Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Dạy học gắn với thực tiễn trong môn công nghệ 10 nhằm lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT lê lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 20 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang
3

I. Lí do chọn đề tài

3

II. Mục đích của việc thực hiện đề tài

4

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

IV. Phương pháp nghiên cứu

4

PHẦN II. NỘI DUNG

5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

5

1. Các khái niệm



5

2. Tại sao phải hướng nghiệp

6

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC VDKT VÀO THỰC TIỄN

7

1. Việc dạy học gắn với thực tiễn cho HS ở trường THPT

7

2. Việc hướng nghiệp cho HS ở trường THPT

7

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

8

1. Những nội dung trong chương trình Cơng nghệ 10 có thể áp dụng dạy

học gắn với thực tiễn và lồng ghép giáo dục hướng nghiệp
2. Nội dung dạy học gắn với thực tiễn để lồng ghép giáo dục hướng
nghiệp
Tiết 46, 47. TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NƠNG,
LÂM, NGƯ NGHIỆP

Tiết 48, 49. TÌM HIỂU THỰC TẾ MỘT ĐƠN VỊ SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
CHƯƠNG 4. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

8
8
9
13
15

1. Đối chứng kết quả

15

2. Đánh giá kết quả

15

3. Phạm vi ảnh hưởng của đề tài.

16

Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

17

1. Với các cấp quản lí

17


2. Với GV DẠY Cơng nghệ

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

18
1


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ 18
ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BUỔI HỌC TẬP THỰC
TẾ TẠI VƯỜN CAM XÃ XUÂN THÀNH – HUYỆN THỌ XUÂN

19

2


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (GD) đã xác
định: "Đối với Giáo dục phổ thông (GDPT), tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,
hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS)...."
Trong giai đoạn này, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm
phát triển tư duy sáng tạo cho HS là vô cùng quan trọng, GD kĩ năng sống đặc biệt

là kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn là một trong
những tiêu chí được coi trọng hàng đầu. Đồng thời, giáo dục phải đi đôi với hướng
nghiệp để các em đỡ bỡ ngỡ khi chọn trường, chọn nghề. Hướng nghiệp phải đúng
lúc, đúng chỗ, kịp thời để các em định hướng nghề nghiệp sớm (ngay từ lớp 10),
các em có thể xác định rõ hơn các ngành nghề mình u thích, từ đó định hướng
khối thi của mình.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông, hầu hết các giáo
viên (GV) chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết, nội dung bài học cho
HS, rèn luyện kĩ năng (KN) làm các bài thi bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc
nghiệm,... Việc dạy học gắn với thực tiễn và hướng nghiệp còn chưa được triển
khai đồng bộ, vẫn cịn mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao. Hầu như hướng
nghiệp chỉ do các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề về tư vấn tuyển sinh
cho các ngành nghề của trường họ hoặc đôi khi HS hỏi, GV tư vấn riêng.
Công nghệ nông nghiệp là bộ môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với thực
tiễn đời sống, gắn với hoạt động hướng nghiệp những ngành nghề liên quan đến
Nông, Lâm, Ngư nghiệp,… Để góp phần cải thiện hiệu quả của việc đổi mới
phương pháp dạy học trong nhà trường và xu thế giáo dục toàn diện cho học sinh
đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp thì bộ mơn Cơng nghệ đóng vai trò hết sức quan
trọng. Dạy học gắn với thực tiễn và lồng ghép giáo dục hướng nghiệp khắc phục
các khó khăn, hạn chế của việc giảng dạy bộ mơn Cơng nghệ ở trường phổ thơng
hiện nay và tình trạng học sinh học lệch, có thói quen xem nhẹ các môn học được
xem là môn phụ như: Công dân, Thể dục, Quốc phịng, Cơng nghệ. Mơn Cơng
nghệ hiện nay thực sự rất hữu ích đối với học sinh trong việc lựa chọn, phát huy
những năng khiếu, sở thích của bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình
trong tương lai mà học sinh chưa nhận ra.
Là GV giảng dạy môn Sinh học và Công nghệ, qua nhiều năm công tác, tôi
nhận thấy rằng việc dạy học lồng ghép hướng nghiệp đối với học sinh ngay từ lớp
10 là rất cần thiết. Nó tạo nền tảng cho các em định hướng nghề nghiệp trong
tương lai, đặc biệt là các em có đam mê với các ngành Nơng, Lâm, Ngư nghiệp.
Trên cơ sở đó, bản thân tơi đã suy nghĩ và đã vận dụng để lồng ghép việc giáo dục

hướng nghiệp cho học sinh ở bộ môn Công nghệ.
Từ những quan điểm chỉ đạo, từ thực trạng và mong muốn nêu trên, cùng
với những trải nghiệm và kết quả đạt được trong công tác giảng dạy, tôi mạnh dạn
thực hiện đề tài: “Dạy học gắn với thực tiễn trong môn Công nghệ 10 nhằm
lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trường THPT Lê Lợi”.
3


II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Đề tài ra đời nhằm giúp HS định hướng nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai,
qua đó giúp các em HS:
- Có thêm kiến thức thực tiễn về một số ngành nghề các em chưa biết rõ.
- Củng cố lại các kiến thức Cơng nghệ 10 cần thiết.
- Có thêm các KNS như: KN giao tiếp, lắng nghe và khái quát vấn đề, KN giải
quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống, ...
- Thấy được sự gần gũi giữa kiến thức sách vở và thực tiễn cuộc sống.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Các bài học gắn với thực tiễn trong mơn Cơng nghệ 10
có thể áp dụng dạy học thực tiễn.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi dạy học môn Công nghệ 10.
* Khách thể nghiên cứu:
- Lớp thực nghiệm: lớp 10A1, 10A2 (năm học 2018 – 2019)
- Lớp đối chứng: lớp 10A7, 10A8 (năm học 2018 – 2019)
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2. Phương pháp thực nghiệm
3. Phương pháp phân tích và đánh giá kết quả
4. Phương pháp viết báo cáo khoa học


