Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số giải pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường trung học cơ sở trung thành, quan hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.62 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC
TẠI TRƯỜNG THCS TRUNG THÀNH - HUYỆN QUAN HÓA

Người thực hiện: Trương Đức Văn
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Trung Thành
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA, NĂM 2017


MỤC LỤC
Trang
1
1
2
2
2
2
3
3
4
4
5



A. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………...
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………...
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………
5. Những điểm mới của sáng kiến……………………………………………
B. NỘI DUNG…………………………………………………………………..
1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………….......
2. Thực trạng của vấn đề………………………………………………………
2.1. Thuận lợi…………………………………………………………………….
2.2. Khó khăn………………………………………………………………….
3 Một số giải pháp áp dụng để đem lại hiệu quả trong công tác xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực…………………………….. 6
3.1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền……………………………………… 6
3.2. Xây dựng môi trường Xanh, sạch, đẹp………………………………… 7
3.3. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học…………………………...… 7
3.4. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học…………….... 9
3.5. Tổ chức các hoạt động tập thể………………………………………...… 9
3.6. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống………………………..… 10
3.7. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục…………………………... 10
3.8. Thực hiện tốt các phong trào khuyến học, khuyến tài........………... 11
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………...... 11
4.1. Về nhận thức……………………………………………………………….. 11
4.2. Kết quả đạt được…………………………………………………………... 11
C. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT………………………………………………….. 16
1. Kết luận....…………………………………………………………………...... 16
2. Đề xuất....……………………………………………………………………... 17
2.1. Đối với UBND huyện…………………………………………………..... 17
2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đài tạo…………………………………..... 17

2.3. Đối với chính quyền địa phương……………………………………...... 17
2.4. Đối với giáo viên và học sinh………………………………………….... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………... 19


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATGT
BGH
CBGV
CBGV-NV
CNTT
ĐDDH
GDCD
HĐND
SKKN
TDTT
TNCS
THCS
UBND
VHVN

An toàn giao thông
Ban giám hiệu
Cán bộ giáo viên
Cán bộ giáo viên, nhân viên
Công nghệ thông tin
Đồ dùng dạy học
Giáo dục công dân
Hội đồng nhân dân
Sáng kiến kinh nghiệm

Thể dục thể thao
Thanh niên cộng sản
Trung học cơ sở
Ủy ban nhân dân
Văn hóa văn nghệ


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường
phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày
22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
Đây là một phong trào ý nghĩa, thiết thực và đang có sức lan tỏa rộng lớn tạo
nên sự thành công trong giáo dục.
Năm học 2016 – 2017 được xác đinh là “Năm học tiếp tục đổi mới công tác
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; Tiếp tục triển khai các cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Mỗi thầy
giáo cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; Là năm học thứ 4 triển khai
đề án 593 của UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa về nâng cao chất lượng
giáo dục miền núi giai đoạn 2013 - 2020; là năm học triển khai thực hiện sáng
tạo, có hiệu quả nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ huyện Quan Hóa lần thứ XVIII; là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo”.
Trước nhiệm vụ năng nề đó đòi hỏi các nhà trường phải tìm mọi biện pháp
để nâng cao vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng của giáo dục.
Trường THCS Trung Thành cũng không t hể nằm ngoài quy luật phát triển của
giáo dục huyện nhà. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây chất lượng giáo dục học
sinh của nhà trường chưa có sự chuyển biến một cánh tích cực theo mong muốn,

môi trường sư phạm chưa thật sự đáp ứng được sự đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục, đặc biệt là tình trạng học sinh bỏ học đang còn diễn ra thường xuyên.
Nguyên nhân của tình trạng trên thì có nhiều nhưng trong đó có một nguyên
nhân quan trọng đó là trường học chưa thật sự là nơi cuốn hút được các em,
chưa tạo được cho các em niềm đam mê trong học tập và vui chơi, trường học
chưa thật sự thân thiện, học sinh chưa thật sự tích cực.
1


