Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Một số kinh nghiệm giúp học sinh không bị mắc lỗi khi sử dụng hàm trong bảng tính trong dạy học môn tin học 7 tại trường THCS cao thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.71 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài:
Tin học là một môn học mới, học sinh khó hiểu vì các phần mềm dùng
trên máy vi tính đều do nước ngoài sản xuất, trình độ ngoại ngữ trong trường
của học sinh thì rất hạn chế. Trong tin học học cách sử dụng đã khó chưa nói gì
đến sử dụng hàm lại càng khó hơn nhiều. Ở trường THCS Cao Thịnh đã bắt đầu
đưa môn tin học vào giảng dạy từ năm 2007-2008 đến nay, nhìn chung học sinh
rất thích học môn này nhưng chất lượng những phần học khó như chương trình
bảng tính chưa cao.
Trong chương trình Tin học THCS có môn tin học lớp 7 các em phải học
sử dụng các hàm để tính toán là phần kiến thức trọng tâm . Để học tốt được đòi
hỏi các em phải có kiến thức tổng hợp của các môn Toán, Tiếng Anh và Tin học.
Đây là một chương trình tương đối khó tiếp thu đối với học sinh, đồng thời cũng
đòi hỏi người giáo viên phải đúc kết được kinh nghiệm sáng tạo để biến cái khó
thành cái dễ, biến cái phức tạp thành cái đơn giản , đưa ra phương pháp, cách
thức truyền đạt giúp học sinh tiếp thu bài một cách dễ dàng. Để thành thạo trong
việc sử dụng hàm học sinh phải nắm chắc được cú pháp của tất cả các hàm.

1

1


Nắm chắc được các hàm không phải việc đơn giản vì trong SGK chỉ đưa ra 1 cú
pháp duy nhất, trong quá trình sử dụng hàm còn xảy ra nhiều trường hợp tương
tự như cú pháp nếu ta không làm rõ cho học sinh hiểu và nắm chắc được các
trường hợp còn lại của cú pháp thì học sinh sẽ mắc lỗi khi sử dụng hàm.
Xuất phát từ những kinh nghiệm, sáng tạo trong giảng dạy của bản thân,
tôi đã áp dụng sáng kiến “Một số kinh nghiệm giúp học sinh không bị mắc lỗi


khi sử dụng hàm trong bảng tính trong dạy học môn tin học 7 tại trường
THCS Cao Thịnh” và thấy có hiệu quả. Xin trình bày với các đồng nghiệp tham
khảo và góp ý.
1.2. Mục đích của sáng kiến:
Giúp học sinh sử dụng thành thạo các hàm trong chương trình bảng tính
mà không bị mắc lỗi.
Giúp học sinh phát hiện nhanh các lỗi để sửa trong khi sử dụng hàm.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tính toán trên bảng tính khi gặp các hàm.
Ngoài ra, còn giúp cho giáo viên hệ thống hóa được các lỗi, từ đó giúp
học sinh tiếp thu bài dễ dàng, quá trình dạy học đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối 7 trường THCS Cao Thịnh, Ngọc Lặc năm học 20172018.
- Nghiên cứu các hướng khai thác từ cú pháp các hàm trong chương trình
bảng tính, được học trong SGK tin học quyển 2.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu từ các tài liệu và sách tham khảo có liên quan; trao đổi kinh
nghiệm với đồng nghiệp.
- Thông qua các tiết dạy trực tiếp trên lớp, các tiết dạy thực hành, trao đổi
với các em về những khó khăn mà các em gặp phải.
- Trong SKKN này kinh nghiệm của tôi chủ yếu là sử dụng phương pháp
liệt kê và tổng hợp khi dạy các cú pháp của từng câu lệnh.
+ Đối với phương pháp liệt kê: Trong mỗi giờ giảng lí thuyết khi dạy đến
câu lệnh nào sau khi đưa ra cú pháp của câu lệnh trong sách giáo khoa, tôi liệt kê
ra tất cả các trường hợp của hàm khác với cú pháp trong sách giáo khoa, trong
đó có những hàm đúng và hàm sai. Tôi hỏi các em đoán xem hàmnào đúng, hàm
nào sai. Sau đó tôi minh hoạ cho học sinh thấy rõ từng hàm một trên máy chiếu
để học sinh thấy rõ được những hàm khác với cú pháp SGK mà vẫn đúng,
những hàm nào sẽ bị sai.
+ Đối với phương pháp tổng hợp: sau khi làm rõ cho học sinh thấy được
các hàm đúng, sai khác với cú pháp trong SGK, tôi tách ra hai nhóm, một nhóm

lệnh khác với cú pháp SGK mà vần đúng, một nhóm lệnh khác với SGK mà bị
sai . Tôi nhấn mạnh, lưu ý học sinh ghi nhớ nhóm cú phápvhàm sai, nó sẽ giúp
học sinh ghi nhớ nắm chắc được cú pháp đúng của hàm.

