Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Lồng ghép tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào dạy môn sinh học 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
LỒNG GHÉP TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ THỰC VẬT CÓ
KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ VÀO DẠY
MÔN SINH HỌC 6

Người thực hiện: Nguyễn Đình Thành
Chức vụ: Tổ trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH & THCS Cẩm Tâm
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học

MỤC LỤC
SốTT

THANH HÓA, NĂM 2018

Trang


1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1


2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.4
3
3.1
3.2

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận của vấn đề cần nghiên cứu
Nhận thức chung về bệnh ung thư
Tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống
bệnh ung thư
Thực trạng tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng
chống bệnh ung thư
Ưu điểm
Tồn tại

Điều tra cụ thể
Một số giải pháp thực tế để tiến hành tiết dạy lồng ghép tác
dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh
ung thư thông qua giảng dạy môn sinh học 6
Lập kế hoạch chi tiết, khoa học cho một tiết dạy lồng ghép
tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống
bệnh ung thư
Thực hiện tốt nguyên tắc dạy lồng ghép tác dụng của một
số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư
Một số lưu ý cho giáo viên khi dạy lồng ghép tác dụng của
một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư…
Tiết dạy minh họa giáo dục lồng ghép tác dụng của một số
thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư thông qua
việc giảng dạy môn sinh học 6
Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài
KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
Kết Luân
Những kiến nghị
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
1
2
2
2
3
3
3
5
9

9
9
10
10
10
10
11
13
16
17
17
18
19


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Mỗi năm, trên Thế Giới có 14,1 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh
ung thư và 8,2 triệu người chết vì căn bệnh này. Hiện khoảng 23 triệu người
đang sống chung với ung thư. Nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời thì
con số này sẽ lên tới 30 triệu vào năm 2020. Những việc phòng ngừa đúng cách
và sống lành mạnh có thể giảm một phần ba những trường hợp mắc bệnh, một
phần ba nữa có thể giảm qua việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét
nghiệm sàng lọc sớm.
Tại các nước phát triển, ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng
thứ hai sau tim mạch. Ở các nước đang phát triển, ung thư đứng hàng thứ ba sau
bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng và tim mạch.
Theo thống kê của ngành Ung thư và Bộ Y tế Việt Nam, mỗi năm có
khoảng 150 ngàn ca mới mắc và trên 75 ngàn trường hợp tử vong do ung thư.
Trong bản đồ ung thư thế giới, tỷ lệ mắc ung thư ở nam giới Việt Nam được xếp

vào nhóm nước cao thứ 3, với gần 200 ca mắc trên 100.000 người. Tuy nhiên, tỷ
lệ nam giới tử vong do ung thư ở Việt Nam lại nằm trong nhóm nước dẫn đầu
thế giới, với hơn 142 trường hợp tử vong trong số 100.000 người. Tại các nước
phát triển, trên 80% ca bệnh ung thư có thể chữa khỏi được. Tại Việt Nam tỉ lệ
này thấp hơn bởi lẽ, có tới 70% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam đi khám và phát
hiện ở giai đoạn muộn.
Ước tính trong năm 2020 sẽ có ít nhất gần 200.000 ca ung thư mới mắc.
Dẫn đầu ở nam là ung thư phổi, sau đó đến dạ dày, gan, đại trực tràng, thực
quản, vòm, hạch, máu, tiền liệt tuyến... Tỷ lệ mắc mới ở nữ nhiều nhất lần lượt
là ung thư vú, dạ dày, phổi, đại trực tràng, cổ tử cung, giáp trạng, buồng trứng…
Giáo dục tác dụng của thực vật là một quá trình lâu dài, nên bắt đầu từ
thời mẫu giáo rồi tiếp tục lên đến phổ thông cũng như mãi mãi sau này.
Lên đến phổ thông ngay từ đầu cấp các em đã tiếp xúc khá nhiều môn học
có liên quan đến tác dụng của thực vật.Chính vì những điều này mà việc tìm ra
một phương pháp giáo dục tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng
chống bệnh ung thư cho các em học sinh thông qua chương trình văn hoá, đặc
biệt là các môn học liên quan đến tác dụng của thực vật là rất cần thiết và thiết
thực.
Đối với học sinh khối 6 những hiểu biết, nhận thức và mối quan tâm đối
với tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư trong
đời sống hiện tại và tương lai còn nhiều hạn chế, chưa có đủ kiến thức, thái độ,
động cơ và kỹ năng phù hợp.
Đối với giáo viên khi giảng dạy tích hợp nội dung tác dụng của một số
thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư trong một số bài học ở sinh học
6 còn gặp nhiều lúng túng, khó khăn.
1


Năm học 2017- 2018 là năm học tiếp tục tích cực triển khai Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội

nghị lần thứ tám BCHTW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường vận dụng kiến thức, kỹ
năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Từ những lí do như trên, với mong muốn góp phần nâng cao nhận thức về
tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào đời
sống thực tiễn, hạn chế số người mắc bệnh ung thư và tìm ra phương pháp giảng
dạy phù hợp cho mình, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Lồng ghép tác dụng của
một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào dạy môn sinh
học 6”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh
ung thư vào đời sống thực tiễn thông qua việc giảng dạy môn sinh học 6 từ đó
đưa ra một số biện pháp để lồng ghép tác dụng của một số thực vật có khả năng
phòng chống bệnh ung thư vào đời sống thực tiễn. Nhằm rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm cho bản thân .
Giúp giáo viên và học sinh, dạy và học sinh học 6 có thêm một số kinh
nghiệm và hiểu biết khi giáo dục, học tập tác dụng của một số thực vật có khả
năng phòng chống bệnh ung thư vào đời sống thực tiễn, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường THCS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo dục tác dụng của một số thực vật
có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào đời sống thực tiễn thông qua việc
giảng dạy môn sinh học 6.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm tài liệu về nội dung
thực vật và tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư
vào đời sống thực tiễn, nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học 6…
1.4.2. Phương pháp quan sát nghiên cứu: Dự một số giờ giảng của đồng
nghiệp.