Bên cạnh đó năm học 2014 - 2015, 2015 – 2016, tôi đã hoàn thiện sáng
kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng Trường học thân thiện, học sinh
tích cực tại trường THCS Trung Thành. Qua hai năm thực hiện tôi nhận thấy
cần phải bổ xung và điều chỉnh các giải pháp như sau: (trình bày ở phần giải
pháp thực hiện) để thực hiện tốt hơn nữa công tác xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực. Góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của các cấp về
giáo dục.
Tuy nhiên đây chỉ là một số giải pháp của bản thân vì vây tôi rất mong
được các đồng chí quản lý giáo dục và các thầy cô giáo chân thành góp ý cho tôi
để tôi có nhiều hơn nữa những biện pháp để xây dựng được nhà trường ngày
càng tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các giải pháp để huy động mọi nguồn lực, nhằm thực hiện tốt việc
xây dựng trường THCS Trung trở thành trường học thân thiện học sinh tích cực.
Qua đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của xã nhà góp phần vào thực
hiện thắng lợi các nghị quyết mà Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.
3. Đối tượng nghiên cứu
Là thực trạng và môi trường giáo dục của địa phương xã Trung Thành về
xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Từ đó tìm ra các giải phấp để
xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực.
4. Phương pháp nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Phương pháp điểu tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
5. Những điểm mới của sáng kiến
Đưa ra và hoàn thiện thêm các giải pháp để tiến hành công tác “Xây dựng
phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường THCS Trung
Thành, huyện Quan Hóa
2


B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo ngành giáo
dục phát động nhiều cuộc vận động như: “Hai không”; “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương
đạo đức tự học và sáng tạo”….và đặc biệt ngày ngày 22 tháng 7 năm 2008 Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT về việc phát
động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là một phong trào có mục
tiêu, ý nghĩa và rất quan trọng đòi hỏi các cấp các ngành, toàn xã hội phải chung
tay xây dựng. Và thêm một lần nữa khẳng định vai trò toàn diện của nhà trường.
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là tạo ra môi trường giáo dục
lành mạnh, tạo hứng thú cho học sinh khi đến trường học tập vui chơi, tạo sự
hấp dẫn của môi trường giáo dục; Tạo điều kiện để học sinh đi học đầy đủ, với
học sinh “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”; Tập trung mọi nỗ lực của nhà
trường và xã hội vì học sinh, với các mối quan hệ thể hiện thái độ thân thiện và
tinh thần dân chủ. Môi trường giáo dục tạo nên sự bình đẳng, an toàn, sức khoẻ,

hiệu quả và phát huy tính chủ động, sáng tạo, hợp tác của giáo viên và học sinh,
trường lớp xanh, sạch, đẹp. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học
sinh; Nâng cao hiệu quả các hoạt động tập thể, hoạt động văn hóa xã hội, văn
nghệ, thể thao một cách thiết thực; Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh; Tổ
chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích văn
hóa, lịch sử địa phương.
Để Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực phải có sự tham gia
của mọi tầng lớp xã hội của thầy cô giáo, của học sinh, của phụ huynh. Sự vào
cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan ban, ngành, đoàn thể ở địa
phương, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.
3


Qua quá trình nghiên cứu cần tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt việc
xây dựng trường THCS Trung trở thành trường học thân thiện học sinh tích cực.
Qua đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo củ xã nhà góp phần vào thực
hiện thắng lợi các nghị quyết mà Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cần bám vào hướng
dẫn của bộ giáo dục tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn [3]
Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi của học sinh ở
mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập [3].
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh [3]
Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh [3]
Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương [3]
2. Thực trạng vấn đề
Trường THCS Trung Thành, đóng trên bản chiềng, xã Trung Thành,
huyện Quan Hóa. Trung Thành là xã vùng cao của Huyện Quan Hoá có dân số

