Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Rèn kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ,vị ngữ cho học sinh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.48 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Trang
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................1
1.5. Thời gian nghiên cứu................................................................................1
2. NỘI DUNG.......................................................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận:.............................................................................................2
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu..........................................................3
2.3.2. Các biện pháp thực hiện....................................................................4
2.3.2.1. Rèn kỹ năng đặt câu.....................................................................4
2.3.2.2. Rèn kỹ năng chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.................................7
2.4. Kết quả....................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Cũng như ngôn ngữ của loài người nói chung, câu Tiếng Việt là phương tiện
giao tiếp quan trọng trong xã hội . Chức năng đó chẳng những biểu lộ trong lĩnh
vực giao tiếp hàng ngày của mọi người Việt Nam, mà còn biểu lộ trong các lĩnh
vực hoạt động giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, giáo dục, ngoại
giao…Câu Tiếng Việt đã từ lâu là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật- nghệ thuật
ngôn từ. Nó đã góp phần thể hiện rõ sức mạnh và sự tinh tế, uyển chuyển trong lĩnh
vực hoạt động nghệ thuật. Mặt khác, câu Tiếng Việt gắn bó chặt chẽ với hoạt động
nhận thức và tư duy của người Việt, mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp
sống của người Việt. Nó trở thành một phần máu thịt trong con người Việt Nam.
Chính vì thế, sử dụng câu Tiếng Việt, học Tiếng Việt phải hiểu được, cảm nhận
được phần
( linh hồn dân tộc ấy).
Vì vậy trong cuộc sống để người khác có thể hiểu và tiếp nhận được thông tin


thì người nói (người viết) ngoài việc dùng những kí hiệu thuộc chuyên ngành nhất
thiết còn phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Việc dùng ngôn ngữ để diễn đạt cho
người khác hiểu không chỉ là những từ ngữ rời rạc mà phải là những câu rõ ràng,
rành mạch biểu thị một tư tưởng trọn vẹn của người nói.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, tôi nhận thấy kỹ năng đặt câu và
chữa lỗi của học sinh còn chưa tốt. Nhiều em thường tỏ ra rất lúng túng khi giáo
viên yêu cầu đặt câu, có khi câu do các em đặt ra nhưng các em cũng không biết
đúng hay sai, có mắc lỗi gì không ? Hoạt động trên lớp là hoạt động giao tiếp giữa
thầy với trò, nếu học sinh nói chưa thành câu thì giao tiếp không đạt được mục
đích, giờ học không có kết quả.Từ thực tế trên cho nên tôi đã chọn đề tài: “ Sáng
kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học
sinh lớp 6” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cho học sinh THCS, cụ thể là nâng
cao khả năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh lớp 6, từ đó
giúp học sinh thực hiện quá trình giao tiếp một cách có hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 6C, 6E Trường THCS Lý Tự Trọng, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh
Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trực tiếp qua giảng dạy, đọc tài liệu tham khảo, khảo sát đối tượng học sinh
qua giảng dạy bằng những bài kiểm tra trắc nghiệm, bài viết tập làm văn, tham khao
ý kiến đồng nghiệp. Sưu tầm thông tin, viết đề cương, từ đó áp dụng vào để viết
sáng kiến kinh nghiệm.
1.5. Thời gian nghiên cứu.
Tháng 08/20167 đăng kí viết sáng kiến kinh nghiệm.
Tháng 10/2016 đến tháng 03/2017 nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm .
1



2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1Về định nghĩa câu.
Từ trước đến nay có trên 300 định nghĩa . Từ thời cổ đại Hi Lạp, Aritote
đã cho rằng: “Câu là một âm phúc hợp có ý nghĩa độc lập mà mỗi bộ phận riêng
biệt trong đó có ý nghĩa độc lập ”. Ở Việt Nam, trước cách mạng, các giáo trình
cũng như tài liệu về Tiếng Việt phần lớn mô phỏng sách ngữ pháp tiếng Pháp
nên việc định nghĩa về câu cũng chưa có gì đổi mới . Sau các mạng, vấn đề câu
đã được chú trọng hơn, tuy vậy việc định nghĩa về câu cũng có những điểm cần
xem xét lại . Sách Ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn Lân đã định nghĩa về câu
như sau : “Nhiều từ hợp lại mà biểu thị một ý dứt khoát về động tác, tính tình
hoặc tính chất của sự vật gọi là câu”.Tác giả Nguyễn Kim Thản không đưa ra
định nghĩa trực tiếp mà chọn định nghĩa về câu của V.V. Vinogadov: “Câu là
đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành về mặt ngữ pháp theo các qui
luật của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng để cấu tạo, biểu thị tư
tưởng. Trong câu, không phải chỉ có sự truyền đạt về hiện thực mà còn có cả
mối quan hệ của người nói với hiện thực ”.
UB KHXH cũng đưa ra định nghĩa câu tương tự: “Câu là đơn vị dùng từ
hay đúng hơn là dùng từ ngữ pháp mà cấu tạo nên trong quá trình tư duy, thông
báo; nó có ý nghĩa hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp và có tính chất độc lập”.
Định nghĩa về câu trên đây đáp ứng nhu cầu đầy đủ cả hai mặt nội dung và
hình thức cấu tạo nên câu, tuy vậy còn rườm rà , chưa đáp ứng tính ngắn gọn,
súc tích của định nghĩa . PTS Đỗ Thị Kiêm Liên đưa ra định nghĩa về câu như
sau: “Câu là đơn vị dùng từ đặt ra quá trình suy nghĩ, được gắn với ngữ cảnh
nhất định nhằm mục đích thông báo hay thể hiện thái độ đánh giá. Câu có cấu
tạo ngữ pháp độc lập , có ngữ điệu kết thúc”.
Về thành phần câu được hiểu là những thành tố tham gia cấu tạo nên câu.
Đó là những bộ phận được xây dựng dựa trên những mối quan hệ về ý nghĩ và
ngữ pháp trong một ngôn ngữ nhất định. Vấn đề phân định các thành phần câu
cũng là một vấn đề phức tạp và có một lịch sử lâu dài . Ngay từ thời cổ đại, các

nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã phân biệt chủ ngữ và vị ngữ. Trong Tiếng Việt,
trong giai đoạn đầu, giai đoạn ngữ pháp kinh nghiệm, các học giả thường không
đặt ra vấn đề phân loại thành phần câu thành phần chính và phụ Tuy nhiên khi
mô tả thành phần câu, họ đều có xu hướng coi chủ ngữ và vị ngữ là hai thành
phần chính. Từ những năm 1960 trở về sau, việc phân biệt thành phần chính phụ
được các tác giả Việt ngữ thực sự quan tâm có thể khái quát thành ba nhóm
chính.
a, Phân chia thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ và thành phần thứ yếu.
b, Phân chia ra thành phần chính, thành phần phụ và thành phần biệt lập.
c, Phân chia ra các thành phần chính và thành phần của câu.
Tóm lại: Thành phần câu trong Tiếng Việt tương đối phức tạp nên đã có
nhiều cách giải thích khác nhau. Tuy vậy các ý kiến đều thống nhất về hai thành
phần chính chủ ngữ và vị ngữ.
2


2.1.2.Chu ng: - L thnh phn chớnh ca cõu nờu tờn s vt, hin tng
cú hnh ng, c im, trng thỏi .c miờu t v ng. Ch ng thng
tr li cho cõu hi Ai?, Con gỡ?, hoc Cỏi gỡ?.
- Ch ng thng l danh t, i t hoc cm danh t. Trong nhng
trng hp nht nh, ng t, tớnh t, hoc cm ng t , cm tớnh t cng cú
th lm ch ng. Cõu cú th cú nhiu ch ng.
2.1.3. V ng: L thnh phn chớnh ca cõu cú kh nng kt hp vi cỏc
phú t ch quan h thi gian v tr li cho cỏc cõu hi Lm gỡ?, Lm sao?, Nh
th no?, hoc l gỡ?.
- V ng thng l ng t hoc cm ng t, tớnh t hoc cm tớnh t,
danh t hoc cm danh t . Cõu cú th cú nhiu v ng.
Ch ng v v ng luụn cú mi quan h khng khớt, cú ch ng thỡ phi cú
v ng v ngc li. õy l kt cu hai chiu. Vỡ vy cn phi xỏc nh ỳng
ranh gii gia ch ng v v ng.

2.2. Thc trang cua võn ờ nghiờn cu.
Trong quỏ trỡnh ging dy hin nay nhim v ca ngi giỏo viờn dy Ng
vn núi chung v dy phõn mụn Ting Tit núi riờng cú vai trũ quan trng. c
bit trong ging dy phõn mụn Ting Vit giỏo viờn phi tớch cc i mi
phng phỏp nhm phỏt huy tớnh tớch cc ca hc sinh, giỳp cỏc em tip thu
kin thc mt cỏch hiu qu nht. T ú giỳp cỏc em cú kh nng t duy chớnh
xỏc, cú k nng giao tip tt trong quỏ trỡnh hc tp.
Qua vic thc hin ging dy v d gi cỏc ụng nghip tụi thy cú mt s
gi dy Ting Vit m c th l trong vic rốn k nng t cõu v sa li v ch
ng v v ng cho hc sinh t hiu qu cha cao. Cú nhng hot ng dy ca
giỏo viờn ụi khi cũn th ng, mỏy múc, hỡnh thc. Giỏo viờn cũn gp nhiu
khú khn trong vic rốn luyn k nng t cõu cho hc sinh vỡ thi gian trờn lp
thc hin v t chc cho hc sinh rốn luyn l khụng nhiu.
Mt khỏc do hc sinh khi 6 mi chuyn t lp 5 lờn nờn cha cú nhiu
thi gian thớch nghi nhanh vi cỏc phng phỏp hc tp mi. Vỡ th khin
cho mt s gi dy t hiu qu khụng cao. Mt b phn hc sinh cũn chm,
nng lc cũn hn ch, cỏc em hc tp cũn th ng, cha tớch cc, vic chun b
bi cha tt. c bit l kh nng nm bt v cõu v cỏch cha li ca khụng ớt
hc sinh vn cũn m hụ, cha chc chn. Thc t mụn Ng vn núi chung v
phõn mụn Ting Vit l mụn hc khú m cỏc em thỡ cha thc s chm hc nờn
khi t cõu cũn lỳng tỳng nhiu khi t cõu sai thiu ch ng hoc v ng m
khụng bit .Từ thực trạng trên để công tác giảng dạy và học tập
của học sinh đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã chọn vấn đề nghiên
cứu đó là: Rốn k nng t cõu v cha li v ch ng, v ng cho hc
sinh lp 6.
2.3. Giai phap va tụ chc thc hiờn.
2.3.1. Cac giai phap.
Sau khi nghiờn cu vn ny bng kinh nghim v nng lc ca bn thõn
tụi xin a ra mt s gii phỏp sau õy:
3