1.4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thiết kế giáo án và thực
nghiệm.
1.4.4.Phương pháp nghiên cứu tổng kết: Rút ra bài học kinh nghiệm
1.4.5. Phương pháp thống kê toán học: Tổng hợp kết quả điều tra
2. NỘI DUNG
2


2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề cần nghiên cứu
2.1.1.Nhận thức chung về bệnh ung thư
2.1.1.1.Bệnh ung thư là gì?
Bệnh ung thư bắt đầu phát tác khi cơ thể các tế bào liên tục được cơ thể
sản sinh mà không thể kiểm soát được, dẫn đến việc hình thành các tế bào mới
với nhiều biểu hiện bất thường. Những tế bào bất thường này tạo thành các
mảng, các cục lớn và thường được gọi là khối u.

Ảnh chụp X-quang phổi của một người bị ung thư, khối u ung thư có màu vàng
Nếu các tế bào của khối u không lây lan và phát triển thì gọi là u lành
tính, chúng không phải ung thư và thường có thể loại bỏ được. Ngược lại nếu
các tế bào có thể xâm nhập vào các mô hoặc các cơ quan khỏe mạnh, hoặc lây
lan khắp cơ thể qua máu hay hệ bạch cầu và liên tục phát triển mạnh thì các khối
u này là u ác tính hay còn gọi là bệnh ung thư. Lúc này các tế bào ung thư sẽ lây
lan nhanh hơn nếu khối u không được điều trị.
2.1.1.2.Nguyên nhân gây ung thư?
Mỗi tế bào trong cơ thể người đều chứa các chuỗi DNA (viết tắt của cụm
từ deoxyribonucleic acid - nguyên liệu di truyền ở người và hầu hết các cơ thể
sống). DNA mang mã di truyền của cơ thể sống và thực hiện các hoạt động theo
chỉ dẫn của tế bào.
Nếu DNA trong các tế bào bị hư hỏng, các chỉ dẫn hoạt động sẽ bị sai
lệch. Trong thực tế, việc DNA bị hư hại hoặc đột biết là điều liên tục xảy ra

trong các tế bào của cơ thể sống khi những tế bào phân chia hoặc tự sinh sản. Đa
số các tế bào đều có thể tự nhận biết khi đột biến xảy ra sau đó có thể tự sửa
chữa các chuỗi DNA hoặc tự hủy và chết.
Ngày nay, khoa học đã biết rằng một trong những nguyên nhân gây bệnh
ung thư quan trọng là các gốc ôxy hóa trong cơ thể. Các gốc này là sản phẩm
của quá trình chuyển hóa của cơ thể do nhiều yếu tố gây ra như: thịt cá nướng
3


cháy khét, dầu mỡ chiên rán nhiều lần, tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, tia xạ,
khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, stress… Nếu quá trình sản sinh các gốc ôxy
hóa nhiều hơn bình thường hoặc cơ thể sản sinh các chất trung hòa ít hơn bình
thường, khi đó các gốc ôxy hóa sẽ tấn công vào tế bào, làm tổn thương AND, từ
đó hình thành tế bào ung thư.
2.1.1.3.Điều trị ung thư
Ung thư có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị liệu, miễn
dịch trị liệu hay các phương pháp khác. Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ
thuộc vào vị trí và độ (grade) của khối u, giai đoạn của bệnh, cũng như tổng
trạng của bệnh nhân. Loại bỏ hoàn toàn khối u mà không làm tổn thương phần
còn lại của cơ thể là mục tiêu điều trị.
Bởi vì ung thư được xem như là tập hợp các bệnh lý, nên dường như
chẳng bao giờ có một phác đồ điều trị ung thư đơn lẻ so với khả năng có một
phác đồ điều trị duy nhất cho tất cả các bệnh lý nhiễm trùng.
2.1.1.4.Phòng ngừa ung thư
Phòng ngừa ung thư là các biện pháp tích cực nhằm đề phòng, ngăn chặn
và giảm tỷ lệ ung thư.
Ăn nhiều chất xơ và đạm thực vật:
Chất xơ không hoà tan chủ yếu có trong rau củ, ngũ cốc, ngô, lúa mỳ…
Trong quá trình tiêu hóa, chất xơ giúp kích thích nhu động ruột nên có thể giúp
phòng ngừa táo bón và ung thư ruột già. Căn bệnh này người phương Tây