4


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Các khái niệm
a. Hướng nghiệp là gì?
Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân (học sinh) chọn lựa
và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân,
đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực (thị trường lao động)
ở cấp độ địa phương và quốc gia. [2], [7]
Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề
mà mình u thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình. Tuy nhiên đây chỉ
là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều hoạt động của
hướng nghiệp. Thuật ngữ “hướng nghiệp” nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như:
đánh giá nghề nghiệp, quản lý nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp,…Trong đó lựa
chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi
người. Hướng nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi người học cịn ngồi
học ở bậc phổ thơng, qua q trình trao dồi chun mơn nghề nghiệp và tìm được
nơi lao động phù hợp. [7]
Khi mỗi cá nhân đều có được chun mơn nghề nghiệp vững vàng phù hợp,
họ sẽ có nhiều cơ hội có một nghề nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống
cá nhân. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao
động có định hướng rõ ràng. Do vậy họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng
suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội. [7]
Công cụ cần thiết cho công tác tư vấn hướng nghiệp là nắm được bản đồ mơ
tả nghề hay cịn gọi là bản họa đồ nghề. Thực chất, đó là bản mơ tả nội dung, tính
chất, phương pháp, đặc điểm tâm sinh lý cần phải có, những điều cần tránh khi lao
động trong nghề.
Bản mơ tả nghề thường có các điểm sau:

- Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề. Cùng với việc
trình bày này, người ta cịn giới thiệu qua lịch sử phát triển của nghề.
- Nội dung và tính chất lao động của nghề: miêu tả việc tổ chức lao động,
những sản phẩm làm ra, những phương pháp lao động, những phương tiện kỹ thuật
dùng trong sản xuất, những phần việc lao động chân tay và lao động trí óc nơi sản
xuất …
- Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề:
+ Có văn bằng tốt nghiệp THCS trước khi học nghề
+ Những mơn học nghề địi hỏi trình độ khá trở lên
+ Những trình độ đào tạo khác nhau trong nghề
+ Những kỹ năng, kỹ xảo học tập và lao động phải có ngay những ngày đầu
tham gia lao động nghề nghiệp, những kỹ năng kỹ xảo sử dụng công cụ lao động
hàng ngày.
- Những chống chỉ định y học:
5


+ Những đặc điểm tâm lý, sinh lý không đảm bảo cho việc học nghề và
hành nghề
+ Những bệnh, tật mà nghề không chấp nhận.
- Những điều kiện bảo đảm cho người lao động làm việc trong nghề:
+ Tiền lương tối thiểu và thang lương trong nghề.
+ Chế độ bồi dưỡng độc hại, làm ca, làm việc ngoài giờ.
+ Chế độ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề, sự tiến bộ
trong nghề nghiệp.
+ Những phúc lợi mà người lao động được hưởng.
- Những nơi có thể theo học nghề:
+ Những trường đào tạo công nhân cho nghề.
+ Những trường trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực nghề.
+ Những trường đại học có đào tạo kỹ sư, cử nhân… cho nghề

- Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề: tên một số cơ quan xí
nghiệp, doanh nghiệp; địa chỉ của các cơ sở đó….
b. Dạy học gắn với thực tiễn là gì? [3]
Thực hành, thực tập, trải nghiệm đều là những cách thức học tập gắn với
thực tiễn, là những phương thức học tập hiệu quả. Tuy nhiên, việc học trong 3 dạng
hoạt động này khơng hồn tồn giống nhau, mặc dù liên quan đến nhau.
Bởi vì, việc học thơng qua thực tập, học qua thực hành và học từ trải nghiệm
giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm theo các hướng tiếp cận khơng
hồn tồn như nhau.
Thực hành là việc vận dụng những kiến thức lí luận được học vào một bức
ảnh mới của thực tiễn. Thông qua việc thực hành người học chính xác hóa và củng
cố kiến thức thu được, hiểu kiến thức lý luận sâu sắc hơn và đồng thời chiếm lĩnh
được một số kỹ năng thực hiện.
Thực tập là việc chiếm lĩnh tri thức hay hình thành kỹ năng chủ yếu thông
qua các thao tác hành vi, hành động trực tiếp của người học đối với đối tượng cần
chiếm lĩnh trong một môi trường xác định. Trong quá trình thực tập (tập làm),
người học tự rút ra kinh nghiệm, dần hình thành hiểu biết mới, năng lực mới…
Thực tập, tập làm thường được sử dụng khá đa dạng, nó có thể được sử dụng
với một số nội dung học tập có tính kỹ thuật, (học đi xe, học bơi…); và được sử
dụng khi tập làm nghề sau một thời gian được trang bị tri thức lý luận và kỹ năng
trong một số lĩnh vực nhất định (thực tập nghề).
2. Tại sao phải hướng nghiệp?
Công nghệ thông tin phát triển, học sinh có rất nhiều nguồn thơng tin trái
chiều khác nhau về việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Nhưng cũng
6


