Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số kinh nghiệm xây dựng câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học phần văn bản trong chương trình ngữ văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.07 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
TT
1
2
3
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

NỘI DUNG
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.


2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Yêu cầu các loại câu hỏi
2.3.2. Các dạng câu hỏi sử dụng trong giờ dạy phần đọc hiểu
văn bản
2.3.3. Những kinh nghiệm trong việc lựa chọn hệ thống câu hỏi
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy học đọc
hiểu văn bản
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.

TRANG
1
1
2
2
2
3
4
4
5
6
6
8
13
14
14
14

16

0


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngữ Văn là môn học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình
của cấp học THCS. Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, nó
còn góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em học
sinh: biết yêu thương, quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè, có lòng yêu nước, biết
hướng tới những tư tưởng cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải,
sự công bằng, lòng căm ghét cái ác, cái xấu, bước đầu các em có năng lực cảm
thụ các tác phẩm có giá trị nhân văn cao cả.
Song hiện nay, nhiều ý kiến đang phê bình về công việc dạy - học văn
trong nhà trường như học sinh ngày càng chán học văn, sợ học văn, học văn
theo mẫu. Đồng thời học sinh còn quá nhiều sai sót về dùng từ, diễn đạt, chưa
cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương... Học sinh học văn chỉ
học theo sự áp đặt của giáo viên...
Vậy nguyên nhân của vấn đề là từ đâu. Theo tôi thì có rất nhiều nguyên
nhân, nhưng một nguyên nhân quan trọng và quyết định nhất chính là những
người đang hàng ngày trực tiếp đứng trên bục giảng chưa có một phương pháp,
một cách thức thực sự hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng học sinh, tâm lý
của học sinh nên chưa tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn các em cùng tham gia vào
việc học bộ môn này.
Bắt nguồn từ thực tế đó, tôi đã không ngừng tìm tòi học hỏi, nghiên cứu
và rồi nhận ra rằng việc xây dựng được hệ thống câu hỏi ở nhiều hình thức khác
nhau cho hệ thống bài giảng đọc hiểu văn bản là vô cùng quan trọng để vừa làm
tăng sự hứng thú, hấp dẫn từ phía học sinh đến với môn học vừa góp phần nâng
cao chất lượng môn học trong thời kỳ hiện nay. Bởi một điều hiển nhiên là ở tất

cả các bộ môn học nói chung và môn ngữ Văn nói riêng, cấu trúc của một bài
học kiểu mới không phải là thứ sân khấu độc thoại của thầy mà là sân khấu đối
thoại của thầy và trò. Ở đó người dạy tạo ra những hoạt động cụ thể và người
học đáp lại bằng những việc làm của trí tuệ, cảm xúc. Phương thức hoạt động hô
ứng này tất nhiên phải tìm đến một biện pháp dạy học tương ứng đó là dạy học
bằng việc thiết kế hệ thống câu hỏi đa dạng phức hợp. Vấn đề đặt ra là phải soạn
thảo một hệ thống câu hỏi như thế nào để bài học thực sự hiệu quả.
Mặt khác, nếu các môn học khác, câu hỏi chỉ được dùng như một biện
pháp dạy học bổ sung, thì ở môn ngữ Văn, câu hỏi trở thành một biện pháp hàng
đầu của hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản. Hệ thống câu hỏi hợp lý khoa học
không chỉ góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà nó còn là yếu
tố quan trọng quyết định đến việc nâng cao chất lượng cũng như việc thẩm định
kiến thức giáo dục hiện nay. Sự thành công của giờ dạy văn không chỉ nhờ vào
kiến thức của người dạy, nội dung bài giảng, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các
1


yếu tố khác như: ý đồ thiết kế bài giảng, xây dựng hệ thống câu hỏi và việc ứng
dụng các tiện ích từ công nghệ thông tin (CNTT).
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi trong giờ học Ngữ
văn, tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm xây dựng câu hỏi nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh khi dạy học phần văn bản trong chương
trình Ngữ văn lớp 9 ở Trường THCS Trường Sơn” để trao đổi kinh nghiệm
cùng đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong những năm gần đây, chất lượng dạy học nói chung và môn Ngữ văn
nói riêng ở Trường THCS Trường Sơn chưa xứng đáng với bề dày thành tích của
một ngôi trường có truyền thống dạy tốt học tốt. Chất lượng mũi nhọn chưa cao,
điểm thi vào lớp 10 còn thấp, chất lượng đại trà chưa bền vững... Điều đó có rất
nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân vô cùng quan trọng chính là chất

lượng các giờ học chưa cao, học sinh chưa ham, chưa hứng thú với môn học
Ngữ văn.
Dạy văn là để dạy người, đạo đức, ý thức, sự hiểu biết… Chất lượng bộ
môn là vấn đề cần phải được quan tâm thích đáng hơn nữa. Làm sao để học sinh
yêu môn văn và hứng thú học tập bộ môn này phần lớn phụ thuộc ở người dạy.
Một giờ học văn khiến học sinh say sưa, sôi nổi, cảm thụ được hết cái hay, cái
đẹp thì phải có phương pháp sư phạm tốt, phương pháp rất đa dạng nhưng then
chốt nhất là hệ thống câu hỏi phải đảm bảo nhằm kích thích được sự sáng tạo
của học sinh. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm xây dựng câu
hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học phần văn bản trong
chương trình Ngữ văn lớp 9 ở Trường THCS Trường Sơn” để trao đổi cùng
đồng nghiệp. Đề tài nghiên cứu này của tôi nhằm xây dụng câu hỏi phát huy tính
tích cực của học sinh góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả cho bộ môn
Ngữ văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 9 ở Trường THCS Trường Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương
pháp sau đây :
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Là vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục mà người
nghiên cứu phải giải quyết về lý luận và thực tiễn bằng phương pháp cụ thể.
Một vấn đề trở thành đề tài KH phải có các điều kiện.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: Đó là cần thu nhận thông tin từ thực tế.
- Phương pháp phân tích: Xuất phát từ nội dung, đối tượng và nhiệm vụ.
- Phương pháp tổng hợp: Là một trong những phương pháp quan trọng trong
quá trình tổng kết bài.
- Phương pháp khái quát hóa: Là chuyển từ việc nghiên cứu một tập hợp đối
tượng đến việc nghiên cứu một đối tượng lớn hơn, bao gồm cả đối tượng ban
đầu.
2



