Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

một số trò chơi bổ trợ môn tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.9 KB, 5 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên SKKN : Một số trò chơi bổ trợ trong môn Tiếng Anh
2. Lý do phát sinh SKKN
Đakglei là một huyện miền núi xa xôi, đa số học sinh là người dân tộc thiểu số
nên công tác giáo dục gặp rất nhiều khó khăn. Trong các môn học tại trường phổ
thông, môn Ngoại ngữ là một trong những môn học khó nhất (đối với học sinh
nơi đây). Mặc dù các em đã được học tiếng Anh từ năm lớp 6, nhưng hầu hết các
em đều cảm thấy khó khăn khi học môn học này. Vì thực trạng học sinh học
Tiếng Anh quá yếu, đồng thời một số em ở các xã xa xôi chưa được tiếp xúc với
môn học này nên từ năm học 2007-2008, Sở GD có chủ trương cho một số huyện
chuyển chương trình học Tiếng Anh 7 năm sang Tiếng Anh hệ 3 năm. Chương
trình hệ 3 năm có lượng kiến thức nhẹ nhàng hơn, các bài tập đơn giản hơn so với
chương trình hệ 7 năm. Khi mới bắt đầu dạy chương trình này tôi nghĩ rằng học
sinh sẽ thích hơn vì lượng kiến thức đơn giản hơn. Tuy nhiên, ngoài sự thuận lợi
có được do kiến thức đơn giản và các kỹ năng không đòi hỏi cao, tôi lại gặp một
khó khăn khác.
Mặc dù các em học sinh học Tiếng Anh yếu nhưng những kiến thức trong
chương trình 3 năm các em đều đã học qua ở cấp 2 nên giờ học các em không tập
trung cao. Chỉ một số bài đầu, các em còn hào hứng thể hiện sự hiểu biết của
mình nhưng đến những bài sau đó lớp học rất uể oải, các em không tập trung.
Lớp học mất đi sự sinh động. Tôi đã suy nghĩ để tìm ra cách làm cho bài học sinh
động hơn, đồng thời có thể luyện tập kiến thức vừa dạy hoặc ôn tập những kiến
thức đã học cho học sinh. Sau đây tôi xin đưa ra một số cách tôi đã thực hiện
trong một số đơn vị bài học.
II. NỘI DUNG
1. Giải pháp 1: Dùng bài hát để giới thiệu kiến thức
Lesson 1 (Tiếng Anh 10- hệ 3 năm)
1
Trong lesson 1, một phần nội dung là giới thiệu số đếm từ 1 đến 10. Đây là
phần kiến thức rất đơn giản, hầu như các em đều có thể đưa ra các số này. Tôi đã
suy nghĩ là làm sao để các em vừa nhớ được các số nhưng vừa cảm thấy thú vị


khi đọc lại các số đơn giản này. Giải pháp tôi đưa ra ở đây là dùng một bài hát có
chứa các số này.
Dưới đây là bài hát tôi đã sưu tầm được
Tựa đề: TEN LITTLE INDIAN
One little Two, little Three, little Indian. Four little Five, little Six, little Indian.
Seven little Eight, little Nine, little Indian. Ten little Indian boys!
2. Giải pháp 2: Dùng một số trò chơi để ôn tập kiến thức
TRÒ CHƠI 1:
“UP – DOWN – RIGHT – LEFT”
Trò chơi này tôi đã sử dụng trong lesson 6 (Tiếng Anh 10- hệ 3 năm). Trong bài
này, có một phần kiến thức là các trạng từ chỉ nơi chốn và trò chơi này đã khiến
lớp học rất sôi nổi, đồng thời còn có một số mục đích sau:
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt
* Mục đích giáo dục: luyện khả năng nghe về trạng từ chỉ nơi chốn
* Số lượng người tham gia: Cả lớp
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 3 – 5 phút
* Cách chơi: Tương tự trò “DÀI – NGẮN – CAO – THẤP
Giáo viên phổ biến trò chơi gồm 4 động tác: Chỉ tay lên trời (UP), chỉ tay xuống
đất (DOWN), chỉ tay sang phải (RIGHT), sang trái (LEFT) và yêu cầu sinh viên
làm theo lời hướng dẫn mà không làm theo hướng tay chỉ của giáo viên. Lần đầu
giáo viên vừa làm đúng như vậy vừa hô để tạo cho sinh viên làm quen với định
hướng và từ vựng.
Sau đó giáo viên bắt đầu hô một đường nhưng chỉ một nẻo. Ví dụ như hô “Right”
nhưng tay lại chỉ lên trời. Sinh viên vừa hô “Right” theo vừa nhìn giáo viên
2
nhưng không làm theo hướng lên trời mà phải chỉ tay qua bên phải. Nếu sinh viên
nào không hô hoặc tay chỉ khác hướng phải thì bị bắt phạt.
Lưu ý:
- Hô bất kỳ chứ không theo thứ tự “Up – Down – Right – Left” tránh cho sinh