chính vì vậy mà các em khó chắt lọc thơng tin, khó định hướng rõ ràng nghề
nghiệp mình u thích, phù hợp với mình. Thậm chí có những thơng tin sai lệch
gây hoang mang cho các em khi lựa chọn ngành nghề, các em khơng có được các

hiểu biết đầy đủ và đúng đắn để có lựa chọn phù hợp cho mình.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN
VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
1. Việc dạy học gắn với thực tiễn cho HS ở trường THPT
- Trong những năm học vừa qua, việc dạy học gắn với thực tiễn cho HS
trường THPT Lê Lợi đã bước đầu được triển khai thực hiện qua nhiều hoạt động
(HĐ) khác nhau như: HĐ dạy học tích hợp; cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho
HS Trung học; HĐ nội khóa, ngoại khóa; HĐ ngồi giờ lên lớp về sức khỏe sinh
sản vị thành niên hay GD ý thức bảo vệ môi trường, ...
- Việc dạy học gắn với thực tiễn vẫn chưa đồng bộ, mang tính hình thức và
thường lấy lí do là HS và GV bận, ít có thời gian...
2. Việc hướng nghiệp cho HS ở trường THPT
- Công tác hướng nghiệp cho HS cũng được triển khai hằng năm theo kế
hoạch. Tuy nhiên, thường triển khai nhiều hơn cho đối tượng HS lớp 12 vào
khoảng cuối năm học khi các em sắp làm hồ sơ thi THPT Quốc gia. Cịn HS các
lớp 10, 11 thì ít được tham gia các buổi hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh.
- Hiện nay, chúng ta đều đặt ra vấn đề là phải học, học để có nghề nghiệp, có
thu nhập để ổn định cuộc sống. Ai cũng biết thế nhưng khi đặt vấn đề trên lớp (kể
cả lớp 10,11,12): “Sau khi học xong THPT, các em sẽ chọn ngành nghề nào?”
Kết quả là:
+ 54,1% học sinh trả lời chưa biết nữa.
+ 24,3% có định hướng từ phía cha mẹ.
+ 21,6% trả lời chưa nghiêm túc - chọn một số ngành vì thấy người ta rất dễ
kiếm tiền từ ngành đó.
- Nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh còn quá mơ hồ. Tại
sao? Nhận thức về mục tiêu, vai trị của cơng tác giáo dục hướng nghiệp chưa rõ,
chưa đúng tầm. Hầu hết các trường THPT hiện nay, mối quan tâm hàng đầu là làm
thế nào để học sinh học khá giỏi, chăm ngoan và đỗ tốt nghiệp ngày càng cao, còn
chuyện sau khi tốt nghiệp các em làm gì, học gì chưa được chú ý nhiều.
- Nhận thức của phụ huynh và học sinh về việc chọn nghề còn rất phiếm

diện, tâm lý chọn nghề của học sinh mang tính may rủi, thiếu thơng tin, chọn nghề
theo sự áp đặt của người lớn, theo thời thượng; chọn nghề ở bậc đại học, chọn
nghề theo “nhãn” theo “mác”, chọn nghề nổi tiếng, nghề dễ kiếm tiền,… mà qn
mất một điều: khơng biết có phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện bản thân
hay khơng. Hiện nay, học sinh thường hướng vào các ngành như: quản trị kinh
doanh, tài chính ngân hàng, kế tốn, cơng nghệ thông tin, y khoa, kinh tế, công
nghệ sinh học, luật… Trong khi đó, nhiều lĩnh vực quan trọng khác phục vụ q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước nhưng các trường lại thiếu sinh
7


viên vì thí sinh q thời ơ. Đặc biệt những ngành nghề liên quan đến Nơng, Lâm,
Ngư nghiệp ít được HS quan tâm vì “khơng oai”. Vì thế, tình trạng thừa thầy thiếu
thợ ngày càng nhiều hơn.
- Một vấn đề không kém phần quan trọng trọng việc hướng nghiệp cho học
sinh là giáo viên phụ trách môn Công nghệ và học sinh chưa khai thác hết ý nghĩa
và tầm quan trọng của bộ môn Công nghệ hiện nay. Đây là một khó khăn chung,
một thực tế mà giáo viên và học sinh đều nhận thấy.
- Về phía GV: phần lớn các GV dạy môn Công nghệ (Nông nghiệp) hiện nay
là dạy chéo môn, chủ yếu là GV dạy Sinh học. Do đó, một phần nào kiến thức
chun mơn cịn hạn chế, sự đam mê, thích thú với bộ mơn chưa cao. GV cảm thấy
học sinh khơng thích thú với bộ mơn của mình nên chỉ dạy hết nội dung bộ mơn
mà thơi. Bộ mơn Cơng nghệ địi hỏi giáo viên cần phải có thời gian tìm tịi, nghiên
cứu thêm các lĩnh vực có liên quan. Ngồi các kiến thức liên quan đến các bộ mơn
khác, bộ mơn Cơng nghệ cịn yêu cầu GV cần có các kiến thức thực tế, có những
hiểu biết về những ứng dụng rất cụ thể và gần gũi với các em. Từ đó, GV mới có
thể gây hứng thú học tập cho học sinh ở bộ mơn Cơng nghệ. Ngồi ra, ở mỗi phần
nội dung của sách giáo khoa đều có đều có các ngành, các lĩnh vực nghề nghiệp
liên quan GV có thể hướng nghiệp thì học sinh càng thích thú hơn.
- Về phía HS: HS luôn xem môn Công nghệ là một trong số các môn phụ,