thường mắc phải do ăn nhiều thực phẩm tinh chế có ít chất xơ. TS. Nguyễn Thị
Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, trong những loại thực
phẩm giàu chất xơ thì họ nhà đậu, đặc biệt là đậu nành được xem là giàu chất xơ
nhất. Hạt đậu nành có chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 - 25% chất glucose, 15
- 20% chất béo, 35 - 40% chất protein với đủ các loại axit amin và các loại
vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Với tỷ lệ chất xơ và nguồn đạm dồi
dào, đậu nành là loại thực phẩm có chứa nhiều chất có khả năng ngăn ngừa một
số bệnh ung thư.
Tăng cường ăn rau củ quả: Các chất chống ôxy hoá như beta caroten,
lycopen và vitamin C, E tìm thấy trong rau, củ, quả. Các chất này có tác dụng
chống lại các gốc tự do tấn công và phá huỷ màng tế bào gây bệnh ung thư.
Cam, chanh, quýt, bưởi, dưa hấu, súp lơ, bông cải xanh, ớt, hồ tiêu… giàu
vitamin C. Rau lá xanh đậm, ngũ cốc, dầu thực vật, các loại đậu… giàu vitamin
E. Rau củ màu cam, vàng, đỏ như cà chua, cà rốt, dâu tây, nho, ổi, gấc… chứa
beta caroten và carotenoid giúp cơ thể chuyển hoá thành vitamin A. Chất
lycopen được đánh giá cao có tác dụng ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến.
Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy: Chất phytochemical có nhiều
trong trái táo, bắp cải, súp lơ, đậu hà lan, đậu nành… bảo vệ cơ thể bằng cách
4


kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư. Hàng ngày bạn nên ăn 4 - 5 loại
rau quả và 5 - 7 loại gồm ngũ cốc, thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu đạm
như khoai tây, khoai lang, các loại đậu đen, xanh, trứng quốc, đậu nành.
Theo
SKĐS
2.1.2. Tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh
ung thư
Khi nhắc đến căn bệnh ung thư, chắc hẳn ai cũng phải e dè bởi nó là căn
bệnh nan y nguy hiểm hiện nay và cách tốt nhất để chống lại căn bệnh này là

phòng chống bệnh ngay từ đâu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều rau và trái cây giúp phòng ngừa ung
thư phổi, miệng, thực quản, dạ dày và ung thư ruột kết do chúng chứa những
hợp chất tự nhiên chống oxy hóa và hóa chất thực vật.
Chất chống oxy hóa là gì? Theo mô tả của Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS),
cơ thể sử dụng chất dinh dưỡng nhất định trong rau và trái cây để ngăn chặn
nguy cơ tổn hại các mô xảy ra thường xuyên thông qua quá trình trao đổi chất
(oxy hóa). Do những tổn hại đó có thể tăng nguy cơ mắc ung thư, các chất dinh
dưỡng chống oxy hóa được cho là giúp chống ung thư. Chất chống oxy hóa bao
gồm vitamin C, vitamin E, carotenoids, và nhiều hợp chất thực vật có lợi khác.
Dưới đây là những thực vật tự nhiên giúp phòng chống bệnh ung thư hiệu
quả để ta đưa vào chế độ ăn uống của mình theo gợi ý trên trang web Sống khỏe
mạnh và Tốt đẹp của trường Stanford về Chương trình cải thiện sức khỏe Y học.
2.1.2.1. Cà chua
Hợp chất chống ung thư có trong cà chua – lycopene – được chứng minh
là đặc biệt hữu hiệu trong cuộc chiến chống ung thư tuyến tiền liệt. Hợp chất
này dễ dàng hấp thụ vào cơ thể nếu cà chua được nấu ăn dưới dạng nước sốt cà
chua, nướng, hoặc nước trái cây. Ngoài việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt,
lycopene cũng có thể bảo vệ chống lại ung thư vú, phổi, dạ dày và tuyến tụy.

2.1.2.2. Các loại quả mọng
5


Hai hợp chất chống ung thư được nghiên cứu nhiều nhất trong quả mọng
là acid ellagic (nhiều nhất trong dâu tây và quả mâm xôi) và anthocyanosides
(nhiều nhất trong quả việt quất). Axit ellagic được cho là giúp ngăn ngừa ung
thư da, bàng quang, phổi và ung thư vú, cả hai hợp chất này hoạt động như một
chất chống oxy hóa và làm chậm tốc độ sinh sản của các tế bào ung thư.
Anthocyanosides trong quả việt quất hiện nay là chất chống oxy hóa mạnh nhất

được biết đến trong giới khoa học và có lợi trong việc phòng chống các loại
bệnh ung thư.

Hai hợp chất chống ung thư được nghiên cứu nhiều nhất trong các quả mọng là
acid ellagic. (Tom Enos / Viện Tiếp thị Cherry qua hình ảnh)
2.1.2.3. Các loại rau họ cải (bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, cải xoăn)
Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, cải xoăn đều rất
giàu loại hợp chất đã được chứng minh có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát
triển tế bào ung thư qua một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Các nghiên
cứu quy mô lớn khác trên người đã chỉ ra rằng rau họ cải giúp giảm nguy cơ ung
thư phổi, dạ dày, đại trực tràng, tuyến tiền liệt, bàng quang.