viên làm theo một cách thụ động, nhàm chán.
- Bắt phạt những sinh viên không nhìn vào quản trò, nhìn đi chỗ khác, nhắm tịt
mắt, đưa sai hướng, đưa rụt tay nhiều lần, không hô theo.
- Hình thức phạt: Mỗi người bị phạt phải nhái giọng một con vật bất kỳ, không
lặp lại.
TRÒ CHƠI 2:
“ODD OR EVEN”
Trò chơi này tôi thực hiện trong Lesson 2 (Tiếng Anh 10- hệ 3 năm) khi các em
đã học thêm được nhiều số đếm hơn. Tôi thực hiện trò chơi này với mục đích như
sau:
* Mục đích giải trí: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt
* Mục đích giáo dục: luyện khả năng nghe về chữ số chẵn lẽ
* Số lượng người tham gia: Cả lớp
* Địa điểm: Trong lớp, hội trường
* Thời gian: 3 – 5 phút
* Cách chơi:
Giáo viên sẽ hô chữ số bằng Tiếng Anh từ một đến mười và yêu cầu sinh viên
đưa 2 tay lên cao. Nếu số chẵn thì vỗ 2 tay còn số lẽ thì giữ nguyên. Lần đầu giáo
viên vừa hô vừa vỗ tay đúng để tạo cho sinh viên làm quen với cách vỗ tay đúng
và nghe được chữ số.
Sau đó giáo viên bắt đầu hô chầm chậm rồi nhanh dần. Những số chẵn: Two,
Four, Six, Eight sẽ vỗ tay còn không thì không vỗ. Nếu sinh viên nào làm sai sẽ
bị bắt phạt. Linh động chuyển chữ số lẽ thì vỗ tay, chữ số chẵn thì không vỗ giúp
cho sinh viên tránh sự nhàm chán.
3
Lưu ý:
- Bắt phạt những sinh viên làm chậm, vỗ nhỏ, đưa rụt tay nhiều lần.
- Hình thức phạt: Mỗi người bị phạt phải cười một giọng cười, không cười lăp lại.
III. KẾT LUẬN
Trên đây là những trò chơi tôi tham khảo được từ các đồng nghiệp và một số

trò vận dụng từ những trò chơi của các em học sinh trong sinh hoạt Đoàn đội. Tôi
thấy những trò chơi này phù hợp với khả năng của các em học sinh của huyện
nhà. Hơn thế nữa, đó là những phút giây thư giãn sau giờ học đồng thời luyện
thêm những kỹ năng về môn học và những kỹ năng cần thiết khác trong cuộc
sống.
4
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KON TUM
TRƯỜNG PTTH ĐAKGLEI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ và tên : Nguyễn thị Nguyên
Đơn vị công tác : Trường PTTH Đakglei
Tổ chuyên môn : Văn –Ngoại ngữ
5

×