Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong chương trình địa lí 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.75 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TRONG ĐỊA LÍ 11 THPT

Người thực hiện: Bùi Thị Nhung
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa Lí


THANH HÓA NĂM 2019

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề.
2. 3. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện
2. 4. Hiệu quả của đề tài
3. Kết luận và kiến nghị


1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU

Trang
2
2
2
2
3
3
3
4
4
18
20
20
20

1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp
cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ việc quan tâm
đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng cái gì qua
việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc
chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy cách
học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm
chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra
trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề,
coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá

trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt
động dạy học và giáo dục.1
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá
trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra đánh giá thành tích học tập của
học sinh. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và
xử lí thông tin, giải thích thực trạng việc đạt được mục tiêu giáo dục, tìm hiểu
nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến
bộ.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát
triển năng lực của học sinh thực hiện chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi
1 Từ giáo dục phổ thông ...các hoạt động giáo dục, tham khảo từ TLTK số 1

1


nhớ kiến thức cuối kì, cuối năm sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong
cách học và năng lực vận dụng kiến thức trong quá trình giáo dục và tổng kết
cuối kì, cuối năm học để hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng
đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng,
hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá
không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học
sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.
Trước vấn đề đặt ra nêu trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Xây dựng
câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong chương
trình Địa Lí 11 THPT". Việc thực hiện kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú
trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.
Đồng thời kích thích các em phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo
trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu từng bước cải thiện kết quả học tập
của học sinh.

1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực giúp giáo viên xem xét được mức độ đạt được của học sinh so với mục
tiêu đề ra của từng chủ đề, từng chương và cả quá trình nắm kiến thức của học
sinh. Đồng thời qua đó giúp học sinh điều chỉnh cách học và hứng thú hơn với
môn Địa lí.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phối hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu 2 phương pháp
1.4.1. Về nghiên cứu lý luận
Làm việc trong phòng, tham khảo và đọc tài liệu có liên quan đến đề tài.
1.4.2. Về nghiên cứu thực tiễn
Biên soạn câu hỏi theo chủ đề, xây dựng đề kiểm tra và đáp án, thang
điểm tiến hành thực nghiệm ở học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
- Từ năm 2002 bắt đầu triển khai chương trình và sách giáo khoa phổ
thông mới mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh. 2
Để làm được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ
phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang cách học, cách vận
dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời
phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng kiểm tra trí nhớ sang kiểm
tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra
đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất
lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
2 Từ năm 2002 ...đến tự học của học sinh, tham khảo từ TLTK số 1

2



- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “ Đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng
hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện.”
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về căn bản, toàn diện và
giáo dục và đào tạo: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra
và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm tính trung thực, khách quan.”
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo
Quyết định 717/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ: “ Tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo
hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học
của người học.”
- Nghị quyết số 44/NQ, ngày 09/6/2014 ban hành chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị
lần thứ tám BCHTW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “ Đổi mới hình thức, phương
pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của
người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kì, cuối năm học
theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển.”3
Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường
pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng
bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học
hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
- Những năm gần đây đa số ở các trường THPT việc kiểm tra đánh giá
còn dựa nhiều vào cảm tính, không nhiều giáo viên xây dựng được ma trận theo
bài, theo chủ đề và cho toàn lớp học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ môn
do tâm lí ngại hoặc do ỉ lại từ kinh nghiệm dạy học sẵn có.

- Qua trao đổi lấy ý kiến của đồng nghiệp tôi thấy hầu hết giáo viên cho
rằng xây dựng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh là rất quan
trọng. Vì nó đánh giá được nhiều chuẩn của học sinh đồng thời áp dụng ma trận
xây dựng nhiều đề kiểm tra cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Qua đó
điều chỉnh được quá trình dạy học của giáo viên .
- Cũng qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Yên Định 1 nhiều năm qua,
tôi nhận thấy, hiện nay học sinh học theo nhiều ban, trong cùng một khối học có
cả ban KHTN, ban KHXH, ban cơ bản A, cơ bản D. Một giáo viên có thể trong
một khối dạy nhiều lớp, nhiều ban. Vì vậy đề kiểm tra cũng phải căn cứ vào
trình độ, năng lực của từng đối tượng lớp học sinh. Việc xây dựng đề kiểm tra
đánh giá theo định hướng năng lực dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng việc và xây
dựng ma trận đề là rất phù hợp với thực tế. Cùng một ma trận đề chúng ta có thể
3 Từ báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thư XI...đến các nước có nền giáo dục phát triển, tham khảo
từ TLTK số 2.