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lý luận
Theo tâm lí học, tư duy tích cực, độc lập sáng tạo của HS được thể hiện ở
một số mặt sau:

2

2


- Biết tìm ra phương pháp nghiên cứu giải quyết vấn đề, khắc phục các tư
tưởng rập khuôn, máy móc.
- Có kĩ năng phát hiện những lỗi sai, nhìn nhận một vấn đề ở nhiều khía
cạnh.
- Có óc hoài nghi, luôn đặt ra các câu hỏi: Tại sao? Do đâu? Liệu có cách
nào khác nữa không? Các trường hợp khác thì kết luận còn đúng hay không? …
- Tính độc lập còn thể hiện ở chỗ biết nhìn nhận vấn đề và giải quyết vấn
đề.
- Có khả năng khai thác một vấn đề mới từ những vấn đề đã quen biết.
Do vậy, việc tìm ra các cú pháp hàm tương tự trở nên cần thiết, giúp học
sinh thành thạo hơn khi gặp dạng này và tự tin hơn khi gặp các hàm trong
chương trình bảng tính.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Trước đây trong giờ dạy môn Tin học 7 mặc dù tôi đã cố gắng truyền đạt
nhưng nhiều em vẫn không hứng thú học bài, hoặc có hứng thú thì phần lớn là
không thật sự hiểu bài hoặc hiểu một cách hời hợt, không biết vận dụng, vận

dụng không sát.
Kết quả là đến giờ học thực hành các em hay bị mắc lỗi #name khi học
các bài thực hành trong sách giáo khoa, tôi đều phải hướng dẫn chi tiết cụ thể
từng lệnh các em mới làm được.
Chính vì thế mà kết quả học tập của các em đạt được trong học kỳ I năm
học 2016 – 2017 cụ thể như sau:
Trước khi thực hiện chuyên đề
Kết quả học tập
Số HS
Tỷ lệ
Loại Khá, Giỏi
19/51
37,2%
Loại TB
27/51
52,9%
Loại Yếu
5/51
9,9%
Từ kết quả của thực trạng trên tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến “Giúp
học sinh không bị mắc lỗi khi sử dụng hàm trong chương trình bảng tính và
đã đem lại được hiệu quả rõ rệt.
2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện:
Trong chương trình bảng tính khi sử dụng các hàm có sẵn, đòi hỏi người
sử dụng bảng tính phải tuân theo cấu trúc chặt chẽ của nó. Khi ta sử dụng các
hàm phải nắm chắc được cú pháp của nó thì mới cho kết quả đúng, nếu không ta
chỉ cần quên, nhầm một kí tự, hay viết sát, viết xa một kí tự là sẽ hàm sẽ không
cho ta kết quả mong muốn.
Ví dụ . Khi dạy mục 3 Bài 4 Sử dụng các hàm để tính toán. của bài này
SGK có đưa ra ví dụ về cú pháp của câu lệnh SUM, AVERAGE, MIN, MAX.

* Cụ thể cú pháp lệnh SUM được viết trong SGK như sau:
Cú pháp =SUM(a, b, c, …)
Trong đó các đối số a, b, c… đặt cách nhau bởi dấu phẩy có thể là các số
hay địa chỉ của các ô tính, hoặc địa chỉ khối có dữ liệu cần tính.
* Ngoài cú pháp SGK tôi liệt kê ra các trường hợp cú pháp lệnh SUM,
AVERAGE, MIN, MAX được viết khác như sau:
3

3


- Lệnh SUM
STT
1
2
3
4
5

Cú pháp
= SUM(a, b, c, …)
=SUM (a, b, c, …)
=SUM( a, b, c, …)
=SUM(a,b,c, …)
=sum(a, b, c, …)

+ Cụ thể tính tổng của các ô A1, A2, A3, A4 nhập vào ô A5
- Lệnh SUM
STT
Nhập các hàm vào ô tính

1
= SUM(A1, A2, A3, A4)
2
=SUM (A1, A2, A3, A4)
3
=SUM( A1, A2, A3, A4)
4
=SUM(A1, A2, A3, A4)
5
=sum(A1, A2, A3, A4)
6
=SUM(A1: A4)
Sau đó tôi hỏi học sinh các câu nào có hàm viết đúng theo cú pháp? Các
câu nào có hàm viết sai theo cú pháp?
Với từng cú pháp hàm, tôi hỏi : Những em nào nói đúng thì giơ tay? em
nào nói sai thì giơ tay ? Sau đó tôi minh hoạ trực tiếp trên máy chiếu từng cú
pháp hàm vào ô tính cho học sinh thấy ngay được kết quả trả lời của mình.
Tôi chốt câu hỏi trong các cách nhập hàm vào ô tính trên thì câu 1. 3, 4,
5, 6 là đúng còn 2 sai.
Sau đó tôi phân ra 2 nhóm là một nhóm đúng và một nhóm sai sẽ bị lỗi
như sau:
STT
Không lỗi
Lỗi
1
= SUM(A1, A2, A3, A4)
2
=SUM (A1, A2, A3, A4)
3
=SUM( A1, A2, A3, A4)