Để việc đổi mới phương pháp về vấn đề trên có hiệu qủa cao thì trước tiên
giáo viên phải tích cực trong việc đổi mới phương pháp trong quá trình giảng
dạy về việc rèn kỹ năng đặt câu và chữa lỗi cho học sinh, phát huy tính tích cực
tự giác của học sinh – lấy học sinh làm trung tâm. Tích cực chủ động trong việc
tìm hiểu kiến thức về kỹ năng đặt câu và chữa lỗi cho học sinh qua việc tham
khảo kiến thức ở các tài liệu có liên quan.
Mặt khác giáo viên cần chủ động đầu tư nghiên cứu, thiết kế bài dạy, sưu
tầm các lỗi sai về đặt câu và chữa lỗi, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy. Từ
đó có cơ sở cho việc áp dụng đổi mới phương pháp cũng như sử dụng các
phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp dạy để việc
rèn kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh đạt kết quả
tốt hơn.
Học sinh cần phải tích cực chủ động học tập theo sự hướng dẫn của giáo
viên. Có ý thức chuẩn bị bài đầy đủ, và luyện kỹ năng về đặt câu và sửa lỗi,
cũng như ý thức được tầm quan trọng của những kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về
chủ ngữ và vị ngữ trong giao tiếp cũng như trong quá trình học tập.
Để thực hiện việc đổi mới phương pháp cần tiến hành ứng dụng về việc rèn
luyện kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học sinh lớp 6 trên cơ
sở đưa ra những định hướng, những hoạt động cơ bản nhất đối với một tiết dạy
để cho việc dạy và học về vấn đề trên tốt hơn.
2.3.2. Các biện pháp thực hiện
2.3.2.1. Rèn kỹ năng đặt câu.
Để học sinh có khả năng đặt câu đúng, hạn chế những sai sót trong quá
trình học sinh sử dụng việc đặt câu trong giao tiếp và luyện tập trong các giờ học
đặc biệt là trong các tiết kiểm tra. Cần cho học sinh hiểu rõ việc đặt câu cần phải
đúng quy tắc ngữ pháp.
a.Câu cần phải viết đúng với quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt.
Câu đúng ngữ pháp Tiếng Việt là câu có đầy đủ hai thành phần nòng cốt là

chủ ngữ và vị ngữ. Vì thế, yêu cầu đầu tiên đối với việc đặt câu là phải đặt câu
đúng với qui tắc Tiếng Việt. Chẳng hạn, những câu như:
(1) Trời / mưa.
C
V
(2) Nếu trời mưa / thì chúng ta / không đi cắm trại nữa.
C1 V1
C2
V2
Đây là những câu được đặt đúng với qui tắc đặt câu Tiếng Việt. Câu (1) là
câu có một kết cấu chủ- vị (C-V) được gọi là câu đơn; Câu (2) là câu có hơn một
kết cấu C-V, trong đó không có kết cấu C-V nào bao hàm kết cấu C-V nào được
gọi là câu ghép.
Tuy nhiên, các qui tắc ngữ pháp của Tiếng Việt trong quá trình sử dụng vẫn
có sự linh hoạt uyển chuyển mà những trường hợp sau đây sẽ cho chúng ta hiểu
rõ hơn để có nắm chắc hơn và vận dụng vào cách đặt câu và xác định câu chính
4


xác. Vì vậy khi nắm chắc các trường hợp sau các em sẽ có những kỹ năng đặt
câu, phân biệt câu cũng như chữa lỗi hiệu quả hơn.
* Phần lớn các câu trong Tiếng Việt đòi hỏi phải có đầy đủ hai thành phần
nòng cốt là chủ ngữ và vị ngữ. Tuy thế, tuỳ những hoàn cảnh sử dụng cụ thể,
người ta có thể dùng câu đặc biệt ( Câu không phân định thành phần hay không
cấu tạo theo mô hình cụm C - V), câu rút gọn ( câu bị tỉnh lược đi một thành
phần nào đó).
Ví dụ những câu đặc biệt: - Mưa.
- Mưa xuân...vv.
Hoặc những câu rút gọn sau (thành phần bị tỉnh lược).
Ví dụ:(1)

- Anh đi đâu đấy?
- Đi học. ( Tỉnh lược chủ ngữ)
(2)
- Ai là chủ nhà đây?
- Tôi. ( Tỉnh lược vị ngữ)
(3)
- Anh ấy đi hôm nào?
- Hôm qua. ( Tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ)
* Trong phạm vi câu:
+ Trật tự giữa hai thành phần nòng cốt thông thường là chủ ngữ đứng trước
vị ngữ.
Ví dụ:- Em / học Tiếng Việt.
C
V
+ Trật tự các thành phần khác:
- Trạng ngữ của câu có vị trí tương đối tự do ( tuỳ theo điều kiện khách
quan và dụng ý của người nói).
* Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu.
Ví dụ:- Ngày mai, tôi nghỉ học.
* Trạng ngữ có thể đứng ở giữa câu.
Ví dụ: Tôi, ngày mai, nghỉ học.
* Trạng ngữ có thể đứng ở cuối câu.
Ví dụ:Tôinghỉ học, ngày mai.
- Đề ngữ của câu thường có vị trí đứng đầu câu.
Ví dụ: Giàu, tôi cũng giàu rồi.
- Phần chuyển tiếp thường đứng ở đầu câu.
Ví dụ: (...) Nói tóm lại, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn.
- Phần hô - đáp ở trong câu thường có hai vị trí là:
* Đầu câu: - Nam ơi, lại đây.
*Hoặc cuối câu: - Lại đây Nam ơi.