3


xây dựng thành nhiều đề kiểm tra tùy vào đối tượng học sinh để đánh giá các
chuẩn khác nhau
Vì vậy việc xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực
là cần thiết và hiệu quả để đánh giá quá trình dạy học của giáo viên và quá trình
học tập nắm kiến thức củahọc sinh.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Dưới đây là đề xuất về các bước tiến hành biên soạn câu hỏi theo định
hướng năng lực dựa trên CTGDPT Địa lí lớp 11.
2.3.1. Các bước tiến hành.
- Bước 1: Xác định chủ đề dạy học để xây dựng câu hỏi, bài tập nhằm
kiểm tra đánh giá năng lực của hoc sinh.
- Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng và thái độ của mỗi chủ đề

theo định hướng năng lực, thể hiện bằng các động từ quan sát được.
- Bước 3: Xác định và mô tả các mức yêu cầu cần đạt của các loại câu hỏi,
bài tập đánh giá năng lực của học sinh trong chủ đề theo hướng chú trọng đánh
giá năng lực thực hiện của học sinh.
- Bước 4: Biên soạn bộ câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình
dạy học mỗi chủ đề đã xác định.
- Bước 5: Tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo chủ đề.
2.3.2. Xây dựng câu hỏi theo chủ đề.
Trong nội dung phần này tác giả chỉ xin phép lấy ví dụ xây dựng câu hỏi
cho một chủ đề dạy học trong chương trình địa lí lớp 11 và chỉ thực hiện từ bước
1 đến bước 3.
Chủ đề: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các nhóm
nước.
BẢNG MÔ TẢ MỨC YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÁC LOẠI CÂU HỎI/ BÀI
TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG CHỦ ĐỀ.

Nội
dung
Sự
tương
phản về
trình độ
phát
triển
KT- XH
của các
nhóm
nước.

Nhận biết

- Nhận Biết
sự tương
phản
về
trình
độ
phát triển
kinh tế - xã
hội của các
nhóm nước
: phát triển,
đang phát

Thông hiểu

Vận dụng thấp Vận dụng
cao
- Trình bày được đặc
- So sánh được - Lấy ví dụ
điểm nổi bật của cuộc
sự tương phản chứng
cách mạng khoa học và về trình độ
minh tác
công nghệ.
phát triển KT- động của
- Trình bày được tác
XH của các
cuộc cánh
động của cuộc cách
nhóm nước

mạng khoa
mạng khoa học công
phát triển,
học và
nghệ hiện đại tới sự
đang phát
công nghệ
phát triển kinh tế.
triển, nước
đang diễn
- Nêu kết luận cơ bản về công nghiệp
ra xung

4


triển, nước đặc điểm nổi bật của
công
cuộc cách mạng khoa
nghiệp mới học và công nghệ
(NIC).

mới (NIC)
quanh cuộc
thông qua
sống của
phân tích bảng học sinh.
số liệu.

Định hướng năng lực hình thành

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, ngôn
ngữ....
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng SLTK, tư duy theo lãnh thổ....

XÂY DỰNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG CHỦ ĐỀ

Mức độ nhận biết
Câu hỏi
Dựa vào bản đồ dưới đây ( Phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế
giới theo mức GDP bình quân đầu người), nhận xét sự phân bố các nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người (USD/người)
Gợi ý trả lời:
Các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập cao tập trung chủ yếu ở Bắc Mĩ,
Tây Âu, Đông Á, O-xtray-li-a. Các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập thấp hầu
hết tập trung ở Châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á...

Phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức
GDP bình quân đầu người
Mức độ thông hiểu
Câu hỏi

5


Câu 1: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét về sự phân hóa GDP/ người giữa
2 nhóm nước phát triển và đang phát triển?
GDP/người của một số nước trên thế giới năm 2012 theo giá thực tế
( Đơn vị: USD/ người)
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển

Tên nước
USD/người
Tên nước
USD/người
Đan Mạch
41388
An-ba-ni
8052
Thụy Điển
42217
Cô-lôm-bi-a
10587
Anh
35819
In-đô-nê-xi-a
4956
Ca-na-da
42693
Ấn Độ
3876
Niu Di-lân
31499
Ê-ti-ô-pi-a
1135
Gợi ý trả lời:
GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển
và các nước đang phát triển.
+ Các nước phát triển thường có GDP/người cao, gấp nhiều lần trung bình
của thế giới
+ Các nước đang phát triển có GDP/ người thấp, thấp hơn rất nhiều lần

trung bình của thế giới.
Mức độ vận dụng thấp
Câu hỏi
1. So sánh những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các
nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển?
Gợi ý trả lời:
* Các nước phát triển:
- Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) cao, đầu
tư nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao.
- Có giá trị đầu tư nước ngoài lớn và thực hiện đầu tư đan xen lẫn nhau,
mỗi nước đầu tư vào các nước khác ở lĩnh vực thế mạnh của mình
- Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước phát triển có
tỉ trọng khu vực III cao, khu vực I thấp.
* Các nước đang phát triển.
- Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) cao, đầu
tư nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao.
- Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước phát triển có
tỉ trọng khu vực III thấp, khu vực I cao.
Mức độ vận dụng cao
Câu hỏi