4
=SUM(A1, A2, A3, A4)
5
=sum(A1, A2, A3, A4)
6
=SUM(A1: A4)
Hình ảnh minh hoạ trường hợp lỗi

4

4


Đến đây ta nhấn mạnh cho học sinh là đối với hàm SUM các em cần chỉ
lưu ý là:
- Dấu mở ngoặc phải được viết sát tên hàm SUM ( sát sau chữ M )
Khi ta sử dụng hàm này các em chỉ cần quan sát xem trường hợp trên
đúng hay không, còn các trường hợp còn lại không quan tâm đến.
Làm được như vậy khi gặp hàm SUM học sinh sẽ dễ dàng tìm được lỗi
nếu có mà không cần giáo viên hướng dẫn.
Đối với các hàm còn lại như hàm AVERAGE, MAX, MIN. Tôi làm tương
tự.

5

5


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Qua quá trình áp dụng cách dạy như trên ở trong học kỳ I năm học 20172018 tôi thấy đem lại kết quả rõ rệt. Trước đó đến tiết học thực hành thì hầu như
các em đều mắc lỗi khi sử dụng hàm ở các bài tập thực hành trong bài học. Sau
khi tôi áp dụng vào đến tiết thực hành hầu hết các em đều sử dụng tốt các hàm
mà không cần giáo viên hướng dẫn kể cả những em có học lực trung bình yếu.
Khảo sát sau khi áp dụng kinh nghiệm trên và so sánh với bảng kết quả
học tập tổng hợp trước đó ở học kỳ I đã thu được kết quả như sau:
Trước khi thực Sau khi thực
Tỷ lệ tăng,
hiện chuyên đề hiện chuyên đề
Kết quả học tập
giảm
Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ
Loại Khá, Giỏi
19/51 37,2% 31/51 60.8%
Tăng: 23,4%
Loại TB
27/51 52,9% 20/51 39.2% Giảm 13,7 0%
Loại Yếu
5/51
9,9%
0/51
0%
Giảm còn 0%
Từ bảng kết quả trên cho thấy kinh nghiệm của tôi sau khi được áp dụng
vào việc dạy học Tin học lớp 7, các em không những nắm chắc kiến thức mà còn
thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực
sự.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Sau quá trình áp dụng sáng kiến vào quá trình giảng dạy các em không

những nắm chắc kiến thức sử dụng các hàm mà còn thấy các em học tập phấn
khởi sôi nổi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, rất thích học thực hành khi sử dụng các
hàm có sẵn, luôn đạt kết quả tôt khi làm bài thực hành đúng yêu cầu trong SGK.
Tôi thấy có chất lượng thực sự.
3.2. Kiến nghị :
3.2.1. Đối với cấp trên:
Cần tổ chức các lớp học chuyên đề về Tin học để đưa ra các trao đổi
kinh nghiệm về giảng dạy môn Tin học 7.
Cung cấp những tài liệu tham khảo cần thiết về môn Tin học cho GV
trong quá trình giảng dạy.
Tổ chức thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi môn tin học để giáo viên Tin
được có dịp trao đổi chuyên môn.
Tạo điều kiện xây dựng cho trường một phòng tin học đạt chuẩn để chất
lượng dạy và học tin học đạt kết quả cao hơn.
3.2.2. Đối với Nhà trường :
Tăng cường hoạt động của tổ chuyên môn trong trường, liên hệ trong
cụm, huyện để tổ chức giao lưu , trao đổi, đánh giá, thống nhất các kinh nghiệm
đã được vận dụng vào giảng dạy môn Tin học ở các trường.
Tích cực tham mưu để bổ sung, hỗ trợ các phương tiện dạy học thật tốt
phục vụ cho môn Tin học nhất là máy vi tính.

6

6


3.3.3. Đối với giáo viên:
Cần tích cực học hỏi, áp dụng các kinh nghiệm vào trong quá trình
giảng dạy môn Tin học một cách hiệu quả nhất.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng

dạy môn Tin học 7. Rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý của các quý thầy cô
để sáng kiến kinh nghiệm này được bổ sung, hoàn thiện và có tính thực tiễn cao
hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Ngọc Lặc, ngày 20 tháng 4 năm 2019
XÁC NHẬN
Tôi xin cam kết sáng kiến này do tôi tự
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
làm, không sử dụng sao chép coppy của
người khác
Người viết
Bùi Anh Tuấn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa tin học THCS quyển 2
2. Học qua các Website trên Internet có chủ đề vè bảng tính

7

7



×