- Phần phụ chú thường đi kèm ngay với từ mà nó bổ sung, giải thích.
Ví dụ: Nguyễn Du, tác giả truyện Kiều, là nhà thơ lớn của dân tộc.
b..Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy người Việt.
Trong quá trình đặt câu, người viết ngoài việc lưu ý đến yêu cầu viết đúng
ngữ pháp Tiếng Việt, còn phải chú ý đến quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong
câu. Chẳng hạn, những câu như: Cái bàn tròn này vuông; Cái bàn gỗ này làm bằng
5


sắt... là những câu có quan hệ ngữ nghĩa nội tại không hợp lôgic nói chung vì
những câu này mâu thuẫn nhau về các nét nghĩa. Cho nên khi viết câu phải chú ý
sao cho các nét nghĩa trong câu không được mâu thuẫn nhau. Tính không mâu
thuẫn giữa các nét nghĩa của từ ngữ trong câu thể hiện ở ba điểm sau:
b.1- Câu phản ánh đúng quan hệ trong thế giới khách quan. Những câu
phản ánh không đúng hiện thực khách quan là những câu sai.
Ví dụ: “ Truyện Kiều” là tác phẩm kiệt tác của Nguyễn Công Hoan.(là một
câu sai).
b.2 - Quan hệ giữa các thành phần câu, về các câu phải hợp lôgic. Những
câu có quan hệ không hợp lôgic là những câu sai.
Ví dụ: Vì trời nắng nên đường lầy lội.( là một câu sai).
b.3 - Quan hệ giữa các thành phần đẳng lập phải là quan hệ đồng loại.
Những câu có các thành phần này thuộc các loại khác nhau là những câu sai.
Ví dụ: Người chiến sĩ bị hai vết thương, một vết ở bên đùi trái và một vết ở
Quảng Trị ( là một câu sai).
c.Câu phải được đánh dấu câu phù hợp.
Hẳn người Việt Nam còn nhớ câu chuyện tiếu lâm về một quan huyện phê
đơn li dị “ Cho về nhà, lấy chồng mới không được ở với chồng cũ”.Nội dung của
câu này rất khác nhau tuỳ thuộc vào việc, vị trí đặt dấu phẩy trong câu. Chẳng
hạn: “ Cho về nhà, lấy chồng mới, không được ở với chồng cũ” thì nội dung của
câu hoàn toàn ngược lại so với “ Cho về nhà, lấy chồng mới không được, ở với

chồng cũ”.
Vì thế đối với học sinh thì việc xác định và hiểu rõ về tác dụng của các
dấu câu là điều rất quan trọng vì nếu nắm chắc tác dụng của các dấu câu thì khi
đặt câu và sử dụng câu sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu. Do vậy
học sinh sẽ có kỹ năng xác định và đặt câu chính xác tránh cho người đọc có thể
hiểu sai ý nghĩa của câu.
* Trong Tiếng Việt hiện nay sử dụng một số loại dấu câu chủ yếu sau:
Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu chấm than, dấu
ngang cách, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu phẩy. Mỗi dấu có
những công dụng khác nhau. Chúng ta cần hướng dẫn cho học sinh nắm vững
công dụng của các dấu đó.
d . Một số thao tác rèn luyện câu.
Để học sinh thành thạo và đạt được kỹ năng đặt câu đúng theo quy tắc ngữ
pháp, quan hệ ngữ nghĩa phù hợp thì cần phải giúp học sinh rèn luyện câu. Vì
đối với các em thì nếu như càng được rèn luyện về các phương pháp đặt câu thì
càng làm cho các em có điều kiện hoàn chỉnh khả năng của mình đối với việc
đặt câu và sử dụng câu trong giao tiếp tốt hơn. Do vậy cần thực hiện các thao
tác sau đây;
d.1. Đặt câu- mở rộng và rút gọn câu:
* Đặt câu và mở rộng câu:
- Đặt câu : Nông dân gặt.
- Thêm các từ ngữ mở rộng chủ ngữ.
6


Ví dụ: Nông dân xã tôi gặt.
-Thêm các từ mở rộng vị ngữ.
Ví dụ: Gió thổi -> Gió thổi mạnh.
- Thêm các từ mở rộng cả chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: Nông dân gặt -> Nông dân xã tôi gặt lúa mùa.

- Thêm các từ ngữ làm thành phần trạng ngữ, đề ngữ của câu.
Ví dụ: Gió thổi -> Hôm nay, gió thổi mạnh.
- Hôm nay, gió mùa đông bắc thổi mạnh.
*Rút gọn câu: Biện pháp làm cho câu chỉ còn lại hai thành phần chính ( C-V).
Ví dụ: Con tàu xinh xinh trườn đi trong đêm tối.-> Con tàu / trườn đi .
C
V
d.2) Tách vế ghép câu:
* Tách câu: Biện pháp làm cho một câu ( có nhiều vế, nhiều bộ phận) trở
thành nhiều câu riêng biệt.
Ví dụ:Thầy giáo xem báo còn học sinh đọc sách.
-> Thầy giáo xem báo. Học sinh đọc sách.
* Ghép câu: Biện pháp ( ngược lại với tách câu) làm cho nhiều câu đơn trở
thành một câu.
Ví dụ:- Ông nội đến. Mọi người ra đón ông.
-> Ông nội đến, mọi người ra đón ông.
2.3.2.2. Rèn kỹ năng chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
Trước hết để học sinh nắm được cách chữa lỗi, giáo viên phải giúp học sinh
hiểu được câu đúng quy tắc ngữ pháp như phần kỹ năng đặt câu đã nêu ra.Nghĩa
là câu phải có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ mới được chấp nhận. Đó
chính là cơ sở và yêu cầu đầu tiên để học sinh có kỹ năng cơ bản đối với việc
chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ. Vậy để giúp học sinh chữa lỗi về chủ ngữ và vị
ngữ tốt cần thực hiện một số biện pháp sau đây;
a. Phải xác định được thành phần chủ ngữ , vị ngữ và rút
ra lỗi sai của câu.
Đối với học sinh thì đây là một thao tác cơ bản nhưng cần thiết bắt đầu cho
việc chữa lỗi.Vì chỉ khi nào học sinh đã xác định được câu mà mình cần sửa đã
có đầy đủ thành phần chủ - vị chưa, câu đó có thiếu thành phần nào không, nếu
thiếu thì thiếu thành phần chủ ngữ hay vị ngữ thì lúc đó học sinh mới có cơ sở
để tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo về chữa lỗi một cách hiệu quả. Mà muốn

