sử và giáo
dục cho học sinh lòng kính yêu và cảm phục Nguyễn Aí Quốc- Hồ Chí Minh.
Hoặc khi dạy phần II- Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924)
Ta minh hoạ bằng đoạn thơ sau:
7


Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười
( Trích Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên)

Giáo viên cung cấp sự kiện lịch sử khi Nguyễn Aí Quốc bắt gặp luận cương
của Lê-nin kết hợp với đoạn thơ trên và sử dụng câu hoi. Em có nhận xét gì về việc
Nguyễn Aí Quốc bắt gặp luận cương của Lê- nin? Đoạn thơ cho ta thấy nỗi niềm
sung sướng tột độ của Nguyến Aí Quốc khi bắt gặp Luận cương của Lê-nin. Từ đây
chấm dứt thời kì mò mẫm tìm đường của Người. Đây là con đường đúng đắn nhất,
duy nhất mà Người đã trải qua biết bao thời gian, công sức tìm kiếm. Đây chính là
hạnh phúc, là cơm áo của dân tộc Việt Nam.
Bài 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
Ở phần III. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng

Giáo viên có thể cung cấp thông tin về ý nghĩa của việc thành lập Đảng kết
hợp với những đoạn thơ nói về sức mạnh, vai trò của Đảng sau:
Trong bài “Bài thơ tặng Đảng”, nhà thơ xứ Nghệ Hoàng Trung Thông viết:
“Đảng ở đâu
Cây nở thêm hoa
Lúa thêm hạt, mái nhà thêm ấm khói
Đảng ở đâu quân thù sợ hãi
Như ngồi trên miệng núi lửa phun
Đảng là ai?
Là lãnh tụ anh hùng
Dù gió bão, xích xiềng không nản chí
Vì Tổ quốc bạc mái đầu lo nghĩ
Vì nhân dân vai gánh nặng suốt đời”.
Ở bài “Nghĩ về Đảng” Chế Lan Viên trích trong tập thơ Hoa ngày thường
chim báo bão (1967) định nghĩa về Đảng Cộng sản Việt Nam rất cụ thể, dễ hiểu.
Nhà thơ có cái nhìn trực giác, thật gần gũi, chân chất:
“Đảng ở đâu phân phối trái vườn thơm
Đây ta đổi ruộng mặn đồng chua thành ngon ngọt
Mưa tám trăm ly Bác phải lội bùn
Hạn cháy lúa, Thủ tướng cùng dân đi tát nước”.

8


Giáo viên kết hợp giảng, đọc những đoạn thơ trên làm cho giờ học bớt không
khí căng thẳng, gây cảm giác thoải mái, dễ chịu, dễ đi vào lòng người. Từ đó học
sinh dễ tiếp thu kiến thức, dễ nhớ, nhớ lâu hơn. Từ đó giáo viên khẳng định: Đảng
ra đời là chân lí tất yếu của lịch sử, như ngọn đèn xua tan màn đêm đen, sáng soi
đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Bài 19: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930-1935
Ở phần II- Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết - Nghệ Tĩnh

Khi nói về phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết - Nghệ
Tĩnh có thể kết hợp cung cấp kiến thức, đọc câu thơ sau:
Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước bước lên
Nam Đàn - Nghi Lộc - Hưng Nguyên
Anh Sơn - Hà Tĩnh một phen dậy rồi
-Thể hiện sự quyết tâm của quần chúng trong việc phản đế, phản phong.
Không có lẽ ta ngồi chịu chết
Phải cùng nhau cương quyết một phen
-Phương pháp, cách đánh:
Tổng này xã nọ kết liên
Ta hò ta hét thét lên thử nào
Trên gió cả cờ đào phất thẳng
Dưới đất bằng giấy trắng tung ra
Giữa thành một trận xông pha
Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng.
-Xác định kẻ thù và mục tiêu đấu tranh
Lợi quyền ta cố ta đòi
Dần xương đế quốc xẻo môi quan trường