- Phương pháp quan sát: Nghĩa là quan sát cái gì. Quan sát như thế nào. Và
bằng cái gì.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Là quá trình mô tả, phân tích, so
sánh, phân loai, tổng hợp những kinh nghiệm.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 20/8/2018 đến 07/04/2019.
Tài liệu tham khảo: Để thực hiện đề tài này tôi dựa trên cơ sở những kiến
thức đã được học tại Trường ĐH sư phạm, những năm giảng dạy tại trường Đại
học Quốc gia Lào, những kinh nghiệm giảng dạy thực tế, các tài liệu về phương
pháp giảng dạy, các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, các tài liệu thay sách giáo
khoa mới và các loại sách giáo khoa, sách giáo viên môn Ngữ văn bậc THCS.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
So với những SKKN cùng đề tài của tôi trước đây, thì điểm mới của sáng
kiến “Một số kinh nghiệm xây dựng câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh khi dạy học phần văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ở Trường
THCS Trường Sơn”:
- Trước đây học sinh theo hệ thống câu hỏi có sẳn của giáo viên
- Bây giờ học sinh xây dựng những câu hỏi làm tôi thực sự bất ngờ, học sinh
khá - giỏi có những câu hỏi mang tính chất vấn. Ví dụ cô cho em hỏi “qua
truyện Kiều của Nguyễn Du có thể chứng minh văn học và tình thương ở điểm
nào”? Với câu hỏi này giáo viên đòi hỏi phải nắm vững kiến thức, và không thể
soạn bài qua loa, đây chính là điểm mới tiến bộ đã được phát huy có tác dụng
hiệu quả cao, đồng thời qua sáng kiến này giúp các em học sinh lớp 9 tự tin hơn
trong quá trình thảo luận xây dựng câu hỏi cho việc học phần văn bản, giúp nâng
cao chất lượng môn văn, bên cạnh đó việc xây dựng câu hỏi giúp học sinh sẽ trả
lời cho câu hỏi mình đặt ra trong phạm vi bài học, các em sẽ tiếp thu kinh
nghiệm học, thuộc, nhớ, và sáng tạo trong phần văn bản, để từ đó viết văn một
cách có sáng tạo. Đồng thời giúp các em học sinh yêu thích môn học hơn, tiết
học sôi nổi hơn, có sự tích cực và tự giác hơn trong quá trình học và làm bài tập,
cũng như tiếp thu bài học để áp dụng cho việc viết bài tốt hơn, vì vậy khả năng
đọc - hiểu phần văn bản có hiệu quả cao giúp các em học môn văn ngày càng tốt

hơn. Học sinh được rèn luyện “bài bản” về cách xây dựng câu hỏi - một phương
pháp mới. Thêm nữa, tôi đã phân ra các đối tượng học sinh: Giỏi - Khá - Trung
bình - Yếu ở lớp 9C nhằm giúp các em áp dụng câu hỏi từ dễ đến khó cho phù
hợp, phân theo nhóm để xây dựng câu hỏi và trả lời:
Ví dụ: Khi học truyện Kiều, các em xây dựng hệ thống câu hỏi như sau:
- Dành cho học sinh yếu
? Theo bạn Truyện Kiều của ai? Truyện Kiều viết về ai? Viết vào năm nào?
- Dành cho học sinh trung bình
? Tâm sự của Nguyễn Du là gì?,…

3


- Dành cho học sinh khá - giỏi? Truyện Kiều để lại cho em suy nghĩ gì
về người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
Chính những điểm mới trên giáo viên luôn phải đưa ra tình huống giả định,
bởi thời đại của chúng ta là công nghệ 4.0 giáo viên không được xem nhẹ học
sinh, có những học sinh của chúng ta thực sự thông minh mới có thể chất vấn
thầy, cô giáo, bài học trở nên thú vị, có ý nghĩa. Đây là điểm mới thực sự của đề
tài, chúng ta cần phát huy rộng rãi, để mỗi học sinh có kiến thức vững vàng hơn
trong môn học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Lí luận giáo dục hiện đại nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là
người tham gia chủ động, trực tiếp vào quá trình dạy học để tìm kiếm kiến thức
và lĩnh hội kỹ năng dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nhưng để người học có
thể phát huy tối đa vai trò của mình thì các nhà giáo dục phải xây dựng được
một môi trường giáo dục giúp học sinh có thể sử dụng năng lực tư duy ở mức tối
đa. Môi trường ấy sẽ được xây dựng bằng các hoạt động tương tác giữa giáo
viên với học sinh và giữa học sinh với nhau mà hệ thống câu hỏi là công cụ quan

trọng để “kích hoạt” và dẫn dắt những hoạt động tương tác đó. Việc sử dụng câu
hỏi trong những tình huống dạy học nhất định sẽ đòi hỏi học sinh phải vận dụng
các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, phán đoán, suy luận, đánh giá và giải
quyết vấn đề. Qua quá trình giải quyết vấn đề, học sinh vừa lĩnh hội kiến thức,
hình thành kỹ năng vừa rèn luyện tư duy.
Vì câu hỏi có một vai trò quan trọng như thế nên có thể nói chất lượng
cũng như khả năng thành công của một bài học và một giờ dạy sẽ được quyết
định chủ yếu qua hệ thống câu hỏi. Bài học ấy, giờ học ấy đã thật sự phát huy
được tính tích cực của người học hay chưa; mục đích của bài học ấy, giờ học ấy
có hướng đến phát triển năng lực hay không, về căn bản là do hệ thống câu hỏi
quyết định. Do đó, khả năng thành công của việc thay đổi chương trình theo
hướng tiếp cận năng lực sẽ phụ thuộc nhiều vào nhận thức về bản chất và mục
đích của hệ thống câu hỏi cũng như năng lực thiết kế những câu hỏi này của các
nhà biên soạn sách giáo khoa và giáo viên đứng lớp.
Với chương trình sách giáo khoa mới, ở môn ngữ Văn: phần Đọc hiểu văn
bản là phần quan trọng nhất không chỉ quyết định đến việc đánh giá kết quả học
tập bộ môn mà còn góp phần không nhỏ vào việc giáo dục nhân cách cho học
sinh. Từ đó ta có thể rút ra kết luận về vai trò, tác dụng của hệ thống câu hỏi
trong dạy đọc hiểu văn bản như sau:
Câu hỏi có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của
các tiết học. Nó làm thức tỉnh trí tò mò của học sinh, kích thích việc tư duy ở
người học, thúc đẩy các em tìm kiếm tri thức mới. Nhờ đó học sinh được đặt vào
vị trí trung tâm, vai trò chủ thể của người học mới được xác lập.
4


Qua suy nghĩ, trả lời hệ thống câu hỏi, học sinh không chỉ hiểu kỹ, hiểu
sâu tri thức mà còn được rèn luyện, phát triển tư duy, cảm xúc; được hình thành
phương pháp cách thức phát hiện tri thức; được hưởng niềm hạnh phúc của lao
động trí tuệ.

Việc sử dụng hệ thống câu hỏi còn đẩy mạnh sự tương tác giữa giáo viên
và học sinh, giữa người học với người học đem lại không khí đối thoại dân chủ
trong giờ học. Qua đó tập cho các em thói quen hợp tác, chung sống với tập thể,
cộng đồng.
Tạo cơ hội cho người học được trình bày những ý tưởng của mình đồng
thời có cơ hội lắng nghe ý kiến của bạn bè để từ đó có cơ hội so sánh, đối chiếu,
đánh giá và học hỏi lẫn nhau; nâng cao năng lực diễn đạt, năng lực giao tiếp cho
người học.
Về phía giáo viên việc sử dụng hệ thống câu hỏi để tổ chức dạy học giúp có
được những thông tin phản hồi, từ đó rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy của
mình. Tuy nhiên, trong các tiết dạy giáo viên cần chú ý đến mối quan hệ của hệ
thống câu hỏi theo ba hướng cơ bản sau: Đọc - hiểu; suy nghĩ - vận dụng; liên
tưởng - tích lũy của các phương pháp dạy học hiện đại.
Như vậy về mặt lí luận, người giáo viên phải nắm vững được bản chất của
hệ thống câu hỏi và sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp,
vừa sức, đặc biệt là cách thức hỏi để tiết dạy thêm hấp dẫn, gây được hứng thú
học tập cho học sinh và thực hiện tốt mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Những năm gần đây, một trong những vấn đề khiến nhiều giáo viên văn
trăn trở, bối rối, buồn, thậm chí bất lực buông xuôi, đó là tình trạng học trò chán
học văn, chán văn chương, rút gọn việc học văn bằng các hoạt động nhàm chán,
miễn cưỡng với: nghe, ghi chép, trả bài - trong đó hoạt động nghe không còn
hứng thú, hoạt động ghi không có sáng tạo và việc trả bài phần nào đúng với ý
nghĩa là trả lại bài thầy cô đã giảng cho thầy cô, trả càng đủ, càng chính xác
càng tốt!
Thông qua việc dự giờ của các đồng nghiệp ở trường, trong cụm chuyên
môn và ở chính nơi tôi đang công tác vẫn có nhiều câu hỏi không cần thiết phải
hỏi, không kích thích được tư duy của học sinh, những câu hỏi quá dễ, quá khó
hoặc quá mơ hồ, ví dụ: Em hãy tóm tắt phần tiểu dẫn; hoặc khi dạy Truyện Kiều
- Nguyễn Du, giáo viên đặt câu hỏi: Em cho biết Truyện Kiều của ai? Truyện