xác đinh được chủ ngữ và vị ngữ trong câu thì cần phải vận dụng kỹ năng . Đặt
câu hỏi để kiểm tra và xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ
( Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi : Ai?, Cái gì?, Con gì?,... Còn vị
ngữ thì trả lời cho các câu hỏi: Là ai?,Là cái gì?, Làm gì?, Như thế nào?, Làm
sao?...)
Ví dụ; (1)
- Anh / đi đâu đấy ?
(2) - Ai / là chủ nhà đây ?
C
V
C
V
(3)- Em / học Tiếng Việt.
C
V
7


Ví dụ: Để thực hiện việc sữa lỗi về chủ ngữ hoặc vị ngữ cho các câu sau:
a) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
b) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu liêu kí ”, em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
c) Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
d) Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
* Yêu cầu
- Học sinh xác định được thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu trên.
- Xác định lỗi sai của câu là do thiếu thành phần nào trong câu.
* Kết quả
a) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ”cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
Tr
V

( Như vậy đây là câu thiếu thành phần chủ ngữ)
b) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu liêu kí ”, em / thấy Dế Mèn biết phục thiện.
Tr
C
V
( Câu đầy đủ thành phần chủ ngữ , vị ngữ)
c) Thánh Gióng / cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
C
V
( Câu đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ)
d) Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
C
(Đây là câu thiếu thành phần vị ngữ)
b. Xác định được nguyên nhân mắc lỗi.
Đối với học sinh thì đây là bước tiếp theo để rèn kỹ năg chữa lỗi sau khi đã
xác định được chủ ngữ và vị ngữ cũng như xác định được lỗi sai. Qua việc này
học sinh sẽ thâý được các câu trên thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ là do đâu? hay vì
sao lại bị mắc lỗi như thế? từ đó học sinh sẽ có cơ sở và căn cứ để thực hiện việc
chữa lỗi.
Ví dụ khi học sinh đã xác định được lỗi sai ở các câu trên thì học sinh tiếp
tục xác định nguyên nhân mắc lỗi đó là:
Câu a. Nguyên nhân: Do nhầm trạng ngữ với chủ ngữ .
Câu d. Nguyên nhân: Do nhầm Định ngữ với Vị ngữ.
c . Cách chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
Đây là bước quan trọng cuối cùng nhằm rèn luyện cho học sinh ôn lại cả kỹ
năng đặt câu từ các cách sửa khác nhau. Tuy nhiên sau khi chữa lỗi thì có nhiều
cách khác nhau miễn là cách sửa lỗi đó phù hợp nhất. Vì vậy cần căn cứ vào nội
dung, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của câu đó như thế nào để có cách phù hợp
và dể hiểu nhất mà câu vẫn đúng với quy tắc ngữ pháp và nội dung ý nghĩa của
câu.

Ví dụ sau khi đã xác định được lỗi sai và nguyên nhân của các lỗi sai trên
thì giáo viên cho học sinh rút ra các cách chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ như sau:
* Cách sửa lỗi sai về chủ ngữ:
Câu a: Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ”cho thấy Dế Mèn biết phục
thiện.
8


Tr

V
( Như vậy đây là câu thiếu thành phần chủ ngữ)
1) Thêm chủ ngữ cho câu: Tác giả
Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ”tác giả cho thấy Dế Mèn biết phục
thiện.
Tr
C
V
2) Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ “qua”.
Truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” / cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
C
V
* Cách chữa lỗi sai về vị ngữ:
1) Thêm bộ phận vị ngữ;
d) Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân
C
thù / đã để lại trong em niềm kính phục.
V
2) Bỏ từ “Hình ảnh”:
Thánh Gióng / cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

C
V
3) Hoặc biến cụm danh từ : “ Hình ảnh / Thánh gióng cưỡi ngựa sắt, vung
roi sắt, xông thẳng vào quân thù ” thành bộ phận của cụm chủ – vị.
- Em /rất thích hình ảnh Thánh gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông
thẳng vào quân thù.
Để thực hiện đổi mới phương pháp của giáo viên có hiệu quả hơn tôi xin áp
dụng đổi mới phương pháp về việc: “Rèn kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và
vị ngữ cho học sinh lớp 6 ” qua việc đưa ra những hoạt động cơ bản nhất, mang tính
định hướng cho hoạt động dạy và học trong một tiết dạy cụ thể như sau:
2.3.3. Thiết kế giáo án minh họa - Ngữ văn lớp 6.
Tiết 120
Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
I. Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức:
- Củng cố cách đặt câu của học sinh.
- Củng cố và nhấn mạnh, ý thức về câu đúng ngữ pháp. Nắm được lỗi sai
về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần trong câu.
Kĩ năng:
- Phát hiện và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ khi nói, viết. Sửa được lỗi do đặt
câu thiếu.
- Sử dụng tốt trong giao tiếp hàng ngày.
II. Tiến trình dạy học.
* Chuẩn bị
- Giáo viên chuẩn bị giấy trong, máy chiếu, bút .
- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan.
9


- Học sinh chuẩn bị bài ở nhà chu đáo: Học bài cũ, soạn bài mới chu đáo,...