2.1.2.4. Rau lá có màu xanh sẫm
6


Các loại rau lá xanh – như rau diếp romaine, rau cải, rau diếp xoăn, và củ
cải Thụy Sĩ – chứa carotenoids giàu chất chống oxy hóa . Hợp chất này sàng lọc
các gốc tự do nguy hiểm từ cơ thể trước khi chúng có thể phát triển thành ung
thư. Các loại rau này cũng rất giàu folate, một loại vitamin được biết đến có thể
giảm nguy cơ ung thư phổi và vú.
2.1.2.5. Trà xanh
Nhiều năm qua, các cuộc nghiên cứu, khảo sát đã cho thấy uống trà xanh
sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, giúp ức chế sự phát triển của các tế
bào ung thư. Trong trà xanh có hợp chất được cho là có tính ngăn ngừa ung thư
là polyphenols, một hỗn hợp antioxidant tự nhiên thường thấy trong thảo mộc.
Rất nhiều nghiên cứu khác nhau về trà xanh và ung thư cũng đã chứng
minh rằng chất EGCG trong trà xanh sẽ điều chỉnh và hạn chế sự phát triển của
ung thư bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư. Nghiên cứu đăng trên tờ
Experimental Cell Research chứng minh rằng trà xanh có tác dụng ức chế quá

trình chuyển hóa tế bào ung thư ở khối u ngực. Đặc biệt, EGCG có thể kìm hãm
sự phát triển của các tế bào ung thư phổi, ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của
ung thư trực tràng.

Trà xanh chứa nhiều catechins. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra
rằng catechins trong trà xanh có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa sự phát triển của
bệnh ung thư ruột, gan, vú, và tuyến tiền liệt.
2.1.2.6. Tỏi (bao gồm cả hành tây, hành lá, tỏi tây, và hẹ)
Tỏi chứa một số hợp chất mà người ta tin rằng có thể làm chậm hoặc ngăn
chặn sự phát triển của các khối u. Một trong những hợp chất đó là disulfide
diallyl đặc biệt có tiềm năng bảo vệ cơ thể chống ung thư da, ruột kết và phổi,
mặc dù hiện vẫn chưa biết chính xác cơ chế hoạt động của nó như thế nào
7


2.1.2.7. Nho
Nho và rượu vang chứa resveratrol, được chứng minh là một chất chống
oxy hóa mạnh và chống viêm. Resveratrol được cho là có thể phát huy tác dụng
ngăn ngừa tổn thương tế bào trước khi quá trình này bắt đầu xảy ra. Nho đỏ và
nho tím là nguồn cung cấp dồi dào chất resveratrol.

Nho là 1 trong những thực vật tự nhiên giúp phòng chống bệnh ung thư hiệu quả
2.1.2.8. Đậu
Đậu chứa một số hóa chất thực vật được chứng minh là có thể ngăn chặn
hoặc làm chậm quá trình tổn thương tế bào mang tính di truyền. Loại hạt này
đặc biệt hữu hiệu trong việc ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến. Hơn thế, hàm
lượng chất xơ cao trong đậu có khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư đường tiêu
hóa.

Đậu chứa một số hóa chất thực vật mà đã được chứng minh là có thể ngăn chặn

hoặc làm chậm quá trình tổn thương di truyền cho tế bào. ( 95765, CC BY 2.0)
2.1.2.9. Hạt lanh
Hạt lanh ở dạng dầu và bột chứa phytoestrogens được cho là làm giảm
nguy cơ ung thư vú, da, và phổi. Hiện các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu
8


những hợp chất giúp ngừa ung
phytoestrogens, ung thư vú, da, phổi.

thư

trong

loại

thực

vật

này.

Hạt lanh ở dạng dầu và bột chứa phytoestrogens được cho là làm giảm nguy cơ
ung thư vú, da, và phổi. (Shutterstock)
2.1.2.10. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc chứa nhiều hợp chất chống ung thư, bao gồm chất xơ,
chất chống oxy hóa, kích thích tố nữ. Khi được bổ sung vào chế độ ăn uống hài
hòa và cân bằng, ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ phát triển hầu
hết các loại ung thư.
2.2. Thực trạng tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng

chống bệnh ung thư
2.2. 1.Ưu điểm
Cẩm Tâm có diện tích đất rộng, thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú
Học sinh trường TH & THCS Cẩm Tâm là học sinh thuộc địa bàn miền núi do
đó các em biết được nhiều loài thực vật có trong các Ngành Rêu, Ngành Dương
xỉ, Ngành Hạt trần, Ngành Hạt kín. Các em và gia đình thường xuyên sử dụng
thực vật trong mọi hoạt động sống của mình .
2.2.2.Tồn tại
Trong thực tế cuộc sống, các em và gia đình thường xuyên sử dụng thực
vật trong mọi hoạt động sống của mình song các em chưa hiểu biết nhiều về tác
dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư có nhiều ở địa
phương mình đang sống, phần lớn các em và gia đình sử dụng thực vật theo thói
quen. Mặt khác, đối tượng này trong quá trình học tập thì chưa chú ý nghe
giảng, nhận thức còn mơ màng, chưa sâu, nên chưa hiểu về tác dụng của một số
thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư ở địa phương vào đời sống thực
tiễn. Các em còn ham chơi, ít em tự học ở nhà và chưa yêu thích môn học.
Trong một số tiết của chương trình sinh học 6 chưa đề cập và chưa phân
tích sâu về tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư.
9


2.2.3. Điều tra cụ thể
Qua điều tra tôi nhận thấy rằng hầu hết các em chưa hiểu về tác dụng của
một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư ở địa phương vào đời
sống thực tiễn. Khảo sát trình độ nhận thức của học sinh khối 6 qua bài kiểm tra
năm học 2016- 2017 cụ thể như sau:
Câu hỏi
Sĩ số
Thực vật có những đặc điểm chung gì?
Thực vật đem lại lợi ích gì cho con

người? Chúng ta cần phải làm gì để
bảo vệ thực vật?
Giải thích vì sao mặc dù thực vật đa
dạng và phong phú nhưng ta vẫn phải 35
bảo vệ và trồng thêm chúng ?
Nêu tên một số thực vật có khả năng
phòng chống bệnh ung thư có ở địa
phương và biện pháp bảo vệ thực vật ở
địa phương.