6


Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy nêu một số thành tựu do bốn công nghệ trụ
cột tạo ra?
Gợi ý trả lời:
+ Công nghệ sinh học: Tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên
cùng những bước tiến quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
+ Công nghệ vật liệu: Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những

tính năng mới ( vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn...)
+ Công nghệ năng lượng: Sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng
mới ( hạt nhân, mặt trời, thủy triều...)
+ Công nghệ thông tin: Tạo ra các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kĩ
thuật số hóa, cáp quang...nâng cao năng lực của con người trong truyền tải, xử lí
và lưu giữ thông tin.
2.3.3. Xây dựng đề kiểm tra.
- Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh
sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học
nên khi biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc
kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và thực tế học tập
của HS để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
- Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra có các hình thức sau:
+ Đề kiểm tra tự luận.
+ Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
+ Đề kiểm tra kết hợp cả 2 hình thức trên: Có cả câu hỏi dạng tự luận và
câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
- Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
- Lập một bảng 2 chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ
năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo
các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng: cấp độ thấp và cấp độ cao.
- Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ
% số điểm, số lượng câu hỏi và tổng điểm của các câu hỏi.
- Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi
chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và số điểm quy định cho
từng mạch kiến thức
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ)


7


Cấp độ
Tên chủ
đề
(nội
dung,chương…)

Chủ đề 1

Số câu
Số điểm

Nhận
biết

Thông
hiểu

Chuẩn
KT, KN
cần kiểm
tra (Ch)

(Ch)

Tỉ lệ % Số câu
Số điểm


Chủ đề 2
Số câu
Số điểm

Vận dụng

Tỉ lệ %

Cấp độ
thấp

Cấp độ
cao

(Ch)

(Ch)

Số câu
Số điểm

Số câu
Số điểm

Số câu
Số điểm

(Ch)
Số câu

Số điểm

(Ch)
Số câu
Số điểm

(Ch)
Số câu
Số điểm

(Ch)
Số câu
Số điểm

(Ch)

(Ch)

(Ch)

(Ch)

Cộng

Số câu
...
điểm=...
%
Số câu
...

điểm=...
%

.............
...............
Chủ đề n
Số câu
Số điểm

Tỉ lệ %

Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %

Số câu
Số điểm

Số câu
Số điểm

Số câu
Số điểm
%

Số câu
Số điểm
%

Số câu

Số điểm

Số câu
Số điểm

Số câu
Số điểm
%

Số câu
...
điểm=...
%
Số câu
Số điểm

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)

8


Cấp

độ

Tên
Chủ đề
(nội dung,
chương…)

Chủ đề 1

Số câu
Số điểm Tỉ lệ
%

Nhận biết

TNKQ

Chuẩn
KT,
KN cần
kiểm
tra (Ch)
Số câu
Số
điểm

TL

(Ch)

Thông hiểu

TNK
Q

TL


Vận dụng
Cấp độ
Cấp độ cao
thấp
TNK TL TNK TL
Q
Q

Cộng

(Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch)

Số câu Số
Số
Số
Số
Số
Số
Số câu
Số
câu câu câu câu câu câu
...
điểm
Số
Số
Số
Số
Số
Số điểm=...
điểm điểm điểm điểm điểm điểm

%

Chủ đề 2
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ
%

(Ch)

(Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch)

Số câu Số câu Số
Số
Số
Số
Số
Số
Số câu
Số
Số
câu câu câu câu câu câu
...
điểm điểm
Số
Số
Số
Số
Số
Số điểm=...