Kiều viết về ai? Viết vào năm nào? Tâm sự của Nguyễn Du là gì?,… Vấn đề này
là do giáo viên khi thực hiện các tiết dạy đọc hiểu văn bản không để tâm đến
tính khoa học, liên tưởng, mở rộng, trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi. Chính
từ sự không ý thức như đã nêu ở trên khiến cho tiết dạy không thành công,
không đáp ứng được mục tiêu của bài học. Nếu có dự giờ kiểm tra thì chỉ đưa
vào vài ba câu hỏi cốt là để cho học sinh được đứng lên ngồi xuống thay vì các
5


em ngồi yên nghe cô giảng; có trường hợp gặp phải vấn đề mới, khó đã khiến
cho thầy cô lúng túng, không lý giải, sau đó lờ luôn. Bên cạnh đó việc giáo viên
không biết cách khai thác hệ thống câu hỏi hợp lý vừa không giúp học sinh nắm
được bài học cũng như bộc lộ suy nghĩ, quan điểm lại vừa tạo cho không khí lớp
học trở nên nặng nề, gây áp lực tâm lý, tạo cảm giác bi quan chán nản khi đứng
trước những vấn đề quá khó, quá mới. Vì vậy trong những trường hợp này giáo
viên cần phải sử dụng linh hoạt các phương pháp, ví dụ như xen kẽ vào đó các
câu trắc nghiệm khách quan, hoặc những câu hỏi gợi mở dần dần vấn đề.
Nói như vậy cũng là để thấy được vai trò vô cùng quan trọng của các yếu
tố: Người thầy, học trò, kiến thức, phương pháp... trong việc dạy tác phẩm văn
chương và muốn dạy học có hiệu quả bộ môn nghệ thuật này người thầy cần
đảm bảo nhiều yếu tố trong đó yếu tố mà tôi cho là quan trọng đó là việc vận
dụng một cách bài bản lý thuyết về câu hỏi trong dạy văn để tránh được việc nêu
câu hỏi một cách tuỳ tiện.
Vì vậy sau đây tôi muốn góp ý một vài kinh nghiệm đặt câu hỏi nhằm
phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong dạy học phần văn bản văn
chương trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Nếu vận dụng tốt thì sẽ thu được kết
quả cao. Đó cũng là trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp khi đứng trước học
sinh, đứng trước một tác phẩm văn chương, sự trăn trở làm sao để các em cảm
thụ hết được vẻ đẹp đích thực của những tác phẩm văn học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Học sinh thường nhận thấy được hỏi và trả lời là một hoạt động thú vị và
sôi nổi, đặc biệt là khi trả lời đúng, các em sẽ vui, phấn khởi tự tin hơn rất nhiều
và có cảm giác thành công. Ngay cả khi những học sinh không được gọi trả lời
cũng thấy tự tin hơn nếu các em cũng nghĩ được câu trả lời đúng. Cảm giác tự
tin, thành công này, cùng với những lời khen ngợi và tán thưởng của giáo viên
sẽ cổ vũ các em rất nhiều trong giờ học.
Từ thực tế trên và qua quá trình thực nghiệm vào giảng dạy môn Ngữ văn
lớp 9 tại Trường THCS Trường Sơn, tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm
trong việc lựa chọn hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực trong tư duy,
sáng tạo của học sinh như sau:
2.3.1. Yêu cầu của các loại câu hỏi:
- Câu hỏi phải gợi mở để tìm tòi vấn đề, phải đạt được mục đích kích thích sự
cảm thụ của học sinh với tác phẩm, phải gây được những phản ứng bên trong
của HS. Chúng ta không nên đưa những dạng câu hỏi mà chỉ yêu cầu HS trả lời
có hoặc không. Ví dụ: Khi dạy - học văn bản “Chuyện người con gái Nam
Xương” của Nguyễn Dữ, chúng ta không nên đặt những câu hỏi như: Đọc xong
tác phẩm, em thấy Vũ Nương có phải là người phụ nữ có số phận bất hạnh
không? mà chúng ta phải đặt những câu hỏi giúp HS tìm những chi tiết cho thấy
6


số phận bất hạnh, bi kịch như thế nào? Vì sao Vũ Nương lại có số phận như
vậy?…
- Câu hỏi phải tác động đến cảm xúc và rung động thẩm mỹ, đặc biệt là tác
động đến trực giác của HS. Ở dạng câu hỏi này tôi đã lựa chọn những chi tiết
nghệ thuật đặc sắc, có tác dụng thẫm mỹ cao. Ví dụ: Cách sử dụng các từ láy ở 6
câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trích “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du gợi tả được điều gì?
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về.

Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Ở câu hỏi này GV giúp HS phân tích để thấy được cái vẻ đẹp của bức tranh
cảnh ngày xuân lúc chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang cái thanh,
cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang.
Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân
người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tuy cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng
của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần. Cảnh mùa xuân ở sáu
câu cuối và bốn câu đầu bên cạnh những nét giống nhau còn có sự khác nhau là
bởi thời gian, không gian thay đổi, nhưng điều quan trọng là cảnh được cảm
nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ
biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ “nao nao”
đã nhuộm màu tâm trạng lên cảnh vật. Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một
ngày vui xuân đang còn, và sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. Dòng
nước uốn quanh đó “nao nao” như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp
nấm mồ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “Phong tư tài mạo tót vời” - “Vào
trong phong nhã, ra ngoài hào hoa” .là Kim Trọng.
- Câu hỏi phải hướng vào thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, khái quát.
Cần có những câu hỏi nhỏ gợi ý, tạo điều kiện để HS nhận ra yêu cầu và trả lời
được. VD: Khi dạy phần đầu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích “Truyện
Kiều” - Nguyễn Du, chúng ta có thể đặt câu hỏi: “Em hiểu gì về hoàn cảnh của
Kiều qua 6 câu đầu”? Để hiểu rõ được câu hỏi này GV phải gợi mở cho HS tìm
hiểu về: không gian trước lầu Ngưng Bích, thời gian Kiều bị người khóa xuân
đang ở trong tâm thế như thế nào…từ đó đi đến kết luận: Đó là một khung cảnh
thiên nhiên rộng mênh mông, vắng lặng không một bóng người. Cái vắng lặng
của thiên nhiên và cái mênh mông của đất trời đã khắc sâu vào trong lòng người
với cảm giác cô đơn, lẻ loi trong tâm hồn Thúy Kiều đã dồn tới lớp lớp những
nỗi niềm chua xót đau thương. Chỉ sáu câu thơ thôi, nhưng bằng nét bút tài hoa