các em chỉ đầu tư vào các môn mà các em sẽ đăng ký vào các trường đại học, cao
đẳng mà thôi. Các em cho rằng các môn phụ này chỉ cần 5.0 là được rồi đầu tư
nhiều mất thời gian mà chẳng thấy có tác dụng gì cả. Nhiều lúc, các em học các
mơn này một cách qua loa cho có lệ, học hình thức.
Chương 3: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Những nội dung trong chương trình Cơng nghệ 10 có thể áp dụng dạy học
gắn với thực tiễn và lồng ghép giáo dục hướng nghiệp
Hiện nay, bộ mơn Cơng nghệ 10 rất hữu ích đối với học sinh. Nếu giáo dạy
chỉ đơn thuần dạy nội dung sách giáo khoa thì sẽ khơng bao giờ gây được hứng thú
học tập cho học sinh được mà giáo viên cần phải liên hệ các vấn đề thực tế; nêu
một số ứng dụng, ngành nghề có liên quan để gây sự hứng thú, tìm tịi thêm cho
học sinh nhằm phát huy các năng khiếu, sở thích của học sinh. Nếu giáo viên có
thể vận dụng tốt thì kết quả rất đáng kể. Đặc biệt, GV nên tổ chức các buổi học tập
ngồi nhà trường để HS có thêm kiến thức thực tế, từ đó có cơ sở định hướng nghề
nghiệp cho các em. Cụ thể:
Ở chương trình Cơng nghệ 10, bất cứ bài nào giáo viên cũng có thể lồng ghép
giáo dục nghề nghiệp được chứ không phải học xong chương đó. Trong q trình
giảng dạy giáo viên có thể hướng nghiệp cho học sinh một số ngành nghề liên quan
đến lĩnh vực nông nghiệp. Vốn dĩ ở Thọ Xn - Thanh Hóa chủ yếu là phát triển
nơng nghiệp nhưng nhiều học sinh lại quá xa lạ với nghề nông.
Ở đây không nhất thiết là giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách làm
ruộng như thế nào mà là phân tích, định hướng cho học sinh làm như thế nào để
phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả nhất. Chúng ta cần phải áp dụng các
8


thành tựu khoa học – kĩ thuật, các biện pháp canh tác hợp lí, cơng tác sản xuất
giống cây trồng…Một số ngành nghề liên quan như: Công nghệ giống cây, hoa
viên cây cảnh, khoa học đất đai, nông học, nông nghiệp sạch, quản lí đất đai, chế
biến lương thực, thực phẩm…

Ví dụ: Giáo viên có thể liên hệ ngay ở bài 2 - Khảo nghiệm giống cây trồng,
bài 3,4 - Khảo nghiệm giống cây trồng, bài 6 - Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế
bào trong công tác nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp, bài 7 - Một số tính chất
của đất trồng, bài 9 - Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mịn
mạnh trơ sỏi đá, bài 12 - Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân
bón thơng thường, bài 16 - Thực hành: Nhận biết một số loại sâu bệnh hại lúa…
Đặc biệt cuối chương trình Cơng nghệ lớp 10 có phần dạy học hướng nghiệp, giáo
viên có thể linh động khi dạy học phần này.
Giáo viên có thể liên hệ nơi làm việc ngay tại địa phương, tình hình sử dụng
nguồn nhân lực trong lĩnh vực này ở địa phương; điều kiện học tập ở các trường
Đại học như thế nào… Từ đó có định hướng phù hợp cho các em.
2. Nội dung dạy học gắn với thực tiễn để lồng ghép giáo dục hướng nghiệp
- Nội dung này, tôi thực hiện khi dạy học chủ đề: Tìm hiểu một số nghề thuộc
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (tiết 46,47 theo phân phối chương trình); Tìm hiểu
thực tế một số cơ sở sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp (tiết 48,49 theo phân phối
chương trình).
Tiết 46, 47. TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NÔNG, LÂM,
NGƯ NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được ý nghĩa, vị trí, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển và
nhu cầu lao động của các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Mô tả được cách tìm hiểu thơng tin nghề nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Liên hệ bản thân để chọn nghề.
- Tìm hiểu trao đổi thơng tin nghề nghiệp qua giao tiếp.
3. Thái độ:
- Tích cực chủ động tìm hiểu thơng tin nghề nghiệp.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận nhóm + thuyết trình.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
- Sơ lược lịch sử phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
- Sự phát triển các nghề thuộc lĩnh vực sản xuất nông lâm, ngư nghiệp trong giai
đoạn 2001 -2005.
- Hướng phát triển các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
- Đặc điểm lao động và yêu cầu của các nghề trong lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp.
- Giới thiệu một số cơ sở đào tạo nghề.
9


IV. CHUẨN BỊ:
A. Giáo viên:
- Những hiểu biết cơ bản về sự phát triển của các nghề thuộc lĩnh vực nơng, lâm,
ngư nghiệp ở địa phương.
- Tìm hiểu thơng tin các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại
học thuộc tỉnh huyện, thành phố.
- Sưu tầm những thông tin cơ bản, các sự kiện về định hướng phát triển các lĩnh
vực nơng, lâm, ngư nghiệp.
B. Học sinh:
- Tìm hiểu kỹ các vấn đề, bài hát có liên quan đến các nghề thuộc nông, lâm, ngư
nghiệp.
V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU Ý NGHĨA, VAI TRỊ, TẦM QUAN TRỌNG
CỦA NGHỀ NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP.
Để tổ chức hoạt động, GV đã chỉ định 1 MC để dẫn chương trình.
- MC giới thiệu mục tiêu chủ đề.
- Tổ chức lớp theo nhóm (6 nhóm).
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Phân cơng từng cá nhân trong nhóm.