Làm cho chúng không còn đường an nghỉ
-Tố cáo tội ác của bọn phong kiến
Bòn khố rách sắm dù sơn kiệu
Hút máu dân làm rượu làm trà.
( Trích: Bài ca cách mạng)
Giáo viên hoi, kết hợp với kiến thức trong đoạn thơ trên, em có nhận xét gì
về quy mô, lực lượng, mục tiêu, kết quả và ý nghĩa của phong trào 1930 - 1931?
Những câu thơ trên làm cho học sinh hiểu rõ hơn tội ác của thực dân, phong kiến
đã áp bức bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy, qua đó còn thấy được tinh thần
đoàn kết một lòng tạo nên sức mạnh quét sạch phong kiến ở hai tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh. Kích thích tinh thần yêu nước, căm thù áp bức của nhân dân ta. Phong
trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh, khẳng định trong thực
tế quyền và năng lực lãnh đạo của Đảng. Lê Duẩn nhận xét: "Thành quả lớn nhất
của phong trào 1930 - 1931, thành quả mà cuộc khủng bố trắng tàn khốc của đế
quốc và phong kiến sau đó đã không thể xoá nổi - là ở chỗ nó khẳng định trong
9


thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản mà đại
biểu là Đảng ta, là ở chỗ nó đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào giai cấp
vô sản, đồng thời đem lại cho đông đảo quần chúng công nông niềm tin vĩ đại ở sức
mạnh của mình … đó là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn
bộ tiến trình phát triển về sau của cách mạng.
Bài 22. CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM
NĂM 1945

Mục I. Mặt Trận Việt Minh ra đời
Mùa xuân năm 1941 là một mùa xuân đặc biệt trong cuộc đời Hồ Chí Minh
và dân tộc Việt Nam. Sự kiện ngày mùng 2 tết Tân Tỵ (28/01/1941), mùa xuân đầu
tiên Người vượt qua biên giới Việt – Trung trở về Tổ quốc, kết thúc chặng đường

dài sau gần ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, để rồi từ đó trực tiếp lãnh
đạo cách mạng Việt Nam và cùng Đảng ta đem lại những mùa xuân ấm no cho dân
tộc. Sự kiện này đồng thời cũng là một mốc đánh dấu thời kỳ mới của lịch sử dân
tộc gắn liền với Hội nghị Trung ương lần thứ Tám (5/1941), quá trình chuẩn bị tích
cực cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền… Giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ:
"Ôi sáng xuân nay Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về… Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…
Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
Nhớ thương, hòn đất ấm hơi Người
Ba mươi năm ấy chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi".
( Trích: Theo chân Bác - Tố Hữu)
Từ đó, học sinh dễ dàng nhớ được mốc thời gian Bác Hồ về nước là mùa
xuân năm 1941 và năm ra đi tìm đường cứu nước là 1911 (ba mươi năm ấy…) Và
cũng là nỗi mừng vui khôn tả của dân tộc khi thấy Bác trở về sau gần ba mươi năm
năm bôn ba.
Bài 23: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Mục I: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố
Khi dạy đến mục này, ngoài việc cung cấp kiến thức, giáo
viên thông qua 10 chính sách của Việt Minh. Có thể trích đoạn:

Việt Nam độc lập đồng minh
Có bản chương trình đánh Nhật, đánh Tây.
Quyết làm cho nước non này,
Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền
Làm cho con cháu Rồng, Tiên,

Dân ta giữ lấy lợi quyền của ta.
10


Có mười chính sách bày ra,
Một là ích nước, hai là lợi dân.
Bao nhiêu thuế ruộng, thuế thân,
Đều đem bo hết cho dân khoi phiền.
Hội hè, tín ngưỡng, báo chương,
…………………
Trên vì nước, dưới vì nhà,
Ấy, là sự nghiệp, ấy là công danh.
Chúng ta có hội Việt Minh
Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh.
Rồi ra sự nghiệp hoàn thành
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng
Khuyên ai nên nhớ chữ đồng,
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”.
( Trích Bản diễn ca: Mười chính sách của Việt Minh- Hồ Chí Minh
Ngày 16/8/1945 Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào. Tán thành lệnh tổng khởi
nghĩa và thông qua Mười chính sách của Việt Minh. Giáo viên hướng dẫn học sinh
nắm được ý cơ bản: Đó là những chính sách tiến bộ, thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân lao động. Đó là mong ước, khát vọng ngàn đời của nhân dân ta. Đây thực
sự là mô hình nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Mục III. Giành chính quyền trong cả nước
Sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, nhà thơ Tố Hữu viết:
Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ... chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình

Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên đài, lặng phút giây
Trông đàn con đó, vẫy hai tay
Cao cao vầng trán... Ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây!
Người đọc tuyên ngôn.... Rồi chợt hoi:
"Đồng bào nghe tôi nói rõ không?"
Ôi câu hoi, hơn một lời kêu gọi
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!
Cả muôn triệu một lời đáp: "Có!"
Như Trường Sơn say gió biển Đông

11


Vâng, Bác nói, chúng con nghe rõ
Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông.
(Trích trường ca Theo chân Bác –Tố Hữu)
Qua đoạn thơ này giúp học sinh dễ nắm không gian trang nghiêm, trịnh
trọng, giờ phút linh thiêng và thời gian Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sự bình dị, gần gũi, hòa đồng của một vị
lãnh tụ tối cao đối với nhân dân. Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu cũng như
tình cảm đặc biệt dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản tuyên ngôn độc lập là văn
kiện có giá trị lịch sử to lớn, là lời tuyên bố xóa bo chế độ thực dân, phong kiến, là
sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên thế giới.
Giáo viên có thể liên hệ với bản Tuyên ngôn độc lập qua bài thơ: “Thần”của Lý
Thường Kiệt, bài Cáo Bình Ngô mà các em đã được học ở Môn Ngữ văn lớp 7

Bài 25: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP ( 1946- 1950)


Ở phần I- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng
nổ (19/12/1946)

Giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức, tại sao cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ vào 19 tháng 12 năm 1946? Sự bội ước và
dã tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp và khả năng đấu tranh ngoại
giao của ta với thực dân Pháp không còn nữa. Thực dân Pháp đã buộc ta phải cầm
súng đứng lên để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Làm cho học sinh nhanh nhớ, nhớ lâu
và hứng khởi trong khi tiếp thu kiến thức thì giáo viên cung cấp thêm kiến thức Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân
nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái,
dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc.
Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc,
thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi
nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm
Kháng chiến thắng lợi muôn năm.
(Trích: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến- Hồ Chí Minh)
12



Hoặc đoạn thơ
“Hỡi quốc dân! Hỡi đồng bào !
Có gươm, có súng, có dao hãy dùng
Quyết kháng chiến đến cùng cứu nước!
Toàn dân trông phía trước, tiến lên!
Nửa đêm vang tiếng lệnh truyền
Phố giăng chiến lũy, đường xuyên chiến hào...
Hồn nước dựng thành cao muôn trượng
Tay Đảng rèn lực lượng muôn dân
Một dân tộc hai bàn tay trắng
Đồng tâm là chiến thắng thành công”
(Tố Hữu)
Cuối cùng hướng dẫn học sinh chốt lại: Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh ngắn gọn và súc tích. Lời lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ, hùng hồn, linh
thiêng như hồn sông núi. Đối tượng hướng tới là nhân dân cả nước với tiếng gọi
thâng thương “ Đồng bào”. Với vũ khí tự sắm, với lập luận chặt chặt chẽ “muốn
hoà bình… đã nhân nhượng”. Với quyết tâm“phải hy sinh đến giọt máu cuối
cùng…”, Và kết quả “thắng lợi nhất định về dân tộc ta”!
Bài 26: BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1950- 1953)

Chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông 1947 ta đã giành thắng lợi, làm thất bại hoàn
toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, buộc thực dân Pháp phải điều chỉnh chiến
lược sang đánh lâu dài với ta. Với âm mưu khóa chặt biên giới Việt – Trung, thiết
lập hành lang Đông-Tây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc. Tình thế cách mạng vô cùng
quan trọng nhưng cũng vô cùng khó khăn. Ta thực hiện kháng chiến toàn dân toàn
diện. đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch. Đảng ta, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh quyết định mở chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950. Hồ Chí

Minh đã trực tiếp ra trận để chỉ đạo chiến dịch. Khi dạy bài này giáo viên có thể
cung cấp thêm cho học sinh bài thơ:
Lên núi
Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng ấp núi vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh ngưu sao đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cày
( Lên núi- Hồ Chí Minh)
Hoặc đoạn thơ
“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
13


Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng…
(Trích: Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
Qua bài thơ học sinh thấy rõ hơn hình ảnh của Bác không chỉ một đêm

không ngủ mà còn nhiều đêm không ngủ như vậy và không chỉ vì lo cho chiến
dịch, đi cùng chiến dịch, mà còn lo lắng, thương yêu những người lính trên tuyến
đầu tổ quốc đang chịu nhiều gian khổ, khó khăn, thiếu thốn. Hình ảnh Bác vừa gần
gũi vừa giản dị. Qua đó giáo dục học sinh lòng kính yêu, cảm phục lãnh tụ Hồ Chí
Minh.
Bài 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM
LƯỢC KẾT THÚC (1953- 1954)

Ở phần II. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ
Quá trình chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ
“Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh”...
Những khó khăn ta phải vượt qua đã trở thành lời ca tiếng hát:
“Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo
Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi
Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù ”.
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ từ lúc mở đầu ngày 13/3/1954 đến khi kết
thúc ngày 7/5/1954 giáo viên giảng thêm:
“ Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không mòn…”
Hoặc:
“ Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chương trên ngực

Dân tộc ta dân tộc anh hùng”
14


Hay:
“ Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đo, nên thiên sử vàng…”
(Trích: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu)
Qua các bài thơ này giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ thời gian diễn ra chiến
dịch Điện Biên Phủ (56 ngày đêm), chín năm kháng chiến chống Pháp (từ 1946 đến
1954) và làm cho học sinh hiểu rõ sự hi sinh, gian khổ của quân, dân ta cùng sự
sáng tạo, linh hoạt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nên một Điện Biên
Phủ chấn động địa cầu.
Bài 28: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ
ĐỘ MỸ DIỆM VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM( 1954-1965)

Phần III. Miền Nam chống chế độ Mỹ Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng
cách mạng tiến tới “Đồng khởi”
Giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ:
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Trích Người con gái Việt Nam –Tố Hữu)
Hay đoạn thơ trong bài Quê hương- Giang Nam
Hôm nay nhận được tin em

Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng anh chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
( Trích Quê hương- Giang Nam)
Qua đoạn thơ trên vun đắp cho học sinh lòng căm thù Đế quốc Mỹ đã tra tấn
dã man những người con đất Việt yêu nước thương nòi. Khâm phục và tự hào vì
chúng ta có những người chiến sĩ kiên trung bất khuất đã không quản tiếc máu
xương, hiến dâng trọn tuổi thanh xuân của mình chó sự tồn vong của đất nước. Họ
xứng đáng là tấm gương sáng mãi cho chúng ta soi.
15


Phần V: Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”…
Giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ trong bài: Hãy nhớ lấy lời tôi của Tố Hữu
Anh thét to: "Ta có tội gì đây?"
Chúng trói Anh vào cọc mấy vòng dây.
Mười họng súng. Một băng đen bịt mắt
Anh thét lên: "Chính Mỹ kia là giặc!"
Và tay Anh giật phắt mảnh băng đen
Anh muốn thiêu, bằng mắt, lũ đê hèn
Với cái chết. Anh muốn nhìn giáp mặt
Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt!
Chúng run lên, xông trói chặt Anh hơn
Đôi mắt Anh đã khô cháy căm hờn:
Phải chiến đấu như một người cộng sản

Trái tim lớn không sợ gì súng đạn!
Lệnh: Hàng đầu quỳ xuống! Một giây thôi
Anh thét lớn: "Hãy nhớ lấy lời tôi:
Đả đảo đế quốc Mỹ!
Đả đảo Nguyễn Khánh!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!"
Phút giây thiêng, Anh gọi Bác ba lần!
"Hãy nhớ lấy lời tôi!"
Nguyễn Văn Trỗi
Lời Anh dặn, chúng tôi xin nhớ:
Hãy sống chết quang vinh
Trước kẻ thù không sợ
Vì Tổ quốc hy sinh
Như lời anh, người thợ.
(Trích Hãy nhớ lấy lời tôi của Tố Hữu)
Qua đoạn thơ, ta hình dung ngay ra được hình ảnh anh Nguyễn Văn Trỗichiến sĩ cách mạng trong những phút giây cuối cùng nhưng đã để lại cho chúng ta
hình ảnh của một con người anh hùng. Những câu nói của anh trước cái chết như
được ghi nhớ trong lòng những ai còn sống. Câu nói như lời dặn, lời dạy bảo thế hệ
mai sau. Bài thơ giúp chúng ta hiểu thêm về tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên
trung của những con người Chết như sống, anh hùng vĩ đại một thời chống Mỹ.