của tác giả mà bức tranh thiên nhiên hiện lên luôn làm nền cho hoạt động nội
7


tâm của Kiều. Cảnh tình như hòa hợp làm một: cảnh buồn, tình buồn, ngổn
ngang tâm trạng buồn tủi, cô đơn của Kiều thể hiện sâu lắng. Qua đó chúng ta
thấy được sự thành công của Nguyễn Du trong việc sử dụng bút pháp tả cảnh để
ngụ tình.
- Phải có câu hỏi then chốt, trọng tâm với mục đích yêu cầu của bài giảng,
tránh đưa ra những câu hỏi chung chung mơ hồ, vụn vặt, không khớp với nội
dung vấn đề.
- Hệ thống câu hỏi phải được sắp đặt hợp lý, được xác định phù hợp với
đối tượng và phân loại đối tượng.
Tóm lại, yêu cầu của câu hỏi trong giờ giảng văn phải vừa tạo ra sự kích
thích, vừa tác động đến nhận thức, tư duy của HS. Việc đưa ra câu hỏi phải căn
cứ vào nội dung bài học, vào đối tượng HS, vào điều kiện khách quan… để có
cách đặt câu hỏi, cách lựa chọn hình thức câu hỏi và sử dụng lượng câu hỏi thích
hợp.
2.3.2. Các dạng câu hỏi sử dụng trong giờ dạy phần đọc hiểu văn bản
Để phân loại câu hỏi trong giờ dạy - học văn, tôi đã căn cứ vào tính chất
hoạt động nhận thức của HS, kết hợp phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn và
cách lập luận về các dạng câu hỏi.. . . để chia ra các loại câu hỏi sau:
2.3.2.1. Câu hỏi tái hiện
GV đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời
dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Loại câu hỏi này giúp HS tái hiện thế giới
nghệ thuật của tác phẩm như: Các hình ảnh, hình tượng, chi tiết nghệ thuật, nhân
vật, bức tranh đời sống qua sự phản ảnh…Các câu hỏi này có khả năng khơi dậy
sự liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình tiếp nhận ở HS. Đó là một biện pháp
được sử dụng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp
học, hoặc củng cố kiến thức vừa mới học. Ví dụ như khi giảng đoạn trích: “ Mã

Giám Sinh mua Kiều” của Nguyễn Du chúng ta có thể đặt câu hỏi để học sinh
tái hiện lại kiến thức đã học: Khi miêu tả tâm trạng Kiều tác giả đã sử dụng lại
bút pháp nghệ thuật gì mà em đã học trong bài “Chị em Thúy Kiều”? Hãy nêu
tác dụng của bút pháp ấy trong việc thể hiện tâm trạng Kiều? (Nguyễn Du đã sử
dụng lại bút pháp ước lệ khi tả Kiều. Đó là lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả
vẻ đẹp của con người. Trước tình cảnh bán mình chuộc cha. Nàng ngại ngùng, e
thẹn, lo lắng, mỗi bước đi của người đẹp là bao hàng lệ nhỏ “Thềm hoa một
bước, lệ hoa mấy hàng”). Nàng buồn bã, tủi hổ, câm lặng, chấp nhận tất cả: “Nét
buồn như cúc, điệu gầy như mai”.
2.3.2.2. Câu hỏi yêu cầu giải thích, minh hoạ.
Loại câu hỏi này nhằm mục đích làm sáng tỏ một khái niệm, đề tài nào
đó. Chúng ta lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để
giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả trong một
số trường hợp như khi chúng ta biểu diễn phương tiện trực quan (băng ghi hình,
8


phim đèn chiếu, phim điện ảnh). Ví dụ: - Khi giảng văn bản “Bài thơ về tiểu đội
xe không kính” của Phạm Tiến Duật, chúng ta có thể cho HS giải thích nhan đề
của bài thơ thông qua hệ thống câu hỏi: Em thấy nhan đề bài thơ có gì khác lạ?
Điều đó cho thấy dụng ý gì của tác giả? (Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng
như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc
đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những
chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một sự phát hiện thú vị của tác giả, thể
hiện sự gắn bó và am hiểu của nhà thơ về hiện thực đời sống chiến tranh trên
tuyến đường Trường Sơn. Nhưng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đề hai chữ
“Bài thơ”? Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác
giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc
liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của
hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên

những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh)
2.3.2.3. Câu hỏi tìm tòi (vấn đáp phát hiện)
Đây là loại câu hỏi trọng tâm nhất trong một giờ học văn. Sự cảm thụ tác
phẩm của HS phải qua con đường của nhận thức. Để HS nắm bắt chính xác tác
phẩm, chúng ta phải đặt những câu hỏi khơi dậy tư duy ở các em. Chúng ta cần
thiết phải tổ chức việc trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa thầy với cả lớp, có
khi giữa trò với trò, thông qua đó HS nắm được tri thức mới. Hệ thống câu hỏi
được sắp đặt hợp lý nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết một vấn đề xác định,
buộc HS phải liên tục cố gắng, tìm tòi lời giải đáp. Trong vấn đáp tìm tòi, hệ
thống câu hỏi của GV giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp
học. Trật tự logic của các câu hỏi hướng dẫn HS từng bước phát hiện ra bản chất
của sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham
muốn hiểu biết. Ở đây GV là người tổ chức sự tìm tòi còn HS là người tự lực
phát hiện kiến thức mới, vì vậy kết thúc cuộc đàm thoại HS có được niềm vui
của sự khám phá, vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được cách thức đi tới
kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Cuối đoạn đàm
thoại, GV cần biết vận dụng các ý kiến của HS để kết luận vấn đề đặt ra, dĩ
nhiên là có bổ sung, chỉnh lí khi cần thiết. Làm được như vậy, HS càng hứng
thú, tự tin vì thấy trong kết luận của thầy có phần đóng góp ý kiến của mình.
Để HS tìm tòi được kiến thức, chúng ta có thể đưa ra nhiều dạng câu hỏi
khác nhau:
- Câu hỏi nêu vấn đề:
Câu hỏi nêu vấn đề có liên quan chặt chẽ đến vấn đề và tình huống có vấn
đề. Loại câu hỏi này phải làm rõ được vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm, phải gây
hứng thú nhận thức cho học sinh và phải động viên, khuyến khích học sinh giải
quyết vấn đề đã nêu. Trong nhiều trường hợp khi đã xác định được vấn đề, nhờ
câu hỏi (tuỳ thuộc vấn đề đơn giản hay phức tạp) mà GV tạo được tình huống có
9