Giỏi

Khá TB

Yếu Kém

5.7
%

28,6 48,6 11,4 5,7
%
%
%
%

Dự một số giờ học (Sinh, công nghệ…) trên lớp thì số giáo viên tích hợp
nội dung tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư ở
địa phương vào bài giảng còn ít, sơ sài, phương pháp áp dụng cho bài giảng
chưa phong phú, chưa gây ấn tượng, hấp dẫn, hứng thú cho học sinh học tập và
tự tìm hiểu tác dụng của thực vật ở địa phương vào đời sống thực tiễn

2.3. Một số giải pháp thực tế để tiến hành tiết dạy lồng ghép tác dụng
của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư thông qua
giảng dạy môn sinh học 6
2.3.1. Lập kế hoạch chi tiết, khoa học cho một tiết dạy lồng ghép tác
dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư
2.3.2. Thực hiện tốt nguyên tắc dạy lồng ghép tác dụng của một số
thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư
Một số nguyên tắc lựa chọn nội dung lồng ghép tác dụng của thực vật ở địa
phương vào đời sống thực tiễn trong môn sinh học ở trường THCS: việc lựa
chọn các nội dung lồng ghép tác dụng của thực vật ở địa phương vào đời sống
thực tiễn để đưa vào môn sinh học ở trường THCS cấn tuân thủ theo một số
nguyên tắc chung như sau:
Nội dung được lựa chọn cần phù hợp với tâm, sinh lý và sự phát triển của
học sinh.

10


Nội dung được lựa chọn phải gắn với chương trình, sách giáo khoa môn
sinh học 6, không đưa thêm nội dung mới gây quá tải trong quá trình học tập của
học sinh.
Trên cơ sở các mục tiêu, nội dung cơ bản, cần xác định mục tiêu cụ thể
cho từng lớp học của môn sinh học và đảm bảo tính kế thừa giữa các cấp học,
lớp học của bộ môn sinh học.
Các nội dung được lựa chọn phải thiết thực, gần gũi trong đời sống và sản
xuất.
Nội dung được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội và tập
quán văn hóa của địa phương.
2.3.3. Một số lưu ý cho giáo viên khi dạy lồng ghép tác dụng của một
số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào dạy môn sinh học 6

2.3.3.1. Định hướng áp dụng các phương pháp, phương tiện dạy học
khi tích hợp các nội dung lồng ghép tác dụng của một số thực vật có khả
năng phòng chống bệnh ung thư vào môn sinh học 6 ở trường THCS.
2.3.3.2. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
Dạy học tích cực dựa trên cơ sở của tâm lý học của sự phát triển và các xu
hướng sư phạm tích cực về quá trình dạy học. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của
việc tích hợp các nội dung lồng ghép tác dụng của một số thực vật có khả năng
phòng chống bệnh ung thư vào môn sinh học 6 ở trường THCS, cần nghiên cứu
vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.
2.3.3.2.1.Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Theo các nhà lý luận học, có thể có 4 mức độ vận dụng dạy học nêu và giải
quyết vấn đề tùy theo đối tượng học sinh và điều kiện dạy học:
Mức 1: Giáo viên nêu vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề; Học sinh thực
hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá
kết quả làm việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết vấn
đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề.Giáo viên và học sinh cùng đánh
giá kết quả.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống, học sinh phát hiện
và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thiết và lựa chọn giải
pháp.Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của giáo viên khi
cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá kết quả.
Mức 4: Học sinh tự phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình
hoặc của cộng đồng, lựa trọn ván đề phải giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề,
tự đánh giá chất lượng và hiệu quả.
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học tích cực
hiện đang được khuyến khích vận dụng ở mọi cấp học, bậc học vì nó phát triển
năng lực tự lực, năng lực sáng tạo của người học.Tuy nhiên,để vận dụng hiệu
11