2761 người, với 4 dân tộc anh em là Thái, Kinh, Mường, Mông cùng chung
sống; địa bàn dân cư rộng, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn; đời
sống nhân dân còn khó khăn, toàn xã còn tới 45,3% các hộ là hộ nghèo; giáo dục
chưa được quan tâm đúng mức, trường lớp thiếu thốn, cơ sở vật chất chưa được
đầu tư xây dựng, quang cảnh trường lớp chưa đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, nhà trường
gặp không ít khó khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục cũng như phát động
các phong trào thi đua.
Năm học 2016 – 2017 khi tiến hành nhiệm vụ giáo dục và đặc biệt là khi
triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhà
trường đã nhận thức rõ có những thuận lợi và khó khăn cơ bản như sau:
2.1. Thuận lợi
Nhà trường luôn luôn được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo
Phòng Giáo dục và các bộ phận chuyên môn.

4


Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Trung Thành
đối với công tác giáo dục.
Tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng trên địa bàn xã luôn được
giữ vững. Sự phối kết hợp giữa các đoàn thể trong xã ngày càng chặt chẽ, có
chiều sâu.
Đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện, chế độ chính sách cho học sinh
và giáo viên luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm; cơ sở vật chất trường học
từng bước được tăng cường và đầu tư xây dựng. Nhận thức của nhân dân đối với
công tác giáo dục ngày càng cao, đây là những thuận lợi cơ bản cơ bản cho việc
nâng cao chất lượng giáo dục cung như triển khai phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”
Ban giám hiệu trẻ, nhiệt tình, cán bộ giáo viên có lòng nhiệt tình trong công
tác, đoàn kết gương mẫu và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; trong cuộc sống,

công việc có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau và có ý thức tổ chức
kỷ luật cao.
Địa phương và Phụ huynh đồng tình cao khi nhà trường triển khai các kế
hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.
2.2. Khó khăn
Đa số CBGV còn trẻ, mới ra trường kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế,
tuy đã cố gắng học hỏi trong công tác, song còn ảnh hưởng nhiều trong việc tiếp
nhận chương trình giáo dục mới. Bên cạnh đó còn mốt số cán bộ giáo viên thực
hiện theo công văn 3678 của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về việc luân chuyển
cán bộ nên tư tưởng công tác chưa ổn định, chưa thật sự nhiệt tình...
Địa bàn hoạt động rộng, học sinh đi lại khó khăn, đời sống của nhân dân
còn nghèo, lạc hậu, chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình. Trong
xã có 2 khu xa trường từ 7 km, có đồng bào Mông sinh sống, việc du canh du
cư, tảo hôn diễn ra thường xuyên nên ảnh hưởng lớn đến việc duy trì sĩ số.
Về cơ sở vật chất: Mặc dù được quan tâm đầu tư của nhiều chương trình dự
án cho đến cuối năm học trước trường lớp đã khang trang hơn. Song vẫn còn có
5


nhiều hạng mục tối cần thiết nhưng nhà trường chưa có như: nhà vệ sinh, nhà
bán trú cho học sinh(nhu cầu bán trú 149/189 học sinh), nhà hiệu bộ, nhà đa
năng, thư viện, công trình nước sạch...Trường lớp xuống cấp, đồ dùng dạy học,
phương tiện dạy học hư hỏng, chưa được đầu tư, bổ xung đầy đủ...
Trong quá trình nhà trường triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” chưa có được sự phối hợp, sự quan tâm đầy đủ
của các cấp,các ngành liên quan, của gia đình và cộng đồng.
Mặt khác, kinh phí để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cho xây dựng cơ sở
vật chất và hoạt động giáo dục của nhà trường còn hạn chế nên chưa tạo được
cảnh quan sư phạm đẹp mắt, hấp dẫn học sinh.