vấn đề, tức là xác định được cái chưa biết, cuốn hút sự quan tâm của HS và tiên
lượng trước khả năng giải quyết vấn đề của các em. Ở loại câu hỏi này có thể có
nhiều tình huống khác nhau:
+ Đối với tình huống lựa chọn: Là tình huống xuất hiện khi có nhiều ý
kiến khác nhau về một vấn đề buộc ta phải lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất,
tối ưu nhất. Ví dụ: Khi giảng bài “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ chúng ta có thể đặt câu hỏi: Về cách thức kết thúc “Chuyện người
con gái Nam Xương” có 2 ý kiến sau đây: Ý kiến thứ nhất: Chuyện nên dừng ở
chỗ “bây giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua
rồi”. Ý kiến thứ hai: Chuyện nên dừng ở chỗ Vũ Nương trở về trong chốc lát rồi
biến đi mất. Em chọn ý kiến nào? Vì sao? Câu hỏi này chúng ta nên cho học
sinh thảo luận nhóm nhỏ (theo bàn) để học sinh đưa ra câu trả lời. (Chọn cách
thứ 2 vì đó là một kết thúc phần nào có hậu. Vì Vũ Nương được giải oan, nàng
được sống ở chốn thủy cung với các nàng tiên, giống mô típ Thánh Gióng về
trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành ngọc trai…
trong truyện cổ tích Việt Nam. Nó thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công
bằng trong cuộc đời: ở hiền gặp lành, người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất,
cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá. Tuy
nhiên, kết thúc này vẫn mang màu sắc bi kịch: Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ
nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi vĩnh viễn biến mất.
Tất cả chỉ là ảo ảnh, hư vô rồi nhanh chóng tan biến, nó góp phần tô đậm thêm
nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh. Thực tại lại trở về với thực tại: Vũ Nương
vĩnh viễn không thể trở về trần gian, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ
như mong muốn lớn nhất của đời nàng; chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành
động phủ phàng của mình, sống trong cảnh phòng không vắng vẻ…ngồi buồn
dưới ngọn đèn khuya; bé Đản mãi mãi không còn mẹ…).
+ Đối với tình huống mâu thuẫn trong tâm lý nhân vật: Là tình huống không
phù hợp giữa hình thức và nội dung, giữa nội dung này và nội dung khác hoặc
giữa hình thức với hình thức trong một chỉnh thể tác phẩm văn học. Rộng hơn
có thể có cả mâu thuẫn trong cách đánh giá và tiếp nhận tác phẩm văn học đó.

Ví dụ: Khi giảng bài “Làng” của Kim Lân chúng ta có thể đặt câu hỏi? Trong
"Làng", Kim Lân có kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị giặc đốt,
đốt nhẵn. Chi tiết này dường như vô lý. Ý kiến của em như thế nào? Câu hỏi này
buộc học sinh phải phát hiện ra cái mâu thuẫn trong nghệ thuật cho thấy tài năng
miêu tả tâm lý bậc thầy của Kim Lân (Trong "Làng", chi tiết kể về ông Hai cứ
múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn. Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường
như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn. Hơn thế nó còn gắn với bao kỷ
niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà không xót xa
đau đớn ? Nhưng ông Hai lại có cử chỉ “Múa tay lên để khoe" đó là biểu hiện
10


của tâm trạng sung sướng, sung sướng đến tột độ. Tâm trạng này dường như có
vẻ không bình thường. Đặt ông Hai trong hoàn cảnh làng Dầu đang bị hai tiếng
"việt gian", và ông Hai đang ở trong tâm trạng đau khổ như thế nào mới thấy
được sự vui sướng của ông Hai là có lí. Ông không vui sướng sao được vì nhà bị
tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến,
theo cách mạng. Đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp.
Chắc hẳn mất nhà ông Hai cũng đau lắm chứ, xót xa lắm chứ. Nhưng dù thế nào
thì nhà còn có thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại? Ông
đã quên sự mất mát riêng tư để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung
của làng quê, đất nước. Có thể thấy niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn
liền với vận mệnh của Làng Dầu. Thế mới biết ông Hai yêu làng quê tha thiết
đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng, hoà quyện trong tình yêu Tổ
quốc thật sâu nặng và thiêng liêng).
+ Đối với tình huống bất ngờ: Là tình huống được tạo ra bằng các sự kiện
bất ngờ hoặc không bình thường. Bản thân tình huống này đã chứa đựng yếu tố
lý thú và gây hưng phấn cho HS. Ví dụ: Khi giảng bài “Làng” của Kim Lân để
phân tích ý nghĩa nhan đề văn bản chúng ta có thể đặt tình huống: Nếu đặt nhan
đề của truyện là "Làng Chợ Dầu" có phù hợp không ? Từ nhan đề của truyện,

em hiểu gì về chủ đề của tác phẩm ? (Nhan đề của truyện là "Làng" không phải
là “Làng Chợ Dầu” vì nếu là “Làng Chợ Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới
chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói
tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê trên cả nước, có trong
mọi người nông dân. Bởi thế "Làng" là nhan đề hợp với dụng ý của tác giả. Qua
đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những
người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Như vậy, nhan đề
"Làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua
cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất
Việt).
+ Đối với tình huống phản bác: Tình huống này nảy sinh khi phải tranh luận,
đấu tranh với những đánh giá, những nhận định hoặc quan điểm sai lệch. Ví dụ:
Khi giảng bài “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chúng ta có
thể nêu câu hỏi: Việc tìm đến cái chết như Vũ Nương là không cần thiết bởi nếu
không thanh minh được thì Nàng có thể bỏ đi? Ý kiến em thế nào? Từ đó cho
HS thảo luận và hướng HS đi đến kết luận nhận xét như vậy là sai bởi nó vừa
không phù hợp với vẻ đẹp và tính cách của nàng, vừa không phù hợp với lễ giáo
phong kiến.
- Câu hỏi cần được phân tích, nhận xét, đánh giá:

11


Sau khi nêu ra các câu hỏi tái hiện, chúng ta phải đặt những câu hỏi để tìm
ra những lý do: Tại sao tác giả lại xây dựng, sử dụng những hình ảnh, hình
tượng, chi tiết nghệ thuật đó? Ý nghĩa của vấn đề? Loại câu hỏi này giúp HS biết
phân tích, đánh giá và khái quát những vấn đề quy tụ vào những đặc trưng về
hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng của tác phẩm. Ví dụ: - Khi giảng bài
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chúng ta có thể hỏi: Khi
bị chồng đánh đập và đuổi đi, tại sao tác giả không để cho Vũ Nương trở về nhà

bố mẹ đẻ, đi vào chùa (đi tu), hoặc bỏ nhà đi biệt xứ mà lại chọn cho nhân vật
cái chết để bày tỏ nỗi oan ức của mình? Điều đó có ý nghĩa gì? (Vũ Nương có
thể chọn các giải pháp khác đều được nhưng trong xã hội phong kiến xưa, các
cách đó đều không giúp người phụ nữ minh oan được. Dẫu nàng có trở về nhà
bố mẹ đẻ, đi vào chùa, hoặc bỏ nhà đi nơi khác thì Trương Sinh vẫn không tin,
cái tiếng là thất tiết vẫn không xóa được. Muốn tỏ rõ nỗi oan người phụ nữ
phong kiến thường tìm đến cái chết. Vũ Nương tự tử là phù hợp với tính cách
của Nàng vì không còn cách lựa chọn nào khác. Hơn nữa, việc để Vũ Nương tìm
đến cái chết càng tăng thêm sức tố cáo xã hội phong kiến bất công đã đầy người
con gái “đẹp người, đẹp nết lại thêm tư dung tốt đẹp” vào bước đường cùng....
và mỗi chúng ta sẽ hiểu thông cảm cho nàng).
- Câu hỏi yêu cầu có sự so sánh đối chiếu;
Sự so sánh đối chiếu là một hình thức của thao tác phân tích trong tư duy.
Qua việc so sánh đối chiếu HS có thể nhận ra những nét độc đáo, những ý nghĩa
sâu sắc của tác phẩm. Các loại câu hỏi đưa ra có thể là để so sánh các hình ảnh
chi tiết trong tác phẩm hoặc với các tác phẩm khác. Ví dụ: Khi dạy các đoạn
trích “Chị em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, chúng ta có thể
so sánh nghệ thuật ước lệ tượng trưng trong việc miêu tả hai chị em, trong đoạn
trích “Kiểu ở lầu Ngưng Bích” chúng ta cho học sinh so sánh việc diễn tả các
phương diện về nỗi buồn của Thúy Kiều trong tám câu thơ cuối... Hay khi dạy
đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu) chúng ta có thể cho học sinh so sánh nghệ thuật miêu tả
nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Du để các em thấy được nét tài
năng của mỗi nhà văn.
Ngoài ra, việc sử dụng câu hỏi so sánh, đối chiếu rất phù hợp cho việc tổng
hợp kiến thức của học sinh. Chẳng hạn chúng ta có thể cho học sinh so sánh
phẩm chất, số phận của người phụ nữ phong kiến qua các tác phẩm như
“Chuyện người con gái Nam Xương”, “Truyện Kiều” và “Truyện Lục Vân
Tiên”. Từ việc so sánh đó học sinh sẽ phát triển được tư duy tổng hợp.
- Câu hỏi thảo luận nhóm: Xây dựng câu hỏi sẽ khó, nên một học sinh có
thể không tìm hết ý, hoặc suy nghĩ chưa chính xác, đòi hỏi cần phải có sự hỗ trợ