* Tổ chức hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Chữa lỗi câu thiếu chủ ngữ.
Công việc: Giáo viên cho tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận nhóm
( theo bàn) để thực hiện các công việc sau vào phiếu học tập.
- Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu ở ví dụ 1 mục I.
- Xác định lỗi sai của câu, nguyên nhân của lỗi sai trên và nêu ra cách chữa
lỗi.
* Phiếu học tập.
Câu Xác định CN,VN

Lỗi sai

Nguyên nhân

Cách chữa lỗi

* Bảng dữ liệu
a) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu ký ” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
b) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu ký ” em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
* Hoạt động của giáo viên.
- Phát phiếu học tập cho học sinh, quan sát, theo dõi và nhắc nhở HS hoạt
động.
- Tổ chức cho học sinh trình bày kết qủa hoạt động của nhóm, tổ chức cho
lớp nhận xét và bổ sung.
- Đánh giá khát quát và bổ sung kiến thức cho học sinh nếu cần thiết.
* Hoạt động của học sinh.
- Trao đổi, thảo luận nhóm .Đại diện nhóm trình bày kết quả..
- Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm khác.
* Kết quả cụ thể của hoạt động 1.
Đối với việc thực hiện hoạt trên trong việc chữa lỗi thì học chỉ trình bày kết

quả vào phiếu học tập của một trong các cách chữa lỗi như trên miễn là phù hợp
và đúng với yêu cầu.
Câu
Xác định chủ ngữ, vị
Lỗi sai Nguyên
Cách chữa
ngữ
nhân
Qua truyện“Dế Mèn
Đây là
Do
1. Thêm chủ ngữ :
phiêu lưu kí”
câu thiếu nhầm
Tác giả
a
TN
thành
trạng
Qua truyện “ Dế Mèn
cho thấy Dế Mèn biết
phần chủ ngữ với Tr
phục thiện.
ngữ.
chủ
phiêu lưu kí ” tác giả
V
ngữ
C
cho thấy Dế Mèn biết

V
phục thiện.
* Hoạt động 2: Chữa lỗi thiếu chủ ngữ- vị ngữ.
* Công việc. Giáo viên cho tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận nhóm
( theo bàn) để thực hiện các công việc sau vào phiếu học tập.
- Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu ở ví dụ 1 mục II.
10


- Xác định lỗi sai của câu, nguyên nhân của lỗi sai trên và nêu ra cách chữa
lỗi.
* Phiếu học tập
Câu Xác định CN,VN

Lỗi sai

Nguyên nhân

Cách chữa lỗi

* Bảng dữ liệu.
a. Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân thù.
b.Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
c. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
d. Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A.
* Kết quả cụ thể của hoạt động 2.
Cũng như hoạt động về chữa lỗi chủ ngữ thì trong quá trình thực hiện chữa
lỗi về vị ngữ học sinh chỉ trình bày kết quả vào phiếu học tập của mình, một
trong các cách chữa lỗi như sau miễn là nó phù hợp và đúng với yêu cầu.


Xác định CN, VN
Lỗi Nguyê
Cách chữa lỗi
u
sai
n.nhân
Hình ảnh Thánh
Câu
Nhầm
1)Thêm bộ phận vị ngữ;
b
Gióng cưỡi ngựa
thiếu
Định
Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi
sắt, vung roi sắt,
thành ngữ với ngựa sắt, vung roi sắt, xông
xông thẳng vào
phần
vị ngữ thẳng vào quân thù / đã để
quân thù.
vị ngữ
C
V
C
lại trong em niềm kính phục.
c

Câu
Bạn lan /, người

thiếu
C
PN
thành
học giỏi nhất lớp phần
6A
vị ngữ
( Chú ý: PN- Phụ
ngữ; người học
giỏi nhất lớp 6A,
giải thích cho cụm
từ “ Bạn Lan”).

Nhầm
1) Thay dấu (,) bằng từ “là”;
phụ
Bạn lan / là người học giỏi
ngữ với C
V
vị ngữ nhất lớp 6A
2) Thêm một cụm từ làm vị
ngữ;
Bạn Lan, người học giỏi nhất
C
PN
lớp 6A, / là bạn thân của tôi.
V

Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài tập 1.

11


- Xác định yêu cầu của bài tập 1: Đặt câu hỏi để kiểm tra các câu có lỗi
thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ không?
- Rút ra kết luận câu có đầy đủ thành phần theo quy tắc Tiếng Việt không?
* GV yêu cầu học sinh hoạt động độc lập để trình bày kết quả.
* Gợi ý trả lời.
a) Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa.
- Câu hỏi để xác định chủ ngữ: Ai không làm gì nữa? ( bác Tai, cô Mắt , cậu
Chân, cậu Tay).
- Câu hỏi để xác định vị ngữ: Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu
Tay như thế nào? ( Không làm gì nữa).
* Kết luận: Đây là câu có đầy đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ theo quy tắc
Tiếng Việt
b) Lát sau, Hổ đẻ được.
- Câu hỏi để xác định chủ ngữ: Con gì đẻ được ? (Hổ)
- Câu hỏi để xác định vị ngữ: Làm gì? Lát sau, Hổ làm gì ? (đẻ được).
Kết luận: Câu có đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
c) Hơn mười năm sau, bác Tiều già rồi chết.
- Câu hỏi để xác định chủ ngữ: Ai? Ai già rồi chết? (bác Tiều).
- Câu hỏi để xác định vị ngữ: Làm sao? bác Tiều làm sao? (già rồi chết).
Kết luận: Câu có đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
Bài tập 2.
- GV cho học sinh xác định yêu cầu bài tập: Xác định câu nào viết sai
trong số các câu dưới đây ? vì sao?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ trao đổi thảo luận nhóm ( theo bàn) để xác
định câu sai và cho biết vì sao? Cho biết cách sửa.
- Lớp nhận xét và bổ sung .
a. Kết quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở / đã động viên