16


Bài 29: CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC( 1965-1973)
Phần I: Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ (1965-1968)
Sử dụng đoạn thơ trong bài Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân
“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đoàng hoàng nổ súng tiến công
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức tường đồng
Như đôi dép dưới chân Anh dẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”.
Hay đoạn thơ trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
(Trích:Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật)
Hay đoạn thơ trong bài Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ
“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khoi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa

Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...
Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên...
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
17


Mưa đọng lại một khoảng trời nho nho
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Ðêm đêm, tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh
Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
Ðã hoá thành những làn mây trắng?
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Ði qua khoảng trời em
- Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?
Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng-trời-con-gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng” !
(Khoảng trời hố bom- Lâm Thị Mỹ Dạ)

Qua đoạn thơ, học sinh dễ cảm nhận được sự khốc liệt của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, sự mất mát đau thương của cả một dân tộc anh hùng. Và hơn thế nữa,
các em còn thấy được những con người đã hi sinh anh dũng cho sự tồn vong của
quê hương đất nước. Họ là những anh hùng cách mạng, họ được mọi người mãi
mãi ghi nhớ, biết ơn, được lưu danh sử sách muôn đời. Qua đó giáo dục học sinh
lòng biết ơn đối với những người đã hi sinh cho hạnh phúc hôm nay.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc Vận dụng kiến thức liên môn Văn
học trong dạy học Lịch sử lớp 9 ở trường THCS Thành Mỹ. Tuy nhiên khi sử dụng
kiến thức Văn học phải chọn những câu văn, câu thơ hay, phải có tính giáo dục cao
và phải gắn liền với sự kiện lịch sử, phản ánh lịch sử dân tộc. Nếu trong quá trình
giảng dạy giáo viên biết vận dụng một cách linh hoạt kiến thức Văn học thì sẽ làm
cho tiết bài lịch sử đỡ khô khan, đỡ nhàm chán, thậm chí đỡ moi mệt hơn cho các
em. Tạo cho các em sự thích thú tìm tòi, khai thác kiến thức lịch sử và hơn hết là
giúp các em dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng. Bên cạnh đó còn giúp các em ghi nhớ
sâu hơn những kiến thức văn học đã được học trong chương trình và có hướng tìm
tòi những đơn vị kiến thức sắp được học ở các lớp trên. Từ đó giúp các em phấn
khởi, ham thích bộ môn Lịch sử hơn.
Còn thực tế trong quá trình giảng dạy ở nhà trường, tôi còn áp dụng những
kiến thức văn học đối với phần Lịch sử Việt Nam ở các khối lớp khác nữa. Từ đó,
18


lm cho cỏc em hng thỳ hn trong gi hc, kớch thớch c s tỡm tũi, cht lng
b mụn khụng ngng c nõng lờn. C th, trong nm hc 2016-2017 ó cú 01
em hc sinh ca trng t gii hc sinh gioi cp tnh. Nm hc 2017-2018 cú 01
hc sinh d thi hc sinh gioi cp tnh ( cha cú kt qu). T l xp loi mụn Lch s
cui nm thỡ nm sau luụn cao hn nm trc, t l khỏ, gioi ngy cng tng, t l
yu kộm ngy cng gim xung. C th nh nm hc 2017-2018 nh sau:

-Kết quả khảo sát chất lợng bộ môn khi cha ỏp dng sỏng kin
kinh nghim
Kt qu khảo sát ở 2 lớp 9: 9A, 9B, năm học 2017- 2018 nh
sau:
TL

Lớp

TS

Yếu

9A

28

10

9B

30

11

TC

58

21


Lớp

TS

Yếu

9A

28

2

7,1

11

9B

30

2

6,7

10

TC

58


5

6,9

21

%
35,
7
36,
7
36,

TB
13
14

TL
%
46,
4
46,
7
46,

Giỏ TL

Khá

TL%


4

14,3 1

5

16,6 0

i

%
3,6

27
9
15,5 1
1,8
2
5
- Kết quả khảo sát chất lợng bộ môn khi ỏp dng sỏng kin kinh
nghim
TL

TB

%

TL
%

39,
3
33,
3
36,

Giỏ TL

Khá

TL%

11

39,3 4

15

50

26

44,7 7

i

3

%
14,

3
10
12,

3
1
Mt khỏc, hc sinh nhn thc c vai trũ ca b mụn, nhiu em ó thay i
suy ngh coi Lch s khụng phi l mụn ph v õu t nhiu thi gian hn cho b
mụn. Cỏc em khụng nhng tỡm hiu Lch s gii hn trong sỏch giỏo khoa m cũn
khai thỏc kin thc Lch s thụng qua bỏo chớ, ti vi v cỏc phng tin thụng tin
truyn thụng khỏc.

