Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.92 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦ
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG.........................1
1.1. Một số khái niệm cơ bản..............................................................................1
1.2. Mục đích của hoạt động thanh tra lao động..............................................1
1.3. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động...........................................2
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra lao động............................................2
1.5. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động.....................................3
1.6. Hình thức thanh tra.....................................................................................3
1.7. Phương thức thanh tra................................................................................4
1.8. Nội dung hoạt động thanh tra chuyên ngành lao động............................4
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC
HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH) TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ
VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NINH.....................................................................................................................5
2.1. Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh.......................................................................................................................5
2.2.Thực trạng công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật BHXH tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh........5
2.3. Nguyên nhân của tình trạng trên................................................................7
2.4. Đánh giá công tác thanh tra........................................................................8
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH........................................................................9
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



STT

CỤM TỪ
VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

NLĐ

Người lao động

3

Doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

4

FDI


Đầu tư trực tiếp nước ngoài


LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát
triển đáng kể, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo môi
trường thuận lợi cho hàng trăm doanh nghiệp trên cả nước phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên bên cạnh những tích cực trong việc phát triển kinh tế, nhiều vấn đề
phát sinh đáng quan tâm tại nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn như vấn đề
An toàn vệ sinh lao động, thực hiện pháp luật lao động…và đặc biệt là vấn đề
thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) tại các doanh nghiệp ở nhiều các
tỉnh thành.
Vi phạm pháp luật về BHXH không những gây ảnh hưởng trực tiếp tới
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người tham gia Bảo
hiểm xã hội, mà còn gây ra những hậu quả xấu cho sự ổn định và phát triển của
chính sách an sinh xã hội. Chính vì vậy tại các tỉnh thành cần đẩy mạnh công tác
thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội.
Nhận thấy tầm quan trọng về vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Thực trạng
công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
Do kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi những sai
sót, em mong nhân được ý kiến nhận xét của cô để bài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG

1.1.Một số khái niệm cơ bản
Thanh tra:
Theo Từ điển tiếng Việt thì “thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ làm
việc của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”.
Theo Từ điển Luật học thì “Thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối
tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất
định”.
Như vậy có thể hiểu “Thanh tra là hoạt động xem xét, kiểm tra của cơ
quan nhà nước cấp trên hoặc theo sự uỷ quyền của cơ quan nhà nước cấp trên
đối với cơ quan nhà nước cấp dưới (mang tính trực thuộc) và là một bộ phận của
hoạt động hành pháp”.
Thanh tra Nhà nước:
Theo Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc hội thì
“Thanh tra Nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Thanh tra lao động:
Theo Nghị định số 39/2013/NĐ – CP ngày 24/4/2013 của Chính Phủ Về
tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động - thương binh và xã hội thì
“Thanh tra Lao động là tổ chức thanh tra thuộc ngành lao động, ở Trung ương có
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Tổng cục Dạy nghề;
ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội; thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành về lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi quản lý nhà nước theo
quy định của pháp luật”.
1.2. Mục đích của hoạt động thanh tra lao động

Trang 1



Theo Điều 2, Chương I, Luật Thanh tra: Mục đích của hoạt động thanh tra
lao động nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý trong lao động, chính
sách, pháp luật về lao động để kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền các biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm
pháp luật trong lao động, giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy
định của pháp luật về lao động, phát huy các nhân tố tích cực, góp phần nâng
cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.3. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động
Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công
khai, dân chủ, kịp thời.
Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa
các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình
thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra lao động
1.4.1. Chức năng của thanh tra lao động
Theo Điều 1, Quyết định số 614/2013/NĐ-LĐTBXH ngày 16 tháng 04
năm 2013 quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Thanh tra
Bộ: Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện các quy
định của pháp luật về công tác thanh tra; tiến hành thanh tra hành chính đối với
cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra
chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phòng, chống tham nhũng; tiếp công
dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
1.4.2. Nhiệm vụ của thanh tra lao động
Nhiệm vụ chủ yếu của thanh tra lao động được quy định tại Điều 237, 238
chương XVI. Luật lao động:
Điều 237. Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;
2. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh
lao động;
Trang 2


3. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;
5. Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý
các vi phạm pháp luật về lao động.
Điều 238. Thanh tra lao động
1. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về
lao động;
2. Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực:
phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường
thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do
các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của
thanh tra chuyên ngành về lao động.
1.5. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động
Theo nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013
về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động thương binh và xã hội.
Điều 5. Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động –
Thương binh và Xã hôi gồm có:
Các cơ quan thanh tra nhà nước:
Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:

Tổng cục Dạy nghề;
Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
1.6. Hình thức thanh tra
Theo điều 37 Luật Thanh tra 2010
Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường
xuyên hoặc thanh tra đột xuất:
Trang 3


Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền giao.
1.7. Phương thức thanh tra
Phương thức thanh tra viên phụ trách vùng
Cơ sở pháp lý:
Quyết định Số: 01/2006/QĐ – BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội ngày 16 tháng 2 năm 2006 về Ban hành quy chế hoạt động thanh
tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng.
Quyết định Số: 02/2006/QĐ – BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội ngày 16 tháng 2 năm 2006 về Ban hành quy chế sử dụng phiếu
tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động.
1.8. Nội dung hoạt động thanh tra chuyên ngành lao động
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 điều 20 nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP
Nội dung thanh tra chuyên ngành lao động bao gồm:
Việc thực hiện các quy định pháp luật lao động: Việc thực hiện các loại
báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước

lao động tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động;
an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc thực hiện các quy định đối với lao động
nữ, lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành
niên; việc thực hiện các quy định đối với lao động là người nước ngoài; kỷ luật
lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật
lao động;
Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp): Việc thực hiện
pháp luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội; việc thực hiện pháp
luật về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động và người lao động.

Trang 4


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC
HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH) TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ
VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NINH
2.1. Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà
đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là
doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua
lại.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh cho biết: Tính
đến hết ngày 5/10/2018 tỉnh Quảng Ninh có 120 dự án FDI còn hiệu lực, tổng
vốn đầu tư đăng ký đạt trên 6,4 tỷ USD. Có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ đang
có hoạt động đầu tư, đưa Quảng Ninh trở thành một trong những địa phương thu
hút FDI lớn và hiệu quả ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong đó Mỹ giữ vị trí
đứng đầu với số vốn đăng ký 2,425 tỷ USD với 7 dự án, chiếm gần 40,4% tổng

vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc (Hồng Kông, Đài Loan) tổng vốn đầu tư
đăng ký 68 dự án với hơn 2,11 tỷ USD, chiếm 35% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Các dự án khác được đăng ký bởi các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Singapore,
Indonesia, Canada, Hàn Quốc...
Bên cạnh đầu tư theo lĩnh vực, trong 30 năm qua, FDI theo địa bàn đầu tư
cũng đã có nhiều khởi sắc. Hầu hết các dự án tập trung vào địa bàn TP. Hạ Long
với 57 dự án với tổng sổ vốn đầu tư hơn 1.550 triệu USD chiếm 25,8% tổng
vốn. TP. Móng Cái có 19 dự án với trên 648,6 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn...
Còn lại là địa bàn TP Cẩm Phả có 10 dự án, Đông Triều, Hải Hà, Quảng Yên,
Đông Triều.... với 37 dự án FDI.
2.2.Thực trạng công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật BHXH tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Cơ chế chính sách
Căn cứ Luật thanh tra số 56/2010/QH12.
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ – CP của Chính phủ Quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội.
Căn cứ Nghị định số 39/2013/NĐ – CP của Chính phủ quy định về tổ
chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trang 5


Căn cứ Quyết định số 614/QĐ – LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động
Thương binh Xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của thanh tra bộ.
Nghị định 86/NĐ – CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều
trong luật thanh tra.
Và một số văn bản quy phạm khác có liên quan.
2.2.2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Thanh tra Sở lao động - thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ninh.