điểm điểm điểm điểm điểm điểm
%

.............
...............
Chủ đề n
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ
%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %

(Ch)

(Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch)

Số câu Số câu Số
Số
Số
Số
Số
Số
Số câu
Số
Số
câu câu câu câu câu câu
...
điểm điểm

Số
Số
Số
Số
Số
Số điểm=...
điểm điểm điểm điểm điểm điểm
%
Số câu
Số câu
Số câu
Số câu
Số điểm
Số điểm
Số điểm
Số điểm
%
%
%

9


- Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số
câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra
một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.
- Bước 5: Xây dựng biểu điểm chấm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra
cần đảm bảo các yêu cầu:

- Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn
gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
- Cần hướng tới xây dựng bảng mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự
đánh giá được bài làm của mình.
2.3.4. Thiết kế đề kiểm tra.
Sau đây xin được minh họa một số đề kiểm tra trong chương trình Địa lí lớp 11

Đề số 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
1. Mục tiêu :
- Kiểm tra mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học xong các
chủ đề của học kì I Địa lí 11.
- Biết được năng lực của học sinh để đưa ra các biện pháp dạy học phù hợp với
từng đối tượng học sinh, từng lớp.
- Giúp học sinh biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của
chương trình GDPT phần nội dung học kì I để tiếp tục cố gắng, phấn đấu trong học
tập và giúp giáo viên tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy
và học.
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh .
2. Hình thức:
Hình thức kiểm tra tự luận 100%
3. Ma trận đề kiểm tra:
Chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra. Phân phối cho các chủ
đề và nội dung như sau:
- Một số vấn đề mang tính toàn cầu :1 tiết
- Một số vấn đề của Châu lục và khu vực : 3 tiết
- Hợp chúng quốc Hoa Kì: 3 tiết
Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, ma trận đề như sau:
XÂY DỰNG TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề

Một số vấn
đề mang
tính toàn
cầu
20% tổng số
điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
cấp độ thấp

Vận dụng
cấp độ cao

Trình bày được
nguyên nhân, hậu
quả của ô nhiễm
môi trường;

20% tổng số điểm
= 2 điểm
10


= 2 điểm
Một số vấn
đề của Châu

lục và khu
vực

Trình bày được
một số vấn đề cần
giải quyết để phát
triển kinh tế - xã
hội ở các quốc gia
ở Châu Phi
40% tổng số 100% tổng số
điểm
điểm
= 4 điểm
= 4 điểm
Hợp chúng
-Phân tích những
quốc Hoa Kì
ảnh hưởng của sự
gia tăng dân số
đối với phát triển
kinh tế.
40% tổng số
điểm
= 4 điểm
Tổng số
4 điểm; 40% tổng
điểm 10
số điểm
Tổng số
câu 03


Vẽ biểu đồ
thể hiện cơ
cấu xuất
nhập khẩu
của Hoa Kì

10% tổng số điểm 20% tổng số
= 1 điểm
điểm
= 2.0 điểm
3 điểm; 30%
2,0 điểm;
tổng số điểm
20% tổng số
điểm

- Nhận xét
sự thay đổi
cơ cấu xuất,
nhập khẩu
của Hoa Kì
10% tổng số
điểm
= 1.0 điểm
1.0 điểm;
10% tổng số
điểm

4. Viết đề kiểm tra:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( Thời gian: 45 phút)
Câu 1 ( 2,0 điểm) Vì sao nguồn nước ngọt, nước biển và đại dương ngày càng ô nhiễm
nghiêm trọng? Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ngọt, nước biển và đại dương ?

Câu 2 (4,0 điểm) Trình bày một số vấn đề về dân cư - xã hội của các quốc gia ở Châu
Phi?
Câu 3: (4,0 điểm)
a. (1,0 điểm) Phân tích những ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với phát triển
kinh tế của Hoa Kì.
b. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kì năm 2004 và 2017 ( ĐV: %)
Năm
2004
2017
Xuất khẩu
34,9
39,1
Nhập khẩu
65,1
60,9
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu của Hoa Kì năm
2004 và 2017.
- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của Hoa Kì.
5. Xây dựng hướng dẫn chấm:
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Câu
Nội dung
Điểm
11



1
* Vì sao nguồn nước ngọt, nước biển và đại dương ngày càng ô
(2,0đ nhiễm nghiêm trọng?
)
- Các chất thải sinh hoạt, sản xuất chưa được xử lí đổ thẳng vào
nguồn nước sông, hồ, biển, đại dương
- Các sự cố từ khai thác, vận chuyển dầu mỏ....
* Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ngọt, nước biển và đại
dương ?
- Con người thiếu nước sạch để sinh hoạt.
- Sinh vật biển bị đe dọa, cảnh quan biển bị hủy hoại,
2
* Trình bày một số vấn đề về dân cư- xã hội của các quốc gia ở
(4,0đ Châu Phi?
)
- Dân số đông, tăng nhanh, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.
- Tuổi thọ trung bình thấp.
- Chiếm 2/3 số người nhiễm HIV của thế giới.
- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu.
- Xung đột sắc tộc thường xuyên xảy ra.
- Đói nghèo, bệnh tật đe dọa cuộc sống của người dân.
- Các nước Châu Phi nhận được viện trợ của nhiều tổ chức về y tế,
giáo dục trên thế giới, trong đó có Việt Nam...
3
a. Phân tích những ảnh hưởng của sự gia tăng dân số....
(4,0đ - Hoa Kì có dân số tăng nhanh, đặc biệt tăng nhanh trong suốt thế kỉ
)
XX, hiện nay dân số đứng thứ 3 thế giới.
- Thuận lợi:

+ Cung cấp nguồn lao động dồi dào...
+ Nguồn lao động được bổ sung nhờ nhập cư nên: ít mất chi phí
đầu tư ban đầu, nhưng đem lại nguồn lợi lớn về tri thức, vốn và sức
lao động
b. Vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ
* Vẽ biểu đồ tròn (nếu vẽ biểu đồ khác thì không cho điểm)
-Vẽ 2 biểu đồ hình tròn có bán kính 2017 > 2004, đảm bảo đúng,
đủ, chính xác và thẩm mĩ.
Có thể tham khảo biểu đồ sau

- Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải.
( Nếu thiếu hoặc sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm).
* Nhận xét

0,5
0,5
0,5
0,5

1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0đ
0,5
0.25
0,25

2,0

1,0đ
12


- Cơ cấu xuất khẩu có xu hướng giảm (d/c)
- Cơ cấu nhập khẩu có xu hướng tăng (d/c)
- Cơ cấu giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu (d/c)
- Hoa Kì là một nước luôn nhập siêu
Tổng
Câu 1 + Câu 2 + Câu 3

0,25
0,25
0,25
0,25
10,0đ

Đề số 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
1. Mục tiêu :
- Kiểm tra mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học xong các
chủ đề của học kì II Địa lí 11.
- Biết được năng lực của học sinh để đưa ra các biện pháp dạy học phù hợp với
từng đối tượng học sinh, từng lớp.
- Giúp học sinh biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của
chương trình GDPT phần nội dung học kì II để tiếp tục cố gắng, phấn đấu trong học
tập và giúp giáo viên tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy
và học.

- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh .
2. Hình thức:
Hình thức kiểm tra 60%: tự luận, 40% trắc nghiệm.
3. Ma trận đề kiểm tra:
Chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra. Phân phối cho các chủ
đề và nội dung như sau:
- Nhật Bản: 3 tiết
- Trung Quốc : 3 tiết
- Đông Nam Á: 4 tiết
Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, ma trận đề như sau:
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
chủ đề
Cấp độ thấp
Cấp độ
cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN TL
TNKQ/
KQ
TL
Nhật
- Xác định
- Hiểu

Bản
được đặc
được quá
điểm tự
trình phát
nhiên của
triển kinh
Nhật Bản
tế của Nhật
Bản.
Số
Số điểm:0,5
Số
điểm:
= 5% TSĐ
điểm:0,5 =
1,0
5% TSĐ
Tỉ lệ:
10%
13


Trung
Quốc

Số
điểm:
4,5
Tỉ lệ:

45%
Đông
Nam Á

- Xác định
được đặc
điểm tự
nhiên,
TNTN
Trung
Quốc.

Trình
bày đặc
điểm
dân cư
Trung
Quốc

Số điểm:1,0 Số
= 10% TSĐ điểm:1,
0=
10%
TSĐ
- Biết được
vị trí địa lý,
phạm vi
lãnh thổ
khu vực
ĐNÁ.

- Trình bày
được đặc
điểm tự
nhiên,
TNTN.
Số điểm:1,0
= 20% TSĐ

Số
điểm:
4,5
Tỉ lệ:
45%
Tổng
Số điểm: 3,5 = 35%
10,0
4. Viết đề kiểm tra

- Phân
tích được
đặc điểm
dân cư
và ảnh
hưởng
của
chúng
tới kinh
tế.
- Hiểu
được đặc

điểm phát
triển kinh
tế, một số
ngành KT
chủ chốt và
vị thế của
nền kinh tế
TQ trên
TG.
Số
Số
điểm:0,5 = điểm:2,0
5% TSĐ
= 20%
TSĐ
- Hiểu
được các
đặc điểm
dân cư và
ảnh hưởng
của chúng
tới kinh tế.
- Hiểu
được mục
tiêu của
ASEAN
Số
điểm:0,5 =
10% TSĐ
Số điểm:3,5 = 35%


- Nhận
xét các
số liệu
về kinh
tế của
các nước
Đông
Nam Á.

Giải
thích
nguyên
nhân
phát
triển của
một số
ngành
kinh tế.