quả phương pháp dạy học này cần phân tích, lựa chọn nội dung dạy học chi tiết,
cụ thể và phát huy cao vai trò tổ chức và cố vấn của giáo viên.
2.3.3.2.2. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
Đây là phương pháp dạy học có hiệu quả tốt khi tích hợp các nội dung
lồng ghép tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư
vào môn Sinh học, cũng là phương pháp dạy học đang được vận dụng rộng rãi
hiện nay.
2.3.3.2.3 Dạy học kiến tạo
Tư tưởng cơ bản của dạy học kiến tạo là nhấn mạnh vai trò của các kinh
nghiệm đã có của người học và sự tương tác giữa người học và môi trường học
tập(ví dụ: Tập thể lớp học, giáo viên,…). Dạy học kiến tạo hướng đến việc
nghiên cứu kinh nghiệm và các quan niệm vốn có của người học, từ đó tổ chức
quá trình dạy học sao cho người học tự lực “xây dựng” kiến thức của mình. Dạy
học kiến tạo là một phương pháp dạy học tích cực, phối hợp nhiều phương pháp
và phương tiện dạy học khác nhau để hỗ trợ người học tự xây dựng kiến thức,
qua đó phát triển năng lực tự lực, sáng tạo.
Các bước vận dụng dạy học kiến tạo :
Bước 1: Làm bộc lộ quan niệm sẵn có của học sinh (bước chuyển giao
nhiệm vụ). Trong bước này ta cần làm cho học sinh ý thức được nhiệm vụ học
tập. Giáo viên giao nhiệm vụ hay đặt học sinh vào tình huống có vấn đề, qua đó
làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, cho họ ý thức được
có rất nhiều ý thức khác nhau về vấn đề cần giải quyết và xác định được nhiệm
vụ học tập của mình.
Bước 2: Làm thay đổi (với những quan niệm sai), bổ sung (những quan
niệm chưa đầy đủ), phát triển hiểu biết ban đầu của học sinh, hình thành kiến
thức khoa học mới (bước hành động giải quyết vấn đề). Dưới sự hướng dẫn và
trợ giúp của giáo viên, học sinh tham gia hoạt động để xây dựng kiến thức cho
bản thân.Học sinh chủ động, tự lực, trao đổi, tìm tòi các phương án giải quyết
vấn đề, tự tìm cách đánh giá các quan niệm, tự nguyện thay đổi các quan niệm

sai của mình để xây dựng kiến thức mới.
Bước 3: Kết luận – cũng cố và vận dụng kiến thức mới (bước hợp thức
hóa và vận dụng kiến thức mới).Giáo viên hợp thức hóa kiến thức, cho học sinh
vận dụng kiến thức mới vào thực tế và giải quyết thành công các nhiệm vụ thực
tế và do đó kiến thức mới sẽ được cũng cố, khắc sâu.
2.3.4.Tiết dạy minh họa giáo dục lồng ghép tác dụng của một số thực
vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư thông qua việc giảng dạy môn
sinh học 6
TIẾT 1
BÀI 3- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT (LỚP 6)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh nắm vững đặc điểm chung của thực vật
12


Tìm hiểu và chứng minh sự đa dạng phong phú của thực vật.
2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
Kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên bảo vệ thực vật.
Biết tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư
ở địa phương vào đời sống thực tiễn, có thói quen bảo vệ thực vật
4. Năng lực cần hướng tới:
Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tư duy sáng tạo.
Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác.
II. Phương pháp
Dạy học nhóm; Trực quan- tìm tòi; Vấn đáp -tìm tòi.
III. Phương tiện dạy học
Giáo viên :
Tranh vẽ một vài nhóm sinh vật, hình 2.1 sgk.
Tranh ảnh về khu rừng, một vườn cây vườn hoa sa mạc


Các băng hình về thực vật trên Trái Đất ở các môi trường khác nhau
Học sinh: Sưu tầm mẩu vật về một số thực vật có khả năng phòng chống
bệnh ung thư ở địa phương
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp
Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Câu 1:Sinh vật trong tự nhiên đa dạng và phong phú như thế nào?
Câu 2: Nhiệm vụ của thực vật học là gì ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật.
Sau khi tổ chức hoạt động tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật. GV tổ
chức hoạt động tích hợp giáo dục tác dụng của thực vật ở địa phương vào đời
sống thực tiễn như sau
- GV: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
(?) Giải thích vì sao mặc dù thực vật đa dạng và phong phú nhưng ta vẫn phải
13


bảo vệ và trồng thêm chúng ?
- HS: Vì dân số tăng nhanh  nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng  chặt phá
cây bừa bãi  thực vật ngày càng bị cạn kiệt � Suy giảm các loài thực vật có
tác dụng quan trọng đối với con người.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm chung của thực vật
Hoạt động 4 : Củng cố (tích hợp giáo dục tác dụng của thực vật ở địa phương
vào đời sống thực tiễn)
- GV: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất?
Thực vật có những đặc điểm chung gì?
Thực vật đem lại lợi ích gì cho con người? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ
thực vật?

- GV tổ chức cho HS chơi Trò chơi Tam sao thất bản: (không chặt cây, ném đá,
phá rừng)
Hoạt động 5 : Dặn dò
Liên hệ giáo dục tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh
ung thư có ở địa phương vào đời sống thực tiễn trong việc trồng rừng, bảo vệ
thực vật ở địa phương.
? Nêu tên những thực vật có ở địa phương giúp phòng chống bệnh ung thư hiệu
quả ?Trà xanh,cà chua có tác dụng phòng chống bệnh ung thư như thế nào?Em
cần làm gì để bảo vệ và phát triển thực vật ở địa phương em?
Trò chơi Tam sao thất bản: (không nên chặt cây, đốt lá, phá rừng)
a. Mục tiêu
Giúp đối tượng chơi có phản xạ nhanh, nhớ chính xác, bí mật, tạo tinh
thần đồng đội.
Số lượng: Tùy quy mô tổ chức được chia thành các đội.
b. Nội dung
Truyền thông tin của chỉ huy (giáo viên) rồi báo cáo.
c. Cách chơi
Giáo viên chia lớp thành các đội, số lượng các đội bằng nhau.
Các đội đứng thành hàng dọc, cách giáo viên cùng một kích thước. Mỗi
đội cử một người lên nhận lệnh.
Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh của các đội chạy lên nhận tin của giáo
viên và về nói cho người thứ 1, người thứ 1 nói nhỏ cho người thứ 2 (nói thầm
vào tai) cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với
giáo viên "tin" mà giáo viên đã phát ra.
d. Luật chơi
Đội nào báo tin nhanh, chính xác đội đó thắng.
Đội nào để lộ tin coi như thua.
Nếu các đội lên trùng nhau quản trò cho ghi tin vào giấy.
14