em rất nhiều.
C
V
- Chủ ngữ: Đặt câu hỏi : Cái gì? Cái gì đã động viên em rất nhiều? (Kết
quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở).
- Vị ngữ: Đặt câu hỏi: Như thế nào? Kết quả của năm học đầu tiên ở trường
Trung học cơ sở đã làm em như thế nào? ( đã động viên em rất nhiều).
Kết luận: Câu đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
b. Với kết quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở / đã động
viên em rất nhiều
C
V
.
- Chủ ngữ: Trả lời cho câu hỏi Cái gì? Câu này không xác định được chủ
ngữ ( không có chủ ngữ).
- Vị ngữ: như thế nào? ( đã động viên em rất nhiều).
* Kết luận: Đây là câu thiếu chủ ngữ.
12


* Nguyên nhân: Do nhầm trạng ngữ với chủ ngữ.
* Cách sửa: Bỏ từ “với” để biến trạng ngữ thành chủ ngữ.
c. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể.
C
- Chủ ngữ: Cái gì? ( Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể).
- Vị ngữ: Làm sao? Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe
kể làm sao?C
* Kết luận: Câu thiếu vị ngữ.
* Nguyên nhân: Do lầm Định ngữ với Vị ngữ
* Cách sửa:

- Thêm bộ phận vị ngữ: Đã đi theo chúng tôi suốt cuộc đời.
Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể, đã theo chúng tôi
cuộc đời
C
V
d. Chúng tôi / thích nghe kể những câu chuyện dân gian.
C
V
- Chủ ngữ: Ai? ( chúng tôi).
- Vị ngữ: Như thế nào? ( thích nghe kể những câu chuyện dân gian).
Kết luận: Câu có đủ thành phần : Chủ ngữ, vị ngữ.
Bài tập 3.
- Giáo viên cho học sinh xác định yêu cầu của bài tập 3: ( Điền từ chủ ngữ
thích hợp vào chỗ trống).
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm ( theo bàn ) để thực hiện yêu cầu bài
tập 3 vào phiếu học tập ( Giấy trong).
- ( Học sinh hoạt động nhóm - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận
xét và bổ sung - Giáo viên đánh giá và bổ sung nếu cần).
* Gợi ý trả lời.
Cần tổ chức cho học sinh nhớ lại kỹ năng xác định về thành phần chủ ngữ
như sau: Đó là chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi : Ai?, Cái gì?, ... Để tìm
chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống phải đặt câu hỏi cho từng câu, rồi trả lời. Ví dụ:
a) Ai bắt đầu học hát?– Trả lời: Chúng em.
- Giáo viên hướng dẫn HS trả lời các câu còn lại, sẽ điền các từ sau:
a) Chúng em; b) Chim hoạ mi; c) Những bông hoa; d) Chúng tôi.
- HS sẽ điền chủ ngữ vừa tìm được vào chỗ trống.
Bài tập 4.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động như bài tập 3.
- Giáo viên cho học sinh xác định yêu cầu của bài tập 4 ( Điền những vị
ngữ thích hợp vào ô trống).

Gợi ý trả lời.
Cũng như bài tập 3 giáo viên tổ chức cho học sinh nhớ lại kỹ năng xác
định về thành phần vị ngữ như sau: Đó là vị ngữ thường trả lời cho các câu hỏi :
Là ai?, là cái gì?, Làm gì?, Như thế nào?, Làm sao?, ... Để tìm vị ngữ thích
13


hợp vào chỗ trống phải đặt câu hỏi cho từng câu, rồi trả lời như bài tập Ví dụ: a)
Khi học lớp 5, Hải như thế nào? ( còn rất nhỏ; học rất giỏi).
* Điền: Khi học lớp 5,Hải / còn rất nhỏ.
Tr
C
V
Làm tương tự đối với các câu còn lại.

14


Bài tập 5. Gợi ý trả lời.
a) Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con. Còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng
mệt mỏi lắm.
b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước
dâng trắng mênh mông.
c) Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước. Trông hai bên
bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
2.4. Kết quả.
Sau quá trình nghiên cứu tôi đã vận dụng đổi mới phương pháp về vấn đề
nghiên cứu trên vào giảng dạy. Tôi nhận thấy trong giờ học thầy và trò cùng làm
việc tích cực, học sinh hứng thú trong giờ học. Số lượng học sinh hiểu bài ngày
càng cao, đặc biệt là kỹ năng về đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ đã đạt

được hiệu quả tốt hơn so với trước đó rất nhiều.
Kết quả khảo sát trước và sau khi sau khi áp dụng đổi mới phương pháp
giảng dạy vào việc rèn kỹ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học
sinh lớp 6 như sau:
Đặt câu
Chữa lỗi
Đặt câu
Đặt câu sai
Biết phát Chưa biết
đúng
hiện lỗi
phát hiện
sai, chỉ
lỗi, chưa
Nhầm Chưa có Chưa có
Lớp

ra
chỉ ra
trạng
chủ ngữ
vị ngữ
số
nguyên
nguyên
ngữ là
nhân và
nhân và
chủ ngữ
chữa lỗi chưa chữa