Số
điểm:1,5
= 15%
TSĐ

Số điểm:
1,5 điểm
= 15%

Số điểm: 3,0 = 30%


14


ĐỀ KIỂM TRA (Thời gian: 45 phút)
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1: Sắp xếp theo thứ tự 4 đảo lớn của Nhật Bản từ Bắc xuống Nam là
A. Hôn su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu. B. Hô-cai-đô, Hôn su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
C. Hôn su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu, Hô-cai-đô. D. Kiu-xiu, Hô-cai-đô, Hôn su, Xi-cô-cư.
Câu 2: Đảo nào trong 4 đảo sau đây có vị trí quan trọng nhất đối với việc phát triển
kinh tế?
A. Hô-cai-đô.
B. Kiu-xiu
C. Hôn Su.
D. Xi-cô-cư.
Câu 3: Phân bố các vùng, các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung cao
nhất ở đảo
A. Hô-cai-đô.
B. Kiu-xiu
C. Hôn Su.
D. Xi-cô-cư.
Câu 4: Trong phân bố công nghiệp của Nhật Bản theo lãnh thổ, ngành công nghiệp
phân bố rộng rãi nhất là
A. công nghiệp chế biến thực phẩm.
B. công nghiệp cơ khí.
C. công nghiệp dệt.
D. công nghiệp hóa dầu.
Câu 5: Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
B . Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
D. Đai Tây Dương và Biển Đông.
Câu 6: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh chỉ xuất hiện ở lãnh thổ phía bắc
của
A. Mi-an-ma và Thái Lan.
B. Thái Lan và Việt Nam.
C. Việt Nam và Lào.
D. Việt Nam và Mi-an-ma.
Câu 7: Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng lớn của thế giới, vì thế
A. có nhiều loại khoáng sản và sinh vật. B. có nhiều loại khoáng sản.
C. có nhiều than đá, quặng sắt.
D. có nhiều dầu mỏ và khoáng sản kim loại.
Câu 8: Các nước ĐNÁ hiện nay có tổng diện tích là bao nhiêu?
A. Gần 4,5 triệu km2.
B. 5,4 triệu km2.
C. 6,0 triệu km2.
D. 6,5 triệu km2.
Câu 9: Khí hậu phía Bắc Trung Quốc thích hợp nhất với loại cây trồng có nguồn gốc
A. nhiệt đới.
B. ôn đới và nhiệt đới.
C. nhiệt đới và cận nhiệt.
D. ôn đới.
Câu 10: Biện pháp nào sau đây là quan trọng hàng đầu để TQ phát triển nông
nghiệp?
A. Mở rộng thị trường xuất khẩu.
B. Mở rộng sản xuất ở miền Tây.
C. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
D. Thay đổi cơ cấu cây trồng.
Câu 11: Hiện nay TQ đã chuyển dần từ trồng cây lương thực sang trồng các loại cây
khác vì

A. tăng giá trị nông sản xuất khẩu và đáp ứng thị trường.
B. phù hợp các vùng khí hậu khác nhau.
C. dư sản lượng lương thực .
D. nông dân không có kinh nghiệm trồng cây lương thực.
Câu 12: Trong chính sách công nghiệp mới của TQ, ngành nào không được ưu tiên
phát triển?
A. CN luyện kim và khai thác.
B. CN chế tạo máy.
C.CN hóa dầu.
D. CN điện tử.
15


Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư ĐNÁ?
A. Dân số đông, mật độ dân số cao.
B. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng tăng.
C. Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm > 50%.
D. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế
Câu 14: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước
thành viên.
B. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định cùng phát triển.
C. xây dựng ĐNÁ thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã
hội phát triển.
D. giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN
với các nước, khối nước hoặc các tổ chức khác.
Câu 15: Nguồn lao động ở khu vực ĐNA dồi dào do
A. dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.
B. dân số đông, cơ cấu dân số già.
C. tỉ lệ ngươì ngoài độ tuôi lao động tăng.

D. đây là khu vực thu hút dân nhập cư.
Câu 19: Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở
A.miền Bắc.
B.miền Nam.
C. miền Đông.
D. miền Tây.
Câu 16: Cho bảng số liệu sau
Cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm
( Đơn vị %)
Năm
1985
1995
2004
2010
2015
Xuất khẩu
39,3
53,5
51,4
53,1
57,6
Nhập khẩu
60,7
46,5
48,6
46,9
52,4
Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai
đoạn 1985-2015?
A. Tỉ trọng xuất khẩu tăng liên tục qua các năm.