của nhóm cùng nhau đưa ra ý kiến sao cho khi trình bày thật đủ ý. Ví dụ:
12


+   Bằng ống kính điện ảnh của người nghệ sĩ, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã
ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí đồng đội của những
người lính lái xe không kính có ý nghĩa như thế nào? (nhóm 1)
+ Một vẻ đẹp nữa làm nên bức chân dung tinh thần của người lính trong
“Bài thơ Tiểu đội xe không kính” chính là tinh thần lạc quan, sôi nổi, bất chấp
khó khăn, nguy hiểm thể hiện ở những điểm nào? (nhóm 2)
+ Khổ thơ cuối “Bài thơ Tiểu đội xe không kính” đã hoàn thiện vẻ đẹp của
người lính, đó là lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam, khổ thơ
còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta phải thế nào?
(nhóm 3)
2.3.2.4. Câu hỏi ứng dụng và liên hệ.
Loại câu hỏi này giúp HS chuyển và nhận từ nhận thức về tác phẩm ở bên
ngoài vào trong. Để trả lời câu hỏi này, HS phải tự liên hệ với thực tế và bản
thân để tìm ra hướng giải quyết thích hợp theo sự cảm thụ của mình. Các loại
câu hỏi này có thể là: Cho biết tác dụng từ việc đọc tác phẩm đến tình cảm thái
độ nhận thức của em? Theo em, tác phẩm này có tác dụng như thế nào đối với
đời sống? Tác phẩm có đóng góp gì đối với nền văn học?... Ví dụ: - Giảng bài
“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, chúng ta có thể hỏi: Ấn tượng của em
về nhân vật anh thanh niên? Nguyễn Thành Long đã có đóng góp gì nổi bật về
nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật?
2.3.3. Những kinh nghiệm trong việc lựa chọn hệ thống câu hỏi nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản
2.3.3.1. Đối với giáo viên:
- Phải nắm vững nội dung bài giảng và trọng tâm bài dạy để đặt câu hỏi
hướng vào nội dung bài học. Việc đặt câu hỏi phải phù hợp với từng đối tượng
học sinh cụ thể, từng lớp học, từng điều kiện có thể. Tránh đặt câu hỏi máy móc,

tránh lạm dụng trong việc đặt câu hỏi để rơi vào tình trạng dạy học hỏi đáp máy
móc đơn điệu.
- Việc đặt câu hỏi phải phù hợp với phương pháp giảng dạy mà mình đã lựa
chọn: Nêu vấn đề, đàm thoại, giảng bình…và lượng câu hỏi phải hết sức hợp lí.
Nội dung câu hỏi phải đảm bảo các yêu cầu về cung cấp kiến thức; rèn luyện kĩ
năng; giáo dục tư tưởng, nhân cách ở học sinh.
- Điều quan trọng nhất đối với giáo viên là khâu soạn giáo án. Để giáo án
có chất lượng phải có hệ thống câu hỏi chuẩn, hợp lí, phân loại câu hỏi. Các câu
hỏi trọng tâm của bài giảng phải cho học sinh nắm trước trong câu hỏi chuẩn bị
bài ở nhà.
2.3.3.2. Đối với học sinh:
- Khâu soạn bài: HS đọc tác phẩm, chuẩn bị bài theo câu hỏi mà giáo viên
đã cho, đã hướng dẫn. Tuỳ loại câu hỏi và nội dung, yêu cầu mỗi câu hỏi, GV
phân công học sinh chuẩn bị theo tổ, theo nhóm, hoặc theo cá nhân.
13


- Tham gia xây dựng bài: Động viên khích lệ HS bằng điểm số khi các em
tham gia xây dựng bài. Tạo không khí đối thoại thoải mái trong tiết học giữa
thầy và trò để phát huy tính tích cực của HS. Hứng thú học tập là ngọn nguồn
giúp cho HS cảm thụ sâu sắc giá trị của đời sống văn hoá nhân loại. Phát huy trí
lực, chú trọng tới hứng thú học tập của HS là hướng đi tích cực của phương
pháp dạy học văn hiện nay. Tuy nhiên, để biến những lý luận trên thành hiện
thực đòi hỏi người thầy ngoài tri thức khoa học cần phải có lòng yêu nghề, tâm
huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo đồng thời phải có thêm niềm tin vào
HS.
2.4. Hiệu quả của vấn đề đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp, nhà trường:
Sau khi áp dụng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh vào các giờ dạy đọc hiểu văn bản, tôi tự rút kinh nghiệm về hệ thống câu

hỏi phù hợp với đối tượng học sinh trực tiếp giảng dạy. Học sinh trả lời tương
đối tốt hệ thống câu hỏi giáo viên đã ra theo mức độ cần thiết. Ở một số bài sau,
sau khi nhận thấy kết quả áp dụng hệ thống câu hỏi chưa phù hợp, tôi đã ghi
chép lại phần rút kinh nghiệm ở bài soạn hoặc sổ ghi chép, tích luỹ tư liệu nhằm
hoàn hiện trong những tiết học sau. Nhờ đó, hiệu quả bài giảng sâu đậm hơn,
học sinh áp dụng tốt kiến thức và quan trọng các em hứng thú học hơn với môn
Ngữ văn.
Cùng với việc tự rút kinh nghiệm cho bản thân, tôi còn mời các đồng
nghiệp trong tổ dự giờ, góp ý về cách áp dụng hệ thống câu hỏi trong giờ giảng
văn thông qua các đợt thao giảng. Từ đó tôi nhận thấy:
Thực hiện áp dụng đề tài khi dạy học phần đọc hiểu phần văn bản trong cả
năm học 2017 - 2018 với 34 học sinh lớp 9C và đầu năm học 2018 - 2019 với 34
học sinh lớp 9C, kết quả cụ thể như sau:
Năm học
2017 - 2018
2018 - 2019

Khả năng tham
gia xây dựng bài
18HS (52,9%)
20 HS (59,0%)