được lỗi
SL % SL % SL % SL % SL % SL
%
6C
4
1 2 9 22 11 2
64
9 22 15 36 2
1
2 9
7
6
Trướ
c
6E
4
1 3 8 20 12 29 8 20 16 39 2
61
1
3 1
5
6C
41 36 88 2 4,8 2 4,
1
2,4 38 93 3
7,0
8
Sau
6E
41 37 90 2 4,8 1 2,4 1

2,4 39 95, 2
4, 8
,4
2

15


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi rút ra được một số kinh nghiệm
sau:
3.1.1. Đối với giáo viên.
- Giáo viên cần chủ động đầu tư, nghiên cứu bài dạy, sưu tầm các lỗi sai về
đặt câu và chữa lỗi, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy. Từ đó có cơ sở cho
việc áp dụng đổi mới phương pháp cũng như sử dụng các phương pháp dạy học
hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp để việc rèn kỹ năng đặt câu và chữa
lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh đạt kết quả tốt hơn.
- Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực
chủ động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cần phải nắm chắc
từng đối tượng học sinh để có phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học
sinh hiệu quả thông qua việc tổ chức giờ học ngọai khóa hay lồng ghép trong
các giờ dạy học phân môn văn, Tập làm văn.
- Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho việc thiết kế bài dạy cũng như chuẩn bị
và tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học nhất là áp dụng công nghệ thông tin vào
các tiết dạy để giờ học đạt hiệu quả hơn. Giáo viên có thể vận dung công nghệ
thông tin vào dạy học, đưa ra hình ảnh phù hợp với bài học để học sinh đặt câu,
hoặc giáo viên có thể đưa ra những ví dụ câu thiếu thành phần câu, câu sai để
học sinh phát hiện và sửa lại...
- Giáo viên cần tích cực tìm hiểu kiến thức có liên quan đến bài dạy, tích cực

dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp để có phương pháp dạy học sáng tạo để kết quả
giờ học đạt hiệu quả.
- Tránh cách dạy dập khuôn máy móc dẫn đến việc học sinh khó tiếp nhận
kiến thức, cần quan tâm đến việc rèn kỹ năng đặt câu và sửa lỗi cho học sinh.
- Phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, tích cực trong hoạt động học, tăng
cường giao tiếp giữa thầy và trò để tạo được mối liên hệ gần gũi trong quá trình
giảng dạy.
3.1.2.Đối với học sinh.
Học sinh cần tích cực chủ động học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Các em cần có ý thức chuẩn bị bài đầy đủ và tích cực rèn kĩ năng về đặt câu và
sửa lỗi cũng như ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng đặt câu và sửa lỗi về
chủ ngữ và vị ngữ trong giao tiếp cũng như trong học tập.
3.2. Kiến nghị.
Để công tác giảng dạy “ Rèn kĩ năng đặt câu và chữa lỗi về chủ ngư, vị
ngữ cho học sinh lớp 6” ngày càng đạt hiệu quả cao bản thân đề nghị Ban giám
hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên trong quá trình đổi mới phương
pháp dạy học bằng việc tăng cường các đồ dùng dạy học có liên quan, khuyến
16


khích và tổ chức các buổi hội thảo chuyên môn để giáo viên có điều kiện học
tập, đúc rút kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Nhà trường cần khuyến khích, động viên giáo viên nghiên cứu, áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm vào dạy học để nâng cao chất lượng chuyên môn trong
nhà trường. Đồng thời tuyên dương, khích lệ những giáo viên có bài dạy sáng
tạo lôi cuốn gây húng thú cho học sinh say mê bộ môn Ngữ văn nói chung và
phân môn Tiếng Việt nói riềng.
- Mặt khác đề nghị Phòng giáo dục tổ chức việc bồi dưỡng giáo viên qua
các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường, tổ chức hội thảo về việc đổi mới
phương pháp dạy học nhằm nâng cao kỹ năng cho giáo viên về phương pháp

dạy học trong giai đoạn hiện nay.
- Ngành giáo dục tỉnh nhà cần đầu tư thêm trang thiết bị dạy học trong các
nhà trường để học sinh say mê hứng thú với bộ môn Ngữ văn nói riêng và các
môn khoa học khác.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, rất mong sự góp ý của cấp
lãnh đạo chuyên môn vầ các thầy cô, anh chị em đồng nghiệp để sáng kiến kinh
nghiệm này hiệu quả hơn trong những năm học tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Thanh Hóa, ngày 30 / 03/ 2018
Người thực hiện

Lê Thị Thoa

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn lớp 6 tập 2. Nxb Giáo dục.
2.Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 1,Nxb Giáo dục.
3.Ngữ pháp Tiếng Việt,tập 2,Nxb Giáo dục.
4.Bài giảng Ngữ pháp Tiếng Việt ( Lưu hành nội bộ), Khoa Ngữ văn, Đại
học sư phạm, đại học Đà Nẵng.
5.Tiếng Việt giản yếu, Nxb Giáo dục VN.
6.Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục VN, Diệ p Quang ban (2009)
7.Từ loại Tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục.
8.Cú pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục VN.
9.Bài tập Ngữ pháp Tiếng việt, Nxb Giáo dục, Đỗ Thị Kim Liên (2002).
10.Ngữ pháp Tiếng Việt, (câu đơn hai thành phần), Nguyễn Cao Đàm
(2008) Nxb ĐHQG Hà Nội


1



×