Tin được truyền từ người số 1 đến người cuối cùng, không được truyền
tắt.
e. Chú ý
Giáo viên chuẩn bị sẵn các tin vào giấy khi các đội lên nhận, đưa cho
người nhận, đọc xong giáo viên thu lại.
Người cuối cùng viết vào một mảnh giấy, nộp cho giáo viên rồi so sánh
hai mẩu giấy ghi tin (giáo viên và các đội).
Đối tượng nhỏ tin ngắn, lớn tin dài.
Các chữ trong bản tin bằng nhau.
Nội dung các tin chọn những câu vui, mang tính hài hước và liên quan
đến nội dung đang học.
TIẾT 2

BÀI 42- LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Phân biệt một số đặc điểm hình thái của cây thuộc lớp 2 lá mầm và lớp 1
lá mầm (về kiểu rễ, kiểu gân lá, số lượng cánh hoa...).
Căn cứ vào các đặc điểm để phân biệt nhanh một số cây thuộc lớp 2 lá
mầm hoặc 1 lá mầm.
2. Kĩ năng
Kỹ năng hợp tác trong nhóm, đảm nhận trách nhiệm trong nhóm.
Kỹ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK.
Kỹ năng phân tích, đối chiếu; kỹ năng trình bày ngắn gọn,xúc tích sáng
tạo .
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh. Biết tác dụng của một số cây một lá
mầm, cây hai lá mầm có khả năng phòng chống bệnh ung thư ở địa phương vào

đời sống thực tiễn, có thói quen bảo vệ thực vật
4. Năng lực cần hướng tới
Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy sáng tạo. Năng
lực quản lý. Năng lực giao tiếp. Năng lực hợp tác.
II. Phương tiện
1. GV: tranh: các loại rễ (bài 9); Các kiểu gân lá (bài 19), máy chiếu
2. HS chuẩn bị theo nhóm
Mẫu: cây lúa, cây đậu, cây hành, cây bưởi con, lá dâm bụt, chè…
III. Phương pháp
Dạy học nhóm
Vấn đáp -tìm tòi; Trực quan
Sáng tạo trong trình bày
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp
Các hoạt động dạy - học
15


Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín ?
Hoạt động 2 : Cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm
Sau khi tổ chức hoạt động tìm hiểu Cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm
Liên hệ giáo dục tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống
bệnh ung thư có ở địa phương vào đời sống thực tiễn trong việc bảo vệ thực vật
và phát triển chúng ở địa phương.
? Nêu cây một lá mầm, cây hai lá mầm có ở địa phương có tác
dụng phòng chống bệnh ung thư ? Các loại đậu có tác dụng phòng chống bệnh
ung thư như thế nào? Cần làm gì để bảo vệ và phát triển chúng?
Hoạt động 3 : Đặc điểm phân biệt giữa lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm
Hoạt động 4 : Củng cố (tích hợp giáo dục tác dụng của số thực vật có khả năng
phòng chống bệnh ung thư có ở địa phương vào đời sống thực tiễn)

GV giới thiệu : Mục tiêu, nội dung , cách chơi, luật chơi và một số chú ý
khi chơi Trò chơi Tam sao thất bản tới học sinh
GV tổ chức cho HS chơi Trò chơi Tam sao thất bản: (Thực vật ở địa
phương có tác dụng phòng chống bệnh ung thư)
2.4.Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài
Kết quả nghiên cứu trong thời gian giảng dạy, tôi áp dụng đề tài: “Giáo
dục tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào
dạy môn sinh học 6 ” đã thu được những kết quả khá khả quan.
Học sinh học bài có chất lượng và hiệu quả hơn, số học sinh hiểu vấn đề
tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư tốt hơn,
nhiều hơn. Khi áp dụng phương pháp này vào giảng dạy sinh học 6 học sinh có
hứng thú học bài hơn và xây dựng bài hăng hái hơn thông qua các vấn đề thực tế
và nóng hổi về tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung
thư, qua đó giúp HS yêu thích bộ môn, có kiến thức khoa học để bảo vệ sức
khỏe cho bản thân và gia đình.
Kết quả khảo sát trình độ nhận thức của học sinh khối 6 qua bài kiểm tra
năm học 2017- 2018 cụ thể như sau:
Câu hỏi
sĩ số
Thực vật có những đặc điểm chung gì?
Thực vật đem lại lợi ích gì cho con
người? Chúng ta cần phải làm gì để
bảo vệ thực vật?
Giải thích vì sao mặc dù thực vật đa
dạng và phong phú nhưng ta vẫn phải 35
bảo vệ và trồng thêm chúng ?