Trên địa bàn xã tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng dẫn đến an ninh trật chưa
được ổn định, gây ảnh hưởng đến giáo viên và học sinh.
3. Một số giải pháp áp dụng để đem lại hiệu quả trong công tác xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
3.1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền
Các hoạt động của nhà trường đều phải gắn, kết phối hợp các ban ngành,
đoàn thể của địa phương. Đồng thời triển khai phong trào này tới 100% phụ
huynh học sinh nhà trường, bởi phụ huynh là lực lượng không thể thiếu đối với
công tác giáo dục của nhà trường.
Đối với nhà trường, việc làm đầu tiên: Là triển khai cụ thể mục đích, yêu
cầu các văn bản chỉ đạo thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh, sau đó xây dựng kế hoạch
thực hiện trên cơ sở hướng dẫn thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục, Phòng Giáo
dục. Thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
Ban Chỉ đạo phân công trách nhiệm các thành viên trong Ban chỉ đạo cụ
thể rõ ràng, phù hớp với lĩnh vực công tác. Các thành viên trong Ban chỉ đạo
phải có tâm huyết trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả
nhiệm vụ được Ban chỉ đạo phân công. Xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức
6


phát động phong trào thi đua với các thành viên trong trường, Ban đại diện cha
mẹ học sinh và lồng ghép với các cuộc vận động: "Hai không" và "Mỗi thầy cô
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".
Tổ chức sơ, tổng kết “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
gắn với sơ, tổng kết trong năm học. Sơ, tổng kết phong trào nhân điển hình, đề
nghị về trên khen thưởng những cá nhân, tổ khối thực hiện tốt phong trào.
Để phong trào mang tính khả thi và có hiệu quả tốt, ngay từ đầu năm học
2016 – 2017 nhà trường tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên trường ký cam kết

thực hiện phong trào này.
3.2. Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp
Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí cần thiết
phải xây dựng, trước hết phải xác định mục tiêu rõ ràng để giáo viên và học sinh
thực hiện, trong nội dung này cần tập chung vào các mặt sau :
+ Giữ vệ sinh khuôn viên trường lớp sạch sẽ, gọn gàng.
+ Trồng nhiều cây xanh bóng mát trong sân trường. Tổ chức học sinh trồng
cây dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên.
+ Vệ sinh phòng học, đủ ánh sáng, thoáng mát, bàn ghế đúng qui cách, đủ
chỗ ngồi.
+ Trang trí các băng rôn, khẩu hiệu, các cờ, hoa...trong các buổi lễ và trong
các buổi học để tạo không khí trang nghiêm, thân thiện.
Tổ chức cho học sinh có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tích cực tham
gia các hoạt động vệ sinh nhà trường, lớp học và cá nhân. Học sinh tích cực
tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường.
Các tiêu chí trên nhà trường đã đưa vào các tiêu chuẩn thi đua của các lớp,
phát huy tính tự quản tự giác của học sinh trong việc xây dựng môi trường sạch
đẹp của nhà trường, kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường như:
Đoàn thanh niên; Đội thiếu niên tiền phong, Công đoàn….
3.3. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học
Giảng dạy theo phương pháp mới, phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh sẽ xây dựng được mối quan hệ thầy - trò tốt. Thầy muốn hướng
7


dẫn học sinh học tập tích cực thì trước hết phải hiểu học sinh về khả năng nhận
thức, điều kiện học tập, tinh thần thái độ học tập; ngược lại, khi học sinh được
thầy chỉ bảo, động viên các em sẽ biết các tìm kiếm thông tin trên nhiều kênh
khác nhau, khi khó khăn học sinh mạnh dạn trao đổi với thầy giáo và chủ động,
tự tin hơn trong học tập.

Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thường
hướng tới việc lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh và sự hợp tác của học
sinh trong nhóm vào quá trình dạy học. Vì vậy thông qua dạy học tích cực mà
xây dựng được mối quan hệ hợp tác tốt giữa học sinh với học sinh.
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học trong các giờ dạy trên lớp,
Ban giám hiệu giáo viên cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá, nghiên cứu thực
tế, hoạt động hướng nghiệp…nhằm hình thành và nâng cao kĩ năng học tập, tinh
thần hợp tác của học sinh.
Để giúp giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, nhà
trường đã đổi mới phương pháp bồi dưỡng giáo viên bằng nhiều hình thức
khác nhau, nâng cao nhận thức của giáo viên về tinh thần trách nhiệm và lòng
yêu nghề như:
+ Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh thông qua các tổ chuyên
môn, sinh hoạt chuyên môn cụm.
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục
học sinh.
+ Bổi dưỡng giáo viên về việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng
CNTT trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt.
Giáo viên dạy học có hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi của học sinh
giúp các em tự tin trong học tập. Giáo viên có phương pháp dạy học, giáo dục và
hướng dẫn học sinh học tập đúng đắn sẽ khuyến khích sự chuyên cần, tích cực,
chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, góp phần hình thành khả năng tự học của
học sinh.

8


Tập trung làm tốt công tác sinh hoạt chuyên môn cụm để giáo viên được cọ
sát, được học tập kinh nghiệm từ đó nâng cao được chuyên môn.

3.4. Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học
Để giúp giáo viên có đủ điều kiện dạy học theo phương pháp mới, ngay từ
đầu năm học nhà trường đã chỉ đạo khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang
thiết bị, đồ dùng dạy học ở từng khối lớp. Phát động Hội thi tự làm ĐDDH.
Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm về việc sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy
học, nhất là những giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.
Nhà trường cần dành một phần kinh phí để đầu tư mua sắm các trang thiết
bị cho công tác dạy và học như:
+ Bàn ghế giáo học sinh.
+ Máy tính, máy in, máy chiếu, loa đài, lắp đặt hệ thống điện và quạt ở tất
cả các phòng học
+ Mua máy lọc nước cho học sinh.
+ Mua bàn ghế cho phòng làm việc của BGH.
+ Đầu tư sân cầu lông cho CBGV và học sinh.
+ Trang trí bồn hoa, cây cảnh.
+ Mua Sách giáo khoa, các loại tài liệu tham khảo…
3.5. Tổ chức các hoạt động tập thể lành mạnh
Các hoạt động tập thể lành mạnh giúp xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy
và trò; trò và trò; giúp học sinh có kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong
cuộc sống, kĩ năng làm việc và học tập theo nhóm, có ý thức rèn luyện và bảo vệ
sức khoẻ, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội…
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, báo tường, các cuộc thi một cách
thiết thực để chào mừng các ngày lễ trong năm như 20 tháng 10, 20 tháng 11, 22
tháng 12, 26 tháng 3....
Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực
khác phù hợp với lứa tuổi, được các em nhiệt tình hưởng ứng như: Nhảy dây,
kéo co, thi ATGT, thi xe đạp chậm, cầu lông...

9



Tổ chức các hoạt động ngoài giờ để rèn kỹ năng bảo vệ sức khoẻ, chống tai
nạn giao thông, phòng chống đuối nước…
Nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn đội của nhà trường.
3.6. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống
Triển khai thực hiện nghiêm túc giảng dạy chương trình môn GDCD, lịch
sử, địa lí, văn học địa phương... thường xuyên lồng ghép các nội dung tích hợp
về môi trường và cac chủ đề khác, tăng cường hướng dẫn học sinh thực hành,
tạo những cơ hội, tình huống cần thiết để học sinh có cơ hội bộc lộ hành vi của
mình trên cơ sở đó giáo viên hướng dẫn các em những hành vi chuẩn mực.
Cụ thể hoá 5 điều Bác Hồ dạy bằng những việc làm gần gũi, phù hợp với
mỗi lứa tuổi học sinh thông qua những hoạt động tự nhiên, nhẹ nhàng, cởi mở.
Tiếp tục tuyên truyền giáo dục truyền thống nhà trường, quê hương dưới
nhiều hình thức phong phú giúp các em có được những tình cảm tốt đẹp với quê
hương, đất nước và mái trường.
Thực hiện tốt việc tuyên truyền và giảng dạy về an toàn giao thông, thực
hiện văn hoá giao thông, bảo vệ môi trường…
Nhà trường tổ chức giới thiệu cho học sinh những di sản văn hoá của đất
nước thông quan nhiều hình thức:
+ Tổ chức đăng ký chăm sóc di tích lịch sử, di tích văn hoá tại địa phương ;
Ngĩa trang liệt sĩ
+ Phát động phong trào thi đua thông qua các ngày lễ lớn: 20/10, 20/11,
22/12, 3/2, 26/3, 30/4, 1/5, 19/5….
+ Tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu và bảo tồn các nét văn hóa của các dân
tộc trên địa bàn xã.
3.7. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục
Kiện toàn ban chấp hành hội cha mẹ học sinh, tạo mối gắn kết gữa nhà
trường – gia đình – xã hội.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục từ đó nâng cao
nhận thức của nhân dân về vai trò của giáo dục.