- MC đọc các câu hỏi thảo luận:
1. Vì sao Việt Nam chúng ta từ xưa đến gần cuối thế kỷ 20 là 1 nước nơng
nghiệp đang phát triển?
2. Bạn biết gì về tình hình phát triển các nghề thuộc lĩnh vực nơng, lâm, ngư
nghiệp trong tương lai (hướng phát triển)?
- MC mời các nhóm 1,2,3 cử đại diện trình bày ý kiến của mình về câu hỏi 1. Các
nhóm cịn lại chú ý lắng nghe để nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét đưa ra ý kiến chung:
+ Các nghề nông, lâm ngư nghiệp nước ta phát triển từ lâu đời vì điều kiện
địa lý, điều kiện khí hậu (đất đai màu mỡ, rừng vàng, biển bạc…), đây là điều kiện
tốt để phát triển.
+ Trước Cách mạng Tháng Tám, đời sống nhân dân còn thấp ( giai cấp PK
chiếm đoạt ruộng đất, vua quan bóc lột…)  sản xuất nơng nghiệp lạc hậu.
+ Sau Cách mạng tháng Tám, người dân làm chủ ruộng đất, nông dân được
học hành  sản xuất nông nghiệp phát triển.
+ Từ sau Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đã đề ra chủ trương đổi mới các lực
lượng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triểnmạnh mẽ do cải tiến lao động, áp
dụng thành tựu KHKT  sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển vượt bậc.
+ Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
- MC đọc kết quả tổng kết sự phát triển các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp cho cả lớp nghe.
- MC mời đại diện nhóm 4,5,6 lên trình bày ý kiến về câu hỏi 2. Các nhóm cịn lại
chú ý lắng nghe để nhận xét và bổ sung.
- Mời GV nhận xét đưa ra ý kiến chung:
10


+ Các lĩnh vực này có nhiều nghề để lựa chọn, nhiều nghề mới xuất hiện.
+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ngày một tiến ra thị trường thế giới.
+ Hướng phát triển: Đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng

nghiệp và nơng thơn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các ngành nghề phù
hợp từng địa bàn.
+ Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thơn nhằm hình thành các
điểm cơng nghiệp ở nơng thơn, mở rộng quy mô các làng nghề gắn với thị trường
trong nước và xuất khẩu… triển vọng tăng trưởng rất rõ (4 % - 4,5 % hằng năm).
HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU CHUNG CỦA CÁC
NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NƠNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP.
- Mời các nhóm thảo luận.
- Bạn hãy cho biết đối tượng, nội dung, công cụ, điều kiện, nguyên nhân chống chỉ
định và cơ sở đào tạo nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp?
- Bạn hãy cho biết đối tượng, nội dung, công cụ, điều kiện, nguyên nhân chống chỉ
định và cơ sở đào tạo nghề thuộc lĩnh vực lâm nghiệp?
- Bạn hãy cho biết đối tượng, nội dung, công cụ, điều kiện, nguyên nhân chống chỉ
định và cơ sở đào tạo nghề thuộc lĩnh vực ngư nghiệp?
- MC mời đại diện nhóm lên trình bày ý kiến. Các nhóm cịn lại chú ý lắng nghe để
nhận xét và bổ sung.
- Mời GV nhận xét đưa ra ý kiến chung:
Đặc điểm và yêu cầu chung của các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp:
1. Đối tượng lao động: Cây trồng / vật nuôi.
2. Nội dung lao động: Dùng sức lao động để áp dụng các biện pháp kỹ thuật để
biến đổi các đối tượng để phục vụ nhu cầu dinh dưỡng và tiêu dùng.
3. Công cụ lao động: - đơn giản: cày cuốc, xe, thuyền gỗ, liềm, dao, …
- hiện đại: máy cày, máy cắt, máy gặt, tàu đánh cá lớn, các
nhà máy chế biến, máy xay sát, máy cưa xẻ,…
4. Điều kiện lao động (chủ yếu):
- làm việc ngoài trời.
- bị tác động bởi thời tiết, khí hậu, thuốc hố học…
5. Ngun nhân chống chỉ định (không nên theo nghề nếu bị):
- Bệnh phổi.
- Suy thận mãn tính.

- Thấp khớp, đau cột sống.
- Rối loạn tiền đình.
- Bệnh ngồi da…
6. Cơ sở đào tạo có các ngành nghề liên quan đến nơng, lâm, ngư nghiệp:
* Tại Thanh Hóa:
- Trường Đại học Hồng Đức (có nhiều ngành học liên quan đến nơng,
lâm, ngư nghiệp). HS có thể tham khảo trên website: />- Phân hiệu Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Thị xã Bỉm Sơn)
- Cao đẳng Nơng Lâm Thanh Hóa (địa chỉ: Huyện Triệu Sơn)
- Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Bắc Bộ (Thành phố
Thanh Hóa)
- Cao đẳng nghề Lam Kinh (Thành phố Thanh Hóa và Huyện Thọ Xuân)
11


- Trung cấp nghề số 1 Thành phố Thanh Hóa (Thành phố Thanh Hóa)
- Trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa (Huyện Ngọc Lặc)
- Trung cấp nghề Kĩ nghệ Thanh Hóa (Thành phố Thanh Hóa)
- Trung cấp nghề Nga Sơn (Huyện Nga Sơn)
- Trung cấp Đức Thiện (Thành phố Thanh Hóa)
- Trung cấp Hưng Đơ (Huyện Thiệu Hóa)
- Trung cấp Tư thục Bách nghệ Thanh Hóa (Thành phố Thanh Hóa)
* Một số trường Cao đẳng, Đại học khác ở miền Bắc, miền Trung:
- Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội
- Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Nội
- Trường Đại học Nông Lâm Hà Nội
- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang
- Trường Đại học Nông Lâm Huế
- Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ
- Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc

- Trường Cao đẳng Nông lâm Sơn La……
* Trong miền Nam cũng có rất nhiều trường dạy nghề nông, lâm, ngư nghiệp:
- Trường Công nhân kỹ thuật lâm nghiệp II: Quy Nhơn.
- Trường Dạy nghề nông nghiệp & PTNT Nam Bộ: Cần Thơ.
- Trường trung cấp kỹ thuật & dạy nghề: Bảo Lộc – Lâm Đồng.
- Trường Trung cấp công nghệ lương thực thực phẩm: TPHCM.
- Trường Đại học thủy sản: TP Nha Trang.
- Trường Đại học Nông Lâm Thủ Đức – TPHCM.
- Trường Đại học Cần Thơ: TP Cần Thơ…..
 GV giới thiệu tư vấn đưa các thơng tin phải thật chính xác:
- Tên trường - địa chỉ trường - điện thoại liên hệ
- Các nghề dạy trong trường
- Số lượng tuyển sinh những năm gần đây
- Các môn phải thi, thời gian đào tạo, phương thức xét tuyển…
HOẠT ĐỘNG 3: HỌC MÀ CHƠI, CHƠI MÀ HỌC
- Các nhóm chơi trị chơi dưới các hình thức:
+ Thi kể tên các bài hát và hát về các ngành nghề liên quan đến nông, lâm, ngư
nghiệp.
+ Đọc thơ ca ngợi các nghề liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Kể tên các tác phẩm văn học ca ngợi các ngành nghề liên quan đến nông, lâm,
ngư nghiệp.
VI. ĐÁNH GIÁ:
- GV cho HS viết lại bản thu hoạch về những nhận thức của mình qua chủ đề này.
- GV dựa trên bài viết của HS đánh giá.

12


Tiết 48, 49. TÌM HIỂU THỰC TẾ MỘT ĐƠN VỊ SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết các thông tin cần thiết về đơn vị sản xuất và các quá trình lao động nghề
nghiệp của các cơ sở sản xuất (đối tượng lao động; nội dung lao động; công cụ lao
động và sản phẩm…)
- Đặc điểm; điều kiện; môi trường làm việc của nghề.
2. Kỹ năng:
- Tham quan; vấn đáp; ghi chép; thao tác với một vài công cụ lao động...
3. Thái độ:
- Tôn trọng người lao động và sản phẩm họ làm ra.
- Có ý thức đúng đắn với lao động nghề nghiệp.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Tham quan; trải nghiệm thực tế.
- Vấn đáp; nghe thuyết trình
III. NỘI DUNG:
- Nghe báo cáo của cán bộ cơ sở, chủ vườn cam.
- Học sinh trải nghiệm làm một số công việc đơn giản: đào lỗ trồng cây, trồng cây
con, chăm sóc cây đã trồng,…
IV. CHUẨN BỊ:
A. Giáo viên:
- Xác định cơ sở sản xuất cần tham quan: Trang trại trồng cam của một hộ dân ở
Xã Xuân Thành – Huyện Thọ Xuân.
- Xác định nội dung cần tham quan (tên cơ sở sản xuất; tổ chức; cán bộ công nhân;
trình độ; trang thiết bị; điều kiện lao động; nơi đào tạo cán bộ.
- Chuẩn bị phiếu thu hoạch phát cho HS chuẩn bị.
- Lên kế hoạch tổ chức cho HS đến địa điểm tham quan.
B. Học sinh:
- Phương tiện đi lại; đồ dùng học tập (bút; máy ảnh; phiếu thu hoạch…)
- Tìm hiểu sơ lược các thơng tin về cơ sở sẽ đến tham quan; nội quy tham quan.
V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Người thực
Nội dung
hiện
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức lớp đi đến địa điểm tham quan:
- GV.
- Lựa chọn đơn vị/ cơ sở sản xuất. Xin phép đưa HS đến tham
quan, xác định ngày giờ tham quan, mời đại diện Ban Giám
hiệu cùng đi; thống nhất địa điểm tham quan: Trang trại trồng
- GV + lớp cam của một hộ dân ở Xã Xuân Thành – Huyện Thọ Xuân
trưởng.
- Tổ chức lớp đến địa điểm tham quan; lớp trưởng & các tổ
trưởng theo dõi các tổ viên.
- Điểm danh; phổ biến nội dung làm việc; an toàn lao động.
- HS
- Tự kiểm tra lại dụng cụ học tập phục vụ chuyến tham quan.
13


HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu cơ sở sản xuất:
- GV
- Mời cán bộ; nhân viên tại cơ sở sản xuất giới thiệu những nội
dung cần thiết, qua đó khơi dậy sự u thích ngành nghề nơng,
lâm nghiệp, từ đó HS có định hướng nghề nghiệp.
- Cán bộ cơ sở. - Người được báo cáo giới thiệu về công tác tổ chức sản xuất
của đơn vị mình theo những nội dung đã thống nhất với GV.
* Tên cơ sở sản xuất; tên chủ cơ sở; số điện thoại liên hệ.
* Sơ lược về tổ chức của cơ sở sản xuất: Diện tích canh tác; số
gốc cam trong vườn; các loại cây trồng khác trong trang trại;
các loài gia súc, gia cầm nuôi thả trong trang trại; sản lượng
cam và các cây trồng khác trung bình mỗi năm,…