B. Trung Quốc luôn nhập siêu.
C. Tỉ trọng nhập khẩu giảm liên tục qua các năm.
D. Tỉ trọng xuất khẩu nhìn chung có xu hướng tăng lên.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
a.Trình bày đặc điểm dân cư Trung Quốc.
b. Phân tích tác động của chính sách dân số Trung Quốc đến sự phát triển kinh tế - xã
hội.
Câu 2 (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới (đơn vị: triệu tấn)
Năm
1985
1995
2015
Đông Nam Á
3,4
4,9
9,0
Thế giới
4,2
6,3
12,0
a. Hãy nhận xét về tốc độ tăng trưởng và vai trò trong ngành trồng cao su của Đông
Nam Á so với thế giới.
b. Tại sao đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang
phát triển mạnh ở Đông Nam Á?
16



5. Xây dựng hướng dẫn chấm:
I. phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1
2
3
4
5
6
7
8 9 10 11 12 13 14 15 16
ĐA
B C C B A D B A D C A A B B A D
II. Phần tự luận
Câu
Nội dung
Điểm
1,5
1
a. Đặc điểm dân cư Trung Quốc
(3,0 - Số dân đông nhất thế giới.
0,25
- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên giảm.
đ)
0,25
- Thành phần dân tộc đa dạng.
0,25
- Dân cư tập trung chủ yếu ở miền Đông.
0,25
- Người dân có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo.
0,25

- Chính sách dân số cứng rắn: mỗi gia đình chỉ có 1 con.
0,25
b. Tác động của chính sách dân số Trung Quốc
1,5
- Làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, giảm mức tăng dân số, 0,75
dân số dần tiến tới sự ổn định về quy mô.
- Gây mất cân bằng về giới; về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới nguồn lao 0,75
động và một số vấn đề xã hội của đất nước.
1,5
2
a. Nhận xét.
(3,0 - Tốc độ tăng trưởng ngành trồng cây cao su của ĐNÁ giai đoạn 0,75
1985-2015 chậm hơn so với thế giới (2,7 lần so với 2,9 lần) –
đ)
Thiếu dẫn chứng chỉ cho 0.5 điểm
- Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng trong ngành trồng cây cao 0,75
su của thế giới, thể hiện qua tỉ trọng sản lượng cao su của vùng so
với thế giới: năm 1985 chiếm gần 81%, năm 2015 chiếm hơn
75%. Thiếu dẫn chứng chỉ cho 0.5 điểm
b. Đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản là ngành kinh tế truyền
1,5
thống và đang phát triển mạnh ở Đông Nam Á vì:
- ĐNA có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành này: hầu
hết các nước đều có biển (trừ Lào), vùng biển rộng, nông, nhiều
0,5
ngư trường.
- Đông dân, nguồn lao động dồi dào; nhu cầu thực phẩm lớn.
0,5
- Công nghiệp chế biến thủy, hải sản phát triển, nhu cầu nguyên
0,5

liệu lớn.
Tổng
Câu 1 + Câu 2
6,0đ
4. Hiệu quả của sáng kiến
4.1. Đối với công tác giáo dục của nhà trường
Sáng kiến này góp phần tạo nên thành công bước đầu trong kết quả đại trà môn
Địa lí và kết quả kì thi HSG cấp tỉnh của môn Địa lí 2 năm gần đây khi đối tượng học
sinh dự thi là học sinh khối lớp 11.
Đối với kết quả kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí 2 năm gần đây
HS đạt
Cơ cấu giải
Thứ
17


TT

Năm học

giải
HS
dự
thi SL %

Nhất
S
%
L
100 1 0

29,5 0 0

Nhì
S
L
2
2

%

Ba
S
L
1
4

%

KK
SL

%

hạng
trong
tỉnh

1 2017-2018 5
5
2,4

7,3 1 19,6
3
2 2018-2019 5
4
4,5
9,0 7 16,0
23
4.1. Đối với giáo viên:
- Thông qua kiểm tra kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục ngay trong quá
trình và két thúc mỗi giai đoạn dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của
học sinh để động viên, khích lệ, đồng thời phát hiện những khó khăn trong quá trình
nắm kiến thức của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về ưu,
khuyết điểm của học sinh để có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.
- Đồng thời cùng một ma trận đề, giáo viên có thể xây dựng nhiều đề kiểm tra
khác nhau phù hợp với từng đối tượng các lớp học sinh khối 11, tránh trường hợp
trùng đề và chưa tương xứng với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh. Qua
đó điều chỉnh kết quả dạy học nắm kiến thức của từng lớp, từng ban học
4.2. Đối với học sinh:
- Thông qua quá trình kiểm tra đánh giá khuyến khích được sự hứng thú, tích
cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh.
- Đồng thời với việc làm đề kiểm tra theo các mức độ nhận thức khác nhau
giúp các em tự tin hơn và có hứng thú với môn học hơn. Đặc biệt với việc làm đề
kiểm tra phù hợp với năng lực sẽ giúp các em không thấy sự chênh lệch về điểm với
các lớp thuộc các ban khác trong khối qua đó không tự tạo áp lực cho bản thân và cho
gia đình.
- Đối với học sinh THPT Yên Định 1, môn Địa lí từ lâu đã không còn là môn
chính, chỉ một phần nhỏ các em học theo khối, một phần các em học thi theo môn
KHXH. Tuy nhiên việc áp dụng dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát

triển năng lực đã góp phần không nhỏ trong việc tạo hứng thú cho học sinh đối với
môn Địa lí.
- Đặc biệt với học sinh khối 11, các em được học về các vấn đề địa lí kinh tếxã hội thế giới, các quốc gia và các khu vực, trong phần vận dụng các em được liên
hệ với Việt Nam, được hiểu hơn về kinh tế của nước ta so với các nước trong khu vực
và trên thế giới, từ đó đặt ra mục tiêu phấn đấu học tập rõ ràng cho tương lai của
mình.
4.4. Đối với bản thân tôi
Sáng kiến kinh nghiệm này giúp bản thân rút ra được bài học kinh nghiệm mà
tôi đã tích lũy qua cả quá trình ôn luyện học sinh dự thi THPTQG và ôn luyện đội
tuyển học sinh giỏi bộ môn Địa lí tại Trường THPT yên Định 1; Đặc biệt từ năm
2017-2018 Sở GD&ĐT tổ chức kì thi HSG dành cho học sinh khối 11, trường THPT
Yên Định 1 do tôi bồi dưỡng có 5 em dự thi và đạt 100% giải, trong đó có 1 giải nhất,
2 giải nhì, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích và xếp thứ 3 toàn tỉnh. Đó là sự nổ lực

18


đồng thời là tiến hành đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh tạo hứng thú và khả năng học hỏi, tìm tòi của học sinh
3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau khi thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực, tôi nhận thấy:
Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực là cần thiết và hiệu
quả. Vừa giúp giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học kịp thời vừa
giúp học sinh tự điều chỉnh cách học, dần hình thành và phát triển năng lực vận dụng
kiến thức, khả năng tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập
Học sinh đã hiểu ý nghĩa của các chủ đề mà các em đang thực hiện, các em có
thể hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ và có chất lượng khá cao. Trong quá trình tìm
hiểu, nghiên cứu các em sẽ học được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và giá trị mới.

Hơn nữa các em còn có thể khám phá các ý tưởng theo sở thích, nguyện vọng
của cá nhân cũng như các thành viên trong một nhóm.
3.2. Kiến nghị
- Sở GD& ĐT Thanh Hóa cần mở nhiều hơn các chu kỳ bồi dưỡng thường
xuyên để giáo viên tiếp cận nhiều phương pháp dạy học mới và đưa vào thực tế dạy
học ở các trường THPT.
- Nhà trường tạo điều kiện về trang thiết bị dạy học để giáo có điều kiện thực
hiện các phương pháp dạy học mới.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm
của mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Bùi Thị Nhung

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực học sinh môn Địa lí
Bộ Giáo dục và đào tạo.
19


2. Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh môn Địa lí
Bộ Giáo dục và đào tạo.
3. Dạy và học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học.
Nhà xuất bản đại học sư phạm.

4. Đặng Văn Đức (1990)- Đổi mới phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực
hoạt động của người học.
Bộ giáo dục và đào tạo ĐHSP- ĐHQG Hà Nội.
5. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng (2001)- Phương pháp dạy học Địa lý theo
hướng tích cực.
Nhà xuất bản ĐHSP.
6. Nguyễn Trọng Phúc- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong dạy học Địa Lý.
Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội
7. Lưu Xuân Mới- Lý luận dạy học đại học.
Nhà xuất bản Giáo Dục.
8. SGK Địa lý lớp 11
Nhà xuất bản Giáo Dục.
9. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lý lớp 11.
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam
DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC SỞ GD& ĐT THANH HÓA CHỨNG NHẬN
TT
1
2

Tên SKKN

Loại, năm
học
Vận dụng phương pháp học theo dự án trong môn Địa lí về vấn C
đề BĐKH
2012-2013
Vận dụng dạy học theo định hướng năng lực vào Địa lí 10 chủ B
đề một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ Địa lí nhằm giúp học 2015-2016
sinh chiếm lĩnh kiến thức hiệu quả


20



×