10


Thực hiện tốt sự vận động của nhân dân trong việc ủng hộ đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất. Coi trọng hoạt động của hội phụ huynh, thông qua hội phụ huynh
để huy động các nguồn lực cho giáo dục.
Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong
công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục.
3.8. Thực hiện tốt các phong trào khuyến học, khuyến tài
Thực hiện tốt các phong trào khuyến học, khuyến tài huy động mọi tầng
lớp nhân dân thực hiện các phong trào khuyến học, khuyến tài từ đó tạo thêm
động lực cho các em đến trường.
Xây dựng các mô hình như gia đình, dòng họ hiếu học.
Thực hiện tốt công tác đấu mối với các trường học, cơ quan doanh nghiệp
đóng trên địa bàn và thông qua các mối quan hệ để huy động nguồn quỹ hỗ trợ
cho công tác khuyến học, khuyến tài.
Làm tốt công tác nhân đạo giúp đỡ cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn có thêm điều kiện đến trường.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Về nhận thức
Thời gian phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” đã qua đi gần 3 năm học, về cơ bản đội ngũ quản lý, giáo viên,
nhân viên và học sinh trong nhà trường đã có sự hiểu biết về mô hình trường
thân thiện. Từ đó, mọi người có quan điểm, thái độ, hành động đúng đắn đối với
trách nhiệm của mình.
4.2. Kết quả đạt được
Qua ba năm học thực hiện, bám sát vào các nội dung của phong trào, nhà
trường đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, cụ thể:
Nhà trường đã xây dựng được trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Các

hoạt động tập thể sôi nổi mang lại không khí vui tươi lành mạnh, rèn luyện kỹ
năng ứng xử giao tiếp cho các em.

11


Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động TDTT, VHVN chào mừng
các ngày lễ lớn như: Thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20 – 11;
Thi TDTT chào mừng ngày thành lập đoàn 26 tháng 3...
Kết quả 2 mặt giáo dục( năm học 2016 – 2017 là kết quả học kỳ I)
- Về kết quả giáo dục đạo đức học sinh
loại tốt
Năm học

