Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

De cuong on tap toan 7 HK I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.88 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - TOÁN 7 (Năm học 2008-2009)
*Phần I: Đại số:
A. Lí thuyết:
Câu 1: Số hữu tỉ là gì (tr.5)? Nêu 3 cách viết số hữu tỉ , biểu diễn số hữu tỉ đó trên trục số.
Viết kí hiệu tập hợp các số hữu tỉ. Thế nào là số hữu tỉ dương? Số hữu tỉ âm?Số hữu tỉ nào
không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm?
Câu 2: Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ được xác định như thế nào?(tr.14)
Câu 3: Định nghĩa lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ(tr.17).
Câu 4: Viết các công thức :
- Nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
- Chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0.
- Lũy thừa của một lũy thừa.
- Lũy thừa của một tích.
- Lũy thừa của một thương.
Câu 5: Tỉ lệ thức là gì? Nêu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức (tr 24,25). Viết công thức thể hiện
tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
Câu 6: Khi nào thì hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau? Cho ví dụ.
Khi nào thì hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau? Cho ví dụ.
B. Bài tập:
-Dạng 1: Áp dụng các tính chất của các phép tính trên tập hợp Q (như tính chất giao hoán, kết
hợp của phép cộng và phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng…) để
làm các bài tập tính nhanh (tính bằng cách hợp lí). Bài tập 96 và 97 tr.48;49.
-Dạng 2: Tìm x hoặc tìm y (có nghĩa là tìm số chưa biết). Bài tập 46 tr.26; 96 tr.49; 101 tr.49;
30 tr.19.
-Dạng 3: Tính giá trị của biểu thức. Bài tập 99a) tr.49 và bài tập sau đây:
Tính:
M = :
-Dạng 4: Thực hiện các phép tính có chứa phép toán nâng lên lũy thừa. Bài tập 36; 37a)b)
tr.22; 40 và 41 tr.23.
-Dạng 5: Bài toán có lời giải:
- Dạng a): Áp dụng tính chất tỉ lệ thức, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. Bài tập (từ


bài 54 đến bài 58 tr.30 và bài 64 tr.31)
- Dạng b): Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận. Bài tập 6 tr. 55 và bài tập sau
đây:
Để làm nước mơ, người ta thường ngâm mơ theo công thức : 2kg mơ ngâm với
2,5kg đường. Hỏi cần bao nhiêu kilôgam đường để ngâm 5 kg mơ?
*Phần 2: Hình học:
A. Lí thuyết:
Câu 1: Thế nào là hai góc đối đỉnh?hai góc đối đỉnh có tính chất gì ? Vẽ hình minh họa, viết hai
cặp góc đối đỉnh trong hình đó.(tr.81 và 82)
Câu 2: Phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.(tr.90)
Câu 3: Phát biểu tiên đề Ơ-clit.(tr.92)
Câu 4: Phát biểu tính chất của hai đường thẳng song song(tr.93)
Câu 5: Ba tính chất ở bài 6 tr.96,97 là ba định lí. Em hãy phát biểu lại ba định lí đó, vẽ hình
mình họa và ghi giả thiết, kết luận của từng định lí trên.
Câu 6: Phát biểu định lí về tổng ba góc trong tam giác và định lí về tính chất góc ngoài của tam
gíác.
Câu 7: Nêu ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác, vẽ hình minh họa và ghi giả thiết, kết
luận của từng trường hợp trên.
Câu 8: Nêu ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông theo các hệ quả đã học, vẽ hình
minh họa và ghi giả thiết, kết luận của từng trường hợp trên.
B. Bài tập:
Dạng 1: Tính các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng. Bài tập 57,58 tr.104.SGK
Dạng 2: Vận dụng định lí tổng ba góc trong tam giác và tính chất góc ngoài của tam giác để
tính số đo góc. Bài tập 1,2 tr.108.SGK.
Dạng 3: Chứng minh các tam giác bằng nhau theo các trường hợp bằng nhau của tam giác đã
học, từ đó suy ra các cặp cạnh và các cặp góc tương ứng bằng nhau. Bài tập 38,40,41 tr.124 ;
BT 43 tr.125; BT 29, 32 tr.120; BT 19 tr.114.
***Hết***

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×