Giỏi

Khá TB


Yếu Kém

14,3
%

37,1 42,9 5.7
%
%
%

0
%
16


Nêu tên một số thực vật có khả năng
phòng chống bệnh ung thư có ở địa
phương và biện pháp bảo vệ thực vật ở
địa phương.
Để tiết dạy giáo dục tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng
chống bệnh ung thư vào dạy môn sinh học 6 đạt được hiệu quả cao, ngoài những
tài liệu hướng dẫn đã có sẵn như SGK, SGV thì việc đổi mới các phương pháp
dạy học cho phù hợp với trình độ học sinh vùng miền là điều cần thiết. Trong
khi ngành Giáo dục đang thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là
một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” thì vấn đề sáng tạo, đổi
mới lại càng phải được chú trọng và đưa lên hàng đầu. SGK, SGV chỉ là định
hướng, gợi ý, cho nên người giáo viên phải biết linh hoạt điều chỉnh cho phù
hợp qua từng năm, từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh cụ thể. Điều này không
chỉ giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình học môn Sinh học mà còn giúp

các em phát triển và vận dụng tốt các tác dụng của thực vật, đặc biệt tác dụng
của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào đời sống thực
tiễn .
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong bối cảnh trên Thế Giới và ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều loại
bệnh tật phát sinh như bệnh Ung thư, cúm, sởi...Nhiều loài thực vật quý có nguy
cơ bị cạn kiệt và biến mất, việc biết tác dụng của thực vật và sử dụng tốt thực
vật hiện có vào cuộc sống hàng ngày có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi
người.Việt Nam là một trong những nước sẽ phải chịu tác động rất ghê gớm do
tác động này nên chúng ta cần phải có trách nhiệm đối với chính tương lai của
hành tinh cũng như đất nước của chúng ta. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải sử
dụng thực vật một cách khoa học và có kế hoạch khai thác và trồng mới phù hợp
để nguồn thực vật hiện có không bị giảm sút, cạn kiệt.
Việc dạy và học tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống
bệnh ung thư vào đời sống thực tiễn thông qua việc giảng dạy môn sinh học 6
không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc.Với sáng kiến kinh nghiệm
này, tôi hy vọng sẽ giúp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh
trường chúng tôi dần khắc phục khó khăn để thực hiện công tác giảng dạy và
học tập, giáo dục tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh
ung thư vào đời sống thực tiễn thông qua việc giảng dạy môn sinh học 6 đạt hiệu
quả tốt hơn.Về phía bản thân, tôi sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được
của việc thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng học hỏi rút kinh nghiệm, khắc
phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình,
phương pháp giảng dạy môn Sinh học của Bộ Giáo dục Đào tạo. Đề tài của tôi
chỉ là sự đúc kết các kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giảng dạy và sự học hỏi qua
17


các đồng nghiệp,các tư liệu tham khảo bởi vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý

của các đồng nghiệp.
3.2. Những kiến nghị
Để giúp các giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, tôi xin được đề
xuất với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện, trang bị thêm một số màn hình tivi, đầu
tư thêm cơ sở vật chất cho nhà trường để có đủ điều kiện, phương tiện dạy học
triển khai các nội dung chương trình một cách có hiệu quả. Thành lập câu lạc bộ
“Môi trường - con người và thực vật” của nhà trường, hoạt động buổi/ tháng, tạo
môi trường cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật và
biết tác dụng của thực vật, đặc biệt là tác dụng phòng bệnh ung thư của thực vật
từ đó mà các em ứng dụng vào đời sống thực tiễn . Định kỳ tổ chức báo cáo kết
quả thực hiện giữa các khối, lớp để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Cẩm Tâm, ngày 09 tháng 03 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Nguyễn Đình Thành

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, SGK- Sinh học 6 của Bộ GD-ĐT (Hoàng Thị Sản- chủ biên)- nhà xuất bản
giáo dục.
2, SGV –Sinh học 6 - nhà xuất bản giáo dục.
18


3, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Sinh học cho giáo viên THCS chu kỳ III

(2004- 2007) - nhà xuất bản giáo dục.
4, Giáo trình môi trường và con người.( biên soạn: TS Lê Thị Thanh Mai) nhà
xuất bản ĐHQG thành phố HCM.
5, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (biên soạn :PGS. PTS :Phạm
Viết Vượng) - nhà xuất bản giá
6,Báo nông nghiệp, Báo sức khỏe và đời sống

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
19


Họ và tên tác giả: Nguyễn Đình Thành
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng , trường TH & THCS Cẩm Tâm.

TT

1.
2.

3.

4.

Tên đề tài SKKN

Giáo dục môi trường thông
qua giảng dạy sinh học 6

Giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả thông
qua việc giảng dạy môn sinh
học 6
Lồng ghép tác dụng của thực
vật ở địa phương vào đời
sống thực tiễn thông qua
giảng dạy môn sinh học 6
Lồng ghép tác dụng của một
số thực vật có khả năng
phòng chống bệnh ung thư
vào dạy môn sinh học 6

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Ngành GD cấp
huyện
Ngành GD cấp

huyện

A

2007-2008

A

2011-2012

Ngành GD cấp
huyện

C

2014-2015

Ngành GD cấp
huyện

A

2017-2018

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CỦA HĐKH CẤP TRƯỜNG

20



……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………..............
…………………………………………............

21


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………..............
………………………………............

22


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CỦA HĐKH SỞ GIÁO DỤC

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………...............……………………….........

23



×