Loạn khá

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

%

Loại trung

Loại Yếu,


bình

kém

Tỷ lệ

SL

%

SL

%

Tỷ lệ
%

2014 2015

104

74,3

36

25,7

0

0


0

0

2015 2016

143

85,6

22

13,2

2

1,1

0

0

2016 -2017

172

91

17


9

0

0

0

0

Tăng, giảm

29

+5,4

-4

- 4,2

0

- 1,1

0

0

- Kết quả xếp loại văn hoá


Cấp, bậc

loại giỏi

Loại khá

Loại trung
bình

học
SL

Tỷ lệ

2014 – 2015

Yếu ,kém

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ


37

26,4

99

70,7

4

2,9

2015- 2016

1

0,6

44

26,5

122

73,5

0

0


2016 – 2017

1

0,5

43

22,8

142

75,1

3

1,5

Tăng, giảm

0

0.01

-1

- 3,7

20


+1,6

+3

+1,5

12


- Duy trì sĩ sỗ học sinh
Tổng

Trong đó

số

Năm học

Trong đó

học

học
sinh

Số
sinh

Nữ


Dân
tộc ít

đầu

bỏ

Số học sinh bỏ học theo các

học

nguyên nhân

sinh
Nữ

DT

học

bỏ
học

người

năm

TL


%

Hoàn

Học

Nguyên

cảnh

lực yếu

nhân



kém

khác

khó

học

khăn

2014 – 2015

142


58

142

1

1

1

0,7

1

0

0

2015 – 2016

167

68

167

0

0


0

0

0

0

0

2016 – 2017

191

72

191

2

2

0

1,04

2

0


0

Các hoạt động khác
Năm học 2015-2016:
Hội khỏe phù đổng cấp huyện nhà trường có 1 học sinh giải nhất, 2 học
sinh giải 3 và 2 học sinh giải khuyến khích;
Cuộc thi bảo vệ rừng xanh do Phòng Giáo dục và khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Hu tổ chức trường đạt giải khuyến khích;
Cuộc thi tổng phụ trách và sao đội giỏi trường đạt giải khuyến khích.
Thành tích của đội ngũ cán bộ, giáo viên được duy trì và phát huy. Có giáo
viên được tham gia giáo viên giỏi cấp tỉnh.
Năm học 2016-2017:
Nhà trường có học sinh lớp 9 đạt giải học sinh giỏi cấp huyện môn văn hóa
là 1 trong 6/17 trường THCS trong toàn huyện có học sinh tham gia học sinh
giỏi cấp tỉnh.

13


Đội tuyến học sinh giỏi khối 6,7,8 của nhà trường có 10 học sinh tham gia
thi cấp huyện kết quả có 1 học sinh đạt giải nhì, 3 học sinh đạt giải khuyến
khích, xếp thứ 5 trên 17 đơn vị.
Năm học này 100% giáo viên nhà trường tham gia cuộc thi dạy học theo
chủ đề tích hợp kết quả có 2 giải 3, 3 giải khuyến khích cấp huyện; cuộc thi Vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn cho học sinh trung
học nhà trường có 5 sản phẩm dự thi kết quả có 2 sản phẩm đạt giải 3, 1 sản
phẩm đạt giải khuyến khích cấp huyện ( So sánh kết quả các trường vùng cao
các thành tích này vượt trội)
Công tác xã hội hóa giáo dục
Trong 2 năm học 2015 – 206, 2016 - 2017 nhà trường đã đạt được 1 số kết

quả như sau:
Đấu mối với công an tỉnh Thanh Hóa tặng được cho học sinh nhà trường
150 bộ SGK.
Đấu mối được với trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà
nội tặng cho học sinh nhà trường 200 xuất quà tương tương 300.000 đồng/xuất
gồm áo ấm, sách vở, đồ dùng học tập, bánh kẹo...ngoài ra đoàn còn ủng hộ cho
học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của nhà trường 2.600.000 đồng.
Huy động được CBGV- NV và học sinh nhà trường được đóng góp được
hơn 6.000.000 đồng chia thành 12 xuất quà trao tặng cho các em có hoàn cảnh
khó khăn trong nhà trường.
Huy động được nhân dân hơn 93.000.000 đồng để xây dựng văn phòng nhà
trường và mua sắm bàn ghế, đồ dùng dạy học…
Xây dựng cơ sở vật chất
Trong năm học nhà trường đã tham mưu cho các cấp quản lý đầu tư xây
dựng được các công trình như làm văn phòng.
Mua được 10 bộ bàn ghế học sinh, nua được máy lọc nước……
Máy tính, máy in được mua mới 2 bộ; máy chiếu mua được 1 bộ; lắp đặt
được hệ thống điện, quạt ở tất cả các phòng học, lắp được hệ thống mạng intenet
ở các phòng giáo viên…
14


Mua được bàn ghế cho phòng làm việc của BGH.
Đầu tư được sân cầu lông cho CBGV và học sinh.
Sữa chữa được một số công trình trong nhà trường như: hệ thống điện, sân
trường, bồn hoa.
Trang trí được văn phòng, lắp đặt được các băng rôn, khẩu hiệu. Mua sắm
được ghế đá, cây cảnh.