Phòng Thanh tra Lao động.
2.2.3. Lực lượng Thanh tra Sở lao động - Thương binh và xã hội Tỉnh
Quảng Ninh
Cơ cấu tổ chức hiện nay của cơ quan thanh tra Sở lao động thương binh
xã hội tỉnh Quảng Ninh gồm 9 đồng chí, trong đó:
Chánh Thanh tra Sở: Phụ trách chung; thực hiện chức năng nhiệm vụ của
Chánh thanh tra sở theo quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra, Điều 14 Nghị định
86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ và Điều 9 Nghị định số
110/2017/NĐ-CP ngày 04/10/2017 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và xã hội.
3 Phó Chánh thanh tra: Thực hiện các nhiệm vụ của Thanh tra sở và
nhiệm vụ đột xuất khi lãnh đạo giao.
5 Thanh tra viên, cán bộ giúp Chánh thanh tra, phó Chánh thanh tra trong
quá trình giải quyết các lĩnh vực được phân công.
2.2.4. Phương thức thanh tra
Thanh tra lao động phụ trách vùng do Phó chánh thanh tra Sở phụ trách thanh
tra làm Trưởng đoàn.
2.2.5. Hình thức thanh tra
Tại Quảng Ninh chủ yếu sử dụng hai hình thức thanh tra là thanh tra theo
kế hoạch do Giám đốc Sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh ra quyết định
Thanh Tra và kiểm tra đột xuất do phát hiện sai phạm tại các doanh nghiệp.

Trang 6


2.2.6. Nội dung thanh tra
Theo quyết định của Giám đốc sở lao động thương binh và xã hội tỉnh
Quảng Ninh về việc thành lập đoàn Thanh tra tiến hành Thanh tra việc thực hiện
pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

2.2.7. Kết quả công tác thanh tra
Thanh tra Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ninh
đã triển khai, thực hiện hiệu quả chức năng nhiệm vụ được giao năm 2017. Kết
quả thực hiện việc thanh tra:
Tổ chức tiến hành 150 cuộc thanh tra, kiểm tra về công tác thực hiện pháp
luật Bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh. Đã hoàn thành 150/150 cuộc.
Theo số liệu thống kê, BHXH tỉnh hiện đang quản lý trực tiếp hơn 5.000
doanh nghiệp tham gia BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế với tổng số
224.000 lao động, trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp FDI với hơn 19.000 lao
động. Riêng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 22 doanh nghiệp FDI
với hơn 16.000 lao động.
Tuy nhiên tính đến hết năm 2017, Quảng Ninh có 138 doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, nhưng theo thống kê của cơ quan
BHXH tỉnh chỉ có 75 doanh nghiệp tham gia đóng BHXH cho NLĐ. Trong số
75 doanh nghiệp tham gia đóng BHXH có 51 đơn vị đóng không đúng, không
đủ và nợ đọng tiền BHXH của người lao động trong thời gian dài với tổng số
tiền hơn 40 tỷ đồng. Việc nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp FDI đã gây ảnh
hưởng đến quỹ BHXH, Bảo hiểm y tế, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm và vi
phạm quyền lợi của NLĐ. Thậm chí tại một số nơi đã dẫn đến mất trật tự, an
toàn xã hội và nguy cơ doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ khó thu, gây thiệt hại
cho NLĐ.
Tính đến ngày 31/5/2018, doanh nghiệp FDI nợ BHXH tiêu biểu nhất là
Công ty cổ phần sửa chữa tàu biển Nosco – Vinalines nợ 5,346,483,932 tỷ đồng
và nợ đến 54 tháng.
2.3. Nguyên nhân của tình trạng trên