Hứng thú trong
giờ học Ngữ văn
92%
95%

Chất lượng trung
bình trở lên
85%

92%

Đó là kết quả chưa thực sự cao nhưng bản thân tôi tự nhận thấy với việc
áp dụng hệ thống câu hỏi này có tác dụng lớn trong học tập môn Ngữ văn, giúp
học sinh củng cố, ôn luyện, mở rộng, liên hệ kiến thức tốt và quan trọng nhất là
các em “thích” học văn hơn. Đó là một thành công lớn đối với thực trạng học
văn hiện nay.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng hết sức hữu ích mà giáo viên cần
phát triển. Trong một buổi giảng, người giáo viên cần biết sử dụng nhiều câu hỏi
14


với nhiều mục đích khác nhau. Ở một chừng mực nhất định, việc đặt câu hỏi là
quá đơn giản bởi đó là việc mà tất cả chúng ta làm hàng ngày. Tuy nhiên, người
đặt câu hỏi cũng phải có kỹ năng và hiểu biết thì mới có thể diễn đạt câu hỏi một
cách rõ ràng, chính xác, tung ra câu hỏi đúng thời điểm để đem lại hiệu quả tối
đa, và khai thác câu trả lời để đặt câu hỏi tiếp theo. Một câu hỏi mà tôi luôn tâm
niệm đó là: Việc sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi như thế nào cho phù hợp? Và tôi
đã tìm ra được câu trả lời: Kỹ thuật đặt câu hỏi tốt là phải khuyến khích tất cả
học sinh trong lớp suy nghĩ, cần tránh bầu không khí căng thẳng đồng thời cho
học sinh cơ hội nhận được những phản hồi tích cực chứng tỏ các em hiểu bài.
Sau khi đặt câu hỏi, dừng lại đôi chút; hầu hết học sinh cần phải động não
suy nghĩ câu trả lời. Khi mà các em có đủ thời gian suy nghĩ, hãy yêu cầu một
em nêu câu trả lời. Nếu bạn chỉ định một học sinh trả lời trước khi đặt câu hỏi,
các em khác sẽ không tích cực suy nghĩ. Qua kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy
cần phải có thời gian “dừng lại”, bạn dừng lại càng lâu, học sinh càng phải suy
nghĩ nhiều và đương nhiên câu trả lời của các em sẽ dài hơn.
Khuyến khích các em trả lời bằng cách hỏi bắt đầu từ những câu đơn giản,

đặc biệt đây là nhóm học sinh trung bình, những em có khả năng tiếp thu không
tốt. Hãy tỏ ra hài lòng với câu trả lời của các em và luôn luôn khen ngợi những
câu trả lời đúng. Nếu học sinh trả lời sai, thì động viên các em tiếp tục suy nghĩ.
Nếu học sinh trả lời mà lại nói rất khẽ, hãy nhắc lại câu trả lời đó cho cả lớp
biết.
Đối với những câu trả lời chưa được đúng: Không nên chê bai câu trả lời
không đúng đó mà thay vào đó, tôi luôn cố gắng giải thích lý do có thể dẫn đến
câu trả lời đúng. Nếu câu trả lời bị sai, tôi nêu ra lý do tại sao lại sai (mà không
vứt bỏ câu trả lời này), sau đó đặt câu hỏi khác để đưa học sinh trở lại đúng
hướng. Nên sử dụng những câu trả lời sai để uốn nắn những chỗ học sinh hiểu
sai - đây là điều giúp các em tự tin hơn trong những lần trả lời sau. Bởi các em
sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giáo viên cười hay có lời khen và các em cũng cảm
thấy mình trả lời “không sai”.
Khi đặt câu hỏi cho cả lớp, hãy cố gắng phân phối câu hỏi càng rộng càng
tốt. Ví dụ chúng ta có thể gọi:
- Một em ở bàn cuối trả lời câu hỏi này nào?
- Quỳnh nào, em cho thầy (cô) và các bạn biết ý kiến của mình?
- Thầy (cô) muốn một bạn chưa phát biểu ý kiến trả lời câu hỏi này.
Thực tế tôi thấy là nhóm những em học sinh ở trong khu vực “tầm nhìn”
của giáo viên dễ cảm thấy bị lôi cuốn vào bài giảng hơn và vì thế hay trả lời
hơn. Và như thế vô hình dung giáo viên rất dể bỏ qua những học sinh ít lời ngồi
cuối lớp. Nên cố gắng chú ý đến các em này. Thông thường qua ngôn ngữ cử chỉ
và ánh mắt mà bạn có thể gọi các em học sinh ít nói trả lời. Ví dụ hai học sinh
ngồi bên trái của bạn chưa tham gia trả lời bao giờ, nếu bạn tiến lại gần và đảo
15


mắt nhìn hai học sinh này sau khi đặt câu hỏi, rất có thể một trong hai em này
cũng sẽ có câu trả lời.
Đừng ngại dành quá nhiều thời gian cho học sinh suy nghĩ câu trả lời; thời

gian này không phải thời gian “chết”. Hãy tươi cười trong khi đợi các em trả lời,
nếu bạn lo vì bạn đang tạo ra quá nhiều áp lực đối với các em. Câu hỏi cần phải
ngắn gọn và đơn giản - và chỉ hỏi từng câu một. Tránh những câu hỏi mơ hồ có
thể dẫn đến nhiều câu trả lời chưa đúng. Nếu câu hỏi dẫn đến hội thoại giữa bạn
và một học sinh, hãy sử dụng ánh mắt và ngôn ngữ cử chỉ của bạn để liên lạc với
các học sinh khác trong lớp; đưa ra lời nhận xét của bạn cho cả lớp cùng nghe,
và nhắc lại câu trả lời để cả lớp cùng nghe nếu em đó nói quá nhỏ.
Nếu học sinh lưỡng lự khi trả lời, đảm bảo làm sao cho câu hỏi của bạn
thật đơn giản và để cho học sinh có đủ thời gian để trả lời, sau đó khen ngợi hay
cảm ơn câu trả lời của học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm thực tế mà tôi đã áp dụng đối với lớp tôi
đang giảng dạy. Tôi thấy việc giảng dạy phần văn bản trong chương trình Ngữ
văn lớp 9 bằng hệ thống câu hỏi phù hợp sẽ phát huy được tính tích cực - sáng
tạo của học sinh đồng thời rèn được nhiều kỹ năng khác. Giúp học sinh củng cố,
ôn luyện, mở rộng, liên hệ kiến thức tốt, có điều kiện rèn luyện tư duy, rèn luyện
bản than tốt hơn
Tôi mong được sự góp ý của các đồng chí!
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm xây dựng câu hỏi nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh khi dạy học phần văn bản trong chương trình Ngữ
văn lớp 9 ở Trường THCS Trường Sơn” mới chỉ được áp dụng ở một trường
THCS mà bản thân giáo viên trường tham gia giảng dạy nên chưa thấy rõ được
hiệu quả của nó, vậy kính mong nhà trường, Phòng Giáo dục tạo điều kiện cho
tôi được nghiên cứu kĩ hơn. Cụ thể, nhà trường tạo điều kiện cho tổ chuyên môn
tổ chức các chuyên đề về phương pháp giảng dạy phân môn văn, Phòng Giáo
Dục cung cấp thêm một số tư liệu, thông tin về phương pháp giảng dạy cho các
trường THCS, tổ chức cho GV dự giờ các GV dạy giỏi để học hỏi, rút kinh
nghiệm, nâng cao tay nghề.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 07 tháng 04 năm 2019

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Bé
16


GIÁO ÁN MINH HỌA
Ngữ văn lớp 9 - TIẾT 121
SANG THU
Hữu Thỉnh
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giúp hs hiểu được sự cảm nhận tinh tế của tác giả vể sự biến đổi của thiên
nhiên đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm nhận, phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng ham mê cảm nhận thơ văn.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ, chân dung Hữu Thỉnh.
- Trò: vở soạn, vở ghi, sgk.
C. Tổ chức bài học.
1. Kiểm tra bài cũ: ?Đọc thuộc lòng “Mùa xuân nho nhỏ” và nêu nội dung và
nghệ thuật?