15



C. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là chủ trương đúng
đắn, phù hợp với xu thế giáo dục, đáp ứng nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục. Yêu cầu phải tiến hành thường xuyên, nghiêm túc. Tuy nhiên khi triển
khai sẽ gặp không ít khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo của toàn
Ngành giáo dục và của Hiệu trưởng. Phong trào này có tính rộng rãi nên nhà
trường cần làm tốt công tác tuyên truyền, công tác phối kết hợp với các cơ quan
ban nghành, tạo được sự ủng hộ của chính quyền, đoàn thể, phụ huynh và nhất
là đội ngũ giáo viên, học sinh trong nhà trường tham gia.
Qua quá trình tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” ở đơn vị bản thân tôi rút ra những bài học kinh
nghiệm như sau:
Tổ chức, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” trước hết người quản lý phải thật sự quan tâm đầy đủ, hiểu
đúng mức mục tiêu, ý nghĩa và nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Các thành viên trong Ban chỉ đạo phải có tâm quyết trong việc tổ chức thực
hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được Ban chỉ đạo phân công.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng việc thực
hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong nhà trường phổ thông.
Đội ngũ Cán bộ, giáo viên và nhân viên không ngừng học tập nâng cao
nhận thực chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo mọi điều kiện tốt nhất
để các em đến trường thật sự là một ngày vui.
Phát huy tốt vai trò của Đoàn TNCS, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh, xem đây là lực lượng tiên phong đi đầu trong việc triển khai phong trào


16


Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục về vật chất lẫn tinh thần trong phụ
huynh và toàn thể xã hội.
Tổ chức sơ, tổng kết “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
gắn với sơ, tổng kết trong năm học. Đồng thời qua sơ, tổng kết phong trào phải
biểu dương, đề nghị về trên khen thưởng những cá nhân, tổ khối thực hiện tốt
phong trào.
2. Đề xuất
2.1. Đối với UND huyện
Một là, UBND huyện cần bổ sung thêm cho nhà trường các giáo viên còn
thiếu theo quy định.
Hai là, cần bổ sung xây dựng cho nhà trường các công trình còn thiếu như
nhà đa năng, thư viện, phòng y tế...
2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, nhân điển hình, phổ biến kinh nghiệm về thực hiện
sáng tạo phong trào này vào cuối năm học.
Tổ chức chuyên đề hoặc tổ chức tham quan học tập mô hình trường về thực
hiện tốt nội dung của phong trào thi đua.
2.3. Đối với chính quyền địa phương
Cần tạo quan tâm chỉ đạo hơn nữa trong công tác xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực. Nhất là công tác tuyên truyền và đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất. Cần khen thưởng, động viên, khích lệ việc làm của nhà trường thì hiệu
quả sẽ tốt hơn.
2.4. Đối với giáo viên và học sinh
Phải coi đây là việc làm thường niên gắn kết với các hoạt động khác của
nhà trường trong năm học.

Tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện tốt 5 nội dung của phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
XÁC NHẬN

Quan Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2017

17


CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ.

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
Không sao chép nội dung của người khác.

Người viết

Trương Đức Văn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
18


1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Bẩy, Bùi Ngọc Điệp, Bùi Đức Thiệp, Ngô
Thị Tuyên (2009),Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực,
Nxb Giaó dục Việt Nam.
2. Ban Chấp hành Trung ương (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng
5 năm 2016 của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD-ĐT ngày
22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “

Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông
giai đoạn 2008 – 2013.
4. Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4
tháng 11 năm 2013 về “ Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, dấp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hôi chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Tạp chí xây dựng Đảng 2013.
5. Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam (2006), Nghị quyết số
442/NQ-CĐN, về việc phát động cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định số 3859/QĐ-BGDĐT, ngày

28 tháng 7 năm 2006, Ban hành kế hoạch và tổ chức cuộc vận động “nói không
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

19



×