Trang 7



Nguyên nhân thứ nhất xuất phát từ bản thân NLĐ và người sử dụng lao
động: Về phía người sử dụng lao động, mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp
luật về bảo hiểm cho NLĐ song các doanh nghiệp hiện tại đang cố tình vi
phạm, coi thường các quy định của pháp luật. Trong khi đó về phía NLĐ, do sự
thiếu hiểu biết pháp luật cũng như không tự nâng cao kiến thức về vấn đề này
nên đã chủ quan, tin tưởng vào các doanh nghiệp.
Nguyên nhân xuất phát từ các quy định của pháp luật hiện hành: Có thể
nói việc các doanh nghiệp tràn lan trốn nợ bảo hiểm, thậm chí có những doanh
nghiệp khi đã có bản án của Tòa vẫn không thực thi xuất phát từ việc các quy
định của pháp luật chưa rõ ràng, thêm vào đó chế tài xử phạt đối với việc vi
phạm còn nhẹ. Tính chất chưa đủ răn đe của pháp luật là nguyên nhân khiến cho
sai phạm diễn ra ngày càng nhiều.
Ngoài ra, các tổ chức công đoàn chưa thực sự phát huy được vai trò của
mình trong vấn đề bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Nhất là trong trường hợp NLĐ đã
tiến hành đóng bảo hiểm cho người sử dụng lao động nhưng khoản tiền đó lại
được sử dụng cho mục đích khác.
2.4. Đánh giá công tác thanh tra
2.4.1. Kết quả đạt được
Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã thực hiện tốt công tác
tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
theo thẩm quyền, phù hơp với thực tiễn và đáp ứng công tác quản lý của ngành.
Quá trình tiến hành thanh tra đã được thực hiện úng trình tự quy định theo
quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết thống nhất các thành
viên trong đoàn cùng nhau hợp tác đạt hiệu quả chất lượng, hoạt động thanh tra
đã thực sự góp phần tích cực trong quá trình quản lý, kịp thời chấn chỉnh những
thiếu sót, tồn tại trong công tác quản lý phù hợp với thực tế.
2.4.2. Hạn chế
Lực lượng thanh tra chưa đáp ứng được triệt để chất lượng thanh tra. Với
số lượng thanh tra ít trong khi lượng doanh nghiệp cần thanh tra nhiều dẫn tới
việc chỉ thanh tra được một phần, bỏ sót các vi phạm pháp luật mà khó có thể

tiến hành thanh tra cùng lúc tất cả các doanh nghiệp FDI.
Qua thanh tra, đã phát hiện nhiều thiếu sót trong quá trình kinh doanh của các
doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chưa đóng bảo hiểm xã hội cho người lao
động.

Trang 8


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
Tiếp tục thực hiện công tác thanh tra theo đúng trình tự thủ tục của pháp
luật khi có đơn từ khiếu nại và quyết định Thanh tra của cấp trên.
Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dung các thiết bị tiên tiến trong công
việc thanh tra giúp thanh tra viên có thể xử lý nhanh chóng, kịp thời các nghiệp
vụ trong công tác Thanh tra, sử dụng hiệu quả lực lượng thanh tra hiện có.
Thanh tra viên tiếp tục sử dụng phiếu kiểm tra, đánh giá tình hình thực
hiện pháp luật tại doanh, phiếu do ngành cung cấp.
Bổ sung lực lượng Thanh tra cả về số lượng đội ngũ Thanh tra và chất
lượng của cả cán bộ đặc biệt là Thanh tra về lao động.
Cần thiết lập hệ thống các quy phạm pháp luật, quy định về hoạt động
thanh tra một cách rõ ràng cụ thể.
Cơ quan thanh tra nên thiết lập mối quan hệ tốt với người sử dụng lao
động và tổ chức công đoàn để tăng cường hiệu quả của công tác thanh tra.
Tiếp tục tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử
dụng lao động trong các doanh nghiệp.
Hướng dẫn những doanh nghiệp chưa ký thỏa ước lao động tập thể và xây
dựng nội quy lao động tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể, xây dựng nội
quy lao động để đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và xã hội.
Tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và đăng ký thang bảng

lương theo quy định tại Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05//2/2007
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Các doanh nghiệp đầu tư kinh phí trong việc cải thiện điều kiện làm việc
của người lao động. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm về an toàn
lao động-vệ sinh lao động, trang cấp đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao
động, hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn lao động.

Trang 9



×