3. KT LUN
19


3.1. Kết luận
Dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng là một hoạt động đặc thù
giữa thầy và trò. Muốn nâng cao chất lượng bộ môn đòi hoi sự nỗ lực của cả thầy
và trò không phải trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài. Trong
dạy học Lịch sử đòi hoi giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt và kết hợp nhiều
phương pháp dạy học khác nhau, biết kích thích sự tìm tòi và giúp các em chiếm
lĩnh được tri thức.
Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm không có nghĩa là
chúng ta phó mặc cho các em tự chiếm lĩnh tri thức. Ngược lại giáo viên đóng một
vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù
hợp.
Qua quá trình nghiên cứu và kết quả đạt được, tôi thấy đề tài rất sát với thực
tế dạy học bộ môn Lịch sử lớp 9- Phần lịch sử Việt Nam. Bản thân tôi muốn chia sẻ
với đồng nghiệp những kinh nghiệm mà mình tích góp được trong quá trình dạy

học, rất mong những ý kiến đóng góp để đề tài được đầy đủ hơn, thiết thực hơn
nhằm nâng cao chất lượng bộ môn xứng đáng với vị trí của nó.
Đề tài này cũng chỉ dừng lại ở việc vận dụng, khai thác các yếu tố văn học
nhằm bổ trợ cho quá trình dạy học Lịch sử 9- phần lịch sử Việt Nam. Rất mong các
đồng nghiệp đóng góp thêm tư liệu để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
3.2. Kiến nghị
- Đối với cấp phòng
Thứ nhất: Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn trao đổi kinh nghiệm cho
giáo viên để giáo viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn
trong quá trình dạy học.
Thứ hai: Cho lưu hành các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải trong các cuộc thi
viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên học hoi, vận dụng vào dạy học.
- Đối với Nhà trường
Nên có sự đầu tư kinh phí để khuyến khích giáo viên và học sinh làm đồ
dùng dạy học dưới nhiều hình thức khác nhau như sơ đồ kiến thức, biểu đồ, bảng
biểu, sa bàn, bản đồ, lược đồ, sưu tầm tranh ảnh...cũng như các nguồn tư liệu lịch
sử khác nhau.
- Đối với giáo viên
Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, lấy học sinh làm trung tâm.
Phải luôn tìm tòi, sáng tạo để từng bước cải tiến phương pháp dạy học cho phù
hợp với từng tiết học, bài học với những đối tượng học sinh khác nhau.
Phải thực sự tâm huyết, tận tình với công việc, yêu nghề, có tinh thần trách
nhiệm cao trước học sinh.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi đã đúc rút được qua những
năm công tác. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp để những kinh nghiệm đó
dần dần được hoàn chỉnh hơn.
20



Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh
nghiệm được đầy đủ và hiệu quả hơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thạch Thành, ngày 5 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân,
không sao chép nội dung của người khác
NGƯỜI THỰC HIỆN

Đinh Văn Cẩm

Nguyễn Hữu Hải
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn Lớp 6,7,8,9
2. Tuyển tập thơ Hiện đại Việt Nam- nxb gd
3. Phương pháp dạy học lịch sử NXBGD - 1998
4. Một vài suy nghĩ về thực trạng dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay và
những giải pháp khắc phục - Nguyễn Thị Côi.
5.Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở phổ thông – NXB
Đại học sư phạm – Nguyễn Thị Côi.
6. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn lịch sử ở trường THPT và
THCS XB - 1999.
7. Tìm hiểu SGK, sách bồi dưỡng giáo viên, chuẩn kiến thức và kĩ năng, các tài liệu
tham khảo về lịch sử THCS.

21



22



×