2.Bài mới.
1
2
?Nêu vài nét chính về tác giả.
I. Tìm hiểu chung
- Ngưyễn Hữu Thỉnh (1942) ở Vĩnh 1. Tác giả, tác phẩm
Phúc.
a. Tác giả:
- Hữu Thỉnh (1942).
- Quê: Vĩnh Phúc.
- Từ năm 2000 là tổng thư kí hội nhà
văn Việt Nam.
?Nêu vài nét về tác phẩm?
b. Tác phẩm: bài thơ được in trong
- Sáng tác 1977.
tập “Từ chiến hào về thành phố”sáng
tác 1977.
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu: 2. Đọc, hiểu chú thích
giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm khoan - Đọc
thai, trầm lắng.
- Gọi hs đọc, giáo viên nhận xét.
- Từ khó: sgk/71.
?Xác định kiểu văn bản và PTBĐ?
-Trữ tình, biểu cảm.

3. Kiểu văn bản và PTBĐ.
- Thơ 5 chữ.
- Trữ tình, biểu cảm.
?Có nên chia bố cục không?
4. Bố cục.

- Không. Vì cả bài thơ là những quan - Không nên chia đoạn.
sát và cảm nhận của tác giả về thiên
17


nhiên vào thu, từng khổ nối tiếp nhau
nên không cần thiết phải chia đoạn.
- HS đọc khổ 1.
? Mùa thu hình như đã về được cảm
nhận thông qua những biểu hiện nào
của thiên nhiên? ( thảo luận nhóm)
- Hương ổi, gió thu.
?Từ “bỗng” có tác dụng gì trong khổ
thơ?
- Diễn đạt sự bất ngờ.
?Phân tích cái hay của từ “phả”?
- Từ Phả có thể thay bằng các từ: thổi,
đưa, bay./..nhưng tất cả đều không có
cái nghĩa đột ngột bất ngờ.
?Em có nhận xét gì về từ “chùng
chình”?
- Từ láy gợi hình.
?Từ hình như thể hiện điều gì?
- Thể hiện cái ngỡ ngàng,ngạc nhiên
đó.
- HS đọc khổ 2.
?Hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp tục
được phát hiện bằng những hình ảnh
chi tiết nào?
- Không gian từ hạ sang thu.


?Từ “dềnh dàng” có tác dụng gì trong
câu thơ?Từ chùng chình làm con sông
như thế nào?
?Em có nhận xét gì về hình ảnh đám
mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu?
- Là một sáng tạo thú vị...nhân hoá..
- HS đọc khổ thơ 3.
?Thiên nhiên mùa thu còn được gợi ra
bằng những hình ảnh nào?
- Nắng nhạt..
- Mưa ít
- Sấm bớt.
(Thảo luận nhóm: cảm nhận của em về

II. Tìm hiểu bài thơ
*Khổ 1:
- Dấu hiệu mùa thu:
+ Hương ổi
+ Gió thu se lạnh
+ Sương thu
- “Bỗng” nhằm diễn đạt sự đột ngột
bất ngờ nhận ra dấu hiệu mùa thu.
- Phả: đột ngột, bất ngờ của hương ổi.
- Chùng chình: từ láy tượng hình. Tác
giả nhân hoá làn sương, nó bay đi qua
ngõ có vẻ cố ý chậm lại hơn mọi
ngày, có cái gì đó duyên dáng yểu
điệu.
=>Những từ gợi tả mùa thu duyên

dáng, bất ngờ đã về trên quê hương
miền núi.
*Khổ 2:
- Không gian từ hạ sang thu được cụ
thể hoá bằng những hình ảnh quen
thuộc.
+ Chim vội vã vì sợ lạnh phải đi tránh
rét ở những miền ấm áp hơn.
+ Dòng sông nước bắt đầu cạn chảy
chậm lại(không cuồn cuộn ào ạt như
thời gian mùa hè).
- Dềnh dàng, chùng chình.. tác giả
nhân hoá làm cho dòng sông trở nên
duyên dáng gần gũi với con người
hơn.
- Hình ảnh “đám mây ....thu”., đó là
đám mây trong tưởng tượng=> không
gian và thời gian chuyển mùa thật đẹp
gợi hồn thơ
=>Cảnh vật mùa thu đẹp, gần gũi với
con người hơn.
*Khổ 3:
- Sự thay đổi của thiên nhiên sang
thu.
+ Nắng: nhạt dần chứ không còn chói
chang,dữ dội, gay gắt.
18


câu thơ: Sấm cũng bớt............tuổi”?

+ Mưa đã ít đi, nhất là những trận
- Có thể hiểu mưa ít hơn, sấm ít thưa mưa rào ào ạt.
và nhỏ hơn không đùng đoành vang + Sấm bớt bất ngờ.
trời với những tia chớp sáng loè xé
rách bầu trời trong những trận mưa
bão tháng 7. Hàng cây không còn bị
bỡ ngỡ, giật mình vì tiếng sấm nữa vì
cây đã đứng tuổi,đã trải nghiệm nhiều.
- Khi con người đã từng trải...
? Qua phân tích bài thơ em rút ra được
kết luận gì?
=>Thiên nhiên mùa thu dần trở nên
yên tĩnh, êm đềm trên quê hương
miền núi gợi sự suy ngẫm của tác giả.
Câu thơ giàu chất triết lí: khi con
người đã từng trải thì cũng vững vàng
bình tĩnh hơn trước những tác động
-HS đọc ghi nhớ sgk.
bất thường của ngoại cảnh, của cuộc
?Nêu nội dung và nghệ thuật chủ yếu đời. Hai câu thơ không còn tả cảnh
bài thơ?
sang thu mà đã chất chứa suy ngẫm
về cuộc sống con người.
*Ghi nhớ sgk/71.
?Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao? III.Tổng kết.
Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ 1. Nội dung: Cảm nhận của tác giả từ
đó?
cuối hạ sang thu.
2. Nghệ thuật: Lời thơ tự nhiên, hình
ảnh giàu sức gợi cảm.

IV. Luyện tập:
- HS đọc thuộc lòng khổ thơ, trình
bày cảm nhận.
D. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- HS đọc diễn cảm bài thơ.
- Làm bài tập trắc nghiệm trong sgk.
Đ. Hướng dẫn học bài.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích nội dung và nghệ thuật.
- Viết đoạn văn ngắn nêu lên suy nghĩ của em về bài thơ.
- Soạn “Nói với con” của Y Phương.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử
“Sách giáo khoa, Sách giáo viên Ngữ văn 9”, NXBGD, Hà Nội-2002.
2. Nguyễn Văn Đường:“Thiết kế bài giảng Ngữ văn” 9, - Nhà xuất bản Hà Nội2005.
3. Trần Đình Sử, Sách “Đọc văn, học văn”, NXBGD, Hà Nội - 2002.
4. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. NXB
ĐHSP 2005.
5. Nguyễn Thị Thanh Hương: Dạy học văn ở trường phổ thông. NXB ĐHQG
HN 2001.
6. Trần Đình Sử: Môn văn, thực trạng và giải pháp. NXB GD 1998.
7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Dạy học với đặt câu hỏi hiệu quả, Đại học Quốc
gia Hà Nội, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội, 12/2010.
8. Nguyễn Thị Cúc (2010), Rèn luyện học sinh trung học phổ thông năng lực
đặt câu hỏi trong giờ thảo luận khi dạy học sinh theo phương pháp “Trả tác

phẩm về cho học sinh”. Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành: Lý luận và phương
pháp dạy học, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Lưu Thị Nụ (2008) Thiết kế bộ câu hỏi đặc trưng thể loại dạy học tác phẩm
văn học nước ngoài trong nhà trường THPT Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp,
Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường THCS, Hà Nội tháng 12
năm 1999, Bộ Giáo dục.

20



×