* Số lượng nhân cơng lao động trong cơ sở sản xuất, sức khỏe,
nghề nghiệp khác của lao động, …
* Các loại sản phẩm do cơ sở làm ra; nguyên vật liệu cần dùng;
nơi tiêu thụ; năng suất lao động; giá thành sản phẩm và giá bán
ra thị trường; nhu cầu của thị trường với sản phẩm; tổng doanh
- HS
thu; chi phí; lợi nhuận;…
* Trình độ trang thiết bị; điều kiện lao động; an toàn lao động;
vệ sinh lao động…
* Những rủi ro (nếu có)
* Lương (phụ cấp); chế độ bảo hiểm xã hội.
* Nơi đào tạo cán bộ / công nhân.
- HS
- Im lặng theo dõi; ghi nhận đầy đủ thông tin.
- GV và HS có thể hỏi thêm 1 số vấn đề: những đóng góp của
cơ sở đối với Nhà nước; triển vọng phát triển của cơ sở…
HOẠT ĐỘNG 3: Tham quan sản xuất
- Cán bộ nhân - Giới thiệu quy trình sản xuất: đối tượng lao động; công cụ lao
viên của cơ sở. động; sản phẩm và quy trình sản xuất.
- GV
- Quan sát HS; nhắc nhở các hiện tượng vi phạm nội quy; quy
định của cơ sở; HS trốn tránh.
- Ghi nhận lại thái độ học tập của HS để có cơ sở nhắc nhở;
đánh giá HS.
- HS.
- Ghi nhớ đầy đủ hoặc chép lại các nội dung quan trọng, chụp
ảnh làm tư liệu, chụp ảnh lưu niệm.
HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc buổi tham quan:
- HS.
- Tập hợp lại tại 1 địa điểm; hồn thành phiếu thu hoạch.

- Có thể trao đổi thêm với người hướng dẫn.
- GV
- Nhận xét; rút kinh nghiệm buổi tham quan.
- Lớp trưởng.
- Cảm ơn cơ sở sản xuất đã tạo điều kiện để lớp được tham
quan; tặng quà lưu niệm.
VI. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Đánh giá thu hoạch của HS qua phiếu tham quan và tình hình; ý thức trong khi
tham quan của HS; xếp loại HS.
* Biểu dương các HS, các tổ có ý thức tham quan tốt; ham học hỏi.
14


* Phê bình nhắc nhở HS vi phạm nội quy; quy định của cơ sở.
Chương 4. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Đề tài này tôi áp dụng ở khối 10 trường THPT Lê Lợi năm học 2018 - 2019.
1. Đối chứng kết quả
- Lớp thực nghiệm: 10A1, 10A2. Tổng số HS: 84 em.
- Lớp đối chứng gồm 10A7, 10A8. Tổng số HS: 83 em.
Sau khi dạy học thực tế, tôi đã lấy ý kiến thăm dò. Kết quả như sau:
Lớp
Tổng số HS Có định hướngChưa định hướng
nghề nghiệp
nghề nghiệp
Thực nghiệm

84 em

54 = 64,29%


30 = 35,74%

Đối chứng

83 em

25 = 30,12%

58 = 69,88%

Biểu đồ so sánh kết quả định hướng nghề nghiệp
giữa các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm
2. Đánh giá kết quả
- HS được khắc sâu kiến thức cơ bản, cốt lõi của môn Công nghệ 10; thông
qua HĐ nhóm, HĐ tự tìm mối liên hệ giữa kiến thức sách vở và vấn đề trong thực
tiễn, ...) HS được trang bị thêm các KNS cần thiết khác (KN giao tiếp, KN làm
việc nhóm, KN trình bày, KN giải quyết vấn đề, ...).
- Việc dạy học gắn với thực tiễn đã tạo ra niềm tin vào khoa học và chân lí.
Cho HS thấy được sự gần gũi, mối liên hệ mật thiết và không tách rời nhau giữa
kiến thức sách vở (kiến thức hàn lâm) và những điều rất đơn giản xảy ra trong cuộc
sống thường ngày.
- HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hứng khởi, dễ dàng; các đơn vị
kiến thức được khắc sâu và liên hệ thực tiễn nhiều hơn; đặc biệt HS biết vận dụng
kiến thức Cơng nghệ 10 vào để xử lí các tình huống trong thực tiễn một cách phù
hợp và hiệu quả; các em có thể vận dụng kiến thức vào trong nhiều lĩnh vực khác
nhau (trong kĩ thuật trồng trọt, trong chăn ni, trong phịng chống một số bệnh,
chăm sóc sức khỏe,…)
15



- HS có được định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân, các em khơng
cịn mơ hồ về một số ngành nghề. Đặc biệt các em đang yêu thích các ngành nghề
liên quan đến nông, lâm nghiệp.
3. Phạm vi ảnh hưởng của đề tài.
3.1. Tới các cấp quản lí
- Giúp các cấp quản lí quan tâm hơn đến vấn đề dạy học gắn với rèn thực
tiễn ở trường phổ thông.
- Nhà trường quan tâm hơn đến vấn đề hướng nghiệp cho HS lớp 10, 11.
3.2. Tới giáo viên
- Giúp cho các giáo viên vận dụng linh hoạt trong quá trình thực hiện dạy
học. Việc vận dụng phương pháp dạy học gắn với thực tiễn đã tạo ra sự khác biệt
với các phương pháp cũ mà các GV trong nhà trường đã và đang sử dụng.
3.3. Tới học sinh
- Giúp các em HS năng động, hoạt bát hơn và hứng thú hơn khi học tập
bộ mơn Cơng nghệ. Vì thế, kết quả học tập của các em cũng tiến bộ hơn nhiều.
- Học sinh định hướng nghề nghiệp tốt hơn, các em khơng cịn hoang
mang, mơ hồ về một số ngành nghề nữa.
- Giúp cho các em có cơ hội tư duy, sáng tạo, hình thành nên các ý tưởng,
hồi bão… Từ đó, các em sẽ đam mê, thấy được cái hay, cái bổ ích từ bộ mơn
Cơng nghệ, các em sẽ khơng cịn có cách nhìn lệch lạc về bộ môn Công nghệ cũng
như các bộ môn được xem là môn phụ như đã nêu ở phần trên.

16


PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Với các cấp quản lí
- Hiệu trưởng các nhà trường nên định hướng cho GV xây dựng KH cụ thể
và chi tiết các phương pháp dạy học gắn với thực tiễn cho từng đơn vị kiến thức
ngay từ đầu năm học. Việc làm này nên thực hiện đồng bộ, tạo ra phong trào và

cho HS thấy được đây là vấn đề cấp bách hiện nay.
- Cần tổ chức thêm các buổi định hướng nghề nghiệp cho HS các lớp dưới
(lớp 10, 11) để các em nhìn nhận sớm hơn về các ngành nghề, cũng từ đó các em
lựa chọn khối thi phù hợp.
2. Với GV dạy Công nghệ
- Trước tiên, GV giảng dạy Công nghệ cần chủ động xây dựng kế hoạch dạy
học gắn với thực tiễn sao cho phù hợp với đơn vị kiến thức, đối tượng HS và thời
lượng chương trình hiện hành.
- Nên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong việc rèn vận dụng
kiến thức vào thực tiễn (hoạt động nhóm, cho HS tự tìm tịi và khám phá kiến thức,
cho HS tự đặt vấn đề và tự giải quyết vấn đề, ...). Qua đó sẽ tạo cho các em sự tự
tin, sự chủ động và sáng tạo trong học tập cũng như trong cuộc sống.
- Để học sinh có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp là vấn đề mà người
giáo viên cần phải quan tâm, định hướng giúp đỡ các em mà trong đó bộ mơn Cơng
nghệ đóng vai trị quan trọng nhất. Ngồi việc các em biết vận dụng kiến thức các
bộ môn khác như: Tốn, Lý, Hóa, Sinh, Địa lý, …vào mơn học, các em cịn có thể
phát huy được những sở thích của mình về các lĩnh vực khoa học khác nhau, giúp
cho các em có cơ hội tư duy, sáng tạo, hình thành nên các ý tưởng, hồi bão…rất
hữu ích cho các em. Từ đó, các em sẽ đam mê, thấy được cái hay, cái bổ ích từ bộ
mơn Cơng nghệ thì các em sẽ khơng cịn có cách nhìn lệch lạc về bộ môn Công
nghệ cũng như các bộ môn được xem là mơn phụ nữa.
Tơi thiết nghĩ, khơng có phương pháp nào là vạn năng nên tôi mong rằng các
đồng chí, đồng nghiệp có thể vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các phương
pháp dạy học gắn với thực tiễn cho phù hợp với đối tượng HS của mình. Từ đó
định hướng nghề nghiệp tốt hơn.
Do thời gian nghiên cứu và áp dụng của đề tài chưa được lâu năm. Đề tài do
tôi thực hiện độc lập nên chắc chắn khơng tránh khỏi tính chủ quan và thiếu sót,
kính mong các đồng nghiệp, các cấp quản lí góp ý để tơi hồn thiện đề tài hơn nữa.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 19 tháng 05 năm 2019

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Phạm Hoài Anh
17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. http://www .vieclamtiengiang.vn - Trường Cao đẳng Nghề Tiền
Giang
[2]. />[3].
[4]. Phạm Tất Dong (2005), Giáo dục hướng nghiệp, NXB Giáo
dục
[5]. Nguyễn Văn Khôi (2006), Công nghệ 10, NXB Giáo dục
[6]. Phạm Hoài Anh (2018), SKKN Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
trong dạy học Sinh học 10 cho học sinh Trường THPT Lê Lợi
[7].

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Hồi Anh
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Giáo viên Trường THPT Lê Lợi
TT Tên đề tài SKKN
1.

2.
3.

4.

Vận dụng một số phép toán xác suất và
tổ hợp vào giải bài tập các gen nằm trên
các NST khác nhau trong đề thi Đại học
và Cao đẳng
Dạy học theo chủ đề tích hợp: “Bảo vệ
đa dạng thế giới sinh vật khu di tích
Lam Kinh - Thọ Xn - Thanh Hóa”
Dạy học theo chủ đề tích hợp: “Chung
tay phịng tránh một số bệnh truyền
nhiễm thường gặp ở địa phương”
Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn trong dạy học Sinh học 10 cho
học sinh Trường THPT Lê Lợi

Cấp
Kết quả Năm học
đánh giá đánh giá đánh giá
xếp loại xếp loại xếp loại
Ngành

C

2013

Ngành

Khuyến
khích


2015

Ngành

Ba

2016

Ngành

C

2018

18


PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BUỔI HỌC TẬP THỰC TẾ
TẠI VƯỜN CAM XÃ XUÂN THÀNH – HUYỆN THỌ XUÂN

19


20



×